Thông tư 203/2009/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng trích khấu hao tài sản cố định
Số hiệu: | 203/2009/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Trần Văn Hiếu |
Ngày ban hành: | 20/10/2009 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2010 |
Ngày công báo: | 15/11/2009 | Số công báo: | Từ số 521 đến số 522 |
Lĩnh vực: | Kế toán - Kiểm toán | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
10/06/2013 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Article 1. Subjects and scope of application:
1. This Circular applies to enterprises established and operating in Vietnam in accordance with law.
Depreciation costs of fixed assets calculated under this Circular may be used for determining deductible expenses for calculation of enterprise income tax.
2. The depreciation and calculation of depreciation costs stipulated in this Circular shall be applied to each fixed asset of enterprises
Article 2. Terms used in this Circular are interpreted as follows:
1. Tangible fixed assets means of production mainly in material forms which meet the standards of tangible fixed assets and which, while engaged in many business cycles, still maintain their initial material form such as buildings, architectural structures, machinery, equipment, means of transport, etc.
2. Intangible fixed assets means assets without material form which represent an invested amount of value and meet the standards of intangible fixed assets and are engaged in many business cycles such as certain expenses directly related to land use. issuance right, patent, copyright, etc.
3. Financial leasing fixed assets means fixed assets that an enterprise leases from a financial leasing company. Upon termination of the leasing term, the lessee may choose to purchase the leased assets or continue to lease the assets under the conditions agreed in the financial leasing contract. The total rent paid for an asset stated in the financial leasing contract must be at least equivalent to the value of such asset at the time the contract is signed.
All leased fixed assets which fail to meet the above regulations shall be considered operation leasing fixed assets.
4. Similar fixed assets means fixed assets with a similar utility in the same business line and of an equivalent value.
5. Historical cost of fixed asset:
- Historical cost of a tangible fixed asset means the total expenses that an enterprise has to incur to acquire such asset, calculated up to the time when the tangible fixed asset is made ready for use.
- Historical cost of an intangible fixed asset means the total expenses that an enterprise has to incur to acquire such asset, calculated up to the time when the intangible fixed asset is put into use as expected.
6. Reasonable value of fixed asset means the value of an asset which can be exchanged between parties with full knowledge in an equal value exchange.
7. Useful life of fixed asset means the duration for which an enterprise expects to use a fixed asset in business and production activities, or the duration which, according to current regulations, is determined on the basis of the quantity or volume of products expected to be produced from the use of such fixed asset in normal conditions in line with economic-technical parameters of the fixed asset and with other factors related to the operation of the fixed asset.
8. Wear and tear of fixed asset means the gradual devaluation of a fixed asset due to its involvement in business and production activities, natural corrosion, technical advancement, etc., in the course of operation of the fixed asset.
9. Value of accumulated wear and tear of fixed asset means the total value of wear and tear of a fixed asset up to the time of reporting.
10. Depreciation of fixed asset means the calculation and systematic allocation of the historical cost of a fixed asset to business and production expenses during the period of using such fixed asset.
11. Accumulated depreciation of fixed asset means the total amount of depreciation costs of a fixed asset which have been included in production and business expenses over the business period of the fixed asset, calculated up to the time of reporting.
12. Residual value of fixed asset means the difference between the historical cost of a fixed asset and the accumulated depreciation cost (or the value of accumulated wear and tear) of the fixed asset, calculated up to the time of reporting.
13. Repair of fixed asset means the renovation, maintenance and repair of a fixed asset when it is broken down in the course of operation in order to recover its operation capacity back to the initial standard operation conditions of fixed assets.
14. Upgrading of fixed asset means the reformation, construction and installation of, and provision of additional equipment to. a fixed asset in order to improve its capacity, the quality of its products, utility and performance as against its initial capacity, or to extend the useful life of the fixed asset; or the application of new technological processes which decrease operation expenses of the fixed asset compared with previous expenses.
1. Thông tư này áp dụng cho doanh nghiệp được thành lập và hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Chi phí khấu hao tài sản cố định tính theo quy định tại Thông tư này được sử dụng để xác định chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
2. Việc tính và trích khấu hao theo Thông tư này được thực hiện đối với từng tài sản cố định (sau đây viết tắt là TSCĐ) của doanh nghiệp.
1. Tài sản cố định hữu hình: là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải...
2. Tài sản cố định vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả...
3. Tài sản cố định thuê tài chính: là những TSCĐ mà doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.
Mọi TSCĐ đi thuê nếu không thoả mãn các quy định nêu trên được coi là tài sản cố định thuê hoạt động.
4. Tài sản cố định tương tự: là TSCĐ có công dụng tương tự trong cùng một lĩnh vực kinh doanh và có giá trị tương đương.
5. Nguyên giá tài sản cố định:
- Nguyên giá tài sản cố định hữu hình là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có tài sản cố định hữu hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
- Nguyên giá tài sản cố định vô hình là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có tài sản cố định vô hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào sử dụng theo dự tính.
6. Giá trị hợp lý của tài sản cố định: là giá trị tài sản có thể trao đổi giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá.
7. Thời gian sử dụng tài sản cố định: là thời gian doanh nghiệp dự tính sử dụng tài sản cố định vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc xác định theo số lượng, khối lượng sản phẩm dự kiến sản xuất được từ việc sử dụng tài sản cố định theo quy định hiện hành, ở điều kiện bình thường, phù hợp với các thông số kinh tế - kỹ thuật của tài sản cố định và các yếu tố khác có liên quan đến sự hoạt động của tài sản cố định.
8. Hao mòn tài sản cố định: là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của tài sản cố định do tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do bào mòn của tự nhiên, do tiến bộ kỹ thuật... trong quá trình hoạt động của tài sản cố định.
9. Giá trị hao mòn luỹ kế của tài sản cố định: là tổng cộng giá trị hao mòn của tài sản cố định tính đến thời điểm báo cáo.
10. Khấu hao tài sản cố định: là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian sử dụng của tài sản cố định.
11. Số khấu hao lũy kế của tài sản cố định: là tổng cộng số khấu hao đã trích vào chi phí sản xuất, kinh doanh qua các kỳ kinh doanh của tài sản cố định tính đến thời điểm báo cáo.
12. Giá trị còn lại của tài sản cố định: là hiệu số giữa nguyên giá của TSCĐ sau khi trừ (-) số khấu hao luỹ kế (hoặc giá trị hao mòn luỹ kế) của TSCĐ tính đến thời điểm báo cáo.
13. Sửa chữa tài sản cố định: là việc duy tu, bảo dưỡng, thay thế sửa chữa những hư hỏng phát sinh trong quá trình hoạt động nhằm khôi phục lại năng lực hoạt động theo trạng thái hoạt động tiêu chuẩn ban đầu của tài sản cố định.
14. Nâng cấp tài sản cố định: là hoạt động cải tạo, xây lắp, trang bị bổ sung thêm cho TSCĐ nhằm nâng cao công suất, chất lượng sản phẩm, tính năng tác dụng của TSCĐ so với mức ban đầu hoặc kéo dài thời gian sử dụng của TSCĐ; đưa vào áp dụng quy trình công nghệ sản xuất mới làm giảm chi phí hoạt động của TSCĐ so với trước.
1. Tư liệu lao động là những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định:
a. Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
b. Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;
c. Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên.
Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một tài sản cố định hữu hình độc lập.
Đối với súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm, thì từng con súc vật thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một TSCĐ hữu hình.
Đối với vườn cây lâu năm thì từng mảnh vườn cây, hoặc cây thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của TSCĐ được coi là một TSCĐ hữu hình.
2. Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định vô hình:
Mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn quy định tại điểm 1 ở trên, mà không hình thành TSCĐ hữu hình được coi là TSCĐ vô hình.
Những khoản chi phí không đồng thời thoả mãn cả ba tiêu chuẩn nêu tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này thì được hạch toán trực tiếp hoặc được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.
Riêng các chi phí phát sinh trong giai đoạn triển khai được ghi nhận là TSCĐ vô hình tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp nếu thỏa mãn đồng thời bảy điều kiện sau:
a. Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành và đưa tài sản vô hình vào sử dụng theo dự tính hoặc để bán;
b. Doanh nghiệp dự định hoàn thành tài sản vô hình để sử dụng hoặc để bán;
c. Doanh nghiệp có khả năng sử dụng hoặc bán tài sản vô hình đó;
d. Tài sản vô hình đó phải tạo ra được lợi ích kinh tế trong tương lai;
đ. Có đầy đủ các nguồn lực về kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực khác để hoàn tất các giai đoạn triển khai, bán hoặc sử dụng tài sản vô hình đó;
e. Có khả năng xác định một cách chắc chắn toàn bộ chi phí trong giai đoạn triển khai để tạo ra tài sản vô hình đó;
g. Ước tính có đủ tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị theo quy định cho tài sản cố định vô hình.
Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trước khi thành lập doanh nghiệp, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm, lợi thế kinh doanh không phải là tài sản cố định vô hình mà được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong thời gian tối đa không quá 3 năm kể từ khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động.
1. Xác định nguyên giá tài sản cố định hữu hình:
a. TSCĐ hữu hình mua sắm:
Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm (kể cả mua mới và cũ): là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: lãi tiền vay phát sinh trong quá trình đầu tư mua sắm tài sản cố định; chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ và các chi phí liên quan trực tiếp khác.
Trường hợp TSCĐ hữu hình mua trả chậm, trả góp, nguyên giá TSCĐ là giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ (nếu có).
Trường hợp mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất thì giá trị quyền sử dụng đất phải xác định riêng và ghi nhận là TSCĐ vô hình, còn TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc thì nguyên giá là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa TSCĐ hữu hình vào sử dụng.
Trường hợp sau khi mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất, doanh nghiệp dỡ bỏ hoặc huỷ bỏ để xây dựng mới thì giá trị quyền sử dụng đất phải xác định riêng và ghi nhận là TSCĐ vô hình; nguyên giá của TSCĐ xây dựng mới được xác định là giá quyết toán công trình đầu tư xây dựng theo quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành. Những tài sản dỡ bỏ hoặc huỷ bỏ được xử lý hạch toán theo quy định hiện hành đối với thanh lý tài sản cố định.
b. TSCĐ hữu hình mua theo hình thức trao đổi:
Nguyên giá TSCĐ mua theo hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình không tương tự hoặc tài sản khác là giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình nhận về, hoặc giá trị hợp lý của TSCĐ đem trao đổi (sau khi cộng thêm các khoản phải trả thêm hoặc trừ đi các khoản phải thu về) cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng, như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ (nếu có).
Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua theo hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài sản tương tự là giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình đem trao đổi.
c. Tài sản cố định hữu hình tự xây dựng hoặc tự sản xuất:
Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng là giá trị quyết toán công trình khi đưa vào sử dụng. Trường hợp TSCĐ đã đưa vào sử dụng nhưng chưa thực hiện quyết toán thì doanh nghiệp hạch toán nguyên giá theo giá tạm tính và điều chỉnh sau khi quyết toán công trình hoàn thành.
Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự sản xuất là giá thành thực tế của TSCĐ hữu hình cộng (+) các chi phí lắp đặt chạy thử, các chi phí khác trực tiếp liên quan tính đến thời điểm đưa TSCĐ hữu hình vào trạng thái sẵn sàng sử dụng (trừ các khoản lãi nội bộ, giá trị sản phẩm thu hồi được trong quá trình chạy thử, sản xuất thử, các chi phí không hợp lý như vật liệu lãng phí, lao động hoặc các khoản chi phí khác vượt quá định mức quy định trong xây dựng hoặc sản xuất).
d. Nguyên giá tài sản cố định hữu hình do đầu tư xây dựng:
Nguyên giá TSCĐ do đầu tư xây dựng cơ bản hình thành theo phương thức giao thầu là giá quyết toán công trình xây dựng theo quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành cộng (+) lệ phí trước bạ, các chi phí liên quan trực tiếp khác. Trường hợp TSCĐ do đầu tư xây dựng đã đưa vào sử dụng nhưng chưa thực hiện quyết toán thì doanh nghiệp hạch toán nguyên giá theo giá tạm tính và điều chỉnh sau khi quyết toán công trình hoàn thành.
Đối với tài sản cố định là con súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm, vườn cây lâu năm thì nguyên giá là toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra cho con súc vật, vườn cây đó từ lúc hình thành tính đến thời điểm đưa vào khai thác, sử dụng.
đ. Tài sản cố định hữu hình được tài trợ, được biếu, được tặng, do phát hiện thừa:
Nguyên giá tài sản cố định hữu hình được tài trợ, được biếu, được tặng, do phát hiện thừa là giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp.
e. Tài sản cố định hữu hình được cấp; được điều chuyển đến:
Nguyên giá TSCĐ hữu hình được cấp, được điều chuyển đến bao gồm giá trị còn lại của TSCĐ trên số kế toán ở đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển hoặc giá trị theo đánh giá thực tế của tổ chức định giá chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật, cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp mà bên nhận tài sản phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như chi phí thuê tổ chức định giá; chi phí nâng cấp, lắp đặt, chạy thử…
g. Tài sản cố định hữu hình nhận góp vốn, nhận lại vốn góp:
TSCĐ nhận góp vốn, nhận lại vốn góp là giá trị do các thành viên, cổ đông sáng lập định giá nhất trí; hoặc doanh nghiệp và người góp vốn thoả thuận; hoặc do tổ chức chuyên nghiệp định giá theo quy định của pháp luật và được các thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.
2. Xác định nguyên giá tài sản cố định vô hình:
a. Tài sản cố định vô hình mua sắm:
Nguyên giá TSCĐ vô hình mua sắm là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản vào sử dụng.
Trường hợp TSCĐ vô hình mua sắm theo hình thức trả chậm, trả góp, nguyên giá TSCĐ là giá mua tài sản theo phương thức trả tiền ngay tại thời điểm mua (không bao gồm lãi trả chậm).
b. Tài sản cố định vô hình mua theo hình thức trao đổi:
Nguyên giá TSCĐ vô hình mua theo hình thức trao đổi với một TSCĐ vô hình không tương tự hoặc tài sản khác là giá trị hợp lý của TSCĐ vô hình nhận về, hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi (sau khi cộng thêm các khoản phải trả thêm hoặc trừ đi các khoản phải thu về) cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính.
Nguyên giá TSCĐ vô hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ vô hình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài sản tương tự là giá trị còn lại của TSCĐ vô hình đem trao đổi.
c. Tài sản cố định vô hình được cấp, được biếu, được tặng, được điều chuyển đến:
Nguyên giá TSCĐ vô hình được cấp, được biếu, được tặng là giá trị hợp lý ban đầu cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến việc đưa tài sản vào sử dụng.
Nguyên giá TSCĐ được điều chuyển đến là nguyên giá ghi trên sổ sách kế toán của doanh nghiệp có tài sản điều chuyển. Doanh nghiệp tiếp nhận tài sản điều chuyển có trách nhiệm hạch toán nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại của tài sản theo quy định.
d. Tài sản cố định vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp:
Nguyên giá TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp là các chi phí liên quan trực tiếp đến khâu xây dựng, sản xuất thử nghiệm phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ đó vào sử dụng theo dự tính.
Riêng các chi phí phát sinh trong nội bộ để doanh nghiệp có nhãn hiệu hàng hoá, quyền phát hành, danh sách khách hàng, chi phí phát sinh trong giai đoạn nghiên cứu và các khoản mục tương tự không đáp ứng được tiêu chuẩn và nhận biết TSCĐ vô hình được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ.
đ. TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất:
- Trường hợp doanh nghiệp được giao đất có thu tiền sử dụng đất: nguyên giá TSCĐ là quyền sử dụng đất được giao được xác định là toàn bộ khoản tiền chi ra để có quyền sử dụng đất hợp pháp cộng (+) các chi phí cho đền bù giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, lệ phí trước bạ (không bao gồm các chi phí chi ra để xây dựng các công trình trên đất); hoặc là giá trị quyền sử dụng đất nhận góp vốn.
- Trường hợp doanh nghiệp thuê đất thì tiền thuê đất được tính vào chi phí kinh doanh, không ghi nhận là TSCĐ vô hình. Cụ thể:
+ Nếu doanh nghiệp thuê đất trả tiền thuê một lần cho cả thời gian thuê thì được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh theo số năm thuê đất.
+ Nếu doanh nghiệp thuê đất trả tiền thuê hàng năm thì hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ tương ứng số tiền thuê đất trả hàng năm.
e. Nguyên giá của TSCĐ vô hình là quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ: là toàn bộ các chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra để có được quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
g. Nguyên giá TSCĐ là các chương trình phần mềm:
Nguyên giá TSCĐ của các chương trình phần mềm được xác định là toàn bộ các chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã bỏ ra để có các chương trình phần mềm trong trường hợp chương trình phần mềm là một bộ phận có thể tách rời với phần cứng có liên quan, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
3. Tài sản cố định thuê tài chính:
Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính phản ánh ở đơn vị thuê là giá trị của tài sản thuê tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản hoặc giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu (trường hợp giá trị của tài sản thuê cao hơn giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu) cộng (+) với các chi phí trực tiếp phát sinh ban đầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính.
4. Nguyên giá tài sản cố định của doanh nghiệp chỉ được thay đổi trong các trường hợp sau:
a. Đánh giá lại giá trị TSCĐ trong các trường hợp:
- Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Thực hiện tổ chức lại doanh nghiệp, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp: chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, cổ phần hoá, bán, khoán, cho thuê, chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần, chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn.
- Dùng tài sản để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp.
b. Đầu tư nâng cấp TSCĐ.
c. Tháo dỡ một hay một số bộ phận của TSCĐ mà các bộ phận này được quản lý theo tiêu chuẩn của 1 TSCĐ hữu hình.
Khi thay đổi nguyên giá TSCĐ, doanh nghiệp phải lập biên bản ghi rõ các căn cứ thay đổi và xác định lại các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại trên sổ kế toán, số khấu hao luỹ kế, thời gian sử dụng của TSCĐ và tiến hành hạch toán theo quy định.
1. Mọi TSCĐ trong doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ riêng (gồm biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng, hoá đơn mua TSCĐ và các chứng từ, giấy tờ khác có liên quan). Mỗi TSCĐ phải được phân loại, đánh số và có thẻ riêng, được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ và được phản ánh trong sổ theo dõi TSCĐ.
2. Mỗi TSCĐ phải được quản lý theo nguyên giá, số hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại trên sổ sách kế toán:
Giá trị còn lại trên sổ kế toán của TSCĐ |
= |
Nguyên giá của tài sản cố định |
- |
Số hao mòn luỹ kế của TSCĐ |
3. Đối với những TSCĐ không cần dùng, chờ thanh lý nhưng chưa hết khấu hao, doanh nghiệp phải thực hiện quản lý, theo dõi, bảo quản theo quy định hiện hành và trích khấu hao theo quy định tại Thông tư này.
4. Doanh nghiệp phải thực hiện việc quản lý đối với những tài sản cố định đã khấu hao hết nhưng vẫn tham gia vào hoạt động kinh doanh như những TSCĐ thông thường.
Căn cứ vào mục đích sử dụng của tài sản cố định, doanh nghiệp tiến hành phân loại tài sản cố định theo các chỉ tiêu sau:
1. Tài sản cố định dùng cho mục đích kinh doanh là những tài sản cố định do doanh nghiệp quản lý, sử dụng cho các mục đích kinh doanh của doanh nghiệp.
a. Đối với tài sản cố định hữu hình, doanh nghiệp phân loại như sau:
Loại 1: Nhà cửa, vật kiến trúc: là tài sản cố định của doanh nghiệp được hình thành sau quá trình thi công xây dựng như trụ sở làm việc, nhà kho, hàng rào, tháp nước, sân bãi, các công trình trang trí cho nhà cửa, đường xá, cầu cống, đường sắt, đường băng sân bay, cầu tầu, cầu cảng, ụ triền đà.
Loại 2: Máy móc, thiết bị: là toàn bộ các loại máy móc, thiết bị dùng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy móc chuyên dùng, thiết bị công tác, giàn khoan trong lĩnh vực dầu khí, cần cẩu, dây truyền công nghệ, những máy móc đơn lẻ.
Loại 3: Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: là các loại phương tiện vận tải gồm phương tiện vận tải đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, đường không, đường ống và các thiết bị truyền dẫn như hệ thống thông tin, hệ thống điện, đường ống nước, băng tải.
Loại 4: Thiết bị, dụng cụ quản lý: là những thiết bị, dụng cụ dùng trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy vi tính phục vụ quản lý, thiết bị điện tử, thiết bị, dụng cụ đo lường, kiểm tra chất lượng, máy hút ẩm, hút bụi, chống mối mọt.
Loại 5: Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm: là các vườn cây lâu năm như vườn cà phê, vườn chè, vườn cao su, vườn cây ăn quả, thảm cỏ, thảm cây xanh...; súc vật làm việc và/ hoặc cho sản phẩm như đàn voi, đàn ngựa, đàn trâu, đàn bò…
Loại 6: Các loại tài sản cố định khác: là toàn bộ các tài sản cố định khác chưa liệt kê vào năm loại trên như tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật.
b. Tài sản cố định vô hình: quyền sử dụng đất, quyền phát hành, bằng sáng chế phát minh, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, sản phẩm, kết quả của cuộc biểu diễn nghệ thuật, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý, giống cây trồng và vật liệu nhân giống.
2. Tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng là những tài sản cố định do doanh nghiệp quản lý sử dụng cho các mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng trong doanh nghiệp. Các tài sản cố định này cũng được phân loại theo quy định tại điểm 1 nêu trên.
3. Tài sản cố định bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ là những tài sản cố định doanh nghiệp bảo quản hộ, giữ hộ cho đơn vị khác hoặc cất giữ hộ Nhà nước theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
4. Tuỳ theo yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp, doanh nghiệp tự phân loại chi tiết hơn các tài sản cố định của doanh nghiệp trong từng nhóm cho phù hợp.
1. Các chi phí doanh nghiệp chi ra để đầu tư nâng cấp tài sản cố định được phản ánh tăng nguyên giá của TSCĐ đó, không được hạch toán các chi phí này vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
2. Các chi phí sửa chữa tài sản cố định không được tính tăng nguyên giá TSCĐ mà được hạch toán trực tiếp hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong kỳ, nhưng tối đa không quá 3 năm.
Đối với những tài sản cố định mà việc sửa chữa có tính chu kỳ thì doanh nghiệp được trích trước chi phí sửa chữa theo dự toán vào chi phí hàng năm. Nếu số thực chi sửa chữa tài sản cố định lớn hơn số trích theo dự toán thì doanh nghiệp được tính thêm vào chi phí hợp lý số chênh lệch này. Nếu số thực chi sửa chữa tài sản cố định nhỏ hơn số đã trích thì phần chênh lệch được hạch toán giảm chi phí kinh doanh trong kỳ.
3. Các chi phí liên quan đến TSCĐ vô hình phát sinh sau ghi nhận ban đầu được đánh giá một cách chắc chắn, làm tăng lợi ích kinh tế của TSCĐ vô hình so với mức hoạt động ban đầu, thì được phản ánh tăng nguyên giá TSCĐ. Các chi phí khác liên quan đến TSCĐ vô hình phát sinh sau ghi nhận ban đầu được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh.
1. Mọi hoạt động cho thuê, cầm cố, thế chấp, nhượng bán, thanh lý tài sản cố định phải theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành.
2. Đối với tài sản cố định đi thuê:
a. TSCĐ thuê hoạt động:
- Doanh nghiệp đi thuê phải có trách nhiệm quản lý, sử dụng TSCĐ theo các quy định trong hợp đồng thuê. Chi phí thuê TSCĐ được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ.
- Doanh nghiệp cho thuê, với tư cách là chủ sở hữu, phải theo dõi, quản lý TSCĐ cho thuê.
b. Đối với TSCĐ thuê tài chính:
- Doanh nghiệp đi thuê phải theo dõi, quản lý, sử dụng tài sản cố định đi thuê như tài sản cố định thuộc sở hữu của doanh nghiệp và phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng thuê tài sản cố định.
- Doanh nghiệp cho thuê, với tư cách là chủ đầu tư, phải theo dõi và thực hiện đúng các quy định trong hợp đồng cho thuê tài sản cố định.
c. Trường hợp trong hợp đồng thuê tài sản (bao gồm cả thuê hoạt động và thuê tài chính) quy định bên đi thuê có trách nhiệm sửa chữa tài sản trong thời gian thuê thì chi phí sửa chữa TSCĐ đi thuê được phép hạch toán vào chi phí hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh nhưng thời gian tối đa không quá 3 năm.
4. Đối với giao dịch bán và thuê lại tài sản cố định:
- Trường hợp doanh nghiệp bán và cho thuê lại tài sản cố định là thuê hoạt động, doanh nghiệp phải thực hiện như quy định đối với doanh nghiệp đi thuê tài sản cố định hoạt động. Các khoản chênh lệch phát sinh khi giá bán thỏa thuận, tiền thuê lại tài sản cố định ở mức thấp hơn hoặc cao hơn giá trị hợp lý được hạch toán ngay vào thu nhập trong kỳ phát sinh hoặc phân bổ dần vào chi phí theo quy định.
- Trường hợp doanh nghiệp bán và thuê lại tài sản cố định là thuê tài chính, doanh nghiệp phải thực hiện như quy định đối với doanh nghiệp đi thuê tài sản cố định tài chính. Khoản chênh lệch giữa giữa thu nhập bán tài sản với giá trị còn lại trên sổ kế toán được hạch toán vào thu nhập theo quy định.
1. Tất cả TSCĐ hiện có của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao, trừ những TSCĐ sau đây:
- TSCĐ đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
- TSCĐ chưa khấu hao hết bị mất.
- TSCĐ khác do doanh nghiệp quản lý mà không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ TSCĐ thuê tài chính).
- TSCĐ không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp.
- TSCĐ sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ người lao động của doanh nghiệp (trừ các TSCĐ phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, bể chứa nước sạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, xe đưa đón người lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhà ở cho người lao động do doanh nghiệp đầu tư xây dựng).
- TSCĐ là nhà và đất ở trong trường hợp mua lại nhà và đất ở đã được nhà nước cấp quyền sử dụng đất lâu dài thì giá trị quyền sử dụng đất không phải tính khấu hao.
- TSCĐ từ nguồn viện trợ không hoàn lại sau khi được cơ quan có thẩm quyền bàn giao cho doanh nghiệp để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học.
- TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất.
2. Các khoản chi phí khấu hao tài sản cố định quy định tại điểm 2.2 mục IV phần C Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
3. Trường hợp TSCĐ sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ cho người lao động của doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư này có tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp căn cứ vào thời gian và tính chất sử dụng các tài sản cố định này để thực hiện tính và trích khấu hao vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp và thông báo cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý để theo dõi, quản lý.
4. TSCĐ chưa khấu hao hết bị mất, bị hư hỏng mà không thể sửa chữa, khắc phục được, doanh nghiệp xác định nguyên nhân, trách nhiệm bồi thường của tập thể, cá nhân gây ra. Chênh lệch giữa giá trị còn lại của tài sản với tiền bồi thường và giá trị thu hồi được (nếu có), doanh nghiệp dùng Quỹ dự phòng tài chính để bù đắp. Trường hợp Quỹ dự phòng tài chính không đủ bù đắp, thì phần chênh lệch thiếu doanh nghiệp được tính vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp.
5. Doanh nghiệp cho thuê TSCĐ hoạt động phải trích khấu hao đối với TSCĐ cho thuê.
6. Doanh nghiệp thuê TSCĐ theo hình thức thuê tài chính (gọi tắt là TSCĐ thuê tài chính) phải trích khấu hao TSCĐ đi thuê như TSCĐ thuộc sở hữu của doanh nghiệp theo quy định hiện hành. Trường hợp ngay tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, doanh nghiệp thuê TSCĐ thuê tài chính cam kết không mua tài sản thuê trong hợp đồng thuê tài chính, thì doanh nghiệp đi thuê được trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính theo thời hạn thuê trong hợp đồng.
7. Trường hợp đánh giá lại giá trị TSCĐ đã hết khấu hao để góp vốn, điều chuyển khi chia tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thì các TSCĐ này phải được các tổ chức định giá chuyên nghiệp xác định giá trị nhưng không thấp hơn 20% nguyên giá tài sản đó. Thời điểm trích khấu hao đối với những tài sản này là thời điểm doanh nghiệp chính thức nhận bàn giao đưa tài sản vào sử dụng và thời gian trích khấu hao từ 3 đến 5 năm. Thời gian cụ thể do doanh nghiệp quyết định nhưng phải đăng ký với cơ quan thuế trước khi thực hiện.
8. Các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá theo phương pháp dòng tiền chiết khấu (DCF) thì phần chênh lệch tăng của vốn nhà nước giữa giá trị thực tế và giá trị ghi trên sổ sách kế toán không được ghi nhận là TSCĐ vô hình và được phân bổ dần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thời gian không quá 10 năm. Thời điểm bắt đầu phân bổ vào chi phí là thời điểm doanh nghiệp chính thức chuyển thành công ty cổ phần (có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh).
9. Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng) mà TSCĐ tăng hoặc giảm. Doanh nghiệp thực hiện hạch toán tăng, giảm TSCĐ theo quy định hiện hành về chế độ kế toán doanh nghiệp.
1. Đối với tài sản cố định còn mới (chưa qua sử dụng), doanh nghiệp phải căn cứ vào khung thời gian sử dụng tài sản cố định quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này để xác định thời gian sử dụng của tài sản cố định.
2. Đối với tài sản cố định đã qua sử dụng, thời gian sử dụng của tài sản cố định được xác định như sau:
Thời gian sử dụng của TSCĐ |
= |
Giá trị hợp lý của TSCĐ |
x |
Thời gian sử dụng của TSCĐ mới cùng loại xác định theo Phụ lục 1 (ban hành kèm theo Thông tư này) |
Giá bán của TSCĐ cùng loại mới 100% (hoặc của TSCĐ tương đương trên thị trường) |
Trong đó:
Giá trị hợp lý của TSCĐ là giá mua hoặc trao đổi thực tế (trong trường hợp mua bán, trao đổi), giá trị còn lại của TSCĐ hoặc giá trị theo đánh giá của tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá (trong trường hợp được cho, được biếu, được tặng, được cấp, được điều chuyển đến ) và các trường hợp khác.
3. Thay đổi thời gian sử dụng tài sản cố định:
a. Trường hợp doanh nghiệp muốn xác định thời gian sử dụng của tài sản cố định mới và đã qua sử dụng khác với khung thời gian sử dụng quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này, doanh nghiệp phải lập Phương án thay đổi thời gian sử dụng tài sản cố định trên cơ sở giải trình rõ các nội dung sau:
- Tuổi thọ kỹ thuật của TSCĐ theo thiết kế;
- Hiện trạng TSCĐ (thời gian TSCĐ đã qua sử dụng, thế hệ tài sản, tình trạng thực tế của tài sản);
- Ảnh hưởng của việc tăng, giảm khấu hao TSCĐ đến kết quả sản xuất kinh doanh và nguồn vốn trả nợ các tổ chức tín dụng.
b. Thẩm quyền phê duyệt Phương án thay đổi thời gian sử dụng của tài sản cố định:
- Bộ Tài chính phê duyệt đối với các công ty nhà nước, bao gồm: công ty mẹ các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước; các công ty con do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; các công ty cổ phần do nhà nước nắm giữ 51% vốn điều lệ trở lên thuộc các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước.
- Sở Tài chính phê duyệt đối với các công ty nhà nước độc lập trực thuộc các Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác có trụ sở chính trên địa bàn.
Trên cơ sở Phương án thay đổi thời gian sử dụng tài sản cố định đã được phê duyệt, trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày được phê duyệt Phương án, doanh nghiệp phải đăng ký với cơ quan thuế trực tiếp quản lý để theo dõi, quản lý.
c. Doanh nghiệp chỉ được thay đổi thời gian sử dụng TSCĐ một lần đối với một tài sản. Việc kéo dài thời gian sử dụng của TSCĐ bảo đảm không vượt quá tuổi thọ kỹ thuật của TSCĐ và không làm thay đổi kết quả kinh doanh của doanh nghiệp từ lãi thành lỗ hoặc ngược lại tại năm quyết định thay đổi. Trường hợp doanh nghiệp thay đổi thời gian sử dụng TSCĐ không đúng quy định thì Bộ Tài chính, cơ quan thuế trực tiếp quản lý yêu cầu doanh nghiệp xác định lại theo đúng quy định.
4. Trường hợp có các yếu tố tác động (như việc nâng cấp hay tháo dỡ một hay một số bộ phận của tài sản cố định) nhằm kéo dài hoặc rút ngắn thời gian sử dụng đã xác định trước đó của tài sản cố định, doanh nghiệp tiến hành xác định lại thời gian sử dụng của tài sản cố định theo ba tiêu chuẩn nêu trên tại thời điểm hoàn thành nghiệp vụ phát sinh, đồng thời phải lập biên bản nêu rõ các căn cứ làm thay đổi thời gian sử dụng, trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định tại tiết b khoản 3 Điều 10 Thông tư này.
1. Doanh nghiệp tự xác định thời gian sử dụng tài sản cố định vô hình nhưng tối đa không quá 20 năm.
2. Đối với TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất có thời hạn, thời gian sử dụng là thời hạn được phép sử dụng đất theo quy định.
3. Đối với TSCĐ vô hình là quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ, quyền đối với giống cây trồng, thì thời gian sử dụng là thời hạn bảo hộ được ghi trên văn bằng bảo hộ theo quy định (không được tính thời hạn bảo hộ được gia hạn thêm).
1. Đối với dự án đầu tư theo hình thức Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (B.O.T), thời gian sử dụng tài sản cố định được xác định từ thời điểm đưa tài sản cố định vào sử dụng đến khi kết thúc dự án.
2. Đối với hợp đồng hợp tác kinh doanh (B.C.C) có bên nước ngoài tham gia Hợp đồng, sau khi kết thúc thời hạn của hợp đồng bên nước ngoài thực hiện chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước Việt Nam, thì thời gian sử dụng tài sản cố định chuyển giao được xác định từ thời điểm đưa tài sản cố định vào sử dụng đến khi kết thúc dự án.
3. Đối với dây chuyền sản xuất có tính đặc thù quân sự và trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh tại các công ty quốc phòng, công ty an ninh, thì căn cứ vào quy định tại Thông tư này, Bộ Quốc phòng, Bộ Công An quyết định khung thời gian sử dụng của các tài sản này.
1. Nội dung của phương pháp khấu hao đường thẳng; phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh; phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm được quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Căn cứ khả năng đáp ứng các điều kiện áp dụng quy định cho từng phương pháp trích khấu hao tài sản cố định, doanh nghiệp được lựa chọn các phương pháp trích khấu hao phù hợp với từng loại tài sản cố định của doanh nghiệp:
a. Phương pháp khấu hao đường thẳng:
Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng.
Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế cao được khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ. Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao nhanh là máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm; thiết bị và phương tiện vận tải; dụng cụ quản lý; súc vật, vườn cây lâu năm. Khi thực hiện trích khấu hao nhanh, doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi. Trường hợp doanh nghiệp trích khấu hao nhanh vượt 2 lần mức quy định tại khung thời gian sử dụng tài sản cố định nêu tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này, thì phần trích vượt mức khấu hao nhanh (quá 2 lần) không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập trong kỳ.
b. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh:
Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh được áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh.
TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh phải thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:
- Là tài sản cố định đầu tư mới (chưa qua sử dụng);
- Là các loại máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm.
c. Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm:
Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp này là các loại máy móc, thiết bị thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
- Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm;
- Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của tài sản cố định;
- Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn 50% công suất thiết kế.
3. Doanh nghiệp thực hiện đăng ký phương pháp trích khấu hao TSCĐ mà doanh nghiệp lựa chọn áp dụng với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi thực hiện trích khấu hao. Trường hợp việc lựa chọn của doanh nghiệp không trên cơ sở có đủ các điều kiện quy định thì trong vòng 30 ngày kể từ ngày cơ quan thuế trực tiếp quản lý nhận được đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp (tính theo dấu bưu điện), cơ quan thuế có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết để thay đổi phương pháp khấu hao cho phù hợp.
4. Phương pháp khấu hao áp dụng cho từng TSCĐ mà doanh nghiệp đã lựa chọn và đăng ký phải được thực hiện nhất quán trong suốt quá trình sử dụng TSCĐ trừ khi có sự thay đổi trong cách thức sử dụng tài sản đó để đem lại lợi ích cho doanh nghiệp hoặc khi có thay đổi đáng kể cách thức ước tính thu hồi lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp.
Trường hợp đặc biệt cần thay đổi phương pháp khấu hao, doanh nghiệp phải giải trình rõ sự thay đổi về cách thức sử dụng TSCĐ và thay đổi về cách thức ước tính thu hồi lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp đối với TSCĐ cần thay đổi phương pháp khấu hao và mỗi tài sản cố định chỉ được phép thay đổi phương pháp trích khấu hao tối đa không quá hai lần trong quá trình sử dụng và phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
KHUNG THỜI GIAN SỬ DỤNG CÁC LOẠI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 203/2009 /TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài chính)
Danh mục các nhóm tài sản cố định |
Thời gian sử dụng tối thiểu (năm) |
Thời gian sử dụng tối đa (năm) |
A - Máy móc, thiết bị động lực |
|
|
1. Máy phát động lực |
8 |
10 |
2. Máy phát điện |
7 |
10 |
3. Máy biến áp và thiết bị nguồn điện |
7 |
10 |
4. Máy móc, thiết bị động lực khác |
6 |
10 |
B - Máy móc, thiết bị công tác |
|
|
1. Máy công cụ |
7 |
10 |
2. Máy móc thiết bị dùng trong ngành khai khoáng |
5 |
10 |
3. Máy kéo |
6 |
8 |
4. Máy dùng cho nông, lâm nghiệp |
6 |
8 |
5. Máy bơm nước và xăng dầu |
6 |
8 |
6. Thiết bị luyện kim, gia công bề mặt chống gỉ và ăn mòn kim loại |
7 |
10 |
7. Thiết bị chuyên dùng sản xuất các loại hoá chất |
6 |
10 |
8. Máy móc, thiết bị chuyên dùng sản xuất vật liệu xây dựng, đồ sành sứ, thuỷ tinh |
10 |
20 |
9. Thiết bị chuyên dùng sản xuất các linh kiện và điện tử, quang học, cơ khí chính xác |
5 |
12 |
10. Máy móc, thiết bị dùng trong các ngành sản xuất da, in văn phòng phẩm và văn hoá phẩm |
7 |
10 |
11. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành dệt |
10 |
15 |
12. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành may mặc |
5 |
7 |
13. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành giấy |
5 |
15 |
14. Máy móc, thiết bị sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm |
7 |
12 |
15. Máy móc, thiết bị điện ảnh, y tế |
6 |
12 |
16. Máy móc, thiết bị viễn thông, thông tin, điện tử, tin học và truyền hình |
3 |
15 |
17. Máy móc, thiết bị sản xuất dược phẩm |
6 |
10 |
18. Máy móc, thiết bị công tác khác |
5 |
12 |
19. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành lọc hoá dầu |
10 |
20 |
20. Máy móc, thiết bị dùng trong thăm dò khai thác dầu khí. |
7 |
10 |
21. Máy móc thiết bị xây dựng |
8 |
12 |
22. Cần cẩu |
10 |
20 |
C - Dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm |
|
|
1. Thiết bị đo lường, thử nghiệm các đại lượng cơ học, âm học và nhiệt học |
5 |
10 |
2. Thiết bị quang học và quang phổ |
6 |
10 |
3. Thiết bị điện và điện tử |
5 |
8 |
4. Thiết bị đo và phân tích lý hoá |
6 |
10 |
5. Thiết bị và dụng cụ đo phóng xạ |
6 |
10 |
6. Thiết bị chuyên ngành đặc biệt |
5 |
8 |
7. Các thiết bị đo lường, thí nghiệm khác |
6 |
10 |
8. Khuôn mẫu dùng trong công nghiệp đúc |
2 |
5 |
D - Thiết bị và phương tiện vận tải |
|
|
1. Phương tiện vận tải đường bộ |
6 |
10 |
2. Phương tiện vận tải đường sắt |
7 |
15 |
3. Phương tiện vận tải đường thuỷ |
7 |
15 |
4. Phương tiện vận tải đường không |
8 |
20 |
5. Thiết bị vận chuyển đường ống |
10 |
30 |
6. Phương tiện bốc dỡ, nâng hàng |
6 |
10 |
7. Thiết bị và phương tiện vận tải khác |
6 |
10 |
E - Dụng cụ quản lý |
|
|
1. Thiết bị tính toán, đo lường |
5 |
8 |
2. Máy móc, thiết bị thông tin, điện tử và phần mềm tin học phục vụ quản lý |
3 |
8 |
3. Phương tiện và dụng cụ quản lý khác |
5 |
10 |
G - Nhà cửa, vật kiến trúc |
|
|
1. Nhà cửa loại kiên cố (1) |
25 |
50 |
2. Nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà vệ sinh, nhà thay quần áo, nhà để xe... |
6 |
25 |
3. Nhà cửa khác (2) |
6 |
25 |
4. Kho chứa, bể chứa; cầu, đường, đường băng sân bay; bãi đỗ, sân phơi... |
5 |
20 |
5. Kè, đập, cống, kênh, mương máng, bến cảng, ụ triền đà... |
6 |
30 |
6. Các vật kiến trúc khác |
5 |
10 |
H - Súc vật, vườn cây lâu năm |
|
|
1. Các loại súc vật |
4 |
15 |
2. Vườn cây công nghiệp, vườn cây ăn quả, vườn cây lâu năm. |
6 |
40 |
3. Thảm cỏ, thảm cây xanh. |
2 |
8 |
I - Các loại tài sản cố định hữu hình khác chưa quy định trong các nhóm trên |
4 |
25 |
Ghi chú:
(1) Nhà cửa loại kiên cố là loại nhà ở, trụ sở làm việc, nhà văn phòng, khách sạn... được xác định là có độ bền vững Bậc I, Bậc II.
(2) Nhà cửa khác là nhà ở, trụ sở làm việc, nhà văn phòng... được xác định là có độ bền vững Bậc III, Bậc IV theo quy định của Bộ Xây dựng.
PHƯƠNG PHÁP TRÍCH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 203/2009 /TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài chính)
I. PHƯƠNG PHÁP KHẤU HAO ĐƯỜNG THẲNG:
1. Nội dung của phương pháp:
Tài sản cố định trong doanh nghiệp được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng như sau:
- Xác định mức trích khấu hao trung bình hàng năm cho tài sản cố định theo công thức dưới đây:
Mức trích khấu hao trung bình hàng năm của tài sản cố định |
= |
Nguyên giá của tài sản cố định |
Thời gian sử dụng |
- Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng.
2. Trường hợp thời gian sử dụng hay nguyên giá của tài sản cố định thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao trung bình của tài sản cố định bằng cách lấy giá trị còn lại trên sổ kế toán chia (:) cho thời gian sử dụng xác định lại hoặc thời gian sử dụng còn lại (được xác định là chênh lệch giữa thời gian sử dụng đã đăng ký trừ thời gian đã sử dụng) của tài sản cố định.
3. Mức trích khấu hao cho năm cuối cùng của thời gian sử dụng tài sản cố định được xác định là hiệu số giữa nguyên giá tài sản cố định và số khấu hao luỹ kế đã thực hiện đến năm trước năm cuối cùng của tài sản cố định đó.
4. Ví dụ tính và trích khấu hao TSCĐ:
Ví dụ: Công ty A mua một tài sản cố định (mới 100%) với giá ghi trên hoá đơn là 119 triệu đồng, chiết khấu mua hàng là 5 triệu đồng, chi phí vận chuyển là 3 triệu đồng, chi phí lắp đặt, chạy thử là 3 triệu đồng.
a. Biết rằng tài sản cố định có tuổi thọ kỹ thuật là 12 năm, thời gian sử dụng của tài sản cố định doanh nghiệp dự kiến là 10 năm (phù hợp với quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 203/2009/TT- BTC), tài sản được đưa vào sử dụng vào ngày 1/1/2009.
Nguyên giá tài sản cố định = 119 triệu - 5 triệu + 3 triệu+ 3 triệu = 120 triệu đồng
Mức trích khấu hao trung bình hàng năm = 120 triệu : 10 năm =12 triệu đồng/năm.
Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng = 12 triệu đồng: 12 tháng = 1 triệu đồng/ tháng
Hàng năm, doanh nghiệp trích 12 triệu đồng chi phí trích khấu hao tài sản cố định đó vào chi phí kinh doanh.
b. Sau 5 năm sử dụng, doanh nghiệp nâng cấp tài sản cố định với tổng chi phí là 30 triệu đồng, thời gian sử dụng được đánh giá lại là 6 năm (tăng 1 năm so với thời gian sử dụng đã đăng ký ban đầu), ngày hoàn thành đưa vào sử dụng là 1/1/2014.
Nguyên giá tài sản cố định = 120 triệu đồng + 30 triệu đồng = 150 triệu đồng
Số khấu hao luỹ kế đã trích = 12 triệu đồng (x) 5 năm = 60 triệu đồng
Giá trị còn lại trên sổ kế toán = 150 triệu đồng - 60 triệu đồng = 90 triệu đồng
Mức trích khấu hao trung bình hàng năm = 90 triệu đồng : 6 năm = 15 triệu đồng/ năm
Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng = 15.000.000 đồng : 12 tháng =1.250.000 đồng/ tháng
Từ năm 2014 trở đi, doanh nghiệp trích khấu hao vào chi phí kinh doanh mỗi tháng 1.250.000 đồng đối với tài sản cố định vừa được nâng cấp.
5. Xác định mức trích khấu hao đối với những tài sản cố định đưa vào sử dụng trước ngày 01/01/2009:
a. Cách xác định mức trích khấu hao:
- Căn cứ các số liệu trên sổ kế toán, hồ sơ của tài sản cố định để xác định giá trị còn lại trên sổ kế toán của tài sản cố định.
- Xác định thời gian sử dụng còn lại của tài sản cố định theo công thức sau:
T : Thời gian sử dụng còn lại của tài sản cố định
T1 : Thời gian sử dụng của tài sản cố định xác định theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 203/2009/TT-BTC.
T2 : Thời gian sử dụng của tài sản cố định xác định theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 203/2009/TT-BTC.
t1 : Thời gian thực tế đã trích khấu hao của tài sản cố định
- Xác định mức trích khấu hao hàng năm (cho những năm còn lại của tài sản cố định) như sau:
Mức trích khấu hao trung bình hàng năm của tài sản cố định |
= |
Giá trị còn lại của tài sản cố định |
Thời gian sử dụng còn lại của tài sản cố định |
- Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng.
b. Ví dụ tính và trích khấu hao tài sản cố định:
Ví dụ : Doanh nghiệp sử dụng một máy dệt có nguyên giá 600 triệu đồng từ ngày 01/01/2007. Thời gian sử dụng xác định theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 203/2009/TT-BTC là 10 năm. Thời gian đã sử dụng của máy dệt này tính đến hết ngày 31/12/2008 là 2 năm. Số khấu hao luỹ kế là 120 triệu đồng.
- Giá trị còn lại trên sổ kế toán của máy dệt là 480 triệu đồng.
- Doanh nghiệp xác định thời gian sử dụng của máy dệt theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 203/2009/TT-BTC là 5 năm.
- Xác định thời gian sử dụng còn lại của máy dệt như sau:
Thời gian sử dụng còn lại của TSCĐ |
= 5 năm x |
(1 - |
2 năm |
) = 4 năm |
4 năm |
- Mức trích khấu hao trung bình hàng năm = 480 triệu đồng : 4 năm = 120 triệu đồng/ năm (theo Thông tư số 203/2009/TT-BTC)
Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng = 120 triệu đồng : 12 tháng = 10 triệu đồng/ tháng
Từ ngày 01/01/2009 đến hết ngày 31/12/2012, doanh nghiệp trích khấu hao đối với máy dệt này vào chi phí kinh doanh mỗi tháng là 10 triệu đồng.
II. PHƯƠNG PHÁP KHẤU HAO THEO SỐ DƯ GIẢM DẦN CÓ ĐIỀU CHỈNH:
1. Nội dung của phương pháp:
Mức trích khấu hao tài sản cố định theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh được xác định như:
- Xác định thời gian sử dụng của tài sản cố định:
Doanh nghiệp xác định thời gian sử dụng của tài sản cố định theo quy định tại Thông tư số 203/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính.
- Xác định mức trích khấu hao năm của tài sản cố định trong các năm đầu theo công thức dưới đây:
Mức trích khấu hao hàng năm của tài sản cố định |
= |
Giá trị còn lại của tài sản cố định |
X |
Tỷ lệ khấu hao nhanh |
Trong đó:
Tỷ lệ khấu hao nhanh xác định theo công thức sau:
Tỷ lệ khấu khao nhanh (%) |
= |
Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng |
X |
Hệ số điều chỉnh |
Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng xác định như sau:
Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng (%) |
= |
1 |
X 100 |
Thời gian sử dụng của tài sản cố định |
Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng của tài sản cố định quy định tại bảng dưới đây:
Thời gian sử dụng của tài sản cố định |
Hệ số điều chỉnh (lần) |
Đến 4 năm ( t ≤ 4 năm) |
1,5 |
Trên 4 đến 6 năm (4 năm < t ≤ 6 năm) |
2,0 |
Trên 6 năm (t > 6 năm) |
2,5 |
Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dư giảm dần nói trên bằng (hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của tài sản cố định chia cho số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định.
- Mức trích khấu hao hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng.
2. Ví dụ tính và trích khấu hao tài sản cố định:
Ví dụ: Công ty A mua một thiết bị sản xuất các linh kiện điện tử mới với nguyên giá là 10 triệu đồng. Thời gian sử dụng của tài sản cố định xác định theo quy định tại Phụ lục 1 (ban hành kèm theo Thông tư số 203/2009/TT-BTC) là 5 năm.
Xác định mức khấu hao hàng năm như sau:
- Tỷ lệ khấu hao hàng năm của tài sản cố định theo phương pháp khấu hao đường thẳng là 20%.
- Tỷ lệ khấu hao nhanh theo phương pháp số dư giảm dần bằng 20% x 2 (hệ số điều chỉnh) = 40%
- Mức trích khấu hao hàng năm của tài sản cố định trên được xác định cụ thể theo bảng dưới đây:
Đơn vị tính: Đồng
Năm thứ |
Giá trị còn lại của TSCĐ |
Cách tính số khấu hao TSCĐ hàng năm |
Mức khấu hao hàng năm |
Mức khấu hao hàng tháng |
Khấu hao luỹ kế cuối năm |
1 |
10.000.000 |
10.000.000 x 40% |
4.000.000 |
333.333 |
4.000.000 |
2 |
6.000.000 |
6.000.000 x 40% |
2.400.000 |
200.000 |
6.400.000 |
3 |
3.600.000 |
3.600.000 x 40% |
1.440.000 |
120.000 |
7.840.000 |
4 |
2.160.000 |
2.160.000 : 2 |
1.080.000 |
90.000 |
8.920.000 |
5 |
2.160.000 |
2.160.000 : 2 |
1.080.000 |
90.000 |
10.000.000 |
Trong đó:
+ Mức khấu hao tài sản cố định từ năm thứ nhất đến hết năm thứ 3 được tính bằng giá trị còn lại của tài sản cố định nhân với tỷ lệ khấu hao nhanh (40%).
+ Từ năm thứ 4 trở đi, mức khấu hao hàng năm bằng giá trị còn lại của tài sản cố định (đầu năm thứ 4) chia cho số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định (2.160.000 : 2 = 1.080.000). Vì tại năm thứ 4: mức khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần (2.160.000 x 40%= 864.000) thấp hơn mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định (2.160.000 : 2 = 1.080.000).
III. PHƯƠNG PHÁP KHẤU HAO THEO SỐ LƯỢNG, KHỐI LƯỢNG SẢN PHẨM:
1. Nội dung của phương pháp:
Tài sản cố định trong doanh nghiệp được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm như sau:
- Căn cứ vào hồ sơ kinh tế - kỹ thuật của tài sản cố định, doanh nghiệp xác định tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của tài sản cố định, gọi tắt là sản lượng theo công suất thiết kế.
- Căn cứ tình hình thực tế sản xuất, doanh nghiệp xác định số lượng, khối lượng sản phẩm thực tế sản xuất hàng tháng, hàng năm của tài sản cố định.
- Xác định mức trích khấu hao trong tháng của tài sản cố định theo công thức dưới đây:
Mức trích khấu hao trong tháng của tài sản cố định |
= |
Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng |
X |
Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm |
Trong đó:
Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm |
= |
Nguyên giá của tài sản cố định |
Sản lượng theo công suất thiết kế |
- Mức trích khấu hao năm của tài sản cố định bằng tổng mức trích khấu hao của 12 tháng trong năm, hoặc tính theo công thức sau:
Mức trích khấu hao năm của tài sản cố định |
= |
Số lượng sản phẩm sản xuất trong năm |
X |
Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm |
Trường hợp công suất thiết kế hoặc nguyên giá của tài sản cố định thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao của tài sản cố định.
2. Ví dụ tính và trích khấu hao tài sản cố định:
Ví dụ: Công ty A mua máy ủi đất (mới 100%) với nguyên giá 450 triệu đồng. Công suất thiết kế của máy ủi này là 30m3/giờ. Sản lượng theo công suất thiết kế của máy ủi này là 2.400.000 m3. Khối lượng sản phẩm đạt được trong năm thứ nhất của máy ủi này là:
Tháng |
Khối lượng sản phẩm hoàn thành (m3) |
Tháng |
Khối lượng sản phẩm hoàn thành (m3) |
Tháng 1 |
14.000 |
Tháng 7 |
15.000 |
Tháng 2 |
15.000 |
Tháng 8 |
14.000 |
Tháng 3 |
18.000 |
Tháng 9 |
16.000 |
Tháng 4 |
16.000 |
Tháng 10 |
16.000 |
Tháng 5 |
15.000 |
Tháng 11 |
18.000 |
Tháng 6 |
14.000 |
Tháng 12 |
18.000 |
Mức trích khấu hao theo phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm của tài sản cố định này được xác định như sau:
- Mức trích khấu hao bình quân tính cho 1 m3 đất ủi = 450 triệu đồng: 2.400.000 m3 = 187,5 đ/m3
- Mức trích khấu hao của máy ủi được tính theo bảng sau:
Tháng |
Sản lượng thực tế tháng (m3) |
Mức trích khấu hao tháng (đồng) |
1 |
14.000 |
14.000 x 187,5 = 2.625.000 |
2 |
15.000 |
15.000 x 187,5 = 2.812.500 |
3 |
18.000 |
18.000 x 187,5 = 3.375.000 |
4 |
16.000 |
16.000 x 187,5 = 3.000.000 |
5 |
15.000 |
15.000 x 187,5 = 2.812.500 |
6 |
14.000 |
14.000 x 187,5 = 2.625.000 |
7 |
15.000 |
15.000 x 187,5 = 2.812.500 |
8 |
14.000 |
14.000 x 187,5 = 2.625.000 |
9 |
16.000 |
16.000 x 187,5 = 3.000.000 |
10 |
16.000 |
16.000 x 187,5 = 3.000.000 |
11 |
18.000 |
18.000 x 187,5 = 3.375.000 |
12 |
18.000 |
18.000 x 187,5 = 3.375.000 |
|
Tổng cộng cả năm |
35.437.500 |
THE MINISTRY OF FINANCE |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 203/2009/TT-BTC |
Hanoi, October 20, 2009 |
GUIDING THE REGIME OF MANAGEMENT, USE AND DEPRECIATION OF FIXED ASSETS
THE MINISTRY OF FINANCE
Pursuant to the 2008 Law on Enterprise Income Tax;
Pursuant to the Government's Decree No. 124/2008/ND-CP of December 11, 2009, detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Law on Enterprise Income Tax;
Pursuant to the Government's Decree No. 118/2008/ND- CP of November 27, 2008, defining the functions, duties, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;
The Ministry of Finance guides the regime of management, use and depreciation of fixed assets of enterprises as follows:
Article 1. Subjects and scope of application:
1. This Circular applies to enterprises established and operating in Vietnam in accordance with law.
Depreciation costs of fixed assets calculated under this Circular may be used for determining deductible expenses for calculation of enterprise income tax.
2. The depreciation and calculation of depreciation costs stipulated in this Circular shall be applied to each fixed asset of enterprises
Article 2. Terms used in this Circular are interpreted as follows:
1. Tangible fixed assets means of production mainly in material forms which meet the standards of tangible fixed assets and which, while engaged in many business cycles, still maintain their initial material form such as buildings, architectural structures, machinery, equipment, means of transport, etc.
2. Intangible fixed assets means assets without material form which represent an invested amount of value and meet the standards of intangible fixed assets and are engaged in many business cycles such as certain expenses directly related to land use. issuance right, patent, copyright, etc.
3. Financial leasing fixed assets means fixed assets that an enterprise leases from a financial leasing company. Upon termination of the leasing term, the lessee may choose to purchase the leased assets or continue to lease the assets under the conditions agreed in the financial leasing contract. The total rent paid for an asset stated in the financial leasing contract must be at least equivalent to the value of such asset at the time the contract is signed.
All leased fixed assets which fail to meet the above regulations shall be considered operation leasing fixed assets.
4. Similar fixed assets means fixed assets with a similar utility in the same business line and of an equivalent value.
5. Historical cost of fixed asset:
- Historical cost of a tangible fixed asset means the total expenses that an enterprise has to incur to acquire such asset, calculated up to the time when the tangible fixed asset is made ready for use.
- Historical cost of an intangible fixed asset means the total expenses that an enterprise has to incur to acquire such asset, calculated up to the time when the intangible fixed asset is put into use as expected.
6. Reasonable value of fixed asset means the value of an asset which can be exchanged between parties with full knowledge in an equal value exchange.
7. Useful life of fixed asset means the duration for which an enterprise expects to use a fixed asset in business and production activities, or the duration which, according to current regulations, is determined on the basis of the quantity or volume of products expected to be produced from the use of such fixed asset in normal conditions in line with economic-technical parameters of the fixed asset and with other factors related to the operation of the fixed asset.
8. Wear and tear of fixed asset means the gradual devaluation of a fixed asset due to its involvement in business and production activities, natural corrosion, technical advancement, etc., in the course of operation of the fixed asset.
9. Value of accumulated wear and tear of fixed asset means the total value of wear and tear of a fixed asset up to the time of reporting.
10. Depreciation of fixed asset means the calculation and systematic allocation of the historical cost of a fixed asset to business and production expenses during the period of using such fixed asset.
11. Accumulated depreciation of fixed asset means the total amount of depreciation costs of a fixed asset which have been included in production and business expenses over the business period of the fixed asset, calculated up to the time of reporting.
12. Residual value of fixed asset means the difference between the historical cost of a fixed asset and the accumulated depreciation cost (or the value of accumulated wear and tear) of the fixed asset, calculated up to the time of reporting.
13. Repair of fixed asset means the renovation, maintenance and repair of a fixed asset when it is broken down in the course of operation in order to recover its operation capacity back to the initial standard operation conditions of fixed assets.
14. Upgrading of fixed asset means the reformation, construction and installation of, and provision of additional equipment to. a fixed asset in order to improve its capacity, the quality of its products, utility and performance as against its initial capacity, or to extend the useful life of the fixed asset; or the application of new technological processes which decrease operation expenses of the fixed asset compared with previous expenses.
PROVISIONS ON MANAGEMENT OF FIXED ASSETS
Article 3. Standards and identification of fixed assets:
1. Means of production which are tangible assets with an independent structure or a system of separate asset parts which are linked together to perform one or a number of particular functions and which could not operate properly if any part of the system is missing, shall be considered fixed assets if they concurrently satisfy three standards below:
a/ Future economic interests shall certainly be obtained from the use of such assets:
b/ Their useful life exceeds one year;
c/ Their historical cost must be determined reliably and equal to VND 10,000,000 (ten million) or more.
In case a system consisting of many separate asset parts linked together in which each part has a different useful life and the system could still perform its main operating function in case of absence of a certain part and that each part of the asset is required to be managed separately due to the requirement for management and use of it. the part of the asset shall be considered an independent tangible fixed asset if it concurrently satisfies three standards of fixed assets.
For animals working and/or generating products, each animal shall be considered a tangible fixed asset if it concurrently satisfies three standards of fixed assets.
For gardens of perennial trees, each garden or each tree shall be considered a tangible fixed asset if it concurrently satisfies three standards of fixed assets.
2. Standards and identification of intangible fixed assets:
Any actual cost incurred by an enterprise which satisfies concurrently three standards specified at Point 1 of this Article and does not form a tangible fixed asset shall be considered an intangible fixed asset.
Expenses which do not concurrently satisfy three standards specified at Point I, Article 3 of this Circular shall be directly included in or gradually allocated to business expenses of the enterprise.
In particular, costs incurred in the development stage shall be recognized as intangible fixed assets generated from internal activities of enterprises if they concurrently satisfy the following seven conditions:
a/ The enterprise has a technical feasibility study ensuring the completion of intangible fixed assets for putting them into use as expected, or for sale;
b/ The enterprise intends to complete the intangible fixed assets for use or for sale;
c/ The enterprise has an ability to use or sell such intangible fixed assets:
d/ The intangible fixed assets must generate future economic interests;
e/ The enterprise has sufficient technical and financial resources and other resources to complete the stages of development, sale or use of such intangible fixed assets:
f/ The enterprise has an ability to determine certainly the total costs in the development stage to generate such intangible fixed assets;
g/ The enterprise estimates that the intangible fixed assets meet full standards on useful life and value as prescribed.
Expenses for establishment of an enterprise, training of employees or advertisement incurred before the establishment of the enterprise, expenses in the research stage, expenses for relocation to another place and commercial goodwill are not intangible fixed assets and shall be gradually allocated to business expenses over a maximum period of 3 years from the time when the enterprise commences operation.
Article 4. Determination of historical costs of fixed assets:
1. Determination of historical costs of tangible fixed assets:
a/ Tangible fixed assets purchased:
The historical cost of a purchased tangible fixed asset (brand-new or used) consists of the actual purchase price payable plus (+) taxes (excluding taxes to be refunded) and relevant expenses calculated up to the time when such fixed asset is made ready for use such as interest on loans invested in the fixed asset; freight and stevedoring expenses; expenses for upgrading the fixed asset: expenses for installation and trial operation of the fixed asset; registration fee and other directly related expenses.
In case a tangible fixed asset is purchased on the basis of deferred payment or installments.
the historical cost of the purchased fixed asset includes the purchase price paid on the prompt payment basis at the time of purchase plus (+) taxes (excluding taxes to be refunded) and relevant expenses calculated up to the time when such fixed asset is made ready for use such as freight and stevedoring expenses; expenses for upgrading the fixed asset; expenses for installation and trial operation of the fixed asset; and registration fee (if any).
In case of purchasing tangible fixed assets being houses and architectural structures attached with land use rights, the value of land use rights shall be separately determined and recognized as intangible fixed asset, while the historical costs of tangible fixed assets being houses and architectural structures are the actually paid purchase price plus (+) expenses directly related to the putting of the tangible fixed assets into use.
If after purchasing tangible fixed assets being houses and architectural structures attached with land use rights, an enterprise dismantles or destroys them for constructing new ones, the value of land use rights shall be separately determined and recognized as intangible fixed asset; the historical costs of newly constructed fixed assets are the finalized prices of the constructed works in accordance to the current Regulation on management of investment and construction. Dismantled or destroyed assets shall be handled and accounted in accordance with the current regulations on liquidation of fixed assets.
b/ Tangible fixed assets purchased in the form of an exchange:
The historical cost of a tangible fixed asset purchased in the form of an exchange for a non-similar tangible fixed asset or a different asset is the reasonable value of the tangible fixed asset received or exchanged (after adding the amounts additionally payable or deducting the amounts receivable) plus (+) taxes (excluding taxes to be refunded) and directly related expenses calculated up to the time when such fixed asset is made ready for use such as freight and stevedoring expenses; expenses for upgrading the fixed asset; expenses for installation or trial operation; and registration fee (if any).
The historical cost of a tangible fixed asset which is purchased in the form of an exchange for a similar tangible fixed asset, or which is sold in exchange for the ownership of a similar tangible fixed asset is the residual value of the exchanged tangible fixed asset.
c/ Tangible fixed assets constructed or produced by an enterprise itself:
The historical cost of a tangible fixed asset which is constructed by an enterprise itself is the finalized price of the construction work when it is put into use. If the fixed asset has been put into use but its price has not yet been finalized, the enterprise shall account the asset's historical cost using the temporarily calculated price and adjust this price after the price of the construction work is finalized.
The historical cost of a tangible fixed asset is the actual production cost of the fixed asset plus (+) expenses for installation and trial operation and other directly related expenses calculated up to the time when such fixed asset is put into a ready-for-use state (except for internal profits. the value of recovered products in the process of trial operation, unreasonable expenses such as wasted materials, labor costs or other expenses in excess of the prescribed norms of expenses regulated for the construction or production).
d/ Historical cost of a tangible fixed asset formed from construction investment:
The historical cost of a tangible fixed asset formed from capital construction under the mode of tendering is the finalized price of the construction work in accordance with the current Regulation on management of investment and construction plus (+) registration fee and other directly related expenses. If the fixed asset formed from construction investment has been put into use but its price has not yet been finalized, the enterprise shall account the asset's historical cost using the temporarily calculated price and adjust it after the price of the construction work is finalized.
For fixed assets which are animals working and/or generating products, or gardens of perennial trees, the historical cost includes all actual expenses paid for the animals or gardens of perennial trees from the time when they are formed to the time when they are put into use.
e/ Tangible fixed assets donated, presented as gifts or discovered as excessive payment:
The historical cost of a tangible fixed asset which is granted, donated, presented as gift or discovered as excessive payment is the value according to the actual assessment of the fixed asset delivery and receipt council or a professional valuation organization.
f/ Tangible fixed assets allocated or transferred from elsewhere:
The historical cost of a tangible fixed asset which is allocated or transferred from elsewhere includes the residual value of such fixed asset stated in the accounting books of the allocating or transferring unit, or the value according to the actual assessment of a professional valuation organization in accordance with law plus (+) directly related expenses incurred by the recipient of the asset, calculated up to the time when such fixed asset is put into a ready-for-use state such as expenses for hiring the valuation organization, expenses for fixed asset upgrading, installation and trial operation, etc.
g/ Tangible fixed assets received as capital contribution or returned from contributed capital:
The historical cost of a tangible fixed asset which is received as capital contribution or returned from contributed capital is the value unanimously approved by founding members and shareholders; or agreed upon by the enterprise and capital contributor; or determined by a professional valuation organization in accordance with law and approved by founding members and shareholders.
2. Determination of historical cost of intangible fixed assets:
a/ Intangible fixed assets purchased:
The historical cost of a purchased intangible fixed asset is the actual purchase price payable plus (+) taxes (excluding taxes to be refunded) and directly related expenses calculated up to the time when such intangible fixed asset is put into use.
In case an intangible fixed asset is purchased on the basis of deferred payment or installments, the historical cost of the intangible fixed asset is the purchase price paid on the basis of a prompt payment at the time of purchase (excluding interests on deferred payments).
b/ Intangible fixed assets purchased in the form of an exchange:
The historical cost of an intangible fixed asset purchased in the form of an exchange for a non-similar intangible fixed asset or a different asset includes the reasonable value of the intangible fixed asset received or exchanged (after adding the amounts additionally payable or deducting the amounts receivable) plus (+) taxes (excluding taxes to be refunded) and directly related expenses calculated up to the time when such intangible fixed asset is put into use as expected.
The historical cost of an intangible fixed asset which is purchased in the form of an exchange for a similar intangible fixed asset, or which is sold in exchange for the ownership of a similar intangible fixed asset is the residual value of the exchanged intangible fixed asset.
c/ Intangible fixed assets granted, donated or presented as gifts or transferred from elsewhere:
The historical cost of an intangible fixed asset which is granted, donated or presented as gift or transferred from elsewhere is the initial reasonable value plus (+) directly related expenses calculated up to the time when the asset is put into use.
The historical cost of an intangible fixed asset which is transferred from elsewhere is the historical cost recorded in the accounting books of the transferring enterprise. The receiving enterprise shall account the historical cost, value of wear and tear and residual value of the asset according to regulations.
d/ Intangible fixed assets generated from internal activities of enterprises:
The historical cost of an intangible fixed asset generated from internal activities of an enterprise is expenses directly related to the construction and trial production incurred by the enterprise, calculated to the time when such intangible fixed asset is put into use as expected.
In particular, expenses arising from internal activities of an enterprise so that the enterprise has trademarks, issuance right, list of customers; expenses arising in the research stage and similar items which fail to satisfy the standards of intangible fixed assets and are not so recognized shall be accounted as business expenses in the period.
e/ Intangible fixed assets being land use rights:
- For an enterprise that is allocated land with land use levy payment: The historical cost of a fixed asset which is the assigned land use rights is the whole payment made to obtain the lawful land use rights plus (+) compensated amounts for ground clearance, expenses for leveling the ground, registration fee (excluding expenses paid for the construction of works on the land); or the value of land use rights contributed as capital.
- For an enterprise that leases land, the land rent shall be gradually allocated to its business expenses and shall not be recognized as intangible fixed asset, specifically:
+ If the enterprise leases land and pays the land rent in lump sum for the whole lease term, the land rent shall be gradually allocated to its business expenses according to the number of years of the lease.
+ If the enterprise leases land and pays the land rent on an annual basis, the land rent amount paid annually shall be accounted as business expenses in the period.
f/ Historical cost of intangible fixed assets being copyright, industrial property rights or rights to plant varieties as prescribed in the Law on Intellectual Property is the total of actual expenses incurred by the enterprise to obtain such copyright, industrial property rights or rights to plant varieties under the law on intellectual property.
g/ Historical of fixed assets being computer software:
The historical cost of a fixed asset being computer software is the total of expenses incurred by the enterprise to obtain the computer software in case the software is a component which can be separated from the relevant hardware or the layout design of semiconductor integrated circuits under the law on intellectual property.
3. Financial leasing fixed assets:
The historical cost of a financial leasing fixed asset recorded at the lessee is the value of the leased asset at the time when the lease of such asset commences or the current value of the minimum rent payment (if the value of the leased asset is higher than the current value of the minimum rent payment) plus (+) initial expenses arising in direct relation to the financial leasing.
4. The historical costs of fixed assets of enterprises may only be changed in the following cases:
a/ Revaluation of fixed assets in the following cases:
- Under decision of a competent state agency.
- Reorganization of the enterprise, change of ownership of the enterprise, transformation of the enterprise: separation, splitting, merger, consolidation, equitization, sale, contracting, lease, transformation of limited liability company into joint-stock company and vice versa.
- Use of assets for outward investment.
b/ Upgrading of fixed assets.
c/ Removal of one or a number of parts of the fixed asset which is/are managed according to the standards of a tangible fixed asset;
Upon change of the historical cost of a fixed asset, the enterprise shall make a minutes clearly stating the bases for such change and re-determine the items on historical cost, residual book value, accumulated depreciation of the fixed asset and the useful life of the fixed asset, and practice the accounting in accordance with current regulations.
Article 5. Principles on management of fixed assets:
1. Each fixed asset of an enterprise must have a separate set of file (including a written record of handover and receipt of the fixed asset, contract, invoice for purchase of the fixed asset and other relevant documents). Each fixed asset must be classified, numbered and given a separate card, and be monitored in detail according to its category, and shown in the logbook of fixed assets.
2. Each fixed asset must be managed in terms of its historical cost, accumulated depreciation cost and residual book value:
Residual book value of fixed asset = Historical cost of fixed asset - Accumulated depreciation of fixed asset
3. For fixed assets which are no longer needed, awaiting liquidation but not yet fully depreciated, an enterprise shall mange, monitor and preserve them according to current regulations and depreciate them under this Circular.
4. An enterprise shall manage fixed assets which have been fully depreciated but are still engaged in business activities in the same manner as normal fixed assets.
Article 6. Classification of fixed assets in enterprises:
Based on the use purposes of fixed assets, enterprises shall classify fixed assets according to the following criteria:
1. Fixed assets used for business include those managed and used by the enterprise for its business purposes.
a/ Tangible fixed assets shall be classified as follows:
Category I: Buildings and architectural structures include fixed assets of an enterprise which are formed after a construction process such as offices, warehouses, fences, water towers, ground yards, decorative works associated with buildings, roads, bridges, railways, airport runways, piers, harbors and quays.
Category 2: Machinery and equipment include all kinds of machinery and equipment used for business activities of an enterprise such as specialized machinery, working equipment, petroleum drilling rigs, cranes, technological lines and individual machinery.
Category 3: Means of transport and equipment for transmission include all kinds of means of transport, including means of transport for railway, waterway, road and airway, pipelines and equipment for transmission such as information system, electricity system, water pipeline and conveyor belts.
Category 4: Equipment and instruments for management include equipment and instruments used for management of business activities of an enterprise such as computers for administration, electronic equipment, equipment and tools for measurement, quality control equipment, dehumidifiers. vacuum cleaners, termite and woodworm killers.
Category 5: Gardens of perennial trees, animals working and/or generating products include gardens of perennial trees such as coffee, tea or rubber trees; orchards, lawns and green trees, etc.; animals working and/or generating products such as herds of elephants, horses, buffaloes and cows.
Category 6: Other kinds of fixed assets include all other fixed assets which are not listed in the above five types, such as pictures, paintings and artworks.
b/ Intangible fixed assets: land use rights; issuance right: patent; literary, artistic and scientific works: products or results of performances: phonograms, video recordings, broadcast, encrypted program-carrying satellite signals; industrial designs, layout designs of semiconductor integrated circuits, trade secrets, marks, trade names, geographical indications, plant varieties and propagating materials.
2. Fixed assets used for welfare, non-business activities, national security and defense include fixed assets managed and used by an enterprise for purposes of welfare, administration, national security and defense within the enterprise. Those fixed assets are also classified under Clause 1 above.
3. Fixed assets which are maintained, kept or stored for others means fixed assets that an enterprise maintains or keeps for other units or the State under regulations of competent state agencies.
4. Based on the management requirements of each enterprise, an enterprise itself shall make a detailed classification of its fixed assets in each category as appropriate.
Article 7. Upgrading and repair of fixed assets:
1. Costs incurred by an enterprise to upgrade a fixed asset shall be added to the historical cost of that fixed asset: the enterprise may not include these costs in its business expenses in the period.
2. Costs for repair of a fixed asset shall not be added to the historical cost of the fixed asset but may be directly included in or gradually allocated to business expenses for a maximum of 3 years.
For a number of fixed assets whose repair costs arc incurred on a cyclic basis, an enterprise may advance costs for repair of fixed assets into its annual business expenses. If the actual repair costs are larger than the advanced amount, the difference may be added to reasonable expenses. If the actual repair costs are smaller than the advanced amount, the difference may be accounted as a decrease in business expenses of the period.
3. Costs related to an intangible fixed asset arising after the initial recognition, which are valuated certainly as increasing the economic interests of the intangible fixed asset compared with its initial operation state, shall be added to the historical cost of the fixed asset. Other expenses related to the intangible fixed asset arising after the initial recognition shall be included in production and business expenses.
Article 8. Lease, pledge, mortgage, sale or liquidation of fixed assets:
1. All activities of lease, pledge, mortgage, sale and liquidation of fixed assets must comply with the current provisions of law.
2. For leased fixed assets:
a/ Operating lease fixed assets:
- The lessee shall manage and use fixed assets in accordance with the terms of the lease contract. The fixed asset rent shall be included in business expenses of the period.
- The lesser as an owner of the fixed assets shall monitor and manage the leased fixed assets.
b/ Financial lease fixed assets:
- The lessee shall monitor, manage and use the leased fixed assets in the same manner as its own fixed assets, and fulfill all obligations committed in the lease contract.
- The lesser as an investor shall monitor and properly comply with the terms of the financial lease contract.
c/ In case the asset lease (operating lease or financial lease) contract stipulates that the lessee has the responsibility to repair the asset during the lease term, the repair cost may be included or gradually allocated to business expenses for a maximum of 3 years.
4. For the sale and sublease of fixed assets:
- If an enterprise sells or subleases an operating lease fixed asset, it shall perform the same responsibilities as prescribed for the lessee of the operating lease fixed asset. Any difference arising when the agreed sale price or the sublease amount of the fixed asset is lower or higher than the reasonable value shall be promptly included in the enterprise's income in the period or gradually allocated to its expenses according to regulations.
- If an enterprise sells or subleases a financial lease fixed asset, it shall perform the same responsibilities as prescribed for the lessee of the financial lease fixed asset. The difference between the income from the sale of the asset and the residual book value of the asset shall be included in the enterprise's income according to regulations.
PROVISIONS ON DEPRECIATION OF FIXED ASSETS
Article 9. Principles on depreciation of fixed assets:
1. All fixed assets of an enterprise must be depreciated, excluding the following:
- Fixed assets which have been fully depreciated but are still used in production and business activities.
- Lost fixed assets which have not yet been fully depreciated.
- Other fixed assets which are managed but not owned by the enterprise (except financial leasing fixed assets).
- Fixed assets which are not managed, monitored and included in the enterprise's accounting books.
- Fixed assets used in welfare activities serving the enterprise's laborers (excluding fixed assets serving laborers working in the enterprise, such as mid-shift rest houses, mid-shift refectories, change houses, toilets, clean water tanks, garages, healthcare rooms or clinics, vehicles transporting laborers to and from work, job training establishments, laborers' houses built by the enterprise itself)-
- Fixed assets which are houses and residential land in case the enterprise purchases houses and residential land for which land use rights have been allocated by the State to the enterprise for long-term use; depreciation costs are not required to be calculated for the value of such land use rights.
- Fixed assets formed from non-refundable aid transferred by competent agencies to the enterprise for scientific research purposes.
- Intangible fixed assets being land use rights.
2. Depreciation costs of fixed assets specified at Point 2.2, Section IV, Part C of the Ministry of Finance's Circular No. 130/2008/TT-BTC of December 26, 2008, guiding the implementation of a number of articles of Law No. 14/2008/QH12 on Enterprise Income Tax, and guiding the implementation of the Government's Decree No. 124/2008/ND-CP of December 11, 2008, detailing the implementation of a number of articles of the Law on Enterprise Income Tax, are not allowed to be included in reasonable expenses when calculating enterprise income tax.
3. If the fixed assets used in welfare activities serving the enterprise's laborers specified in Clause 1. Article 9 of this Circular are engaged in production and business activities, the enterprise shall base itself on the time and use of these fixed assets to calculate and include depreciation costs in its expenses and notify it to the managing tax agency for monitoring and management.
4. For fixed assets which have not been fully depreciated and are irreparably damaged, the enterprise shall identify causes and compensation responsibilities of collectives or individuals at fault. Any difference between the residual value of the assets and the compensated sum of money and the recovered value (if any) shall be covered by the enterprise with its financial provisions. If its financial provisions are insufficient, the enterprise may include the deficit in its reasonable expenses when determining enterprise income tax.
5. An enterprise which leases operating fixed assets shall calculate depreciation costs of the leased fixed assets.
6. The lessee of financial leasing fixed assets shall calculate depreciation costs in respect of financial leasing fixed assets in the same manner as it does for its own fixed assets in accordance with the current regulations. In case at the outset of the leasing of assets, the lessee of the financial leasing fixed assets guarantees in the lease contract that it shall not buy the leased assets, the lessee may calculate depreciation costs in respect of the financial lease fixed assets over the leasing period stated in the lease contract.
7. In case of re-valuating a fully depreciated fixed asset for contribution as capital or transfer to another enterprise upon separation, splitting, consolidation, merger or transformation of enterprise, these fixed assets shall be valued by a professional valuation organization and their assessed value must not be lower than 20% of their historical cost. The time of starting to calculate depreciation costs of these assets is the time when the enterprises officially receive the assets for putting into use and the depreciation period is between 3 and 5 years. Specific time shall be decided by the enterprise but must be registered with a tax agency before implementation.
8. For enterprises with 100% state capital that determine their value for equitization according to the discount cash flow method, any positive difference in the state capital between the actual value and book value shall not be recognized as intangible fixed asset and shall be gradually allocated to production and business expenses of the period not exceeding 10 years. The time of stalling to allocate it to expenses is the time an enterprise is officially transformed into a jointstock company (obtaining a business registration certificate).
9. The calculation of depreciation costs or stoppage of calculation of depreciation costs of fixed assets shall be commenced from the date (according to the number of days of the month) on which fixed assets increase or decrease. Enterprises shall account fixed asset increase or decrease under the current regulations on business accounting.
Article 10. Determination of useful life of tangible fixed assets:
1. For brand-new fixed assets (unused fixed assets), the enterprise shall base itself on the frame of useful life of fixed assets provided in Appendix I lo this Circular to determine the useful life of fixed assets.
2. For used fixed assets, their useful life shall be determined as follows:
Useful life of fixed asset = Reasonable value of fixed asset / Sale price of the brand-new fixed asset of the same type (or of equivalent type on the market) x Useful life of the brand-new fixed asset of the same type determined in accordance with Appendix 1 to this Circular.
In which:
The reasonable value of fixed asset is the actual purchase price or actual exchange price (in case of purchase or exchange), the residual value of fixed asset or the value assessed by a professional valuation organization (in case the fixed asset is donated, presented as gift, allocated or transferred from elsewhere) and other cases.
3. Change of useful life of fixed assets:
a/ In case an enterprise wishes to determine the useful life of a fixed asset, brand-new or used, differently from the frame of useful life provided in Appendix 1 to this Circular, the enterprise shall make a plan on the change of the useful life of a fixed asset, clearly explaining the three following matters:
- Technical life of the fixed asset as designed;
- Current conditions of the fixed asset (used time, generation and actual conditions of the assets);
- Impacts of the increase or decrease in depreciation costs of the fixed asset on production and business results and payment of debts to credit institutions.
b/ Competence to approve plans on change of useful life of fixed assets:
- The Ministry of Finance is competent to approve plans of state companies, including parents companies of state economic groups and corporations; subsidiary companies with 100% state-owned charter capital; joini stock companies with 51% or more of charter capital owned by the State within state economic groups and corporations.
- Provincial-level Finance Departments are competent to approve plans of independent state companies attached to ministries or provincial-level People's Committees and enterprises of other economic sectors headquartered in their localities.
Within 20 days after their plans on change of useful life of fixed assets are approved, enterprises shall register them with managing tax agencies for monitoring and management.
c/ Enterprises may change the useful life of each fixed asset only once. The prolonged useful life of a fixed asset must neither exceed its technical life nor change business results of an enterprise from profit into loss or vice versa in the year of decision on the change. When an enterprise changes the useful life of a fixed asset in contravention of regulations, the Ministry of Finance or the managing tax agency of the enterprise shall request it to comply with regulations.
4. In case there arise impacting factors (e.g. upgrading or removal of one or some parts of the fixed asset) with a view to prolonging or shortening the designated useful life of a fixed asset, the enterprise shall re-determine the useful life of the fixed asset based on the three above-mentioned standards and concurrently make a written record clearly stating the bases which lead to the change in the useful life of the fixed asset, and submit it to competent authorities specified at Point b. Clause 3, Article 10 of this Circular for decision.
Article 11. Determination of useful life of intangible fixed assets:
1. The useful life of intangible fixed assets shall be determined by enterprises themselves, however the maximum useful life must not exceed 20 years.
2. The useful life of intangible fixed assets being fixed-term land use rights is the duration during which the use of land is permitted according to regulations.
3. The useful life of intangible fixed assets being copyright, intellectual property rights arid rights to plant varieties is the period of protection indicated in protection titles according to regulations (excluding the extended time of protection).
Article 12: Determination of useful life of fixed assets in a number of special cases:
1. For investment projects in the form of Build - Operate - Transfer (BOT), the useful life of their fixed assets shall be determined to start from the time when the fixed assets are put into use to the time of termination of such projects.
2. For a business cooperation contract (BCC) with the participation of a foreign party, under which the foreign party shall transfer the project to the State of Vietnam without compensation upon termination of the contract, the useful life of the fixed assets to be transferred shall be determined to start from the time when such fixed assets are put into use to the time of termination of the project.
3. For a production line of military nature and directly serving national defense or security tasks in defense or security firms, pursuant to this Circular, the Ministry of National Defense or the Ministry of Public Security shall decide on the frame of useful life of these assets.
Article 13. Methods of depreciation of fixed assets:
1. The contents of the straight line method: the declining balance method and the units-of-production depreciation method are provided in Appendix 2 to this Circular.
2. Based on the ability to meet the conditions stipulated for each fixed asset depreciation method, enterprises are allowed to select depreciation methods suitable for each kind of its fixed assets.
a/ Straight line method:
Fixed assets engaged in business activities may be depreciated according to the straight line method.
Enterprises operating and gaining high economic efficiency are allowed to conduct rapid depreciation of their fixed assets in order to quickly renew technologies. Fixed assets engaged in business activities and eligible for rapid depreciation include machinery, equipment; measuring and experimental instruments: equipment and means of transport; tools used for management: and working animals and gardens of perennial trees. When conducting rapid depreciation, enterprises shall ensure that they get profits in their business. In case enterprise conduct rapid depreciation over two times the prescribed frame of use life of fixed assets provided in Appendix I to this Circular, the depreciation cost exceeding the rapid depreciation level (over two times) may not be included in their reasonable expenses upon calculating enterprise income tax of the period.
- Declining balance method:
The declining balance method applies to enterprises with technologies requiring rapid renewal and development.
- Fixed assets engaged in business activities and depreciated according to the declining balance method must concurrently meet the following conditions:
+ Being brand-new (unused);
+ Being machinery and equipment; measuring and experimental instruments:
c/ Units-of-production depreciation method!
Fixed assets engaged in business activities and depreciated according to this method include machinery and equipment which concurrently meet the following conditions:
- They are directly related to the production of products;
- The total quantity or volume of products turned out on the basis of the designed capacity of fixed assets is determinable;
- The average actual use capacity during the months of the fiscal year is not lower than 50% of the designed capacity.
3. An enterprise shall register with its managing tax agency the fixed asset depreciation method that it has selected before applying such depreciation method. In case the depreciation method selected by the enterprise fails to meet the prescribed conditions, the tax agency shall, within 30 days after receiving the enterprise's registration of the fixed asset depreciation method (counted based on the postmark), notify this in writing to the enterprise for the latter to change its depreciation method as appropriate.
4. The depreciation method selected and registered by the enterprise to apply to eacli fixed asset must be applied consistently in the course of using such fixed asset, except when there is a change in the method of using it for generating more benefits to the enterprise or there is a significant change in the method of estimating economic benefits generated for the enterprise.
In special cases requiring change of the depreciation method, the enterprise shall clearly explain the change of the method of using the fixed asset or estimating economic benefits generated for the enterprise with respect to the fixed asset for which the depreciation needs to be changed and it may not change the depreciation method for each fixed asset for more than twice during the course of using it and shall send a written report thereon to its managing tax agency.
ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
Article 14. This Circular takes effect on January I, 2010, and replaces Decision No. 206/,2003/QD-BTC of December 12, 2003, of the Minister of Finance, issuing the regime of management, use and depreciation of fixed assets.
Article 15. Business individuals with fixed assets who fully comply with this Circular's provisions on management of fixed assets may depreciate their fixed assets in order to determine deductible reasonable expenses upon calculating personal income tax.
Article 16. Units under the Ministry of Finance shall, within the ambit of their functions and duties, implement and guide enterprises in properly implementing, this Circular.
|
FOR THE MINISTER OF FINANCE |
FRAME OF USEFUL LIFE OF FIXED ASSETS
(To the Ministry of Finance's Circular No. 203/2009/TT-BTC of October 20, 2009)
List of categories of fixed assets |
Minimum useful life (year) |
Maximum useful life (year) |
||
A. Motive machinery and equipment |
|
|
||
1. Motive force generating machinery |
8 |
10 |
||
2. Generators |
7 |
10 |
||
3. Transformers and electric source devices |
7 |
10 |
||
4. Other motive machinery and equipment |
6 |
10 |
||
B. Working machinery and equipment |
|
|
||
1. Machine tools |
7 |
10 |
||
2. Mining machinery and equipment |
5 |
10 |
||
3. Tractors |
6 |
8 |
||
4. Machinery used in agriculture and forestry |
6 |
8 |
||
5. Water and fuel pumps |
6 |
8 |
||
6. Metallurgical equipment, equipment for coating the metal surface with anti-rust and anti-corrosion substances |
7 |
10 |
||
7. Specialized equipment for production of chemicals |
6 |
10 |
||
8. Specialized machinery and equipment for production of construction materials, ceramics, porcelains and glass |
10 |
20 |
||
9. Specialized equipment for production of electronic and optical components and precise mechanical devices |
5 |
12 |
||
10. Machinery and equipment used for producing leather, printing stationery and cultural products. |
7 |
10 |
||
11. Machinery and equipment used in the textile industry |
10 |
15 |
||
12. Machinery and equipment used in the garment industry |
5 |
7 |
||
13. Machinery and equipment used in the paper industry |
5 |
15 |
||
14. Machinery and equipment used for production and processing of food and foodstuffs |
7 |
12 |
||
15. Machinery and equipment used in the cinema and health care |
6 |
12 |
|
|
16. Machinery and equipment used in telecommunications, information, electronic, informatic and television industries |
3 |
15 |
|
|
17. Machinery and equipment for production of pharmaceuticals |
6 |
10 |
|
|
18. Other working machinery and equipment |
5 |
12 |
|
|
19. Machinery and equipment used in the petrochemical refining industry |
10 |
20 |
|
|
20. Machinery and equipment used in oil and gas exploration and exploitation |
7 |
10 |
|
|
21. Machinery and equipment used in construction |
8 |
12 |
|
|
22. Cranes |
10 |
20 |
|
|
C. Measuring and experimental instruments |
|
|
|
|
1. Equipment for measuring and testing mechanical, acoustic and thermal quantity |
5 |
10 |
|
|
2. Optical equipment and spectrometers |
6 |
10 |
|
|
3. Electric and electronic equipment |
5 |
8 |
|
|
4. Equipment for measurement and analysis of physical and chemical elements |
6 |
10 |
|
|
5. Equipment and instruments for measurement of radioactive elements |
6 |
10 |
|
|
6. Specialized equipment used for special purposes |
5 |
8 |
|
|
7. Other measuring and experimental equipment |
6 |
10 |
|
|
8. Moulds used in molding industry |
2 |
5 |
|
|
D. Equipment and means of transport |
|
|
|
|
1. Means of transport for road |
6 |
10 |
|
|
2. Means of transport for railway |
7 |
15 |
|
|
3. Means of transport for waterway |
7 |
15 |
|
|
4. Means of transport for airway |
8 |
20 |
|
|
5. Transportation equipment being pipelines |
10 |
30 |
|
|
6. Means of stevedoring and lifting goods |
6 |
10 |
|
|
7. Other equipment and means of transport |
6 |
10 |
|
|
E. Instruments used for management |
|
|
|
|
1. Computing and measuring equipment |
5 |
8 |
|
|
2. Informatic or electronic machinery and equipment and computer software serving management |
3 |
8 |
|
|
3. Other means and instruments used for management |
5 |
10 |
|
|
F. Buildings and architectural structures |
|
|
|
|
1. Permanent buildings (1) |
25 |
50 |
|
|
2. Mid-shift rest houses, mid-shift refectories, toilets, change rooms, garages |
6 |
25 |
|
|
3. Other buildings (2) |
6 |
25 |
|
|
4. Storehouses, storing tanks; bridges, roads, airport runways, parking lots, drying ground... |
5 |
20 |
|
|
5. Dikes, dams, sewers, canals, drains, ports, docks... |
6 |
30 |
|
|
6. Other architectural structures |
5 |
10 |
|
|
G. Animals and gardens of perennial trees |
|
|
|
|
1. All kinds of animals |
4 |
15 |
|
|
2. Gardens of industrial trees, orchards, gardens of perennial trees |
6 |
40 |
|
|
3. Lawns, carpets of green trees |
2 |
8 |
|
|
H. Other kinds of tangible fixed assets not included in the above categories |
4 |
25 |
|
|
Notes:
(1)Permanent buildings are houses, working offices, office buildings, hotels, etc, determined as having a durability of category I or II.
(2) Other buildings are houses, working offices, office buildings, etc. determined as having a durability of category III or IV according to regulations of the Ministry of Construction.
METHODS OF DEPRECIATION OF FIXED ASSETS
(To the Ministry of Finance's Circular No. 203/2009/TT-BTC of October 20, 2009)
I. Straight line method:
1. Contents of the method:
Fixed assets of an enterprise shall be depreciated according to the straight line method as follows:
- The average yearly depreciation rate of a fixed asset shall be determined according to the formula below:
Average yearly depreciation rate of fixed asset |
= |
Historical cost of fixed asset |
Useful life of fixed asset |
-The average monthly depreciation rate is equal to the depreciation cost of the whole year divided by 12 months.
2. In case there is a change in the useful life or historical cost of a fixed asset, the enterprise is required to re-determine the average depreciation rate of the fixed asset by dividing (:) the residual book value of the fixed asset by its re-determined useful life or remaining useful life (determined as the difference between the registered useful life and the used time).
3. The depreciation cost of a fixed asset in the last year of depreciation shall be determined as the difference between the historical cost of the fixed asset and the accumulated depreciation cost calculated to the year prior to the last depreciation year of that asset.
4. Example of the calculation of depreciation of fixed assets:
Example: Company A purchases a fixed asset (brand-new) at the price of VND 119 million shown on the invoice. Company A is given a discount of VND 5 million. The transportation freight is VND 3 million and the cost of installation and trial operation is VND 3 million.
a/ Knowing that the fixed asset has a technical life of 12 years and an expected useful life of 10 years (in accordance with Appendix 1 to Circular No. 203/2009/TT-BTC), and it is put into use on January 1, 2009.
Historical cost of the fixed asset = VND 119 million - VND 5 million + VND 3 million + VND 3 million = VND 120 million.
The average yearly depreciation rate = VND 120 million : 10 years = VND 12 million/year.
The average monthly depreciation rate = VND 12 million : 12 months = VND 1 million/month.
Annually, the enterprise shall include a depreciation cost of VND 12 million for that fixed asset in its business expenses.
2. After 5 years of using the asset, the enterprise upgrades the fixed asset and incurs a total cost of VND 30 million. The useful life of the fixed asset is re-determined to be 6 years (1 year increased as against the initially registered useful life), the date on which the upgrading is completed and the fixed asset is put into use is January 1, 2014.
Historical cost of the fixed asset = VND 120 million + VND 30 million = VND 150 million.
The accumulated depreciation cost = VND 12 million x 5 years = VND 60 million.
The residual book value of the fixed asset = VND 150 million - VND 60 million = VND 90 million.
The average yearly depreciation rate = VND 90 million : 6 years = VND 15 million/year.
The average monthly depreciation rate = VND 15 million : 12 months = VND 1,250,000/month.
From 2014 onward, every month the enterprise shall include in its business expenses a depreciation cost of VND 1,250,000 for the newly upgraded fixed asset.
5. Determination of the depreciation rate for fixed assets put into use prior to January 1, 2009:
a/ The way of determining the depreciation rate:
- The enterprise shall base on figures on the accounting books and records of the fixed asset to determine the residual book value of the fixed asset.
- The enterprise shall determine the remaining useful life of the fixed asset according to the formula below:
In which:
T : residual useful life of the fixed asset.
T1: useful life of the fixed asset determined in accordance with Appendix 1 to Circular No. 203/ 2009AT-BTC.
T2: useful life of the fixed asset determined in accordance with Appendix 1 to Circular No. 203/ 2009HT-BTC.
t1: actual period for which the fixed asset has been depreciated.
- The yearly depreciation rate (for the remaining useful life of the fixed asset) shall be calculated
as follows:
Average yearly depreciation rate of fixed asset |
= |
Residual book value of the fixed asset |
Remaining useful life of the fixed asset |
- The average monthly depreciation rate is equal to the depreciation cost for the whole year divided by 12 months.
b/ Example of the calculation of depreciation of fixed assets:
Example: An enterprise has used a loom with a historical cost of VND 600 million since January 1, 2007. The useful life of the loom is determined to be 10 years in accordance with Appendix 1 to Circular No. 203/2009nT-BTC. The used time of the loom calculated through December 31, 2008, is 2 years. The accumulated depreciation cost is VND 120 million.
- The residual book value of the loom is VND 480 million.
- The enterprise determines the useful life of the loom to be 5 years in accordance with Appendix 1 to Circular No. 203/2009/TT-BTC.
- The enterprise shall determine the remaining useful life of the loom as follows:
Remaining useful life of the loom |
= |
5 year x (1 - |
2 years |
) = 4 years |
10 years |
- The average yearly depreciation rate = VND 480 million : 4 years = VND 120 million/year (in accordance with Circular No. 203/2009/QD-BTC).
- The average monthly depreciation rate = VND 120 million : 12 months = VND 10 million/ month.
From January 1, 2009, through December 31, 2012, the enterprise shall include a depreciation cost of VND 10 million for the loom in its monthly business expenses.
II. The declining balance method:
1. Contents of the method:
The depreciation rate of fixed assets according to the declining balance method shall be determined as follows:
- Determination of the useful life of fixed assets:
The enterprise shall determine the useful life of fixed assets under Circular No. 203/2009/TT-BTC of the Ministry of Finance.
- The enterprise shall determine the depreciation rate of fixed assets in the initial years according to the formula below:
Yearly depreciation rate of the fixed asset |
= |
Residual book value of the fixed asset |
x |
Rapid depreciation rate |
In which:
The rapid depreciation rate is determined according to the formula below:
Rapid depreciation rate (%) |
= |
Depreciation rate of the fixed asset according to the straight line method |
x |
Adjustment coefficient |
The depreciation rate of fixed assets according to the straight line method is determined as follows:
Depreciation rate of the fixed asset according to the straight line method (%) |
= |
1 |
x |
100 |
Useful life of the fixed asset |
The adjustment coefficient shall be determined according to the useful life of fixed assets in the following table:
Useful life of fixed assets |
Adjustment coefficient (times) |
Up to 4 years (t < 4 years) |
1.5 |
Over 4 years to 6 years (4 years < t < 6 years) |
2.0 |
Over 6 years (t > 6 years) |
2.5 |
In the last years, when the yearly depreciation rate calculated according to the declining balance method mentioned above is equal to (or lower than) the average depreciation rate calculated by dividing the residual book value of the fixed asset by its remaining useful life, from that year onward the depreciation rate is equal to the residual book value of the fixed asset divided by its remaining useful life.
- The monthly depreciation rate is equal to the depreciation cost for the whole year divided by 12 months.
2. Example of the calculation of depreciation of fixed assets:
Example: Company A purchases a brand-new equipment with a historical cost of VND 10 million for the production of electronic components. The useful life of the fixed asset determined in accordance with Appendix I (to Circular No. 203/2009/TT-BTC) is 5 years.
The yearly depreciation rate shall be determined as follows:
- The yearly depreciation rate of the fixed asset according to the straight line method is 20%.
- The rapid depreciation rate according to the declining balance method is equal to 20% x 2 (adjustment coefficient) = 40%.
- The yearly depreciation rate of this fixed asset shall be specifically calculated in the following table:
Unit of calculation: VND
Year No. |
Residual book value of the fixed asset |
Method of calculating the yearly depreciation rate of the fixed asset |
Yearly depreciation rate |
Monthly depreciation rate |
Accumulated depreciation cost at year end |
1 |
10,000,000 |
10,000,000 x 40% |
4,000,000 |
333,333 |
4.000,000 |
2 |
6,000,000 |
6,000,000 x 40% |
2,400,000 |
200,000 |
6,400,000 |
3 |
3,600,000 |
3,600,000 x 40% |
1,440,000 |
120,000 |
7,840,000 |
4 |
2,160,000 |
2,160,000:2 |
1,080,000 |
90.000 |
8,920,000 |
5 |
2,160,000 |
2,160,000: 2 |
1,080,000 |
90,000 |
10,000,000 |
In which:
+ The depreciation rate of the fixed asset from the first year to the end of the third year is equal to the residual book value of the fixed asset multiplied by the rapid depreciation rate (40%).
+ From the 4th year onward, the yearly depreciation rate is equal to the residual book value of the fixed asset (early in the 4th year) divided by its remaining useful life (2,160,000 : 2 = 1,080,000). [Because in the 4lh year, the depreciation rate according to the declining balance method (2,160,000 x 40% = 864,000) is lower than the depreciation rate averagely calculated by dividing the residual book value of the fixed asset by its remaining useful life (2,160,000 : 2 = 1,080,000)].
III. The units-of-production depreciation method:
1. Contents of the method:
Fixed assets of an enterprise shall be depreciated according to the units-of-production depreciation method as follows:
- Based on the economic-technical file of the fixed asset, the enterprise shall determine the total quantity or volume of products turned out according to the designed capacity of the fixed asset, referred to as designed capacity-based output.
- Based on its actual production situation, the enterprise shall determine the quantity or volume of products actually turned out every month or every year by that fixed asset.
- The enterprise shall determine the monthly depreciation rate of the fixed asset according to the formula below:
Monthly depreciation rate of the fixed asset |
= |
Quantity of products turned out in the month |
x |
Average depreciation rate for a unit of product |
In which:
Average depreciation rate for a unit of product |
= |
Historical cost of the fixed asset |
Designed capacity-based output |
- The yearly depreciation rate of the fixed asset is equal to the total depreciation rate of 12 months in the year, or shall be calculated according to the formula below:
Yearly depreciation rate of the fixed asset |
= |
Quantity of products turned out in the year |
x |
Average depreciation rate for each unit of product |
In case there is a change in the designed capacity or historical cost of the fixed asset, the enterprise shall re-determine the depreciation rate of the fixed asset.
3. Example of the calculation of depreciation of fixed assets:
Example: Company A purchases a bulldozer (brand-new) with a historical cost of VND 450 million. The designed capacity of the bulldozer is 30 m3/hour. The designed capacity-based output of this bulldozer is 2,400,000 m3. The volume of products gained in the first year by the bulldozer is:
Month |
Volume of products completed (m3) |
Month |
Volume of products completed (m3) |
January |
14,000 |
July |
15.000 |
February |
15,000 |
August |
14.000 |
March |
18,000 |
September |
16,000 |
April |
16,000 |
October |
16,000 |
May |
15,000 |
November |
18.000 |
June |
14,000 |
December |
18.000 |
The depreciation rate according to the units-of-production depreciation method for this fixed asset shall be determined as follows:
- The average depreciation rate for 1 m3 of land bulldozed = VND 450 million : 2.400.000 m3= VND 187.5/ m3.
- The depreciation rate of the bulldozer is calculated in the following table:
Month |
Monthly actual output (m3) |
Monthly depreciation cost (VND) |
January |
14,000 |
14,000 x 187.5 = 2,625,000 |
February |
15,000 |
15,000 x 187.5 = 2,812,500 |
March |
18,000 |
18,000 x 187.5 = 3,375,000 |
April |
16,000 |
16,000 x 187.5 = 3,000,000 |
May |
15,000 |
15,000 x 187.5 = 2,812,500 |
June |
14,000 |
14,000 x 187.5 = 2,625,000 |
July |
15,000 |
15,000 x 187.5 = 2,812,500 |
August |
14,000 |
14,000 x 187.5 = 2,625,000 |
September |
16,000 |
16,000 x 187.5 = 3,000,000 |
October |
16,000 |
16,000 x 187.5 = 3,000,000 |
November |
18,000 |
18,000 x 187.5 = 3,375,000 |
December |
18,000 |
18,000 x 187.5 = 3,375,000 |
|
Total depreciation cost of the whole year |
35,437,500 |