Chương III Thông tư 19/2013/TT-BTP hướng dẫn tập sự hành nghề luật sư: Kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư
Số hiệu: | 19/2013/TT-BTP | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tư pháp | Người ký: | Lê Hồng Sơn |
Ngày ban hành: | 28/11/2013 | Ngày hiệu lực: | 15/01/2014 |
Ngày công báo: | 28/12/2013 | Số công báo: | Từ số 995 đến số 996 |
Lĩnh vực: | Dịch vụ pháp lý | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
25/01/2022 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thời gian tập sự luật sư ít nhất là 4 tháng
Vào những ngày cuối tháng 11, Bộ tư pháp đã ban hành Thông tư 19/2013/TT-BTP nhằm hướng dẫn tập sự hành nghề luật sư.
Theo đó, khi chuyển đổi nơi tập sự, thời gian tập sự tại nơi đó chỉ được tính vào tổng thời gian thực tập khi người đó thực tập tại chỗ ấy ít nhất 4 tháng và phải có xác nhận của luật sư hướng dẫn.
Trường hợp thời gian tập sự từ 1 tháng đến dưới 4 tháng thì không được tính vào tổng thời gian thực tập trừ những trường hợp thuộc khoản 4, Điều 6 của thông tư này.
Theo quy định, khoảng thời gian tập sự hành nghề luật là 12 tháng kể từ ngày Ban chủ nhiệm ra quyết định tập sự.
Đối với những trường hợp được giảm thời gian tập sự theo Điều 16 Luật Luật sư thì thời gian tập sự là là 4 tháng hoặc 6 tháng.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/01/2014 và thay thế Thông tư 21/2010/TT-BTP.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Người tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư bao gồm:
a) Người tập sự hoàn thành thời gian tập sự theo quy định của Luật luật sư.
b) Người không đạt yêu cầu kiểm tra trong các kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư trước.
2. Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư lập danh sách, đề nghị cho tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư đối với người được quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Tuân thủ quy định của pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư, Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Nghiêm túc, công khai, công bằng, khách quan, trung thực và hiệu quả.
1. Nội dung kiểm tra bao gồm:
a) Kỹ năng tham gia tố tụng;
b) Kỹ năng tư vấn pháp luật;
c) Kỹ năng đại diện ngoài tố tụng và thực hiện dịch vụ pháp lý khác;
d) Pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư, Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.
2. Hình thức kiểm tra bao gồm kiểm tra viết và kiểm tra thực hành.
a) Kiểm tra viết bao gồm hai bài kiểm tra:
Bài kiểm tra viết thứ nhất về các kỹ năng tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng và thực hiện dịch vụ pháp lý khác. Thời gian của bài kiểm tra viết thứ nhất là 180 phút.
Bài kiểm tra viết thứ hai về pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư, Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam. Thời gian của bài kiểm tra viết thứ hai là 90 phút;
b) Kiểm tra thực hành bao gồm hai phần:
Phần một: thí sinh trình bày và bảo vệ quan điểm về một vụ, việc tự chọn.
Phần hai: thí sinh giải quyết tình huống do thành viên Ban Chấm thi thực hành đưa ra.
1. Việc kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư được tổ chức theo khu vực ít nhất sáu tháng một lần.
2. Chậm nhất là ngày 15 của tháng cuối quý, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư gửi Liên đoàn luật sư Việt Nam công văn đề nghị kèm theo danh sách và hồ sơ tham dự kiểm tra của người tập sự hoàn thành thời gian tập sự vào quý tiếp theo và người không đạt yêu cầu kiểm tra trong các kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư trước; đồng gửi Sở Tư pháp công văn đề nghị kèm theo danh sách người tham dự kiểm tra.
Hồ sơ tham dự kiểm tra gồm có:
a) Quyết định về việc đăng ký tập sự hành nghề luật sư của Đoàn luật sư;
b) Bản sao Bằng cử nhân luật;
c) Báo cáo quá trình tập sự hành nghề luật sư theo quy định tại Điều 11 kèm theo nhật ký tập sự của người tập sự theo quy định tại khoản 6 Điều 10 của Thông tư này.
Trong trường hợp người tập sự được giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 16 của Luật luật sư thì phải gửi kèm theo bản sao giấy tờ chứng minh thuộc trường hợp được giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư.
1. Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư (sau đây gọi tắt là Hội đồng kiểm tra) do Chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt Nam quyết định thành lập.
2. Hội đồng kiểm tra được thành lập theo khu vực, chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư tại khu vực đó và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Hội đồng kiểm tra làm việc theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, thảo luận tập thể.
3. Hội đồng kiểm tra được sử dụng con dấu của Liên đoàn luật sư Việt Nam để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Thông tư này.
1. Thành phần Hội đồng kiểm tra gồm có:
a) Chủ tịch hoặc một Phó Chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt Nam là Chủ tịch Hội đồng kiểm tra;
b) Đại diện Ban chủ nhiệm của một số Đoàn luật sư và một số luật sư có kinh nghiệm, uy tín là thành viên Hội đồng kiểm tra.
Thành phần Hội đồng kiểm tra bao gồm từ năm đến bảy thành viên do Chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt Nam quyết định.
2. Giúp việc cho Hội đồng kiểm tra có Ban Thư ký, Ban Coi thi, Ban Chấm thi viết, Ban Chấm thi thực hành, Ban Phách, Ban Phúc tra và Ban Đề thi (sau đây gọi là Ban giúp việc cho Hội đồng kiểm tra).
Ban giúp việc cho Hội đồng kiểm tra gồm có Trưởng Ban và các thành viên khác do Chủ tịch Hội đồng kiểm tra quyết định.
Chủ tịch Hội đồng kiểm tra quy định nhiệm vụ, quyền hạn Ban giúp việc cho Hội đồng kiểm tra.
3. Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt Nam có thể quyết định thành lập Ban Giám sát của Liên đoàn luật sư Việt Nam để thực hiện giám sát việc kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư. Thành phần Ban Giám sát gồm từ ba đến năm luật sư. Danh sách cụ thể, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Giám sát do Chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt Nam quy định.
1. Quyết định và thông báo danh sách thí sinh, thời gian, địa điểm kiểm tra cho các Đoàn luật sư có thí sinh tham dự kiểm tra chậm nhất là mười lăm ngày trước ngày tổ chức kiểm tra.
2. Ban hành nội quy kiểm tra.
3. Tổ chức thực hiện việc kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư theo quy định của Thông tư này.
4. Tổ chức chấm điểm kiểm tra, công bố kết quả kiểm tra và thông báo điểm kiểm tra cho Đoàn luật sư và Sở Tư pháp nơi có người tập sự tham dự kỳ kiểm tra.
5. Tổ chức phúc tra bài kiểm tra viết.
6. Gửi Bộ Tư pháp các quyết định, nội quy, quy chế kiểm tra trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày ban hành.
7. Giải quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc kiểm tra.
1. Chủ tịch Hội đồng kiểm tra có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng kiểm tra quy định tại Điều 26 của Thông tư này;
b) Phân công trách nhiệm cho từng thành viên Hội đồng kiểm tra;
c) Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Ban giúp việc cho Hội đồng kiểm tra;
d) Lựa chọn đề kiểm tra viết theo nội dung quy định tại Điều 22 của Thông tư này, bảo mật đề kiểm tra trước khi kiểm tra;
đ) Hướng dẫn, quy định về cách thức và thang điểm chấm điểm kiểm tra;
e) Chịu trách nhiệm quản lý bài kiểm tra an toàn; tổ chức đánh mã phách, ghi phách, rọc phách, ghép phách, chấm điểm bài kiểm tra viết, lên điểm bài kiểm tra, phúc tra, công bố kết quả kiểm tra; quản lý phách, kết quả kiểm tra và các tài liệu khác có liên quan;
g) Xử lý các trường hợp vi phạm quyết định, nội quy, quy chế kiểm tra;
h) Báo cáo Chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt Nam về kết quả kiểm tra, các vấn đề về tài chính và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt Nam về việc tổ chức kiểm tra và kết quả kiểm tra;
i) Cấp Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư cho các thí sinh đạt yêu cầu kiểm tra.
2. Các thành viên Hội đồng kiểm tra thực hiện các công việc theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng kiểm tra và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng kiểm tra.
Ban Đề thi có trách nhiệm ra đề kiểm tra viết cho kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư. Quy trình ra đề và bảo mật đề kiểm tra viết được thực hiện theo quy định hiện hành về Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
1. Thí sinh có trách nhiệm:
a) Có mặt đúng giờ quy định và xuất trình chứng minh nhân dân trước khi vào phòng kiểm tra;
b) Khi được phép vào phòng kiểm tra phải ngồi đúng theo số báo danh của mình, giữ trật tự trong phòng kiểm tra;
c) Chỉ được sử dụng loại giấy kiểm tra được phát, ghi đầy đủ các mục quy định trong giấy kiểm tra, chỉ được dùng một loại mực, không được phép dùng mực đỏ, bút chì, bút xóa và các ký hiệu trong bài kiểm tra;
d) Chấp hành nội quy kiểm tra.
2. Thí sinh được mang vào phòng kiểm tra bút viết, thước kẻ. Đối với bài kiểm tra kỹ năng, thí sinh được mang vào phòng kiểm tra các văn bản pháp luật.
3. Thí sinh không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Mang vào phòng kiểm tra điện thoại di động, máy tính xách tay, máy tính điện tử có thẻ nhớ và soạn thảo được văn bản hoặc các phương tiện thu phát khác, truyền tin, ghi âm, ghi hình, thiết bị chứa thông tin có thể sử dụng để làm bài kiểm tra; vũ khí, các hóa chất độc hại, các chất gây cháy, nổ, bia, rượu và các tài liệu, vật dụng khác ngoài các tài liệu, vật dụng quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Hút thuốc trong phòng kiểm tra;
c) Ngồi không đúng số báo danh;
d) Trao đổi trong phòng kiểm tra;
đ) Quay cóp bài kiểm tra hoặc trao đổi giấy nháp, giấy kiểm tra;
e) Sử dụng tài liệu bị cấm trong phòng kiểm tra;
g) Có hành vi cố ý gây rối trật tự, gây mất an toàn trong phòng kiểm tra;
h) Có các hành vi khác vi phạm nghiêm trọng quyết định, nội quy, quy chế kiểm tra và các quy định khác có liên quan của Thông tư này.
1. Thí sinh có hành vi vi phạm quy định của Thông tư này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo một trong các hình thức sau đây:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Đình chỉ kiểm tra.
2. Hình thức khiển trách áp dụng đối với thí sinh có một trong các hành vi quy định tại điểm a, b, c khoản 3 Điều 29 của Thông tư này.
Hình thức khiển trách do thành viên Ban Coi thi lập biên bản, báo cáo Trưởng Ban Coi thi và công bố ngay tại phòng kiểm tra. Thí sinh bị khiển trách ở môn kiểm tra nào sẽ bị trừ một phần tư số điểm của môn đó.
3. Hình thức cảnh cáo áp dụng đối với thí sinh có một trong các hành vi quy định tại điểm d, đ khoản 3 Điều 29 của Thông tư này và thí sinh có hành vi tái phạm khi đã bị khiển trách.
Hình thức cảnh cáo do thành viên Ban Coi thi lập biên bản, báo cáo Chủ tịch Hội đồng kiểm tra và công bố ngay tại phòng kiểm tra. Thí sinh bị cảnh cáo ở môn kiểm tra nào sẽ bị trừ một phần hai số điểm của môn đó.
4. Hình thức đình chỉ kiểm tra áp dụng đối với thí sinh có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Vào muộn sau mười lăm phút kể từ khi công bố đề kiểm tra;
b) Tái phạm khi đã bị cảnh cáo;
c) Có một trong các hành vi quy định tại điểm e, g, h khoản 3 Điều 29 của Thông tư này.
Hình thức đình chỉ kiểm tra do thành viên Ban Coi thi lập biên bản, tịch thu tài liệu, báo cáo Chủ tịch Hội đồng kiểm tra và công bố ngay tại phòng kiểm tra. Thí sinh bị xử lý bằng hình thức đình chỉ kiểm tra thì không được tiếp tục tham dự bài kiểm tra tiếp theo và bị hủy kết quả các bài đã kiểm tra.
5. Trưởng Ban Coi thi có thẩm quyền quyết định khiển trách theo quy định tại khoản 2 Điều này. Chủ tịch Hội đồng kiểm tra có thẩm quyền quyết định cảnh cáo, đình chỉ kiểm tra theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.
Các thành viên Hội đồng kiểm tra, Ban giúp việc cho Hội đồng kiểm tra và Ban Giám sát có hành vi vi phạm quy định của Thông tư này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
1. Mỗi bài kiểm tra có hai thành viên Ban Chấm thi viết hoặc Ban Chấm thi thực hành chấm và cho điểm độc lập. Các bài kiểm tra được chấm theo thang điểm 10.
Điểm của mỗi bài kiểm tra là trung bình cộng điểm mà hai thành viên chấm thi đã chấm. Trong trường hợp hai thành viên chấm thi cho điểm chênh lệch nhau từ 2 điểm trở lên thì hai thành viên này trao đổi thống nhất và cho điểm cuối cùng. Nếu không thống nhất thì chuyển hai kết quả điểm đó cho Trưởng Ban Chấm thi viết hoặc Trưởng Ban Chấm thi thực hành giải quyết.
Quy trình chấm bài kiểm tra viết được thực hiện theo quy định hiện hành về Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
2. Thí sinh đạt yêu cầu kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư phải có số điểm mỗi bài kiểm tra đạt từ 5 điểm trở lên.
3. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày kết thúc việc chấm điểm kiểm tra, Chủ tịch Hội đồng kiểm tra có trách nhiệm thông báo kết quả kiểm tra cho Sở Tư pháp và Đoàn luật sư nơi có người tập sự tham dự kỳ kiểm tra.
4. Bài kiểm tra và điểm kiểm tra được lưu giữ tại Liên đoàn luật sư Việt Nam trong thời hạn năm năm, kể từ ngày tổ chức kiểm tra.
Bài kiểm tra viết và kết quả kiểm tra thực hành phải được niêm phong ngay sau khi kết thúc kiểm tra; phách, điểm kiểm tra và các tài liệu liên quan phải được niêm phong vào cuối mỗi ngày làm việc và ngay sau khi kết thúc việc đánh mã phách, ghi phách, rọc phách, ghép phách, chấm điểm bài kiểm tra viết, lên điểm bài kiểm tra.
1. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được kết quả kiểm tra, thí sinh không đồng ý với kết quả kiểm tra viết của mình có quyền làm đơn phúc tra gửi Chủ tịch Hội đồng kiểm tra.
2. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày hết hạn nhận đơn phúc tra, Chủ tịch Hội đồng kiểm tra quyết định thành lập Ban Phúc tra. Ban Phúc tra gồm ít nhất hai thành viên, Các thành viên trong Ban Chấm thi viết không được là thành viên của Ban Phúc tra.
3. Cách thức tiến hành chấm phúc tra được áp dụng theo quy định tại Điều 32 của Thông tư này. Việc chấm phúc tra do Ban Phúc tra thực hiện và phải được Chủ tịch Hội đồng kiểm tra phê duyệt. Hội đồng kiểm tra thông báo kết quả phúc tra cho người có đơn phúc tra.
Cục Bổ trợ tư pháp giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện chức năng kiểm tra về việc tổ chức kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Kiểm tra việc ban hành và thực hiện các quyết định, nội quy, quy chế kiểm tra nhằm đảm bảo sự phù hợp với các quy định của pháp luật.
2. Kiểm tra việc thực hiện kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư; việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Hội đồng kiểm tra, các Ban giúp việc của Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.
3. Đề xuất Bộ trưởng Bộ Tư pháp đình chỉ, yêu cầu sửa đổi, bổ sung các quyết định, nội quy, quy chế kiểm tra trái với quy định của pháp luật.
4. Đề xuất Bộ trưởng Bộ Tư pháp thành lập Đoàn thanh tra để thực hiện thanh tra việc kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư trong trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
5. Đề xuất Bộ trưởng Bộ Tư pháp đình chỉ việc kiểm tra, hủy bỏ kết quả kiểm tra tập sự hành nghề luật sư khi phát hiện vi phạm pháp luật nghiêm trọng theo quy định của Luật luật sư và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực