Chương II Thông tư 204/2014/TT-BTC: Đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá
Số hiệu: | 204/2014/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Trần Văn Hiếu |
Ngày ban hành: | 23/12/2014 | Ngày hiệu lực: | 15/02/2015 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2024 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Tiêu chuẩn giảng viên đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá
Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 204/2014/TT-BTC quy định về đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá.
Theo đó, giảng viên đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
- Có trình độ đại học, sau đại học chuyên ngành phù hợp với chuyên đề giảng dạy;
- Có thời gian công tác từ 5 năm trở lên trong việc nghiên cứu, giảng dạy chuyên ngành thẩm định giá hoặc làm công tác quản lý nhà nước đối với các chuyên ngành phù hợp theo quy định tại Thông tư này.
Đối với giảng viên bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về thẩm định giá ngoài việc phải đáp ứng các tiêu chuẩn nêu trên còn phải là thẩm định viên về giá có ít nhất 7 năm kinh nghiệm hành nghề.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/02/2015 và thay thế Quyết định 87/2008/QĐ-BTC.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Người có nhu cầu dự thi để được cấp Thẻ thẩm định viên về giá.
2. Các đối tượng khác có nhu cầu.
Các đơn vị sau đây đáp ứng đủ các yêu cầu tổ chức đào tạo, bồi dưỡng quy định tại Điều 5 Thông tư này thì được tổ chức đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá:
1. Các Học viện, Trường Đại học có chuyên ngành đào tạo về thẩm định giá được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật.
2. Các đơn vị có chức năng đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về thẩm định giá thuộc Bộ Tài chính.
3. Tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá.
1. Đơn vị tổ chức đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá quy định tại Điều 11 Thông tư này chỉ được phép tổ chức đào tạo, cấp Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá sau khi đã thực hiện đăng ký với Bộ Tài chính và được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản về việc đào tạo của mình.
2. Hồ sơ đăng ký gồm:
a) Đơn đăng ký đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá theo Mẫu quy định tại Phụ lục số 5 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Đối với các Học viện, Trường Đại học: Bản sao chứng thực quyết định thành lập đơn vị do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp; Tài liệu chứng minh các chuyên ngành được đào tạo, trong đó có chuyên ngành thẩm định giá.
Đối với các đơn vị có chức năng đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về thẩm định giá thuộc Bộ Tài chính: Bản sao chứng thực quyết định thành lập đơn vị do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp; Quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị, trong đó có chức năng, nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về thẩm định giá.
Đối với Hội thẩm định giá Việt Nam: Bản sao chứng thực Điều lệ Hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
c) Kế hoạch, chương trình đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá được Thủ trưởng đơn vị đào tạo phê duyệt;
d) Danh sách giảng viên tham gia giảng dạy và dự kiến địa điểm tổ chức đào tạo;
đ) Mẫu Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá theo quy định tại Phụ lục số 6 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Thủ trưởng đơn vị tổ chức đào tạo chịu trách nhiệm về các thông tin đã kê khai trong hồ sơ đăng ký đào tạo.
4. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ 1 (một) bộ hồ sơ đăng ký theo quy định, Bộ Tài chính xem xét, có văn bản chấp thuận cho đơn vị được tổ chức đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá. Trường hợp từ chối, Bộ Tài chính trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối.
1. Khóa đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá được tổ chức tập trung một kỳ liên tục hoặc nhiều kỳ nhưng không kéo dài quá 3 (ba) tháng cho một khóa học và phải đảm bảo dạy và học đủ thời lượng, nội dung và chương trình theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Thời lượng tối thiểu cho một khóa đào tạo được quy định là 160 giờ, bao gồm nội dung ôn tập và kiểm tra đánh giá kết quả học tập. Một giờ được tính là 50 phút học và 10 phút nghỉ giải lao.
|
Tên chuyên đề |
Số giờ học tối thiểu |
A. |
PHẦN KIẾN THỨC CHUNG |
|
- Chuyên đề 1 |
Pháp luật áp dụng trong lĩnh vực giá và thẩm định giá |
25 |
- Chuyên đề 2 |
Nguyên lý hình thành giá cả thị trường |
20 |
- Chuyên đề 3 |
Nguyên lý căn bản về thẩm định giá |
20 |
B. |
PHẦN KIẾN THỨC NGHIỆP VỤ |
|
- Chuyên đề 4 |
Thẩm định giá bất động sản |
25 |
- Chuyên đề 5 |
Thẩm định giá máy, thiết bị |
25 |
- Chuyên đề 6 |
Thẩm định giá doanh nghiệp |
25 |
- Chuyên đề 7 |
Thẩm định giá tài sản vô hình |
20 |
|
TỔNG CỘNG PHẦN A VÀ B |
160 |
3. Một lớp học của khoá đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá tối đa không quá 70 học viên.
4. Đơn vị tổ chức đào tạo sử dụng Tài liệu đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá do Bộ Tài chính phát hành thống nhất trong cả nước theo quy định tại Điều 28 Thông tư này; đồng thời, có trách nhiệm cập nhật những nội dung, quy định mới của nhà nước liên quan đến lĩnh vực giá và thẩm định giá trong quá trình giảng dạy.
1. Kết thúc khóa đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá, đơn vị tổ chức đào tạo phải tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập. Việc kiểm tra được thực hiện bằng 2 (hai) bài viết; trong đó, bài kiểm tra cho phần kiến thức chung là 120 phút, cho phần kiến thức nghiệp vụ là 150 phút. Nội dung các bài kiểm tra phải thể hiện được những kiến thức cơ bản của các chuyên đề trong chương trình học.
2. Điểm các bài kiểm tra được chấm theo thang điểm 10 (mười). Bài kiểm tra dưới 5 (năm) điểm là bài kiểm tra không đạt yêu cầu.
3. Học viên tham dự khóa học không đảm bảo tối thiểu 80% thời gian học tại khóa theo quy định cho mỗi học phần thì không được tham dự kiểm tra đánh giá kết quả học tập cho học phần đó và phải học lại học phần còn thiếu.
4. Trường hợp vì lý do thai sản, tai nạn, ốm đau có giấy chứng nhận của bệnh viện (sau đây gọi tắt là lý do đặc biệt), học viên không tham dự kiểm tra đánh giá kết quả học tập được thì học viên phải có đơn đề nghị hoãn kiểm tra và phải được Thủ trưởng đơn vị tổ chức khóa học chấp thuận.
5. Học viên có bài kiểm tra không đạt yêu cầu và học viên chưa dự kiểm tra vì lý do đặc biệt quy định tại khoản 4 Điều này có quyền dự kiểm tra lại một lần. Thời gian tổ chức kiểm tra lại cho những học viên trên do Thủ trưởng đơn vị tổ chức đào tạo quyết định nhưng không quá 6 (sáu) tháng kể từ ngày kết thúc khóa đào tạo.
1. Học viên có kết quả các bài kiểm tra từ 5 (năm) điểm trở lên là học viên đạt yêu cầu khóa học và được cấp Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá.
2. Thủ trưởng đơn vị tổ chức đào tạo (hoặc cấp phó được Thủ trưởng đơn vị tổ chức đào tạo ủy quyền) ký, cấp Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá.
Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá theo Mẫu quy định tại Phụ lục số 6 ban hành kèm theo Thông tư này và phải được đóng dấu giáp lai ảnh của học viên.
3. Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá là một trong những điều kiện để đăng ký dự thi cấp Thẻ thẩm định viên về giá.
4. Các trường hợp cấp lại Chứng chỉ vì bị mất, bị rách, bị cháy, bị hủy hoại do thiên tai, địch họa hoặc lý do bất khả kháng khác sẽ do đơn vị tổ chức đào tạo xem xét, quyết định nhưng phải ghi rõ Chứng chỉ cấp lại và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cấp lại này.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực