Chương I Thông tư 204/2014/TT-BTC: Những quy định chung
Số hiệu: | 204/2014/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Trần Văn Hiếu |
Ngày ban hành: | 23/12/2014 | Ngày hiệu lực: | 15/02/2015 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2024 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Tiêu chuẩn giảng viên đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá
Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 204/2014/TT-BTC quy định về đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá.
Theo đó, giảng viên đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
- Có trình độ đại học, sau đại học chuyên ngành phù hợp với chuyên đề giảng dạy;
- Có thời gian công tác từ 5 năm trở lên trong việc nghiên cứu, giảng dạy chuyên ngành thẩm định giá hoặc làm công tác quản lý nhà nước đối với các chuyên ngành phù hợp theo quy định tại Thông tư này.
Đối với giảng viên bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về thẩm định giá ngoài việc phải đáp ứng các tiêu chuẩn nêu trên còn phải là thẩm định viên về giá có ít nhất 7 năm kinh nghiệm hành nghề.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/02/2015 và thay thế Quyết định 87/2008/QĐ-BTC.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Thông tư này quy định về đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá; cấp chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá, chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá và giấy chứng nhận bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về thẩm định giá.
Thông tư này áp dụng đối với: Người có nhu cầu dự thi để được cấp Thẻ thẩm định viên về giá, người có Thẻ thẩm định viên về giá, Thẩm định viên về giá hành nghề; cán bộ, công chức làm công tác thẩm định giá trong các cơ quan nhà nước; đơn vị tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá; cơ quan quản lý nhà nước về thẩm định giá và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá (sau đây gọi tắt là đào tạo, bồi dưỡng).
1. Trang bị, hệ thống hóa và cập nhật những kiến thức về giá, thẩm định giá và pháp luật có liên quan đến hoạt động thẩm định giá nhằm nâng cao năng lực thẩm định giá cho người có nhu cầu dự thi để được cấp Thẻ thẩm định viên về giá, cho cán bộ, công chức làm công tác thẩm định giá trong các cơ quan nhà nước, cho đội ngũ thẩm định viên về giá hành nghề; đồng thời, nâng cao hiểu biết kiến thức về thẩm định giá cho các đối tượng có nhu cầu.
2. Tiêu chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ thẩm định giá đối với những người làm công tác thẩm định giá.
1. Chương trình, nội dung, thời gian đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá phải phù hợp với các đối tượng tham dự khóa đào tạo, bồi dưỡng theo quy định tại Thông tư này.
2. Việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá phải thực hiện theo quy định tại Thông tư này.
3. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá phải đảm bảo thường xuyên cập nhật, nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu của người tham dự các khóa đào tạo, bồi dưỡng, hoạt động thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá và của cơ quan nhà nước.
Đơn vị tổ chức đào tạo, bồi dưỡng khi tổ chức đào tạo, bồi dưỡng phải đáp ứng đủ các yêu cầu sau:
1. Có đội ngũ giảng viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng đạt tiêu chuẩn quy định tại Điều 6 Thông tư này.
2. Có đủ cơ sở vật chất phục vụ hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, bao gồm phòng học, bàn ghế, bảng viết, giáo cụ và các trang thiết bị cần thiết khác (tự có hoặc có hợp đồng thuê).
3. Có kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá phù hợp với quy định tại Thông tư này.
Giảng viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
1. Đối với đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá:
a) Có trình độ đại học, sau đại học chuyên ngành phù hợp với chuyên đề giảng dạy;
b) Có thời gian công tác từ 5 (năm) năm trở lên trong lĩnh vực nghiên cứu, giảng dạy chuyên ngành thẩm định giá tại các Học viện, Trường Đại học hoặc làm công tác thực tiễn quản lý nhà nước đối với các chuyên ngành phù hợp với các chuyên đề của khóa học quy định tại Thông tư này.
2. Đối với bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về thẩm định giá:
a) Giảng viên đáp ứng các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Thẩm định viên về giá tham gia giảng dạy có tối thiểu 7 (bảy) năm kinh nghiệm hành nghề thẩm định giá.
1. Quyền của đơn vị tổ chức đào tạo, bồi dưỡng
a) Chiêu sinh và chủ động triển khai thực hiện hoạt động đào tạo, bồi dưỡng theo đúng các đối tượng quy định tại Điều 10, Điều 16 và Điều 22 Thông tư này;
b) Được thu tiền dịch vụ từ những học viên tham dự khóa học. Mức thu tiền dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng do Thủ trưởng đơn vị đào tạo, bồi dưỡng quyết định. Việc thu, quản lý và sử dụng thực hiện theo đúng quy định của pháp luật;
c) Cấp Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá, Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá, Giấy chứng nhận bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về thẩm định giá theo quy định tại Điều 15, Điều 21 và Điều 26 Thông tư này.
2. Trách nhiệm của đơn vị tổ chức đào tạo, bồi dưỡng
a) Chấp hành các quy định về tổ chức đào tạo, bồi dưỡng; kiểm tra đánh giá kết quả học tập và cấp các Chứng chỉ, Giấy chứng nhận theo quy định tại Thông tư này;
b) Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ báo cáo theo quy định tại Thông tư này;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đúng đắn, hợp pháp của các Chứng chỉ, Giấy chứng nhận do đơn vị mình cấp;
d) Không được cấp các Chứng chỉ, Giấy chứng nhận cho những người không có tên trong danh sách học, những người có tham gia học nhưng không đạt yêu cầu khóa học theo quy định tại Thông tư này;
đ) Lưu trữ đầy đủ hồ sơ liên quan đến việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng quy định tại Điều 9 Thông tư này;
e) Cung cấp đầy đủ, chính xác, đúng thời hạn các thông tin, tài liệu, báo cáo theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng;
g) Chịu sự kiểm tra, giám sát của Bộ Tài chính trong việc thực hiện các quy định tại Thông tư này.
1. Đơn vị tổ chức đào tạo, bồi dưỡng khi tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá phải đáp ứng đủ các yêu cầu quy định tại Điều 5 Thông tư này. Trong quá trình tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, chậm nhất 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày không đáp ứng đủ các yêu cầu trên, đơn vị có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản về Bộ Tài chính.
2. Chậm nhất 5 (năm) ngày làm việc trước ngày mở khóa học/lớp học (từng khóa/từng lớp), đơn vị tổ chức đào tạo, bồi dưỡng phải gửi cho Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá) thông báo mở khóa học/lớp học, kèm theo các tài liệu sau:
a) Quyết định mở khoá học/lớp học của Thủ trưởng đơn vị;
b) Danh sách học viên, giảng viên theo Mẫu quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Danh sách Ban quản lý khoá học/lớp học;
d) Nội dung, chương trình, tài liệu và lịch học của khoá học/lớp học.
3. Kết thúc mỗi chuyên đề, đơn vị tổ chức đào tạo, bồi dưỡng thực hiện việc lấy ý kiến đánh giá của học viên vào Phiếu đánh giá chất lượng khóa học (bao gồm cả lớp bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về thẩm định giá) theo Mẫu quy định tại Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Chậm nhất 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc khóa học/lớp học, đơn vị tổ chức đào tạo, bồi dưỡng phải gửi cho Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá) báo cáo kết quả đào tạo, bồi dưỡng, kèm theo các tài liệu sau:
a) Quyết định công nhận kết quả đạt yêu cầu khóa học/lớp học;
b) Danh sách học viên đạt yêu cầu khóa học/lớp học và được cấp Chứng chỉ, Giấy chứng nhận theo Mẫu quy định tại Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Định kỳ hàng năm, đơn vị tổ chức đào tạo, bồi dưỡng gửi báo cáo một năm tình hình hoạt động và phương hướng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của đơn vị về Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá) theo Mẫu báo cáo quy định tại Phụ lục số 4 ban hành kèm theo Thông tư này. Thời hạn gửi báo cáo chậm nhất vào ngày 31 tháng 01 của năm liền kề sau năm báo cáo.
1. Hồ sơ đào tạo, bồi dưỡng lưu trữ bao gồm:
a) Các tài liệu quy định tại Điều 8 và Điều 12 Thông tư này;
b) Hợp đồng giảng dạy và thanh lý Hợp đồng (nếu có);
c) Bảng điểm danh từng học viên tham gia các buổi học và có chữ ký xác nhận của giảng viên;
d) Đơn xin học của học viên hoặc Quyết định của đơn vị cử đi học (nếu có);
đ) Các bài kiểm tra của học viên;
e) Bản sao chứng thực hoặc bản sao đã được đối chiếu với bản gốc Thẻ thẩm định viên về giá đối với học viên tham dự lớp bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về thẩm định giá;
g) Giấy tờ chứng minh trình độ và kinh nghiệm công tác của giảng viên tham gia giảng dạy;
h) Phiếu đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng;
i) Các tài liệu liên quan khác (nếu có).
2. Thời gian lưu trữ tối thiểu là 10 (mười) năm.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực