Chương III Thông tư 204/2014/TT-BTC: Bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá
Lưu
Báo lỗi
Số hiệu: | 204/2014/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Trần Văn Hiếu |
Ngày ban hành: | 23/12/2014 | Ngày hiệu lực: | 15/02/2015 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2024 |
Tiêu chuẩn giảng viên đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá
Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 204/2014/TT-BTC quy định về đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá.
Theo đó, giảng viên đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
- Có trình độ đại học, sau đại học chuyên ngành phù hợp với chuyên đề giảng dạy;
- Có thời gian công tác từ 5 năm trở lên trong việc nghiên cứu, giảng dạy chuyên ngành thẩm định giá hoặc làm công tác quản lý nhà nước đối với các chuyên ngành phù hợp theo quy định tại Thông tư này.
Đối với giảng viên bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về thẩm định giá ngoài việc phải đáp ứng các tiêu chuẩn nêu trên còn phải là thẩm định viên về giá có ít nhất 7 năm kinh nghiệm hành nghề.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/02/2015 và thay thế Quyết định 87/2008/QĐ-BTC.
1. Cán bộ, công chức làm công tác thẩm định giá trong các cơ quan nhà nước.
2. Cán bộ, công chức khác có nhu cầu bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá.
Các đơn vị sau đây đáp ứng đủ các yêu cầu tổ chức đào tạo, bồi dưỡng quy định tại Điều 5 Thông tư này thì được tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá:
1. Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính thuộc Bộ Tài chính.
2. Trung tâm Dữ liệu quốc gia và Dịch vụ về giá trực thuộc Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính).
1. Khóa bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá được tổ chức tập trung một kỳ liên tục nhưng không kéo dài quá 2 (hai) tuần cho một khóa học và phải đảm bảo dạy và học đủ thời lượng, nội dung và chương trình theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Thời lượng tối thiểu cho một khóa bồi dưỡng được quy định là 44 giờ, bao gồm nội dung ôn tập và kiểm tra đánh giá kết quả học tập. Một giờ được tính là 50 phút học và 10 phút nghỉ giải lao.
|
Tên chuyên đề |
Số giờ học tối thiểu |
A. |
PHẦN KIẾN THỨC CHUNG |
|
- Chuyên đề 1 |
Pháp luật áp dụng trong lĩnh vực giá và thẩm định giá, hoạt động thẩm định giá nhà nước |
8 |
- Chuyên đề 2 |
Nguyên lý hình thành giá cả thị trường và Nguyên lý căn bản về thẩm định giá |
8 |
B. |
PHẦN KIẾN THỨC NGHIỆP VỤ |
|
- Chuyên đề 3 |
Thẩm định giá bất động sản |
8 |
- Chuyên đề 4 |
Thẩm định giá máy, thiết bị |
8 |
- Chuyên đề 5 |
Thẩm định giá doanh nghiệp |
8 |
- Chuyên đề 6 |
Thẩm định giá tài sản vô hình |
4 |
|
TỔNG CỘNG PHẦN A VÀ B |
44 |
3. Một lớp học của khoá bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá tối đa không quá 70 học viên.
1. Đơn vị tổ chức khóa bồi dưỡng thực hiện biên soạn Tài liệu bồi dưỡng trên cơ sở Tài liệu đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá do Bộ Tài chính phát hành thống nhất trong cả nước; đồng thời phải bao gồm các nội dung về quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá, thẩm định giá và thực hiện thẩm định giá nhà nước.
2. Bộ Tài chính tổ chức thẩm định Tài liệu bồi dưỡng do đơn vị tổ chức bồi dưỡng biên soạn.
3. Thành phần, nhiệm vụ, chế độ làm việc của Hội đồng thẩm định; quy trình tổ chức thẩm định Tài liệu bồi dưỡng thực hiện theo quy định của pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
1. Kết thúc khóa bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá, đơn vị tổ chức bồi dưỡng phải tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập. Việc kiểm tra được thực hiện bằng 1 (một) bài viết trong thời gian 150 phút. Nội dung bài kiểm tra phải thể hiện được những kiến thức cơ bản của các chuyên đề trong chương trình học.
2. Điểm bài kiểm tra được chấm theo thang điểm 10 (mười). Bài kiểm tra dưới 5 (năm) điểm là bài kiểm tra không đạt yêu cầu.
3. Học viên tham dự khóa học không đảm bảo tối thiểu 80% thời gian học tại khóa theo quy định cho mỗi học phần thì không được tham dự kiểm tra đánh giá kết quả học tập và phải học lại học phần còn thiếu.
4. Trường hợp vì lý do đặc biệt, học viên không tham dự kiểm tra đánh giá kết quả học tập được thì học viên phải có đơn đề nghị hoãn kiểm tra và phải được Thủ trưởng đơn vị tổ chức khóa học chấp thuận.
5. Học viên có bài kiểm tra không đạt yêu cầu và học viên chưa dự kiểm tra vì lý do đặc biệt quy định tại khoản 4 Điều này có quyền dự kiểm tra lại một lần. Thời gian tổ chức kiểm tra lại cho những học viên trên do Thủ trưởng đơn vị tổ chức bồi dưỡng quyết định nhưng không quá 06 (sáu) tháng kể từ ngày kết thúc khóa bồi dưỡng.
1. Học viên có kết quả bài kiểm tra từ 5 (năm) điểm trở lên là học viên đạt yêu cầu khóa học và được cấp Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá.
2. Thủ trưởng đơn vị tổ chức bồi dưỡng (hoặc cấp phó được Thủ trưởng đơn vị tổ chức bồi dưỡng ủy quyền) ký, cấp Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá.
Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá theo Mẫu quy định tại Phụ lục số 6 kèm theo Thông tư này và phải đóng dấu giáp lai ảnh của học viên.
3. Các trường hợp cấp lại Chứng chỉ vì bị mất, bị rách, bị cháy, bị hủy hoại do thiên tai, địch họa hoặc lý do bất khả kháng khác do đơn vị tổ chức bồi dưỡng xem xét, quyết định nhưng phải ghi rõ Chứng chỉ cấp lại và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cấp lại này.
4. Cán bộ, công chức có Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá; cán bộ, công chức có Thẻ thẩm định viên về giá do Bộ Tài chính cấp và cán bộ, công chức đã có bằng tốt nghiệp cao đẳng, đại học, sau đại học chuyên ngành vật giá, thẩm định giá được tham gia Hội đồng thẩm định giá theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Nghị định số 89/2013/NĐ-CP ngày 06/8/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật giá về thẩm định giá.