Chương 1: Thông tư 193/2009/TT-BTC Xử lý vi phạm hành chính về hải quan
Số hiệu: | 193/2009/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 01/10/2009 | Ngày hiệu lực: | 15/11/2009 |
Ngày công báo: | 29/10/2009 | Số công báo: | Từ số 493 đến số 494 |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu, Vi phạm hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
26/01/2014 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định quản lý nhà nước về hải quan (bao gồm cả thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu) chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của Nghị định xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan phải bị xử phạt vi phạm hành chính về hải quan.
1. Việc xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các hình thức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả, áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan phải tuân thủ các nguyên tắc, trình tự, thủ tục và thẩm quyền quy định tại Luật Quản lý thuế, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008; Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định việc xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan và Nghị định số 18/2009/NĐ-CP ngày 18 tháng 2 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 97/2007/NĐ-CP (sau đây gọi chung là Nghị định).
2. Việc áp dụng các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan được thực hiện theo quy định tại Điều 83 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, khoản 3 Điều 55 Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 6 năm 2007 và khoản 2 Điều 2 Nghị định số 18/2009/NĐ-CP ngày 18 tháng 02 năm 2009.
1. Cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm các quy định quản lý nhà nước về hải quan thì bị xử phạt theo quy định tại Nghị định quy định việc xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan hoặc các Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến lĩnh vực hải quan.
Cá nhân, tổ chức đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính mà từ chối nhận hàng thì vẫn phải chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm do mình thực hiện.
2. Khi ra quyết định xử phạt đối với cá nhân, tổ chức vi phạm, người có thẩm quyền xử phạt phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ được quy định tại Điều 8, Điều 9 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, Điều 6 Nghị định 128/2008/NĐ-CP ngày 16/12/2008, Điều 3, Điều 4 Nghị định và một số quy định cụ thể sau đây:
a) Một hành vi vi phạm do cùng một cá nhân, tổ chức thực hiện ở cùng một thời điểm trên nhiều tờ khai, hợp đồng thì chỉ xử phạt một lần; đồng thời áp dụng tình tiết tăng nặng “vi phạm nhiều lần trong cùng lĩnh vực”.
Trường hợp đã bị xử phạt về một hành vi vi phạm, nhưng chưa hết một năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà lại tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm đó ở lô hàng khác thì áp dụng tình tiết tăng nặng là tái phạm theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 128/2008/NĐ-CP ngày 16/12/2008 khi ra quyết định xử phạt;
b) Vi phạm lần đầu trong lĩnh vực hải quan nêu tại khoản 1 Điều 3 Nghị định là trường hợp cá nhân, tổ chức trước đó chưa bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan nhưng đã qua một năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm.
3. Trường hợp hành vi vi phạm trong lĩnh vực hải quan là hệ quả của một hành vi vi phạm khác trong cùng lĩnh vực hải quan thì chỉ xử phạt đối với hành vi vi phạm có chế tài xử phạt nặng hơn.
Việc áp dụng các trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính về hải quan theo Điều 7 Nghị định được thực hiện như sau:
1. Hàng hóa, phương tiện vận tải đưa vào Việt Nam do bị hỏa hoạn, thiên tai, địch họa, sự kiện bất ngờ, trong tình thế cấp thiết phải khai và đã thực hiện khai với cơ quan hải quan, cơ quan có thẩm quyền khác hoặc chính quyền địa phương theo quy định của pháp luật.
Trường hợp không khai sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Việc thông báo nhầm lẫn quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định phải được người gửi hàng, người nhận hàng hoặc người đại diện hợp pháp thực hiện bằng văn bản, nêu rõ lý do gửi cho cơ quan hải quan kèm theo các chứng từ liên quan đến việc nhầm lẫn trước thời điểm cơ quan hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa hoặc quyết định miễn kiểm tra thực tế hàng hóa; được Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi tiếp nhận và xử lý hồ sơ hải quan chấp nhận.
Trường hợp có căn cứ xác định có sự thông đồng giữa người gửi hàng, người nhận hàng và/hoặc người vận chuyển để trốn thuế, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới hoặc buôn lậu thì cơ quan hải quan có quyền từ chối chấp nhận nhầm lẫn.
3. Quy định tại điểm b khoản 4 Điều 7 Nghị định được áp dụng đối với các trường hợp nêu tại điểm c khoản 1 Điều 12 Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
4. Đối với các trường hợp quy định tại khoản 5, 6 và 8 Điều 7 Nghị định:
a) Tại thời điểm pháp hiện hành vi vi phạm đã đủ cơ sở xác định thuộc trường hợp không xử phạt thì người có thẩm quyền xử phạt chỉ lập biên bản chứng nhận lưu hồ sơ;
b) Nếu chưa đủ cơ sở xác định hành vi vi phạm có thuộc trường hợp xử phạt hay không xử phạt thì công chức hải quan đang thi hành công vụ lập biên bản vi phạm hành chính về hải quan; trên cơ sở hồ sơ hải quan, tài liệu có liên quan, biên bản vi phạm hành chính về hải quan, người có thẩm quyền xử phạt quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 28 Nghị định quyết định về việc xử phạt hoặc không xử phạt.
c) Hành vi vi phạm pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại khoản 5 Điều 7 Nghị định bao gồm các hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 9 và khoản 1, khoản 2 Điều 14 Nghị định.
5. Trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 7 Nghị định:
a) Người khai hải quan khai sai mã số, thuế suất lần đầu, cơ quan Hải quan hướng dẫn để khai lại mã số, thuế suất cho chính xác, lập biên bản chứng nhận và không xử phạt.
b) Việc khai sai mã số, thuế suất được coi là lần đầu khi đáp ứng các điều kiện:
b.1. Trong thời hạn một năm (tính đến ngày đăng ký tờ khai hải quan xuất, nhập khẩu lô hàng khai sai mã số, thuế suất) cá nhân, tổ chức chưa xuất, nhập khẩu mặt hàng đó; hoặc đã xuất, nhập khẩu mặt hàng đó nhưng khai mã số, thuế suất chưa đúng và chưa được phát hiện;
b.2. Chưa được cơ quan Hải quan hướng dẫn khai mã số, thuế suất mặt hàng này hoặc đã hướng dẫn nhưng chưa đúng.
1. Đối với tang vật, phương tiện không bị tịch thu thì trị giá tang vật, phương tiện vi phạm là trị giá hải quan, được xác định theo các quy định hiện hành về xác định trị giá hải quan ở thời điểm lập biên bản vi phạm; nếu là ngoại hối thì tỷ giá được xác định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại văn bản hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra hải quan, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Đối với hàng hóa, tang vật, phương tiện vi phạm bị tịch thu thì tùy theo từng loại hàng hóa, tang vật cụ thể, việc xác định trị giá căn cứ vào các yếu tố nêu tại khoản 2 Điều 36a Nghị định và Điều 34 Nghị định 128/2008/NĐ-CP ngày 16/12/2008 của Chính phủ.
3. Các tài liệu liên quan đến việc định giá phải được thể hiện trong hồ sơ xử lý vụ việc vi phạm hành chính có thực hiện việc định giá hàng hóa, tang vật, phương tiện vi phạm.
1. Hàng hóa tạm giữ mà không bị tịch thu thì người ra quyết định tạm giữ ra quyết định trả lại.
2. Hàng hóa trả lại được làm thủ tục hải quan theo quy định; nếu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các loại thuế khác có liên quan thì phải nộp thuế theo quy định.
1. Thời hạn, thời hiệu trong Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính quy định theo tháng hoặc theo năm thì khoảng thời gian đó được tính theo tháng, năm dương lịch, bao gồm cả ngày nghỉ theo quy định của Bộ luật Lao động.
2. Thời hạn trong Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính quy định theo ngày thì khoảng thời gian đó được tính theo ngày làm việc, không bao gồm ngày nghỉ theo quy định của Bộ luật Lao động.
1. Thời hạn làm thủ tục hải quan tại Điều 8 Nghị định là thời hạn quy định tại Điều 18 Luật Hải quan và các văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thời hạn làm thủ tục hải quan đối với từng loại hình xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Trường hợp người khai hải quan đề nghị điều chỉnh định mức tiêu hao đối với nguyên liệu gia công hàng hóa để xuất khẩu, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu sau khi sản phẩm đã xuất khẩu, nếu được cơ quan Hải quan chấp nhận việc điều chỉnh định mức thì xử phạt theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 8 Nghị định.
3. Hành vi vi phạm quy định tại điểm đ, e khoản 2; điểm a, b khoản 3 Điều 8 Nghị định chỉ bị xử phạt nếu trong giấy phép, tờ khai hải quan hoặc các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật có quy định thời gian phải tái nhập hoặc tái xuất.
4. Thời hạn tại điểm b khoản 2 Điều 8 Nghị định là thời hạn thanh khoản hợp đồng, tờ khai, hàng hóa, nguyên liệu, vật tư quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về hải quan.
5. Biện pháp “buộc tái xuất hàng hóa” quy định tại điểm a khoản 5 Điều 8 Nghị định chỉ áp dụng các hành vi “Không tái xuất hàng hóa đúng thời hạn quy định hoặc thời gian đã đăng ký với cơ quan hải quan” quy định tại điểm đ khoản 2, điểm a khoản 3 Điều 8 Nghị định.
Trường hợp hành vi vi phạm “Không tái xuất phương tiện vận tải đúng thời hạn quy định” quy định tại điểm e khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 8 Nghị định” được phát hiện khi cá nhân, tổ chức đang làm thủ tục tái xuất phương tiện vi phạm thì không áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả “buộc tái xuất”; trong quyết định xử phạt chỉ ghi hình thức phạt chính, cơ quan hải quan hoàn tất thủ tục tái xuất cho phương tiện sau khi quyết định xử phạt đã được thực hiện.
1. Trường hợp nhập khẩu hàng hóa, vật phẩm nhưng không đúng với khai hải quan mà việc làm thủ tục hải quan do doanh nghiệp bưu chính, chuyển phát nhanh thay mặt chủ hàng thực hiện theo quy định của pháp luật, nếu không có căn cứ xác định có sự thông đồng giữa người gửi hàng, người nhận hàng và người làm thủ tục hải quan nhằm mục đích gian lận thì không xử phạt.
2. Đối với hành vi không khai hoặc khai sai nhưng hàng hóa thuộc danh mục hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại đã được Bộ Tài chính hoặc cơ quan do Bộ Tài chính ủy quyền xác nhận thì xử phạt theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 9 Nghị định.
Trường hợp hàng hóa không thuộc danh mục đã được xác nhận của cơ quan có thẩm quyền thì tùy theo hành vi vi phạm mà xử phạt theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 9 Nghị định hoặc điểm b khoản 1 Điều 16 Nghị định.
3. Trường hợp nhập khẩu không đúng với khai hải quan nhưng hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, linh kiện nhập khẩu thuộc diện miễn thuế như: hàng hóa thuộc hợp đồng gia công đã đăng ký, hàng hóa thuộc danh mục miễn thuế của dự án đầu tư thì xử phạt theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 9 Nghị định, trừ lùi vào hợp đồng hoặc danh mục đã đăng ký; trường hợp hàng hóa không thuộc diện miễn thuế thì xử phạt theo quy định tại khoản 4 Điều 9 Nghị định.
4. Hàng hóa tạm nhập, tạm xuất không đúng với khai hải quan thuộc diện miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì xử phạt theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 9 Nghị định; trường hợp không thuộc diện miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt theo quy định tại khoản 4 Điều 9 hoặc khoản 1, khoản 2 Điều 14 Nghị định.
5. Quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định được áp dụng đối với trường hợp khai và làm thủ tục hải quan nhưng không xuất khẩu hoặc xuất khẩu thiếu so với khai hải quan. Quy định này không áp dụng đối với trường hợp tờ khai hải quan không có giá trị làm thủ tục hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật Hải quan.
6. Việc xử phạt theo quy định tại khoản 4 Điều 9 Nghị định được áp dụng đối với các hành vi vi phạm thuộc các loại hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa dẫn đến làm thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, được hoàn, không thu.
7. Vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 Điều 9 Nghị định mà nội dung khai sai là hệ quả của các hành vi vi phạm nêu tại khoản 1 Điều 14 Nghị định thì xử phạt theo quy định tại Điều 14 Nghị định.
8. Đối với hành vi không khai hoặc khai sai về tên hàng, chủng loại, số lượng, trọng lượng, chất lượng, trị giá, mã số hàng hóa, thuế suất, xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cần kiểm tra xác minh để làm rõ; nếu không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định thì tùy từng trường hợp cụ thể mà xử phạt theo quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 4 Điều 9 Nghị định.
9. Đối với hành vi khai nhiều hơn so với thực tế hàng hóa xuất khẩu là sản phẩm gia công, sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu (bao gồm cả nguyên vật liệu gia công tái xuất, nguyên vật liệu nhập sản xuất tái xuất) về chủng loại, số lượng, trọng lượng dẫn đến số thuế chênh lệch dưới 50 triệu đồng thì xử phạt theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 9 Nghị định.
1. Các hành vi vi phạm quy định tại Điều 10 Nghị định áp dụng đối với trường hợp người xuất cảnh, nhập cảnh bằng hộ chiếu, giấy thông hành, chứng minh thư biên giới mang theo ngoại tệ, tiền Việt Nam bằng tiền mặt hoặc vàng dạng khối, thỏi, hạt, miếng vi phạm các quy định về khai hải quan khi làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh. Các trường hợp mang ngoại tệ, tiền Việt Nam bằng tiền mặt hoặc vàng trái phép qua biên giới thì bị xử phạt theo quy định tại Điều 13 Nghị định.
2. Trị giá tang vật vi phạm là trị giá sau khi đã trừ đi trị giá ngoại tệ, vàng, tiền Việt Nam không phải khai hải quan theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp người xuất cảnh, nhập cảnh mang vàng trang sức vi phạm quy định về khai hải quan thì xử phạt như đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khác.
1. Quy định tại điểm b khoản 2 Điều 11 Nghị định được áp dụng đối với trường hợp văn bản quy phạm pháp luật có quy định việc lưu mẫu, lưu hồ sơ, chứng từ.
2. Điểm c khoản 3 Điều 11 Nghị định được áp dụng đối với trường hợp không thực hiện những nội dung mà cơ quan hải quan yêu cầu theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật liên quan để kiểm tra, thanh tra thuế.
3. Khi phát hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 4 Điều 11 Nghị định thì phải lập biên bản thu giữ niêm phong hải quan hoặc giấy tờ thuộc hồ sơ hải quan bị giả mạo. Trường hợp các giấy tờ này là giấy phép thì thông báo bằng văn bản cho cơ quan cấp phép biết.
4. Vi phạm quy định về di chuyển phương tiện vận tải chở hàng hóa quá cảnh, chuyển cảng, chuyển khẩu, chuyển cửa khẩu không đúng tuyến đường, địa điểm, cửa khẩu, thời gian quy định hoặc đăng ký trong hồ sơ hải quan mà không giải trình hoặc giải trình không được Lãnh đạo Chi cục Hải quan chấp nhận thì bị xử phạt theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định.
5. Quy định tại điểm d khoản 1 Điều 12 Nghị định chỉ áp dụng đối với trường hợp tang vật vi phạm chưa bị tẩu tán, tiêu thụ. Trường hợp tang vật vi phạm không còn thì bị xử phạt theo quy định tại điểm a, điểm c khoản 2 Điều 12 Nghị định.
6. Hành vi vi phạm quy định tại điểm a và b khoản 2 Điều 13 Nghị định do người dưới 14 tuổi thực hiện thì lập biên bản chứng nhận, ra quyết định tịch thu hoặc tiêu hủy tang vật.
7. Khi xử phạt hành chính vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3, điểm a khoản 4 Điều 13 Nghị định thì người có thẩm quyền xử phạt quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 28 Nghị định phải tiến hành định giá tang vật, phương tiện vi phạm theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này để xác định mức tiền phạt và thẩm quyền xử phạt.
1. Chứng từ, tài liệu nêu tại điểm a khoản 1 Điều 14 bao gồm các chứng từ, tài liệu nộp hoặc xuất trình cho cơ quan hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan và sau khi thông quan làm căn cứ xác định hoặc chứng minh số thuế phải nộp.
2. “Lần nhập khẩu trước” nêu tại điểm b khoản 1 Điều 14 Nghị định được xác định trong khoảng thời gian một năm (365 ngày) trước thời điểm vi phạm.
3. Hành vi không khai hoặc khai sai về tên hàng, chủng loại, số lượng, trọng lượng, chất lượng, trị giá, mã số hàng hóa, thuế suất, xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được phát hiện sau khi hàng hóa đã thông quan mà người vi phạm không tự giác nộp đủ thuế hoặc chưa nộp đủ thuế theo quy định trước khi cơ quan hải quan lập biên bản vi phạm thì xử phạt theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14 Nghị định.
4. Vi phạm quy định về quản lý hàng hóa trong khu phi thuế quan quy định tại điểm d khoản 1 Điều 14 Nghị định áp dụng trong trường hợp tại thời điểm cơ quan Hải quan kiểm tra, lượng hàng hóa không còn hoặc còn lại ít hơn so với báo cáo thanh khoản hoặc sổ sách của doanh nghiệp.
5. Vi phạm liên quan đến hàng hóa xuất khẩu là sản phẩm gia công, sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu, bao gồm cả nguyên vật liệu gia công tái xuất, nguyên vật liệu nhập sản xuất tái xuất được quy định chi tiết như sau:
a) Trường hợp làm thủ tục xuất khẩu nhưng không xuất khẩu thì xử phạt theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 14 Nghị định. Quy định này không áp dụng đối với trường hợp tờ khai hải quan không có giá trị làm thủ tục hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật Hải quan;
b) Trường hợp khai nhiều hơn so với thực tế hàng hóa xuất khẩu về chủng loại, số lượng, trọng lượng dẫn đến số thuế chênh lệch từ 50 triệu đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì xử phạt theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 14 Nghị định.
6. Hành vi nêu tại điểm n khoản 1 Điều 14 Nghị định được áp dụng khi cơ quan hải quan có đủ căn cứ xác định người nộp thuế biết rõ hàng hóa thực xuất khẩu, thực nhập khẩu mà không khai hoặc khai sai để trốn thuế.
7. Cơ sở để xác định số thuế chênh lệch đối với hành vi khai thiếu thuế, trốn thuế, gian lận thuế là: kê khai của người nộp thuế và quyết định ấn định thuế của người có thẩm quyền.
1. Giấy phép, điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật nêu tại Điều 16 Nghị định là giấy phép, điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật quy định tại Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ, các văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định số 12/2006/NĐ-CP và các Nghị định khác của Chính phủ có quy định về giấy phép, điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Trường hợp hàng hóa thuộc danh mục nhập khẩu phải có giấy phép của Bộ Công Thương hoặc quản lý của các Bộ chuyên ngành (không thuộc danh mục cấm nhập khẩu), chưa quá thời hạn làm thủ tục hải quan nhưng chủ hàng không làm thủ tục nhập khẩu mà xin tái xuất thì không xử phạt.
3. Trường hợp nhập khẩu hàng hóa, vật phẩm vi phạm quy định tại Điều 16 Nghị định nhưng do doanh nghiệp bưu chính, chuyển phát nhanh thay mặt chủ hàng làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật, nếu người nhận hàng từ chối nhận và không có căn cứ xác định việc đưa hàng hóa vào Việt Nam theo yêu cầu của người nhận hàng thì không xử phạt người nhận hàng. Tang vật vi phạm giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Nghị định.
4. Chỉ áp dụng hình thức phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép đối với giấy phép liên quan trực tiếp đến hàng hóa là tang vật vi phạm.
Trường hợp tước quyền sử dụng giấy phép do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác cấp, trong thời hạn 05 (năm) ngày kể từ ngày ra quyết định xử phạt, cơ quan hải quan thông báo bằng văn bản do cơ quan đó biết về việc xử lý của mình.
5. Vi phạm liên quan đến giấy phép nhập khẩu, điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu mà hàng hóa thuộc diện hàng hóa trao đổi của cư dân biên giới, hàng viện trợ nhân đạo, hàng quà biếu, tài sản di chuyển, hàng hóa của người xuất cảnh, nhập cảnh; hàng quá cảnh, chuyển khẩu; hàng tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập thì tùy theo từng hành vi vi phạm mà bị xử phạt theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 16 Nghị định; các trường hợp khác thì xử phạt theo quy định tại khoản 4 Điều 16 Nghị định.
6. Đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3; điểm a, b, h khoản 4; điểm a khoản 6 Điều 16 Nghị định mà cơ quan quản lý chuyên ngành yêu cầu đưa hàng hóa vi phạm ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc tái xuất thì không áp dụng hình thức tịch thu tang vật vi phạm và thực hiện theo yêu cầu của cơ quan quản lý chuyên ngành.
7. Đối với hành vi vi phạm liên quan đến giấy phép, điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật nhập khẩu quy định tại khoản 2; điểm a, b khoản 3; điểm d, e khoản 4 Điều 16 Nghị định nhưng trước thời điểm ra quyết định xử phạt đã có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền thì không áp dụng hình thức phạt bổ sung buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Trường hợp đã ra quyết định xử phạt và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả “buộc đưa ra khỏi Việt Nam” nhưng trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt mà cơ quan quản lý chuyên ngành cho phép nhập khẩu và hàng hóa chưa đưa ra khỏi Việt Nam thì được phép nhập khẩu.
Chủ hàng không làm thủ tục gia hạn hợp đồng thuê kho theo quy định của pháp luật, không thông báo với cơ quan hải quan, không đưa hàng ra khỏi kho ngoại quan khi hợp đồng thuê kho ngoại quan hết hạn thì bị xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định, hàng hóa sẽ bị xử lý theo quy định tại khoản 4 Điều 24 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005.
1. Khoản 1 Điều 19 Nghị định được áp dụng đối với trường hợp quá 10 ngày kể từ ngày hết thời hạn trích tiền từ tài khoản mà Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng Thương mại, tổ chức tín dụng khác không thực hiện trích, chuyển toàn bộ hoặc một phần tương ứng số tiền phải nộp từ tài khoản của tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính vào tài khoản thu Ngân sách Nhà nước hoặc tài khoản tạm giữ của cơ quan hải quan mở tại Kho bạc Nhà nước theo yêu cầu của cơ quan hải quan khi tại thời điểm nhận được quyết định cưỡng chế, tài khoản tiền gửi của người bị cưỡng chế có số dư.
2. Quy định tại khoản 3 Điều 19 không áp dụng đối với tổ chức, cá nhân là đối tượng nộp thuế. Tổ chức, cá nhân là đối tượng nộp thuế có hành vi vi phạm quy định về cung cấp thông tin thì xử phạt theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 11 Nghị định.
1. Chỉ những người có thẩm quyền quy định tại Điều 23 Nghị định mới có quyền ra quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính.
2. Việc tạm giữ người phải có quyết định bằng văn bản và phải giao cho người bị tạm giữ một bản.
3. Chỉ tạm giữ người theo thủ tục hành chính trong trường hợp cần ngăn chặn, đình chỉ ngay những hành vi gây rối trật tự trong địa bàn hoạt động hải quan, gây thương tích cho công chức hải quan đang thi hành công vụ hoặc cần thu thập, xác minh những tình tiết quan trọng, phức tạp liên quan đến hành vi vi phạm làm căn cứ để ra quyết định xử phạt hành chính hoặc để đảm bảo việc xử lý đối với người có hành vi vi phạm.
4. Việc tạm giữ người phải tuân thủ Quy chế tạm giữ người theo thủ tục hành chính ban hành kèm theo Nghị định 162/2004/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ, Nghị định số 19/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tạm giữ người theo thủ tục hành chính ban hành kèm theo Nghị định số 162/2004/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ và Thông tư số 26/2007/TT-BCA ngày 15 tháng 11 năm 2007 của Bộ Công an hướng dẫn thi hành một số điều của Quy chế tạm giữ người theo thủ tục hành chính ban hành kèm theo Nghị định số 162/2004/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ.
1. Khi áp dụng biện pháp tạm giữ tài liệu, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải tuân theo quy định tại Điều 24 Nghị định.
Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh không bị tạm giữ thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành.
2. Trong trường hợp có căn cứ để cho rằng nếu không tạm giữ ngay thì tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có thể bị tẩu tán, tiêu hủy thì thủ trưởng trực tiếp của nhân viên Hải quan được quyền ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định, người ra quyết định phải báo cáo thủ trưởng của mình là một trong những người có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định và được sự đồng ý bằng văn bản của người đó; trong trường hợp không được sự đồng ý của họ thì người đã ra quyết định tạm giữ phải hủy ngay quyết định tạm giữ và trả lại vật, tiền, hàng hóa, phương tiện đã bị tạm giữ.
3. Trường hợp kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người nộp thuế, thanh tra thuế mà phát hiện có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế thì Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan, Chi cục trưởng Hải quan, Trưởng đoàn thanh tra thuế có thẩm quyền quyết định tạm giữ tài liệu, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Thẩm quyền và trình tự khám người theo thủ tục hành chính phải tuân thủ các điều kiện quy định tại Điều 25 Nghị định.
1. Thẩm quyền và trình tự khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính phải tuân thủ các điều kiện quy định tại Điều 26 Nghị định.
2. Việc khám phương tiện vận tải, đồ vật của các đối tượng được hưởng ưu đãi miễn trừ ngoại giao, miễn trừ lãnh sự phải tuân theo các quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập và phải có quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
Khi có cơ sở khẳng định hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, miễn trừ lãnh sự chứa đựng những đồ vật không được hưởng ưu đãi, hoặc chứa những đồ vật thuộc loại Nhà nước Việt Nam cấm xuất khẩu, nhập khẩu hoặc không tuân thủ các chế độ kiểm dịch của Việt Nam, thì việc khám xét thực hiện theo quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, trước mặt viên chức ngoại giao hoặc người được ủy quyền đại diện cho họ.
1. Chỉ những người được quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định mới có thẩm quyền ra quyết định khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Việc khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Điều 49 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Điều 27 Nghị định.
2. Trường hợp kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người nộp thuế, thanh tra thuế mà phát hiện có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế thì Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan, Chi cục trưởng Hải quan có thẩm quyền quyết định khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các cấp hải quan quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 28 Nghị định là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung phạt tiền quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể.
Trong trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính về hải quan thì thẩm quyền xử phạt được xác định như sau:
a) Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 28 Nghị định, thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó;
b) Trường hợp mức tiền phạt hoặc một trong các hình thức xử phạt hoặc biện pháp khắc phục hậu quả không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền thì người đang thụ lý vụ việc vi phạm phải kịp thời chuyển vụ việc đó đến người có thẩm quyền xử phạt.
2. Những người quy định tại khoản 6 Điều 28 Nghị định có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi không khai hoặc khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, không thu; trốn thuế, gian lận thuế; chậm nộp tiền thuế; không thực hiện trích, chuyển tiền từ tài khoản của tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế vào tài khoản thu Ngân sách Nhà nước hoặc tài khoản tạm gửi của cơ quan hải quan mở tại Kho bạc Nhà nước quy định tại khoản 4 Điều 9, Điều 14, Điều 15 và điểm a khoản 1 Điều 19 Nghị định. Mức xử phạt được xác định theo quy định tại Nghị định, không hạn chế mức tối đa theo số tiền phạt.
3. Đối với vi phạm hành chính mà hồ sơ liên quan đến nhiều đơn vị hải quan, đơn vị nào phát hiện, lập biên bản đầu tiên thì đơn vị đó ra quyết định xử phạt; những đơn vị liên quan có trách nhiệm chuyển giao đầy đủ các tài liệu cần thiết theo yêu cầu của đơn vị thụ lý vụ vi phạm.
4. Xử lý vi phạm liên quan đến hàng hóa chuyển cửa khẩu:
a) Vi phạm liên quan đến hàng hóa chuyển cửa khẩu do Chi cục Hải quan cửa khẩu phát hiện, nếu có dấu hiệu hình sự thì Chi cục Hải quan cửa khẩu yêu cầu Chi cục Hải quan nơi mở tờ khai chuyển toàn bộ hồ sơ có liên quan để xử lý theo thủ tục tố tụng hình sự;
b) Hàng chuyển cửa khẩu có vi phạm hành chính thì Chi cục Hải quan cửa khẩu chuyển hồ sơ để Chi cục Hải quan nơi mở tờ khai xử phạt theo thẩm quyền. Nếu tang vật vi phạm là hàng cấm nhập khẩu, chất thải nguy hại, lây lan dịch bệnh được phát hiện tại cửa khẩu thì Chi cục Hải quan nơi mở tờ khai chuyển hồ sơ để Chi cục Hải quan cửa khẩu thực hiện việc xử phạt theo thẩm quyền;
c) Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày ra quyết định xử lý, đơn vị chủ trì xử lý phải thông báo kết quả xử lý cho đơn vị hải quan liên quan biết.
5. Khi phát hiện hành vi vi phạm trong lĩnh vực hải quan, người có thẩm quyền xử phạt cần đối chiếu với quy định của Bộ luật Hình sự để xác định đó là vi phạm hành chính hay tội phạm hình sự. Trường hợp có dấu hiệu tội phạm thì thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Đối với dấu hiệu của tội trốn thuế thì trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày phát hiện phải chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền để điều tra theo quy định.
6. Đối với các vụ vi phạm do các đơn vị thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu phát hiện bắt giữ mà có mức phạt vượt quá thẩm quyền của Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu thì thẩm quyền xử phạt do Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan thực hiện theo quy định.
Việc ủy quyền xử lý vi phạm hành chính đối với các chức danh quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 28 Nghị định chỉ được thực hiện đối với cấp phó. Việc ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản. Trong văn bản ủy quyền cần thể hiện rõ phạm vi, nội dung, thời hạn ủy quyền. Đối với quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính thì việc ủy quyền chỉ được thực hiện khi cấp trưởng vắng mặt.
Người được ủy quyền chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước cấp trưởng về việc xử lý vi phạm hành chính của mình và không được ủy quyền tiếp cho bất kỳ cá nhân nào khác.
1. Khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan bằng hình thức cảnh cáo thì người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt tại chỗ.
2. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực kể từ ngày ký, trừ trường hợp trong quyết định quy định ngày có hiệu lực khác. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được giao quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải chấp hành quyết định xử phạt của cấp có thẩm quyền.
3. Việc ra quyết định xử phạt thực hiện theo quy định tại Điều 56 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, quy định tại Điều 23 Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16/12/2008 của Chính phủ.
4. Thời hạn ra quyết định xử phạt là 10 (mười) ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính; đối với vụ vi phạm hành chính có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Trong trường hợp xét cần có thêm thời gian xác minh, thu thập chứng cứ để ra quyết định xử phạt thì cấp có thẩm quyền xử phạt phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn, thời hạn gia hạn không được quá 30 (ba mươi) ngày.
5. Đối với hành vi chậm nộp tiền thuế quy định tại Điều 15 Nghị định thì không lập biên bản và ra quyết định xử phạt mà người nộp thuế tự xác định số tiền phạt do chậm nộp tiền thuế để nộp vào Ngân sách nhà nước. Quá 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế mà người nộp thuế vẫn chưa nộp đủ tiền thuế, tiền phạt thì người có thẩm quyền quy định tại khoản 6 Điều 28 Nghị định ra thông báo về số tiền thuế nợ và số tiền phạt chậm nộp thuế tính đến thời điểm đó, đồng thời yêu cầu người nộp thuế, người bảo lãnh nộp thuế nộp đủ tiền thuế, tiền phạt vào ngân sách.
6. Viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự lợi dụng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao để thực hiện hoạt động thương mại ngoài phạm vi chức năng của họ mà vi phạm hành chính về hải quan thì trước khi xử phạt, cần trao đổi với cơ quan ngoại giao.
Việc nộp tiền phạt nhiều lần thực hiện theo quy định tại Điều 27 Nghị định 128/2008/NĐ-CP ngày 16/12/2008 của Chính phủ.
Cơ quan hải quan nơi xem xét quyết định việc nộp tiền phạt nhiều lần căn cứ lãi suất không kỳ hạn của một trong các ngân hàng thương mại nhà nước đóng trên cùng địa bàn để tính lãi suất cho số tiền chưa nộp phạt.
Lãi suất không kỳ hạn được tính cố định tại thời điểm quyết định xử phạt có hiệu lực.
Toàn bộ tiền phạt thu được phải nộp vào tài khoản tạm giữ của cơ quan hải quan mở tại Kho bạc Nhà nước theo quy định hiện hành. Sau khi hết thời hạn khiếu nại hoặc khiếu nại đã giải quyết xong, căn cứ kết quả xử lý, cơ quan hải quan chuyển số tiền trên từ tài khoản tạm giữ vào Ngân sách Nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước. Đối với nguồn thu từ xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả thì thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 59/2008/TT-BTC ngày 04 tháng 7 năm 2008 của Bộ Tài chính.
1. Việc xem xét miễn xử phạt vi phạm hành chính chỉ áp dụng đối với trường hợp bị xử phạt về các hành vi vi phạm tại khoản 4 Điều 9, Điều 14, Điều 15 và Điều 19 Nghị định.
2. Hồ sơ miễn xử phạt vi phạm hành chính gồm có:
a) Đơn đề nghị miễn xử phạt vi phạm hành chính, trong đó nêu rõ căn cứ đề nghị miễn xử phạt;
b) Biên bản vi phạm hành chính;
c) Quyết định xử phạt vi phạm hành chính (nếu có);
d) Xác nhận của chính quyền địa phương về nội dung, thời điểm xảy ra thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ hoặc bất khả kháng khác;
đ) Biên bản do người đại diện của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại phối hợp với chính quyền địa phương lập xác định giá trị tài sản, hàng hóa bị thiệt hại, nguyên nhân thiệt hại, giá trị tài sản, hàng hóa có thể thu hồi được;
e) Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có);
g) Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có).
3. Thủ tục, trình tự xét miễn xử phạt vi phạm hành chính:
a) Hồ sơ đề nghị miễn xử phạt được nộp tại cấp có thẩm quyết định miễn xử phạt quy định tại khoản 4 Điều 38 Nghị định;
b) Trên cơ sở hồ sơ quy định, đối chiếu với điều kiện được miễn xử phạt vi phạm hành chính nêu tại khoản 2 Điều 38 Nghị định, Cục trưởng Cục Hải quan, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan xem xét và ra quyết định miễn xử phạt vi phạm hành chính.
Trường hợp có nghi vấn về tính trung thực của hồ sơ miễn xử phạt thì phải kiểm tra, xác minh trước khi quyết định.
4. Không thực hiện việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt trong trường hợp đang xem xét miễn xử phạt vi phạm hành chính.
1. Khi xem xét vụ vi phạm để quyết định xử phạt, nếu xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm thì phải chuyển hồ sơ cho người có thẩm quyền xem xét để khởi tố vụ án (đối với những tội quy định tại Điều 153, Điều 154 Bộ luật Hình sự) hoặc có văn bản kèm hồ sơ photocopy đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền xem xét khởi tố đối với trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự khác.
2. Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng hình sự thông báo về quyết định khởi tố vụ án hình sự, cơ quan hải quan phải chuyển hồ sơ gốc vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền trong thời hạn 05 (năm) ngày, kể từ ngày nhận được thông báo.
3. Quá thời hạn 03 (ba) ngày, kể từ ngày hết thời hạn quy định tại Điều 103 Bộ luật Tố tụng Hình sự mà cơ quan hải quan chưa nhận được thông báo của cơ quan có thẩm quyền về việc khởi tố hay không khởi tố vụ án thì người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 28 Nghị định ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật và thông báo cho cơ quan tố tụng hình sự biết về việc đã xử phạt vi phạm hành chính.
Việc tính lại thời hạn ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 4 Điều 39 Nghị định thực hiện như sau:
a) Nếu vụ việc vi phạm đã được gia hạn thời hạn ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính trước khi chuyển cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 10 ngày, kể từ ngày được tính lại thời hạn ra quyết định xử phạt; đối với vụ vi phạm hành chính có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 30 ngày và không được gia hạn thời hạn ra quyết định xử phạt.
b) Nếu vụ việc vi phạm mà trước khi chuyển cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự người có thẩm quyền xử phạt chưa xin gia hạn thời hạn xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, thì thời hạn ra quyết định xử phạt được tính lại theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và được gia hạn thời hạn ra quyết định xử phạt theo quy định của pháp luật”.
Hàng hóa vi phạm bị buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, buộc tái xuất phải được giám sát chặt chẽ từ nơi lưu giữ hàng vi phạm đến cửa khẩu tái xuất. Kết quả giám sát phải được ghi nhận và lưu hồ sơ vụ việc.
1. Việc xử lý tang vật vi phạm bị tịch thu thực hiện theo quy định tại Điều 61 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Điều 35 Nghị định 128/2008/NĐ-CP ngày 16/12/2008 của Chính phủ.
2. Trường hợp tang vật vi phạm do Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Cục Hải quan), Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan và Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Đội Kiểm soát hải quan thuộc Cục Hải quan đóng trên địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương ra quyết định tịch thu thì bàn giao cho Trung tâm dịch vụ bán đấu giá cấp tỉnh nơi xảy ra hành vi vi phạm để bán đấu giá.
3. Trường hợp tang vật vi phạm do Chi cục trưởng Hải quan, Đội trưởng Đội Kiểm soát hải quan thuộc Cục Hải quan, trừ trường hợp nêu tại khoản 2 nêu trên; Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan ra quyết định tịch thu thì đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi xảy ra hành vi vi phạm hoặc nơi cơ quan của người ra quyết định tịch thu đóng trụ sở thành lập Hội đồng bán đấu giá để bán đấu giá tang vật vi phạm.
Thành phần Hội đồng bán đấu giá gồm lãnh đạo cơ quan ra quyết định tịch thu làm Chủ tịch Hội đồng, lãnh đạo cơ quan tài chính cấp huyện làm Phó Chủ tịch Hội đồng và tùy theo tính chất, đặc điểm của từng vụ việc, người có thẩm quyền thành lập Hội đồng quyết định mời các thành viên khác tham gia Hội đồng.
Chapter I
HANDLING OF CUSTOMS-RELATED ADMINISTRATIVE VIOLATIONS
Section 1. GENERAL PROVISIONS
Article 1. Administrative violations in the customs domain
Administrative violations in the customs domain are acts intentionally or unintentionally committed by individuals or organizations in violation of regulations on the state management of customs (including taxation on imports and exports) which are not serious enough for penal liability examination but are subject to administrative sanction under the Decree on handling of administrative violations and enforcement of administrative decisions in the customs domain.
Article 2. Application of legal documents
1. The sanctioning of administrative violations, application of sanctioning forms, consequence remedies, application of measures to prevent administrative violations and assure sanctioning of administrative violations in the customs domain must comply with the principles, order, procedures and competence prescribed in the Tax Administration Law. the Ordinance on Handling of Administrative Violations, the Government's Decree No. 128/2008/ND-CP of December 16, 2008, detailing a number of articles of the 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations and the 2008 Ordinance Amending and Supplementing a Number of Articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations; the Government's Decree No. 97/2007/ND-CP of June 7, 2007, stipulating the handling of administrative violations and the enforcement of administrative decisions in the customs domain, and the Government's Decree No. 18/2009/ND-CP of February 18.2009, amending and supplementing a number of articles of Decree No. 97/2007/ND-CP (below referred to as the Decree).
2. The application of regulations to sanctioning administrative violations in the customs domain complies with the provisions of Article 83 of the 2008 Law on Promulgation of Legal Documents; Clause 3, Article 55 of Decree No. 97/2007/ND-CP of June 7, 2007; and Clause 2, Article 2 of Decree No. 18/2009/ND-CP of February 18, 2009.
Article 3. Application of principles on sanctioning of administrative violations
1. Individuals and organizations committing acts in violation of regulations on the state management of customs shall be sanctioned under the Decree stipulating the handling of administrative violations and enforcement of administrative decisions in the customs domain or government decrees on sanctioning of administrative violations related to the customs domain.
Individuals and organizations that have committed acts of administrative violation but refuse to receive goods must still be responsible for their committed acts.
2. When issuing sanctioning decisions against violators, persons with sanctioning competence shall base themselves on the nature and severity of violation, extenuating and aggravating circumstances specified in Articles 8 and 9 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations; Article 6 of Decree No. 128/2008/ ND-CP of December 16, 2008: Articles 3 and 4 of the Decree, and the following specific-provisions:
a/ An act of violation committed by the same individual or organization at a time with respect to many declaration forms or contracts shall be sanctioned only once and subject to the aggravating circumstance of "committing a violation more than once in the same domain.''
In case a violator has been sanctioned for an act of violation but, within one year after completely serving the sanctioning decision or after the expiration of the statute of limitations for implementing sanctioning decisions, relapses into committing it with respect to another goods lot, he/she/it will be sanctioned with the aggravating circumstance of recidivism under Clause 3, Article 6 of Decree No. 128/2008/ND-CP of December 16, 2008;
b/ First-time violation in the customs domain referred to in Clause 1, Article 3 of the Decree is the case in which an individual or organization that has never been sanctioned for an administrative violation in the customs domain or had been sanctioned for an administrative violation and completely served the sanctioning decision one year or more ago or does not commit recidivism after the expiration of the statute of limitations for sanctioning decisions.
3. For an act of violation in the customs domain which is the consequence of another act of violation in the same customs domain, only the act subject to a heavier penalty shall be sanctioned.
Article 4. Cases not subject to customs-related administrative sanction
The application of cases not subject to customs-related administrative sanction under Article 7 of the Decree is as follows:
1. Goods and means of transport brought into Vietnam due to fire, natural disaster, enemy sabotage, unexpected event or in urgent circumstances which are subject to declaration and have been declared to customs offices, other competent agencies or local administrations under law.
In case of non-declaration, they shall be handled under current law.
2. Notification of errors referred to in Clause 3, Article 7 of the Decree, which is made in writing by consignors, consignees or lawful representatives clearly stating the reason, and addressed to customs offices and enclosed with documents related to such errors before customs offices conduct physical inspection of goods or decide on exemption from physical inspection of goods, and accepted by heads of customs offices that receive and process customs dossiers.
If there are grounds for ascertaining the collusion between consignor, consignee and/or carrier for the purpose of tax evasion, illegal border-cross transportation of goods or smuggling, customs offices have the right to refuse to accept errors.
3. Point b. Clause 4. Article 7 of the Decree applies to cases specified at Point c, Clause 1, Article 12 of the Ministry of Finance's Circular No. 79/2009/TT-BTC of April 20, 2009, guiding customs procedures, customs inspection and supervision: import and export duties and tax management of imports and exports.
4. For cases specified in Clauses 5, 6 and 8, Article 7 of the Decree:
a/ At the time of detecting an act of violation, if having sufficient grounds for ascertaining that the case is not subject to sanction, the person with sanctioning competence shall only certify the dossier filing;
b/ If there are insufficient grounds for ascertaining whether an act of violation is subject to sanction, the customs officer on duty shall make a written record on customs-related administrative violation. On the basis of the customs dossier, related documents, and the written record of customs-related administrative violation, the person with sanctioning competence defined in Clause 2, 3 or 4. Article 28 of the Decree shall decide whether to sanction the violation.
c/ Acts in violation of tax law related to imports and exports specified in Clause 5, Article 7 of the Decree include acts specified in Clause 4, Article 9 and Clauses 1 and 2, Article 14 of the Decree.
5. The case specified in Clause 7. Article 7 of the Decree:
a/ The customs declarant declares a wrong tax identification number or tax rate for the first time, the customs office guides the declaration of the correct tax identification number or tax rate, makes a written certification record and imposes no sanction.
b/ Declaration of a wrong tax identification number or tax rate shall be regarded as first time when fully meeting the following conditions:
b.1. The declarant imports or exports no goods within one year (up to the date of registration of the customs declaration for the importation or exportation of the goods lot for which a wrong tax identification number or tax rate is declared) or has imported or exported such goods but declared a wrong tax identification number or tax rate, which has not yet been detected;
b.2. The customs office has not yet provided any guidance on the declaration of tax identification number or the tax rate of this goods or has provided incorrect guidance.
Article 5. Valuation of violating goods and material evidence for determining fines and the sanctioning competence
1. For material evidence and means which are not subject to confiscation, the value of such material evidence and means is their customs value, which has been determined under customs valuation regulations at the time of making violation records; if they are foreign currencies, exchange rates shall be determined under the Ministry of Finance's guiding documents on customs procedures, customs inspection and supervision; import and export duties and tax management of imports and exports.
2. For violating goods, material evidence and means subject to confiscation, depending on each specific kind thereof, their value shall be determined based on the grounds stated in Clause 2, Article 36a of the Decree and Article 34 of the Government's Decree No. 128/2008/ND-CP of December 16, 2008.
3. Documents related to valuation must be stated in the dossier on the handling of the case of administrative violation in which violating goods, material evidence and/or means were valued.
Article 6. Handling of violating goods and means not subject to confiscation
1. If temporarily seized goods are not subject to confiscation, the person having issued the seizure decision shall issue a decision to return them.
2. Returned goods are allowed to go through customs procedures according to regulations; if they are liable to import or export duty and other related taxes, such duty and taxes shall be paid according to regulations.
Article 7. Calculation of time limits and statutes of limitations
1. Time limits and statutes of limitations prescribed in the Ordinance on Handling of Administrative Violations which are stipulated in months or years shall be counted in calendar months and years, including weekends and holidays prescribed in the Labor Code.
2. Time limits in the Ordinance on Handling of Administrative Violations which are stipulated in days shall be counted in working days, excluding weekends and holidays prescribed in the Labor Code.
Section 2. APPLICATION OF SANCTIONING FORMS AND LEVELS
Article 8. Violations of the provisions of Article 8 of the Decree on time limits for carrying out customs procedures and submitting tax dossiers
1. The lime limit for carrying out customs procedures in Article 8 of the Decree is that prescribed in Article 18 of the Customs Law and legal documents stipulating time limits for carrying out customs procedures for each type of import or export.
2. In case the customs declarant requests adjustment of the wastage norm of materials used for processing goods for export or imported materials for producing goods for export after products are exported and such adjustment is accepted by the customs office, sanctioning shall be conducted under Point d, Clause 1. Article 8 of the Decree.
3. Acts of violation specified at Points e and f. Clause 2; Points a and b. Clause 3. Article 8 of the Decree shall be sanctioned only if permits, customs declarations or other papers as prescribed by law set a time limit for re-import or re-export.
4. The time limit specified at Point b. Clause
2. Article 8 of the Decree is that for liquidation of contracts, declarations, goods, materials and supplies prescribed in legal documents on customs.
5. The measure of "forced re-export of goods" specified at Point a. Clause 5, Article 8 of the Decree is applicable only to the act of "failing to re-export goods within the prescribed time limit or the lime already registered with the customs office" specified at Point e. Clause 2 and Point a, Clause 3, Article 8 of the Decree.
If the act of "failing to re-export means of transport within the prescribed time limit" specified at Point f. Clause 2 or Point b, Clause
3. Article 8 of the Decree is detected when the individual or organization is carrying out procedures for re-exporting the violating means, the consequence remedy of "forced re-export" does not need to be applied: only the principal sanction will be indicated in the sanctioning decision and the customs office shall complete re-export procedures for the means of transport after the sanctioning decision is complied with.
Article 9. Violations of the provisions of Article 9 of the Decree on customs declaration and tax declaration
1. In case of importing goods or articles different from those indicated in customs declarations while customs procedures are carried out by post or express delivery enterprises on behalf of goods owners under law, if there are no evidence of collusion between consignor, consignee and person carrying out customs procedures for fraud purpose, no sanction shall be imposed.
2. For acts of non-declaration or wrong declaration of goods on the list of humanitarian or non-refundable aid certified by the Ministry of Finance or an agency authorized by the Ministry of Finance, sanction shall be imposed under Point c. Clause 1, Article 9 of the Decree.
3. If the goods are not on the list already certified by a competent agency, depending on each specific act of violation, sanction shall be imposed either under Point b. Clause 4, Article 9 or Point b, Clause 1, Article 16 of the Decree.
3. In case of importing goods different from those indicated in customs declarations which are duty-free materials, supplies, machinery, equipment or components such as goods under registered processing contracts, goods on the list of duty-free goods of investment projects, sanction shall be imposed under Point a. Clause 2, Article 9 of the Decree, and such goods shall be reconciled against the contract or the registered list; if importing goods which are not duty-free, sanction shall be imposed under Clause 4, Article 9 of the Decree.
4. For temporarily imported or exported goods which are different from those indicated in customs declarations and are duty-free, sanction shall be imposed under Point b. Clause 2, Article 9 of the Decree; in case these goods are not exempt from import or export duty, depending on the nature and severity of violation, sanction shall be imposed either under Clause 4, Article 9 or Clause 1 or 2, Article 14 of the Decree.
5. Clause 3. Article 9 of the Decree is applicable to the case in which customs declaration has been made and customs procedures have been carried out but goods are not exported yet or are exported insufficiently compared to customs declaration. This provision is not applicable to customs declarations invalid for carrying out customs procedures under Clause 2, Article 18 of the Customs Law.
6. Sanctioning under Clause 4, Article 9 of the Decree is applicable to acts of violation in different types of importation or exportation of goods resulting in tax amounts which are smaller than payable ones or higher than amounts which are eligible for exemption, reduction, refund or non-collection.
7. For violations of Point a. Clause 4. Article 9 of the Decree involving a wrongly declared content which is the consequence of an act of violation specified in Clause 1. Article 14 of the Decree, sanction shall be imposed under Article 14 of the Decree.
8. For acts of non-declaration or declaration of wrong names, categories, quantities, weights, quality, values and codes, duty rates or origin of imports or exports, verification should be conducted to clarify; if these acts do not fall into the cases specified in Clause 1, Article 14 of the Decree, sanction shall be imposed either under Point b or c. Clause 4, Article 9 of the Decree on a case-by-case basis.
9. For acts of declaring more categories or larger quantities or weights than those of actually exported goods being processed goods or products made from imported materials (including materials and supplies re-exported and imported for production but re-exported), resulting in a tax amount difference of under VND 50 million, sanction shall be imposed under Point b. Clause 4, Article 9 of the Decree.
Article 10. Violations of the provisions of Article 10 of the Decree on customs declaration by persons on entry or exit of foreign currency, Vietnamese currency in cash or gold (in bars, ingots, granules or pieces)
1. Violations of the provisions of Article 10 of the Decree apply to persons who leave or enter the country with passports, laissez passers or border identity cards and bring along foreign currency. Vietnamese currency in cash or gold in bars, ingots, granules or pieces and violate regulations on customs declaration when carrying out entry or exit procedures. Other cases of bringing foreign currency, Vietnamese currency in cash or gold across the border shall be sanctioned under Article 13 of the Decree.
2. The value of material evidence is the value minus the value of foreign currency, Vietnamese currency or gold not subject to customs declaration under law.
3. Person on entry or exit who carry jewelry gold and violate regulations on customs declaration shall be sanctioned like those carrying other imports or exports.
Article 11. Violations of the provisions of Articles 11,12 and 13 of the Decree on customs inspection, tax inspection, customs supervision and control
1. Point b, Clause 2, Article 11 of the Decree is applicable to cases in which the storage of samples and dossiers and documents is required by legal documents.
2. Point c. Clause 3, Article 11 of the Decree is applicable to cases of failure to comply with requests of customs offices in accordance with relevant legal documents for tax examination and inspection.
3. Upon detecting violations of Point b. Clause 4. Article 11 of the Decree, written records shall be made on the seizure of forged customs seals or customs dossier documents. If these documents are permits, notification shall be made to permit-granting agencies.
4. Violations of regulations on movement of means of transport carrying goods in transit, out of port or border gate along prescribed routes, to places or border gates of destination or beyond time limits prescribed or registered in customs dossiers without any explanations or with explanations rejected by leaders of district-level Customs Departments, shall be sanctioned under Point a, Clause 1, Article 12 of the Decree.
5. Point d. Clause 1, Article 12 of the Decree is applicable only to cases in which material evidence has not yet been dispersed or sold out. If there remains no material evidence, sanction shall be imposed under Points a and c, Clause 2, Article 12 of the Decree.
6. Acts of violations of Points a and b, Clause 2, Article 13 of the Decree committed by under-14 persons shall be recorded in writing and decisions on confiscation or destruction of material evidence shall be issued.
7. Upon sanctioning violations specified in Clauses 2 and 3 and Point a. Clause 4, Article 13 of the Decree, persons with sanctioning competence defined in Clauses 2, 3 and 4. Article 28 of the Decree shall request valuation of material evidence and means in these violations under Clause 2, Article 5 of this Circular in order to determine the level of fine and sanctioning competence.
Article 12. Sanctioning of acts of tax evasion or fraud prescribed in Article 14 of the Decree
1. Documents referred to at Point a. Clause 1 of Article 14 include documents already submitted or presented to customs offices in the course of carrying out customs procedures and after customs clearance as bases for determining or proving payable tax amounts.
2. "Previous importation" referred to at Point b. Clause 1. Article 14 of the Decree is determined as importation taking place within one year (365 days) before the time of violation.
3. For acts of non-declaration or declaration of wrong names, categories, quantities, weights, quality, values and codes, duty rates or origin of imports or exports which are detected after customs clearance of the goods, if violators fail to voluntarily pay sufficient tax amounts or have only paid insufficient tax amounts according to regulations before tax offices make written records on violation, they shall be sanctioned under Point c, Clause 1, Article 14 of the Decree.
4. Violations of Point d. Clause 1. Article 14 of the Decree on management of goods in non-tariff zones apply to cases in which at the time of customs inspection there is no goods or a smaller quantity of goods than stated in liquidation reports or records of enterprises.
5. Violations related to exports being processed products, products made from imported materials, including materials and supplies processed for re-export and imported materials and supplies for production for re-export, are specified below:
a/ In case of having carried out export procedures but failing to export, sanction shall be imposed under Point e, Clause 1, Article 14 of the Decree. This provision is not applicable to cases in which completed customs declaration forms are not valid for carrying out customs procedures under Clause 2. Article 18 of the Customs Law;
b/ In case the declared categories, quantities or weights of exports are greater than those actually exported, resulting in a tax amount difference of VND 50 million or more but not to the level subject to penal liability examination, sanction shall be imposed under Point f. Clause 1, Article 14 of the Decree.
6. Acts specified at Point m. Clause 1. Article 14 of the Decree are applied when customs offices have sufficient grounds for ascertaining that taxpayers clearly know that goods have been actually exported or imported but fail to declare or make wrong declaration for tax evasion purpose.
7. Grounds for determining underpaid tax amounts in case of declaring insufficient tax amounts, tax evasion and tax fraud include declarations of taxpayers and tax assessment decisions of competent persons.
Article 13. Violations related to import and export permits and conditions
1. Permits, conditions and technical standards referred to in Article 16 of the Decree are those prescribed in the Governments Decree No. 12/2006/ND-CP of January 23, 2006, its guiding documents and other government decrees stipulating permits, conditions and technical standards for imports and exports.
2. In case goods are on the list of imports subject to licensing of the Ministry of Industry and Trade or the management of a line ministry (but not on the list of banned imports) and still within the time limit for carrying out customs procedures but their owners fail to carry out import procedures and request permission for re-export, no sanction shall be imposed.
3. In case imported goods and articles violate Article 16 of the Decree but customs procedures are carried out by post or express delivery enterprises on behalf of goods owners under law. if consignees refuse to receive these goods and there is no ground for ascertaining that the goods are brought into Vietnam at the request of consignees, no sanction shall be imposed on goods consignees. Material evidence shall be handled under Clause 2, Article 35 of the Decree.
4. The additional sanction of deprivation of the right to use permits is applicable only to permits directly related to goods being material evidence.
In case of depriving the right to use a permit granted by another competent state agency, within 5 (five) days from the date of issuing the sanctioning decision, the customs office shall notify in writing such agency of the deprivation.
5. For violations related to import permits and export and import conditions involving goods which are exchanged between border inhabitants, humanitarian donations, gifts, personal belongings and goods of persons on entry or exit; goods in transit or transported to another border gate; temporarily imported goods for re-export, temporarily exported goods for re-import, depending on each specific act of violation, sanction shall be imposed under Clause 1. Clause 2 or Clause 3, Article 16 of the Decree; in other cases, sanction shall be imposed under Clause 4, Article 16 of the Decree.
6. For violations specified at Point c, Clause 3; Points a, b, h, Clause 4; and Point a, Clause 6, Article 16 of the Decree, if line management agencies request the violating goods to be taken out of Vietnamese territory or be re-exported, the sanction of confiscation of material evidence shall not be imposed but the request of the line management agency shall be complied with.
7. For violations related to import permits, conditions and technical conditions specified in Clause 2: Points a and b. Clause 3; Points d and f, Clause 4, Article 16 of the Decree, if a permit of a competent agency is obtained before the issuance of the sanctioning decision, the additional sanction of forced taking out of Vietnam shall not be imposed. If the sanctioning decision has been issued and the consequence remedy of "forced taking out of Vietnam" has been applied but within 30 days after the receipt of the sanctioning decision the line management agency issues an import permit and the goods have not yet taken out of Vietnam, the importation will be permitted.
Article 14. Violations of regulations on bonded warehouses and tax suspension warehouses
Goods owners that fail to carry out procedures for extending bonded warehouse lease contracts under law, fail to notify customs offices or take goods out of bonded warehouses upon the expiry of bonded warehouse lease contracts shall be sanctioned under Clause 1, Article 17 of the Decree while their goods shall be handled under Clause 4, Article 24 of Decree No. 154/2005/ ND-CP of December 15, 2005.
Article 15. Handling of violations of state treasuries, commercial banks and other credit institutions and related organizations and individuals
1. Clause 1, Article 19 of the Decree is applicable to cases in which past 10 days after the expiration of the time limit for deduction of money from account, the state treasury, commercial bank or another credit institution fails to make such deduction or transfer the whole or part of the money equal to the payable amount from the account of the organization or individual subject to enforcement of an administrative decision into the state budget revenue account or the custody account of the customs office opened at the state treasury at the request of the customs office when, at the time of receipt of the enforcement decision, there is a credit balance on the deposit account of such organization or individual.
2. Clause 3 of Article 19 is not applicable to organizations and individuals being taxpayers. Organizations and individuals being taxpayers that violate regulations on provision of information shall be sanctioned under Point b, Clause 3, Article 11 of the Decree.
Section 3. IMPLEMENTATION OF MEASURES TO PREVENT ADMINISTRATIVE VIOLATIONS AND ASSURE THE SANCTIONING OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS
Article 16. When applying the measure of detaining persons according to administrative procedures, the following principles must be adhered to:
1. Only competent persons defined in Article 23 of the Decree may issue decisions on detention of persons according to administrative procedures.
2. To detain a person, there must be a written decision a copy of which shall be given to the detainee.
3. Detention of a person according to administrative procedures may be effected only when it is necessary to immediately prevent or stop acts of disturbing order in the area of customs operation or injuring a customs officer on duty or to collect and verify important or complicated circumstances related to an act of violation for use as a basis for issuing an administrative sanction decision or assuring the handling of the violator.
4. Detention of a person must comply with the Regulation on detention of persons according to administrative procedures issued together with the Government's Decree No. 162/2004/ND-CP of September 7, 2004, Decree No. 19/2009/ND-CP of February 19, 2009, amending and supplementing a number of articles of the Regulation on detention of persons according to administrative procedures issued together with the Government's Decree No. 162/2004/ND-CP of September 7. 2004. and the Ministry of Public Security's Circular No. 26/2007/TT-BCA of November 15,2007, guiding a number of articles of the Regulation on detention of persons according to administrative procedures issued together with the Government's Decree No. 162/ 2004/ND-CP of September 7, 2004.
Article 17. Temporary seizure of documents, material evidence and means in administrative violations
1. When applying the measure of temporarily seizing documents, material evidence and means in administrative violation, the provisions of Article 24 of the Decree shall be complied with.
Customs procedures for imports and exports, goods in transit, means of transport on entry, exit or in transit which are not subject to temporary seizure comply with current law.
2. If there are grounds to believe that unless they are immediately seized, material evidence and means in administrative violation may be dispersed or destroyed, the immediate superior of the customs officer may issue a decision to temporarily seize material evidence and means in administrative violation. Within 24 hours after issuing the decision, the issuer shall report to his/her superior who is one of the persons competent to temporarily seize material evidence and means in administrative violation defined in Clause 1, Article 24 of the Decree for written approval. Without such written approval, the issuer shall immediately cancel the temporary seizure decision and return the seized articles, money, goods or means.
3. In case of post-customs clearance inspection at the head office of a taxpayer or tax inspection, if signs of tax evasion or fraud are detected, the General Director of Customs, the director of the Post-Customs Clearance Inspection Department of the General Department of Customs, directors of provincial-level Customs Departments, directors of district-level Customs Departments or heads of tax inspection teams may decide to temporarily seize documents, material evidence or means in administrative violation.
Article 18. Body search according to administrative procedures
The competence to conduct and order of conducting body search according to administrative procedures must satisfy the conditions specified in Article 25 of the Decree.
Article 19. Search of means of transport and articles according to administrative procedures
1. The competence to conduct and order of searching means of transport and articles according to administrative procedures must satisfy the conditions specified in Article 26 of the Decree.
2. Search of means of transport and articles of those entitled to diplomatic privileges and immunities and consular immunities must comply with the provisions of treaties which Vietnam has signed or acceded to and be subject to decisions of the General Director of Customs.
When having grounds for confirming that personal belongings of persons on entry or exit entitled to diplomatic privileges and immunities or consular immunities contain articles ineligible for such privileges or banned by the Vietnamese State from import or export or not yet been quarantined according to Vietnamese regulations, such personal belongings may be searched under decisions of the General Director of Customs in the presence of the diplomats concerned or their authorized persons.
Article 20. Search of places where documents, material evidence and means related to acts of violation are hidden
1. Only persons who are defined in Clause 1, Article 23 of the Decree may issue decisions to search places where documents, material evidence and means in administrative violations are hidden. Search of these places must comply with the provisions of Article 49 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and Article 27 of the Decree.
2. If, through post-customs clearance inspection at the head office of a taxpayer or tax inspection, signs of tax evasion or fraud are detected, the General Director of Customs, the director of the Post-Customs Clearance Inspection Department of the General Department of Customs, directors of provincial-level Customs Departments or directors of district-level Customs Departments may decide to search places where documents, material evidence or means in administrative violation are hidden.
Section 4. SANCTIONING COMPETENCE
Article 21. Determination of sanctioning competence
1. The administrative violation-sanctioning competence of customs departments at all levels prescribed in Clauses 1, 2, 3 and 4. Article 28 of the Decree is applicable to a single act of administrative violation. In case of imposing a fine, the competence is based on the maximum level of the fine bracket prescribed for each specific act of violation.
In case of sanctioning a person for different customs-related acts of administrative violation, the sanctioning competence is determined as follows:
a/ If the sanctioning forms and levels prescribed for each act all fall within the competence of a sanctioning person defined in Clause 1, 2, 3 or 4. Article 28 of the Decree, the sanctioning competence will rest with this person;
b/ If the fine level or one of the sanctioning forms or consequence remedies does not fall within or falls beyond the competence of the person handling the violation case, the violation case shall be promptly transferred to a person with sanctioning competence.
2. Those defined in Clause 6, Article 28 of the Decree have the competence to sanction acts of non-declaration or wrong declaration resulting in a tax amount lower than the payable amount or higher than the refundable or non-collectable amount: tax evasion or fraud: late tax payment; failure to deduct or transfer money from accounts of violating organizations or individuals into state budget revenue accounts or temporary deposit accounts of customs offices opened at the state treasury prescribed in Clause 4. Article 9, Article 14, Article 15, and Point a. Clause 1, Article 19 of the Decree. The sanctioning level shall be determined under the Decree, without restriction on the maximum fine level.
3. For an administrative violation with its dossier related to different customs offices, the unit that is the first to detect and make a written record on the violation may issue a sanctioning decision; other related units shall transfer all necessary documents to the unit that handles the case upon request.
4. Handling of violations related to goods transported from or to border gate:
a/ For violations related to goods transported from or to border gate detected by border-gate district-level Customs Departments, if these violations show criminal signs, border-gate district-level Customs Departments shall request district-level Customs Departments that have received customs declarations to transfer all related dossiers for handling according to criminal procedures;
b/ If goods transported to or from border gate are involved in administrative violations, border-gate district-level Customs Departments shall transfer their dossiers to district-level Customs Departments that have received customs declarations for sanctioning according to their competence. If material evidence being goods banned from import or hazardous waste or transmitting epidemics are detected at border gates, district-level Customs Departments that have received their customs declarations shall transfer their dossiers to border-gate district-level Customs Departments for sanctioning according to their competence;
c/ Within 5 days after issuing handling decisions, handling units shall notify handling results to related customs offices thereof.
5. When detecting acts of violation in the customs domain, persons with sanctioning competence should refer to the Penal Code to decide whether these acts are administrative violations or crimes. If these acts show criminal signs, they shall comply with the criminal procedure law. For signs of the crime of tax evasion, within 10 (ten) working days after detecting these signs, they shall transfer their dossiers to competent agencies for investigation according to regulations.
6. For cases of violation detected and seized by units of the Anti-Smuggling Investigation Department which are liable to fine levels beyond the competence of leaders of anti-smuggling control teams or commanders of marine control flotillas under the Anti-Smuggling Investigation Department, the sanctioning competence shall be decided by the director of the Anti-Smuggling Investigation Department of the General Department of Customs.
Article 22. Authorized handling of administrative sanctions
The authorization of holders of posts defined in Clauses 2, 3 and 4, Article 28 of the Decree to handle administrative violations may be allowed for deputies only. Authorization must be made in writing. A document of authorization must indicate the scope, content and duration of authorization. For a decision on temporary detention of a person according to administrative procedures, authorization may be made only when the head is absent.
The authorized person shall take responsibility before law and his/her head for his/ her handling of administrative violations and may not further authorize any other person.
Section 5. PROCEDURES FOR SANCTIONING ADMINISTRATIVE VIOLATIONS AND IMPLEMENTING DECISIONS ON SANCTIONING ADMINISTRATIVE VIOLATIONS
Article 23. Issuance of sanctioning decisions
1. When sanctioning administrative violations in the customs domain in the form of caution, competent persons shall issue on-spot sanctioning decisions.
2. A decision on sanctioning an administrative violation takes effect on the date of its signing, unless another effective date is prescribed in the decision. Within 10 days after being handed a sanctioning decision, the sanctioned individual or organization shall abide by the sanctioning decision of a competent person.
3. A sanctioning decision shall be issued under Article 56 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and Article 23 of the Government's Decree No. 128/2008/ND-CP of December 16, 2008.
4. The time limit for issuing a sanctioning decision is 10 (ten) days from the date of making the written record on the administrative violation. For an administrative violation involving complicated circumstances, the time limit for issuing a sanctioning decision is 30 (thirty) days from the date of making the written record on the administrative violation. If finding it necessary to have more time for verifying and collecting evidence for issuing a sanctioning decision, the person with sanctioning competence shall report it in writing to his/her immediate superior for extension permission. The extended time must not exceed 30 (thirty) days.
5. For an act of late tax payment specified in Article 15 of the Decree, neither written record shall be made nor sanctioning decision be issued but the taxpayer himself/herself shall determine the fine amount to be paid for the late tax payment into the state budget. Past 30 (thirty) days from the expiration of the time limit for tax payment, if the taxpayer still fails to fully pay the tax amount and fine, the competent person specified in Clause 6, Article 28 of the Decree shall issue a notice of the tax debt and the fine for late tax payment calculated up to that point of time, requesting the taxpayer and his/her guarantor to fully pay the tax amount and fines into the state budget.
6. For diplomats and consular officers who abuse their diplomatic privileges and immunities for commercial purposes beyond their functions to commit customs-related administrative violations, before sanctioning them, opinions should be exchanged with their diplomatic missions.
Article 24. Payment of fines in installments
The payment of fines in installments complies with Article 27 of the Government's Decree No. 128/2008/ND-CP of December 16, 2008.
The customs office that decides on the payment of a fine in installments shall calculate the interest rate for the unpaid fine amount on the basis of the non-term interest rate of any of state-run commercial banks operating in the locality.
The non-term interest rate is kept unchanged from the time the sanctioning decision takes effect.
Article 25. Management of fines collected from the sanctioning of administrative violations
All collected fines shall be remitted into the custody account of the customs office opened at the state treasury according to current regulations. After the expiration of the time limit for lodging complaints or complaints have been completely settled, based on settlement results, customs offices shall transfer these amounts from their custody accounts into the state budget according to the State Budget Law. For amounts collected from the handling of administrative violations in the field of combat against smuggling, trade fraud and fake goods, they shall be dealt with under the Ministry of Finance's Circular No. 59/ 2008/TT-BTC of July 4, 2008.
Article 26. Exemption from administrative sanction under Article 38 of the Decree
1. Exemption from administrative sanction may be considered only for acts of violation specified in Clause4, Article9, Article 14, Article 15 and Article 19 of the Decree.
2. A dossier of exemption from administrative sanction comprises:
a/ Written request for exemption from administrative sanction, clearly stating the grounds for making the request;
b/ Written record on the administrative violation;
c/ Decision on sanctioning of the administrative violation (if any);
d/ Certification by the local administration of the details and time of occurrence of the natural disaster, fire, unexpected accident or another force majeure event;
e/ Written record jointly made by representatives of the damage sufferer and the local administration determining the value of damaged property and goods, the cause of the damage and the recoverable value of property and goods.
f/ The damage compensation dossier accepted by an insurer for compensation (if any);
g/ The dossier defining the compensation responsibility of organizations and individuals (if any).
3. The procedures and order for considering exemption from administrative sanction:
a/ The dossier of request for exemption from administrative sanction shall be submitted to the agency competent to consider exemption from administrative sanction defined in Clause 4, Article 38 of the Decree;
b/ On the basis of the submitted dossier and conditions for exemption from administrative sanction specified in Clause 2, Article 38 of the Decree, the director of the provincial-level Customs Department, the director of the Anti-Smuggling Investigation Department or the director of the Post-Customs Clearance Department shall consider and decide on exemption from administrative sanction.
If doubting the truthfulness of a dossier of request for exemption from administrative sanction, examination and verification shall be conducted before decision.
4. While exemption from administrative sanction is under consideration, the sanctioning decision may not be enforced.
Article 27. Transfer of dossiers for criminal handling
1. In examining a case of violation for making decision on sanctioning, if finding that the act of violation shows criminal signs, the case dossier shall be transferred to a competent person for consideration and institution of a criminal case (for crimes specified in Articles 153 and 154 of the Penal Code) or a written request enclosed with a photocopied set of the dossier shall be sent to a criminal procedure-conducting agency for consideration and institution of a criminal case, for cases showing other criminal signs.
2. If the criminal procedure-conducting agency notifies its decision to institute a criminal case, the customs office shall transfer the original dossier of the case to the competent procedure-conducting agency within 5 (five) working days after receiving the notice.
3. Past 3 (three) days after the expiration of the time limit prescribed in Article 103 of the Criminal Procedure Code, if the customs office receives no notice of the criminal procedure-conducting agency of whether to institute a criminal case, the person with sanctioning competence defined in Article 28 of the Decree shall issue a decision on sanctioning the administrative violation under law and notifies the criminal procedure-conducting agency of its sanctioning.
The re-counting of the time limit for issuing a sanctioning decision under Clause 4, Article 39 of the Decree is as follows:
a/ If the case of violation had seen an extended time limit for issuing a sanctioning decision under Clause I, Article 56 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations before it was transferred to the criminal procedure-conducting agency, the time limit for issuing a sanctioning decision is 10 days from the date of re-counting the time limit for issuing a sanctioning decision. For a case of administrative violation involving complicated circumstances, the time limit for issuing a sanctioning decision is 30 days and may not be extended.
b/ If the person with sanctioning competence had not requested for permission to extend the time limit for sanctioning under Clause 1. Article 56 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations before transferring the case of violation to the criminal procedure-conducting agency, the time limit for issuing a sanctioning decision shall be re-counted under Clause 1. Article 56 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations, and may be extended under law.
Article 28. Supervision of the taking out of Vietnamese territory or re-export of violating goods
Violating goods forced to be taken out of Vietnamese territory or be re-exported are subject to strict supervision from the storage to the border gate of re-exportation. Supervision results shall be recorded in case dossiers.
Article 29. Handling of confiscated material evidence
1. Confiscated material evidence shall be handled under Article 61 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and Article 35 of the Government's Decree No. 128/2008/ND-CP of December 16, 2008.
2. For material evidence confiscated under decisions of directors of provincial, inter-provincial or municipal Customs Departments (below referred collectively to as provincial-level Customs Departments), the director of the Anti-Smuggling Investigation Department, the director of the Post-Customs Clearance Inspection Department and directors of district-level Customs Departments or customs control teams of provincial-level Customs Departments based in provincially or centrally run cities, they shall be handed to provincial-level auction service centers of the places where acts of violation occur for auction.
3. For material evidence confiscated under decisions of directors of district-level Customs Departments, heads of customs control teams of provincial-level Customs Departments, except the case stated in Clause 2 above; heads of anti-smuggling control teams and commanders of marine control flotillas of the Anti-Smuggling Investigation Department of the General Department of Customs, proposal shall be made to chairpersons of district-level People's Committees of the places where acts of violation occur or the agencies of the persons issuing confiscation decisions are based to set up auction councils for auctioning the material evidence.
An auction council is composed of a leader of the agency issuing the confiscation decision as its head, a leader of the district-level finance agency as its deputy head and. depending on the characteristics of each specific case, the person competent to set up the auction council may decide to invite other members to participate in the council.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực