Chương I Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT đánh giá học sinh trung học cơ sở: Quy định chung
Số hiệu: | 22/2021/TT-BGDĐT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo | Người ký: | Nguyễn Hữu Độ |
Ngày ban hành: | 20/07/2021 | Ngày hiệu lực: | 05/09/2021 |
Ngày công báo: | 26/08/2021 | Số công báo: | Từ số 725 đến số 726 |
Lĩnh vực: | Giáo dục | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hình thức đánh giá đối với các môn học cấp 2, 3
Ngày 20/7/2021, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định về đánh giá học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông.
Theo đó, hình thức đánh giá đối với các môn học như sau:
- Đánh giá bằng nhận xét đối với các môn học:
Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Âm nhạc, Mĩ thuật, Nội dung giáo dục của địa phương, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp;
Kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng nhận xét theo 01 (một) trong 02 (hai) mức: Đạt, Chưa đạt.
(Hiện hành, đánh giá bằng nhận xét áp dụng đối với các môn: Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục)
- Đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số đối với các môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông tại Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT , trừ các môn học được đánh giá bằng nhận xét.
Kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng điểm số theo thang điểm 10, nếu sử dụng thang điểm khác thì phải quy đổi về thang điểm 10.
Điểm đánh giá là số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số.
Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT có hiệu lực từ 05/9/2021, thay thế Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011, Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT ngày 26/8/2020.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Thông tư này quy định về đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông (sau đây gọi chung là học sinh), bao gồm: đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh; sử dụng kết quả đánh giá; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Thông tư này áp dụng đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường chuyên biệt, cơ sở giáo dục khác thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành (sau đây gọi là Chương trình giáo dục phổ thông), cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh là hoạt động thu thập, phân tích, xử lí thông tin thông qua quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình rèn luyện và học tập của học sinh trong các môn học bắt buộc, môn học tự chọn, hoạt động giáo dục bắt buộc, nội dung giáo dục của địa phương (sau đây gọi chung là môn học) trong Chương trình giáo dục phổ thông; tư vấn, hướng dẫn, động viên học sinh; xác nhận kết quả đạt được của học sinh; cung cấp thông tin phản hồi cho giáo viên và học sinh để điều chỉnh quá trình dạy học và giáo dục (sau đây gọi chung là dạy học).
2. Đánh giá thường xuyên là hoạt động đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh diễn ra trong quá trình thực hiện hoạt động dạy học theo yêu cầu cần đạt được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông; cung cấp thông tin phản hồi cho giáo viên và học sinh để kịp thời điều chỉnh trong quá trình dạy học; hỗ trợ, thúc đẩy sự tiến bộ của học sinh; xác nhận kết quả đạt được của học sinh trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ rèn luyện và học tập.
3. Đánh giá định kì là hoạt động đánh giá kết quả rèn luyện và học tập sau một giai đoạn trong năm học nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh theo yêu cầu cần đạt được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông; cung cấp thông tin phản hồi cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, học sinh để điều chỉnh hoạt động dạy học; xác nhận kết quả đạt được của học sinh.
Đánh giá nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh theo yêu cầu cần đạt được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông; cung cấp thông tin chính xác, kịp thời để học sinh điều chỉnh hoạt động rèn luyện và học tập, cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên điều chỉnh hoạt động dạy học.
1. Đánh giá căn cứ vào yêu cầu cần đạt được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông.
2. Đánh giá bảo đảm tính chính xác, toàn diện, công bằng, trung thực và khách quan.
3. Đánh giá bằng nhiều phương pháp, hình thức, kĩ thuật và công cụ khác nhau; kết hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì.
4. Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong rèn luyện và học tập của học sinh; không so sánh học sinh với nhau.
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope and regulated entities
1. This Circular prescribes assessment of training and learning results of students in lower secondary education level and students in upper secondary education level (hereinafter referred to as “students”), including: assessment of training and learning results of students; use of assessment results; responsibilities of agencies, organizations, and individuals.
2. This Circular applies to lower secondary education institutions, upper secondary education institutions, multi-level education institutions, specialized education institutions, and other education institutions providing formal education program issued by Minister of Education and Training (hereinafter referred to as “formal education program”), relevant agencies, organizations, and individuals.
Article 2. Term interpretation
In this Circular, terms below are construed as follows:
1. “assessment of training and learning results of students” refers to the acts of collecting, analyzing, and processing information via monitoring, supervising, exchanging, examining, and providing feedback regarding training and learning processes of students in all mandatory subjects, optional subjects, local education contents (hereinafter referred to as “subjects”) within formal education program; advising, guiding, and motivating students; verifying achieved results of students; providing feedback to students and teachers to adjust teaching and education processes (hereinafter referred to as “teaching”).
2. “regular assessment” refers to the acts of assessing training and learning results of students which take place during teaching process as per requirements under the formal education program; providing feedback to teachers and students to promptly adjust teaching process; supporting and promoting development of students; verifying attained results of students during implementation of training and learning tasks.
3. “periodic assessment” refers to the acts of assessing training and learning results after a certain period in a school year in order to identify level of accomplishment of training and learning tasks of students as per requirements under the formal education program; providing feedback to education officials, teachers, and students to adjust teaching activities; verifying attained results of students.
Article 3. Assessment objectives
Conduct assessment in order to identify level of accomplishment of training and learning tasks of students as per requirements under formal education program; provide accurate and timely information to allow students to adjust training and learning activities while allowing education officials and teachers to adjust teaching activities.
Article 4. Assessment requirements
1. Conduct assessment based on requirements under formal education program.
2. Conduct assessment while ensuring accuracy, integrity, fairness, honesty, and objectivity.
3. Conduct assessment via multiple methods, forms, techniques, and tools; combine regular assessment and periodic assessment.
4. Conduct assessment for student’s improvement; prioritize motivating and encouraging efforts of students in training and learning; do not compare students with one another.