Số hiệu: | 21/2013/TT-BTP | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tư pháp | Người ký: | Nguyễn Thúy Hiền |
Ngày ban hành: | 18/12/2013 | Ngày hiệu lực: | 01/02/2014 |
Ngày công báo: | 07/01/2014 | Số công báo: | Từ số 39 đến số 40 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
10/09/2016 |
1. Trưởng ban công tác Mặt trận chủ trì, phối hợp với Trưởng thôn, ấp, bản, phum, sóc, tổ dân phố thông báo công khai tiêu chuẩn tuyên truyền viên pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật; trình tự, thủ tục công nhận tuyên truyền viên pháp luật theo quy định của Thông tư này tới cơ quan, đơn vị và người dân trên địa bàn.
2. Trong tháng 6 và tháng 12 hằng năm, Trưởng ban công tác Mặt trận lập danh sách những người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật (mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này) gửi công chức Tư pháp - Hộ tịch. Kể từ ngày nhận được danh sách đề nghị công nhận tuyên truyền viên pháp luật của Trưởng ban công tác Mặt trận, công chức Tư pháp - Hộ tịch xem xét, tổng hợp danh sách những người có đủ tiêu chuẩn làm tuyên truyền viên pháp luật, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, công nhận tuyên truyền viên pháp luật.
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được danh sách đề nghị công nhận tuyên truyền viên pháp luật của công chức Tư pháp - Hộ tịch, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, ra quyết định công nhận tuyên truyền viên pháp luật.
2. Quyết định công nhận tuyên truyền viên pháp luật được gửi cho Trưởng ban công tác Mặt trận và tuyên truyền viên pháp luật; được công bố công khai theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 16 của Thông tư này.
1. Việc cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật được thực hiện khi tuyên truyền viên pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Thực hiện một trong các hành vi bị cấm theo quy định tại Điều 9 của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật;
b) Bị Tòa án kết án và bản án đã có hiệu lực pháp luật;
c) Bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự;
d) Không còn uy tín trong cộng đồng dân cư.
2. Trưởng ban công tác Mặt trận lập danh sách những người thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này (mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư này) gửi công chức Tư pháp - Hộ tịch tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, ra quyết định cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật và thông báo cho tuyên truyền viên pháp luật về việc đề nghị cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật.
3. Trong trường hợp tuyên truyền viên pháp luật vì lý do sức khoẻ, hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do chính đáng khác mà xét thấy không thể hoàn thành nhiệm vụ thì xin thôi làm tuyên truyền viên pháp luật.
Đơn xin thôi làm tuyên truyền viên pháp luật được gửi tới công chức Tư pháp - Hộ tịch để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra Quyết định cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật.
4. Tuyên truyền viên pháp luật thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này đang trong giai đoạn bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền, công chức Tư pháp - Hộ tịch lập danh sách (mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư này) đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tạm dừng hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của tuyên truyền viên pháp luật.
1. Kể từ ngày nhận được đề nghị của Trưởng ban công tác Mặt trận, công chức Tư pháp - Hộ tịch tổng hợp danh sách những người thuộc trường hợp cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, ra quyết định cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật.
2. Quyết định cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật được gửi cho Trưởng ban công tác Mặt trận, tuyên truyền viên pháp luật và được công bố công khai theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 16 của Thông tư này.
3. Tuyên truyền viên pháp luật chấm dứt hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật kể từ khi Quyết định cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật có hiệu lực thi hành.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực