Chương II Thông tư 166/2013/TT-BTC: Hành vi vi phạm hành chính về thuế, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả
Số hiệu: | 166/2013/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 15/11/2013 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2014 |
Ngày công báo: | 15/12/2013 | Số công báo: | Từ số 903 đến số 904 |
Lĩnh vực: | Thuế - Phí - Lệ Phí, Vi phạm hành chính, Tài chính nhà nước | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
05/12/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Phạt nặng vận chuyển hàng hóa không hóa đơn
Bộ tài chính đã ban hành Thông tư 166/2013/TT-BTC quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính về thuế.
Theo đó, trường hợp hàng hoá vận chuyển trên đường không có hoá đơn, chứng từ hợp pháp thì sẽ bị phạt tiền bằng 1 đến 3 lần số thuế trốn, số thuế gian lận, tùy theo số lần tái phạm và số tình tiết giảm nhẹ
Hóa đơn, chứng từ hợp pháp được hiểu theo hướng dẫn tại các văn bản như Thông tư 06/2012/TT-BTC và 64/2013/TT-BTC .
Bên cạnh đó, người nộp thuế đang trong thời gian xin tạm ngừng kinh doanh nhưng thực tế vẫn kinh doanh cũng thuộc trường hợp bị phạt tiền 1 lần trên số thuế trốn, gian lận, nếu có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trở lên.
Thông tư 166 có hiệu lực từ ngày 01/01/2014.
Văn bản tiếng việt
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ đăng ký thuế hoặc thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 10 ngày mà có tình tiết giảm nhẹ.
2. Phạt tiền 700.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 400.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 1.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ đăng ký thuế hoặc thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 30 ngày (trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này).
3. Phạt tiền 1.400.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 800.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nộp hồ sơ đăng ký thuế hoặc thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế quá thời hạn quy định trên 30 ngày.
b) Không thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế.
c) Không nộp hồ sơ đăng ký thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp.
1. Phạt tiền 700.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 400.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 1.000.000 đồng đối với hành vi lập hồ sơ khai thuế ghi thiếu, ghi sai các chỉ tiêu làm căn cứ xác định nghĩa vụ thuế trên bảng kê hóa đơn, hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra hoặc trên các tài liệu khác liên quan đến nghĩa vụ thuế.
2. Phạt tiền 1.050.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 600.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 1.500.000 đồng đối với hành vi lập hồ sơ khai thuế ghi thiếu, ghi sai các chỉ tiêu làm căn cứ xác định nghĩa vụ thuế trên hóa đơn, chứng từ khác liên quan đến nghĩa vụ thuế.
3. Phạt tiền 1.400.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 800.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 2.000.000 đồng đối với hành vi lập hồ sơ khai thuế ghi thiếu, ghi sai các chỉ tiêu làm căn cứ xác định nghĩa vụ thuế trên tờ khai thuế, tờ khai quyết toán thuế.
4. Phạt tiền 2.100.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 1.200.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Có hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều 12, Khoản 7 Điều 13 Thông tư này.
b) Có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số thuế phải nộp theo hồ sơ khai thuế tạm tính theo quý nhưng chưa đến thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm.
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 05 ngày mà có tình tiết giảm nhẹ.
2. Phạt tiền 700.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 400.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 1.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 10 ngày (trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này).
3. Phạt tiền 1.400.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không dưới 800.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 2.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ trên 10 ngày đến 20 ngày.
4. Phạt tiền 2.100.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 1.200.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 3.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ trên 20 ngày đến 30 ngày.
5. Phạt tiền 2.800.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 1.600.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 4.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ trên 30 ngày đến 40 ngày.
6. Phạt tiền 3.500.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 2.000.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ trên 40 ngày đến 90 ngày.
b) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định trên 90 ngày nhưng không phát sinh số thuế phải nộp hoặc trường hợp quy định tại Khoản 9 Điều 13 Thông tư này.
c) Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp (trừ trường hợp pháp luật có quy định không phải nộp hồ sơ khai thuế).
d) Nộp hồ sơ khai thuế tạm tính theo quý quá thời hạn quy định trên 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế nhưng chưa đến thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm.
7. Thời hạn nộp hồ sơ quy định tại Điều này bao gồm cả thời gian được gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
8. Không áp dụng các mức xử phạt quy định Điều này đối với trường hợp người nộp thuế trong thời gian được gia hạn thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, gia hạn thời hạn nộp thuế.
9. Người nộp thuế chậm nộp hồ sơ khai thuế bị xử phạt theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều này, nếu dẫn đến chậm nộp tiền thuế thì phải nộp tiền chậm nộp tiền thuế theo quy định tại Điều 106 Luật quản lý thuế và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật này.
Trường hợp chậm nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định và cơ quan thuế đã ra quyết định ấn định số thuế phải nộp. Sau đó trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế hợp lệ và xác định đúng số tiền thuế phải nộp của kỳ nộp thuế thì cơ quan thuế xử phạt hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế theo Khoản 1, 2, 3, 4, 5 và Khoản 6 Điều này và tính tiền chậm nộp tiền thuế theo quy định. Cơ quan thuế phải ra quyết định bãi bỏ quyết định ấn định thuế.
1. Phạt tiền 700.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 400.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
a) Cung cấp thông tin, tài liệu, hồ sơ pháp lý liên quan đến đăng ký thuế theo thông báo của cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 05 ngày làm việc trở lên.
b) Cung cấp thông tin, tài liệu, sổ kế toán liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế theo thông báo của cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 05 ngày làm việc trở lên.
c) Cung cấp sai lệch về thông tin, tài liệu, sổ kế toán liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế sau ngày hết hạn do cơ quan thuế thông báo.
2. Phạt tiền 1.400.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 800.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
a) Cung cấp không đầy đủ, không chính xác các thông tin, tài liệu, chứng từ, hóa đơn, sổ kế toán liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế trong thời hạn kê khai thuế; số hiệu tài khoản, số dư tài khoản tiền gửi cho cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu.
b) Không cung cấp đầy đủ, đúng các chỉ tiêu, số liệu liên quan đến nghĩa vụ thuế thuộc diện phải đăng ký với cơ quan thuế theo chế độ quy định, bị phát hiện nhưng không làm giảm nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước.
c) Không cung cấp; cung cấp không đầy đủ, không chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến tài khoản tiền gửi tại tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước, công nợ bên thứ ba có liên quan trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày được cơ quan thuế yêu cầu.
1. Phạt tiền 1.400.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 800.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
a) Từ chối nhận quyết định thanh tra, kiểm tra, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
b) Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra thuế quá thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày phải chấp hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
c) Từ chối, trì hoãn, trốn tránh việc cung cấp hồ sơ, tài liệu, hóa đơn, chứng từ, sổ kế toán liên quan đến nghĩa vụ thuế quá thời hạn 06 giờ làm việc, kể từ khi nhận được yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, trong thời gian kiểm tra, thanh tra tại trụ sở người nộp thuế.
d) Cung cấp không chính xác về thông tin, tài liệu, sổ kế toán liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong thời gian kiểm tra, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.
2. Phạt tiền 3.500.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 2.000.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
a) Không cung cấp số liệu, tài liệu, sổ kế toán liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong thời gian kiểm tra, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.
b) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quyết định niêm phong hồ sơ tài liệu, két quỹ, kho hàng hoá, vật tư, nguyên liệu, máy móc, thiết bị, nhà xưởng làm căn cứ xác minh nghĩa vụ thuế.
c) Tự ý tháo bỏ, thay đổi dấu hiệu niêm phong do cơ quan thẩm quyền đã tạo lập hợp pháp làm căn cứ xác minh nghĩa vụ thuế.
d) Không ký vào biên bản kiểm tra, thanh tra trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được biên bản kiểm tra, thanh tra.
đ) Không chấp hành kết luận kiểm tra, thanh tra thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế của cơ quan có thẩm quyền.
1. Các trường hợp khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, bao gồm:
a) Hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, tăng số thuế được miễn, giảm nhưng người nộp thuế phát hiện và đã ghi chép kịp thời, đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế làm phát sinh nghĩa vụ thuế trên sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ khi lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế.
b) Hành vi khai sai của người nộp thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số thuế được miễn, giảm, người nộp thuế chưa điều chỉnh, ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ kê khai thuế, nhưng khi bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện, người vi phạm đã tự giác nộp đủ số tiền thuế khai thiếu vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan có thẩm quyền lập biên bản kiểm tra thuế, kết luận thanh tra thuế.
c) Hành vi khai sai của người nộp thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số thuế được miễn, giảm đã bị cơ quan có thẩm quyền lập biên bản kiểm tra thuế, kết luận thanh tra thuế xác định là có hành vi khai man, trốn thuế, nhưng nếu người nộp thuế vi phạm lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ và đã tự giác nộp đủ số tiền thuế vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt thì cơ quan thuế lập biên bản ghi nhận để xử phạt theo mức phạt tiền đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm.
d) Sử dụng hóa đơn, chứng từ bất hợp pháp để hạch toán giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm, nhưng khi cơ quan thuế kiểm tra phát hiện, người mua có hồ sơ, tài liệu, chứng từ, hóa đơn chứng minh được lỗi vi phạm hóa đơn bất hợp pháp thuộc về bên bán hàng và người mua đã hạch toán kế toán đầy đủ theo quy định.
2. Mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này là 20% tính trên số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế được hoàn, số thuế được miễn, giảm cao hơn so với mức quy định của pháp luật về thuế.
3. Trường hợp vi phạm theo quy định tại Khoản 1 Điều này ngoài việc bị xử phạt theo quy định tại Khoản 2 Điều này còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là nộp đủ số tiền thuế nợ, số tiền thuế thiếu, tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước.
Cơ quan thuế xác định số tiền thuế thiếu, số ngày chậm nộp tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế; số tiền phạt và ra quyết định xử phạt đối với người nộp thuế.
Cơ quan thuế căn cứ ngày nộp tiền vào ngân sách nhà nước ghi trên chứng từ nộp tiền vào ngân sách nhà nước hoặc chứng từ chuyển khoản có xác nhận của kho bạc nhà nước hoặc tổ chức tín dụng để xác định việc người nộp thuế đã nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước và số ngày chậm nộp tiền thuế để làm căn cứ xác định số tiền chậm nộp tiền thuế.
4. Trường hợp, người nộp thuế có hành vi khai sai quy định tại Khoản 1 Điều này nhưng không dẫn đến thiếu số thuế phải nộp hoặc chưa được hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế thì không bị xử phạt theo quy định tại Điều này mà bị xử phạt theo quy định tại Khoản 4 Điều 8 Thông tư này.
Người nộp thuế có hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo quy định của pháp luật bị xử phạt theo số lần tính trên số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận như sau:
1. Phạt tiền 1 lần tính trên số thuế trốn, số thuế gian lận đối với người nộp thuế vi phạm lần đầu (trừ các trường hợp bị xử phạt đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu thuế tại Khoản 1 Điều 12 Thông tư này) hoặc vi phạm lần thứ hai mà có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên khi có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 32 Luật quản lý thuế hoặc kể từ ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại Điều 33 của Luật quản lý thuế, trừ trường hợp quy định tại Khoản 6 Điều 9 Thông tư này và Khoản 9 Điều này.
b) Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp; sử dụng bất hợp pháp hóa đơn, chứng từ; hóa đơn không có giá trị sử dụng để kê khai thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm.
c) Lập thủ tục, hồ sơ hủy vật tư, hàng hóa hoặc giảm số lượng, giá trị vật tư, hàng hóa không đúng thực tế làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, được miễn, giảm.
d) Lập hóa đơn sai về số lượng, giá trị hàng hoá, dịch vụ bán ra làm căn cứ kê khai nộp thuế thấp hơn thực tế.
đ) Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp; không kê khai, kê khai sai, không trung thực làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, được miễn, giảm.
e) Không xuất hóa đơn khi bán hàng hoá, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hoá, dịch vụ đã bán và bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế.
g) Sử dụng hàng hóa được miễn thuế, xét miễn thuế (bao gồm cả không chịu thuế) không đúng với mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng, khai thuế với cơ quan thuế.
h) Sửa chữa, tẩy xoá chứng từ kế toán, sổ kế toán làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm.
i) Hủy bỏ chứng từ kế toán, sổ kế toán làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm.
k) Sử dụng hóa đơn, chứng từ, tài liệu không hợp pháp trong các trường hợp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn; khai sai căn cứ tính thuế phát sinh số thuế trốn, số thuế gian lận.
l) Người nộp thuế đang trong thời gian xin tạm ngừng kinh doanh nhưng thực tế vẫn kinh doanh.
m) Hàng hóa vận chuyển trên đường không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp.
2. Phạt tiền 1,5 lần tính trên số thuế trốn đối với người nộp thuế khi có một trong các hành vi trốn thuế, gian lận thuế quy định tại Khoản 1 Điều này trong các trường hợp: vi phạm lần đầu, có tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần thứ hai, có một tình tiết giảm nhẹ.
3. Phạt tiền 2 lần tính trên số thuế trốn đối với người nộp thuế khi có một trong các hành vi trốn thuế, gian lận thuế quy định tại Khoản 1 Điều này trong các trường hợp: vi phạm lần thứ hai mà không có tình tiết giảm nhẹ hoặc vi phạm lần thứ ba và có một tình tiết giảm nhẹ.
4. Phạt tiền 2,5 lần tính trên số thuế trốn đối với người nộp thuế khi có một trong các hành vi trốn thuế, gian lận thuế quy định tại Khoản 1 Điều này trong các trường hợp: vi phạm lần thứ hai mà có một tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần thứ ba mà không có tình tiết giảm nhẹ.
5. Phạt tiền 3 lần tính trên số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế khi có một trong các hành vi trốn thuế, gian lận thuế quy định tại Khoản 1 Điều này trong các trường hợp: vi phạm lần thứ hai mà có từ hai tình tiết tăng nặng trở lên hoặc vi phạm lần thứ ba có tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm từ lần thứ tư trở đi.
6. Các hành vi trốn thuế, gian lận thuế bị xử phạt quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều này còn bị buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là nộp đủ số tiền thuế trốn, gian lận vào ngân sách nhà nước.
Số tiền thuế trốn, gian lận theo quy định tại Điều này là số tiền thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật mà người nộp thuế bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện và xác định trong biên bản, kết luận kiểm tra, thanh tra.
7. Các hành vi vi phạm quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g, h, i, k, Khoản 1 Điều này bị phát hiện trong thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế hoặc bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, nhưng không làm giảm số thuế phải nộp hoặc chưa được hoàn, không làm tăng số thuế miễn, giảm và không thuộc trường hợp bị xử phạt đối với hành vi trốn thuế thì bị xử phạt về hành vi vi phạm về thủ tục thuế theo quy định tại Khoản 4 Điều 8 hoặc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán.
8. Trường hợp người nộp thuế đang thuộc diện được miễn thuế, được hoàn thuế theo quy định của pháp luật, kê khai không đúng căn cứ xác định số thuế được miễn, số thuế được hoàn nhưng không làm thiệt hại đến số thuế của ngân sách nhà nước thì không bị xử phạt đối với hành vi trốn thuế mà xử phạt về hành vi vi phạm về thủ tục thuế quy định ở Điều 8 Thông tư này với mức phạt cao nhất.
9. Trường hợp, người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, đã tự giác nộp đầy đủ số tiền thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế thì bị xử phạt về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế quy định Khoản 6, Điều 9 Thông tư này. Trường hợp, người nộp thuế đã nộp hồ sơ khai thuế nhưng khai sai, gian lận thuế dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp, gian lận, trốn thuế thì ngoài việc bị xử phạt về thủ tục thuế còn bị xử phạt về khai thiếu thuế hoặc trốn thuế theo quy định tại Điều 12, Điều 13 Thông tư này.
10. Trường hợp người nộp thuế nộp thuế theo phương pháp kê khai đang trong thời hạn hưởng ưu đãi miễn thuế thu nhập doanh nghiệp bị phát hiện có hành vi vi phạm như khai sai làm tăng khống chi phí để tăng số lỗ, để giảm lãi; giảm chi phí để tăng lãi và xác định không đúng các điều kiện để được hưởng miễn thuế thu nhập doanh nghiệp thì:
a) Nếu vi phạm được kiểm tra phát hiện ngay trong thời gian đang được ưu đãi miễn thuế thu nhập doanh nghiệp thì không xử phạt về hành vi trốn thuế mà thực hiện xử phạt vi phạm về thủ tục thuế hoặc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán;
b) Nếu vi phạm chưa được kiểm tra phát hiện mà cá nhân, tổ chức không tự điều chỉnh hậu quả làm giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp của năm tiếp sau khi hết thời hạn được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp thì bị xử phạt về hành vi trốn thuế.
1. Tổ chức tín dụng không thực hiện trách nhiệm trích chuyển tiền từ tài khoản của người nộp thuế vào tài khoản của ngân sách nhà nước đối với số tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt phải nộp của người nộp thuế theo quyết định cưỡng chế của cơ quan thuế thì bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế trong trường hợp: tại thời điểm đó, tài khoản của người nộp thuế có số dư mà người nộp thuế phải nộp theo quyết định cưỡng chế của cơ quan thuế.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hết hạn trích tiền từ tài khoản của người nộp thuế mở tại tổ chức tín dụng, cơ quan thuế phải lập biên bản vi phạm hành chính về thuế và ra quyết định xử phạt đối với tổ chức tín dụng. Mức xử phạt tương ứng số tiền không trích chuyển vào tài khoản của ngân sách nhà nước theo quyết định cưỡng chế. Trường hợp này, cơ quan thuế vẫn phải áp dụng các biện pháp nhằm thu đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt đối với người nộp thuế còn nợ.
2. Tổ chức tín dụng không bị xử phạt trong trường hợp tại thời điểm đó, tài khoản tiền gửi của người nộp thuế không còn số dư hoặc đã trích chuyển toàn bộ số dư tài khoản của người nộp thuế vào tài khoản của ngân sách nhà nước nhưng vẫn không đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt mà người nộp thuế phải nộp.
Khi nhận được quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế tổ chức tín dụng phải lập văn bản xác nhận về số dư tài khoản tiền gửi của đối tượng bị cưỡng chế hoặc không còn số dư tiền gửi và gửi cơ quan thuế ra quyết định cưỡng chế biết trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định cưỡng chế của cơ quan thuế.
1. Tổ chức, cá nhân liên quan có hành vi thông đồng, bao che người nộp thuế trốn thuế, gian lận thuế, không thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế (trừ hành vi không trích chuyển tiền từ tài khoản của người nộp thuế quy định tại Điều 14 Thông tư này) thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị phạt tiền, cụ thể như sau:
a) Phạt tiền 3.750.000 đồng đối với cá nhân, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt tiền tối thiểu không thấp hơn 2.500.000 đồng, nếu có tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền tối đa không vượt quá 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền 7.500.000 đồng đối với tổ chức, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt tiền tối thiểu không thấp hơn 5.000.000 đồng, nếu có tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền tối đa không vượt quá 10.000.000 đồng.
2. Tổ chức, cá nhân không cung cấp hoặc cung cấp không chính xác thông tin liên quan đến nghĩa vụ thuế của người nộp thuế; tài khoản của đối tượng nợ thuế tại tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước theo quy định của Luật quản lý thuế thì bị xử phạt theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Bên bảo lãnh việc thực hiện nghĩa vụ thuế phải nộp thay tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt (nếu có) cho người nộp thuế theo nội dung cam kết tại văn bản bảo lãnh trong trường hợp người nộp thuế không nộp các khoản nêu trên vào tài khoản của ngân sách nhà nước.
Căn cứ hồ sơ bảo lãnh nộp thuế, cơ quan thuế thông báo số tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt (nếu có), thời hạn nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp cho bên bảo lãnh biết để thực hiện nộp vào ngân sách nhà nước thay cho người được bảo lãnh.
Trường hợp, đến thời hạn nộp tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt mà người nộp thuế không thực hiện nộp tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt (nếu có) vào ngân sách nhà nước, bên bảo lãnh chưa nộp thay tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt (nếu có) cho người nộp thuế theo cam kết tại văn bản bảo lãnh thì bên bảo lãnh phải trả tiền chậm nộp theo mức 0,07%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp, 0,05%/ngày tính trên số tiền phạt chậm nộp và bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định của pháp luật.
TAX OFFENSES, PENALTIES, AND REMEDIAL MEASURES
Section 1. ADMINISTRATIVE PENALTIES INCURRED BY TAXPAYER
Article 7. Penalties for late submission of applications for tax registration, notification of changes to information in the application for tax registration (hereinafter referred to as notification of information adjustment)
1. A warning shall be issued if the application for tax registration or notification of information adjustment is submitted 01 – 10 days behind schedule, provided there are mitigating circumstances.
2. A fine of VND 700,000 shall be imposed if the application for tax registration or notification of information adjustment is submitted 01 – 30 days behind deadline except for the case in Clause 1 of this Article. The fine shall not fall below VND 400,000 if there are mitigating circumstances, and shall not exceed VND 1,000,000 if there are aggravating circumstances.
3. The following violations shall incur a fine of VND 1,400,000 (the fine shall not fall below VND 800,000 if there are mitigating circumstances, and shall not exceed VND 2,000,000 if there are aggravating circumstances):
a) Application for tax registration or notification of information adjustment is submitted more than 30 days behind deadline.
b) Notification of information adjustment is not submitted.
c) Application for tax registration is not submitted but additional tax is not incurred.
Article 8. Fines for failure to provide sufficient information in tax documents
1. A fine of VND 700,000 shall be imposed for providing insufficient or incorrect information serving determination of tax liability on the statements of invoices, purchases, sales, or on other documents related to tax liability when making the tax declaration (the fine shall not fall below VND 400,000 if there are mitigating circumstances, and shall not exceed VND 1,000,000 if there are aggravating circumstances).
2. A fine of VND 1,050,000 shall be imposed for providing insufficient or incorrect information serving determination of tax liability on invoices and other documents related to tax liability when making the tax declaration (the fine shall not fall below VND 600,000 if there are mitigating circumstances, and shall not exceed VND 1,500,000 if there are aggravating circumstances).
3. A fine of VND 1,400,000 shall be imposed for providing insufficient or incorrect information serving determination of tax liability on the tax declaration or terminal tax declaration (the fine shall not fall below VND 800,000 if there are mitigating circumstances, and shall not exceed VND 2,000,000 if there are aggravating circumstances).
4. The following violations shall incur a fine of VND 2,100,000 (the fine shall not fall below VND 1,200,000 if there are mitigating circumstances, and shall not exceed VND 3,000,000 if there are aggravating circumstances):
a) The violations prescribed in Clause 4 Article 12 and Clause 4 Article 13 of this Circular are committed.
b) Tax in the quarterly tax declaration is understated but the deadline for submitting the annual tax declaration has not expired.
Article 9. Fines for late submission of tax declarations
1. A warning shall be issued if the tax declaration is submitted 01 to 05 days behind deadline with mitigating circumstances.
2. A fine of VND 700,000 shall be imposed the tax declaration is submitted to the tax authority 01 – 10 days behind deadline except for the case in Clause 1 of this Article (the fine shall not fall below VND 400,000 if there are mitigating circumstances, and shall not exceed VND 1,000,000 if there are aggravating circumstances).
3. A fine of VND 1,400,000 shall be imposed the tax declaration is submitted to the tax authority > 10 to 20 days behind deadline (the fine shall not fall below VND 800,000 if there are mitigating circumstances, and shall not exceed VND 2,000,000 if there are aggravating circumstances).
4. A fine of VND 2,100,000 shall be imposed the tax declaration is submitted to the tax authority > 20 to 30 days behind deadline (the fine shall not fall below VND 1,200,000 if there are mitigating circumstances, and shall not exceed VND 3,000,000 if there are aggravating circumstances).
5. A fine of VND 2,800,000 shall be imposed the tax declaration is submitted to the tax authority > 30 to 40 days behind deadline (the fine shall not fall below VND 1,600,000 if there are mitigating circumstances, and shall not exceed VND 4,000,000 if there are aggravating circumstances).
6. The following violations shall incur a fine of VND 3,500,000 (the fine shall not fall below VND 2,000,000 if there are mitigating circumstances, and shall not exceed VND 5,000,000 if there are aggravating circumstances):
a) The tax declaration is submitted >40 to 90 days behind deadline.
b) The tax declaration is submitted > 90 days behind deadline but no additional tax is incurred or in the event defined in Clause 9 Article 13 of this Circular.
c) The tax declaration is not submitted but no additional tax is incurred (unless, by law, the submission of tax declarations is not required).
d) The quarterly tax declaration is not submitted after 90 days from the deadline, but the deadline for submitting the annual tax declaration has not expired.
7. The deadlines for submitting declarations in this Article include the extended deadline under decisions of competent authorities.
8. The fines in this Article shall not apply if the extended deadline for submitting tax declarations or for paying tax has not expired.
9. Taxpayers that submit their tax declarations late shall incur the penalties prescribed in Clauses 1, 2, 3, 4, 5, 6 of this Article. If their violations lead to late tax payment, an interest on late payment of tax shall be paid as prescribed in Article 106 of the Law on Tax administration and its guiding documents.
Where the tax declaration is submitted late and the tax authority has issued a decision on tax imposition: If the taxpayer submits a valid tax declaration and accurately determines the tax payable of the period within 90 days form the deadline for submitting the tax declaration, the tax authority shall impose a penalty for late submission of the tax declaration as prescribed in Clauses 1, 2, 3, 4, 5, and 6 of this Article and also impose an interest on late payment of tax. The decision on tax imposition shall be annulled.
Article 10. Penalties for violations against the laws on provision of information related to determination of tax liability, which are not considered understatement of tax, tax evasion, or tax avoidance
1. The following violations shall incur a fine of VND 700,000 (the fine shall not fall below VND 400,000 if there are mitigating circumstances, and shall not exceed VND 1,000,000 if there are aggravating circumstances):
a) Information, materials, legal documents related to tax registration is provided ≥ days behind the deadline notified by the tax authority.
b) Information, materials, accounting books related to determination of tax liability is provided ≥ days behind the deadline notified by the tax authority.
c) Incorrect information, materials, accounting books related to determination of tax liability is provided after the deadline notified by the tax authority.
2. The following violations shall incur a fine of VND 1,400,000 (the fine shall not fall below VND 800,000 if there are mitigating circumstances, and shall not exceed VND 2,000,000 if there are aggravating circumstances):
a) Information, materials, accounting books related to determination of tax liability, account numbers, deposit account balance are insufficient or inaccurate.
b) Information and data related to determination of tax liability provided to tax authority is not correct or sufficient, but tax payable is not reduced.
c) Information and documents about deposit accounts at credit institutions, State Treasuries, debts payable by third parties are not sufficiently or not correctly provided within 03 working days from the day on which they are requested by tax authority.
Article 11. Penalties for failure to implement decisions on tax inspection or enforcement of administrative decisions on taxation
1. The following violations shall incur a fine of VND 1,400,000 (the fine shall not fall below VND 800,000 if there are mitigating circumstances, and shall not exceed VND 2,000,000 if there are aggravating circumstances):
a) Refusing to receive the decisions on tax inspection or enforcement of administrative decisions on taxation.
b) Failure to implement the decision on tax inspection within 03 working days from the deadline.
c) Refusing, delaying, or avoiding providing documents, invoices, accounting books related to tax liability within 06 working days from the receipt of the request from the competent authority or during the inspection at the taxpayer’ premises.
d) Providing incorrect information, documents, accounting books related to determination of tax liability at the request of the competent authority during the inspection at the taxpayer’ premises.
2. The following violations shall incur a fine of VND 3,500,000 (the fine shall not fall below VND 2,000,000 if there are mitigating circumstances, and shall not exceed VND 5,000,000 if there are aggravating circumstances):
a) Failure to provide information, documents, accounting books related to determination of tax liability at the request of the competent authority during the inspection at the taxpayer’ premises.
b) Failure to implement or correctly implement the decision to seal documents, safes, warehouses, materials, plants to verify tax liability.
c) Break or change the seal fixed by competent authorities to verify tax liability without permission.
d) Failure to sign the inspection record within 05 working days from the receipt of the inspection record.
dd) Failure to implement the conclusion or decision to enforce administrative decisions on taxation of competent authorities.
Article 12. Penalties for understatement of tax payable or overstatement of refundable tax
1. Cases of understatement of tax payable or overstatement of refundable tax:
a) Tax payable is understated, or refundable tax, exempt tax, or reduced tax is overstated and the taxpayer recognizes the mistake and promptly records the operations that incur additional tax in the accounting books and invoices when making the financial statement or annual tax declaration.
b) Payable is understated, or refundable tax, exempt tax, or reduced tax is overstated and the taxpayer has not adjust the accounting books, invoices, or tax declarations. How ever, when the offense is found by a competent authority, the taxpayer promptly pays the tax arrears to government budget before the competent authority issue the tax inspection record or tax inspection conclusion.
c) Payable is understated, or refundable tax, exempt tax, or reduced tax is overstated and the taxpayer has not adjust the accounting books, invoices, or tax declarations invoices, or tax declarations. a competent authority has issue the tax inspection record or tax inspection conclusion which asserts the false statement or tax evasion. However, it is the first time the taxpayer commits an offense, there are mitigating circumstances, and the taxpayer has paid tax arrears to government budget before the competent authority issues a penalty decision, the tax authority shall impose a fine for understatement of tax payable or overstatement of refundable tax, reduced tax, or exempt tax.
d) Illegal invoices and document are used to account for purchases and reduce the amount of tax payable or increase refundable tax, reduced tax, or exempt tax. However, when the offense is found by the tax authority, the taxpayer (the buyer) presents documents and invoices proving that the seller is responsible for the illegal invoices and the purchases are adequately accounted for by the buyer as prescribed.
2. 2. The fine for the offenses mentioned in Clause 1 of this Article is 20% of the tax arrears, or the overstated refundable tax, reduced tax, or exempt tax.
3. Apart from incurring fines, the taxpayer that commits any of the violations in Clause 1 of this Article is also required to pay the tax arrears and interest on late payment of tax to government budget.
The tax authority shall determine the tax arrears, number of days of late payment, interest on late payment of tax, fine, and issue the penalty decision.
Depending on the payment date written on the payment slip certified by State Treasury or a credit institution, the tax authority shall determine the number of days of late payment.
4. If the taxpayer makes an incorrect statement prescribed in Clause 1 of this Article but it does not lead to insufficient tax payment or excess tax refund, tax reduction, or tax exemption, the penalties prescribed in Clause 4 Article 8 of this Circular shall be imposed instead of the penalties in this Article.
Article 13. Penalties for tax evasion, tax avoidance.
Any taxpayer that commits tax evasion or tax avoidance shall incur a fine that is a multiple of the tax arrears:
1. The taxpayer shall incur a fine equals (=) to the tax arrears if the taxpayer commits one of the offenses below for the first time (except for the cases of understatement of tax prescribed in Clause 1 Article 12 of this Circular) or for the second time with at least two mitigating circumstances:
a) Failure to submit the application for tax registration; Failure to submit the application for tax registration or tax declaration after 90 days from the deadline prescribed in Clauses 1, 2, 3, and 5 Article 32 of the Law on Tax administration (or from the extended deadline for submitting the tax declaration prescribed in Article 33 of the Law on Tax administration), except for the cases in Clause 6 Article 9 of this Circular and Clause 9 of this Article.
b) Using illegal invoices or documents; Using invoices illegally; using unusable invoices to declare tax to reduce tax payable or increase refundable tax, reduced tax, or exempt tax.
c) Fake a reduction in quantity of goods or supplies to reduce tax payable or increase refundable tax, reduced tax, or exempt tax.
d) Make invoices with incorrect quantities of values of sold goods/services to reduce tax payable.
dd) Failure to account for the revenues related to determination of tax payable; failure to declare tax; declaring incorrectly to reduce tax payable or increase refundable tax, reduced tax, or exempt tax.
e) Failure to issue invoices when selling goods/services, or the values written on the invoice is smaller than actual selling price of goods/services and the offense if found after the deadline for submitting the tax declaration of the period.
g) Using goods eligible for tax exemption (including tax-free goods) for purposes other than permissible purposes without informing the tax authority.
h) Falsifying tax documents or accounting books to reduce tax payable or increase refundable tax, reduced tax, or exempt tax.
i) Destroying tax documents or accounting books to reduce tax payable or increase refundable tax, reduced tax, or exempt tax.
k) Using illegal invoices and documents in other cases to declare incorrect tax payable or refundable tax; declaring incorrect tax basis to evade or avoid tax.
l) The taxpayer’s business is carried on during the suspension period.
m) Goods are transported by road without legal invoices or documents.
2. A fine that equals (=) 1.5 times the tax arrears shall be imposed if the taxpayer commits one of the offense prescribed in Clause 1 of this Article for the first time with aggravating circumstances or for the second time with one mitigating circumstance.
3. A fine that equals (=) 2 times the tax arrears shall be imposed if the taxpayer commits one of the offense prescribed in Clause 1 of this Article for the second time without any mitigating circumstance or for the third time with one mitigating circumstance.
4. A fine that equals (=) 2.5 times the tax arrears shall be imposed if the taxpayer commits one of the offense prescribed in Clause 1 of this Article for the second time without one aggravating circumstance or for the third time without any mitigating circumstance.
5. A fine that equals (=) 3 times the tax arrears shall be imposed if the taxpayer commits one of the offense prescribed in Clause 1 of this Article for the second time two or more aggravating circumstances or for the third time aggravating circumstance or for the forth time onwards.
6. The taxpayer that commits any of the offenses in Clauses 1, 2, 3, 4, 5 of this Article is also required to pay the tax arrears to government budget.
The tax arrears shall be determined by the competent authority and written in the tax inspection record.
7. If an offense prescribed in Point b, c, d, dd, e, g, h, i, or k Clause 1 of this Article is found before the deadline for submitting the tax declaration expires, or found after the said deadline but it does not lead to a reduction in tax payable or increase in exempt/reduced tax, and does not incur a penalty of tax evasion, the penalties for violations against tax procedures in Clause 4 Article 8 or penalties for accounting offenses shall apply.
8. If the taxpayer is eligible for tax exemption or tax refund as prescribed by law and fails to declare correctly the basis for determination of exempt tax or refundable tax. However, the tax payable is not reduced. In this case, the taxpayer shall only incur the maximum fine for violations against tax procedures in Article 8 of this Circular instead of incurring the penalties for tax evasion.
9. In case the taxpayer submits the tax declaration after 90 days from the deadline but has paid off tax before the tax authority issue a offence record, the taxpayer shall incur a fine for late submission of the tax declaration prescribed in Clause 6 Article 9 of this Circular. If the taxpayer has submitted the tax declaration but tax is declared incorrectly, the taxpayer shall incur penalties for understatement of tax or tax evasion prescribed in Article 12 or Article 13 of this Circular in addition to penalties for violations against tax procedures.
10. Where a taxpayer eligible for exemption of corporate income tax is found committing violations such as declaring fictitious cost increase to raise loss or reduce profit, reducing costs to raise profit, or determining incorrect conditions for exemption of corporate income tax:
a) If the offense is found during the exemption period, the taxpayer shall incur a penalty for violations against tax procedures or accounting offenses instead of penalties for tax evasion.
b) If the offense is not found and the taxpayer’s failure to rectify the offense that leads to a reduction in corporate income tax of the year succeeding the exemption period, the taxpayer shall incur penalties for tax evasion.
Section 2. ADMINISTRATIVE PENALTIES FOR TAX OFFENSES INCURRED BY CREDIT INSTITUTIONS AND RELEVANT ENTITIES
Article 14. Penalties incurred by credit institutions
1. Any credit institution that fails to transfer money from the account of a taxpayer to the account of government budget according to a decision of the tax authority to enforce the payment of tax, late payment interest, or fine shall incur a administrative penalty if the taxpayer’s account balance is sufficient to make the payment.
Within 10 days from the deadline for transferring money from the taxpayer’s account at the credit institution, the tax authority shall make a offence record and issue a decision on penalty imposition. The fine is equal the amount that is not transferred to government budget according to the decision on enforcement. In this case, the tax authority shall still take measures to collect outstanding tax, late payment interest, fines from the taxpayer.
2. If the taxpayer’s account balance is not sufficient to cover the tax, late payment interest, or fine payable, the credit institution shall not incur any penalty.
When receiving the decision on enforcement, the credit institution shall make a written confirmation of the deposit account balance of the taxpayer and notify the tax authority within 03 days from the day on which the decision on enforcement is received.
Article 15. PENALTIES INCURRED RELEVANT ENTITIES
1. Any entity that conceal the taxpayer’s tax evasion, tax avoidance, or failure to implement decisions to enforce administrative decisions on taxation (except for failure to transfer money from the taxpayer’s account prescribed in Article 14 of this Circular) shall incur a fine, which varies according to the nature and seriousness of the offense:
a) The violator that is an individual shall incur a fine of VND 3,750,000 (the fine shall not fall below VND 2,500,000 if there are mitigating circumstances, and shall not exceed VND 5,000,000 if there are aggravating circumstances);
b) The violator that is an organization shall incur a fine of VND 7,500,000 (the fine shall not fall below VND 5,000,000 if there are mitigating circumstances, and shall not exceed VND 10,000,000 if there are aggravating circumstances).
2. Any entity that fails to provide information or provide incorrect information about the taxpayer’s tax liability or account at credit institutions or State Treasuries shall incur the fines in Clause 1 of this Article.
3. The taxpayer’s guarantor shall pay the tax, late payment interest, fines (if any) on behalf of the taxpayer according to the guarantee if the taxpayer fails to pay such amounts to government budget.
The tax authority shall notify the guarantee of the tax, late payment interest, fines (if any) and payment deadline according to the guarantee documents so that the guarantee pays such amounts to government budget on behalf of the taxpayer.
If the taxpayer fails to pay tax, late payment interest, fines (if any) to government budget by the deadline and the guarantor fails to pay such amounts on behalf of the taxpayer according to the guarantee documents, the guarantee shall incur a late payment interest at 0.07% per day on the outstanding tax, 0.05% per day on the outstanding fine. The payment of such amounts shall be enforced as prescribed by law.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực