Chương 2: Thông tư 193/2009/TT-BTC Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan
Số hiệu: | 193/2009/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 01/10/2009 | Ngày hiệu lực: | 15/11/2009 |
Ngày công báo: | 29/10/2009 | Số công báo: | Từ số 493 đến số 494 |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu, Vi phạm hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
26/01/2014 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có trách nhiệm chấp hành các quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan đã quá thời hạn tự nguyện chấp hành các quyết định này mà không tự nguyện chấp hành hoặc có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn và phải áp dụng các biện pháp cưỡng chế để bảo đảm thi hành các quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều 41 Nghị định.
2. Việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan phải tuân thủ trình tự, thủ tục và thẩm quyền quy định tại Luật Quản lý thuế, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18/3/2005 của Chính phủ quy định thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 07/6/2007 của Chính phủ quy định về xử lý phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế và Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.
3. Đối tượng bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế bao gồm:
a) Người khai hải quan, người nộp thuế có nghĩa vụ chấp hành các quyết định hành chính nêu tại khoản 2 Điều 41 Nghị định mà không chấp hành;
b) Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng, tổ chức tín dụng khác; tổ chức, cá nhân đang quản lý tiền lương hoặc thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi không trích nộp, khấu trừ tiền của đối tượng bị cưỡng chế vào tài khoản thu Ngân sách Nhà nước hoặc tài khoản tạm giữ của cơ quan hải quan mở tại Kho bạc Nhà nước;
c) Người bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ nộp tiền thuế, tiền phạt thay cho người nộp thuế theo thông báo của cơ quan hải quan trong trường hợp người nộp thuế không nộp tiền thuế, tiền phạt;
d) Tổ chức, cá nhân nắm giữ tiền, tài sản của người nộp thuế không chấp hành quyết định cưỡng chế thu tiền, tài sản của người nộp thuế do họ nắm giữ;
đ) Tổ chức, cá nhân có liên quan không chấp hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan hải quan.
1. Đối với các quyết định hành chính về thuế (bao gồm các quyết định nêu tại điểm a, b, c và đ khoản 2 Điều 41 Nghị định và các quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 4 Điều 9, Điều 14 Nghị định):
a) Quá 90 (chín mươi) ngày, kể từ ngày hết thời hạn chấp hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan mà cá nhân, tổ chức hoặc người bảo lãnh của họ không tự nguyện chấp hành;
b) Cá nhân, tổ chức chưa chấp hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan mà có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn.
2. Đối với các quyết định xử phạt vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực hải quan: quá 10 (mười) ngày, kể từ ngày hết thời hạn chấp hành quyết định xử phạt mà cá nhân, tổ chức hoặc người bảo lãnh của họ không tự nguyện chấp hành.
3. Người nộp thuế không bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế trong thời gian được gia hạn nộp tiền thuế, tiền phạt theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế.
1. Cơ quan hải quan các cấp có trách nhiệm theo dõi, quản lý các đối tượng nợ tiền thuế, tiền phạt; thường xuyên phân loại đối tượng nợ, các khoản nợ để đôn đốc, thu nợ đến trước thời điểm áp dụng các biện pháp cưỡng chế.
Hình thức đôn đốc, thu nợ tiền thuế, tiền phạt:
a) Gửi thông báo yêu cầu người nộp thuế, người bảo lãnh nộp thuế nộp đủ số tiền thuế nợ, tiền phạt;
b) Trực tiếp đến trụ sở người nộp thuế để đòi nợ tiền thuế, tiền phạt;
c) Thông tin trên hệ thống mạng về danh sách các đối tượng nợ tiền thuế, tiền phạt quá hạn;
d) Công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về đối tượng nợ tiền thuế, tiền phạt; số tiền thuế nợ, tiền phạt.
2. Người nộp thuế, người bảo lãnh còn nợ tiền thuế, tiền phạt khi nhận được thông báo của cơ quan hải quan về việc nợ tiền thuế, tiền phạt phải nhanh chóng thực hiện việc nộp đủ số tiền thuế, tiền phạt theo quy định của pháp luật. Quá thời hạn quy định tại Điều 29 Thông tư này mà vẫn chưa thực hiện thì sẽ bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế nêu tại Điều 43 Nghị định.
1. Cục trưởng Cục Hải quan, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan ra quyết định cưỡng chế và tổ chức việc cưỡng chế thi hành đối với quyết định hành chính do mình hoặc cấp dưới của mình ban hành.
2. Trường hợp áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản; thu tiền, tài sản do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ mà doanh nghiệp hoặc người nắm giữ tài sản có trụ sở đóng ở địa bàn khác thì Cục trưởng Cục Hải quan, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan ra quyết định cưỡng chế và chuyển quyết định đến Cục Hải quan nơi quản lý địa bàn đó để tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế.
3. Trường hợp cần áp dụng biện pháp cưỡng chế thu hồi mã số thuế, đình chỉ việc sử dụng hóa đơn; thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề quy định tại khoản 8, khoản 9 Điều 43 Nghị định mà tổ chức bị cưỡng chế nợ tiền thuế, tiền phạt tại nhiều Cục Hải quan thì Tổng cục Hải quan thông báo cho cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thu hồi sử dụng mã số thuế, đình chỉ sử dụng hóa đơn; thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề theo quy định tại Điều 52 Nghị định và Điều 65 Nghị định số 98/2007/NĐ-CP.
1. Người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế có trách nhiệm kiểm tra cơ sở dữ liệu thông tin hiện có về người khai hải quan, người nộp thuế và có quyền tiến hành xác minh những thông tin về tài khoản, tài sản, điều kiện thi hành quyết định cưỡng chế của đối tượng bị cưỡng chế trước thời điểm ra quyết định cưỡng chế. Chính quyền địa phương, cơ quan đăng ký quyền sở hữu, sử dụng, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm và các tổ chức, cá nhân liên quan phải tạo điều kiện, cung cấp các thông tin cần thiết theo quy định của pháp luật cho cơ quan có thẩm quyền thi hành quyết định cưỡng chế.
2. Việc xác minh đối với tài sản thuộc diện phải đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng cần căn cứ vào hợp đồng mua bán, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc tặng cho; thông qua chủ sở hữu, chính quyền địa phương, cơ quan chức năng hoặc người làm chứng như xác nhận của người bán, của chính quyền địa phương, cơ quan chức năng về việc mua bán, đồng thời có thể thông báo rộng rãi để người có quyền, nghĩa vụ liên quan bảo vệ lợi ích của họ.
Đối với đối tượng bị cưỡng chế là các cơ quan hoặc tổ chức, người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế cần xác minh số tiền cưỡng chế có khả năng thu được bằng việc trực tiếp xem xét tài sản, kiểm tra hệ thống sổ sách quản lý vốn, tài sản … và thông qua các cơ quan khác như: cơ quan quản lý vốn, tài sản hoặc cơ quan đăng ký kinh doanh, đăng ký tài sản, ngân hàng, tổ chức tín dụng, người vận chuyển, cá nhân, tổ chức liên quan khác để xác minh điều kiện về tiền, tài sản của các cơ quan, tổ chức này.
1. Công chức hải quan có nhiệm vụ thi hành quyết định cưỡng chế giao trực tiếp văn bản cho người có thẩm quyền của tổ chức hoặc người nhận có tên trên văn bản. Trong trường hợp có khó khăn trong việc giao trực tiếp thì việc chuyển văn bản được thực hiện bằng thư bảo đảm qua đường bưu điện.
Nếu người nhận vắng mặt thì các văn bản về thi hành quyết định cưỡng chế được giao cho Thủ trưởng cơ quan nơi người đó công tác hoặc người thân thích có năng lực hành vi dân sự đầy đủ cùng sống trong một gia đình nhận thay; yêu cầu người đó cam kết chuyển kịp thời, đúng thời gian quy định đến tận tay người được thông báo. Việc giao, nhận, thông báo phải được ký xác nhận; thời điểm giao văn bản là thời điểm người nhận thay cam kết chuyển văn bản cho người nhận. Trường hợp vì lý do khách quan mà người đã cam kết nhận thay không chuyển được văn bản cho người được nhận thì phải thông báo cho cơ quan hải quan biết.
2. Trong trường hợp không thực hiện được việc gửi văn bản theo khoản 1 nêu trên thì cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế thông báo nội dung văn bản bằng hình thức niêm yết công khai bản chính trong thời gian ít nhất là 05 (năm) ngày làm việc tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đặt trụ sở chính của tổ chức hoặc nơi cư trú của người được thông báo và tại nơi ở của người được thông báo nếu xác định được nơi ở cụ thể của người đó.
Việc niêm yết công khai phải được lập biên bản, ghi rõ ngày, tháng, năm niêm yết, thời gian niêm yết, nội dung thông báo và người thực hiện niêm yết, có xác nhận của chính quyền địa phương.
3. Trong trường hợp không thể thực hiện việc thông báo theo các hình thức nêu trên thì thông báo liên tiếp hai lần trên báo, đài phát thanh hoặc đài truyền hình của trung ương hoặc của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nếu xác định đối tượng bị cưỡng chế đang ở tại địa phương đó.
Khi hoàn thành việc thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, cơ quan báo, đài phải có văn bản xác nhận đã thực hiện xong việc thông báo và gửi cơ quan hải quan để lưu hồ sơ.
1. Chỉ được áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan đối với trường hợp quy định tại Điều 42 Nghị định.
2. Người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế căn cứ vào nội dung, tính chất, mức độ của nghĩa vụ thi hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính, điều kiện thi hành quyết định cưỡng chế của đối tượng bị cưỡng chế và tình hình thực tế ở địa phương để quyết định áp dụng lần lượt các biện pháp cưỡng chế quy định tại Nghị định. Trường hợp đã ra quyết định cưỡng chế bằng biện pháp tiếp theo mà có thông tin, điều kiện để thực hiện biện pháp cưỡng chế trước đó theo thứ tự tại Điều 43 Nghị định thì người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế có quyền ra quyết định thực hiện biện pháp cưỡng chế trước để bảo đảm thu đủ số tiền thuế, tiền phạt.
3. Không được tổ chức cưỡng chế trong các ngày nghỉ theo quy định của pháp luật lao động và ngoài giờ hành chính, 15 (mười lăm) ngày trước và sau Tết nguyên đán; các ngày truyền thống đối với các đối tượng chính sách nếu họ là đối tượng bị cưỡng chế, trừ trường hợp cần ngăn chặn đối tượng bị cưỡng chế có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc trốn tránh việc thi hành quyết định cưỡng chế.
1. Người ra quyết định cưỡng chế có trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế. Cơ quan chủ trì thi hành quyết định cưỡng chế có trách nhiệm bảo đảm trật tự trong quá trình cưỡng chế.
2. Người ra quyết định cưỡng chế có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để triển khai các biện pháp nhằm thực hiện các quyết định cưỡng chế.
3. Trường hợp nếu thấy cần thiết phải có lực lượng Công an nhân dân trong quá trình thi hành cưỡng chế thì phải có văn bản yêu cầu gửi đến cơ quan Công liên quan 05 (năm) ngày làm việc trước khi thực hiện cưỡng chế để bố trí lực lượng. Khi có yêu cầu tham gia bảo đảm trật tự, an toàn trong quá trình cưỡng chế, lực lượng Công an nhân dân có trách nhiệm bố trí lực lượng ngăn chặn kịp thời các hành vi gây rối, chống người thi hành công vụ trong quá trình thi hành quyết định cưỡng chế.
Quyết định cưỡng chế có hiệu lực thi hành trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày ra quyết định. Riêng đối với quyết định cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế có hiệu lực thi hành trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ban hành quyết định.
1. Cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản tiền gửi để thi hành các quyết định hành chính về thuế.
a) Người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế tổ chức xác minh trực tiếp hoặc bằng văn bản các thông tin về tài khoản, số tiền hiện có trong tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế. Việc gửi và nhận văn bản được thực hiện theo chế độ đối với văn bản mật, nếu gửi qua đường bưu điện thì phải thực hiện bằng hình thức bảo đảm. Người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế có trách nhiệm bảo mật những thông tin về tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế khi được cung cấp.
b) Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của người có thẩm quyền, đối tượng bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định tại khoản 3 Điều 29 Thông tư này (gọi tắt là đối tượng bị cưỡng chế); Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng Thương mại, các tổ chức tín dụng khác nơi đối tượng bị cưỡng chế mở tài khoản tiền gửi phải cung cấp bằng văn bản về tên của Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng Thương mại, các tổ chức tín dụng nơi mở tài khoản, số tài khoản tiền gửi, số dư trong tài khoản tiền gửi của tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế. Quá thời hạn quy định mà các tổ chức nêu trên không cung cấp thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
c) Người có thẩm quyền căn cứ vào thông tin đã nhận được để ra quyết định cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản tiền gửi của đối tượng bị cưỡng chế tại Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng Thương mại, các tổ chức tín dụng khác. Quyết định cưỡng chế trích tiền từ tài khoản tiền gửi phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; căn cứ ra quyết định; họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người ra quyết định; số tiền bị khấu trừ (theo số ghi trên quyết định hành chính và chi phí cưỡng chế tính đến hết thời hạn 05 (năm) ngày trước khi tiến hành cưỡng chế); lý do khấu trừ; họ tên, mã số thuế, số tài khoản của đối tượng bị khấu trừ; tên, địa chỉ Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng Thương mại, tổ chức tín dụng khác, tổ chức tài chính nơi người bị áp dụng biện pháp cưỡng chế khấu trừ mở tài khoản; tên, địa chỉ, số tài khoản thu Ngân sách Nhà nước hoặc tài khoản tạm giữ của cơ quan hải quan mở tại Kho bạc Nhà nước, phương thức chuyển số tiền bị khấu trừ vào tài khoản thu Ngân sách Nhà nước hoặc tài khoản tạm giữ nêu trên; thời hạn thi hành và phải được người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế ký tên và đóng dấu;
d) Quyết định cưỡng chế trích tiền từ tài khoản tiền gửi được gửi cho đối tượng bị cưỡng chế, Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng Thương mại, tổ chức tín dụng khác nơi tổ chức, cá nhân bị áp dụng cưỡng chế mở tài khoản tiền gửi và các cơ quan có liên quan 05 (năm) ngày trước khi tiến hành cưỡng chế.
đ) Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng Thương mại, tổ chức tín dụng khác ở Việt Nam nơi đối tượng bị cưỡng chế mở tài khoản có trách nhiệm tiến hành phong tỏa tài khoản tiền gửi của đối tượng bị cưỡng chế nếu trong tài khoản còn số dư ngay khi nhận được quyết định cưỡng chế; chuyển số tiền của tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế vào tài khoản thu Ngân sách Nhà nước hoặc tài khoản tạm giữ của cơ quan hải quan mở tại Kho bạc Nhà nước ghi trong quyết định cưỡng chế trong thời hạn 05 (năm) ngày kể từ ngày nhận được quyết định cưỡng chế; đồng thời thông báo cho cơ quan đã ra quyết định cưỡng chế và đối tượng bị cưỡng chế biết.
e) Nếu tài khoản tiền gửi của đối tượng bị cưỡng chế không còn tiền để trích nộp, Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng thương mại, và các Tổ chức tín dụng khác phải thông báo bằng văn bản cho người ra quyết định cưỡng chế biết trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định cưỡng chế trích tiền từ tài khoản tiền gửi;
g) Trong thời hạn thi hành quyết định cưỡng chế, nếu trong tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế còn số dư mà các tổ chức nêu trên không thực hiện trích nộp vào tài khoản thu Ngân sách Nhà nước hoặc tài khoản tạm giữ của cơ quan hải quan mở tại Kho bạc Nhà nước theo quyết định cưỡng chế thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 19 Nghị định;
h) Trường hợp đã thu đủ tiền thuế, tiền phạt thì cơ quan hải quan phải thông báo ngay cho Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng Thương mại, tổ chức tín dụng khác dừng việc phong tỏa tài khoản và dừng việc thực hiện cưỡng chế;
2. Cưỡng chế bằng biện pháp trích từ tài khoản tiền gửi để thi hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính khác về hải quan.
a) Người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế tổ chức xác minh trực tiếp hoặc bằng văn bản các thông tin về tài khoản, số tiền hiện có trong tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế. Thủ tục xác minh thực hiện như hướng dẫn tại điểm a, b khoản 1 nêu trên;
b) Người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế căn cứ vào thông tin đã nhận được để ra quyết định cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản tiền gửi của đối tượng bị cưỡng chế tại Ngân hàng Thương mại, các tổ chức tín dụng khác. Trong thời hạn 05 (năm) ngày kể từ ngày nhận được quyết định cưỡng chế, đối tượng bị cưỡng chế có trách nhiệm yêu cầu ngân hàng nơi mở tài khoản chuyển tiền từ tài khoản của mình sang tài khoản thu Ngân sách Nhà nước hoặc tài khoản tạm giữ của cơ quan hải quan mở tại Kho bạc Nhà nước ghi trong quyết định cưỡng chế. Quá thời hạn quy định mà đối tượng bị cưỡng chế cố tình không thực hiện quyết định cưỡng chế thì sẽ bị áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản quy định tại Mục IV Phần II Thông tư này;
c) Trong thời hạn 05 (năm) ngày, kể từ ngày nhận được quyết định cưỡng chế, Ngân hàng Thương mại, tổ chức tín dụng khác có trách nhiệm phối hợp với người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế thông báo cho chủ tài khoản biết. Khi nhận được yêu cầu chuyển tiền của chủ tài khoản, Ngân hàng Thương mại, các tổ chức tín dụng khác phải chuyển số tiền từ tài khoản của tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế vào tài khoản thu Ngân sách Nhà nước hoặc tài khoản tạm giữ của cơ quan hải quan mở tại Kho bạc Nhà nước ghi trong quyết định cưỡng chế; đồng thời thông báo cho cơ quan đã ra quyết định cưỡng chế và đối tượng bị cưỡng chế biết;
d) Trường hợp trong tài khoản không còn số dư hoặc còn nhưng không đủ để thi hành thì Ngân hàng Thương mại, tổ chức tín dụng khác sau khi trích số tiền hiện có phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đã ra quyết định cưỡng chế biết;
đ) Nếu trong tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế còn số dư mà Ngân hàng Thương mại, các tổ chức tín dụng khác không thực hiện trích nộp vào tài khoản thu Ngân sách Nhà nước hoặc tài khoản tạm giữ của cơ quan hải quan mở tại Kho bạc Nhà nước theo quyết định cưỡng chế thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 19 Nghị định số 97/2007/NĐ-CP;
e) Trường hợp đã thu đủ tiền thuế, tiền phạt thì cơ quan hải quan phải thông báo ngay cho Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng Thương mại, Tổ chức tín dụng khác để dừng việc thực hiện cưỡng chế.
1. Chỉ áp dụng biện pháp cưỡng chế khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập đối với cá nhân bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là cán bộ, công chức hoặc cá nhân đang làm việc được hưởng tiền lương hoặc thu nhập tại một cơ quan, tổ chức theo hợp đồng có thời hạn từ 06 (sáu) tháng trở lên, hợp đồng không xác định thời hạn hoặc hưởng trợ cấp hưu trí hoặc mất sức hàng tháng.
2. Người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế phải tổ chức xác minh về các khoản thu nhập hợp pháp của người bị cưỡng chế, bao gồm: lương, lương hưu, trợ cấp mất sức, tiền thưởng và các khoản thu nhập hợp pháp khác.
3. Căn cứ kết quả xác minh, người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế.
4. Quyết định cưỡng chế khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập đối với cá nhân phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; căn cứ ra quyết định; họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người ra quyết định; họ tên, địa chỉ của cá nhân bị cưỡng chế khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập; tên, địa chỉ cơ quan, tổ chức quản lý tiền lương hoặc thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế; số tiền bị khấu trừ (theo số ghi trên quyết định hành chính và chi phí cưỡng chế tính đến hết thời hạn 05 (năm) ngày trước khi tiến hành cưỡng chế), lý do khấu trừ; tên, địa chỉ của Kho bạc Nhà nước nhận tiền, phương thức chuyển số tiền bị khấu trừ đến Kho bạc; thời gian thi hành; chữ ký của người ra quyết định, dấu của cơ quan ra quyết định.
5. Ngay khi đến kỳ trả tiền lương hoặc thu nhập gần nhất, cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động đang quản lý tiền lương hoặc thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế có trách nhiệm khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế theo nội dung ghi trong quyết định cưỡng chế và chuyển số tiền đã khấu trừ vào tài khoản thu Ngân sách Nhà nước hoặc tài khoản tạm giữ của cơ quan hải quan mở tại Kho bạc Nhà nước ghi trong quyết định cưỡng chế, đồng thời thông báo cho người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế biết.
6. Tỷ lệ khấu trừ tiền lương, tiền lương hưu hoặc trợ cấp mất sức đối với cá nhân không thấp hơn 10% (mười phần trăm) và không quá 30% (ba mươi phần trăm) tổng số tiền lương, trợ cấp hàng tháng của cá nhân đó; đối với những khoản thu nhập khác thì tỷ lệ khấu trừ căn cứ vào thu nhập thực tế, nhưng không quá 50% (năm mươi phần trăm) tổng số thu nhập.
7. Trường hợp chưa khấu trừ đủ số tiền thuế, số tiền phạt theo quyết định cưỡng chế mà hợp đồng lao động của đối tượng bị cưỡng chế chấm dứt, cơ quan, tổ chức sử dụng lao động phải thông báo cho người ra quyết định cưỡng chế biết trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động.
8. Cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động đang quản lý tiền lương hoặc thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế không thực hiện quyết định cưỡng chế thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định số 97/2007/NĐ-CP.
1. Chỉ áp dụng biện pháp cưỡng chế này khi cơ quan hải quan không áp dụng được các biện pháp cưỡng chế quy định tại khoản 1, 2 Điều 43 Nghị định do cơ quan hải quan không có thông tin về tài khoản tiền gửi, thu nhập của tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế hoặc đã áp dụng các biện pháp cưỡng chế quy định tại khoản 1, 2 Điều 43 Nghị định nhưng chưa thu đủ số tiền thuế nợ, tiền phạt.
2. Các trường hợp không áp dụng biện pháp cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản:
a) Đối tượng bị cưỡng chế đang trong thời gian chữa bệnh, được cơ quan, tổ chức y tế xác nhận;
b) Trong thời hạn 15 (mười năm) ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan hải quan mà đối tượng bị cưỡng chế không cung cấp thông tin về tài sản hiện đang sở hữu và cơ quan hải quan không nhận được các thông tin khác về tài sản của đối tượng bị cưỡng chế;
c) Trị giá tài sản của đối tượng bị cưỡng chế không đủ bù đắp chi phí cưỡng chế.
3. Những tài sản không được kê biên
a) Đối với đối tượng bị cưỡng chế là tổ chức:
a.1. Thuốc men chữa bệnh, phương tiện, dụng cụ, tài sản thuộc cơ sở y tế, khám chữa bệnh, trừ trường hợp đây là các tài sản lưu thông để kinh doanh; lương thực, thực phẩm, dụng cụ, tài sản phục vụ ăn giữa ca cho người lao động;
a.2. Nhà trẻ, trường học và các thiết bị, phương tiện, đồ dùng thuộc các cơ sở này, nếu đây không phải là tài sản lưu thông kinh doanh của doanh nghiệp;
a.3. Trang thiết bị phương tiện, công cụ bảo đảm an toàn lao động; phòng chống cháy nổ, phòng chống ô nhiễm môi trường;
a.4. Cơ sở hạ tầng quan trọng phục vụ lợi ích công cộng, an ninh, quốc phòng;
a.5. Nguyên vật liệu, thành phẩm, bán thành phẩm là các hóa chất độc hại nguy hiểm hoặc tài sản không được phép lưu hành;
a.6. Nguyên vật liệu bán thành phẩm đang nằm trong dây chuyền sản xuất khép kín;
a.7. Trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, các tài sản do Ngân sách Nhà nước trực tiếp cấp.
b) Đối với đối tượng bị cưỡng chế là cá nhân:
b.1. Nhà ở duy nhất của cá nhân bị cưỡng chế và gia đình. Trường hợp, cá nhân bị cưỡng chế có nhiều nhà ở thì phải xác minh rõ kê biên ngôi nhà có giá trị đủ để thanh toán tiền thuế nợ, tiền phạt và chi phí cưỡng chế;
b.2. Thuốc chữa bệnh cần dùng cho nhu cầu phòng, chữa bệnh, lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu cho đối tượng bị cưỡng chế và gia đình họ;
b.3. Công cụ lao động thông thường cần thiết được dùng làm phương tiện sinh sống chủ yếu hoặc duy nhất của cá nhân bị cưỡng chế và gia đình.
Các công cụ lao động có giá trị như xe máy, ô tô, tàu, thuyền, máy cày, máy xay cát và các công cụ có giá trị khác của đối tượng bị cưỡng chế vẫn thực hiện kê biên, bán đấu giá để thi hành quyết định cưỡng chế và trích lại một khoản tiền để đối tượng bị cưỡng chế có thể thay thế bằng một công cụ lao động khác có giá trị thấp hơn.
b.4. Quần áo, đồ dùng sinh hoạt thông thường cần thiết cho cá nhân bị cưỡng chế và gia đình theo mức tối thiểu ở từng địa phương như nồi, xoong, bát đĩa, giường, tủ, bàn ghề và các vật dụng thông thường khác có giá trị không lớn. Những đồ dùng sinh hoạt hay tư trang như ti vi, tủ lạnh, máy điều hòa, máy giặt, máy vi tính, đồ trang sức bằng vàng, bạc, đá quý (trừ nhẫn cưới) thì vẫn kê biên để bảo đảm thi hành quyết định hành chính;
b.5. Đồ dùng thờ cúng, di vật, huân chương, huy chương, bằng khen.
4. Việc kê biên tài sản được thực hiện theo thứ tự sau:
a) Kê biên tài sản là hàng hóa nhập khẩu đang trên đường vận chuyển về Việt Nam, đã về tới cửa khẩu nhập hoặc đang vận chuyển về kho, bãi của đối tượng bị cưỡng chế (trừ hàng hóa là nguyên vật liệu sản xuất hàng xuất khẩu, hàng viện trợ nhân đạo, hàng hóa nhập khẩu để góp vốn đầu tư, hàng nông sản, thực phẩm mau hỏng).
b) Kê biên các tài sản sau đây khi có đủ thông tin và điều kiện:
b.1. Kê biên tài sản là hàng hóa lưu thông trên đường hoặc bày bán tại cửa hàng của đối tượng bị cưỡng chế;
b.2. Kê biên các tài sản khác theo đề nghị của người bị cưỡng chế;
b.3. Kê biên các tài sản khác.
5. Xác minh thông tin về tài sản
a) Khi có thông tin về hàng hóa của đối tượng bị cưỡng chế đang trên đường vận chuyển hoặc đã về tới cửa khẩu nhập, Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập có trách nhiệm thông báo ngay cho người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế biết.
b) Người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế tổ chức xác minh trực tiếp hoặc yêu cầu đối tượng bị cưỡng chế cung cấp bằng văn bản các thông tin về tài sản, giá trị của tài sản mà họ đang sở hữu.
6. Quyết định cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản
a) Quyết định cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản phải ghi rõ ngày, tháng, năm ban hành quyết định; căn cứ quyết định; họ tên, chức vụ (cấp bậc), đơn vị người ban hành quyết định; họ tên, nơi cư trú, trụ sở của cá nhân bị kê biên tài sản; số tiền bị cưỡng chế; địa điểm kê biên; chữ ký của người ban hành quyết định, dấu của cơ quan ban hành quyết định;
b) Quyết định cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản phải gửi cho cá nhân bị kê biên tài sản, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc tổ chức có trụ sở đóng trên địa bàn hoặc cơ quan nơi người đó công tác trước khi tiến hành cưỡng chế kê biên là 05 (năm) ngày làm việc, trừ trường hợp cơ quan ban hành quyết định có căn cứ xác định việc gửi trước quyết định sẽ gây trở ngại cho việc tiến hành kê biên;
7. Thủ tục thực hiện biện pháp kê biên tài sản
a) Việc kê biên tài sản phải thực hiện vào ban ngày và trong giờ làm việc hành chính áp dụng tại địa phương kê biên tài sản, trừ trường hợp phát hiện đối tượng bị cưỡng chế có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc trốn tránh việc thi hành quyết định cưỡng chế thì người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế có quyền tổ chức ngày việc kê biên tài sản để ngăn chặn các hành vi trên của đối tượng bị cưỡng chế;
b) Người ban hành quyết định cưỡng chế hoặc người được phân công thực hiện quyết định cưỡng chế chủ trì thực hiện việc kê biên;
c) Trước khi ban hành quyết định kê biên tài sản, người ban hành quyết định cưỡng chế yêu cầu cơ quan đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tài sản cung cấp thông tin về quyền sở hữu, sử dụng tài sản của đối tượng bị cưỡng chế; yêu cầu cơ quan đăng ký giao dịch đảm bảo cung cấp thông tin về tài sản dự định kê biên có đang được dùng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của đối tượng bị cưỡng chế đối với người có quyền hay không hoặc tài sản do đối tượng bị cưỡng chế quản lý, sử dụng có phải là tài sản thuê mua tài chính hay không. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, các cơ quan nói trên phải trả lời bằng văn bản cho người ban hành quyết định cưỡng chế về những nội dung yêu cầu đó;
d) Khi tiến hành kê biên tài sản phải có mặt cá nhân bị cưỡng chế hoặc người đã thành niên trong gia đình, đại diện hợp pháp của tổ chức bị kê biên tài sản, đại diện chính quyền quyết địa phương và người chứng kiến.
Nếu cá nhân phải thi hành quyết định cưỡng chế hoặc người đã thành niên trong gia đình cố tình vắng mặt, thì vẫn tiến hành kê biên tài sản nhưng phải có đại diện của chính quyền địa phương và người chứng kiến;
đ) Cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế có quyền đề nghị kê biên tài sản nào trước, người được giao chủ trì kê biên phải chấp nhận nếu xét thấy đề nghị đó không ảnh hưởng đến việc cưỡng chế. Nếu cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế không đề nghị cụ thể việc kê biên tài sản nào trước thì tài sản thuộc sở hữu riêng được kê biên trước;
e) Chỉ kê biên những tài sản thuộc sở hữu chung của cá nhân bị cưỡng chế với người khác nếu cá nhân bị cưỡng chế không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thi hành quyết định cưỡng chế. Trường hợp tài sản có tranh chấp thì vẫn tiến hành kê biên và giải thích cho những người cùng sở hữu tài sản kê biên về quyền khởi kiện theo thủ tục tố tụng dân sự;
Cơ quan tiến hành kê biên có trách nhiệm thông báo công khai thời gian, địa điểm tiến hành kê biên để các đồng sở hữu biết. Hết thời hạn 03 (ba) tháng, kể từ ngày kê biên mà không có người khởi kiện thì tài sản kê biên được đem bán đấu giá theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản;
g) Chỉ kê biên quyền sử dụng đất, nhà ở, trụ sở của đối tượng bị cưỡng chế nếu sau khi kê biên hết các tài sản khác mà vẫn không đủ để thi hành quyết định cưỡng chế;
h) Chỉ được kê biên tài sản của đối tượng bị cưỡng chế đủ để đảm bảo thi hành quyết định cưỡng chế và thanh toán các chi phí thi hành cưỡng chế. Trường hợp đối tượng bị cưỡng chế chỉ có một tài sản duy nhất lớn hơn nghĩa vụ thi hành quyết định cưỡng chế mà không thể phân chia được hoặc việc phân chia sẽ làm giảm đáng kể giá trị của tài sản thì cơ quan tiến hành kê biên vẫn có quyền kê biên tài sản đó để đảm bảo thi hành quyết định cưỡng chế;
i) Trong trường hợp kê biên tài sản là nhà ở hoặc đồ vật đang bị khóa hay đóng gói thì tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế yêu cầu đối tượng bị cưỡng chế, người đang sử dụng, quản lý tài sản đó mở khóa, mở gói; nếu đối tượng bị cưỡng chế, người đang sử dụng, quản lý tài sản không mở hoặc cố tình vắng mặt thì tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế lập biên bản (có đại diện của chính quyền địa phương và người chứng kiến) mở khóa hay mở gói để kiểm tra, liệt kê cụ thể các tài sản và kê biên theo quy định của pháp luật.
Trường hợp cá nhân bị cưỡng chế, người có quyền và nghĩa vụ liên quan đang chấp hành hình phạt tù thì người chủ trì thực hiện quyết định cưỡng chế thực hiện việc thông báo các quyết định, giấy báo về thi hành quyết định cưỡng chế cho những người đó thông qua giám thị trại giam. Người đang bị giam giữ có thể ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền, nghĩa vụ về thi hành quyết định cưỡng chế;
k) Đối với trường hợp tài sản kê biên thuộc diện đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì khi ra quyết định cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản, người chủ trì thực hiện quyết định cưỡng chế phải thông báo ngay cho các cơ quan sau đây biết việc kê biên tài sản:
k.1. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, cơ quan có thẩm quyền về đăng ký tài sản gắn liền với đất trong trường hợp kê biên quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
k.2. Cục hàng không Việt Nam, trong trường hợp tài sản kê biên là tàu bay;
Cơ quan đăng ký tàu biển và thuyền viên khu vực, trong trường hợp tài sản kê biên là tàu biển;
k.3. Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, trong trường hợp tài sản kê biên là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;
k.4. Các cơ quan có thẩm quyền đăng ký quyền sở hữu, sở hữu khác theo quy định của pháp luật.
l) Kể từ thời điểm nhận được thông báo về việc kê biên tài sản, cơ quan đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản không thực hiện việc đăng ký chuyển dịch tài sản đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Trong thời hạn không quá 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày giải tỏa kê biên tài sản hay hoàn tất việc bán hoặc giao tài sản kê biên để cưỡng chế thi hành quyết định cưỡng chế, tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế phải thông báo cho cơ quan đăng ký quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng tài sản biết;
m) Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày kê biên tài sản, đối tượng bị cưỡng chế không nộp đủ tiền thuế nợ, tiền phạt thì cơ quan hải quan được quyền bán đấu giá tài sản kê biên để thu đủ tiền thuế nợ, tiền phạt.
8. Biên bản kê biên tài sản
a) Việc kê biên tài sản phải được lập biên bản. Trong biên bản phải ghi thời gian, địa điểm tiến hành kê biên tài sản; họ tên, chức vụ người chủ trì thực hiện việc kê biên; người đại diện cho tổ chức bị cưỡng chế kê biên tài sản, cá nhân có tài sản bị kê biên hoặc người đại diện hợp pháp cho họ; người chứng kiến; đại diện chính quyền địa phương (hoặc cơ quan của cá nhân bị cưỡng chế), đại diện tổ chức, cơ quan có liên quan; mô tả tên gọi, tình trạng, đặc điểm từng tài sản bị kê biên, giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng tài sản (đối với loại tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, sử dụng);
b) Người chủ trì thực hiện việc kê biên; người đại diện cho tổ chức bị cưỡng chế kê biên tài sản, cá nhân có tài sản bị kê biên hoặc người đại diện hợp pháp cho họ; người chứng kiến; đại diện chính quyền địa phương (hoặc cơ quan của cá nhân bị cưỡng chế), đại diện tổ chức, cơ quan có liên quan ký tên vào biên bản. Trong trường hợp có người vắng mặt hoặc có mặt mà từ chối ký biên bản thì việc đó phải ghi vào biên bản và nêu rõ lý do;
c) Biên bản kê biên được lập thành 02 (hai) bản, cơ quan ra quyết định cưỡng chế giữ 01 (một) bản, 01 (một) bản được giao cho cá nhân bị kê biên hoặc đại diện tổ chức bị cưỡng chế kê biên ngay sau khi hoàn thành việc lập biên bản kê biên tài sản.
9. Giao bảo quản tài sản kê biên
a) Người chủ trì thực hiện kê biên lựa chọn một trong các hình thức sau đây để bảo quản tài sản kê biên:
a.1. Giao cho người bị cưỡng chế, thân nhân của người bị cưỡng chế hoặc người đang quản lý, sử dụng tài sản đó bảo quản;
a.2. Giao cho một trong những đồng sở hữu chung bảo quản nếu tài sản đó thuộc sở hữu chung;
a.3. Nếu người bị cưỡng chế, người đang sử dụng, quản lý tài sản, người thân thích của người bị cưỡng chế không nhận bảo quản hoặc xét thấy có dấu hiệu tẩu tán, hủy hoại tài sản, cản trở việc thi hành quyết định cưỡng chế thì tùy từng trường hợp cụ thể, tài sản kê biên được giao cho tổ chức, cá nhân có điều kiện bảo quản;
a.4. Người chủ trì thực hiện kê biên tài sản phải thực hiện lưu giữ, bảo quản hồ sơ, giấy tờ về quyền sở hữu, sử dụng tài sản đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện cưỡng chế.
b) Đối với tài sản là vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, ngoại tệ thì tạm giao cho Kho bạc Nhà nước quản lý; đối với các tài sản như vũ khí, chất nổ, chất phóng xạ, trang thiết bị phương tiện kỹ thuật quân sự và vật liệu nổ công nghiệp khác, công cụ hỗ trợ, vật có giá trị lịch sử, văn hóa, bảo vật quốc gia, cổ vật, hàng lâm sản quý hiếm thì tạm giao cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành để quản lý;
c) Khi giao bảo quản tài sản kê biên, người chủ trì thực hiện kê biên phải lập biên bản ghi rõ: ngày, tháng, năm bàn giao bảo quản; họ và tên người chủ trì thực hiện quyết định cưỡng chế, cá nhân, đại diện tổ chức bị cưỡng chế, người được giao bảo quản tài sản, người chứng kiến việc bàn giao; số lượng, tình trạng (chất lượng) tài sản; quyền và nghĩa vụ của người được giao bảo quản tài sản;
Người chủ trì thực hiện kê biên, người được giao bảo quản tài sản, cá nhân, đại diện tổ chức bị cưỡng chế, người chứng kiến ký tên vào biên bản. Trong trường hợp có người vắng mặt hoặc có mặt mà từ chối ký biên bản thì việc đó phải ghi vào biên bản và nêu rõ lý do.
Biên bản được giao cho người được giao bảo quản tài sản, cá nhân, đại diện tổ chức bị cưỡng chế, người chứng kiến và người chủ trì thực hiện kê biên mỗi người giữ 01 (một) bản.
d) Người được giao bảo quản tài sản được thanh toán chi phí thực tế, hợp lý để bảo quản tài sản, trừ những người quy định tại điểm a khoản 1 Điều 54 Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 07/6/2007;
đ) Người được giao bảo quản tài sản gây hư hỏng, đánh tráo, làm mất hay hủy hoại tài sản thì phải chịu trách nhiệm bồi thường và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.
10. Định giá tài sản kê biên
a) Việc định giá tài sản đã kê biên được tiến hành tại nhà của cá nhân hoặc trụ sở của tổ chức bị kê biên hoặc nơi lưu giữ tài sản bị kê biên (trừ trường hợp phải thành lập Hội đồng định giá);
b) Khi kê biên tài sản, người chủ trì thực hiện quyết định cưỡng chế phải tạm tính trị giá các tài sản định kê biên để kê biên tương ứng phần giá trị đủ thanh toán số tiền bị cưỡng chế và các chi phí cưỡng chế. Người chủ trì thực hiện quyết định cưỡng chế căn cứ vào giá thị trường, đồng thời có thể tham khảo ý kiến của cơ quan chức năng và các bên đương sự để tạm tính giá trị tài sản kê biên;
Sau khi kê biên, nếu bên đương sự thỏa thuận được giá trị tài sản kê biên thì người chủ trì thực hiện quyết định cưỡng chế lập biên bản ghi rõ thỏa thuận đó, có chữ ký của các đương sự.
c) Tài sản đã kê biên được định giá theo sự thỏa thuận giữa người chủ trì thực hiện quyết định cưỡng chế với đại diện tổ chức hoặc cá nhân bị cưỡng chế và chủ sở hữu chung trong trường hợp kê biên tài sản chung. Thời hạn để các bên thỏa thuận về giá không quá 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày tài sản được kê biên;
Đối với tài sản kê biên có giá trị dưới 500.000 đồng hoặc tài sản thuộc loại mau hỏng, nếu các bên không thỏa thuận được với nhau về giá thì người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế có trách nhiệm định giá.
d) Trường hợp tài sản kê biên có giá trị từ 500.000 đồng trở lên thuộc loại khó định giá hoặc các bên không thỏa thuận được về giá thì trong thời hạn không quá 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày tài sản bị kê biên, người đã ban hành quyết định cưỡng chế đề nghị cơ quan có thẩm quyền thành lập Hội đồng định giá để định giá tài sản kê biên;
Trong thời gian 02 (hai) ngày, kể từ ngày hoàn thành thủ tục xác minh thông tin về tài sản, cơ quan trực tiếp tổ chức việc cưỡng chế phải có văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi thực hiện việc cưỡng chế hoặc nơi đặt trụ sở chính của tổ chức bị cưỡng chế, nơi cá nhân bị cưỡng chế thường trú quyết định thành lập Hội đồng định giá;
Người ban hành quyết định cưỡng chế là Chủ tịch Hội đồng, đại diện cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn có liên quan là thành viên. Người chủ trì thực hiện quyết định cưỡng chế có quyền thuê hoặc trưng cầu giám định về giá trị của tài sản. Khi có yêu cầu của người chủ trì thực hiện quyết định cưỡng chế, cơ quan chuyên môn có trách nhiệm cử người có chuyên môn tham gia việc định giá. Đại diện cơ quan chuyên môn trong Hội đồng định giá là người có chuyên môn, kỹ thuật thuộc cơ quan có thẩm quyền quản lý về mặt chuyên môn – nghiệp vụ đối với tài sản định giá. Nếu tài sản định giá là nhà ở thì phải có đại diện của cơ quan quản lý nhà đất và cơ quan quản lý xây dựng tham gia Hội đồng định giá;
Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày được thành lập, Hội đồng định giá phải tiến hành việc định giá. Cá nhân bị kê biên hoặc đại diện tổ chức có tài sản bị kê biên được tham gia ý kiến vào việc định giá, nhưng quyền quyết định giá thuộc Hội đồng định giá;
Hội đồng định giá tài sản căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm định giá và ý kiến chuyên môn của các cơ quan, tổ chức giám định tài sản để xác định giá tài sản. Hội đồng định giá quyết định về giá của tài sản theo đa số; trong trường hợp các bên có ý kiến ngang nhau về giá tài sản thì bên nào có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng là căn cứ xác định giá khởi điểm để bán tài sản. Các thành viên Hội đồng định giá có quyền bảo lưu ý kiến của mình, kiến nghị người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế xem xét lại việc định giá. Đối với tài sản mà nhà nước thống nhất quản lý giá thì việc định giá dựa trên cơ sở giá tài sản do nhà nước quy định;
d) Việc định giá tài sản phải được lập thành biên bản, trong đó ghi rõ thời gian, địa điểm tiến hành định giá, thành phần những người tham gia định giá, tên và trị giá tài sản đã được định giá, chữ ký của các thành viên tham gia định giá và của chủ tài sản.
11. Chuyển giao tài sản đã kê biên để bán đấu giá
a) Đối với tài sản bị kê biên để bán đấu giá, căn cứ vào giá trị tài sản được xác định theo hướng dẫn tại khoản 10 nêu trên, trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày ra quyết định kê biên, người chủ trì cưỡng chế ký hợp đồng ủy quyền bán đấu giá với các tổ chức có chức năng bán đấu giá sau đây để tổ chức bán đấu giá tài sản:
a.1. Đối với tài sản đã kê biên có giá trị đã xác định dưới 10.000.000 đồng thì người chủ trì cưỡng chế ký hợp đồng ủy quyền bán đấu giá với cơ quan tài chính cấp huyện để tổ chức bán đấu giá;
a.2. Đối với tài sản đã kê biên có giá trị đã xác định từ 10.000.000 đồng trở lên thì người chủ trì cưỡng chế ký hợp đồng ủy quyền bán đấu giá với Trung tâm dịch vụ bán đấu giá cấp tỉnh nơi có tài sản để tổ chức bán đấu giá.
b) Giá khởi điểm để bán đấu giá các tài sản là giá trị tài sản được định giá khi kê biên tài sản theo hướng dẫn tại khoản 10 Điều này;
c) Việc chuyển giao tài sản kê biên cho cơ quan có trách nhiệm bán đấu giá phải được lập thành biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ: ngày, tháng, năm bàn giao; người bàn giao, người nhận; chữ ký của người giao, người nhận; số lượng, tình trạng tài sản. Hồ sơ bàn giao tài sản kê biên cho cơ quan có trách nhiệm bán đấu giá bao gồm: quyết định cưỡng chế kê biên; các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp (nếu có); văn bản định giá tài sản và biên bản bàn giao tài sản đó;
d) Trong trường hợp tài sản kê biên là hàng hóa cồng kềnh hoặc có số lượng lớn mà Trung tâm dịch vụ bán đấu giá cấp tỉnh hoặc cơ quan tài chính cấp huyện không có nơi cất giữ tài sản thì sau khi thực hiện xong thủ tục chuyển giao có thể ký hợp đồng bảo quản tài sản với nơi đang giữ tài sản đó. Chi phí cho việc thực hiện hợp đồng bảo quản được thanh toán từ số tiền bán đấu giá tài sản thu được sau khi bán đấu giá;
đ) Khi tài sản kê biên đã được chuyển giao cho cơ quan có trách nhiệm bán đấu giá thì thủ tục bán đấu giá tài sản có được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về bán đấu giá tài sản;
e) Đối với tài sản thuộc sở hữu chung, khi bán đấu giá thì ưu tiên bán trước cho người đồng sở hữu;
g) Trường hợp số tiền bán đấu giá tài sản nhiều hơn số tiền ghi trong quyết định hành chính và chi phí cho việc cưỡng chế thì trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày bán đấu giá, cơ quan thi hành biện pháp cưỡng chế kê biên bán đấu giá tài sản làm thủ tục trả lại phần chênh lệch cho đối tượng bị cưỡng chế.
12. Chuyển giao quyền sở hữu tài sản
a) Người mua tài sản kê biên được pháp luật công nhận và bảo vệ quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản đó;
b) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng cho người mua theo quy định của pháp luật;
c) Hồ sơ chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng gồm có:
c.1. Bản sao quyết định cưỡng chế hành chính bằng biện pháp kê biên tài sản để bán đấu giá;
c.2. Biên bản bán đấu giá tài sản;
c.3. Các giấy tờ khác liên quan đến tài sản (nếu có).
13. Số tiền thu được do bán đấu giá tài sản kê biên, tài sản thu được do cá nhân, tổ chức khác đang nắm giữ của đối tượng bị cưỡng chế được xử lý theo thứ tự như sau:
a) Chi trả khoản chi phí cưỡng chế, chi phí bán đấu giá tài sản kê biên, tài sản thu được do cá nhân, tổ chức khác đang nắm giữ;
b) Nộp số tiền tương ứng số tiền thuế, tiền phạt ghi tại quyết định cưỡng chế vào tài khoản thu Ngân sách Nhà nước hoặc tài khoản tạm giữ của cơ quan hải quan mở tại Kho bạc Nhà nước;
c) Hoàn trả lại cho đối tượng bị cưỡng chế (nếu thừa).
1. Chỉ áp dụng biện pháp này khi cơ quan hải quan không áp dụng được các biện pháp cưỡng chế quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 43 Nghị định hoặc đã áp dụng nhưng chưa thu đủ số tiền thuế nợ, tiền phạt và cơ quan hải quan có căn cứ xác định bên thứ ba đang có khoản nợ hoặc giữ tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế.
2. Người nắm giữ tài sản của tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế quy định tại khoản 4 Điều 43 Nghị định gồm:
a) Cá nhân, hộ gia đình, tổ chức (như trung tâm giao dịch chứng khoán, công ty chứng khoán, bạn hàng …) được đối tượng bị cưỡng chế ủy quyền nắm giữ;
b) Cá nhân, hộ gia đình, tổ chức mắc nợ đối tượng bị cưỡng chế;
c) Cá nhân, tổ chức là đối tượng của giao dịch đảm bảo hoặc thực hiện các thủ tục xử lý tài sản theo quy định của pháp luật;
d) Cơ quan thuế nội địa hiện nắm giữ tiền thuế giá trị gia tăng, tiền, tài sản khác thuộc loại hoàn trả cho đối tượng bị cưỡng chế;
đ) Cơ quan, tổ chức khác (Tổ chức giao nhận vận tải, kho ngoại quan, người nhập khẩu ủy thác) hiện đang nắm giữ hàng hóa nhập khẩu của đối tượng bị cưỡng chế.
3. Nguyên tắc thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế từ bên thứ ba
a) Bên thứ ba có khoản nợ đến hạn phải trả cho đối tượng bị cưỡng chế hoặc giữ tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thì có trách nhiệm nộp tiền thuế nợ, tiền phạt thay cho đối tượng bị cưỡng chế;
b) Trường hợp tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế do bên thứ ba đang giữ là đối tượng của các giao dịch bảo đảm hoặc thuộc trường hợp giải quyết phá sản thì việc thu tiền, tài sản khác từ bên thứ ba được thực hiện theo quy định của pháp luật;
c) Số tiền bên thứ ba nộp vào tài khoản thu Ngân sách Nhà nước hoặc tài khoản tạm giữ của cơ quan hải quan mở tại Kho bạc Nhà nước thay cho đối tượng bị cưỡng chế được xác định là số tiền đã thanh toán cho đối tượng bị cưỡng chế.
Căn cứ vào chứng từ thu tiền, tài sản của bên thứ ba, cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế thực hiện thông báo cho đối tượng bị cưỡng chế và các cơ quan liên quan được biết.
4. Trách nhiệm của bên thứ ba đang có khoản nợ, đang giữ tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế.
a) Cung cấp cho cơ quan hải quan thông tin về khoản nợ hoặc khoản tiền, tài sản khác đang giữ của đối tượng thuộc diện cưỡng chế, trong đó nêu rõ số lượng tiền, thời hạn thanh toán nợ, loại tài sản, số lượng tài sản, tình trạng;
b) Khi nhận được văn bản yêu cầu của người có thẩm quyền thì không được chuyển trả tiền, tài sản khác cho đối tượng bị cưỡng chế cho đến khi thực hiện nộp tiền vào tài khoản thu Ngân sách Nhà nước hoặc tài khoản tạm giữ của cơ quan hải quan mở tại Kho bạc Nhà nước hoặc chuyển giao tài sản cho cơ quan hải quan để làm thủ tục bán đấu giá;
c) Trong trường hợp không thực hiện được yêu cầu của cơ quan hải quan thì phải có văn bản giải trình với cơ quan hải quan trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu;
d) Tổ chức, cá nhân đang có khoản nợ hoặc giữ tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế không thực hiện nộp thay số tiền thuế bị cưỡng chế trong thời hạn 15 (mười năm) ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan hải quan thì bị coi là nợ tiền thuế của Nhà nước và bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định tại Điều 43 Nghị định.
1. Cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu
a) Chỉ áp dụng biện pháp này khi cơ quan Hải quan không áp dụng được các biện pháp cưỡng chế quy định tại khoản 1, 3 và 4 Điều 43 Nghị định hoặc đã áp dụng nhưng chưa thu đủ số tiền thuế nợ, tiền phạt;
b) Người có thẩm quyền quyết định cưỡng chế phải ra quyết định cưỡng chế gửi đến đối tượng bị cưỡng chế và thông báo trên mạng thông tin hải quan chậm nhất 05 (năm) ngày làm việc trước khi áp dụng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu;
c) Quyết định cưỡng chế phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; số quyết định, căn cứ pháp lý ra quyết định; Lý do cưỡng chế, họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người ra quyết định; họ tên, địa chỉ của đối tượng bị cưỡng chế; số tiền thuế, tiền phạt chưa nộp chi tiết theo từng tờ khai, vụ việc; tổng số tiền bị cưỡng chế; tên, địa chỉ, số tài khoản tại Kho bạc Nhà nước; thời hạn thi hành; chữ ký của người ra quyết định, dấu của cơ quan ra quyết định;
d) Việc cưỡng chế dùng làm thủ tục hải quan phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Việc tạm giải tỏa cưỡng chế dừng làm thủ tục nhập khẩu trong những trường hợp được Pháp luật cho phép phải đảm bảo không làm phát sinh nợ mới và được Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng bảo lãnh về số nợ thuế, nợ phạt được tạm giải tỏa cưỡng chế.
2. Cưỡng chế bằng biện pháp thu hồi mã số thuế, đình chỉ sử dụng hóa đơn; thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.
Khi áp dụng biện pháp cưỡng chế thu hồi mã số thuế, đình chỉ sử dụng hóa đơn; thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề đối với người nộp thuế thì cơ quan hải quan có thẩm quyền phải:
a) Thông báo cho đối tượng bị cưỡng chế biết trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc trước khi áp dụng biện pháp này;
b) Gửi văn bản yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để thu hồi mã số thuế, đình chỉ sử dụng hóa đơn; thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.
Trong thời hạn 10 (mười) ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan hải quan, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phải ra quyết định thu hồi mã số thuế, đình chỉ sử dụng hóa đơn; thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề. Trường hợp không thu hồi thì phải thông báo cho cơ quan hải quan và nêu rõ lý do.
3. Cưỡng chế để tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; cưỡng chế để thi hành các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra.
Thủ tục, trình tự áp dụng biện pháp cưỡng chế để tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; cưỡng chế để thi hành các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra thực hiện theo quy định tại mục D Chương II và Chương III Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18/3/2005.
1. Nội dung chi phí
a) Chi phí huy động người thực hiện quyết định cưỡng chế;
b) Chi phí thuê phương tiện tháo dỡ, chuyên chở đồ vật, tài sản;
c) Chi phí bảo vệ cưỡng chế: Chi cho những người trực tiếp tham gia bảo vệ (người ra quyết định cưỡng chế, cảnh sát bảo vệ, nhân viên y tế, cán bộ thi hành quyết định cưỡng chế, đại diện chính quyền địa phương, đại diện tổ chức xã hội …), chi phí mua nhiên liệu, thuê phương tiện, thiết bị bảo vệ, thiết bị y tế cần thiết phục vụ thi hành quyết định cưỡng chế;
d) Chi phí phòng cháy, nổ (nếu có): thuê xe cứu hỏa, thuê thiết bị phòng cháy chữa cháy, thuê rà, phá bom, mìn và các phương tiện, thiết bị phòng cháy, nổ cần thiết khác;
đ) Chi phí thuê giữ hoặc bảo quản tài sản đã kê biên;
e) Chi phí định giá tài sản, bán đấu giá tài sản: tiền thù lao cho các thành viên của Hội đồng định giá, chi giám định tài sản (nếu có), tiền thuê địa điểm, phương tiện để tổ chức bán đấu giá, niêm yết, chi phí tổ chức định giá lại tài sản; chi đăng tin thông báo bán đấu giá trên các phương tiện thông tin đại chúng;
g) Chi phí thực tế khác phục vụ cho việc thi hành quyết định cưỡng chế (nếu có).
2. Mức chi
- Các chi phí: thuê giữ hoặc bảo quản tài sản; giám định tài sản; tiền thuê địa điểm, phương tiện để tổ chức bán đấu giá; chi đăng tin thông báo bán đấu giá trên các phương tiện thông tin đại chúng; tiền thuê chuyên chở đồ vật, tài sản cưỡng chế thi hành quyết định cưỡng chế… được thực hiện căn cứ theo hợp đồng, hóa đơn, chứng từ chi tiêu hợp pháp, hợp lệ theo quy định;
- Các chi phí khác: mức chi được thực hiện theo quy định chung của Nhà nước.
Trường hợp Nhà nước chưa quy định mức chi thì người tổ chức thực hiện cưỡng chế quyết định mức chi và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
3. Nguồn kinh phí bảo đảm cho chi phí thi hành quyết định cưỡng chế
Chi phí cho việc cưỡng chế thi hành quyết định cưỡng chế do đối tượng bị cưỡng chế chịu.
Trường hợp chi phí cưỡng chế do đối tượng bị cưỡng chế phải chịu nhưng cơ quan hải quan chưa thu được, cơ quan hải quan được phép tạm ứng từ nguồn kinh phí hoạt động của ngành hải quan và được hoàn trả ngay sau khi thu được tiền của đối tượng bị cưỡng chế hành chính. Mức tạm ứng không quá 30 (ba mươi) triệu đồng. Đối với những trường hợp có mức chi phí cưỡng chế lớn, số tiền được phép tạm ứng sử dụng không đủ thì người ra quyết định cưỡng chế báo cáo cơ quan hải quan cấp trên để xem xét giải quyết đối với từng trường hợp cụ thể.
4. Miễn, giảm chi phí thi hành cưỡng chế
a) Cá nhân bị cưỡng chế có thể được xét miễn giảm phí thi hành cưỡng chế nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Có khó khăn về kinh tế. Cá nhân thuộc diện có khó khăn về kinh tế là những cá nhân có thu nhập không đảm bảo mức sinh hoạt tối thiểu để họ sinh sống bình thường hoặc bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hỏa hoạn. Mức thu nhập tối thiểu là mức thu nhập không thuộc diện chịu thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao.
Quyết định xét miễn, giảm chi phí cưỡng chế sẽ bị hủy bỏ trong trường hợp phát hiện đối tượng bị cưỡng chế có hành vi tẩu tán, cất giấu tiền, tài sản để trốn tránh việc xác minh điều kiện cụ thể để thi hành cưỡng chế.
- Thuộc diện gia đình chính sách, có công với cách mạng;
- Thuộc diện neo đơn, tàn tật, ốm đau kéo dài.
b) Thủ tục để được miễn, giảm chi phí cưỡng chế:
Để được xét miễn, giảm chi phí cưỡng chế, cá nhân phải làm đơn đề nghị xét miễn, giảm chi phí cưỡng chế có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú, sinh sống hoặc xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức nơi đang làm việc. Ngoài ra, thủ tục gồm có:
- Đối với đối tượng bị cưỡng chế có khó khăn về kinh tế do gặp thiên tai, hỏa hoạn phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức nơi đang làm việc;
c) Mức miễn, giảm chi phí thi hành cưỡng chế:
- Cá nhân bị cưỡng chế đã chấp hành được một phần chí cưỡng chế nhưng bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hỏa hoạn, thì được xét giảm số tiền phí cưỡng chế còn lại;
- Các cá nhân nêu tại điểm a khoản 4 Mục này được xét giảm 50% (năm mươi phần trăm) số tiền phí cưỡng chế phải nộp.
d) Người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế nhận đơn, xem xét, quyết định việc miễn, giảm chi phí cưỡng chế.
Trong trường hợp cơ quan ra quyết định cưỡng chế có quyết định miễn hoặc giảm chi phí cưỡng chế thì chi phí cưỡng chế sẽ được lấy từ kinh phí hoạt động của đơn vị.
Chapter II
ENFORCEMENT OF ADMINISTRATIVE DECISIONS IN THE CUSTOMS DOMAIN
Article 30. Scope of and persons subject to enforcement
1. Enforcement of an administrative decision in the customs domain is applicable to an individual or organization obliged to abide by an administrative decision in the customs domain when he/she/it fails to voluntarily abide by the decision or commits an act of dispersing property or attempts to escape after the time limit for abiding by such decision, and enforcement measures are to be taken to assure compliance with the administrative decision under Clause 2, Article 41 of the Decree.
2. The application of measures to enforce administrative decisions in the customs domain must comply with the order, procedures and competence prescribed in the Tax Administration Law, the Ordinance on Handling of Administrative Violations, the Government's Decree No. 37/2005/ND-CP of March 18, 2005, stipulating the procedures for applying measures to enforce decisions on sanctioning administrative violations. Decree No. 98/2007/ND-CP of June 7, 2007, stipulating the handling of violations of tax laws and enforcement of tax administrative decisions, and the Decree on sanctioning of administrative violations in the customs domain.
3. The following persons are subject to enforcement measures:
a/ Customs declarants and taxpayers that are obliged to abide by administrative decisions stated in Clause 2, Article 41 of the Decree but fail to do so;
b/ State treasuries, banks and other credit institutions; organizations and individuals managing salaries or incomes of individuals forced to comply with administrative decisions, that fail to comply with decisions on administratively sanctioning their acts of failing to deduct money of these individuals into the state budget revenue account or custody account of the customs office opened at the state treasury.
c/ Guarantors that fail to fulfill their obligation to pay tax and fines for taxpayers according to notices of customs offices when taxpayers fail to pay tax and fines;
d/ Organizations and individuals holding money and property of taxpayers, that fail to abide by decisions on enforcing the collection of such money and property;
e/ Related organizations and individuals that fail to abide by customs offices' decisions on sanctioning administrative violations.
Article 31. Cases of issuance of enforcement decisions
1. For tax-administrative decisions (including decisions specified at Points a, b, c and e, Clause
2, Article 41 of the Decree and sanctioning decisions specified in Clause 4, Article 9, and Article 14 of the Decree):
a/ Past 90 (ninety) days after the expiration of the time limit for abiding by administrative decisions in the customs domain, individuals, organizations or their guarantors fail to voluntarily abide by such decision;
b/ Individuals or organizations commit acts of dispersing their property or escaping when they have not yet abided by administrative decisions in the customs domain.
2. For other decisions on sanctioning administrative violations in the customs domain, past 10 (ten) days after the expiration of the time limit for complying with administrative decisions in the customs domain, individuals, organizations or their guarantors fail to voluntarily abide by such decisions.
3. Taxpayers are not subject to enforcement measures during the extended time of payment of tax and fines under Article 24 of the Government's Decree No. 85/2007/ND-CP of May 25, 2007, detailing a number of articles of the Law on Tax Administration.
Article 32. Monitoring and urging collection of tax debts and fines
1. Customs offices at all levels shall monitor and manage those that owe tax debts and fines; regularly classify these debtors and debts in order to collect these debts before the time of application of enforcement measures.
Forms of urging and collecting tax debts and fines:
a/ Sending notices to taxpayers and tax payment guarantors to fully pay tax debts and fines;
b/ Coming in person to head offices of taxpayers to claim tax debts and fines;
c/ Publishing online the list of those owing overdue tax debts and fines;
d/ Publishing on the mass media information on those owing tax and fines and owed tax amounts and fines.
2. When receiving notices of customs offices of tax debts and fines, taxpayers and guarantors that owe tax and fines shall promptly fully pay tax debts and fines under law. Past the time limit prescribed in Article 29 of this Circular, if failing to fully pay tax debts and fines, they shall face enforcement measures specified in Article 43 of the Decree.
Article 33. Competence to issue enforcement decisions
1. Directors of provincial-level Customs Departments, the director of the Anti-Smuggling
Investigation Department and the director of the Post-Customs Clearance Inspection Department may issue enforcement decisions and organize enforcement of administrative decisions issued by themselves or their subordinates.
2. In case of applying the enforcement measure of property distraint or seizure of money and property held by other organizations or individuals that are based in another locality, the director of the provincial-level Customs Department, the director of the Anti-Smuggling Investigation Department and the director of the Post-Customs Clearance Inspection Department shall issue an enforcement decision and send it to the Customs Department of that locality for organizing the implementation thereof.
3. When necessary to apply the enforcement measure of withdrawing the tax identification number, suspending use of invoices; revoking the business registration certificate or establishment and operation or practice license specified in Clause 8 or Clause 9, Article 43 of the Decree against an organization that owes tax and fines to more than one provincial-level Customs Department, the General Department of Customs shall notify the competent agency to issue a decision to withdraw the tax identification number, suspend use of invoices; revoke the business registration certificate or establishment and operation or practice license under Article 52 of the Decree and Article 65 of Decree No. 98/2007/ND-CP.
Article 34. Verification of conditions for implementation of enforcement decisions
1. The person competent to issue an enforcement decision shall, before issuing an enforcement decision, check available information in the database on the customs declarant or taxpayer in question, and has the power to verify information on the person against whom an enforcement decision is to be issued regarding his/her account, property and conditions for implementing the enforcement decision. Local administrations, ownership and use right registries, security transaction registries and related organizations and individuals shall create conditions and provide necessary information under law for agencies competent to implement enforcement decisions.
2. Verification of property subject to registration of transfer of ownership or use rights should be based on contracts on purchase and sale, exchange, transfer or giving as gifts; conducted with the assistance of owners, local administrations, functional agencies or witnesses such as certification by sellers, local administrations or functional agencies of the purchase and sale, and at the same time notification may be made publicly for persons with related rights and obligations to protect their interests.
If subject to enforcement are agencies or organizations, persons competent to issue enforcement decisions should verify the collectible sum of money by directly examining their assets, checking the system of records on capital and asset management and with the assistance of other agencies such as capital and asset management agencies, business and asset registries, banks, credit institutions, carriers, and other related individuals and organizations, to verify these agencies' or organizations' money and assets.
Article 35. Procedures for sending documents of request, notices and enforcement decisions to persons subject to enforcement and related organizations and individuals
1. Customs officers tasked to implement enforcement decisions shall personally hand enforcement documents to competent persons of organizations or persons named on these decisions. If it is difficult to do so, enforcement documents may be sent by registered mail.
If the recipient is absent, documents on implementation of an enforcement decision shall be handed to the head of the agency in which the recipient works or to his/her relative who has full civil act capacity and co-lives with the recipient, who will be requested to pledge to promptly hand these documents at the prescribed time to the person in question. The handing, receipt and notification must be certified with signatures; the time of handing of documents is the time the person receiving these documents for the recipient undertakes to hand these documents to the recipient. If. for an objective reason, this person cannot hand the documents to the recipient, he/she shall notify the customs office thereof.
2. If it cannot send the documents under Clause 1 above, the agency implementing the enforcement decision shall notify the contents of the documents by publicly posting up the original documents for at least 5 (five) working days at the head office of the People's Committee of the commune, ward or township where the head office of the institutional recipient is based or the individual recipient resides and at the residence of the individual recipient, if his/her place of residence is known.
The public posting must be recorded in a minutes indicating the date and time of posting, details of notification and the posting person, which must be certified by the local administration.
3. If it is impossible to make announcement in any of the forms above, notification shall be made for two consecutive times on a central newspaper, radio or television station or a newspaper, radio or television station of the province or centrally run city where the person subject to enforcement is determined to live.
After completing the announcement, the newspaper, radio or television station shall make a written certification of completion of the announcement and send the announcement to the customs office for filing.
Article 36. Principles of application of measures of enforcing administrative decisions in the customs domain
1. Measures of enforcing administrative decisions in the customs domain may be applied only in the cases specified in Article 42 of the Decree.
2. Persons competent to issue enforcement decisions shall base themselves on the details, characteristics and level of the obligation to implement decisions to enforce administrative decisions, conditions of persons subject to enforcement for abiding by enforcement decisions and practical local conditions to decide on the application of one enforcement measure after another prescribed in the Decree. In case a decision on the application of the subsequent enforcement measure has been issued but there arise information and conditions for implementing the preceding enforcement measure in the order prescribed in Article 43 of the Decree, the person competent to issue enforcement decisions may issue a decision on the implementation of the preceding enforcement measure to ensure full collection of tax and fines.
3. Enforcement may not be organized on weekends and holidays as prescribed in the labor law and outside working hours, within 15 (fifteen) days before and after the Lunar New Year Festival; traditional days of policy beneficiaries who are subject to enforcement, except when it is necessary to prevent persons subject to enforcement from dispersing and destroying their property or shirking abidance by enforcement decisions.
Article 37. Responsibilities of organizations implementing enforcement decisions
1. Persons issuing enforcement decisions shall organize the implementation of enforcement decisions. Agencies in charge of implementing enforcement decisions shall ensure order in the course of enforcement.
2. Persons issuing enforcement decisions shall coordinate with related agencies, organizations and individuals in taking measures to implement enforcement decisions.
3. When finding it necessary to have the participation of the people's public security force in the enforcement, a written request must be sent to the related public security agency 5 (five) working days before the enforcement for the latter to arrange its force. When requested to participate in ensuring order and safety in the course of enforcement, the people's police shall arrange its force to promptly stop acts of disturbing public order and resisting officers on duty in implementing enforcement decisions.
Article 38. Statute of limitations for implementing enforcement decisions
An enforcement decision is valid for one year from the date of its issuance. Particularly for a decision on enforcement with the measure of deducting money from the account of the person subject to enforcement, it is valid for 30 days from the date of its issuance.
Article 39. Enforcement measure of deducting money from deposit accounts
1. Enforcement by deducting money from deposit accounts to implement tax administrative decisions
a/ Persons competent to issue enforcement decisions shall organize direct or documentary verification of information on accounts and current account balances of persons subject to enforcement. The sending and receipt of documents comply with regulations on confidential documents. If these documents are sent by post, registered mail must be used. Persons competent to issue enforcement decisions shall keep confidential provided information on accounts of persons subject to enforcement;
b/ Within 3 (three) working days after receiving the request of a competent person, the person subject to an enforcement measure specified in Clause 3, Article 29 of this Circular (person subject to enforcement), state treasuries, commercial banks and other credit institutions at which the person subject to enforcement opens his/her account shall send documents indicating the name of the state treasury, commercial bank or credit institution at which the person subject to enforcement opens a deposit account, and the number and balance of the account. Past this time limit, if the above institutions fail to provide information, they shall be administratively sanctioned:
c/ Based on received information, competent persons shall issue a decision on enforcement by deducting money from the deposit account of the person subject to enforcement at the state treasury, commercial bank and other credit institutions. Such a decision must indicate the date of issuance, grounds for issuance, full name, post and working unit of the issuer; amount to be deducted (the same as that indicated in the administrative decision plus enforcement expenses calculated up to 5 (five) days before the date of enforcement); reason for enforcement; full name, tax identification number and account number of the person subject to deduction; name and address of the state treasury, commercial bank or another credit institution or financial institution at which the person subject to enforcement opens an account; name, address and state budget revenue account or custody account number of the customs office opened at the state treasury, method of transferring the deducted amount into the state budget revenue or custody account; and time limit for implementation. The decision must be signed by the issuer and sealed;
d/ The decision on enforcement by deducting money from deposit account shall be sent to the person subject to enforcement, state treasury, commercial bank, other credit institutions at which the person subject to enforcement opens a deposit account and concerned agencies at least 5 (five) days before the date of enforcement;
e/ The state treasury, commercial bank, other credit institutions in Vietnam at which the person subject to enforcement opens an account shall block the account if there is a balance thereon upon receiving an enforcement decision; transfer the money amount of this person into the state budget revenue account or custody account of the customs office opened at the state treasury indicated in the enforcement decision within 5 (five) days after receiving the decision, and concurrently notify it to the decision-issuing agency and the person subject to enforcement:
f/ If the deposit account of the person subject to enforcement has no balance for payment; the state treasury, commercial bank or other credit institutions shall send a written notice thereof to the enforcement decision issuer within 30 days from the date of receipt of the decision on enforcement by deducting money from deposit account;
g/ Within the time limit for implementing an enforcement decision, if there arises a balance on the account of the person subject to enforcement but the above institutions fail to deduct it into the state budget revenue account or custody account of the customs office opened at the state treasury according to the enforcement decision, they shall be administratively sanctioned under Point a. Clause 1, Article 19 of the Decree;
h/ After fully collecting the tax or fine, the customs office shall immediately notify the state treasury, commercial bank or other credit institutions to stop the account blocking and enforcement.
2. Enforcement by deducting money from deposit account to implement decisions on sanctioning other customs-related administrative violations
a/ Persons competent to issue enforcement decisions shall organize direct or documentary verification of information on accounts and current account balances of persons subject to enforcement. The verification procedures are the same as guided at Points a and b. Clause 1 above;
b/ Based on received information, persons competent to issue enforcement decisions shall issue a decision on enforcement by deducting money from the deposit account of the person subject to enforcement at the commercial bank and other credit institutions. Within 5 (five) days after receiving the enforcement decision, this person shall request the bank at which he/she opens an account to transfer money from his/her account into the state budget revenue account or custody account of the customs office opened at the state treasury indicated in the enforcement decision. Past this time limit, if this person refuses to comply with the enforcement decision, he/she will be subject to the measure of enforcement by distraining property under Section IV. Part II of this Circular;
c/ Within 5 (five) days after receiving the enforcement decision, the commercial bank or other credit institutions shall collaborate with the person issuing the enforcement decision in informing the account holder of the enforcement decision. Upon receiving the money transfer request of the account holder, the commercial bank or other credit institutions shall transfer money from the person subject to enforcement into the state budget revenue account or custody account of the customs office opened at the state treasury indicated in the enforcement decision, and concurrently notify it to the decision-issuing agency and the person subject to enforcement:
d/ If the account of the person subject to enforcement has no balance or has a balance insufficient for enforcement, the commercial bank or other credit institutions shall, after deducting the available balance, send a written notice thereof to the enforcement decision-issuing agency;
e/ If there is a balance on the account of the person subject to enforcement but the commercial bank or other credit institutions fail to deduct it into the state budget revenue account or custody account of the customs office opened at the state treasury according to the enforcement decision, they shall be administratively sanctioned under Point b. Clause 1, Article 19 of Decree No. 97/2007/ND-CP;
f/ After fully collecting the tax or fine, the customs office shall immediately notify the state treasury, commercial bank or other credit institutions to stop the enforcement.
Article 40. Enforcement measure of deducting part of salary or income
1. The enforcement measure of deducting part of salary or income is applicable only to individuals against whom decisions on sanctioning administrative violations are enforced who are cadres, civil servants or individuals working in agencies or organizations under contracts with an indefinite term or a term of 6 (six) months or longer and being paid salaries or incomes, or persons on monthly retirement pension or working capacity loss allowance.
2. Persons competent to issue enforcement decisions shall organize verification of lawful incomes of persons subject to enforcement, including salary, retirement pension, working capacity loss allowance, bonus and other lawful incomes.
3. Based on verification results, competent persons may issue decisions on enforcement by deducting part of salary or income of individuals subject to enforcement.
4. A decision on enforcement by deducting part of salary or income of an individual must clearly state the date of issuance, grounds for issuance; full name, post and working unit of the issuer; full name and address of the individual whose salary or income is to be partly deducted; name and address of the agency or organization managing the salary or income of the individual; the amount to be deducted (the same as that indicated in the administrative decision plus enforcement expenses up to 5 (five) days before the date of enforcement); reason for enforcement; name and address of the state treasury to receive the money; method of transferring the deducted amount to the state treasury; and time limit for implementation. The decision must bear the signature of the issuer and the seal of the decision-issuing agency.
5. Upon the nearest time of payment of salary or income, the agency, organization or employer managing the salary or income of the individual subject to enforcement shall deduct part of the salary or income of this individual according to the enforcement decision and transfer the deducted amount into the state budget revenue account or custody account of the customs office opened at the state treasury indicated in the enforcement decision, and concurrently notify the decision issuer thereof.
6. The deducted part of salary, retirement pension or working capacity loss allowance of an individual must not be lower than 10% (ten per cent) and higher than 30% (thirty per cent) of the total monthly salary income of the individual. For other kinds of incomes, the deducted part depends on the actually received income but must not exceed 50% (fifty per cent) of total income.
7. In case the tax money or fine is not yet fully deducted under the enforcement decision upon termination of the labor contract of the individual subject to enforcement, the employing agency or organization shall notify the decision issuer within 5 (five) working days after the date of termination of the labor contract.
8. Agencies, organizations or employers managing salaries or incomes of individuals subject to enforcement that fail to implement enforcement decisions shall be administratively sanctioned under Clause 2, Article 19 of Decree No. 97/2007/ND-CP.
Article 41. Enforcement measure of distraining property and auctioning distrained property
1. This enforcement measure is applied only when customs offices cannot apply enforcement measures specified in Clauses 1 and 2, Article 43 of the Decree because they have no information on deposit accounts and incomes of organizations or individuals subject to enforcement or have applied these measures but still fail to fully collect the tax debts and fines.
2. This measure may not be applied in the following cases:
a/ The person subject to enforcement is receiving medical treatment as certified by a health agency or organization:
b/ Past 15 (fifteen) days after receiving the request of the customs office, the person subject to enforcement fails to provide information on his/her existing own property and the customs office fails to receive other information on the property of this person:
c/ The property value of the person subject to enforcement is insufficient to cover enforcement expenses.
3. Types of property not to be distrained
a/ For organizations subject to enforcement:
a.1. Medicines, facilities, instruments and property of medical establishments, except for those circulated for business purposes: food, foodstuffs, instruments and furniture serving laborers' mid-shift meals:
a.2. Kindergartens, schools, equipment, facilities and instruments of these establishments, except for those circulated for business purposes:
a.3. Equipment, tools and instruments to ensure labor safely and prevent and fight fires and explosions, and prevent and control environmental pollution;
a.4. Important infrastructure facilities serving public interests, security and defense;
a.5. Raw materials, materials, finished products and semi-finished products being hazardous and dangerous chemicals or property banned from circulation;
a.6. Raw materials, materials and semi-finished products in closed production lines;
a.7. Working offices of state agencies, political organizations, socio-political organizations, socio-professional organizations, property procured with state budget.
b/ For individuals subject to enforcement:
b.1. Sole houses of individuals subject to enforcement and their families. For a person subject to enforcement who has more than one house, verification should be conducted to identify a house whose value is sufficient for paying tax debt, fine and enforcement expenses:
b.2. Medicines to meet medical prevention and treatment needs, food and foodstuffs lo mccl essential needs of the person subject to enforcement and his/her family:
b.3. Necessary common working tools used as main or sole means of livelihood of the person subject to enforcement and his/her family.
Valuable working tools such as motorcycles, automobiles, boats, ploughs, grinders and other valuable tools of a person subject to enforcement may still be distrained and auctioned to implement enforcement decisions and part of proceeds therefrom may be returned to that person to buy other working tools of lower value.
b.4. Necessary clothing and common utensils for the individual subject to enforcement and his/ her family within the minimum quantity in each locality, such as pots, pans, bowls and dishes, beds, wardrobes and other common articles of small value. Such furniture items and personal belongings as television set, refrigerator, air conditioner, washing machine, computer and gold, silver and gem jewelries (excluding wedding rings) shall still be distrained to ensure implementation of administrative decisions.
b.5. Worshiping articles, relics, orders, medals and certificates of merit.
4. Property shall be distrained in the following order:
a/ Distraining property being imports transported en route to Vietnam, having arrived at the border gate of importation or having transported to a warehouse or storing yard of the person subject to enforcement (excluding goods being materials and raw materials for export production, humanitarian goods, imported goods for use as contributed investment capital, and easy-to-deteriorate agricultural goods and food).
b/ Distraining the following property when having sufficient information and conditions:
b.1. Distraining goods being transported en route or put on sale at the shop of the person subject to enforcement:
b.2. Distraining other property at the request of the person subject to enforcement:
b.3. Distraining other property.
5. Verification of information on property
a/ Upon obtaining information on goods of the person subject to enforcement being transported en route or having arrived at a border gate, the district-level Customs Department of the border gate of importation shall immediately notify it to the person competent to issue enforcement decisions.
b/ The person competent to issue enforcement decisions shall organize direct verification or request the person subject to enforcement to provide documents of title of the property he/ she currently owns and its value.
6. Decision on enforcement by property distraint
a/ A decision on enforcement by property distraint must indicate the date of issuance; grounds for issuance; full name, post (position) and managing unit of the issuer; full name, residence and head office of the person subject to property distraint; the amount of money to be distrained; place of distraint. The decision must bear the signature of the issuer and the seal of the issuing agency;
b/ A decision on enforcement by property distraint shall be sent to the person subject to property distraint, the People's Committee of the commune where he/she resides or the organization is based or to his/her working agency 5 (five) working days before the date of enforcement, except when the decision-issuing agency has grounds to believe that the sending of the decision in advance will cause difficulties to the enforcement.
7. Procedures for implementing property distraint
a/ Property distraint must be carried out at daytime and during working hours applicable in the locality where property is distrained, except for cases in which the person subject to enforcement is detected to disperse or destroy his/her property or shirk implementing the enforcement decision and the person competent to issue enforcement decisions may immediately organize property distraint in order to stop the above acts of the person subject to enforcement;
b/ The person issuing the enforcement decision or the person assigned to implement the enforcement decision shall take charge of the distraint;
c/ Before issuing a property distraint decision, the person competent to issue enforcement decisions shall request the property ownership or use right registry to provide information on the right of the person subject to enforcement to own or use the property; request the security transaction registry to provide information on whether the to be-distrained property is currently used to secure the performance of an obligation of the person subject to enforcement toward a party or whether the property managed or used by the person subject to enforcement is a financially leased or purchased. Within 5 (five) working days, the above agencies shall send written replies to the person competent to issue enforcement decisions on the requested information:
d/ Present to the property distraint must be the individual subject to enforcement or an adult member of his/her family or a lawful representative of the organization subject to property distraint, a representative of the local administration and a witness.
If the individual subject to property distraint or an adult member of his/her family is intentionally absent, his/her property shall still be distrained in the presence of a representative of the local administration and a witness:
c/ Individuals or organizations subject to enforcement may request which property to be distrained first and the person assigned to take charge of the distraint shall accept such request if it does not affect the distraint. If individuals or organizations subject to enforcement make no such request, property under personal ownership shall be distrained first;
f/ Property under co-ownership of the individual subject to enforcement and other persons may only be distrained if such individual has not personal property or his/her personal property is insufficient for implementing the enforcement decision. If there is a dispute over such property, it shall still be distrained but explanation must be given to its co-owners on their right to initiate a lawsuit according to civil procedures.
The distraining agency shall publicly notify the time and place of distraint to co-owners. Past 3 (three) months from the date of distraint, if no lawsuit is filed, the distrained property shall be auctioned under the law on property auction:
g/ The land use rights, houses and offices of a person subject to enforcement may be distrained only after all other properties have been distrained but they are not enough for implementing the enforcement decision:
h/ Property of a person subject to enforcement shall be distrained only to sufficiently implement the enforcement decision and cover enforcement expenses. It that person has only a sole property larger than the obligation to implement the enforcement decision which is indivisible or will significantly decrease in value if divided, the distraining agency may still distrain it to secure the implementation of the enforcement decision:
i/ In case of distraining a property being a locked house or a locked or packaged article, the organization implementing the enforcement decision shall request the person subject to enforcement or currently using and managing that property to unlock or unpack it. If such person refuses to unlock or is intentionally absent, the organization implementing the enforcement decision shall unlock or unpack the property in the presence of a representative of the local administration and witnesses, check and make a list of articles therein and distrain them according to law. then make a written record thereon.
If the person subject to enforcement or person with related rights and obligations is serving an imprisonment sentence, the person in charge of implementing the enforcement decision shall notify decisions and notices of the implementation of the enforcement decision to these persons through prison wardens. Those who are in prison may authorize other persons to exercise the rights and performs the obligations related to the implementation of enforcement decisions;
j/ For cases of distraining property subject to ownership or use right registration, when issuing a decision on enforcement by property distraint, the person in charge of implementing the enforcement decision shall immediately notify the following agencies of the property distraint:
j.1. The land use right registry, the agency competent to register assets attached to land in case of distraining land use rights and assets attached to land:
j.2. The Vietnam Aviation Administration, in case of distraining aircraft:
The regional ship and crew registration department, in case of distraining seagoing ships;
j.3. The Road Traffic Police Department or Division, in case of distraining road motor vehicles;
j.4. Other agencies competent to register ownership and use rights as prescribed by law.
k/ From the time of receiving a notice of property distraint, the agency with which the ownership or use rights of the property in question has been registered may not register its transfer, unless otherwise provided for by law.
Within 3 (three) working days after the distrained property is released or the distrained property is auctioned or assigned for implementation of the enforcement decision, the organization implementing the enforcement decision shall notify it to the agency with which the ownership or use rights of the property in question has been registered;
1/ Within 30 (thirty) days from the date of property distraint, if the person subject to enforcement fails to fully pay tax debts and fines, the customs office may auction the distrained property for full collection of tax debts and fines.
8. Written records on property distraint
a/ Property distraint shall be recorded in writing. Such a written record must indicate the time and place of distraint; full name and post of the person in charge of distraint; representative of the organizations subject to property distraint, individual whose property is distrained or his/ her lawful representative: witness: representative of the local administration (or the working agency of the individual subject to enforcement), representatives of related organizations and agencies: description, name, state and characteristics of each property distrained, certificate of ownership or the right to use the property (for types of property subject to ownership or use right registration);
b/ The person in charge of distraint: representative of the organization subject to property distraint; individual whose property is distrained or his/her lawful representative; witness; representative of the local administration (or the working agency of the individual subject to enforcement), representatives of related organizations and agencies shall sign the written record. In case any of the above persons is absent or refuses to sign the written record, such must be written in the record with the reason therefor:
c/ A written record on distraint shall be made in 2 (two) copies, one to be kept by the agency issuing the enforcement decision and the other given to the individual who property is distrained or representative of the organization subject to distraint immediately after the written record is completed.
9. Delivery of distrained property for preservation
a/ The person in charge of the distraint shall select any of the following forms of preservation of distrained property:
a.1. Delivering the distrained property to the person subject to enforcement or his/her relative or the person currently managing and using such property for preservation:
a.2. Delivering the distrained property to one of its co-owners for preservation, if it is under joint ownership:
a.3. If the person subject to enforcement or his/her relative or the person currently managing and using such property refuses to receive the distrained property for preservation or there are signs of dispersing or destroying the property or obstructing the implementation of the enforcement decision, on a case-by-case basis the distrained property shall be assigned to an organization or individuals with preservation conditions:
a.4. The person in charge of the distraint shall store and preserve dossiers and papers on the right to own and use property and ensure their safety in the process of enforcement.
b/ Property being gold, silver, precious metals, gems and foreign currency shall be delivered to the state treasury for management; weapons, explosives, radioactive substances, military technical equipment and other industrial explosive materials, support tools, articles of historical and cultural value, national treasures, antiques, and precious and rare forest products shall be temporarily handed over to specialized state management agencies for management;
c/ When delivering a distrained property for preservation, the person in charge of the distraint shall make a written record indicating the date of delivery: full names of the person in charge of enforcing the enforcement decision, the individual or representative of the organization subject to enforcement, the person assigned to preserve the property, the witness of the delivery, quantity, state (quality) of the property, and rights and obligations of the person assigned to preserve the property:
The person in charge of distraint and person assigned to preserve the property, the individual or representative of the organization subject to enforcement, and the witness shall sign the written record. In case any of these persons is absent or refuses to sign the written record, such must be written in the record with the reason therefor.
The written record shall be handed to the person assigned to preserve the property, the individual or representative of the organization subject to enforcement, the witness and the person in charge of distraint, one copy each.
d/ The person assigned to preserve the probity shall be paid for reasonable preservation expenses, except those persons specified at Point a. Clause 1. Article 54 of Decree No. 98/2007/ND-CP of June 7, 2007;
e/ The person assigned to preserve the property who causes damage to. fraudulently exchange, loses or destroys it shall pay compensation and may, depending on the nature and seriousness of violation, be administratively handled or examined for penal liability under the criminal law.
10. Valuation of distrained property
a/ The valuation of distrained property shall be conducted in the house of the individual or the office of the organization subject to distraint or the place of storage of the distrained property (except for cases in which a valuation council is required to be set up):
b/ When distraining property, the person in charge of implementing the enforcement decision shall temporarily calculate the value intended to be distrained so as to distrain the property of a value sufficient for paying the payable amount and enforcement expenses. He/she shall base himself/herself on the market value and concurrently consult functional agencies and related parties to temporarily calculate the value of the distrained property;
After the distraint, if the related parties can reach agreement on the value of the distrained property, the person in charge of implementing the enforcement decision shall make a written record clearly stating this agreement and have it signed by the related parties.
c/ A distrained property under co-ownership shall be" valued according to the agreement between the person in charge of implementing the enforcement decision and the representative of the organization or individual subject to enforcement and other co-owner(s). The time limit for the parties to reach agreement on the property value is 5 (five) working days after the date the property is distrained;
For a distrained property valued at under VND 500,000 or perishable, if the parties cannot reach agreement on its value, the person issuing the enforcement decision shall value it.
d/ If the distrained property is valued at VND 500,000 or more, difficult to value or the related parties cannot reach agreement on its value, within 15 (fifteen) days after the date the property is distrained, the person issuing the enforcement decision shall request a competent agency to set up a council to value it;
Within 2 (two) days after completing the procedures for verifying information on a distrained property, the agency directly organizing the enforcement shall make a written request to the chairperson of the provincial-level People's Committee of the locality where the enforcement decision is implemented or the head office of the organization subject to enforcement is based or the individual subject to enforcement permanently resides to set up a valuation council;
The person issuing the enforcement decision shall act as head of the council and representatives of the finance agency and related specialized agencies as council members. The person in charge of implementing the enforcement decision may hire or request assessment of the property value. When requested by the person in charge of implementing the enforcement decision, the specialized agencies shall appoint qualified persons to participate in the valuation. Members of a valuation council must be representatives of competent specialized management agencies with professional and technical expertise about the re-valued property. If the to be-valued property is a house, there must be representatives of the house and land management agency and construction management agency in the valuation council;
Within 7 (seven) working days after the date of establishment, the valuation council shall conduct valuation. The individual or the representative of the organization with the distrained property may give opinions in the process of valuation but the valuation council has the right to make decision on the property's value.
The valuation council shall base itself on the market value at the time of valuation and expertise opinions of property assessment agencies and organizations to determine the property value. It shall decide on the property value by majority; if the numbers of opinions for and against are equal, the side sharing the opinion of the head of the council will be the ground for determining the reserve price of the property for sale. Members of the valuation council have the right to reserve their opinions and propose the competent person issuing the enforcement decision to re-consider the valuation. Types of property with prices uniformly managed by the State shall be valued based on their state-prescribed prices;
e/ Property valuation shall be recorded in writing. A written record must indicate the time and place of valuation: participants in the valuation and the name and value of the property, and contain the signatures of the participants in the valuation and property owner.
11. Transfer of distrained property for auction
a/ For a distrained property to be put up for auction, based on its value determined under Clause 10 above, within 30 (thirty) days after the date of issuance of the distraint decision, the person in charge of enforcement shall sign a contract on authorization of auction with one of the following organizations with the auctioning function for auctioning the property:
a.1. If the distrained property is valued at under VND 10,000,000, the person in charge of enforcement shall sign a contract on authorization of auction with a district-level finance agency;
a.2. If the distrained property is valued at VND 10,000.000 or more, the person in charge of enforcement shall sign a contract on authorization of auction with the provincial-level auction service center of the place where exists the property.
b/ The reserve price for an auctioned property is its value determined upon distraint under the guidance of Clause 10 of this Article:
c/ The delivery of distrained property to agencies responsible for auction shall be recorded in writing. A written record must indicate the date of delivery; deliverer and recipient; signatures of deliverer and recipient; quantity and state of property. A dossier of delivery of distrained property to an agency responsible for auction comprises: decision on enforcement by distraint; papers and documents related to lawful ownership and use right (if any); property valuation document and written record of delivery of property;
d/ If the distrained property is bulky goods or in large quantity and the provincial-level property auction center or district-level finance agency has no place for storage, after completing the delivery procedure, a property preservation contract may be signed with the place where such property is currently stored. Expenses for the performance of the preservation contract shall be paid with proceeds from property auction;
e/ When the distrained property has been delivered to an agency responsible for auction, the procedures for its auction comply with current provisions of law on property auction;
f/ For property under co-ownership put up for auction, co-owners will have the pre-emptive right to buy it;
g/ If the proceeds from property auction exceed the sum of money stated in the administrative decision and enforcement expenses, within 10 (ten) days from the date of completion of the auction, the agency implementing the measure of enforcement by property distraint and auction shall carry out procedures for returning the difference to the person subject to enforcement.
12. Transfer of property ownership
a/ Those who buy distrained property have their right to own or use such property recognized and protected by law;
b/ Competent state agencies shall complete procedures for transferring ownership or use right to buyers under law:
c/ A dossier of transfer of ownership or use right comprises:
c.1. A copy of the decision on administrative enforcement by property distraint for auction;
c.2. The written record on the property auction;
c.3. Other papers related to the property (if any).
13. Proceeds from the auction of distrained property or property of persons subject of enforcement collected from other individuals and organizations holding such property shall be handled in the following order:
a/ Paying expenses for enforcement, auction of distrained property or property collected from other individuals and organizations holding such property;
b/ Remitting a sum of money equal to the tax amount and fine indicated in the enforcement decision into the state budget revenue account or custody account of the customs office opened at the state treasury;
c/ Returning the remainder (if any) to the person subject to enforcement.
Article 42. Enforcement measure of collecting money and property of persons subject to enforcement which are held by other organizations and individuals
1. This measure is applied only when customs offices cannot apply the enforcement measures specified in Clauses 1, 2 and 3, Article 43 of the Decree or have applied them but still fail to fully collect tax debts and fines and they have grounds to ascertain that a third party owes debts to or hold money and property of persons subject to enforcement.
2. Persons holding property of organizations or individuals subject to enforcement referred to in Clause 4. Article 43 of the Decree include:
a/ Individuals, households, organizations (such as securities trading centers, securities companies, trade partners) authorized by persons subject to enforcement to hold their property:
b/ Individuals, households and organizations owning debts to persons subject to enforcement:
c/ Individuals and organizations that are parties to securities transactions or carry out procedures for property handling under law;
d/ Domestic tax agencies currently holding value added tax, money and other property refundable to persons subject to enforcement;
e/ Other agencies and organizations (forwarders, bonded warehouses, entrusted importers) currently holding imports of persons subject to enforcement.
3. Principles of collection of money and other property of persons subject to enforcement from third parties
a/ Third parties owing due debts to persons subject to enforcement or holding money and other property of these persons shall pay tax debts and fines for these persons:
b/ If money and other property of persons subject to enforcement currently held by a third party are objects of security transactions or fall into a case of bankruptcy, the collection of money and property from a third party complies with law;
c/ Money remitted by a third party into the state budget revenue account or custody account of the customs office opened at the state treasury for the person subject to enforcement shall be determined as money paid for the person subject to enforcement.
Based on documents on collection of monej and property from a third party, the agency in charge of enforcement shall notify persons subject to enforcement and related parties thereof.
4. Responsibilities of third parties owing debts to or holding money and other property of persons subject to enforcement
a/ To provide customs offices with information on debts owed to or money and other property of persons subject to enforcement they are holding, clearly stating the amount of money, debt payment deadline, kinds, quantities and state of property;
b/ Upon receiving a written request of a competent person, to refrain from returning money and other property to persons subject to enforcement before remitting money into the state budget revenue account or custody account of the customs office opened at the state treasury or delivering the property to the customs office for carrying out auction procedures;
c/ If unable to satisfy the request of the customs office, to send a written explanation to the customs office within 5 (five) working days after the date of receipt of such request;
d/ Organizations and individuals owing debts to holding money and other property of persons subject to enforcement that fail to pay tax money subject to enforcement within 15 (fifteen) days after the date of receipt of a request of the customs office shall be regarded as owing tax debts to the .State and subjected to enforcement measures prescribed in Article 43 of the Decree.
Article 43. Other enforcement measures
1. Enforcement by suspending customs clearance for imports
a/ This measure is applied only when customs offices cannot apply the measures specified in Clauses 1, 3 and 4, Article 43 of the Decree or have applied them but still fail to fully collect tax debts and fines;
b/ Persons competent to decide on enforcement shall issue enforcement decisions to persons subject to enforcement and post them on the customs information network at least 5 (five) working days before applying the measure of suspending customs clearance for imports;
c/ An enforcement decision must indicate the date of issuance: its number and legal grounds for issuance: reason for enforcement, full name, post and managing unit of the issuer; full name and address of the person subject to enforcement unpaid tax amounts and fines detailed by declaration form and case; total amount of money to be collected; name and address of and account number at the state treasury; time of implementation; signature of the issuer and seal of the issuing agency;
d/ Suspension of customs clearance must comply with law. The temporary termination of the measure of suspension of customs clearance for imports in cases permitted by law must ensure that no new debts will arise and current tax debts and fines are guaranteed by a credit institution or another organization operating under the Law on Credit Institutions.
2. Enforcement by withdrawing tax identification numbers, suspending use of invoices; revoking business registration certificates or establishment and operation or practice licenses
When applying this measure to taxpayers, competent customs offices shall:
a/ Notify the person subject to enforcement at least 5 (five) working days before applying this measure:
b/ Send a written request to a competent state agency for withdrawing the tax identification number, suspending use of invoices; revoking the business registration certificate or establishment and operation or practice license.
Within 10 (ten) days after the date of receipt of the customs office's notice, the competent state agency shall issue a decision to withdraw the tax identification number, suspend use of invoices; revoke the business registration certificate or establishment and operation or practice license. When failing to do so. it shall notify the reason to the customs office.
3. Enforcement for confiscating evidence materials and means used in administrative violations; enforcement for implementing remedies to overcome consequences caused by administrative violations.
The procedures and order for implementing the measures of enforcement for confiscating evidence materials and means used in administrative violations and enforcement for implementing remedies to overcome consequences caused by administrative violations comply with the provisions of Section D, Chapter II, and Chapter III of Decree No. 37/ 2005/ND-CP of March 18, 2005.
Article 44. Enforcement expenses
1. Expenses include
a/ Expenses for persons implementing the enforcement decision;
b/ Expenses for hiring equipment for dismantling and transporting articles and property;
c/ Expenses for protection of enforcement: Expenses for persons directly taking part in protecting the enforcement (person issuing the enforcement decision, security police, health workers, implementers of the enforcement decision, representative of the local administration and social organizations, etc.), expenses for purchasing fuel, hiring security equipment and medical equipment serving the implementation of the enforcement decision;
d/ Expenses for fire and explosion prevention and fighting (if any): Hiring fire engines, fire fighting equipment, hiring bomb and mine sweeping and other necessary fire and explosive prevention and fighting;
e/ Expenses for hiring storage or preservation of distrained property:
f/ Expenses for property evaluation and distraint: remuneration for valuation council members, property survey expenses (if any), expenses for renting venues and equipment for property auction, expenses for property revaluation; expenses for publishing auction notices on the mass media;
g/ Other actually arising expenses for the implementation of the enforcement decision (if any).
2. Expense levels
- Expenses for hiring property storage or preservation; property survey, renting of venues and equipment for property auction; publishing of auction notices on the mass media; hiring transportation of articles and property for implementing the enforcement decision shall be paid based on lawful and valid contracts, invoices and documents according to regulations;
- Other expenses shall be paid at levels under common regulations of the State.
If there are no state regulations on expense levels, persons organizing enforcement shall decide on expense levels and take responsibility for their decisions.
3. Funding sources for paying expenses for implementation of enforcement decisions
Expenses for implementation of enforcement decisions shall be incurred by persons subject to enforcement.
If enforcement expenses are incurred by persons subject to enforcement but customs offices cannot yet collect any money, customs offices may pay for such expenses in advance with their operational funds and get refunds right after money is collected from persons subject to administrative enforcement. The advance level must not exceed VND 30 (thirty) million. For cases in which the level of enforcement expense is higher than the permitted advanced amount, persons issuing enforcement decisions shall report them to superior customs offices for consideration and settlement on a case-by-case basis.
4. Exemption from and reduction of enforcement expenses
a/ Individuals subject to enforcement may be considered for exemption from and reduction of enforcement expenses in one of the following cases:
- Having financial difficulties. Individuals with financial difficulties are those who have incomes insufficient for ensuring minimum living standards of a normal life or fall into a prolonged exceptionally difficult economic plight caused by natural disaster or fire. The minimum income level is that not liable to the income tax on high-income earners.
A decision on exemption from or reduction of enforcement expenses shall be cancelled when the person subject to enforcement is detected to disperse or hide his/her money and property in order to shirk the verification of practical conditions for enforcement.
- Their families are eligible for social policy or have made meritorious services to the revolution;
- They are supportless lonely persons, persons with disabilities, or suffer prolonged illnesses.
b/ Procedures for requesting exemption from or reduction of enforcement expenses:
In order to enjoy exemption from or reduction of enforcement expenses, individuals shall file written requests for exemption from or reduction of enforcement expenses and have them certified by the commune-level People's Committee of the place whether they reside or the head of the agency or organization they are working for. In addition, the procedures include:
- For a person subject to enforcement facing financial difficulties caused by natural disaster or fire, certification of the commune-level People's Committee of the place where he/she resides or the head of the agency or organization he/she is working for is required.
c/ Levels of exemption from or reduction of enforcement expenses:
- For individuals subject to enforcement who have paid part of enforcement expenses but then fall into a prolonged exceptionally difficult economic plight caused by natural disaster or fire, shall be considered for non-payment of remaining enforcement expenses;
- Individuals referred to at Point a, Clause 4 of this Section may enjoy 50% (fifty per cent) reduction of payable enforcement expenses.
d/ Persons competent to issue enforcement decisions shall receive written requests, consider and decide on exemption from and reduction of enforcement expenses.
In case the agency issuing the enforcement decision decides on exemption from or reduction of enforcement expenses, these expenses shall be covered with its operational funds.