Chương III Thông tư 166/2013/TT-BTC: Thẩm quyền xử phạt; thủ tục xử phạt và thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế
Số hiệu: | 166/2013/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 15/11/2013 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2014 |
Ngày công báo: | 15/12/2013 | Số công báo: | Từ số 903 đến số 904 |
Lĩnh vực: | Thuế - Phí - Lệ Phí, Vi phạm hành chính, Tài chính nhà nước | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
05/12/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Phạt nặng vận chuyển hàng hóa không hóa đơn
Bộ tài chính đã ban hành Thông tư 166/2013/TT-BTC quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính về thuế.
Theo đó, trường hợp hàng hoá vận chuyển trên đường không có hoá đơn, chứng từ hợp pháp thì sẽ bị phạt tiền bằng 1 đến 3 lần số thuế trốn, số thuế gian lận, tùy theo số lần tái phạm và số tình tiết giảm nhẹ
Hóa đơn, chứng từ hợp pháp được hiểu theo hướng dẫn tại các văn bản như Thông tư 06/2012/TT-BTC và 64/2013/TT-BTC .
Bên cạnh đó, người nộp thuế đang trong thời gian xin tạm ngừng kinh doanh nhưng thực tế vẫn kinh doanh cũng thuộc trường hợp bị phạt tiền 1 lần trên số thuế trốn, gian lận, nếu có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trở lên.
Thông tư 166 có hiệu lực từ ngày 01/01/2014.
Văn bản tiếng việt
1. Công chức thuế đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo.
b) Phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm về thủ tục thuế quy định tại Thông tư này.
2. Đội trưởng Đội Thuế trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo.
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm về thủ tục thuế quy định tại Thông tư này.
3. Chi cục trưởng Chi cục Thuế trong phạm vi địa bàn quản lý của mình có quyền:
a) Phạt cảnh cáo.
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về thủ tục thuế quy định tại Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11 và Điều 15 Thông tư này.
c) Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại các Điều 12, Điều 13 và Điều 14 Thông tư này.
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 3 Điều 12, Khoản 6 Điều 13 Thông tư này.
4. Cục trưởng Cục Thuế trong phạm vi địa bàn quản lý của mình có quyền:
a) Phạt cảnh cáo.
b) Phạt tiền đến 140.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về thủ tục thuế quy định tại Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11 và Điều 15 Thông tư này.
c) Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại các Điều 12, Điều 13 và Điều 14 Thông tư này.
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 3 Điều 12, Khoản 6 Điều 13 Thông tư này.
5. Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế có quyền:
a) Phạt cảnh cáo.
b) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về thủ tục thuế quy định tại Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11 và Điều 15 Thông tư này.
c) Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại các Điều 12, Điều 13 và Điều 14 Thông tư này.
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 3 Điều 12, Khoản 6 Điều 13 Thông tư này.
6. Thẩm quyền xử phạt vi phạm về thủ tục thuế của những người được quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều này áp dụng đối với một hành vi vi phạm của tổ chức; Trường hợp phạt tiền đối với cá nhân có hành vi vi phạm về thủ tục thuế thì thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân bằng ½ thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức. Thẩm quyền xử phạt vi phạm đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế miễn, giảm; hành vi trốn thuế, gian lận thuế quy định tại Điểm c Khoản 3, Điểm c Khoản 4, Điểm c Khoản 5 Điều này áp dụng cho cá nhân và tổ chức vi phạm theo quy định tại Khoản 2 Điều 109 Luật quản lý thuế.
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế của Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế quy định tại Khoản 2, 3, 4, 5 Điều 16 Thông tư này có thể giao quyền cho cấp phó thực hiện thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế.
2. Việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế được thực hiện thường xuyên hoặc theo vụ việc và phải được thể hiện bằng văn bản (quyết định), trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn giao quyền.
Quyết định giao quyền phải đánh số, ghi rõ ngày, tháng, năm, ký và đóng dấu; Trường hợp, Đội trưởng Đội Thuế giao quyền cho cấp phó xử phạt vi phạm hành chính về thuế thì Quyết định giao quyền đóng dấu treo của Chi cục Thuế nơi người có thẩm quyền xử phạt giao quyền.
Căn cứ pháp lý để ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế của cấp phó được giao quyền phải thể hiện rõ số, ngày, tháng, năm, trích yếu quyết định giao quyền.
3. Cấp phó được giao quyền thực hiện xử phạt vi phạm hành chính về thuế phải chịu trách nhiệm về quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật. Người được giao quyền không được giao quyền, ủy quyền cho bất kỳ người nào khác.
Công chức thuế đang thi hành công vụ phát hiện tổ chức, cá nhân đang thực hiện hành vi vi phạm hành chính về thuế thì buộc tổ chức, cá nhân đó chấm dứt hành vi vi phạm hành chính về thuế.
Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính về thuế được thực hiện bằng lời nói, văn bản hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật.
1. Xử phạt vi phạm hành chính về thuế không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt tại chỗ.
2. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế tại chỗ phải ghi rõ: ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Trường hợp, phạt tiền thì ghi rõ mức tiền phạt trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế.
1. Xử phạt vi phạm hành chính về thuế có lập biên bản được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính về thuế, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 20 Thông tư này.
2. Trường hợp, người nộp thuế có hành vi vi phạm hành chính về thuế đã được cơ quan thuế kiểm tra, thanh tra phát hiện, ghi nhận vào biên bản kiểm tra, thanh tra, kết luận thanh tra thì không phải lập biên bản trước khi ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Người có thẩm quyền xử phạt căn cứ biên bản thanh tra, kiểm tra, kết luận thanh tra thuế để ra quyết định xử phạt.
3. Việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế có lập biên bản phải được người có thẩm quyền xử phạt lập thành hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính. Hồ sơ bao gồm biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt hành chính, các tài liệu, giấy tờ có liên quan và phải được đánh bút lục.
1. Người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm hành chính về thuế có trách nhiệm lập biên bản theo đúng mẫu quy định (trừ trường hợp xử phạt không phải lập biên bản theo quy định tại Điều 20 Thông tư này) và chuyển kịp thời tới người có thẩm quyền xử phạt.
Trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính về thuế trong cùng một vụ việc hoặc vi phạm nhiều lần thì biên bản xử phạt vi phạm hành chính về thuế phải thể hiện đầy đủ các hành vi vi phạm hoặc số lần vi phạm.
2. Biên bản vi phạm hành chính về thuế phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm hành chính về thuế; lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc người đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ; quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của người vi phạm; cơ quan tiếp nhận giải trình.
3. Biên bản phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; trường hợp người vi phạm không ký được thì điểm chỉ; nếu có người chứng kiến thì họ cùng phải ký vào biên bản; trong trường hợp biên bản gồm nhiều tờ thì người lập biên bản phải ký vào từng tờ biên bản. Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc không ký vào biên bản vi phạm hành chính về thuế hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở (đại diện có thẩm quyền của ủy ban nhân dân cấp xã hoặc đại diện theo ủy quyền của ủy ban nhân dân cấp xã) nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến. Trường hợp cá nhân, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến từ chối ký biên bản thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.
Biên bản vi phạm hành chính về thuế phải được lập ít nhất thành 02 bản. 01 bản giao cho cá nhân hoặc tổ chức vi phạm hành chính về thuế; 01 bản làm căn cứ để ra quyết định xử phạt. Trường hợp, vi phạm hành chính về thuế không thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản phải được chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.
1. Đối với tổ chức, cá nhân có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn bị xử phạt theo tỷ lệ phần trăm (%) quy định tại Điều 107 Luật quản lý thuế; hành vi trốn thuế bị xử phạt theo số lần thuế trốn theo quy định tại Điều 108 Luật quản lý thuế; hành vi không trích chuyển tiền trong tài khoản của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế quy định tại Điều 114 Luật quản lý thuế bị lập biên bản vi phạm hành chính về thuế thì tổ chức, cá nhân vi phạm có quyền giải trình trực tiếp hoặc bằng văn bản với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế.
2. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm xem xét ý kiến giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm trước khi ra quyết định xử phạt, trừ trường hợp cá nhân, tổ chức không có yêu cầu giải trình trong thời hạn quy định tại Khoản 3 Điều này.
3. Thời hạn, thủ tục giải trình vi phạm hành chính về thuế
a) Đối với trường hợp giải trình bằng văn bản: tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính thuế phải gửi văn bản giải trình cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuế trong thời hạn không quá 05 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thì người có thẩm quyền xử phạt có thể gia hạn thêm không quá 05 ngày theo đề nghị của tổ chức, cá nhân vi phạm. Trường hợp, người có thẩm quyền xử phạt đồng ý gia hạn giải trình cho tổ chức, cá nhân vi phạm thì phải thể hiện bằng văn bản.
Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính về thuế tự mình hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp của mình thực hiện giải trình bằng văn bản.
b) Đối với trường hợp giải trình trực tiếp: cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thuế phải gửi văn bản yêu cầu được giải trình trực tiếp đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính về thuế.
Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế phải thông báo bằng văn bản cho người vi phạm về thời gian và địa điểm tổ chức phiên giải trình trực tiếp trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của người vi phạm.
Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế tổ chức phiên giải trình trực tiếp và có trách nhiệm nêu căn cứ pháp lý và tình tiết, chứng cứ liên quan đến hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả dự kiến áp dụng đối với hành vi vi phạm của người vi phạm. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính về thuế, người đại diện hợp pháp của họ có quyền tham gia phiên giải trình và đưa ra ý kiến, chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Việc giải trình trực tiếp được lập thành biên bản và phải có chữ ký của các bên liên quan; trường hợp biên bản gồm nhiều tờ thì các bên phải ký vào từng tờ biên bản. Biên bản này phải được lưu trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính về thuế và giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hoặc người đại diện hợp pháp của họ 01 bản.
1. Trong quá trình xử phạt vi phạm hành chính về thuế, nếu xét thấy tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế có dấu hiệu tội phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự.
2. Trường hợp, người có thẩm quyền xử phạt đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, đang trong thời gian thi hành quyết định xử phạt, nếu hành vi vi phạm được phát hiện có dấu hiệu tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, thì người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế phải ra quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định đó và trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày ra quyết định tạm đình chỉ phải chuyển hồ sơ xử lý vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền để xử lý; trường hợp đã thi hành xong quyết định xử phạt thì người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự để xử lý.
Hồ sơ chuyển giao bao gồm: quyết định chuyển hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự xử lý; bản sao biên bản về hành vi vi phạm hành chính về thuế hoặc biên bản kiểm tra, thanh tra thuế; bản sao kết quả giám định, xác minh (nếu có); bản sao tài liệu khác có liên quan; bản sao quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế (nếu có); quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt đối với trường hợp chưa thi hành quyết định xử phạt. Việc chuyển giao hồ sơ phải được lập thành biên bản.
3. Theo quy định tại Điều 62 Luật xử lý vi phạm hành chính thì cơ quan tiến hành tố tụng hình sự đã nhận hồ sơ vụ việc theo Khoản 1, 2 Điều này có trách nhiệm xem xét, kết luận vụ việc và thông báo kết quả giải quyết bằng văn bản cho người có thẩm quyền đã chuyển hồ sơ trong thời hạn theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự; trường hợp không khởi tố vụ án hình sự thì trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, cơ quan tiến hành tố tụng phải trả hồ sơ vụ việc cho người có thẩm quyền xử phạt đã chuyển hồ sơ đến.
Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có quyết định khởi tố vụ án thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuế phải hủy bỏ quyết định xử phạt vi phạm hành chính thuế và chuyển tài liệu về việc thi hành quyết định xử phạt cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự.
4. Việc chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự phải được thông báo cho cá nhân vi phạm.
5. Trường hợp người có thẩm quyền xử phạt đã chuyển hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, nhưng quá thời hạn 03 ngày, kể từ ngày hết hạn ra quyết định khởi tố hoặc ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật về luật tố tụng hình sự mà người có thẩm quyền xử phạt chưa nhận được thông báo của cơ quan tiến hành tố tụng về việc khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế, có văn bản đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng hình sự đã nhận hồ sơ, chuyển trả lại hồ sơ vụ vi phạm để người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế hoặc tiếp tục thi hành quyết định xử phạt đối với trường hợp khi chuyển hồ sơ người có thẩm quyền xử phạt đã ban hành quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt.
1. Theo quy định tại Điều 63 Luật xử lý vi phạm hành chính thì đối với những vụ việc do cơ quan tiến hành tố tụng hình sự thụ lý, giải quyết, nhưng sau đó lại có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án, nếu hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm hành chính về thuế, thì trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày ra quyết định, cơ quan tiến hành tố tụng hình sự chuyển các quyết định nêu trên kèm theo hồ sơ, tang vật của vụ vi phạm và đề nghị xử phạt vi phạm hành chính đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế.
Trường hợp, cơ quan Kiểm toán Nhà nước, cơ quan thanh tra, thanh tra, kiểm tra theo chức năng trong quá trình thanh tra, kiểm tra phát hiện các hành vi vi phạm hành chính về thuế của người nộp thuế nhưng không có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế thì sau thời hạn 03 ngày, kể từ ngày có kết luận về hành vi vi phạm hành chính về thuế phải chuyển hồ sơ và đề nghị xử phạt vi phạm hành chính đến người có thẩm quyền để xử phạt vi phạm hành chính về thuế.
Trường hợp, cơ quan thanh tra tiến hành thanh tra theo chức năng nhiệm vụ, trong quá trình thanh tra phát hiện hành vi vi phạm hành chính về thuế mà có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thì phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định. Trường hợp, cơ quan thanh tra cấp dưới vượt thẩm quyền xử phạt thì chuyển hồ sơ lên cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp để xử lý theo quy định.
Trong trường hợp vi phạm hành chính về thuế thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thì vụ xử phạt vi phạm hành chính do người thụ lý đầu tiên thực hiện.
2. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế căn cứ vào hồ sơ vụ vi phạm do cơ quan nêu trên chuyển đến để ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế. Trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền xử phạt tiến hành xác minh thêm tình tiết để làm căn cứ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế.
3. Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế là 30 ngày, kể từ ngày nhận được các quyết định quy định tại Khoản 1, 2 Điều này kèm theo hồ sơ vụ vi phạm. Trường hợp cần xác minh thêm theo quy định tại Khoản 2 Điều này thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được các quyết định nêu trên.
1. Không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế trong các trường hợp sau đây:
a) Trường hợp quy định tại Điều 5 Thông tư này.
b) Không xác định được đối tượng vi phạm hành chính về thuế.
c) Đã hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo quy định tại Điều 4 Thông tư này hoặc hết thời hạn ra quyết định xử phạt theo quy định tại Điều 27 Thông tư này.
d) Cá nhân vi phạm hành chính về thuế đã chết, mất tích, tổ chức vi phạm hành chính đã có quyết định giải thể, quyết định tuyên bố phá sản trong thời gian xem xét ra quyết định xử phạt.
đ) Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 24 Thông tư này.
2. Trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo quy định tại Khoản 1 Điều này thì người có thẩm quyền xử phạt không ra quyết định xử phạt nhưng có thể áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định. Quyết định phải ghi rõ lý do không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế; biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng, trách nhiệm và thời hạn thực hiện.
3. Hủy quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong các trường hợp sau đây:
a) Người ra quyết định xử phạt không đúng thẩm quyền quy định.
b) Quyết định xử phạt trong các trường hợp quy định tại Điểm a, b, c, d Khoản 1 Điều này.
c) Cơ quan tiến hành tố tụng đã ra quyết định khởi tố vụ án đối với trường hợp nêu tại Điểm đ, Khoản 1 Điều này.
1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính về thuế.
2. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp mà không thuộc trường hợp giải trình hoặc đối với vụ việc thuộc trường hợp được giải trình theo quy định tại Điều 23 Thông tư này thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính về thuế.
3. Trường hợp vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp và thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại Điều 23 Thông tư này mà người có thẩm quyền xử phạt xét thấy cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản; thời gian gia hạn không quá 30 ngày.
4. Trường hợp vụ việc do cơ quan tiến hành tố tụng hình sự chuyển hồ sơ vụ vi phạm để người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế ra quyết định xử phạt thì thời hạn ra quyết định xử phạt thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 25 Thông tư này.
5. Trường hợp, quá thời hạn quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4 Điều này thì người có thẩm quyền xử phạt không ra quyết định xử phạt nhưng vẫn quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 2 Điều 26 Thông tư này.
Người có thẩm quyền xử phạt có lỗi trong việc để quá thời hạn mà không ra quyết định xử phạt thì tuỳ theo mức độ vi phạm có thể bị kỷ luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
1. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế phải được thể hiện dưới hình thức văn bản. Trong quyết định xử phạt phải ghi rõ các nội dung chính sau đây: địa danh, ngày, tháng, năm ra quyết định; căn cứ pháp lý để ban hành; biên bản vi phạm hành chính, kết quả xác minh, văn bản giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm hoặc biên bản họp giải trình và các tài liệu khác (nếu có); văn bản giao quyền (nếu có); họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm hành chính về thuế; tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng; hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có); quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính; hiệu lực của quyết định, thời hạn và nơi thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nơi nộp tiền phạt; trách nhiệm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và việc cưỡng chế trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành; họ tên, chữ ký của người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
2. Thời hạn thi hành quyết định xử phạt là 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt; trường hợp quyết định xử phạt có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.
3. Trường hợp xử phạt đối với một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính, thì người có thẩm quyền chỉ ra một quyết định xử phạt trong đó quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm; nếu các hình thức xử phạt là phạt tiền thì cộng lại thành mức phạt chung.
1. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của người có thẩm quyền xử phạt được đóng dấu cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi đó.
2. Đối với quyết định sử dụng trong xử phạt của người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Khoản 3, 4, 5 Điều 16 Thông tư này thì dấu được đóng lên 1/3 (một phần ba) chữ ký về phía bên trái chữ ký của người có thẩm quyền xử phạt.
3. Đối với quyết định sử dụng trong xử phạt của những người có thẩm quyền xử phạt mà không có quyền đóng dấu trực tiếp thì quyết định được đóng dấu cơ quan của người ra quyết định xử phạt vào góc trái tại phần trên cùng của quyết định, nơi ghi tên cơ quan xử phạt và số, ký hiệu của quyết định xử phạt.
1. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế không lập biên bản phải được giao cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt 01 bản.
2. Cá nhân, tổ chức vi phạm nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt. Người thu tiền phạt có trách nhiệm giao chứng từ thu tiền phạt cho cá nhân, tổ chức nộp tiền phạt và phải nộp tiền phạt trực tiếp tại kho bạc nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của kho bạc nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày thu tiền phạt.
Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm không có khả năng nộp tiền phạt tại chỗ thì nộp tại kho bạc nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của kho bạc nhà nước ghi trong quyết định xử phạt trong thời hạn quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 40 Thông tư này.
1. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt phải gửi cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt, cơ quan thu tiền phạt và cơ quan liên quan khác (nếu có) để thi hành.
2. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính được giao trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm và thông báo cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt biết.
a) Đối với trường hợp quyết định xử phạt được giao trực tiếp thì công chức giao quyết định xử phạt phải lập biên bản về việc giao quyết định xử phạt. Trường hợp quyết định được giao trực tiếp mà cá nhân, tổ chức vi phạm cố tình không nhận quyết định thì người có thẩm quyền lập biên bản về việc không nhận quyết định có xác nhận của chính quyền địa phương và được coi là quyết định đã được giao.
b) Đối với trường hợp gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm, nếu sau thời hạn 10 ngày, kể từ ngày quyết định xử phạt đã được gửi qua đường bưu điện đến lần thứ ba mà bị trả lại do cá nhân, tổ chức vi phạm cố tình không nhận; quyết định xử phạt đã được niêm yết tại nơi cư trú của cá nhân, trụ sở của tổ chức bị xử phạt hoặc có căn cứ cho rằng người vi phạm trốn tránh không nhận quyết định xử phạt thì được coi là quyết định đã được giao.
1. Cơ quan thuế công bố, công khai thông tin vi phạm hành chính về thuế của người nộp thuế trong các trường hợp sau:
a) Trốn thuế, gian lận thuế, tiếp tay cho hành vi trốn thuế.
b) Không thực hiện các yêu cầu của cơ quan thuế theo quy định của pháp luật như: từ chối không cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan thuế; không chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra và các yêu cầu khác của cơ quan quản lý thuế theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế có trách nhiệm công bố, công khai vi phạm hành chính về thuế trong trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Việc công bố công khai được thực hiện trên trang thông tin điện tử hoặc báo của cơ quan quản lý cấp bộ hoặc cấp tỉnh nơi xảy ra vi phạm hành chính về thuế.
Trường hợp, người có thẩm quyền xử phạt là Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế thì việc công bố, công khai thông tin vi phạm hành chính về thuế được thực hiện trên trang thông tin điện tử hoặc báo của Bộ Tài chính hoặc trang thông tin điện tử hoặc tạp chí thuế của Tổng cục Thuế. Trường hợp, người có thẩm quyền xử phạt là Cục trưởng Cục Thuế, Chi cục trưởng Chi cục Thuế, Đội trưởng Đội Thuế thì việc công bố, công khai thông tin vi phạm hành chính về thuế được thực hiện trên trang thông tin điện tử hoặc bản tin thuế của Cục Thuế hoặc trang thông tin điện tử hoặc báo cấp tỉnh nơi xảy ra vi phạm hành chính về thuế.
4. Nội dung công bố, công khai bao gồm: họ tên, địa chỉ nghề nghiệp của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm hành chính về thuế, lĩnh vực hoạt động, kinh doanh chính; hành vi vi phạm hành chính về thuế hoặc lý do công bố, công khai; hậu quả do vi phạm gây ra hoặc ảnh hưởng của hành vi vi phạm; hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả và thời hạn thực hiện.
5. Về trách nhiệm đăng thông tin của người phụ trách báo hoặc trang thông tin điện tử; trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, đơn vị về thông tin công bố, trình tự, thủ tục thực hiện công bố, công khai trên phương tiện thông tin đại chúng được thực hiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính.
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó. Cá nhân, tổ chức vi phạm cố tình không nhận quyết định xử phạt thì quyết định xử phạt được thi hành trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày giao quyết định xử phạt.
Trường hợp, cá nhân, tổ chức bị xử phạt khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế thì vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt, trừ trường hợp trong quá trình giải quyết khiếu nại, khởi kiện xét thấy việc thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế sẽ gây hậu quả khó khắc phục thì người giải quyết khiếu nại, khởi kiện ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định đó theo quy định của pháp luật.
2. Người có thẩm quyền xử phạt đã ra quyết định xử phạt có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc chấp hành quyết định xử phạt của cá nhân, tổ chức bị xử phạt.
1. Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế là 01 năm, kể từ ngày ra quyết định xử phạt, quá thời hạn thì không thi hành quyết định xử phạt, trừ trường hợp quyết định xử phạt có áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
2. Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thì thời hiệu thi hành quyết định xử phạt được tính kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn.
1. Trường hợp người bị xử phạt đã chết, mất tích, tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản mà quyết định xử phạt vẫn còn thời hiệu thi hành thì không thi hành nội dung phạt tiền tại quyết định xử phạt nhưng vẫn thi hành biện pháp khắc phục hậu quả được ghi trong quyết định.
Người đã ra quyết định xử phạt phải ra quyết định thi hành một phần quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày người bị xử phạt chết, mất tích, tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản.
Trường hợp quyết định xử phạt không có nội dung áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định đình chỉ thi hành quyết định xử phạt.
2. Căn cứ xác định cá nhân bị chết, mất tích, tổ chức bị giải thể, phá sản:
a) Giấy chứng tử đối với trường hợp cá nhân bị chết.
b) Quyết định của tòa án tuyên bố một người mất tích đối với trường hợp cá nhân bị mất tích.
c) Quyết định giải thể đối với trường hợp tổ chức bị giải thể.
d) Quyết định doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản của Tòa án đối với trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản.
3. Quyết định thi hành một phần quyết định xử phạt gồm nội dung sau: đình chỉ thi hành hình thức phạt tiền, lý do đình chỉ; nội dung quyết định xử phạt tiếp tục phải thi hành, tên tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tiếp tục thi hành; thời hạn thi hành.
4. Việc kế thừa nghĩa vụ thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả của cá nhân đã chết, mất tích, tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản.
a) Những người được hưởng thừa kế có trách nhiệm thi hành phần còn lại của quyết định xử phạt về biện pháp khắc phục hậu quả trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trường hợp, di sản thừa kế chưa được chia thì việc tiếp tục thi hành phần còn lại của quyết định xử phạt về biện pháp khắc phục hậu quả do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế.
Trường hợp, di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thi hành phần còn lại của quyết định xử phạt về biện pháp khắc phục hậu quả do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trường hợp, Nhà nước, cơ quan, tổ chức hưởng di sản theo di chúc thì có trách nhiệm thi hành phần còn lại của quyết định xử phạt về biện pháp khắc phục hậu quả do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.
Trường hợp, không có người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật hoặc có nhưng từ chối nhận di sản thừa kế thì thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự.
b) Người được Tòa án giao quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích có trách nhiệm thi hành phần còn lại của quyết định xử phạt (biện pháp khắc phục hậu quả) trong phạm vi tài sản được giao quản lý thay cho người mất tích.
c) Đối với tổ chức bị giải thể, phá sản thì quyết định thi hành một phần quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải được gửi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc giải thể, phá sản; người đại diện theo pháp luật của tổ chức giải thể, phá sản để thi hành.
Trường hợp tổ chức bị giải thể là đơn vị hạch toán phụ thuộc của doanh nghiệp thì tổ chức bị giải thể không được miễn thi hành hình thức phạt tiền tại quyết định xử phạt.
d) Trường hợp cá nhân bị chết, mất tích, tổ chức bị phá sản thuộc trường hợp xoá nợ tiền thuế, tiền phạt theo quy định của Luật quản lý thuế thì tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền chậm nộp tiền phạt được xoá nợ theo quy định của pháp luật.
1. Trường hợp cá nhân bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng trở lên, đang gặp khó khăn đặc biệt, đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, bệnh hiểm nghèo, tai nạn có xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc thì có thể được hoãn thi hành quyết định phạt tiền. Đối với cá nhân bị bệnh hiểm nghèo thì chỉ cần có kết quả xác định về bệnh hiểm nghèo của cơ sở khám, chữa bệnh nơi cá nhân khám, chữa bệnh.
2. Cá nhân phải có đơn đề nghị hoãn chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thuế gửi người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt. Đơn đề nghị hoãn chấp hành quyết định phạt tiền, nêu rõ lý do khó khăn về kinh tế không có khả năng nộp tiền phạt đúng hạn, có xác nhận của cơ quan, tổ chức nêu tại Khoản 1 Điều này.
Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị hoãn chấp hành quyết định phạt tiền, người ra quyết định xử phạt xem xét quyết định hoãn thi hành quyết định xử phạt. Thời hạn hoãn thi hành quyết định phạt tiền không quá 03 tháng, kể từ ngày có quyết định hoãn thi hành quyết định phạt tiền.
3. Quyết định hoãn thi hành quyết định phạt tiền phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người được hoãn chấp hành quyết định phạt tiền; lý do hoãn thi hành; thời hạn hoãn thi hành và chữ ký của người ra quyết định hoãn thi hành quyết định phạt tiền.
1. Cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế với mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng trở lên đang gặp khó khăn đặc biệt, đột xuất về kinh tế do thiên tai, hỏa hoạn, thảm hoạ, tai nạn, dịch bệnh, bệnh hiểm nghèo có quyền đề nghị miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính về thuế.
2. Mức miễn, giảm tiền phạt tối đa bằng số tiền phạt còn lại trong quyết định xử phạt và không quá giá trị tài sản, hàng hóa bị thiệt hại; chi phí khám, chữa bệnh.
3. Hồ sơ đề nghị miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính về thuế bao gồm:
a) Đơn đề nghị miễn, giảm tiền phạt, trong đó nêu rõ lý do đề nghị miễn, giảm tiền phạt; thu nhập của cá nhân, hộ gia đình; xác định giá trị tài sản, hàng hóa bị thiệt hại do thiên tai, hỏa hoạn, thảm hoạ, tai nạn, dịch bệnh, chi phí chữa bệnh hiểm nghèo; số tiền phạt đề nghị được miễn, giảm.
b) Trường hợp thiệt hại về tài sản, chi phí chữa bệnh được cơ quan bảo hiểm bồi thường (nếu có) phải kèm theo bản sao có xác nhận công chứng về bồi thường thiệt hại, về thanh toán chi phí khám, chữa bệnh của cơ quan bảo hiểm (nếu có). Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường thiệt hại (nếu có).
c) Xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc nơi có tài sản thiệt hại. Trường hợp, cá nhân bị bệnh hiểm nghèo thì chỉ cần có kết quả xác định về bệnh hiểm nghèo của cơ sở khám, chữa bệnh nơi cá nhân khám, chữa bệnh; chi phí khám, chữa bệnh có đầy đủ chứng từ theo quy định.
4. Thẩm quyền miễn, giảm tiền phạt
Cấp trên trực tiếp của người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế có quyền xem xét quyết định miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính về thuế.
5. Trình tự, thủ tục miễn, giảm tiền phạt
Cá nhân quy định tại Khoản 1 Điều này phải có đơn đề nghị miễn, giảm phần còn lại hoặc toàn bộ tiền phạt và hồ sơ kèm theo gửi người ra quyết định xử phạt. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị miễn, giảm tiền phạt, người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế phải chuyển đơn kèm theo hồ sơ vụ việc đến cấp trên trực tiếp của người ra quyết định xử phạt để xem xét, quyết định miễn, giảm tiền phạt.
Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được đơn và hồ sơ đề nghị miễn, giảm tiền phạt, người có thẩm quyền miễn, giảm tiền phạt phải xem xét, quyết định miễn, giảm tiền phạt và thông báo cho người đã ra quyết định xử phạt, người có đơn đề nghị miễn, giảm tiền phạt biết; Trường hợp, người có thẩm quyền miễn, giảm tiền phạt không đồng ý với việc miễn, giảm tiền phạt thì phải nêu rõ lý do.
6. Không miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính về thuế đối với các trường hợp đã thực hiện xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế hoặc đã hết thời hiệu giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật.
1. Trong trường hợp quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế hoặc quá thời hạn ra quyết định xử phạt theo quy định, người có thẩm quyền không được ra quyết định xử phạt, nhưng vẫn phải ra quyết định áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả;
2. Quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả phải bằng văn bản theo đúng mẫu quy định. Trong quyết định phải ghi rõ: ngày, tháng, năm quyết định; họ, tên, chức vụ của người quyết định; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm hành chính; những tình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ vi phạm; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng; lý do không áp dụng hình thức xử phạt; các biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng; thời hạn thi hành quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả; chữ ký của người ra quyết định.
1. Trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính ở đơn vị hành chính thuộc tỉnh này nhưng cư trú, đóng trụ sở ở tỉnh khác và không có điều kiện chấp hành quyết định xử phạt tại nơi bị xử phạt thì quyết định được chuyển đến cơ quan thuế cùng cấp có thẩm quyền nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở để tổ chức thi hành.
2. Trường hợp vi phạm xảy ra ở địa bàn cấp huyện thuộc phạm vi một tỉnh ở miền núi, hải đảo hoặc những vùng xa xôi, hẻo lánh khác mà việc đi lại gặp khó khăn và cá nhân, tổ chức vi phạm không có điều kiện chấp hành quyết định xử phạt tại nơi bị xử phạt thì quyết định được chuyển đến cơ quan thuế cùng cấp có thẩm quyền nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở để tổ chức thi hành.
3. Cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp quy định tại Khoản 1, 2 Điều này có trách nhiệm chuyển toàn bộ hồ sơ, giấy tờ liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế cho cơ quan tiếp nhận quyết định xử phạt để thi hành theo quy định. Cá nhân, tổ chức vi phạm có trách nhiệm trả chi phí vận chuyển hồ sơ vi phạm hành chính về thuế.
4. Trường hợp cơ quan thuế chuyển quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả sang cơ quan khác để thi hành quy định tại Khoản 1, 2 Điều này thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có trách nhiệm nộp tiền phạt, tiền thuế truy thu, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền chậm nộp tiền phạt vào kho bạc nhà nước nơi cơ quan tiếp nhận hồ sơ xử phạt, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả để thi hành.
1. Thủ tục nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế
a) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại kho bạc nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt quy định tại Điểm b, c, Khoản 1 Điều này.
Trường hợp, quyết định xử phạt có ghi thời hạn nhiều hơn 10 ngày theo quy định tại Điều 73 Luật xử lý vi phạm hành chính thì tổ chức, cá nhân vi phạm có trách nhiệm nộp tiền phạt trong thời hạn ghi trên quyết định xử phạt, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt.
b) Trường hợp, cá nhân, tổ chức bị xử phạt tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại khó khăn thì có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thu tiền phạt tại chỗ và nộp tại kho bạc nhà nước hoặc tài khoản của kho bạc nhà nước trong thời hạn không quá 07 ngày, kể từ ngày thu tiền phạt.
c) Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính về thuế bị phạt tiền phải nộp tiền phạt một lần, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này.
2. Việc nộp tiền phạt nhiều lần được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân; từ 200.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức;
b) Cá nhân, tổ chức bị xử phạt đang gặp khó khăn đặc biệt về kinh tế và có đơn đề nghị nộp tiền phạt nhiều lần.
Đơn đề nghị của cá nhân phải được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc xác nhận hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về kinh tế; đối với đơn đề nghị của tổ chức phải được xác nhận của cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp (nếu có) hoặc cơ quan quản lý thuế trực tiếp. Trường hợp, tổ chức bị xử phạt không có cơ quan, tổ chức cấp trên mà thủ trưởng cơ quan thuế quản lý trực tiếp là người ra quyết định xử phạt thì tổ chức có đơn đề nghị nộp dần tiền phạt gửi người đã ra quyết định xử phạt trong đó nêu lý do khó khăn về kinh tế để người ra quyền xử phạt xem xét, giải quyết.
3. Thời hạn nộp tiền phạt nhiều lần không quá 06 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực; số lần nộp tiền phạt tối đa không quá 03 lần. Mức nộp phạt lần thứ nhất tối thiểu là 40% tổng số tiền phạt.
4. Người đã ra quyết định phạt tiền có quyền quyết định việc nộp tiền phạt nhiều lần. Quyết định về việc nộp tiền phạt nhiều lần phải bằng văn bản.
1. Xử lý đối với việc chậm nộp tiền thuế được thực hiện theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật quản lý thuế.
Đối với trường hợp khai thiếu thuế phát hiện qua thanh tra, kiểm tra thì áp dụng tính tiền chậm nộp tiền thuế theo mức 0,05%/ngày tính trên số tiền thuế khai thiếu tính cho thời gian chậm nộp. Trường hợp, quá thời hạn 90 ngày, kể từ ngày người nộp thuế phải nộp tiền thuế truy thu vào ngân sách nhà nước theo thời hạn ghi trên quyết định xử phạt hoặc quyết định xử lý truy thu thuế mà người nộp thuế chưa nộp thì người nộp thuế bị tính tiền chậm nộp tiền thuế theo mức 0,07%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp.
2. Xử lý đối với việc chậm nộp tiền phạt
a) Cá nhân, tổ chức bị xử phạt, chậm nộp tiền phạt so với thời hạn thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế quy định tại Điều 33 Thông tư này thì phải nộp đủ số tiền phạt và tiền chậm nộp tiền phạt theo mức 0,05%/ngày tính trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
b) Không tính chậm nộp tiền phạt trong thời gian xem xét, quyết định miễn, giảm phần còn lại tiền phạt hoặc cho phép nộp tiền phạt nhiều lần; cá nhân vi phạm hành chính thuế được hoãn thi hành quyết định xử phạt theo quy định của pháp luật.
3. Số ngày chậm nộp tiền phạt bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ quy định và được tính từ ngày kế tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp tiền phạt, thời hạn hoãn thi hành quyết định xử phạt đến ngày liền kề trước ngày cá nhân, tổ chức nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước.
COMPETENCE TO IMPOSE PENALTIES; PROCEDURES FOR PENALTIES IMPOSITION AND IMPLEMENTATION OF PENALTY DECISIONS
Section 1. Competence to impose administrative penalties for tax offenses
Article 16. Competence to impose administrative penalties for tax offenses
1. Tax officials on duty are entitled to:
a) Issue warnings.
b) Impose fines of up to VND 1,000,000 for violations against tax procedures prescribed in this Circular.
2. Tax team leaders are entitled to:
a) Issue warnings.
b) Impose fines of up to VND 5,000,000 for violations against tax procedures prescribed in this Circular.
3. Directors of Sub-departments of taxation are entitled to:
a) Issue warnings.
b) Impose fines of up to VND 50,000,000 for violations against tax procedures prescribed in Article 7, Article 8, Article 9, Article 10, Article 11, and Article 15 of this Circular.
c) The fines prescribed in Articles 7, 8, 9, 10 and 11 of this Circular are applied to organizations.
d) Take the remedial measures prescribed in Clause 3 Article 12 and Clause 6 Article 13 of this Circular.
4. Directors of Departments of taxation are entitled to:
a) Issue warnings.
b) Impose fines of up to VND 140,000,000 for violations against tax procedures prescribed in Article 7, Article 8, Article 9, Article 10, Article 11, and Article 15 of this Circular.
c) Impose fines for the offenses prescribed in Article 12, Article 13, and Article 14 of this Circular.
d) Take the remedial measures prescribed in Clause 3 Article 12 and Clause 6 Article 13 of this Circular.
5. The Director of the General Department of Taxation is entitled to:
a) Issue warnings.
b) Impose fines of up to VND 200,000,000 for violations against tax procedures prescribed in Article 7, Article 8, Article 9, Article 10, Article 11, and Article 15 of this Circular.
c) Impose fines for the offenses prescribed in Article 12, Article 13, and Article 14 of this Circular.
d) Take the remedial measures prescribed in Clause 3 Article 12 and Clause 6 Article 13 of this Circular.
6. The maximum fines the persons mentioned in Clauses 1, 2, 3, 4, and 5 of this Article may impose are applied to offense committed by an organization. The maximum fines such persons may impose upon an individual is half the maximum fines they may impose upon an organization. The fines for understatement of tax payable or overstatement of refundable tax, reduced tax, or exempt tax prescribed in Point c Clause 3, Point c Clause 4, and Point c Clause 5 of this Article applies to both organizations and individuals according to Clause 2 Article 109 of the Law on Tax administration.
Article 17. Competence to impose administrative penalties of Presidents of the People’s Committees
The competence to impose administrative penalties of Presidents of the People’s Committees shall comply with regulations of law on penalties for administrative violations.
Article 18. Delegation of competence to impose administrative penalties for tax offenses
1. The persons mentioned in Clauses 2, 3, 4, and 5 Article 16 of this Circular may delegate their deputies to impose administrative penalties for tax offenses.
2. The delegation shall be made in writing on a case-by-case basis. The scope and duration of delegation must be specified.
The decision on delegation must be numbered, bears the date, signature, and seal; Where a tax team leader delegates his/her deputy to impose administrative penalties for tax offenses, the decision on delegation must bear the seal of the Sub-department of taxation.
3. The deputy authorized to impose administrative penalties for tax offenses are legally responsible for their decisions. The authorized person must not delegate the task to any third person.
Section 2. PROCEDURES FOR IMPOSITION OF ADMINISTRATIVE PENALTIES FOR TAX OFFENSES
Article 19. Compelled termination of tax offenses
Any tax official that discovers a tax offense shall compel the violator to terminate the offense, whether orally, in writing, or in other forms as prescribed by law.
Article 20. Penalty imposition with records
1. Penalties shall be imposed without records if the penalty is a warning of a fine ≤ VND 250,000 (applied to individuals) or ≤ VND 500,000 (applied to organizations) and the penalties is imposed on the spot.
2. The decision on administrative penalties for tax offences (hereinafter referred to as penalty decision) must specify the decision date, full name of the decider, name and address of the violator, the offenses, location, evidence and facts related to the offense; applied clauses of law. If a fine is imposed, it must be specified in the penalty decision.
Article 21. Penalty imposition with records
1. Penalty imposition shall be recorded when an entity commits a tax offense, except for the case in Clause 1 Article 20 of this Circular.
2. If a tax offense has been written in the tax inspection record by a tax authority, the penalty record is not required to be made before issuing the penalty decision. The person competent to impose penalties (hereinafter referred to as penalty imposer) shall issue the penalty decision according to the tax inspection record.
3. Penalties imposed with records shall be compiled into a dossier by the penalty imposer. The dossier consists of offence records, penalty decisions, and relevant documents, which must be paginated.
Article 22. Making offence records
1. Any competent person that discovers a tax offense shall make an offense record using the set form (except for the case in Article 20 of this Article) and send it to the penalty imposer.
Where an entity commits multiple tax offenses in one case or repeats the offense, the offense record must express all the offenses or the number of repeated offense.
2. The offence record must contains the date, full name and the position of the maker, name and occupation of the violator (or name and address if the violator is an organization); statement of the violator or the representative of the violating organization (hereinafter referred to as violator); names, addresses, and statements of witnesses or aggrieved entity (if any); rights and deadline for the violator providing explanation; the agency that receives explanation.
3. The record must bear the signature of record maker, the signature of the violator (or fingerprint if the violator cannot write), and the signature of the witness (if any). If the record consists of multiple sheets, each of them must bear the signature of the record maker. If the violator is not present or does not sign the offence record, the record must bear the signature of the local government representative (representative of the People’s Committee of the commune), or signatures of two witnesses. If the violator or witness refuses to sign the record, the reasons must be specified in the record.
The offence record shall be made into two copies. 01 copy shall be given to the violator, 01 copy shall be used as the basis for issuing the penalty decision. If the tax offense is beyond the competence to impose penalties of the record maker, the record shall be promptly sent to a penalty imposer.
Article 23. Violator’s explanation
1. If an entity commits offenses such as understatement of tax payable or overstatement of refundable tax prescribed in Article 107 of the Law on Tax administration; tax evasion prescribed in Article 108 of the Law on Tax administration; failure to transfer money from the taxpayer’s account at the request of a tax authority prescribed in Article 114 of the Law on Tax administration, such entity is entitled to provide explanation directly or in writing for the penalty imposer.
2. The penalty imposer shall consider the explanation before issuing the penalty decision, unless the violator does not wish to provide explanation within the time limit prescribed in Clause 3 of this Article.
3. Time limit for providing explanation for tax offenses
a) The written explanation shall be sent to the penalty imposer within 05 days from the day on which the offence record is made. If the case is complicated, the penalty imposer shall extend the deadline for not more than 05 days at the request of the violator. The deadline extension must be granted in writing.
The violator may authorize a legal representative to make the written explanation.
b) If explanation is given directly, the violator shall submit a written request for permission to give explanation directly to the penalty imposer within 02 working days from the day on which the offence record is made.
The competent person shall notify the violator of the time and location for direct explanation within 05 days from the receipt of the violator’s request.
The penalty imposer shall hold a hearing, state the legal basis, facts, and evidence about the offense, penalties, remedial measures expected to be applied to the violator’s offenses. The violator or violator’s legal representative is entitled to attend the hearing, provide opinions and evidence to defend the lawful rights and interests.
A record on the hearing, which bears the signatures of relevant parties, shall be made. If the record consists of multiple sheets, each of them must bear the signatures of the parties. The record shall be kept together with the penalty dossier and given to the violator or the violator’s legal representative.
Article 24. Conversion of a civil case into a criminal case
1. If the violator is suspected of committing a criminal offense, documents shall be promptly transferred to a criminal proceedings agency
2. If the penalty imposer has issue a penalty decision and the offense is suspected to be a criminal offense before the expiry of the time limit for initiating a criminal prosecution, the penalty imposer shall issue a decision to suspend the penalty decision. Within 03 days from the suspension date, documents shall be transferred to a criminal proceedings agency. If the penalty decision has been implemented, the penalty imposer shall transfer documents to the criminal proceedings agency.
Documents include: the decision to transfer documents to the criminal proceedings agency; copies of the offense record or tax inspection record; copy of verification result (if any); copies of relevant documents; copy of the penalty decision (if any); the decision to suspend the penalty decision if the penalty decision is not implemented. The document transfer must be recorded in writing.
3. Pursuant to Article 62 of the Law on Penalties for administrative violations, the criminal proceedings agency that receives the documents as prescribed in Clause 1 and Clause 2 of this Article shall consider the case and notify the transferor in writing by the deadline; if a criminal prosecution is not initiated, the presiding agency shall return documents to the transferor.
If the criminal proceedings agency has issued a decision to initiate a criminal prosecution, the penalty imposer shall annul the penalty decision on administrative penalties for tax offences and transfer documents to the criminal proceedings agency.
4. The transfer of documents must be notified to the violator.
5. After documents are transferred, if the penalty imposer does not receive a notification from the criminal proceedings agency of the decision to initiate a criminal prosecution after 03 days from the deadline, the penalty imposer shall request the criminal proceedings agency in writing to return the documents.
Article 25. Conversion of a criminal case into a civil case
1. Pursuant to Article 63 of the Law on Penalties for administrative violations, if the criminal proceedings agency makes a decision not to initiate a criminal prosecution or suspend the investigation, the criminal proceedings agency shall transfer such decision, documents, evidence, and a request for imposition of administrative penalties to the penalty imposer.
If tax offenses are found by State Audit agency or an inspection agency during a tax inspection but the penalty imposition is beyond their competence, documents and a request for penalty imposition shall be sent to the person competent to impose penalties after 03 days from the day on which a conclusion about tax offences is made.
If the inspection agency is competent to impose administrative penalties, administrative penalties shall be imposed. If penalties are imposed ultra vires, documents shall be transferred to the superior agency.
If multiple persons are competent to impose penalties for a tax offense, the first person to take the case shall impose penalties.
2. The penalty imposer shall issue the penalty decision according to the documents transferred. If necessary, the penalty imposer shall verify the facts to form the basis for the penalty decision.
3. The deadline for imposing the penalty decision is 30 days from the receipt of the documents prescribed in Clause 1 and Clause 2 of this Article. If verification is necessary as prescribed in Clause 2 of this Article, the deadline shall be 45 days from the receipt of the said documents.
Article 26. Cases in which a penalty decision is not made or is annulled
1. A penalty decision shall not be made in the following cases:
a) The case in Article 5 of this Circular.
b) The violator is not identifiable.
c) The time limit for imposing administrative penalties for tax offenses prescribed in Article 4 of this Circular has expires or the time limit for issuing a penalty decision prescribed in Article 27 of this Circular has expired.
d) The violator is dead, missing, the violating organization has issued a decision to dissolve or declare bankrupt pending the issue of the penalty decision.
dd) The case is converted into a criminal case as prescribed in Article 24 of this Circular.
2. If the penalty decision is not issued as prescribed in Clause 1 of this Article, the penalty imposer may still take remedial measures as prescribed. The reasons for not issuing a penalty decision, the remedial measures, responsibility, and deadline must be specified.
3. A penalty decision shall be annulled in the following cases:
a) The penalty decision is issued ultra vires.
b) The penalty decision has been issued in the cases mentioned in Points a, b, c, and d Clause of this Article.
c) The presiding agency has decided to initiate a criminal prosecution in the case mentioned in Point dd Clause 1 of this Article.
Article 27. Time limit for issuing penalty decision
1. The penalty imposer shall issue penalty decision within 07 days from the day on which the offence record is made.
2. If the case is complicated and explanation is not permitted, the time limit for issuing the penalty decision is 30 days from the day on which the offence record is made
3. If the case is particularly serious, complicated, and explanation is permitted as prescribed in Article 23 of this Circular, thus the penalty imposer needs more time to verify and collect evidence, the penalty imposer shall make written request for deadline extension, provided the extension does not exceed 30 days.
4. If documents are transferred from a criminal proceedings agency to impose administrative penalties, the time limit for issuing the penalty decision shall comply with regulations in Clause 3 Article 25 of this Circular.
5. When the deadline prescribed in Clause 1, 2, 4, or 4 of this Article expires, the penalty imposer must not issue a penalty decision. However, remedial measures may still be taken as prescribed in Clause 2 Article 26 of this Circular.
The penalty imposer that fails to issue the penalty decision by the deadline shall face disciplinary actions, criminal prosecution, and pay damages as prescribed by law.
1. Every penalty decision shall be made in writing. The decision must specify: location, date, legal basis, offence record, verification result, violator’s explanation, other documents; letter of delegation (if any); full name and position of the decision maker; full name, address of the violator (and position if the violator is an individual); the tax offense(s); aggravating circumstances, mitigating circumstances; applied clauses of law; effect of the decision, time limit and place for implementation of the decision, fine recipient; responsibility to implement the penalty decision, and enforcement of the decision if the violator fails to implement it voluntarily; full name and signature of the decision maker.
2. The time limit for implementing the penalty decision is 10 days from the receipt of the decision. If a time limit of longer than 10 days is written in the decision, such time limit shall apply.
3. If a person commits multiple administrative violations, only one penalty decision shall be made, which specifies the fine for each violation; the fines shall be aggregated.
Article 29. Seal on penalty decision
1. Every penalty decision shall bear the seal of the agency for which the penalty imposer works.
2. The seal on the penalty decision in the cases mentioned in Clauses 3, 4, and 5 Article 16 of this Circular shall cover one third of the signature of the penalty imposer.
3. If the penalty imposer does not have the right to append the seal directly, the agency’s seal shall be appended in the upper left corner of the decision where the name of the agency and number of the decision are written.
Section 3. IMPLEMENTATION OF PENALTY DECISIONS
Article 30. Penalties with records
1. If the penalty decision is made without issuing an offense record, a copy of the decision shall be given to the penalized entity.
2. The penalized entity shall pay the fine to the penalty imposer on the spot. The fine recipient shall give the fine receipt to the penalized entity and submit the fine at a State Treasury or transfer it to an account of State Treasury within 02 working days from the imposition date.
If the penalized entity is not able to pay the fine on the spot, the fine shall be paid at a State Treasury or transferred to an account of State Treasury written in the penalty decision by the deadline prescribed in Point a Clause 1 Article 40 of this Circular.
Article 31. Sending the penalty decision for implementation after a offense record is made
1. Within 02 working days from the date of issue of the penalty decision, the penalty imposer shall send it to the penalized entity, the fine-collecting agency, and relevant agencies (if any).
2. The penalty decision shall be given directly or sent by registered mail to the penalized entity.
a) Where the penalty decision is given directly, the giver shall make a record on the transfer of the penalty decision. If the penalized entity refuses to receive the decision, a record shall be made and certified by the local government. In this case, the decision is considered received.
b) Where the penalty decision is sent by registered mail: After 10 days from the third time the decision is sent, if the decision is still returned because the penalized entity refuses to receive it, or the if the penalty decision has been posted at the penalized entity’s premises or residence, or there is evidence that the penalized entity avoids receiving the penalty decision, the decision shall be considered received.
Article 32. Disclosure of administrative tax offenses
1. Tax authorities shall disclose information about administrative tax offenses in the following cases:
a) Tax evasion, tax avoidance, abetting tax evasion.
b) Failure to comply with tax authorities’ requests such as: refusal to provide information or documents to tax authorities; failure to implement decisions on tax inspection and other requests of tax authorities as prescribed by law.
2. The agencies for which penalty imposes work are responsible for disclosure of administrative tax offenses in the cases mentioned in Clause 1 of this Article.
3. Information shall be disclosed on the website or journal of the central or provincial agency.
If the penalty imposer is the Director of the General Department of Taxation, information about tax offenses shall be disclosed on the website of the Ministry of Finance or tax journal of General Department of Taxation. If the penalty imposer is the Director of a Department of Taxation, Director of a Sub-department of taxation, or tax team leader, information about tax offenses shall be disclosed on the website or tax news of the Department of Taxation, or on a website or newspaper of the province.
4. The disclosed information shall contain the full name, address, and business line of the violator (and occupation if the violator is an individual), the tax offense or the reasons for information disclosure, the consequence or impacts of the offense, the penalties, remedial measures and deadline.
5. Responsibility for information disclosure is specified in Article 8 of the Government's Decree No. 81/2013/NĐ-CP dated July 19, 2013.
Article 33. Implementation of penalty decisions
1. The penalized entity shall implement the penalty decision within 10 days from the receipt of the decision; If the time limit written in the decision is longer than 10 days, such time limit shall apply. If the penalized entity refuses to receive the penalty decision, it shall be implemented within 10 days from the delivery date.
If the penalized entity files an appeal against the penalty decision, the decision shall still be implemented. While the appeal is being considered, if the implementation of the penalty decision is deemed to cause devastating consequences, the decision may be suspended as prescribed by law.
2. The penalty imposer who has issued the penalty decision is responsible for monitoring and inspecting its implementation.
Article 34. Time limit for implementation of penalty decisions
1. The time limit for implementing the penalty decision is 01 year from its date of issue. After penalty decision expires, it shall not be implemented. If the penalty decision mentions remedial measures, remedial measures shall still be implemented.
2. If the penalized entity deliberately avoids or delays the implementation of the penalty decision, the time limit shall begin when the avoidance or delay is terminated.
Article 35. Implementation of penalty decision in case the penalized person is dead or missing, or the penalized organization is dissolved or bankrupt
1. If the penalized person is dead or missing, or the penalized organization is dissolve or bankrupt before the penalty decision expires, the fine shall not be collected but the remedial measures written in the decision shall still be implemented.
The person that issues the penalty decision shall decide the implementation of part of the penalty decision within 60 days from the day on which the penalized person is dead, missing, or the penalized organization is dissolved or bankrupt.
If the penalty decision does not require remedial measures to be taken, the penalty imposer shall suspend the penalty decision.
2. Basis for determining an individual is dead, missing, or an organization is dissolved or bankrupt:
a) Death certificate if the individual dies; or
b) The court’s decision to announce that the individual is missing; or
c) A decision on dissolution if the organization is dissolved; or
d) A court’s decision that the company or cooperative is bankrupt.
3. The decision to implement part of the penalty decision must specify the reason for suspending fine imposition, the part of the decision that is still effective, the entity responsible for the implementation, and deadline.
4. Inheritance of responsibility to implement remedial measures of the individual who is dead, missing, or the organization that has been dissolved or bankrupt.
a) The dead person’s inheritor is responsible for implementing the remedial measures within the inheritance left by the dead person, unless otherwise agreed.
If the inheritance has not been divided, the remedial measures shall be implemented by the inheritance legacy under an agreement among the inheritors.
If the inheritance has been divided, each of the inheritors shall implement the remedial measures within the inheritance received, unless otherwise agreed.
If the inheritance is received by the state or an organization according to the will, the responsibility to implement the remedial measures is similar to the responsibility of individuals.
If there is no inheritor or the inheritor refuses to receive the inheritance, civil law shall apply.
b) The person authorized by the court to manage the property of the person declared missing is responsible for implementing the remedial measures within the property under his/her management.
c) With regard to a dissolved or bankrupt organization, the decision to implement part of the penalty decision shall be sent to the organization or individual competent to decide the dissolution or bankruptcy or the legal representative of the dissolved/bankrupt organization.
If the dissolved organization is a dependent accounting unit of a company, such organization is not exempt from paying fines.
d) If the dead, missing individual or bankrupt organization is eligible for cancellation of tax debt and fines as prescribed in the Law on Tax administration, the outstanding tax, fines, late payment interest shall be written off as prescribed by law.
Article 36. Suspension of fine collection
1. If a individual who receives a fine of VND 3,000,000 or over is facing unexpected financial difficulties due to a disaster, conflagration, hostilities action, a fatal disease, and/or an accident, which are certified by the People’s Committee of the commune where the individual resides or the organization at which the individual works or studies, fine payment may be deferred. The individual that suffers from a fatal disease must present a diagnosis of the disease made by a medical facility.
2. The individual shall make and send a written request for suspension of the penalty decision penalty imposer. The request shall specify the financial difficulty that makes the individual unable to pay the fine on schedule, which is certified by the organization mentioned in Clause 1 of this Article.
Within 05 days form the receipt of the written request, the penalty imposer shall consider suspending the penalty decision. The suspension period shall not exceed 03 months from the date of the decision on suspension.
3. The decision on suspension must contain the date, full name of the decision maker, full name, address, occupation of the individual, reasons for suspension, and signature of the decision maker.
Article 37. Exemption, reduction of fines for tax offenses
1. Any individual that incurs a fine of VND 3,000,000 or more and is facing unexpected financial difficulties due to due to a disaster, conflagration, hostilities action, a fatal disease, and/or an accident is entitled to request exemption or reduction of the fine.
2. The exemption or reduction shall not exceed the remaining fine in the penalty decision and shall not exceed the value of damaged property/goods or treatment cost.
3. An application for exemption or reduction of fines for tax offenses consists of:
a) A written request for fine exemption or reduction specifying the reasons, income of the individual or households, value of damaged goods/property or treatment cost; the fine that needs reducing or exempting.
b) If the damage or treatment cost is covered by insurance, it is required to have a notarized copy of the certification of damage or treatment cost made by the insurer. Documents about responsibilities to pay damages (if any).
c) Confirmation of the damage by the People’s Committee of the commune where the individual resides or where the damaged property is located. The individual that suffers from a fatal disease must present a diagnosis of the disease made by a medical facility and evidence of treatment cost.
4. Competence to grant fine exemption and reduction
The superior officer of the penalty imposer has the power to consider fine exemption and reduction
5. Procedures for fine exemption and reduction
The individual mentioned in Clause 1 of this Article shall make a written request for exemption or reduction of part of or all the fine, send it and documents to the penalty imposer. Within 03 days form the receipt of the written request, the penalty imposer shall transfer documents to the superior officer.
Within 05 days form the receipt of the written request, the superior officer shall consider whether to grant exemption or reduction and notify the penalty imposer and the applicant. If the request is rejected, explanation must be provided.
6. Fines for tax offenses shall not be reduced or exempt if the penalty decision as been implemented or the deadline for filing appeal has expired.
Article 38. Decision to take remedial measures without issuing a penalty decision
1. After the time limit for penalty imposition expires, remedial measures may still be taken although a penalty decision is not issued.
2. The decision to take remedial measures must be made in writing using the set form. The decision shall specify the date, full name of the decision maker, full name, address of the violator (and occupation if the violator is an individual), the offenses, facts, applied regulations of law, reasons for not issuing a penalty decision, remedial measures to be taken, deadline, and signature of the decision maker.
Article 39. Transferring the penalty decision or decision to take remedial measures
1. If an individual resides/an organization is located in a province, commits tax offenses in another province, and is not able to implement the penalty decision in the latter, the penalty decision shall be transferred to the tax authority of the province where the individual resides (or where the organization is located)
2. If the violation occurs in a district of a mountainous province or island or a remote area where traveling is difficult and makes the violator unable to implement the penalty decision in that district, the decision shall be sent to the tax authority where the violator resides or is located.
3. The agency competent to impose penalties for in the cases mentioned in Clause 1 and Clause 2 of this Article shall transfer all relevant documents to the other tax authority. The cost of transporting documents shall be paid by the violator.
4. If the tax authority transfers the penalty decision or decision to take remedial measures to another agency as prescribed in Clause 1 and Clause 2 of this Article, the penalized entity shall pay the fine, tax arrears, late payment interest to State Treasury where the documents are received.
Article 40. Payment of fines for tax offenses
1. Procedures for paying fines for tax offenses
a) Within 10 days from the receipt of the penalty decision, the penalized entity shall pay the fine at a State Treasury or transfer the fine to an account of the State Treasury written in the penalty decision, unless the fine has been paid in the cases mentioned in Point b and Point c Clause 1 of this Article.
If the time limit written in the penalty decision is longer than 10 days as prescribed in Article 73 of the Law on Penalties for administrative violations, such time limit shall apply.
b) If the fine is imposed in a remote area, border area, or mountainous area where traveling is difficult, the fine may be paid to the penalty imposer. The penalty imposer shall submit the fine to the State Treasury or transfer it to a State Treasury’s account within 07 days from the collection date.
c) The fine shall be paid in a lump sum except for the case in Clause 2 of this Article.
2. A fine may be paid by installments if all of the following requirements are satisfied:
a) The fine incurred by an individual is 20,000,000 or more; the fine incurred by a organization is VND 200,000,000 or more;
b) The penalized entity is facing a special financial difficulties and has submitted a written request for permission to pay the fine by installments.
The request made by an individual must be certified by the People’s Committee of the commune where the individual resides or the organization at which the individual works or studies; the request made by an organization must be certified by a superior body of that organization (if any) or the supervisory tax authority. If there is no superior organization and the penalty imposer is the head of the supervisory tax authority, the organization shall submit the written request for permission to pay the fine by installment to the penalty imposer specifying the difficulties.
3. The fine shall be paid by installments within 06 months from the effective date of the penalty decision; the maximum number of installments is 03. The first installment must account for at least 40% of the total fine.
4. The penalty imposer is entitled to decide the fine payment by installments. The decision to permit fine payment by installments shall be made in writing.
Article 41. Dealing with late payment of tax and fines
1. Late payment of tax and fines shall be dealt with in accordance with the Law on Tax administration and its guiding documents.
If tax is found understated after inspection, late payment interest shall be imposed at 0.05% per day on the tax arrears. If the taxpayer fails to pay tax arrears after 90 days from the deadline, which is written on the penalty decision or the decision to collect tax arrears, the taxpayer shall incur a late payment interest at 0.07% per day on the tax arrears.
2. Late payment of fines
a) Any entity that fails to pay fine by the deadline for implementing the penalty decision prescribed in Article 33 of this Circular shall pay has to payoff the fine and incur a late payment interest at 0.05% per day on the outstanding fine.
b) Late payment interest shall not be imposed while the exemption or reduction of remaining fine is being considered or fine payment by installments is being considered, or the implementation of the penalty decision is suspended as prescribed by law.
3. The number of late payment days includes holidays and days off, and begins on the day succeeding the deadline for making payment or the expiry date of the suspension of the penalty decision until the day preceding the day on which the fine is paid to government budget.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực