Chương III Thông tư 227/2012/TT-BTC: Công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ
Số hiệu: | 227/2012/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Trần Xuân Hà |
Ngày ban hành: | 27/12/2012 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2013 |
Ngày công báo: | 24/04/2013 | Số công báo: | Từ số 213 đến số 214 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Chứng khoán | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2021 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Giới hạn đầu tư của DN đầu tư chứng khoán
Cơ cấu danh mục đầu tư của công ty đầu tư chứng khoán đại chúng phải phù hợp với quy định tại điều lệ công ty đầu tư chứng khoán và bị hạn chế bởi nhiều điều kiện như:
- Không đầu tư quá 15% tổng giá trị chứng khoán đang lưu hành của một tổ chức phát hành, ngoại trừ trái phiếu Chính phủ;
- Không đầu tư quá 20% tổng giá trị tài sản của công ty vào các loại chứng khoán và các tài sản khác như tiền, giấy tờ có giá, công cụ chuyển nhượng mà được phát hành bởi cùng một tổ chức, ngoại trừ trái phiếu Chính phủ;
- Không đầu tư quá 10% tổng giá trị tài sản của công ty vào bất động sản;
Và thêm nhiều điều kiện khác quy định cụ thể tại Thông tư 227/2012/TT-BTC hướng dẫn thành lập, tổ chức hoạt động và quản lý công ty đầu tư chứng khoán.
Thông tư có hiệu lực từ 01/07/2013.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Điều kiện cấp giấy phép thành lập và hoạt động công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ:
a) Đối với công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ ủy thác quản lý vốn theo quy định tại khoản 1 Điều 87 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP;
b) Đối với công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ tự quản lý vốn theo quy định tại khoản 2 Điều 87 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP.
2. Trường hợp điều lệ công ty đầu tư chứng khoán có quy định, các cổ đông được góp vốn bằng các loại chứng khoán đang niêm yết, đăng ký giao dịch tại Sở Giao dịch chứng khoán. Việc góp vốn bằng chứng khoán phải bảo đảm:
a) Cổ đông góp vốn không bị hạn chế chuyển nhượng đối với số chứng khoán dự kiến góp vào công ty đầu tư chứng khoán; không phải là tài sản bảo đảm đang được cổ đông cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược, bị phong tỏa hoặc trong các giao dịch tài sản bảo đảm khác theo quy định của pháp luật dân sự;
b) Chứng khoán góp vào công ty đầu tư chứng khoán phải đáp ứng các quy định tại điều lệ công ty đầu tư chứng khoán, phù hợp với mục tiêu đầu tư, chính sách đầu tư của công ty đầu tư chứng khoán; không phải là các loại chứng khoán bị đình chỉ, tạm ngừng giao dịch, hủy bỏ niêm yết hoặc chứng khoán của các tổ chức phát hành đang trong tình trạng thanh lý, giải thể, phá sản;
c) Việc góp vốn bằng chứng khoán phải được sự chấp thuận của tất cả các cổ đông của công ty đầu tư chứng khoán và chỉ được coi là đã hoàn tất sau khi quyền sở hữu hợp pháp đối với chứng khoán góp vốn đã chuyển sang công ty đầu tư chứng khoán. Việc chuyển quyền sở hữu thực hiện theo hướng dẫn của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán;
d) Việc định giá chứng khoán góp vốn phải phù hợp với quy định của điều lệ công ty đầu tư chứng khoán và quy định tại phụ lục số 07 ban hành kèm theo Thông tư này. Giá chứng khoán góp vốn vào công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ do ngân hàng lưu ký xác định trên cơ sở giá cuối ngày tại ngày hoàn tất thủ tục chuyển quyền sở hữu tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán.
3. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy phép thành lập và hoạt động công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ thực hiện theo quy định tại Điều 88 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP. Giấy đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động công ty đầu tư chứng khoán theo mẫu quy định tại phụ lục số 06 ban hành kèm theo thông tư này. Trường hợp góp vốn bằng chứng khoán, hồ sơ cấp giấy phép thành lập và hoạt động công ty đầu tư chứng khoán phải bổ sung các tài liệu sau:
a) Xác nhận của Trung tâm lưu ký Chứng khoán về danh sách cổ đông góp vốn bằng chứng khoán, số tài khoản lưu ký chứng khoán của từng cổ đông, chi tiết danh mục chứng khoán góp vốn của từng cổ đông, loại (mã) chứng khoán góp vốn, số lượng;
b) Biên bản định giá tài sản do ngân hàng lưu ký xác lập.
1. Hoạt động công ty đầu tư chứng khoán phải tuân thủ các quy định tại khoản 1 Điều 89 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP.
2. Trường hợp công ty đầu tư chứng khoán đầu tư vào bất động sản, công ty đầu tư chứng khoán phải lựa chọn tổ chức thẩm định giá độc lập. Tổ chức thẩm định giá độc lập phải đáp ứng các tiêu chí sau:
a) Là doanh nghiệp thẩm định giá theo quy định pháp luật về thẩm định giá, hoặc tổ chức kinh doanh bất động sản có chức năng định giá bất động sản theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản;
b) Không phải là người có liên quan của công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát; không phải là người có liên quan tới đối tác trong giao dịch hạng mục bất động sản mà tổ chức đó dự kiến định giá;
c) Có tối thiểu ba (03) nhân viên có thẻ thẩm định viên về giá hoặc chứng chỉ định giá bất động sản. Các nhân viên này có tối thiểu năm (05) năm kinh nghiệm trong hoạt động định giá trị bất động sản;
3. Trường hợp điều lệ và bản cáo bạch công ty đầu tư chứng khoán có quy định, công ty đầu tư chứng khoán được vay vốn từ ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát dưới các hình thức sau:
a) Giao dịch vay để mua chứng khoán ký quỹ tới hạn mức tín dụng đã được đại hội đồng cổ đông thông qua;
b) Vay thấu chi tới hạn mức sử dụng đã được đại hội đồng cổ đông thông qua;
c) Vay, cho vay chứng khoán nếu quy định của pháp luật cho phép thực hiện;
d) Các giao dịch bán có cam kết mua lại chứng khoán.
4. Công ty đầu tư chứng khoán phải bảo đảm tổng các khoản nợ, các khoản phải trả dưới mọi hình thức không được vượt quá 30% tổng giá trị tài sản của công ty đầu tư chứng khoán tại thời điểm vay.
1. Công ty đầu tư chứng khoán hoặc công ty quản lý quỹ (nếu có) phải xác định giá trị tài sản ròng của công ty đầu tư chứng khoán và giá trị tài sản ròng trên một cổ phiếu. Việc xác định giá trị tài sản ròng công ty đầu tư chứng khoán thực hiện theo quy định tại Điều 10 Thông tư này.
3. Việc phân phối lợi nhuận của công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ thực hiện theo quy định tại Điều 11 Thông tư này và các quy định pháp luật có liên quan.
Quyền, nghĩa vụ của cổ đông thực hiện theo quy định tại điều lệ công ty đầu tư chứng khoán, phù hợp với các quy định có liên quan tại tại Điều 12 Thông tư này và các quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
1. Đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán riêng thực hiện theo các quy định có liên quan tại Điều 13, 14, 15 Thông tư này và các quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
2. Đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ thực hiện theo quy định tại điều lệ công ty, phù hợp với quy định của pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về chứng khoán áp dụng đối với các công ty niêm yết.
1. Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc), nhân viên nghiệp vụ của công ty đầu tư chứng khoán tự quản lý vốn phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có ít nhất năm (05) năm kinh nghiệm làm việc tại các vị trí liên quan tới nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán tại các tổ chức trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm hoặc tại bộ phận tài chính, kế toán, đầu tư trong các doanh nghiệp khác;
b) Có chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ, hoặc:
- Đã có chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán tại các quốc gia là thành viên của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD); hoặc đã hành nghề quản lý quỹ, quản lý tài sản hợp pháp ở nước ngoài; hoặc
- Đã thi đạt chứng chỉ quốc tế CFA bậc II (Chartered Financial Analyst level II), hoặc CIIA bậc II (Certified International Investment Analyst – Final level), hoặc ACCA (Association of Chartered Certified Accountants), CPA (Certified Public Accountants), hoặc chứng chỉ Tài chính định lượng (Certificate in Quantitative Finance), hoặc chứng chỉ quản trị rủi ro (Quantitative Risk Management).
2. Các cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này không được kiêm nhiệm làm việc cho các tổ chức khác, trừ trường hợp là đại diện theo ủy quyền tại các tổ chức tiếp nhận vốn đầu tư của công ty đầu tư chứng khoán.
3. Công ty đầu tư chứng khoán có mục tiêu đầu tư vào bất động sản phải có tối thiểu một nhân viên:
a) Có chứng chỉ định giá bất động sản theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản và có ít nhất hai (02) năm kinh nghiệm trong hoạt động thẩm định giá bất động sản tại các tổ chức kinh doanh bất động sản, tổ chức kinh doanh dịch vụ bất động sản, doanh nghiệp thẩm định giá; hoặc
b) Có thẻ thẩm định viên về giá, hoặc đã thi đạt các môn thi dưới đây trong kỳ thi thẩm định viên về giá: (i) cơ sở hình thành giá cả; (ii) nguyên tắc, phương pháp thẩm định giá; (iii) thẩm định giá bất động sản và (iv) thẩm định giá trị doanh nghiệp.
1. Việc chào bán cổ phần riêng lẻ để tăng vốn của công ty đầu tư chứng khoán phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Được đại hội đồng cổ đông thông qua về việc chào bán riêng lẻ để tăng vốn;
b) Có phương án chào bán cổ phần riêng lẻ đã được đại hội đồng cổ đông gần nhất thông qua;
c) Đáp ứng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 87 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP;
d) Trường hợp tăng vốn thông qua phát hành cổ phiếu thưởng, chia cổ tức bằng cổ phiếu, công ty đầu tư chứng khoán phải có đủ nguồn vốn từ thặng dư vốn, lợi nhuận sau thuế tại báo cáo tài chính năm gần nhất đã được kiểm toán.
2. Việc điều chỉnh giảm vốn điều lệ công ty đầu tư chứng khoán phải đáp ứng điều kiện sau:
a) Đáp ứng quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều này;
b) Mức chi trả phải bảo đảm vốn điều lệ sau khi điều chỉnh và giá trị tài sản ròng của công ty đầu tư chứng khoán sau khi điều chỉnh, không thấp hơn năm mươi (50) tỷ đồng;
3. Trình tự, thủ tục phát hành riêng lẻ, phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu thực hiện theo các quy định của pháp luật về chứng khoán, doanh nghiệp.
4. Trong thời hạn mười (10) ngày, sau khi thực hiện việc tăng, giảm vốn điều lệ, công ty đầu tư chứng khoán phải báo cáo kết quả tăng, giảm vốn điều lệ cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước. Hồ sơ báo cáo bao gồm:
a) Giấy đề nghị điều chỉnh vốn điều lệ;
b) Biên bản họp và quyết định của đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị thông qua việc tăng, giảm vốn điều lệ của công ty đầu tư chứng khoán;
c) Bản cáo bạch, điều lệ công ty đầu tư chứng khoán(nếu có thay đổi);
d) Xác nhận của ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát về mức vốn sau khi thay đổi;
đ) Phương án tăng, giảm vốn điều lệ;
e) Trường hợp phát hành cho cổ đông mới, tài liệu bổ sung gồm:
- Đối với cá nhân: hồ sơ cá nhân của cổ đông, bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký mã số giao dịch (đối với cổ đông nước ngoài);
- Đối với tổ chức: bản sao hợp lệ giấy phép thành lập và hoạt động, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu có) hoặc tài liệu tương đương khác; điều lệ công ty; biên bản họp kèm theo nghị quyết của đại hội đồng cổ đông hoặc hội đồng quản trị phù hợp với điều lệ công ty, hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty về việc tham gia góp vốn vào công ty đầu tư chứng khoán và cử người đại diện phần vốn góp theo uỷ quyền, văn bản ủy quyền và hồ sơ cá nhân của người đại diện theo ủy quyền; văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật chuyên ngành; bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký mã số giao dịch (đối với tổ chức nước ngoài);
5. Hồ sơ quy định tại khoản 4 Điều này được lập thành một (01) bộ gốc kèm theo tệp dữ liệu điện tử. Bộ hồ sơ gốc được gửi trực tiếp Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoặc gửi qua đường bưu điện.
6. Trong thời hạn bảy (07) ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước điều chỉnh giấy phép thành lập và hoạt động của công ty đầu tư chứng khoán. Giấy phép điều chỉnh phải ghi rõ vốn điều lệ trước khi điều chỉnh và vốn điều lệ sau khi điều chỉnh phần vốn thực góp hoặc thực chi trả.
1. Việc thay đổi tên, thay đổi công ty quản lý quỹ, thay đổi ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát của công ty ty đầu tư chứng khoán phải được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
2. Hồ sơ đề nghị chấp thuận cho các thay đổi quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Giấy đề nghị chấp thuận thay đổi theo mẫu quy định tại phụ lục số 08 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Biên bản họp và quyết định của đại hội đồng cổ đông thông qua các thay đổi quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Trường hợp thay đổi công ty quản lý quỹ, ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát, công ty đầu tư chứng khoán phải bổ sung cam kết của các tổ chức này về việc bàn giao quyền, nghĩa vụ cho công ty quản lý quỹ, ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát thay thế.
3. Hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này được lập thành một (01) bộ gốc kèm theo tệp dữ liệu điện tử. Bộ hồ sơ gốc được gửi trực tiếp Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoặc gửi qua đường bưu điện.
4. Trong thời hạn mười lăm (15) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có văn bản chấp thuận các thay đổi của công ty đầu tư chứng khoán. Trường hợp từ chối, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1. Công ty đầu tư chứng khoán được hợp nhất, sáp nhập với công ty đầu tư chứng khoán khác theo nguyên tắc sau:
a) Đã được đại hội đồng cổ đông thông qua về việc hợp nhất, sáp nhập;
b) Phương án hợp nhất, sáp nhập, hợp đồng hợp nhất, sáp nhập phải được đại hội đồng cổ đông thông qua. Phương án hợp nhất, sáp nhận và hợp đồng hợp nhất, sáp nhập phải bảo đảm có các nội dung theo mẫu quy định tại phụ lục số 09 và 10 ban hành kèm theo Thông tư này.
c) Trường hợp hoán đổi cổ phiếu kết hợp chi trả bằng tiền mặt, cổ đông của công ty bị hợp nhất hoặc bị sáp nhập được nhận thêm một khoản tiền không vượt quá 10% giá trị tài sản ròng trên một cổ phiếu tại ngày hợp nhất, sáp nhập;
d) Cổ đông phản đối việc hợp nhất, sáp nhập có quyền yêu cầu công ty đầu tư chứng khoán bị hợp nhất, bị sáp nhập mua lại cổ phần theo mức giá thỏa thuận giữa hai bên trên cơ sở giá trị tài sản ròng trên một cổ phiếu tại thời điểm mua lại. Chủ nợ có quyền yêu cầu hoàn trả các khoản vay trước khi thực hiện hợp nhất, sáp nhập. Trình tự, thủ thục yêu cầu mua lại cổ phần, hoàn trả khoản vay thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
đ) Công ty đầu tư chứng khoán nhận hợp nhất, sáp nhập đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 20 Thông tư này.
2. Trong thời hạn sáu mươi (60) ngày, kể từ ngày đại hội đồng cổ đông của công ty đầu tư chứng khoán cuối cùng thông qua việc hợp nhất, sáp nhập, công ty đầu tư chứng khoán hợp nhất, sáp nhập phải nộp hồ sơ đề nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép thành lập và hoạt động công ty đầu tư chứng khoán hợp nhất hoặc điều chỉnh giấy phép thành lập và hoạt động cho công ty đầu tư chứng khoán nhận sáp nhập.
3. Hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này bao gồm:
a) Giấy đề nghị cấp/điều chỉnh giấy phép thành lập và hoạt động cho công ty đầu tư chứng khoán theo mẫu quy định tại phụ lục số 11 ban hành kèm theo Thông tư này; kèm theo bản gốc của các giấy phép thành lập và hoạt động của các công ty đầu tư chứng khoán bị hợp nhất, bị sáp nhập;
b) Quyết định của đại hội đồng cổ đông về việc hợp nhất, sáp nhập bao gồm biên bản họp và nghị quyết của đại hội đồng cổ đông;
c) Danh sách các chủ nợ yêu cầu hoàn trả khoản vay và giá trị phải thanh toán cho chủ nợ; danh sách cổ đông yêu cầu mua lại cổ phiếu, số lượng cổ phiếu phải mua lại và giá trị phải thanh toán;
d) Trong trường hợp hợp nhất, tài liệu bổ sung: điều lệ, bản cáo bạch công ty đầu tư chứng khoán hợp nhất, hợp đồng lưu ký, giám sát đã được các đại hội đồng cổ đông thông qua;
đ) Danh sách cổ đông, thành viên hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc) công ty đầu tư chứng khoán hợp nhất, sáp nhập theo mẫu quy định tại phụ lục số 15 ban hành kèm theo Thông tư này và các tài liệu khác có liên quan theo quy định tại điểm e, g khoản 1 Điều 88 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP.
4. Hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều được lập thành một (01) bộ gốc kèm theo tệp dữ liệu điện tử. Bộ hồ sơ gốc được gửi trực tiếp Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoặc gửi qua đường bưu điện.
5. Trong thời hạn mười lăm (15) ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho công ty đầu tư chứng khoán hợp nhất hoặc điều chỉnh giấy phép thành lập và hoạt động cho công ty đầu tư chứng khoán nhận sáp nhập. Trường hợp từ chối, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
6. Ngày hợp nhất, ngày sáp nhập là ngày giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy phép điều chỉnh giấy phép thành lập và hoạt động có hiệu lực. Kể từ thời điểm này:
a) Công ty đầu tư chứng khoán bị hợp nhất, bị sáp nhập chấm dứt tồn tại, đồng thời công ty đầu tư chứng khoán hợp nhất, nhận sáp nhập kế thừa toàn bộ tài sản, nợ, quyền, lợi ích hợp pháp và các nghĩa vụ khác của các công ty đầu tư chứng khoán bị hợp nhất, bị sáp nhập;
b) Cổ đông của các công ty đầu tư chứng khoán bị hợp nhất, bị sáp nhập được nhận tài sản dưới dạng cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán hợp nhất, nhận sáp nhập theo tỷ lệ chuyển đổi xác định tại ngày hợp nhất, ngày sáp nhập;
c) Cổ phiếu của công ty bị hợp nhất, bị sáp nhập được hủy tại ngày hợp nhất, sáp nhập.
7. Trong thời hạn bảy (07) ngày, kể từ ngày hợp nhất, sáp nhập, công ty quản lý quỹ công bố thông tin về việc hoàn tất việc hợp nhất, sáp nhập theo quy định tại khoản 10 Điều 3 Thông tư này. Nội dung công bố thông tin bao gồm:
a) Ngày hợp nhất, ngày sáp nhập;
b) Nguyên tắc xác định giá trị tài sản ròng trên một cổ phiếu bị hợp nhất, bị sáp nhập tại ngày hợp nhất, ngày sáp nhập; tỷ lệ chuyển đổi cổ phiếu; tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt trên một cổ phiếu (nếu có).
8. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày hợp nhất, sáp nhập, công ty đầu tư chứng khoán hợp nhất, sáp nhập báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về kết quả hợp nhất, sáp nhập. Nội dung báo cáo gồm:
a) Xác nhận của ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát về tổng giá trị tài sản, tổng giá trị nợ, giá trị tài sản ròng tính tại ngày hợp nhất, ngày sáp nhập, tỷ lệ chuyển đổi thực hiện, tỷ lệ thanh toán tiền mặt (nếu có) trên một cổ phiếu, số lượng và giá trị cổ phiếu mua lại của cổ đông phản đối việc hợp nhất, sáp nhập;
b) Văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận các công ty đầu tư chứng khoán có liên quan đã hoàn trả con dấu, giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu, giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế của doanh nghiệp.
1. Công ty đầu tư chứng khoán giải thể theo quyết định của đại hội đồng cổ đông trong các trường hợp sau:
a) Hợp đồng quản lý đầu tư bị chấm dứt hoặc công ty quản lý quỹ bị giải thể, phá sản, bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động mà hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán không xác lập được công ty quản lý quỹ thay thế trong vòng sáu mươi (60) ngày kể từ ngày phát sinh sự kiện;
b) Hợp đồng lưu ký, giám sát bị chấm dứt hoặc ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát bị giải thể, phá sản, bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán mà hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán không xác lập được ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát thay thế trong vòng sáu mươi (60) ngày kể từ ngày phát sinh sự kiện;
c) Giá trị tài sản ròng của công ty đầu tư chứng khoán xuống dưới mười (10) tỷ đồng liên tục trong sáu (06) tháng;
d) Kết thúc thời hạn hoạt động ghi trong điều lệ công ty đầu tư chứng khoán;
đ) Trong các trường hợp khác theo quy định của điều lệ công ty đầu tư chứng khoán.
2. Đại hội đồng cổ đông có quyền chỉ định một tổ chức kiểm toán độc lập thực hiện việc kiểm tra, đánh giá, giám sát toàn bộ hoạt động thanh lý, thẩm định lại việc phân chia tài sản của công ty đầu tư chứng khoán cho cổ đông, bảo đảm việc thanh lý, giải thể công ty đầu tư chứng khoán được thực hiện công bằng, công khai, minh bạch.
3. Kể từ ngày công ty đầu tư chứng khoán quyết định hoặc buộc phải giải thể, công ty đầu tư chứng khoán, công ty quản lý quỹ (nếu có), ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát không được thực hiện các hoạt động bị cấm theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
4. Trong thời hạn bảy (07) ngày, kể từ ngày phải giải thể theo quy định tại khoản 1 Điều này, công ty đầu tư chứng khoán gửi hồ sơ đề nghị chấp thuận mở thủ tục giải thể công ty. Hồ sơ đề nghị mở thủ tục giải thể công ty bao gồm:
a) Giấy đề nghị giải thể công ty đầu tư chứng khoán theo mẫu quy định tại phụ lục số 13 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Biên bản họp, nghị quyết của đại hội đồng cổ đông về việc giải thể công ty đầu tư chứng khoán;
c) Phương án thanh lý tài sản, giải thể công ty đầu tư chứng khoán đã được đại hội đồng cổ đông thông qua thông qua;
d) Cam kết bằng văn bản của công ty quản lý quỹ (nếu có), ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát về trách nhiệm hoàn tất các thủ tục thanh lý tài sản để giải thể công ty đầu tư chứng khoán.
5. Hồ sơ theo quy định tại khoản 4 Điều được lập thành một (01) bộ gốc kèm theo tệp dữ liệu điện tử. Bộ hồ sơ gốc được gửi trực tiếp Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoặc gửi qua đường bưu điện
6. Trong thời hạn mười lăm (15) ngày, kể từ ngày nhận được bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có văn bản chấp thuận việc mở thủ tục thanh lý, giải thể của công ty đầu tư chứng khoán. Trường hợp từ chối, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
7. Hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán, công ty quản lý quỹ (nếu có), ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát chịu trách nhiệm thanh lý tài sản và phân chia tài sản công ty đầu tư chứng khoán cho cổ đông theo phương án đã được đại hội đồng cổ đông thông qua. Thời hạn thanh lý tài sản của công ty đầu tư chứng khoán thực hiện theo phương án giải thể đã được đại hội đồng cổ đông thông qua, nhưng không quá hai (02) năm, kể từ ngày được chấp thuận mở thủ tục giải thể. Kết quả thanh lý tài sản phải được ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát xác nhận và thẩm định bởi hội đồng quản trị hoặc tổ chức kiểm toán được đại hội đồng cổ đông chỉ định theo quy định tại khoản 2 Điều này.
8. Công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ, công ty quản lý quỹ (nếu có) ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát phải thực hiện công bố thông tin và thông báo kết quả giải thể công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ theo quy định tại khoản 7, 8 Điều 18 Thông tư này.
1. Công ty đầu tư chứng khoán bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động trong các trường hợp sau:
a) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động có thông tin sai lệch, giả mạo về điều kiện thành lập công ty đầu tư chứng;
b) Không triển khai các hoạt động đầu tư chứng khoán trong thời hạn mười hai (12) tháng kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập và hoạt động;
c) Giải thể, hợp nhất, bị sáp nhập.
2. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước có trách nhiệm công bố việc thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của công ty đầu tư chứng khoán trên trang tin điện tử của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.
3. Ngay sau khi có quyết định thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, công ty đầu tư chứng khoán, công ty quản lý quỹ (nếu có), ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát tiến hành thủ tục thanh lý, giải thể theo quy định của pháp luật.
Section 1. THE ESTABLISHMENT OF PRIVATE INVESTMENT COMPANIES
Article 20. The establishment of private investment companies
1. Conditions for issuing the License for establishment and operation to a private investment company:
a) Clause 1 Article 87 of the Decree No. 58/2012/ND-CP shall apply to the private investment companies that delegate the capital management;
b) Clause 2 Article 87 of the Decree No. 58/2012/ND-CP shall apply to the private investment companies that manage their capital themselves.
2. If the charter of the investment company allows, shareholders may make contributions from listed and registered securities at the Stock Exchange. The contributions from securities must ensure that:
a) The contributors are not restricted from transferring the securities planned to be contributed to the investment company; the securities are not collateral being pledged, mortgaged, deposited, or blocked in other collateral transactions as prescribed by civil laws;
b) The securities contributed to the investment company are conformable with the charter of the investment company, congruent with the investment targets and investment policies of the investment company; are not suspended nor delisted, nor securities of issuers that are put into liquidation, dissolution, or bankruptcy;
c) The contributions make from securities must be approved by all shareholders of the investment company, and only consider complete after the lawful ownership of each contributed security is transferred to the investment company. The ownership transfer must comply with the guidance of the Vietnam Securities Depository;
d) The valuation of contributed securities must be conformable with the charter of the investment company, and Annex 07 enclosed with this Circular. The prices of securities being contributed to the private investment company shall be determined by the depository bank based on the closing prices on the date on which the procedure for transferring the ownership is completed
3. The documentation, order, and procedure for issuing the License for establishment and operation to a private investment company are specified in Article 88 of the Decree No. 58/2012/ND-CP. The application for the License for establishment and operation shall be made in accordance with the template in Annex 06 enclosed with this Circular; When making contributions from securities, the application for the License for establishment and operation must be enclosed with the following documents:
a) The certification made by the Vietnam Securities Depository about the list of shareholders that make contributions from securities, the depository account number of each shareholder, the detailed list of contributed securities of each shareholder, the kind (ticker symbol) of contributed securities, and the quantity;
b) The asset valuation record made by the depository bank.
Section 2. ACTIVITIES OF INVESTMENT COMPANIES
Article 21. Activities of private investment companies
1. The activities of investment companies must comply with Clause 1 Article 89 of the Decree No. 58/2012/ND-CP.
2. When making investments in real estate, the investment company must appoint an independent valuation organization. The independent valuation organization must:
a) Be a valuation enterprise as prescribed by laws on valuation, or a real estate trader licensed to valuate real estate as prescribed by laws on real estate trading.
b) Not be a person related to the asset management company or supervisory bank; not be a person related to the partners in the transactions of the real estate being valuated;
c) Have at least 03 employees that have the valuer's certificate or real estate valuer's certificate. These employees must have at least 05 years of experience of real estate valuation;
3. If the prospectus of the investment company allows, the investment company may take loans from the depository bank or supervisory bank in the following manners:
a) Taking loans to buy securities on margin up to the line of credit passed by the General meeting of shareholders;
b) Running up an overdraft loans up to the limit passed by the General meeting of shareholders;
c) Taking loans or giving loans of securities if permitted by law;
d) The sales that guarantee to repurchase securities.
4. The investment company must ensure that the total debts and amounts payable do not exceed 30% of the total asset value of the investment company at the time of taking loans.
Article 22. The net asset value and distribution of profit of private investment companies
1. The investment company or the asset management company (if any) must determine the net asset value of the investment company and the net asset value per share. The determination of net asset values shall be done by the securities company in accordance with Article 10 of this Circular.
3. The distribution of profit of private investment companies must comply with Article 11 of this Circular and relevant laws.
Section 3. ORGANIZATION OF PRIVATE INVESTMENT COMPANIES
Article 23. Rights and obligations of shareholders
Rights and obligations of shareholders must be conformable with the charter of the investment company, with relevant regulations in Article 12 of this Circular, and with the laws on enterprises.
Article 24. The General assembly of shareholders and the Board of Directors
1. The General meeting of shareholders and the Board of Directors of a private investment company must comply with the relevant regulations in Article 13, Article 14, and Article 15 of this Circular, and the laws on enterprises.
2. The General meeting of shareholders and the Board of Directors of a private investment company must comply with its charter and, the laws on enterprises and securities applicable to listed companies.
Article 25. Personnel of private investment companies that managed their own capital
1. The Director, Deputy Director, and operators of the investment company that manage its own capital must:
a) Have worked for totally 05 years at the positions related to securities trading in finance, banking, insurance organizations, or in finance, accounting, or investment department in other enterprises;
b) Have Licenses for asset management, or:
- Have obtained Licenses for security trading in member states of OECD; or have worked in asset management overseas; or
- Have obtained the Certificate of Chartered Financial Analyst level II (CFA), Certified International Investment Analyst – Final level (CIIA), Association of Chartered Certified Accountants (ACCA), Certified Public Accountants (CPA), Certificate in Quantitative Finance, or Quantitative Risk Management.
2. The individuals mentioned in Clause 1 of this Article may not simultaneously work for another organization, unless they are authorized representatives of the organizations that receive capital from the investment company.
3. An investment company that makes investments in real estate must have at least one employee that:
a) Has the License for real estate valuation as prescribed by laws on real estate trading, and has worked for at least 02 years in real estate valuation for real estate trading organizations, real estate service providers, valuation organizations; or
b) Has the valuer's license, or passed the tests on the following subjects in the examination in valuation: (i) pricing foundation; (ii) valuation method and principles; (iii) real estate valuation; and (iv) enterprise valuation.
Section 4. MANDATORY CHANGES AND RESTRUCTURING OF PRIVATE INVESTMENT COMPANIES
Article 26. Increase and decrease of charter capital of private investment companies
1. The offering of private shares to increase the capital of the investment company must:
a) Be passed by the General meeting of shareholders;
b) Have a plan for offering private shares which is passed in the latest General meeting of shareholders;
c) Comply with Point b Clause 1 Article 87 of the Decree No. 58/2012/ND-CP;
d) When increasing capital by issuing bonus shares or paying dividends by shares, the investment company must have adequate sources from capital surplus and post-tax profit in the latest audited financial statement.
2. The decrease of the capital of the investment company must:
a) Comply with Points a, b, and c Clause 1 of this Article;
b) The payment must ensure that the charter capital and net asset value of the investment company after the adjustment do not fall below 50 billion VND;
3. The order and procedure for making single and additional issues to existing shareholders must comply with the laws on securities and enterprises.
4. Within 10 days after the increase or decrease of the charter capital, the investment company must report the result to the State Securities Commission. The report includes:
a) The written request for adjusting the charter capital;
b) The meeting minutes and decision made by the General meeting of shareholders or the Board of Directors to approve the increase or decrease of the charter capital of the investment company;
c) The adjusted prospectus or charter of the investment company (if any);
d) The certification made by the depository bank or supervisory bank of the changed capital;
dd) The plan for increasing or decreasing the charter capital;
e) When making issues to new shareholders, the following documents must be added:
- For individuals: Personal profiles of shareholders, the valid copy of the Certificate of Trading code registration (applicable to foreign shareholders);
- For organizations: the valid copy of the License for establishment and operation, the Certificate of Business registration (if any) or the equivalent; the charter, the meeting minutes enclosed with the resolution of the General meeting of shareholders or the Board of Directors in accordance with regulations of the charter, the Member assembly, or the owner on the contributions to investment companies and the appointment of representatives of contributions, the power of attorney, and personal profiles of the representatives; the written approval of the competent State management agencies as prescribed by law; the valid copy of the Certificate of Trading code registration (applicable to foreign organizations);
5. The documents prescribed in Clause 4 this Article shall be made into 01 original dossier, and enclosed with computer files. The original dossier shall be sent to the State Securities Commission directly or by post.
6. Within 07 days from the date on which the complete and valid dossier is received, the State Securities Commission shall adjust the License for establishment and operation to the investment company. The adjusted license must specify the charter capitals before and after the adjustment of the contributions or payments.
Article 27. Changes subject to approval of a private investment company
1. The changes of the name, the asset management company, the depository bank, or the supervisory bank of the investment company must be approved by the State Securities Commission.
2. The application for the changes prescribed in Clause 1 of this Article includes:
a) The written application for the changes made in accordance with the template in Annex 08 enclosed with this Circular;
b) The meeting minutes and decision of the General meeting of shareholders on the approval for the changes prescribed in Clause 1 of this Article;
c) When replacing the asset management company, depository bank, or supervisory bank, the investment company must provide their commitments to handover the rights and obligations to the alternative asset management company, depository bank, or supervisory bank.
3. The documents prescribed in Clause 2 this Article shall be made into 01 original dossier, and enclosed with computer files. The original dossier shall be sent to the State Securities Commission directly or by post.
4. Within 15 days from the date on which the complete and valid dossier is received, the State Securities Commission shall issue a written approval for the changes of the investment company. The refusal must be notified and explained in writing by the State Securities Commission.
Article 28. The amalgamation and merger of private investment companies
1. An investment company shall be amalgamated or merged with other private investment companies when:
a) The amalgamation or merger has been approved by General meeting of shareholders;
b) The amalgamation or merger plan, and the amalgamation or merger contract have been approved by General meeting of shareholders. The amalgamation or merger plan, the amalgamation or merger contract must comply with the templates in Annex 09 and 10 enclosed with this Circular.
c) When swapping stocks together with pay cash, the shareholders of the transferor company shall receive an amount which does not exceed 10% of the net asset value per share on the amalgamation or merger day;
d) The shareholders that protest against the amalgamation or merger may request the transferor company to repurchase their shares at a price agreed by both parties based on the net asset value per share on the repurchase date. Creditors may request the debt repayment before the amalgamation or merger. The order and procedure for requesting the share repurchase or debt repayment must comply with the laws on enterprises;
dd) The transferee company must satisfy the conditions in Clause 1 Article 20 of this Circular.
2. Within 60 days from the date on which the General assembly of shareholders of last the investment company approves the amalgamation or merger, the transferee company shall send the State Securities Commission an application for the issue or the adjustment of the License for establishment and operation.
3. The application in Clause 2 of this Article includes:
a) The written request for the issue/adjustment of the License for establishment and operation, made in accordance with the template in Annex 11 enclosed with this Circular, enclosed with the original Licenses for establishment and operation of the transferor companies;
b) The decision of the General meeting of shareholders on the amalgamation or merger, including the meeting minutes and resolution of General meeting of shareholders;
c) The list of creditors that request the repayment, and the amount payable to them; the list of shareholders that request the share repurchase, the amount of shares to be repurchased, and the payment;
d) In an amalgamation, the following documents must be included: the charter, the prospectus of the amalgamated company, the depository and supervision contracts passed by General meeting of shareholders;
dd) The list of shareholders, members of the Board of Directors, the Director of the transferee company, made in accordance with the templates in Annex 15 enclosed with this Circular, and other relevant documents as prescribed in Point e and Point g Clause 1 Article 88 of the Decree No. 58/2012/ND-CP.
4. The documents prescribed in Clause 3 of this Article shall be made into 01 original dossier, and enclosed with computer files. The original dossier shall be sent to the State Securities Commission directly or by post.
5. Within 15 days from the date on which the complete and valid dossier is received, the State Securities Commission shall issue or adjust the License for establishment and operation of the transferee company. The refusal must be notified and explained in writing by the State Securities Commission.
6. The amalgamation or merger date is the day on which the License for establishment and operation or the adjusted License for establishment and operation takes effect. From that day:
a) The transferor companies no longer exist, and the transferee company shall inherit all assets, debts, lawful rights and interests, and other obligations from the transferor companies.
b) Shareholders of the transferor companies shall receive assets in the form of shares from the transferee company at the conversion rate determined on the amalgamation or merger date;
c) The shares of the transferor companies shall be annulled on the amalgamation or merger date.
7. Within 07 days from the amalgamation or merger date, the asset management company shall disclose the information about the completion of the amalgamation or merger as prescribed in Clause 10 Article 3 of this Circular. The information disclosed includes:
a) The amalgamation or merger date;
b) The rules for determining the net asset value of a share of the transferor companies on the amalgamation or merger date; the conversion rate, and the par value per share (if any).
8. Within 30 days from the amalgamation or merger date, the transferee company shall report the result of the amalgamation or merger to the State Securities Commission. The report includes:
a) The certification made by the depository bank or supervisory bank of the total asset value, total debt value, and net asset value on the amalgamation or merger date, the conversion rate, the par value per share (if any),
b) The written certification of competent State management agencies that the relevant investment companies have returned the seals, the seal registration certificates, and tax code registration certificates.
Article 30. The dissolution of private investment companies
1. An investment company shall be dissolved under the decision of General meeting of shareholders in the following cases:
a) The investment management contract is terminated, or the asset management company is dissolved, bankrupted, or has its License revoked, and the Board of Directors of the investment company fails to appoint an alternative asset management company within 60 days from the occurrence of the event;
b) The depository or supervision contract is terminated, or the depository bank or supervisory bank is dissolved, bankrupted, or has its License revoked, and the Board of Directors of the investment company fails to appoint an alternative depository bank or supervisory bank within 60 days from the occurrence of the event;
c) The net asset value of the investment company falls below 10 billion VND in 06 consecutive months;
d) The operating period in the charter of the investment company is over;
dd) Other cases prescribed in the charter of the investment company.
2. The General meeting of shareholders may appoint an independent audit organization to inspect, assess, and supervise the liquidation, verify the validation and the distribution of assets of the investment company among its shareholders, ensuring that the investment company is liquidated and dissolved in a fair and open manner.
3. From the date on which the investment company decides or is compelled to dissolve, the investment company, the asset management company (if any), the depository bank, and the supervisory bank may not carry out the forbidden activities prescribed by the laws on enterprises.
4. Within 07 days from the dissolution date prescribed in Clause 1 of this Article, the asset management company shall send an application for initiating the dissolution procedure. The application for initiate the dissolution procedure includes:
a) The written request for the dissolution of the investment company made in accordance with the template in Annex 13 enclosed with this Circular.
b) The meeting minutes and resolution of the General meeting of shareholders on the dissolution of the investment company;
c) The plan for liquidating and dissolving the investment company passed by the General meeting of shareholders;
d) The written commitments made by the asset management company (if any), the depository bank, and the supervisory bank to complete the procedure for liquidating and dissolving the investment company.
5. The documents prescribed in Clause 4 of this Article shall be made into 01 original dossier, and enclosed with computer files. The original dossier shall be sent to the State Securities Commission directly or by post.
6. Within 15 days from the date on which the complete and valid dossier is received, the State Securities Commission shall issue a written approval for initiating the procedure for liquidating and dissolving the investment company. The refusal must be notified and explained in writing by the State Securities Commission.
7. The Boards of Directors of the investment company, asset management company (if any), depository bank, and supervisory bank are responsible for liquidating and distributing assets of the investment company among its shareholders according to the plan approved by General meeting of shareholders. The deadline for liquidating assets of the investment company is specified in the dissolution plan passed by the General meeting of shareholders, but must not exceed 02 year from the date on which the approval for the liquidation and dissolution is obtained. The liquidation result must be certified by the depository bank or supervisory bank, and verified by the Board of Directors of an audit organization appointed by the General meeting of shareholders as prescribed in Clause 2 of this Article.
8. The private investment company, the asset management company (if any), the depository bank and the supervisory bank must disclose information and notify the result of the dissolution of the private investment company as prescribed in Clause 7 and Clause 8 Article 18 of this Circular.
Article 31. Revoking the License for establishment and operation of a private investment company
1. The License for establishment and operation of a private investment company shall be revoked in the following cases:
a) The application for the License for establishment and operation of the investment company has incorrect or fabricated information about the conditions for the establishment;
b) The securities investments are not made within 12 months form the date of issue of the License for establishment and operation
c) It is dissolved, amalgamated, or merged.
2. The State Securities Commission shall announce the revocation of the Licenses for establishment and operation of investment companies on the website of the State Securities Commission
3. After the decision to revoke the License for establishment and operation is made by the State Securities Commission, the investment company, the asset management company (if any), the depository bank, and the supervisory bank shall initiate the procedure for liquidation and dissolution as prescribed by law.