Chương 2 Thông tư 21/2013/TT-BTP: Trình tự, thủ tục công nhận, miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật
Số hiệu: | 21/2013/TT-BTP | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tư pháp | Người ký: | Nguyễn Thúy Hiền |
Ngày ban hành: | 18/12/2013 | Ngày hiệu lực: | 01/02/2014 |
Ngày công báo: | 07/01/2014 | Số công báo: | Từ số 39 đến số 40 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
10/09/2016 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan Trung ương của tổ chức thành viên của Mặt trận (sau đây gọi chung là Bộ, ngành, đoàn thể) chỉ đạo tổ chức pháp chế, đơn vị được giao phụ trách công tác pháp chế, phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ, ngành, đoàn thể mình lựa chọn, lập danh sách cán bộ, công chức, viên chức, sỹ quan trong lực lượng vũ trang nhân dân có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật trình Lãnh đạo Bộ, ngành, đoàn thể xem xét, lập hồ sơ đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật.
2. Cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Tư lệnh Thủ đô, Bộ chỉ huy quân sự Tỉnh, Bộ chỉ huy biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo tổ chức pháp chế, đơn vị được giao phụ trách công tác pháp chế, phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình lựa chọn, lập danh sách cán bộ, công chức, viên chức và sỹ quan trong lực lượng vũ trang nhân dân có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật trình Lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị xem xét, lập hồ sơ gửi Sở Tư pháp tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) xem xét, quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật.
3. Cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Ban chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh lựa chọn, lập hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức, sỹ quan trong lực lượng vũ trang nhân dân có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật gửi Phòng Tư pháp tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện) xem xét, quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật.
1. Hồ sơ đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật được lập thành 01 bộ, bao gồm:
a) Công văn đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật của cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 3 của Thông tư này;
b) Danh sách trích ngang người được đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Hồ sơ đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật được nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Bộ Tư pháp (đối với báo cáo viên pháp luật Trung ương), Sở Tư pháp (đối với báo cáo viên pháp luật tỉnh), Phòng Tư pháp (đối với báo cáo viên pháp luật huyện), ngoài bì ghi rõ hồ sơ đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đó, cơ quan tiếp nhận trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do bằng văn bản.
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật quy định tại khoản 3 Điều 35 của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật xem xét, ra quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật.
2. Quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật được gửi tới cơ quan, tổ chức đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật và báo cáo viên pháp luật; được thông báo công khai theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 16 của Thông tư này.
3. Báo cáo viên pháp luật được hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật kể từ khi Quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật có hiệu lực thi hành.
Việc miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật được thực hiện khi báo cáo viên pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Tự nguyện xin thôi làm báo cáo viên pháp luật;
2. Không còn là cán bộ, công chức, viên chức, sỹ quan trong lực lượng vũ trang nhân dân;
3. Không còn đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật;
4. Từ chối không thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật theo sự phân công của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp mà không có lý do chính đáng từ 03 lần trở lên;
5. Thực hiện một trong các hành vi bị cấm theo quy định tại Điều 9 của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật;
6. Bị Tòa án kết án và bản án đã có hiệu lực pháp luật;
7. Bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
1. Tổ chức pháp chế, đơn vị được giao phụ trách công tác pháp chế, phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ, ngành, đoàn thể lập danh sách trình Lãnh đạo Bộ, ngành, đoàn thể xem xét, lập hồ sơ đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định miễn nhiệm đối với báo cáo viên pháp luật Trung ương.
2. Tổ chức pháp chế, đơn vị được giao phụ trách công tác pháp chế, phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại khoản 2 Điều 3 của Thông tư này lập danh sách trình Lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị mình xem xét, lập hồ sơ gửi Sở Tư pháp tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định miễn nhiệm đối với báo cáo viên pháp luật tỉnh.
3. Cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại khoản 3 Điều 3 của Thông tư này lập hồ sơ gửi Phòng Tư pháp tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định miễn nhiệm đối với báo cáo viên pháp luật huyện.
4. Cơ quan, tổ chức lập danh sách đề nghị miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật có trách nhiệm thông báo cho báo cáo viên pháp luật thuộc trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 và khoản 7 Điều 6 của Thông tư này về việc đề nghị miễn nhiệm; trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo, báo cáo viên pháp luật có quyền có ý kiến về việc đề nghị miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật.
5. Báo cáo viên pháp luật thuộc các trường hợp quy định tại khoản 5, khoản 6 và khoản 7 Điều 6 của Thông tư này đang trong giai đoạn bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền, thì cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi báo cáo viên pháp luật công tác lập danh sách (mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này) đề nghị cơ quan có thẩm quyền công nhận báo cáo viên pháp luật quy định tại khoản 3 Điều 35 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật tạm dừng hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của báo cáo viên pháp luật.
1. Hồ sơ đề nghị miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật được lập thành 01 bộ, bao gồm:
a) Công văn đề nghị miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật của lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 7 của Thông tư này;
b) Danh sách trích ngang báo cáo viên pháp luật thuộc trường hợp miễn nhiệm theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Các văn bản, giấy tờ chứng minh báo cáo viên pháp luật thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 và khoản 7 Điều 6 của Thông tư này.
2. Hồ sơ đề nghị miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật được nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Bộ Tư pháp (đối với báo cáo viên pháp luật Trung ương), Sở Tư pháp (đối với báo cáo viên pháp luật tỉnh), Phòng Tư pháp (đối với báo cáo viên pháp luật huyện), ngoài bì ghi rõ hồ sơ đề nghị miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đó, cơ quan tiếp nhận trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do bằng văn bản.
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật quy định tại khoản 3 Điều 35 của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật xem xét, ra quyết định miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật.
2. Quyết định miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật được gửi tới cơ quan, tổ chức đề nghị miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật và báo cáo viên pháp luật có tên trong Quyết định miễn nhiệm; được công bố công khai theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 16 của Thông tư này.
3. Trường hợp không đồng ý với quyết định miễn nhiệm, báo cáo viên pháp luật có quyền khiếu nại. Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
4. Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của báo cáo viên pháp luật chấm dứt, kể từ khi Quyết định miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật có hiệu lực thi hành.
1. Trường hợp báo cáo viên pháp luật vì lý do sức khoẻ, hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do chính đáng khác mà xét thấy không thể hoàn thành nhiệm vụ, thì xin thôi làm báo cáo viên pháp luật.
2. Đơn xin thôi làm báo cáo viên pháp luật được gửi tới cơ quan, tổ chức đề nghị miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật để trình cơ quan có thẩm quyền ra Quyết định miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật.
3. Quyết định miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật được gửi tới cơ quan, tổ chức đề nghị miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật và báo cáo viên pháp luật có tên trong Quyết định miễn nhiệm; được công bố công khai theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 16 của Thông tư này.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực