Chương I Thông tư 166/2013/TT-BTC: Quy định chung
Số hiệu: | 166/2013/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 15/11/2013 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2014 |
Ngày công báo: | 15/12/2013 | Số công báo: | Từ số 903 đến số 904 |
Lĩnh vực: | Thuế - Phí - Lệ Phí, Vi phạm hành chính, Tài chính nhà nước | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
05/12/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Phạt nặng vận chuyển hàng hóa không hóa đơn
Bộ tài chính đã ban hành Thông tư 166/2013/TT-BTC quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính về thuế.
Theo đó, trường hợp hàng hoá vận chuyển trên đường không có hoá đơn, chứng từ hợp pháp thì sẽ bị phạt tiền bằng 1 đến 3 lần số thuế trốn, số thuế gian lận, tùy theo số lần tái phạm và số tình tiết giảm nhẹ
Hóa đơn, chứng từ hợp pháp được hiểu theo hướng dẫn tại các văn bản như Thông tư 06/2012/TT-BTC và 64/2013/TT-BTC .
Bên cạnh đó, người nộp thuế đang trong thời gian xin tạm ngừng kinh doanh nhưng thực tế vẫn kinh doanh cũng thuộc trường hợp bị phạt tiền 1 lần trên số thuế trốn, gian lận, nếu có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trở lên.
Thông tư 166 có hiệu lực từ ngày 01/01/2014.
Văn bản tiếng việt
1. Thông tư này quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo quy định của Luật quản lý thuế, Luật xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 129/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
2. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính về thuế (sau đây gọi chung là người vi phạm), không phân biệt cố ý hoặc vô ý đều bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo quy định của Luật quản lý thuế, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế (sau đây gọi là Luật quản lý thuế), Nghị định số 129/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ nêu trên và quy định tại Thông tư này. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế gồm:
a) Người nộp thuế có hành vi vi phạm hành chính về thuế.
b) Tổ chức tín dụng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng (sau đây gọi là tổ chức tín dụng) có hành vi vi phạm hành chính về thuế.
c) Tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
3. Các hành vi vi phạm hành chính về thuế, bao gồm:
a) Hành vi vi phạm hành chính về thuế của người nộp thuế:
Hành vi vi phạm quy định về thủ tục thuế: hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế, chậm thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế so với thời hạn quy định; hành vi khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ khai thuế; hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định; hành vi vi phạm các quy định về cung cấp thông tin liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế; hành vi vi phạm trong việc chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
Hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được hoàn.
Hành vi trốn thuế, gian lận thuế.
b) Hành vi vi phạm hành chính về thuế của tổ chức tín dụng và tổ chức, cá nhân khác có liên quan:
Hành vi thông đồng, bao che người nộp thuế trốn thuế, gian lận thuế;
Hành vi không thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế;
Hành vi không cung cấp hoặc cung cấp không chính xác thông tin liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế; tài khoản của người nộp thuế nợ thuế tại tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước theo quy định của Luật quản lý thuế.
1. Mọi hành vi vi phạm hành chính về thuế được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh. Mọi hậu quả do vi phạm hành chính về thuế gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.
2. Việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế được tiến hành nhanh chóng, kịp thời, công khai, minh bạch, khách quan, đúng thẩm quyền, đảm bảo công bằng, đúng quy định của pháp luật.
3. Việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng.
4. Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế khi có hành vi vi phạm hành chính về thuế do pháp luật quy định.
5. Một hành vi vi phạm hành chính về thuế chỉ bị xử phạt một lần, cụ thể:
a) Một hành vi vi phạm hành chính về thuế đã được người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt hoặc đã lập biên bản để xử phạt thì không được ra quyết định xử phạt lần thứ hai đối với hành vi đó. Trường hợp, hành vi vi phạm vẫn tiếp tục được thực hiện mặc dù đã bị người có thẩm quyền đang thi hành công vụ buộc chấm dứt hành vi vi phạm thì áp dụng hình thức xử phạt với tình tiết tăng nặng theo Khoản 1 Điều 3 Thông tư này.
Trường hợp, người nộp thuế bị ấn định thuế thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm bị xử phạt theo quy định tại Thông tư này.
b) Trường hợp hành vi vi phạm hành chính về thuế có dấu hiệu tội phạm đã chuyển hồ sơ đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự, cơ quan tiến hành tố tụng hình sự đã có quyết định khởi tố vụ án mà trước đó người có thẩm quyền xử phạt đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế thì người đã ra quyết định xử phạt phải ra quyết định hủy bỏ quyết định xử phạt; nếu chưa ra quyết định xử phạt thì không xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với hành vi đó.
c) Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính về thuế thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi đó.
Trường hợp cá nhân, tổ chức ủy quyền cho tổ chức kê khai thuế, quyết toán thuế, căn cứ vào nội dung ủy quyền nếu hành vi vi phạm thuộc trách nhiệm của tổ chức được ủy quyền thì tuỳ theo mức độ vi phạm của tổ chức được ủy quyền bị xử phạt theo Thông tư này.
d) Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính về thuế hoặc vi phạm hành chính về thuế nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm.
Trường hợp trong cùng một thời điểm người nộp thuế chậm nộp nhiều hồ sơ khai thuế của nhiều loại thuế khác nhau thì người nộp thuế bị xử phạt về từng hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế đối với từng sắc thuế;
Trường hợp, cùng thời điểm người nộp thuế chậm nộp nhiều hồ sơ khai thuế của nhiều kỳ tính thuế nhưng cùng một sắc thuế thì: hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế thuộc trường hợp xử phạt về thủ tục thuế chỉ bị xử phạt về một hành vi vi phạm thủ tục thuế với tình tiết tăng nặng vi phạm nhiều lần; trường hợp có hồ sơ khai thuế chậm nộp quá 90 ngày thuộc trường hợp xử phạt về hành vi trốn thuế thì bị xử phạt về hành vi trốn thuế theo quy định tại Điều 13 Thông tư này.
6. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế có trách nhiệm chứng minh hành vi vi phạm hành chính về thuế của cá nhân, tổ chức. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính về thuế.
7. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính về thuế thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, trừ mức phạt tiền đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn quy định tại Điều 107 Luật quản lý thuế.
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế
a) Đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế thì thời hiệu xử phạt là 02 năm, kể từ ngày hành vi vi phạm được thực hiện đến ngày ra quyết định xử phạt. Ngày thực hiện hành vi vi phạm hành chính về thủ tục thuế là ngày kế tiếp ngày kết thúc thời hạn phải thực hiện thủ tục về thuế theo quy định của Luật quản lý thuế.
Đối với trường hợp làm thủ tục thuế bằng điện tử thì ngày thực hiện hành vi vi phạm hành chính về thuế là ngày kế tiếp ngày kết thúc thời hạn làm thủ tục thuế theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
b) Đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số thuế được miễn, giảm; hành vi trốn thuế, gian lận thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì thời hiệu xử phạt là 05 năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm đến ngày ra quyết định xử phạt. Ngày thực hiện hành vi vi phạm là ngày tiếp theo ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế mà người nộp thuế thực hiện hành vi vi phạm.
Đối với các trường hợp theo quy định của pháp luật cơ quan thuế phải ra quyết định hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế thì thời điểm xác định hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số thuế được miễn, giảm, hành vi trốn thuế là ngày tiếp theo ngày cơ quan có thẩm quyền ra quyết định hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế.
Trường hợp kỳ tính thuế có hành vi vi phạm nếu được gia hạn nộp thuế thì thời hiệu xử phạt tính từ ngày kế tiếp ngày được gia hạn nộp hồ sơ khai thuế đến ngày ra quyết định xử lý.
c) Đối với trường hợp hồ sơ do cơ quan tiến hành tố tụng hình sự chuyển cho cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế để xử lý theo quy định tại Điều 25 Thông tư này thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính áp dụng theo quy định tại Điểm a, b Khoản 1 Điều này. Thời gian cơ quan tiến hành tố tụng hình sự thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.
d) Trong thời hiệu quy định tại Điểm a, b, c Khoản này mà người nộp thuế cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu tại Điểm a, b, c Khoản 1 Điều này mà thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế được tính lại kể từ thời điểm thực hiện hành vi vi phạm mới hoặc thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
Ngày chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt là ngày người vi phạm tự giác đến cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt trình báo và nhận thực hiện các hình thức xử phạt của người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền phải lập biên bản ghi nhận việc này và lưu 01 bản vào hồ sơ vi phạm, 01 bản giao cho người vi phạm.
2. Thời hạn truy thu thuế
Quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế thì người nộp thuế không bị xử phạt nhưng vẫn phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận, tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước trong thời hạn 10 năm trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm.
Trường hợp, người nộp thuế không đăng ký thuế thì phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận, tiền chậm nộp tiền thuế cho toàn bộ thời gian trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm. Ngày phát hiện hành vi vi phạm hành chính về thuế là ngày lập biên bản vi phạm hành chính về thuế.
3. Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế
Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính thuế theo hình thức phạt tiền (là ngày thực hiện xong các nghĩa vụ, yêu cầu ghi trong quyết định xử phạt hoặc từ ngày quyết định xử phạt được cưỡng chế thi hành) hoặc kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm thì được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đó.
1. Các trường hợp theo quy định tại Điều 11 Luật xử lý vi phạm hành chính.
2. Trường hợp khai sai, người nộp thuế đã khai bổ sung hồ sơ khai thuế và đã nộp đủ số tiền thuế phải nộp, trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế phát hiện không qua thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế hoặc trước thời điểm cơ quan có thẩm quyền khác phát hiện.
1. Phạt cảnh cáo
Phạt cảnh cáo áp dụng đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo. Hình thức xử phạt cảnh cáo được quyết định bằng văn bản.
2. Phạt tiền
a) Đối với hành vi vi phạm về thủ tục thuế: Phạt theo số tiền tuyệt đối tối đa không quá 200 triệu đồng đối với người nộp thuế là tổ chức có hành vi vi phạm về thủ tục thuế. Mức phạt tiền tối đa không quá 100 triệu đồng đối với người nộp thuế là cá nhân có hành vi vi phạm về thủ tục thuế theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính.
Mức phạt tiền quy định tại các Điều 7, 8, 9, 10 và Điều 11 Thông tư này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức. Mức phạt tiền đối với cá nhân bằng ½ mức phạt tiền đối với tổ chức. Đối với người nộp thuế là hộ gia đình thì áp dụng mức phạt tiền như đối với cá nhân.
Khi phạt tiền, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm về thủ tục thuế là mức trung bình của khung phạt tiền được quy định đối với hành vi đó. Mức trung bình của khung phạt tiền được xác định bằng cách chia đôi tổng số của mức tiền phạt tối thiểu cộng với mức tiền phạt tối đa của khung phạt tiền.
Khi xác định mức phạt tiền đối với người nộp thuế vi phạm vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ thì xem xét giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng. Sau khi giảm trừ theo nguyên tắc trên, nếu còn tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống, nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung phạt tiền, nếu còn tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung phạt tiền. Đối với hành vi vi phạm về thủ tục thuế thì mỗi tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ được tính tăng hoặc giảm 20% mức phạt trung bình của khung phạt tiền.
b) Đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn: Phạt 20% số tiền thuế thiếu, số tiền thuế được hoàn. Mức phạt tiền được áp dụng cho người nộp thuế là tổ chức, hộ gia đình và cá nhân theo quy định tại Điều 107 Luật quản lý thuế.
c) Đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế: Phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế trốn đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế. Mức phạt tiền quy định tại Điều 13 Thông tư này là mức phạt tiền áp dụng đối với người nộp thuế là tổ chức, mức phạt tiền đối với người nộp thuế là hộ gia đình, cá nhân bằng ½ mức phạt tiền đối với tổ chức.
d) Phạt tiền tương ứng với số tiền không trích vào tài khoản của ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 14 Thông tư này.
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope and regulated entities
1. This Circular deals with penalties for administrative violations pertaining to taxation according to the Law on Tax administration, the Law on Penalties for administrative violations, and Government's Decree No. 129/2013/NĐ-CP dated October 16, 2013 on penalties for tax offenses and enforcement of administrative decisions on taxation.
2. Every organization and individual that commits tax offenses (hereinafter referred to as violators), whether deliberately or unintentionally, shall incur administrative penalties in accordance with the Law on Tax administration, the Law on the amendments to the Law on Tax administration (hereinafter referred to as the Law on Tax administration), and the Government's Decree No. 129/2013/NĐ-CP. Entities incurring penalties are:
a) Taxpayers that commit tax offenses.
b) Credit institutions defined by the Law on credit institutions (hereinafter referred to as credit institutions) that commit tax offenses.
c) Relevant entities.
3. Tax offenses include:
a) Tax offenses committed by taxpayers:
Failure to follow tax procedures: late submission of applications for tax registration, late notification of changes to information in applications for tax registration; provision of insufficient information in the application for tax registration; late submission of tax declarations; violations against regulations on provision of information pertaining to determination of tax liability; failure to comply with decisions on tax inspection or enforcement of administrative decisions on taxation.
Understatement of tax payable, overstatement of refundable tax.
Tax evasion, tax avoidance.
b) Tax offenses committed by credit institutions and relevant entities:
Concealment of tax evasion or tax avoidance;
Failure to implement decisions on enforcing administrative decisions on taxation;
Failure to provide information or provision of incorrect information pertaining to determination of tax liabilities of taxpayers; accounts of taxpayers at credit institutions or State Treasuries as prescribed by the Law on Tax administration.
Article 2. Rules for penalty imposition
1. All tax offenses shall be found, prevented, and dealt with strictly. All damage caused by tax offenses must be repaired as prescribed by law.
2. Administrative penalties for tax offenses shall be imposed promptly, openly, objectively, and intra vires to ensure fairness and legitimacy.
3. Administrative penalties for tax offenses shall depend on the nature, seriousness of the violations and damage caused by the violations, the violators, mitigating circumstances and aggravating circumstances.
4. An entity shall only incur administrative penalties for tax offenses when committing tax offenses defined by law.
5. A tax offense shall be penalized only once, in particular:
a) If a competent person has issued a decision to impose a penalty for a violation or has issued a penalty record, then such violation shall not incur any further penalty. If the violation is carried on despite the fact that the competent person has request the termination of it, aggravating circumstances prescribed in Clause 1 Article 3 of this Circular shall apply.
If a specific amount of tax is imposed, the taxpayer shall incur penalties depending on the nature and seriousness of violations as prescribed in this Circular.
b) If the tax offense is suspected to be a criminal offense, criminal prosecution has been requested, and a criminal proceedings body has issued a decision on criminal prosecution, then any decision on administrative penalties for such tax offense issued previously must be annulled and no further administrative penalties for such tax offense shall be imposed.
c) If a tax offense is committed by multiple persons, each and every of them shall incur penalties.
Where an entity authorizes another organization to declare tax, the authorized organization shall incur penalties as prescribed in this Circular if it is responsible for the tax offense.
d) When a person commits multiple tax offenses or a tax offense is committed many times, each time shall incur a separate penalty.
If the taxpayer fails to submit declarations of multiple taxes on time at the same time, the taxpayer shall incur separate penalties for late submissions applied to each of the taxes;
If the taxpayer fails to submit declarations of the same tax of multiple tax periods, the taxpayer shall incur a penalty for failure to follow tax procedures with an aggravating circumstance which is repeated violations. If the tax declaration is not submitted within 90 days from the deadline, the taxpayer shall incur a penalty for tax evasion prescribed in Article 13 of this Circular.
6. The persons competent to impose administrative penalties for tax offenses are responsible for proving the tax offenses. Entities that incur penalties are entitled to, themselves or via legal representatives, prove that they do not commit tax offenses.
7. The fine for the same tax offense incurred by an organization is twice the fine incurred by an individual, except for understatement of tax payable or overstatement of refundable tax defined in Article 107 of the Law on Tax administration.
Article 3. Mitigating circumstances and aggravating circumstances
Mitigating circumstances and aggravating circumstances are specified in Article 9 and Article 10 of the Law on Penalties for administrative violations.
Article 4. Time limit for penalty imposition, deadline for collecting tax arrears, and period after which tax offenses are absolved
1. Time limit for penalty imposition
a) The time limit for imposing penalties for failure to follow tax procedures is 02 years from the day on which the offense is committed (hereinafter referred to as offense date). The offense date is the day succeeding the deadline for completing tax procedures prescribed by the Law on Tax administration.
If tax procedures are followed online, the offense date is the day succeeding the deadline for completing tax procedure prescribed by competent authorities.
b) The time limit for imposing penalties for understatement of tax payable or overstatement of refundable tax, reduced tax, or exempt tax; for tax evasion or tax fraud that is not liable to criminal prosecutions is 05 year from the offense date. The offense date is the day succeeding the deadline for submitting the tax declaration of the tax period during which the offense is committed.
If, by law, the tax authority has to issue a decision on tax refund, tax exemption, or tax reduction, the offense date is the day succeeding the decision date.
If the violator is eligible for tax deferral in the tax period, the time limit for penalty imposition shall starts after the deferred deadline.
c) If the case is transferred by a criminal proceedings agency to an agency competent to impose administrative penalties as prescribed in Article 25 of this Circular, the time limit for penalty imposition shall apply the regulations in Point a and Point b Clause 1 of this Article. The period over which the case is examined by the criminal proceedings agency is included in the time limit for penalty imposition.
d) Over the period prescribed it Points a, b, and c of this Clause, if the taxpayer deliberately avoids the penalties of obstructs the penalty imposition, the time limits for penalty imposition in Points a, b, and Clause of this Clause shall not apply. The time limit shall begin on the day on which the taxpayer’s avoidance or obstruction is stopped.
The day on which the taxpayer’s avoidance or obstruction is stopped is the day the taxpayer is present at the competent authority and accepts the penalties imposed by competent persons. Competent persons shall make a record and enclosed 01 copy thereof with the offense dossier. Another copy shall be given to the violator.
2. Time limit for collecting tax arrears
Taxpayers shall not incur penalties after expiration of the time limit for administrative penalties for tax offenses but are still required to pay tax arrears and late payment interest owed to the State over the last 10 years from the day on which the offense is discovered.
The taxpayer that does not apply for tax registration will have to pay every tax arrears and late payment interest that have accrued before the day on which the offense is discovered. The issuance date of the offence record shall be considered the day on which the offense is discovered.
3. Period after which tax offenses are absolved
If the entity that incur an administrative penalty for a tax offense does not repeat the offense for 06 months from the warning date or for 01 years from the day on which the decision on administrative penalty for tax offense is implemented (meaning the day on which all obligations and tasks written in the decision is fulfilled, or the day on which the decision is enforced), or from the end of the time limit for implementing the decision on penalty, the entity shall be absolved of such offense.
Article 5. Cases in which administrative penalties are not imposed
1. The cases prescribed in Article 11 of the Law on Penalties for administrative violations.
2. After making an incorrect declaration, if the taxpayer rectify the declaration and pay off the tax payable before the tax authority issues a decision on tax inspection at the taxpayer’s premises or before the offense is found by the tax authority without inspection at the taxpayer’s premises or before the offense is found by another competent authority, penalties shall not be imposed.
Article 6. Administrative penalties for tax offenses
1. Warnings
Warning shall be imposed upon violations against tax procedures that are not serious, associated with mitigating circumstances, and, by law, face a warning. Warnings shall be issued in writing.
2. Fines
a) A fine incurred by an organization for a violation against procedures shall not exceed 200 million. A fine incurred by an individual for a violation against procedures shall not exceed 100 million.
The fines prescribed in Articles 7, 8, 9, 10 and 11 of this Circular are incurred by organizations. The fines incurred by individuals are half the fines incurred by organizations. The taxpayers being households shall incur the fines incurred by individuals.
A fine for a violation against tax procedures is the average value of the fine bracket. The average value of the fine bracket shall be determined by dividing the sum of the maximum fine and minimum fine by 2.
An aggravating circumstance shall cancel out a mitigating circumstance. If there are mitigating circumstances, the fine must not fall below the minimum fine of the fine bracket. If there are aggravating circumstances, the fine must not exceed the maximum fine of the fine bracket. Each aggravating circumstance or mitigating circumstance shall respectively increase or decrease the fine by 20%.
b) The fine for understatement of tax payable or overstatement of refundable tax shall be 20% of the tax arrears or refundable tax. The fines incurred by taxpayers being households and individuals are specified in Article 107 of the Law on Tax administration.
c) The fine for tax evasion and tax fraud shall be 1 to 3 times the tax arrears. The fines in Article 13 of this Circular are incurred by organizations, which are twice the fines incurred by households and individuals.
d) The fines for failure to transfer money to government budget are specified in Article 14 of this Circular.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực