Chương VIII Thông tư 19/2017/TT-BGTVT: Quản lý luồng không lưu
Số hiệu: | 19/2017/TT-BGTVT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Giao thông vận tải | Người ký: | Trương Quang Nghĩa |
Ngày ban hành: | 06/06/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/08/2017 |
Ngày công báo: | 24/06/2017 | Số công báo: | Từ số 461 đến số 462 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Các nguyên tắc của ATFM bao gồm:
1. Tối ưu hóa năng lực sẵn có vùng trời, sân bay mà không ảnh hưởng an toàn.
2. Tối đa lợi ích khai thác và hiệu suất toàn cầu trong khi vẫn duy trì mức độ an toàn đã được thỏa thuận.
3. Thúc đẩy sự phối hợp kịp thời và hiệu quả với các bên bị ảnh hưởng.
4. Tăng cường hợp tác quốc tế hướng tới một môi trường quản lý, điều hành bay thông suốt, tối ưu.
5. Sử dụng vùng trời công bằng và minh bạch trên cơ sở đảm bảo an ninh và quốc phòng.
6. Hỗ trợ việc giới thiệu các công nghệ, phương thức mới nhằm nâng cao tính hiệu quả và năng lực của hệ thống quản lý, bảo đảm hoạt động bay.
7. Tăng cường hệ thống dự báo, giúp tối đa hóa hiệu quả và lợi ích kinh tế hàng không.
1. Việc tổ chức thực hiện ATFM bao gồm nghiên cứu, đánh giá sự cần thiết của ATFM; xác định mô hình, công nghệ khai thác kỹ thuật và lập kế hoạch thực hiện ATFM, chia sẻ thông tin để phối hợp xử lý tắc nghẽn trên không, tại sân bay; đầu tư, thiết lập hệ thống ATFM và nguồn nhân lực, xây dựng quy trình khai thác, ký kết văn bản phối hợp, hiệp đồng thực hiện ATFM, đào tạo huấn luyện; kiểm tra, đánh giá vận hành hệ thống; làm thủ tục cấp giấy phép khai thác cho nội dung ATFM liên quan; tổ chức khai thác ATFM; đánh giá tình hình khai thác để có biện pháp mở rộng nội dung ATFM; nâng cấp, kết nối với hệ thống ATFM của HKDD các nước có liên quan.
2. Cục Hàng không Việt Nam chủ trì, phối hợp với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu, hãng hàng không, cảng hàng không và tổ chức, cá nhân có liên quan triển khai thực hiện các nội dung nêu tại Khoản 1 Điều này; phối hợp chặt chẽ để xử lý kịp thời những phát sinh nhằm đạt hiệu quả tối ưu trong quá trình áp dụng các biện pháp ATFM.
1. CDM được xác định là quá trình được áp dụng nhằm trợ giúp hoạt động khai thác bay hiệu quả tại sân bay, trên đường bay ATS đảm bảo cân bằng giữa nhu cầu và năng lực trong thời gian từ hoạch định chiến lược đến áp dụng theo từng thời điểm cụ thể trên cơ sở có sự thỏa thuận và phối hợp thống nhất của các cơ quan, đơn vị có liên quan.
2. Tiến trình CDM bao gồm các bước cơ bản dưới đây:
a) Xác định nhu cầu CDM;
b) Phân tích quá trình CDM;
c) Kiểm tra và xác định CDM;
d) Kế hoạch thực hiện CDM;
đ) Phê chuẩn và thực hiện CDM;
e) Vận hành, duy trì và cải tiến liên tục CDM.
1. Cục Hàng không Việt Nam.
2. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu.
3. Doanh nghiệp cảng hàng không tại Việt Nam.
4. Các tổ chức cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay khác.
5. Các hãng hàng không và người sử dụng vùng trời khác.
6. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kỹ thuật mặt đất tại sân bay.
7. Cơ quan cấp phép bay Quân sự, Trung tâm Quản lý điều hành bay quốc gia, khu vực.
8. Các cơ quan, đơn vị khác có liên quan đến khai thác, điều hành bay.
9. Các trung tâm ATFM của HKDD các nước kế cận có liên quan.
1. Trung tâm ATFM:
a) Cung cấp cho các thành viên CDM thông số kỹ thuật, thông tin liên lạc, giao thức, yêu cầu thiết bị, yêu cầu giao diện, tiêu chuẩn, định dạng điện văn không lưu, các thông tin kỹ thuật khác có liên quan và hỗ trợ khi cần thiết để truyền tải, tiếp nhận, giải thích và phân tích dữ liệu CDM;
b) Cung cấp đầu mối liên hệ hỗ trợ kỹ thuật 24/24 giờ;
c) Mã hóa dữ liệu CDM đã xử lý theo đúng tiêu chuẩn hiện hành của nhà cung cấp;
d) Cung cấp cho các thành viên CDM hoặc nhà cung cấp dịch vụ của thành viên quyền truy cập trực tiếp dữ liệu CDM được mã hóa;
đ) Phát hành dữ liệu CDM mã hóa và cung cấp quyền truy cập sản phẩm CDM cho các thành viên đủ khả năng cung cấp dữ liệu CDM thô phù hợp với các tiêu chuẩn chất lượng dữ liệu theo quy định;
e) Cung cấp dữ liệu CDM đã xử lý phù hợp với tính chính xác, độ tin cậy, khả năng phục hồi, tính sẵn có của hệ thống quản lý khai thác bay hoặc khả năng xử lý và thông tin liên lạc khác;
g) Xác định, thông báo cho cấp có thẩm quyền của những thành viên CDM không tuân thủ hoặc vi phạm thỏa thuận thành viên CDM và có thể gây cản trở hoặc tạo ra sự gián đoạn luồng dữ liệu CDM;
h) Đánh giá, xác định thành viên CDM không phù hợp với mức độ hoạt động mong muốn theo quy định về chất lượng dữ liệu;
i) Dừng quyền truy cập của thành viên CDM vào dữ liệu, thông tin, hệ thống ATFM trong trường hợp không tuân thủ các yêu cầu của thỏa thuận CDM và không khắc phục trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo lần đầu về việc không tuân thủ;
k) Đề nghị sửa đổi, bổ sung thỏa thuận CDM phù hợp nhu cầu, yêu cầu thực tế.
2. Thành viên khác:
a) Nắm bắt, duy trì phần cứng, phần mềm, thông tin liên lạc, phương tiện, đào tạo các nguồn lực cần thiết để truyền tải, tiếp nhận và xử lý dữ liệu CDM;
b) Cung cấp, duy trì phần cứng, phần mềm, thông tin liên lạc, phương tiện và các nguồn lực khác cần thiết để truyền tải, tiếp nhận và giải thích dữ liệu CDM trong trường hợp có nâng cấp, cập nhật, sửa đổi CDM;
c) Cung cấp dữ liệu CDM phù hợp với các yếu tố dữ liệu, tiêu chuẩn chất lượng theo quy định, phù hợp với độ chính xác, tin cậy, khả năng khôi phục, sự sẵn có của hệ thống vận hành, những khả năng thông tin liên lạc và xử lý khác của các thành viên CDM;
d) Đưa ra quyết định và chia sẻ kết quả của quyết định đó; triển khai thực hiện quyết định đã đưa ra phù hợp với thẩm quyền, trách nhiệm của mình; cung cấp phương thức phù hợp với quyết định đã đưa ra;
đ) Tuân thủ chặt chẽ quy định trong thỏa thuận CDM giữa các thành viên.
Chi tiết về CDM thực hiện theo hướng dẫn của Cục Hàng không Việt Nam.
Các giai đoạn thực hiện ATFM gồm giai đoạn chiến lược, tiền chiến thuật, chiến thuật và phân tích sau thực hiện.
1. Trung tâm ATFM:
a) Chủ trì, triển khai thực hiện ATFM và giám sát việc thực hiện các giải pháp ATFM trong vùng trời trách nhiệm;
b) Lập và phân phối kế hoạch ATFM chiến lược, kế hoạch ATFM hằng ngày (ADP) dựa trên tiến trình CDM với các cơ quan, đơn vị liên quan;
c) Thu thập, phân tích thông tin ATFM có liên quan bao gồm: điều kiện thời tiết, hạn chế năng lực, thiếu cơ sở hạ tầng, đóng cửa đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ, hệ thống tự động quản lý không lưu ngừng hoạt động và những thay đổi về phương thức, quy trình ảnh hưởng đến các cơ sở điều hành bay;
d) Phân tích và phân phối thông tin ATFM đến các thành phần ATFM có liên quan;
đ) Xây dựng phương thức để trao đổi phổ biến thông tin trên trang thông tin điện tử ATFM;
e) Đánh giá tác động của việc mất cân bằng giữa nhu cầu hoạt động bay và năng lực thông qua của sân bay, vùng trời;
g) Soạn thảo, tổ chức ký kết văn bản phối hợp thực hiện với các thành phần thực hiện ATFM và văn bản phối hợp về ATFM;
h) Kết nối các thành viên CDM, ATFM.
2. Người khai thác tàu bay:
a) Tham gia vào tiến trình CDM, ATFM theo các hình thức thích hợp như trực tiếp, trực tuyến;
b) Cung cấp, cập nhật dữ liệu chuyến bay theo đúng quy định về không lưu hoặc tiến trình CDM, ATFM;
c) Giám sát việc tuân thủ tiến trình chuyến bay; theo dõi, thông báo việc thay thế, chậm chuyến, hủy chuyến bay của người khai thác tàu bay.
3. Tổ lái:
a) Tuân thủ đúng phương thức khai thác ATFM ấn định cho chuyến bay;
b) Báo cáo kịp thời trong tình huống không thể tuân thủ theo phương thức ATFM đã ấn định cho chuyến bay.
4. Cơ sở điều hành bay:
a) Tại sân bay khởi hành: giám sát việc tuân thủ theo thời gian tính toán khởi hành (CTOT);
b) Trên đường bay: nắm và thực hiện đầy đủ các biện pháp ATFM;
c) Giai đoạn đến của tàu bay: hỗ trợ tuân thủ thời gian tính toán qua điểm liên quan.
5. Doanh nghiệp cảng hàng không:
a) Thực hiện theo các biện pháp ATFM áp dụng cho chuyến bay khởi hành và hỗ trợ việc khởi hành theo đúng thời gian phù hợp với năng lực thông qua của sân bay;
b) Công bố khả năng chậm trễ tối đa hàng ngày tại cửa ra tàu bay;
c) Tham gia thực hiện ATFM liên quan đến CDM và đảm bảo qua ranh giới chuyển giao kiểm soát.
6. Cục Hàng không Việt Nam:
a) Ban hành quy định hướng dẫn thực hiện ATFM phù hợp yêu cầu của ICAO và điều kiện khai thác thực tế tại Việt Nam;
b) Tổ chức quy hoạch, phân định trách nhiệm, thiết lập và phối hợp khai thác hệ thống ATFM HKDD Việt Nam;
c) Tổ chức công bố phương thức và thông tin liên quan đến ATFM trong AIP Việt Nam;
d) Chủ trì tổ chức phối hợp, hiệp đồng trong việc thực hiện ATFM liên quan đến CDM, đảm bảo qua ranh giới chuyển giao kiểm soát theo kế hoạch, thỏa thuận của khu vực châu Á - Thái Bình Dương; kết nối và phối hợp khai thác với hệ thống ATFM của các nước liên quan;
đ) Chủ trì xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình khai thác ATFM giữa các thành viên thực hiện ATFM; kiểm tra, giám sát và tổ chức hoàn thiện việc thực hiện ATFM theo quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt.
1. Nhân viên ATFM bao gồm như sau:
a) Nhân viên ATFM tại Trung tâm ATFM (FMU);
b) Nhân viên ATFM tại cơ sở ATC (FMP);
c) Kíp trưởng ATFM.
2. Nhân viên ATFM khi làm nhiệm vụ phải có giấy phép, năng định còn hiệu lực. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu phải bố trí đủ nhân viên ATFM có giấy phép kèm năng định còn hiệu lực và phù hợp với vị trí công tác.
1. Các nguyên tắc ATFM áp dụng chung đối với chuyến bay dân sự và quân sự phù hợp với quy định về không lưu, ATFM và Quy tắc bay của Bộ Quốc phòng.
2. Cục Hàng không Việt Nam phối hợp với các cơ quan, đơn vị HKDD và quân sự liên quan ban hành hướng dẫn sử dụng linh hoạt vùng trời, xác định năng lực thông qua của sân bay và vùng trời, cơ chế và phương thức phối hợp thực hiện ATFM đảm bảo tối ưu hóa việc sử dụng vùng trời, đường hàng không; xây dựng các giải pháp hạn chế tối đa ảnh hưởng đến công tác ATFM.
3. Trung tâm ATFM và các cơ quan, đơn vị trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý, điều hành bay tổ chức, ký kết và thực hiện theo văn bản hiệp đồng đảm bảo hoạt động ATFM.
4. Các cơ quan, đơn vị liên quan đến ATFM phối hợp sơ kết, tổng kết đánh giá công tác ATFM; đề xuất và thực hiện các biện pháp, công việc để phối hợp thực hiện nâng cao hiệu lực, hiệu quả và chất lượng công tác ATFM.
1. Cục Hàng không Việt Nam chủ trì tổ chức phối hợp triển khai thực hiện ATFM trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đảm bảo luồng không lưu an toàn, thông suốt.
2. Trung tâm ATFM là đầu mối thường trực trong phối hợp, trao đổi thông tin ATFM quốc tế, thực hiện kết nối với hệ thống ATFM của các nước trong khu vực.
3. Công tác phối hợp triển khai ATFM quốc tế tuân thủ theo quy định của luật pháp, thỏa thuận khu vực, thỏa thuận với các nước liên quan về ATFM.
Trung tâm ATFM phối hợp với các cơ quan cấp phép bay, các hãng hàng không, cảng hàng không và cơ quan, đơn vị liên quan xác định nhu cầu hoạt động bay của người khai thác tàu bay, người sử dụng vùng trời khác cho thời gian hiện tại, tương lai của từng sân bay, vùng trời, đường bay ATS để làm cơ sở xác định và đảm bảo năng lực đáp ứng toàn bộ hệ thống quản lý, điều hành bay của HKDD Việt Nam.
1. Năng lực của một hệ thống quản lý, điều hành bay phụ thuộc vào các yếu tố: mật độ, sự phức tạp của hoạt động bay, cấu trúc hệ thống đường ATS, trang thiết bị của tàu bay, yếu tố thời tiết, hệ thống thiết bị, cường độ làm việc của kiểm soát viên không lưu đảm bảo an toàn, điều hòa hoạt động bay ở mức độ bình thường và cao điểm.
2. Số lượng tàu bay được cung cấp dịch vụ điều hành bay không được vượt quá mức độ mà an toàn có thể được đảm bảo bởi cơ sở điều hành bay có liên quan trong trường hợp thông thường. Để xác định số lượng chuyến bay tối đa có thể được quản lý một cách an toàn, cơ sở điều hành bay cần được đánh giá, công bố năng lực thông qua của khu vực kiểm soát đường dài, tiếp cận và tại sân bay.
3. Năng lực điều hành bay được thể hiện là số lượng tối đa tàu bay có thể được cung cấp dịch vụ trong một khoảng thời gian với nguồn lực quản lý, điều hành bay HKDD (phân khu, điểm báo cáo, sân bay...). Năng lực điều hành bay của một phân khu được xác định là số lượng tối đa tàu bay tiến nhập vào phân khu hoặc số lượng tối đa tàu bay trong phân khu trong một khoảng thời gian nhất định. Năng lực điều hành bay có thể thay đổi tùy theo mật độ, độ phức tạp của hoạt động bay, các yếu tố khác để tính toán khi xác định năng lực vùng trời và sân bay.
4. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu đánh giá, xác định năng lực thông qua của đường cất hạ cánh, vùng trời điều hành bay và báo cáo Cục Hàng không Việt Nam công bố.
1. Trung tâm ATFM căn cứ vào lịch bay mùa, kế hoạch hoạt động bay ngày, kế hoạch bay không lưu xác định khung giờ cao điểm hoặc khung giờ có thể tắc nghẽn tại sân bay, vùng trời và trên đường bay ATS; phối hợp điều chỉnh kế hoạch bay đảm bảo phù hợp với năng lực thông qua đã công bố và điều kiện khai thác thực tế của các khu vực này.
2. Cục Hàng không Việt Nam xem xét, đánh giá các biện pháp ATFM đã áp dụng để điều chỉnh các phép bay đã cấp phù hợp với năng lực thông qua của sân bay, vùng trời và đường bay ATS; trong trường hợp cần thiết, điều chỉnh, công bố trong AIP về các luồng bay theo tuyến đường bay ATS nhằm tránh tắc nghẽn tại các khu vực này.
1. Dữ liệu trao đổi trong ATFM phải đầy đủ, chính xác, có khả năng trao đổi linh hoạt, nhanh chóng nhằm đáp ứng nhu cầu của ATC và đảm bảo tính hiệu quả của ATFM.
2. Dữ liệu trao đổi trong ATFM bao gồm:
a) Dữ liệu khai thác từ tổ chức cung cấp dịch vụ điều hành bay;
b) Thông tin cần thiết để lập kế hoạch ATFM và các hoạt động bay hàng ngày bao gồm: hệ thống định tuyến, đường bay ATS, sân bay, SID, STAR, phân khu điều hành bay;
c) Thông tin do cảng hàng không cung cấp về các chuyến bay dự kiến hoạt động;
d) Thông tin hiện trạng về nhu cầu sử dụng vùng trời, sân bay, thực trạng năng lực thông qua của vùng trời, sân bay và trên đường bay ATS.
3. Dữ liệu được trao đổi giữa các bên liên quan được thực hiện để tạo điều kiện lập các kế hoạch chiến lược, tiền chiến thuật, chiến thuật ATFM; phân tích diễn biến khai thác, hỗ trợ và cải tiến các chức năng, các giải pháp lập kế hoạch tiếp theo.
Trung tâm ATFM là đầu mối trong việc phối hợp cung cấp, trao đổi thông tin ATFM với các cơ quan, đơn vị liên quan sau: trung tâm Quản lý điều hành bay quốc gia (Quân chủng Phòng không - Không quân); cơ quan cấp phép bay Cục Lãnh sự của Bộ ngoại giao; cơ quan cấp phép bay Cục Tác chiến của Bộ Quốc phòng; cơ quan cấp phép bay Cục Hàng không Việt Nam; bộ phận kế hoạch bay của cảng hàng không tại Việt Nam; Trung tâm điều hành khai thác của người khai thác tàu bay; các cơ sở ANS liên quan; các trung tâm ATFM HKDD của các nước liên quan.
1. Trao đổi thông tin nhằm đảm bảo nâng cao khả năng nhận biết tình trạng của các bên liên quan, tăng cường hoạt động và nâng cao hiệu quả hệ thống quản lý, điều hành bay HKDD.
2. Thông tin liên lạc và trao đổi thông tin khai thác giữa các bên liên quan dựa trên cơ sở các mô hình thực tế của ATFM.
3. Việc trao đổi này được thực hiện bằng các phương tiện AFTN/AMHS, điện thoại, thư điện tử, màn hình hiển thị trang thông tin điện tử, các phương tiện liên lạc khác.
1. Một cơ sở ATFM phải có các kênh liên lạc khác nhau và được công bố chi tiết trong AIP.
2. Khi phát triển các chức năng của cơ sở ATFM, phải thực hiện đánh giá cụ thể cơ cấu thông tin liên lạc ATFM để đáp ứng yêu cầu ATFM.
3. Điện văn thông tin ATFM được trao đổi theo thỏa thuận của các cơ sở điều hành bay, cảng hàng không, các thành phần tham gia ATFM theo danh mục địa chỉ phân phối đã được ấn định và được tạo ra trên trang thông tin điện tử của cơ sở ATFM liên quan.
1. Để đảm bảo thống nhất, cơ sở ATFM đảm bảo có một bộ phận riêng biệt để giám sát việc phân phối các giải pháp và thông tin ATFM, có trách nhiệm theo dõi, lựa chọn và phân phối thông tin.
2. Việc giám sát liên lạc được quy định tại tài liệu hướng dẫn khai thác của cơ sở ATFM.
1. Cơ sở ATFM, người sử dụng vùng trời thực hiện việc truyền thông tin ATFM để trao đổi và phân phối thông tin nhằm mục đích ATFM. Các công cụ trao đổi thông tin phải phù hợp với nhau nhằm đáp ứng yêu cầu, khả năng của các bên liên quan.
2. Khi lựa chọn các giải pháp truyền thông tin, phải thực hiện đánh giá để đảm bảo giá trị, nội dung thông tin, giảm thời gian xử lý, khối lượng thông tin yêu cầu.
3. Các giải pháp truyền thông tin được sử dụng bao gồm:
a) Đàm thoại hàng ngày (hoặc trang thông tin điện tử) để xác định thời gian mà cơ sở ATFM sẽ sử dụng nhằm trao đổi thông tin ATFM đáp ứng các nhu cầu khai thác;
b) Đàm thoại chiến thuật để thiết lập một phương thức triệu tập, một nhóm thảo luận ATFM không có kế hoạch trước, tổ chức tại một thời điểm thực tế ở mức độ đột xuất nhằm cho phép các điều chỉnh khai thác cần thiết;
c) Trang thông tin điện tử tự động hoặc hệ thống thông tin khai thác ATFM để cung cấp khả năng chia sẻ thông tin về hệ thống quản lý, điều hành bay HKDD để phát triển khả năng nhận biết tình trạng, giảm việc quá tải khối lượng công việc.
Cơ sở ATFM thiết lập trang thông tin điện tử với thông tin ATFM liên quan sau:
1. Thông tin về tình trạng hoạt động sân bay bao gồm: cấu trúc đường cất hạ cánh đã được lập kế hoạch và hiện tại; tần suất cất cánh, hạ cánh; thông tin liên quan đến chậm chuyến, khoảng thời gian chậm chuyến và mức độ kéo dài; thông tin thời tiết; việc kiểm tra, điều chỉnh lịch trình chuyến bay; các giải pháp ATFM; các phương thức áp dụng trong điều kiện khi tầm nhìn thấp; các hoạt động đóng cửa đường cất hạ cánh hoặc sân bay.
2. Thông tin về tình trạng khai thác vùng trời bao gồm: khả năng khai thác thực tế và hoạt động đã lên kế hoạch tại phân khu; nhu cầu dự kiến của phân khu; điều kiện khí tượng có khả năng ảnh hưởng đến nhu cầu hoặc năng lực thông qua của phân khu liên quan; tình trạng sử dụng vùng trời cụ thể; các giải pháp ATFM.
3. Kế hoạch đàm thoại nhóm giữa các bên tham gia ATFM liên quan bao gồm lịch trình; các hướng dẫn đăng nhập sử dụng.
4. Các kế hoạch ATFM chiến lược, chiến thuật và tiền chiến thuật.
5. Các liên kết thông tin liên quan đến ATFM bao gồm các trang thông tin điện tử về thời tiết; các thông tin liên lạc đến trung tâm kiểm soát đường dài, cơ sở kiểm soát tiếp cận; các văn bản phối hợp, hiệp đồng; thông tin đường bay ATS; trạng thái khai thác của GNSS; NOTAM liên quan đến ATFM; kế hoạch ứng phó.
Cục Hàng không Việt Nam hướng dẫn chi tiết về ATFM bao gồm các nội dung về phương thức xác định năng lực thông qua của sân bay và vùng trời, các giai đoạn và biện pháp thực hiện ATFM, dữ liệu và trao đổi dữ liệu, thông tin liên lạc, phương thức khai thác, thuật ngữ sử dụng trong ATFM.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực