Chương III: Thông tư 22/2011/TT-BYT Hoạt động chính của khoa dược
Số hiệu: | 22/2011/TT-BYT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Y tế | Người ký: | Nguyễn Thị Xuyên |
Ngày ban hành: | 10/06/2011 | Ngày hiệu lực: | 25/07/2011 |
Ngày công báo: | 22/07/2011 | Số công báo: | Từ số 413 đến số 414 |
Lĩnh vực: | Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Lập kế hoạch
a) Xây dựng Danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện hàng năm theo nhu cầu điều trị hợp lý của các khoa lâm sàng. Khi xây dựng danh mục thuốc này cần căn cứ vào:
- Mô hình bệnh tật của địa phương, cơ cấu bệnh tật do bệnh viện thống kê hàng năm;
- Trình độ cán bộ và theo Danh mục kỹ thuật mà bệnh viện được thực hiện;
- Điều kiện cụ thể của bệnh viện: quy mô và trang thiết bị phục vụ chẩn đoán và điều trị hiện có của bệnh viện;
- Khả năng kinh phí: Ngân sách nhà nước cấp, ngân sách bảo hiểm y tế, khả năng kinh tế của địa phương;
- Danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành.
- Danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện phải được rà soát, bổ sung, hiệu chỉnh hàng năm cho phù hợp với tình hình thực tế điều trị.
b) Tham gia xây dựng Danh mục thuốc và cơ số thuốc của tủ trực tại khoa lâm sàng. Danh mục này do bác sĩ Trưởng khoa đề nghị căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ điều trị của khoa và trình Giám đốc phê duyệt.
c) Lập kế hoạch về cung ứng thuốc để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt nhằm bảo đảm cung ứng đủ thuốc và có chất lượng cho nhu cầu chẩn đoán và điều trị nội trú, ngoại trú, bảo hiểm y tế và phù hợp với kinh phí của bệnh viện. Làm dự trù bổ sung (theo mẫu Phụ lục 2) khi nhu cầu thuốc tăng vượt kế hoạch, thuốc không có nhà thầu tham gia, không có trong danh mục thuốc nhưng có nhu cầu đột xuất.
d) Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của đơn vị, khoa Dược hoặc khoa, phòng khác lập kế hoạch về cung ứng trang thiết bị y tế (do Giám đốc bệnh viện quy định).
2. Tổ chức cung ứng thuốc
a) Đảm bảo cung ứng đủ thuốc cho nhu cầu điều trị và nhu cầu đột xuất khác.
b) Đầu mối tổ chức đấu thầu (hoặc tổng hợp nhu cầu sử dụng thuốc của đơn vị trình cấp có thẩm quyền) mua thuốc theo Luật đấu thầu và các quy định hiện hành liên quan.
c) Cung ứng các thuốc thuộc diện kiểm soát đặc biệt (thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc, thuốc phóng xạ) theo đúng quy định hiện hành.
1. Nhập thuốc:
a) Tất cả các loại thuốc, hoá chất (pha chế, sát khuẩn) phải được kiểm nhập trước khi nhập kho.
b) Hội đồng kiểm nhập do Giám đốc bệnh viện quyết định. Thành phần Hội đồng kiểm nhập gồm: Trưởng khoa Dược, Trưởng phòng Tài chính - Kế toán, thủ kho, thống kê dược, cán bộ cung ứng.
c) Nội dung kiểm nhập: kiểm tra về chủng loại, số lượng, chất lượng thuốc, hóa chất đối với mọi nguồn thuốc (mua, viện trợ, dự án, chương trình) trong bệnh viện theo yêu cầu sau:
- Khi kiểm nhập cần tiến hành đối chiếu giữa hóa đơn với thực tế và kết quả thầu về các chi tiết của từng mặt hàng như: tên thuốc, tên hóa chất, nồng độ (hàm lượng), đơn vị tính, quy cách đóng gói, số lượng, số lô, đơn giá, hạn dùng, hãng sản xuất, nước sản xuất;
- Thuốc nguyên đai nguyên kiện được kiểm nhập trước, toàn bộ thuốc được kiểm nhập trong thời gian tối đa là một tuần từ khi nhận về kho;
- Lập biên bản khi hàng bị hư hao, thừa, thiếu và thông báo cho cơ sở cung cấp để bổ sung, giải quyết;
- Khi nhận hàng kiểm tra điều kiện bảo quản đối với các thuốc có yêu cầu bảo quản đặc biệt hoặc theo yêu cầu trên nhãn hàng hóa;
- Thuốc có yêu cầu kiểm soát đặc biệt (thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc, thuốc phóng xạ) làm biên bản kiểm nhập riêng;
d) Biên bản kiểm nhập có đủ chữ ký của thành viên hội đồng kiểm nhập.
đ) Vào sổ kiểm nhập thuốc (theo mẫu Phụ lục 14).
2. Kiểm soát chất lượng thuốc sử dụng tại cơ sở:
a) Kiểm soát 100% chất lượng cảm quan thuốc nhập vào khoa Dược.
b) Kiểm soát chất lượng cảm quan thuốc định kỳ và đột xuất tại kho, nơi pha chế và nơi cấp phát của khoa Dược.
c) Kiểm soát chất lượng cảm quan thuốc định kỳ và đột xuất thuốc tại các khoa lâm sàng.
3. Cấp phát thuốc, hoá chất (pha chế, sát khuẩn):
a) Khoa Dược duyệt thuốc trước khi cấp phát.
b) Cấp phát thuốc cho khoa lâm sàng:
- Trưởng khoa Dược hoặc dược sĩ được ủy quyền duyệt Phiếu lĩnh thuốc trong giờ hành chính;
- Khoa Dược bảo đảm việc cấp phát thuốc, hóa chất (pha chế, sát khuẩn) đầy đủ và kịp thời theo Phiếu lĩnh thuốc, hóa chất của khoa lâm sàng, cận lâm sàng;
- Tùy thuộc vào điều kiện nhân lực của đơn vị, Khoa Dược đưa thuốc đến các khoa lâm sàng hoặc khoa lâm sàng nhận thuốc tại khoa Dược theo quy định của Giám đốc bệnh viện.
c) Phát thuốc theo đơn cho người bệnh ngoại trú có thẻ bảo hiểm y tế.
d) Từ chối phát thuốc nếu phát hiện sai sót trong đơn thuốc hoặc Phiếu lĩnh thuốc, thông báo lại với bác sĩ kê đơn và bác sĩ ký duyệt; phối hợp với bác sĩ lâm sàng trong việc điều chỉnh đơn thuốc hoặc thay thế thuốc.
đ) Kiểm tra, đối chiếu khi cấp phát thuốc:
- Thể thức phiếu lĩnh thuốc hoặc đơn thuốc;
- Kiểm tra tên thuốc, nồng độ (hàm lượng), dạng bào chế, liều dùng, đường dùng, khoảng cách dùng thuốc trên đơn thuốc với thuốc sẽ giao;
- Nhãn thuốc;
- Chất lượng thuốc;
- Số lượng, số khoản thuốc trong đơn thuốc, phiếu lĩnh thuốc với số thuốc sẽ giao.
e) Sau khi cấp phát phải vào thẻ kho theo dõi thuốc hàng ngày.
g) Cấp phát thuốc theo nguyên tắc thuốc nhập trước xuất trước, thuốc có hạn dùng ngắn hơn xuất trước. Chỉ được cấp phát các thuốc còn hạn sử dụng và đạt tiêu chuẩn chất lượng.
h) Vào sổ theo dõi xuất, nhập hoặc thẻ kho (theo mẫu Phụ lục 1).
4. Lưu trữ chứng từ xuất, nhập, đơn thuốc ngoại trú thực hiện theo quy định về lưu trữ hồ sơ bệnh án.
5. Bàn giao (khi thủ kho thay đổi nhiệm vụ khác)
a) Trước khi bàn giao, thủ kho phải vào sổ đầy đủ và ghi lại số liệu bàn giao; đối chiếu số liệu thực tế với chứng từ xuất, nhập; ghi rõ nguyên nhân các khoản thừa, thiếu, hư hao;
b) Nội dung bàn giao bao gồm sổ sách, giấy tờ, chứng từ, đối chiếu với thực tế về số lượng và chất lượng, những việc cần theo dõi và hoàn thành tiếp (ghi rõ chức trách, nhiệm vụ cụ thể);
c) Biên bản bàn giao ghi rõ ràng, có sự chứng kiến và ký duyệt của Lãnh đạo cấp trên trực tiếp của người bàn giao, người nhận, lưu trữ chứng từ theo quy định.
1. Thống kê, báo cáo, thanh toán tiền thuốc, hoá chất (pha chế, sát khuẩn)
a) Thống kê, báo cáo:
- Xây dựng hệ thống sổ theo dõi xuất, nhập thuốc, hoá chất (pha chế, sát khuẩn) và lưu trữ chứng từ, đơn thuốc theo quy định hoặc có hệ thống phần mềm theo dõi, thống kê thuốc. Nếu cơ sở có phần mềm theo dõi, quản lý xuất, nhập thì hàng tháng in thẻ kho ra, ký xác nhận và lưu trữ lại theo quy định;
- Thống kê dược: cập nhật số lượng xuất, nhập thuốc, hoá chất (pha chế, sát khuẩn) và đối chiếu định kỳ hoặc đột xuất với thủ kho;
- Thống kê, báo cáo số liệu về nhầm lẫn, thừa, thiếu, hư hao định kỳ và đột xuất.
- Phối hợp với phòng Tài chính - Kế toán thực hiện việc báo cáo theo quy định tại điểm c Điều 10 của Thông tư này.
b) Thanh toán: Khoa Dược thống kê và tổng hợp số lượng đã cấp phát đối chiếu với các chứng từ xuất, nhập và chuyển phòng Tài chính - Kế toán thanh quyết toán.
c) Xử lý thuốc thừa, thiếu, hư hao, thuốc hết hạn dùng.
d) Thuốc hết hạn dùng phải tiến hành hủy theo quy định về quản lý chất lượng thuốc.
đ) Thuốc do khoa lâm sàng trả lại được kiểm tra và tái nhập theo quy trình kế toán xuất, nhập.
e) Thuốc viện trợ, thuốc phòng chống dịch bệnh, thiên tai thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
2. Kiểm kê thuốc, hoá chất (pha chế, sát khuẩn)
a) Thời gian kiểm kê:
- Kiểm kê thuốc, hóa chất (pha chế, sát khuẩn) tại khoa Dược 1 tháng/lần. Các cơ số thuốc tự vệ, chống bão lụt và các cơ số khác kiểm kê theo từng quý và có quy định về luân chuyển cơ số thuốc này;
- Kiểm kê thuốc tủ trực tại các khoa lâm sàng 3 tháng/lần;
b) Quy định về Hội đồng kiểm kê:
- Hội đồng kiểm kê tại kho của khoa Dược hàng tháng gồm: Trưởng khoa Dược, kế toán (thống kê) dược, thủ kho dược và cán bộ phòng Tài chính - Kế toán.
- Hội đồng kiểm kê tại khoa lâm sàng: thành lập tổ kiểm kê, ít nhất có 3 người do đại diện khoa Dược làm tổ trưởng, điều dưỡng trưởng của khoa và điều dưỡng viên là thành viên;
- Hội đồng kiểm kê của bệnh viện cuối năm gồm: lãnh đạo bệnh viện là Chủ tịch hội đồng; trưởng khoa Dược là thư ký hội đồng, trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, trưởng phòng Tài chính - Kế toán, trưởng phòng Điều dưỡng, kế toán dược, thủ kho dược là uỷ viên.
c) Nội dung kiểm kê:
- Đối chiếu sổ theo dõi xuất, nhập với chứng từ;
- Đối chiếu sổ sách với thực tế về số lượng và chất lượng;
- Xác định lại số lượng, chất lượng thuốc, hoá chất (pha chế, sát khuẩn), tìm nguyên nhân thừa, thiếu, hư hao;
- Lập biên bản kiểm kê thuốc, hóa chất (pha chế, sát khuẩn), vật tư y tế tiêu hao (theo mẫu Phụ lục 8, 9, 10);
- Nếu chất lượng không đạt yêu cầu, Hội đồng kiểm kê làm biên bản xác nhận và đề nghị cho xử lý (theo mẫu Phụ lục 11, 12).
1. Yêu cầu về kho thuốc cần đảm bảo nguyên tắc thực hành tốt bảo quản thuốc
a) Yêu cầu về vị trí, thiết kế:
- Kho thuốc được bố trí ở nơi cao ráo, an toàn, thuận tiện cho việc xuất, nhập, vận chuyển và bảo vệ;
- Đảm bảo vệ sinh chống nhiễm khuẩn;
- Diện tích kho cần đủ rộng để bảo đảm việc bảo quản thuốc đáp ứng với yêu cầu của từng mặt hàng thuốc;
- Kho hóa chất (pha chế, sát khuẩn) bố trí ở khu vực riêng;
b) Yêu cầu về trang thiết bị:
- Trang bị tủ lạnh để bảo quản thuốc có yêu cầu nhiệt độ thấp
- Kho có quạt thông gió, điều hòa nhiệt độ, nhiệt kế, ẩm kế, máy hút ẩm;
- Các thiết bị dùng để theo dõi điều kiện bảo quản phải được hiệu chuẩn định kỳ;
- Có đủ giá, kệ, tủ để xếp thuốc; khoảng cách giữa các giá, kệ đủ rộng để vệ sinh và xếp dỡ hàng;
- Đủ trang thiết bị cho phòng cháy, chữa cháy (bình cứu hỏa, thùng cát, vòi nước).
2. Quy định về bảo quản
a) Có sổ theo dõi công tác bảo quản, kiểm soát, sổ theo dõi nhiệt độ, độ ẩm tối thiểu 2 lần (sáng, chiều) trong ngày và theo dõi xuất, nhập sản phẩm.
b) Tránh ánh sáng trực tiếp và các tác động khác từ bên ngoài.
c) Thuốc, hoá chất, vắc xin, sinh phẩm được bảo quản đúng yêu cầu điều kiện bảo quản do nhà sản xuất ghi trên nhãn hoặc theo yêu cầu của hoạt chất (với các nhà sản xuất không ghi trên nhãn) để đảm bảo chất lượng của sản phẩm.
d) Thuốc cần kiểm soát đặc biệt (thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc, thuốc phóng xạ) và thuốc bảo quản ở điều kiện nhiệt độ đặc biệt thì bảo quản theo quy định hiện hành và yêu cầu của nhà sản xuất.
đ) Theo dõi hạn dùng của thuốc thường xuyên. Khi phát hiện thuốc gần hết hạn sử dụng hoặc thuốc còn hạn sử dụng nhưng có dấu hiệu nứt, vỡ, biến màu, vẩn đục phải để khu vực riêng chờ xử lý.
e) Thuốc, hoá chất dễ cháy nổ, vắc xin, sinh phẩm bảo quản tại kho riêng.
g) Kiểm tra sức khỏe đối với thủ kho thuốc, hóa chất: 6 tháng/lần.
1. Yêu cầu về trang thiết bị, phòng, khu vực pha chế thuốc tân dược, thuốc phóng xạ, phòng bào chế thuốc đông y và thuốc từ dược liệu:
a) Phòng pha chế thuốc tân dược, thuốc phóng xạ, phòng bào chế thuốc đông y theo quy trình một chiều, đảm bảo an toàn, vệ sinh chống nhiễm khuẩn, đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật và các điều kiện cần thiết khác để đáp ứng với yêu cầu của kỹ thuật pha chế; phòng thiết kế đúng yêu cầu của mỗi sản phẩm (thuốc dùng ngoài, thuốc tiêm, thuốc nhỏ mắt, thuốc ung thư, thuốc phóng xạ, thuốc đông y).
b) Đầy đủ các trang thiết bị cần thiết cho pha chế và bào chế.
2. Yêu cầu người làm việc tại phòng pha chế, bào chế thuốc: phải bảo đảm tiêu chuẩn về chuyên môn, sức khỏe theo quy định (có giấy chứng nhận về thực hành an toàn bức xạ trong y tế nếu pha chế thuốc phóng xạ)
3. Yêu cầu về nguyên liệu (tân dược, thuốc đông y và thuốc từ dược liệu, thuốc phóng xạ)
a) Nguyên liệu, hoá chất dùng pha chế phải bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn cơ sở hoặc tiêu chuẩn dược điển, còn hạn sử dụng và có phiếu kiểm nghiệm kèm theo;
b) Dược liệu bảo đảm chất lượng.
4. Phạm vi pha chế thuốc tân dược, thuốc phóng xạ, thuốc đông y và thuốc từ dược liệu
a) Phạm vi pha chế thuốc tân dược:
- Pha chế thuốc theo đơn cho người bệnh, pha chế thuốc chuyên khoa đặc trị.
- Chuẩn bị thuốc điều trị ung thư: khoa Dược đảm nhiệm việc pha chế thuốc điều trị ung thư vào trong dịch truyền hoặc trong dung dịch tiêm cho khoa lâm sàng. Nơi chưa có điều kiện thì khoa Dược phải xây dựng quy trình pha chế, hướng dẫn và kiểm soát việc pha thuốc ung thư cho người bệnh tại khoa lâm sàng. Phòng chuẩn bị thuốc ung thư phải đảm bảo an toàn cho người chuẩn bị và an toàn cho môi trường.
- Chia nhỏ liều thuốc cho bệnh nhi: khoa Dược chịu trách nhiệm chia nhỏ liều thuốc cho chuyên khoa nhi hoặc hướng dẫn cho điều dưỡng thực hiện quy trình pha chế thuốc theo đúng yêu cầu của nhà sản xuất.
b) Phạm vi pha chế thuốc phóng xạ:
- Phối hợp với khoa Y học hạt nhân xây dựng quy trình pha chế thuốc phóng xạ
- Pha chế, chia nhỏ liều đối với các thuốc phóng xạ trong danh mục cho phép sử dụng tại bệnh viện, trong khu vực được cách ly, đảm bảo an toàn về bức xạ
- Toàn bộ bao bì, dụng cụ, chất thải, nước rửa trong quá trình pha chế thuốc phóng xạ phải được thu gom, xử lý theo đúng qui định về quản lý chất lượng phóng xạ;
- Số lượng pha chế, thể tích pha chế, số lượng cấp phát, địa chỉ cấp phát phải được theo dõi chi tiết, cập nhật sau mỗi lần pha chế, cấp phát.
c) Phạm vi bào chế thuốc đông y và thuốc từ dược liệu:
- Bào chế, sao tẩm thuốc phiến dùng trong bệnh viện;
- Sắc thuốc thang cho người bệnh;
- Sản xuất một số dạng thuốc từ dược liệu dùng trong bệnh viện;
- Tùy điều kiện của từng bệnh viện đa khoa, Lãnh đạo bệnh viện quyết định việc bào chế thuốc đông y và thuốc từ dược liệu trực thuộc khoa Y học cổ truyền hoặc khoa Dược.
5. Quy trình pha chế
a) Xây dựng quy trình pha chế cho mỗi thuốc, xin ý kiến của Hội đồng khoa học bệnh viện và trình Giám đốc phê duyệt. Quy trình pha chế bao gồm:
- Tiêu chuẩn chuyên môn (tiêu chuẩn cơ sở, tiêu chuẩn Việt Nam);
- Công thức pha chế;
- Quy trình pha;
- Tiêu chuẩn và yêu cầu về nguyên liệu, phụ liệu;
- Tiêu chuẩn thành phẩm.
b) Kiểm soát bán thành phẩm hoặc thành phẩm theo yêu cầu của mỗi loại thuốc pha chế, bào chế thuốc đông y và thuốc từ dược liệu.
c) Sau khi pha chế vào sổ theo dõi pha chế (theo mẫu Phụ lục 15), đối chiếu lại đơn, kiểm tra tên hóa chất, liều lượng đã dùng pha và dán nhãn thành phẩm ngay.
d) Kiểm tra thành phẩm trước khi phát thuốc cho người bệnh (tự kiểm tra hoặc gửi thành phẩm kiểm tra tại các cơ sở hợp pháp khác).
đ) Đơn thuốc cấp cứu phải pha ngay, ghi thời gian pha chế vào đơn và giao thuốc ngay.
6. Thực hiện kiểm soát, kiểm nghiệm chặt chẽ các thuốc đã pha chế và lưu mẫu theo quy định.
7. Kiểm tra sức khỏe đối với dược sĩ pha chế thuốc: 6 tháng/lần.
1. Công tác thông tin thuốc và tư vấn về sử dụng thuốc
a) Tổ chức đơn vị thông tin thuốc để phổ biến, theo dõi, tuyên truyền sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả.
b) Thông tin về thuốc: tên thuốc, hoạt chất, liều dùng, liều độc, quá liều; hiệu chỉnh liều cho các đối tượng người bệnh đặc biệt; chỉ định, chống chỉ định, tác dụng không mong muốn của thuốc, tương tác thuốc, tương hợp, tương kỵ của thuốc; lựa chọn thuốc trong điều trị; sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai/cho con bú, các lưu ý khi sử dụng thuốc.
c) Thông báo kịp thời những thông tin về thuốc mới: tên thuốc, thành phần; tác dụng dược lý, tác dụng không mong muốn, chỉ định, chống chỉ định, liều dùng đến các khoa lâm sàng.
d) Tư vấn cho Hội đồng thuốc và điều trị trong việc lựa chọn thuốc đưa vào Danh mục thuốc dùng trong bệnh viện, trong việc xây dựng tiêu chí lựa chọn thuốc trong đấu thầu.
đ) Tư vấn về sử dụng thuốc cho bác sĩ kê đơn lựa chọn thuốc trong điều trị.
e) Hướng dẫn về sử dụng thuốc cho điều dưỡng, người bệnh nhằm tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý; hướng dẫn cách dùng, đường dùng, khoảng cách dùng, thời điểm dùng thuốc; hướng dẫn, theo dõi, giám sát điều trị.
g) Tham gia phổ biến, cập nhật các kiến thức chuyên môn liên quan đến thuốc và sử dụng thuốc cho cán bộ y tế.
h) Tham gia công tác cảnh giác dược; theo dõi, tập hợp các báo cáo về tác dụng không mong muốn của thuốc trong đơn vị và báo cáo về Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc. Đề xuất biện pháp giải quyết và kiến nghị về sử dụng thuốc hợp lý, an toàn.
i) Tham gia nghiên cứu khoa học về sử dụng thuốc, về thử nghiệm thuốc trên lâm sàng, đánh giá hiệu quả kinh tế y tế trong bệnh viện.
k) Tham gia chỉ đạo tuyến trước đối với bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh.
2. Sử dụng thuốc
a) Xây dựng hướng dẫn sử dụng danh mục thuốc bệnh viện.
b) Xây dựng các tiêu chí lựa chọn thuốc, hoá chất (pha chế, sát khuẩn) cung cấp cho Hội đồng thuốc và điều trị và Hội đồng đấu thầu để lựa chọn thuốc, hóa chất (pha chế, sát khuẩn) sử dụng trong bệnh viện.
c) Kiểm tra, giám sát việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn trong bệnh viện.
d) Đánh giá sử dụng thuốc về chỉ định (sự phù hợp với hướng dẫn điều trị, với danh mục thuốc bệnh viện), chống chỉ định, liều dùng, tương tác thuốc thông qua việc duyệt thuốc cho các khoa lâm sàng và tham gia phân tích sử dụng thuốc trong các trường hợp lâm sàng và đánh giá quá trình sử dụng thuốc.
đ) Kiểm soát việc sử dụng hoá chất tại các khoa, phòng.
1. Theo dõi, quản lý việc sử dụng thuốc trong các tủ trực tại các khoa lâm sàng trong bệnh viện
2. Theo dõi và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược đối với các khoa lâm sàng, cận lâm sàng và nhà thuốc bệnh viện.
Chapter III
MAIN ACTIVITIES OF THE DEPARTMENT OF PHARMACY
Article 14. Plan-making and provision of drugs
1. Plan-making:
a. Create a list of drugs used in the hospital every year according the reasonable treatment demands of clinical departments. This list shall be based on:
- Medical model of the locality and epidemiology recorded annually by the hospital.
- Qualifications of the medical employees according to the List of Technical Equipment permitted to be used by the hospital.
- Specific conditions of the hospital: scale and existing equipment used for diagnosis and treatment of the hospital.
- Funding capacity: state budget, health insurance budget and economic potential of the locality.
- List of drugs used essentially in the health facilities. Such list is promulgated by the Ministry of Health.
- The list of drugs used in the hospital must be reviewed, supplemented and modified annually in order to comply with the current treatment conditions.
b. Participate in developing the List of Drugs and Quantities Thereof from the emergency cabinets at clinical departments. This list is requested by the Dean based on the requirements and tasks of the department. It shall be submitted to the Director for approval.
c. Make a plan on provision of drugs and submit it to the competent authority for approval, with the aim to provide sufficient drugs with good quality for the diagnosis and treatment demands of inpatients and outpatients who have health insurance, and to comply with the fund of the hospital. Estimate and provide more drugs (using form No.2) if the demands exceed the plan, as well as estimating and providing drugs which are not provided by a selected provider or are not listed but required for a surprise demand.
d. Make plan for providing medical equipment (according to the regulations of the Director of the hospital) based on the specific conditions of the units, department of Pharmacy or other departments.
2. Provision of drugs
a. Make sure to provide sufficient drugs according to the treatment demands and other surprise demands.
b. Assign a key agency to organize the bidding (or make a summarized report on the drug demands of the unit and submit it to the competent authority) for buying drugs according to the Law on Bidding and other related current regulations.
c. Provide drugs which are under special control (addictive drugs, psychiatric drugs and precursor substances used for preparing drugs and radioactive drugs) according to the current regulations.
Article 15. Supervision and management of imported and exported drugs
1. Imported drugs:
a. All drugs and chemicals (preparation, antiseptic) shall be inspected before importing to the storage facility.
b. The members of the Inspection and Import Council must be selected by the Director of the hospital. They include: the Dean of the Department of Pharmacy, Manager of the department of Finance and accounting, manager of the storage facility, pharmaceutical statisticians, and pharmacists.
c. Contents of the inspection and import: inspect the types, quantity and quality of drugs and chemicals from all drug sources (purchase, support, project, and program) in the hospital according to the following requirements:
- During the inspection and import, compare the details of drugs on invoices with the actual details and the bidding results. Such details include: name of drug and chemical, concentration (content), unit, package procedures, quantity, pack number, unit price, expiry date, production company and production country.
- Drugs with intact labels and intact packages shall be prioritized to be inspected and imported. All drugs must be inspected and imported with a maximum duration of one week, from the moment they are received to the storage facility.
- Make a report on the damaged, extra, missing drugs and send it to the selected provider for supplementation and handling of such cases.
- During the import and inspection, check the preservation condition of the drugs which require special preservation or as required by the information on their labels.
- Drugs which require special control (addictive drugs, psychiatric drugs and precursor substances used to prepare drugs and radioactive drugs) shall be recorded in a separate report.
d. The import and inspection report must have enough signatures of all members of the Inspection and Import Council.
dd. Record the drugs into an inspection and import book (using form No. 14 in Appendix hereto).
2. Inspect the quantity of drugs used at the health facilities:
a. Control 100% of the sensory quality of drugs imported into the Department of Pharmacy.
b. Control the sensory quality of drugs imported periodically or surprisingly to the storage facility, preparation room and provision room of the Department.
c. Control the sensory quality of drugs imported periodically or surprisingly to the clinical departments.
3. Provide drugs and chemicals (preparation, antiseptic):
a. The Department of Pharmacy must approve drugs before providing them.
b. Provide drugs for the clinical departments:
- The Dean of the Department of Pharmacy or the pharmacist is authorized to approve the Drug Receiving Note during official hours.
- The Department of Pharmacy shall timely provide sufficient drugs and chemicals (preparation, antiseptic) according to the Drug Receiving Note from the clinical and paraclinical departments.
- Depend on the human resources of each unit, the Department of Pharmacy shall import drugs to clinical departments or such departments shall receive drugs at the Department of Pharmacy according to the regulations of the Director of the hospital.
c. Provide drugs according to the prescriptions of outpatients who have health insurance.
d. Refuse to provide drugs if any mistake is detected in the prescription or in the Drug Receiving Note. Inform the doctor who writes the prescription and the doctor who approves the note; Cooperate with the clinical doctor in adjusting the prescription or in changing drugs.
dd. When provide a drug, check and prepare:
- The form of Drug Receiving Note or prescription.
- The name and concentration (content) of drug to be provided, its' preparation form, dosage, route and frequency.
- Label of the drug
- Quality of the drug
- The quantity and frequency specified in the prescription and the Drug Receiving Note.
e. After providing such drug, immediately report this provision into the stock card to keep track of drugs regularly.
g. Provide drugs according to this principle: any drug imported first must be exported first, any drug with a sooner expiry date must be imported first. Only provide drugs which do not expire and satisfy the quality requirements.
h. Record the drugs into the Import - Export Recording Book or the stock card (using form No.1 in Appendix hereto).
4. Store the documents on import, export and prescriptions of outpatients according to the regulations on storage of medical records.
5. Hand over (when the storekeeper changes his/her tasks)
a. Before the handover, the storekeeper must fully record the data to be handed over; compare the actual data with the documents on import and export; record clear explanations about the extra, missing and damaged drugs.
b. Records, documents, comparison of the actual quantity and quality, tasks required to be monitor and completed (specify the position and tasks) shall be handed over.
c. The handover record shall be clearly written and signed in the presence of the higher authorities who manage the transferor, receiver and archivist.
Article 16. Supervision and management of the use of drugs, chemicals (preparation, antiseptic) and medical materials (if any)
1. Make statistical report and payment for drugs and chemicals (preparation, antiseptic)
a. Take stock and make statistical report:
- Keep recording books of the export and import of drugs and chemicals (preparation, antiseptic). Also, store the documents and the prescriptions according to the regulations, or develop statistical software to keep track of the drugs. If the hospital has software used to monitor and manage the export and import of drugs, monthly print the stock cards out, sign and store them according to the regulations.
- Pharmaceutical statistics: update the quantity of drugs and chemicals being imported and exported (preparation, antiseptic) and compare them periodically with the storekeeper.
- Perform stocktaking and make a periodical or surprise data report on mistakes and extra, damaged and missing drugs.
- Cooperate with the Department of Finance and Accounting in making reports according to point c, Article 10 hereof.
b. Make payment: The Department of Pharmacy shall perform stocktaking, sum up the quantity of provided drugs and compare such quantity with the documents on import and export, as well as transferring it to the Department of Finance and Accounting for them to payment.
c. Handle extra, missing and damaged drugs which expire.
d. The drugs which expire must be disposed according to the regulations on management of drug quality.
dd. The drugs returned by clinical departments must be checked and re-imported according to the process for accounting export and import.
e. The support drugs and drugs used for prevention and control of diseases and natural disasters must be provided according to the guidelines of the Ministry of Health.
2. Take stock of drugs and chemicals (preparation, antiseptic)
a. Stocktaking time:
- Take stock of drugs and chemicals (preparation, antiseptic) at the Department of Pharmacy once every month. The doses of drugs used for prevention and control of storm and flood and other doses shall be taken stock quarterly. Also, there must be regulations on the transfer of such doses.
- Take stock of the drugs from emergency cabinets at clinical departments once every three months.
b. Regulations on the Stocktaking Council:
- The monthly Stocking Council at the storage facility of the Department of Pharmacy shall include: the Dean of the Department of Pharmacy, pharmaceutical statistician, storekeeper and an official from the Department of Finance and Accounting.
- The Stocktaking Council at the clinical department shall include at least 3 members: the Dean of the department who is the leader, the leading nurse and the nurse.
- The Stocktaking Council of the hospital at the end of the year shall include: Chairperson, Dean of the Department of Pharmacy who is the clerk of the council, manager of the Department of Planning and General, manager of the Department of Finance and Accounting, manager of the Department of Nursing, pharmaceutical statistician, and storekeeper of the Department of Pharmacy.
c. Contents of stocktaking:
- Compare the books which record import and export with the documents.
- Compare the records and books with the actual quantity and quality.
- Re-determine the quantity and quality of drugs and chemicals (preparation, antiseptic), and find the reasons why there are extra, damaged and missing drugs.
- Make a stocktaking report on drugs and chemicals (preparation, antiseptic) and medical materials (using form No. 8, 9, 10 in Appendix hereto).
- If the drugs and chemicals do not satisfy the requirements, the Stocktaking Council shall make a confirmation report and request the handling for such drugs (using form No. 11 and 12 in Appendix hereto).
Article 17. Regulations on preservation of drugs
1. The drug storage facility shall satisfy the “Good Storage Practices” principle.
a. Requirements for the location and design:
- The drug storage facility must be located in a high and safe area, which is convenient for import, export, transport and protection.
- It must ensure hygiene and control infections.
- The area of such facility must be wide enough to ensure that the preservation can satisfy the requirements of each drug.
- The chemical storage facility (preparation, antiseptic) shall be located in a separate area.
b. Requirements for equipment:
- There must be a refrigerator used for preserving products at a low temperature.
- There must be a ventilation fan, an airconditioner, a thermometer, a hygrometer and a dehumidifier.
- The equipment used for monitoring the preservation state must be calibrated periodically.
- There must be sufficient shelves and cabinets used for organizing products; the distance between the shelves and cabinets must be wide enough for cleaning and loading products.
- There must be sufficient equipment for prevention and control of fire (extinguisher, sandbox and sprinkler).
2. Regulations on preservation
a. There must be a book recording the preservation and control activities, a book recording the temperature and humidity at least twice (morning and afternoon) a day, as well as a book recording the import and export of products.
b. Products shall be kept away from direct sunlight and other impacts from outside.
c. Drugs, chemicals, vaccines and bio-products shall be preserved in accordance with the preservation requirements written on the labels by the production company or requirements for ingredients (which are not written on the labels by the production company) in order to preserve the quality of the products.
d. Drugs which require special control (addictive drugs, psychiatric drugs and precursor substances which are used for preparing drugs and radioactive drugs) and drugs which require to be preserved at a special temperature shall be preserved in accordance with the current regulations and requirements of the production company.
dd. Monitor the expiry dates of drugs regularly. If drugs, which expire or are still effective but are broken, changed in color and dirty, are detected, they must be kept in a separate area to wait for handling.
e. Drugs, explosive chemicals, vaccines and bio-products must be preserved in a separate storage facility.
g. Provide health examination for the storekeeper of drugs and chemicals once every six months.
Article 18. Preparation and production of drugs used in the hospital
1. Requirements for equipment, rooms and areas which are used for preparing new drugs and radioactive drugs, as well as rooms used for preparing traditional medicines and medicines from medicinal materials:
a. Rooms used for preparing new medicines and radioactive medicines, and rooms used for preparing traditional medicines according to the one-way process, must maintain safety and hygiene to prevent infection and satisfy the technical standards, as well as other necessary requirements in order to meet the technical preparation requirements. The rooms must be designed in accordance with the requirements of each product (drugs for external application, injectable drugs, eye drops, cancer drugs, radioactive drugs, traditional medicines).
b. There must be sufficient equipment for drug preparation.
2. Require the employees of the preparation rooms to satisfy the specialized standards and health standards according to the regulations (must have a Radiation Therapy Practice Certificate for preparing radioactive drugs)
3. Requirements for ingredients (new drugs, traditional medicines and medicines from medicinal materials, radioactive drugs):
a. Ingredients and chemicals used to prepare drugs must satisfy the quality standards of the hospital or the pharmacopoeia standards. They must not expire and must be attached with a test note.
b. The medicinal materials must satisfy the quality requirements.
4. Scope of preparation for new drugs, radioactive drugs, traditional medicines and medicines prepared from medicinal materials:
a. Scope of preparation for new drugs:
- Prepare drugs according to the prescriptions of patients and prepare special drugs.
- Prepare drugs for treating cancers: the Department of Pharmacy shall mix cancer drugs with perfusion or injected solution for the clinical departments. It shall develop the preparation process, guide and control the preparation of drugs used for treating cancers for patients of the clinical departments if such departments do not have favorable conditions. The rooms used for preparing cancer drugs must ensure safety for the medicine makers and the environment.
- Divide drugs into small doses for children: the department of Pharmacy shall divide drugs into small doses for the pediatric department or guide the nurses to carry out the preparation process in accordance with the requirements of the production company.
b. Scope of preparation for radioactive drugs:
- Cooperate with the Department of Nuclear Medicine in developing the preparation process for radioactive drugs.
- Prepare and divide radioactive medicines, which are specified in the list of permitted drugs of the hospital, into small doses at a restricted area to ensure radiation safety.
- All packages, supplies, waste and cleaning water which are used during the preparation process of radioactive drugs must be collected and handled in accordance with the regulations on management of radiation quality.
- The quantity and volume of drugs being prepared, quantity of drugs being provided and the provision address must be monitored specifically and updated after each preparation and provision.
c. Scope of preparation for traditional medicines and medicines from medicinal materials:
- Prepare and dehydrate “thuốc phiến” which are used in the hospital:
- Slice medicines for patients.
- Produce certain types of medicines from medicinal materials which are used in the hospital.
- It depends on the conditions of each general hospital, the Director of such hospital shall make a decision on the preparation of traditional medicines or medicines from medicinal materials. Such preparation is done in the Department of Traditional Medicine or the Department of Pharmacy.
5. Preparation process
a. Develop the preparation process for each medicine, get opinions from the Science Council of the hospital and submit such process to the Director for approval. The preparation process includes:
- Specialized standards (standards of the hospital and Vietnamese standards)
- Preparation formula.
- Preparation process
- Standards and requirements for ingredients and auxiliary ingredients.
- Product standards.
b. Control the sale of products according to the requirements of each prepared medicine, traditional medicine and medicine from medicinal materials.
c. After preparation, record the prepared medicine into the recording book (using form No. 15 in Appendix hereto), compare with the prescription by checking the name of the chemical and the dose being used to prepare the medicine. Also, label the product immediately.
d. Test the product before providing it to patients (perform the test themselves or send the product to other legal health facilities for the test).
dd. The prescription for an emergency must be prepared immediately. The preparation duration must be written on such prescription and the drugs must be provided immediately.
6. Strictly control and perform tests for the drugs which have been prepared, as well as storing the specimens according to the regulations.
7. Provide health examinations for the pharmacists preparing the drugs once every six months.
Article 19. Provision of drug information and counseling on the use of drugs
1. Activities in providing drug information and counseling on the use of drugs
a. Organize a unit to provide drug information, with the aim to monitor and disseminate a safe, reasonable and effective use of drugs.
b. The drug information shall include: name of the drug, its ingredients, effective dose, toxic dose and overused dose; adjustment of doses for special patients; indication, contraindication and side effects of the drug, as well as its interaction, compatibility and incompatibility; drug selected for the treatment; drug used for pregnant women/breast-feeding women and other notes regarding the use of drug.
c. Timely provide the information about a new drug to the clinical departments: name of drug, its ingredients, effectiveness; side effects; indication, contraindication and doses.
d. Provide consulting advices for the Drug and Treatment Council about how to select drug and include them in the list of drugs used in the hospital, and how to develop the criteria for selecting drugs for bidding.
dd. Provide counseling on the use of drugs for the doctor who prescribes the medication, in order for him/her to select drugs for treatment.
e. Provide guidelines on the use of drugs for nurses and patients, in order to enhance a safe and reasonable use of drugs; provide instruction on such use, as well as the route and frequency; provide counseling on treatment and monitor such treatment process.
g. Participate in disseminating and updating specialized knowledge, which is related to drugs and the use of such drugs, for medical employees.
h. Participate in drug safety activities; monitor and collect the reports on side effects of drugs of the units and send a summarized report to the National Drug Information Center, as well as monitoring the adverse reactions of such drugs. Suggest methods for solving problems regarding the safe and reasonable use of drugs.
i. Participate in scientific research on the use of drugs, the clinical drug test and the evaluation of the health economic effects in the hospital.
k. Central-level and provincial-level hospitals shall provide directions for inferior hospitals.
2. Using drugs
a. Develop a guideline for using the list of hospital drugs.
b. Develop criterion for selecting drugs and chemicals (preparation, antiseptic). Provide them to the Drug and Treatment Council and the Bidding Council, in order for these Councils to select drugs and chemicals (preparation, antiseptic) to use in the hospital.
c. Inspect and monitor the safe and reasonable use of drugs in the hospital.
d. Evaluate the indication (whether it complies with the treatment instruction and the list of hospital drugs), contraindication, doses and interaction of drugs from the drug approval issued to the clinical departments, and participate in analyzing the use of drugs in clinical cases, as well as evaluating the drug use process.
dd. Control the use of chemicals at all departments.
Article 20. Management and supervision of the implementation of regulations on Pharmacy at all departments and at the Hospital Pharmacy
1. Monitor and manage the use of drugs from the emergency cabinets at clinical departments in the hospital.
2. Monitor and provide consulting advices for the Director of the hospital about the implementation of the regulations on Pharmacy of clinical departments, paraclinical departments and hospital pharmacy.