Chương II Thông tư 157/2014/TT-BTC: Quy định cụ thể
Số hiệu: | 157/2014/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Trần Xuân Hà |
Ngày ban hành: | 23/10/2014 | Ngày hiệu lực: | 23/10/2014 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | |
Lĩnh vực: | Kế toán - Kiểm toán | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
1. Đánh giá việc xây dựng, phổ biến và tổ chức thực hiện các chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng nội bộ của doanh nghiệp kiểm toán.
2. Đánh giá tình hình tuân thủ chuẩn mực nghề nghiệp, pháp luật và các quy định có liên quan trong việc cung cấp dịch vụ kiểm toán của doanh nghiệp kiểm toán và kiểm toán viên hành nghề.
3. Phát hiện, chấn chỉnh và xử lý kịp thời những sai phạm được phát hiện qua công tác kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán.
4. Góp phần sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về kiểm toán độc lập đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán.
1. Kiểm tra việc xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng nội bộ của doanh nghiệp kiểm toán.
2. Kiểm tra việc thực hiện các hợp đồng dịch vụ kiểm toán đã hoàn thành của doanh nghiệp kiểm toán và kiểm toán viên hành nghề.
3. Kiểm tra tính tuân thủ các quy định khác của pháp luật về kiểm toán độc lập và pháp luật có liên quan, bao gồm:
a) Việc đăng ký và duy trì điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán của doanh nghiệp kiểm toán;
b) Việc đăng ký và duy trì điều kiện hành nghề kiểm toán của kiểm toán viên hành nghề;
c) Việc thực hiện kiểm toán độc lập đối với đơn vị có lợi ích công chúng;
d) Việc thực hiện các nghĩa vụ của doanh nghiệp kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề và các nội dung khác có liên quan.
4. Giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về kiểm toán độc lập và pháp luật có liên quan theo quy định tại Khoản 3 Điều này.
1. Giám sát chất lượng dịch vụ kiểm toán và tình hình tuân thủ quy định pháp luật về kiểm toán độc lập
a) Đánh giá Báo cáo kết quả tự kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán hàng năm do doanh nghiệp kiểm toán gửi Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
b) Đánh giá chất lượng báo cáo kiểm toán của doanh nghiệp kiểm toán thông qua báo cáo tài chính của các đối tượng bắt buộc phải kiểm toán gửi cho Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và cơ quan liên quan theo quy định;
c) Đánh giá việc tuân thủ các quy định về đăng ký và duy trì điều kiện hành nghề kiểm toán của kiểm toán viên hành nghề và điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán của doanh nghiệp kiểm toán;
d) Giám sát thông qua các báo cáo mà doanh nghiệp kiểm toán hàng năm gửi cho Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định và các thông tin khác thu thập được trong quá trình quản lý.
2. Kiểm tra trực tiếp chất lượng dịch vụ kiểm toán
a) Cơ quan có thẩm quyền (Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước) thành lập Đoàn kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất tại các doanh nghiệp kiểm toán;
b) Kiểm tra dấu hiệu sai phạm về chất lượng dịch vụ kiểm toán đối với các doanh nghiệp kiểm toán và kiểm toán viên hành nghề;
c) Kiểm tra xác minh đơn thư, khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động kiểm toán độc lập.
Đối tượng được kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán bao gồm:
1. Doanh nghiệp kiểm toán.
2. Kiểm toán viên hành nghề.
1. Doanh nghiệp kiểm toán và kiểm toán viên hành nghề chịu trách nhiệm tự kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán do mình cung cấp.
2. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm quản lý và tổ chức thực hiện kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán.
3. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chịu trách nhiệm kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán đối với các doanh nghiệp kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán.
4. Tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tổ chức thực hiện việc kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán.
1. Trách nhiệm của doanh nghiệp kiểm toán
a) Xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán để đảm bảo các hợp đồng dịch vụ kiểm toán đều được tiến hành phù hợp với chuẩn mực nghề nghiệp, pháp luật và các quy định có liên quan;
b) Hàng năm, doanh nghiệp kiểm toán căn cứ vào quy trình kiểm tra trực tiếp chất lượng dịch vụ kiểm toán quy định tại Điều 19 Thông tư này, chuẩn mực nghề nghiệp, pháp luật và các quy định có liên quan để vận dụng vào việc tổ chức tự kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán, có kế hoạch và biện pháp sửa chữa, khắc phục các tồn tại, sai sót phát hiện qua kiểm tra. Khi kết thúc công việc tự kiểm tra, doanh nghiệp kiểm toán lập Báo cáo kết quả tự kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán theo mẫu quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Chậm nhất là ngày 31/5 hàng năm, các doanh nghiệp kiểm toán phải gửi Báo cáo kết quả tự kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán cho Bộ Tài chính. Trường hợp doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán thì Báo cáo kết quả tự kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán phải được gửi đồng thời cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
d) Ngoài việc gửi Báo cáo kết quả tự kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán nêu trên, các doanh nghiệp kiểm toán có trách nhiệm báo cáo khi có yêu cầu của Bộ Tài chính hoặc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (sau đây gọi chung là cơ quan kiểm tra) về hoạt động kiểm toán độc lập.
2. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
a) Xem xét, đánh giá Báo cáo kết quả tự kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán để giám sát việc tuân thủ chuẩn mực nghề nghiệp, pháp luật và các quy định có liên quan của doanh nghiệp kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề;
b) Thông báo danh sách doanh nghiệp kiểm toán được kiểm tra trực tiếp chất lượng dịch vụ kiểm toán hàng năm cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán;
c) Huy động kiểm toán viên hành nghề và các chuyên gia có kinh nghiệm, chuyên môn phù hợp tham gia Đoàn kiểm tra và thành lập Đoàn kiểm tra tại các doanh nghiệp kiểm toán thuộc đối tượng kiểm tra của Bộ Tài chính;
d) Xây dựng, ban hành và cập nhật các tài liệu hướng dẫn kiểm tra để phục vụ cho việc kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán tại các doanh nghiệp kiểm toán thuộc đối tượng kiểm tra của Bộ Tài chính. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ kiểm tra cho các thành viên tham gia Đoàn kiểm tra do Bộ Tài chính huy động;
đ) Ra quyết định kiểm tra và tổ chức thực hiện việc kiểm tra trực tiếp tại các doanh nghiệp kiểm toán, ngoại trừ các doanh nghiệp kiểm toán đã được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trực tiếp kiểm tra;
e) Lập Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm tra và Báo cáo tổng hợp các sai phạm phát hiện qua kiểm tra đối với các cuộc kiểm tra trực tiếp định kỳ tại các doanh nghiệp kiểm toán thuộc đối tượng kiểm tra của Bộ Tài chính;
g) Xử lý sai phạm qua kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán theo thẩm quyền hoặc chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật;
h) Theo dõi, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các kiến nghị sau kiểm tra của doanh nghiệp kiểm toán và kiểm toán viên hành nghề thuộc đối tượng kiểm tra của Bộ Tài chính;
i) Tổ chức trao đổi, phổ biến, rút kinh nghiệm qua kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán hàng năm cho kiểm toán viên hành nghề và doanh nghiệp kiểm toán thuộc đối tượng kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán của Bộ Tài chính.
3. Trách nhiệm của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
a) Xem xét, đánh giá Báo cáo kết quả tự kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán để giám sát việc tuân thủ chuẩn mực nghề nghiệp, pháp luật và các quy định có liên quan của doanh nghiệp kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán;
b) Đề xuất danh sách các doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán được kiểm tra trực tiếp chất lượng dịch vụ kiểm toán gửi Bộ Tài chính phê duyệt;
c) Huy động kiểm toán viên hành nghề và các chuyên gia có kinh nghiệm và chuyên môn phù hợp để tham gia Đoàn kiểm tra và thành lập Đoàn kiểm tra tại các doanh nghiệp kiểm toán thuộc đối tượng kiểm tra của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
d) Xây dựng, cập nhật các tài liệu hướng dẫn kiểm tra để phục vụ cho việc kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán tại các doanh nghiệp kiểm toán thuộc đối tượng kiểm tra của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ kiểm tra cho các thành viên tham gia Đoàn kiểm tra do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước huy động;
đ) Ra quyết định kiểm tra và tổ chức thực hiện việc kiểm tra trực tiếp tại các doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán trên cơ sở danh sách doanh nghiệp kiểm toán được kiểm tra đã được Bộ Tài chính phê duyệt;
e) Lập Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm tra và Báo cáo tổng hợp các sai phạm phát hiện qua kiểm tra đối với các cuộc kiểm tra trực tiếp định kỳ tại các doanh nghiệp kiểm toán thuộc đối tượng kiểm tra của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và gửi các báo cáo này cho Bộ Tài chính chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày kết thúc hoạt động kiểm tra trực tiếp tại các doanh nghiệp kiểm toán;
g) Xử lý các sai phạm phát hiện qua kiểm tra theo thẩm quyền quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Trường hợp vượt thẩm quyền phải báo cáo Bộ Tài chính để xử lý;
h) Theo dõi, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các kiến nghị sau kiểm tra của các doanh nghiệp kiểm toán thuộc đối tượng kiểm tra của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
i) Tổ chức trao đổi, phổ biến, rút kinh nghiệm qua kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán hàng năm cho kiểm toán viên hành nghề và doanh nghiệp kiểm toán thuộc đối tượng kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
4. Trách nhiệm của Tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán
a) Cử cán bộ có kinh nghiệm và chuyên môn phù hợp tham gia Đoàn kiểm tra khi có yêu cầu của Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
b) Phối hợp với cơ quan kiểm tra xây dựng, cập nhật các tài liệu hướng dẫn kiểm tra trực tiếp chất lượng dịch vụ kiểm toán;
c) Phối hợp với cơ quan kiểm tra tổ chức tập huấn nghiệp vụ kiểm tra cho các thành viên tham gia Đoàn kiểm tra;
d) Phối hợp với cơ quan kiểm tra tổ chức trao đổi, phổ biến, rút kinh nghiệm qua kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán hàng năm cho kiểm toán viên hành nghề và doanh nghiệp kiểm toán;
đ) Thực hiện kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán đối với các hội viên của mình theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán;
e) Chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các kiến nghị sau kiểm tra của các đối tượng được kiểm tra là hội viên của Tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán.
1. Chi phí kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán do ngân sách nhà nước đảm bảo theo chế độ quy định.
2. Nội dung các khoản chi phí liên quan đến hoạt động kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán, bao gồm:
a) Các khoản chi công tác phí cho cá nhân tham gia Đoàn kiểm tra là cán bộ, công chức của Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước được thực hiện theo chế độ quy định.
Đối với các khoản chi cho thành viên Đoàn kiểm tra là cán bộ huy động từ Tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề huy động từ doanh nghiệp kiểm toán và các đối tượng khác do Bộ Tài chính (hoặc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước) chi trả và áp dụng như chế độ quy định đối với cán bộ, công chức Nhà nước;
b) Các khoản chi phí có liên quan cho thành viên hội đồng chuyên môn để tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Tài chính trong việc xử lý các kiến nghị về báo cáo kiểm toán và chất lượng kiểm toán, về kết quả kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán;
c) Các khoản chi khác thực tế phát sinh có liên quan đến hoạt động kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo chế độ quy định.
3. Việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán các khoản chi cho hoạt động kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán được thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và văn bản hướng dẫn Luật ngân sách nhà nước.
1. Phạm vi kiểm tra trực tiếp định kỳ chất lượng dịch vụ kiểm toán:
a) Bao quát được các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ kiểm toán và các yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán theo quy định của Chuẩn mực kiểm soát chất lượng số 1 (VSQC1);
b) Bao quát được các dịch vụ kiểm toán mà doanh nghiệp kiểm toán cung cấp;
c) Các hợp đồng dịch vụ kiểm toán được lựa chọn để kiểm tra phải là các hồ sơ kiểm toán đã phát hành báo cáo kiểm toán trong khoảng thời gian tính từ khi thành lập doanh nghiệp kiểm toán (đối với doanh nghiệp kiểm toán kiểm tra lần đầu) hoặc từ lần kiểm tra gần nhất đến thời điểm kiểm tra đồng thời có thể đánh giá được chất lượng dịch vụ kiểm toán của doanh nghiệp kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề;
d) Tài liệu kiểm tra bao gồm các tài liệu liên quan đến việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán của doanh nghiệp kiểm toán; tài liệu, hồ sơ kiểm toán; tài liệu kế toán; các chính sách liên quan đến nhân sự, Biên bản họp Hội đồng thành viên, kế hoạch của Ban Giám đốc doanh nghiệp kiểm toán và các tài liệu, hồ sơ khác có liên quan;
đ) Phạm vi kiểm tra không bao gồm các vấn đề không liên quan đến chất lượng dịch vụ kiểm toán và tính tuân thủ pháp luật về kiểm toán độc lập, pháp luật về chứng khoán của doanh nghiệp kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề.
2. Yêu cầu của quá trình kiểm tra trực tiếp chất lượng dịch vụ kiểm toán:
a) Tuân thủ các quy định của pháp luật về kiểm toán độc lập, pháp luật về chứng khoán;
b) Đảm bảo tính độc lập về quyền và lợi ích giữa các thành viên Đoàn kiểm tra và Trưởng Đoàn kiểm tra với các đối tượng được kiểm tra;
c) Đảm bảo tính khách quan từ việc tổ chức thực hiện các nghiệp vụ kiểm tra đến việc đưa ra kết luận về kết quả kiểm tra;
d) Được tiến hành trên cơ sở tuân thủ các yêu cầu về bảo mật theo quy định của pháp luật về kiểm toán độc lập, chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan;
đ) Sau mỗi cuộc kiểm tra trực tiếp tại từng doanh nghiệp kiểm toán, Đoàn kiểm tra phải lập Báo cáo kết quả kiểm tra. Các nội dung đánh giá, kết luận về kết quả kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán phải trên cơ sở xem xét, đánh giá và xét đoán chuyên môn của các thành viên tham gia Đoàn kiểm tra và phải được nêu rõ ràng trong Báo cáo kết quả kiểm tra. Kết luận kiểm tra về hạn chế, sai sót của đối tượng được kiểm tra phải có đầy đủ bằng chứng thích hợp chứng minh.
1. Quyền của đối tượng được kiểm tra
a) Thông báo bằng văn bản với cơ quan kiểm tra, Trưởng Đoàn kiểm tra khi có căn cứ cho rằng Trưởng Đoàn kiểm tra hoặc thành viên Đoàn kiểm tra vi phạm tính độc lập;
b) Giải trình, kiến nghị với cơ quan kiểm tra về những nội dung còn có ý kiến khác nhau trong kết luận kiểm tra của Đoàn kiểm tra.
2. Nghĩa vụ của đối tượng được kiểm tra
a) Phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho Đoàn kiểm tra thực hiện công việc kiểm tra;
b) Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác, trung thực các tài liệu, thông tin cần thiết có liên quan đến nội dung kiểm tra theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 11 Thông tư này;
c) Bố trí kiểm toán viên hành nghề và những người có trách nhiệm liên quan làm việc với Đoàn kiểm tra;
d) Trao đổi với Đoàn kiểm tra về tình hình doanh nghiệp và giải trình, cung cấp thông tin về các vấn đề Đoàn kiểm tra yêu cầu;
đ) Ký báo cáo kết quả kiểm tra ngay khi kết thúc cuộc kiểm tra;
e) Thực hiện kết luận của Đoàn kiểm tra, thực hiện biện pháp khắc phục các sai sót, tồn tại được phát hiện trong quá trình kiểm tra.
1. Kiểm tra định kỳ:
a) Kiểm tra ít nhất 3 năm một lần đối với doanh nghiệp kiểm toán thuộc đối tượng được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán;
b) Kiểm tra ít nhất 4 năm một lần đối với doanh nghiệp kiểm toán thuộc đối tượng được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng khác (không bao gồm các doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán);
c) Kiểm tra ít nhất 5 năm một lần đối với các doanh nghiệp kiểm toán không thuộc đối tượng quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này;
d) Trường hợp kết quả kiểm tra trực tiếp định kỳ chất lượng dịch vụ kiểm toán của doanh nghiệp kiểm toán có ý kiến kết luận chất lượng dịch vụ kiểm toán xếp loại 3 “Chất lượng dịch vụ kiểm toán không đạt yêu cầu” hoặc xếp loại 4 “Chất lượng dịch vụ kiểm toán yếu kém, có sai sót nghiêm trọng” thì doanh nghiệp kiểm toán đó sẽ được kiểm tra lại ngay từ 1 đến 2 năm sau đó.
2. Kiểm tra đột xuất:
Doanh nghiệp kiểm toán có thể được kiểm tra đột xuất khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có dấu hiệu sai phạm về kết quả dịch vụ kiểm toán hoặc có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng chuẩn mực nghề nghiệp, pháp luật và các quy định có liên quan trong quá trình hoạt động và cung cấp dịch vụ kiểm toán;
b) Cung cấp hợp đồng dịch vụ kiểm toán có khả năng dẫn đến rủi ro kiểm toán lớn, thay thế cho hợp đồng dịch vụ kiểm toán do một doanh nghiệp kiểm toán khác cung cấp cho cùng một khách hàng mà không có lý do chính đáng;
c) Có tranh chấp lớn giữa các thành viên góp vốn hoặc biến động lớn về kiểm toán viên hành nghề của doanh nghiệp kiểm toán dẫn đến có khả năng ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng dịch vụ kiểm toán của doanh nghiệp kiểm toán;
d) Có thông tin phản ánh, tố giác về hành vi cạnh tranh không lành mạnh để thu hút khách hàng hoặc làm tổn hại đến lợi ích của các doanh nghiệp kiểm toán khác.
3. Doanh nghiệp kiểm toán đã được kiểm tra đột xuất thì có thể không được tiếp tục kiểm tra định kỳ ngay trong năm đó hoặc kiểm tra định kỳ có thể kết hợp với kiểm tra đột xuất để xác minh những vấn đề nêu tại Khoản 2 Điều này.
1. Việc kiểm tra trực tiếp định kỳ chất lượng dịch vụ kiểm toán tại các doanh nghiệp kiểm toán được thực hiện vào quý III hoặc quý IV hàng năm. Trường hợp có sự thay đổi so với thời gian trên, Bộ Tài chính có thông báo cụ thể.
2. Thời gian cho một cuộc kiểm tra trực tiếp chất lượng dịch vụ kiểm toán tối đa là 07 ngày làm việc. Khi cần kéo dài thời gian cho một cuộc kiểm tra do vấn đề phức tạp, Trưởng Đoàn kiểm tra báo cáo với cơ quan ra quyết định kiểm tra xem xét, quyết định.
1. Cơ quan kiểm tra phải thành lập Đoàn kiểm tra cho từng cuộc kiểm tra trực tiếp tại doanh nghiệp kiểm toán thuộc đối tượng kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán của đơn vị mình.
2. Thành phần Đoàn kiểm tra bao gồm Trưởng Đoàn kiểm tra và các thành viên. Số lượng thành viên tham gia Đoàn kiểm tra tùy thuộc vào quy mô của cuộc kiểm tra. Thành viên Đoàn kiểm tra được huy động từ Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán và các doanh nghiệp kiểm toán.
3. Thành viên Đoàn kiểm tra và Trưởng Đoàn kiểm tra phải có trình độ và kinh nghiệm theo quy định tại Điều 16 Thông tư này.
4. Thành viên Đoàn kiểm tra và Trưởng Đoàn kiểm tra không được tham gia kiểm tra trực tiếp tại doanh nghiệp kiểm toán khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Là thành viên sáng lập hoặc góp vốn vào doanh nghiệp kiểm toán được kiểm tra;
b) Là thành viên trong Ban Giám đốc của doanh nghiệp kiểm toán được kiểm tra;
c) Có mối quan hệ lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp đáng kể với đối tượng được kiểm tra;
d) Có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột (của mình hoặc của vợ hoặc chồng) có mối quan hệ lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp đáng kể với đối tượng được kiểm tra hoặc là thành viên Ban Giám đốc của doanh nghiệp kiểm toán được kiểm tra;
đ) Đã từng làm việc tại doanh nghiệp kiểm toán được kiểm tra và đã thôi việc tại doanh nghiệp đó mà thời gian tính từ thời điểm thôi việc đến thời điểm ra quyết định thành lập Đoàn kiểm tra chưa đủ tròn 24 tháng.
1. Thành viên Đoàn kiểm tra (trừ cán bộ của Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước) phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có chứng chỉ kiểm toán viên và có tối thiểu 36 tháng kinh nghiệm thực tế hành nghề kiểm toán hoặc đã có 3 năm kinh nghiệm tham gia Đoàn kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán kể từ khi được cấp chứng chỉ kiểm toán viên tính đến thời điểm thành lập Đoàn kiểm tra. Doanh nghiệp kiểm toán cử kiểm toán viên hành nghề tham gia Đoàn kiểm tra phải có kết quả kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán đạt yêu cầu trở lên trong lần kiểm tra gần nhất;
Trường hợp kiểm tra tại các doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thì thành viên tham gia Đoàn kiểm tra phải là người đã hoặc đang là thành viên Ban giám đốc doanh nghiệp kiểm toán phụ trách tổng thể hợp đồng dịch vụ hoặc người có trình độ tương đương, có thời gian thực tế hành nghề kiểm toán hoặc soát xét chất lượng kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng tối thiểu 24 tháng kể từ khi được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận được kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng đến thời điểm thành lập Đoàn kiểm tra;
b) Có hiểu biết về chuẩn mực nghề nghiệp, pháp luật và các quy định có liên quan áp dụng cho loại dịch vụ được kiểm tra và có kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực, ngành nghề liên quan đến các hợp đồng dịch vụ mà mình kiểm tra;
c) Có đạo đức nghề nghiệp, độc lập, trung thực, khách quan, có tinh thần trách nhiệm cao;
d) Đã hoàn thành khoá tập huấn về quy trình, thủ tục, nghiệp vụ kiểm tra do cơ quan kiểm tra tổ chức, trong đó thời lượng tập huấn bắt buộc là 16 giờ đối với thành viên lần đầu tham gia Đoàn kiểm tra và 8 giờ đối với thành viên đã có kinh nghiệm tham gia Đoàn kiểm tra các năm trước; Số giờ tập huấn được tính vào số giờ cập nhật kiến thức bắt buộc hàng năm của kiểm toán viên hành nghề;
đ) Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập, chứng khoán hoặc kỷ luật của Tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán trong thời hạn 03 năm gần nhất tính đến thời điểm thành lập Đoàn kiểm tra.
2. Trưởng Đoàn kiểm tra do cơ quan kiểm tra bố trí phù hợp với từng cuộc kiểm tra.
1. Quyền của thành viên Đoàn kiểm tra:
a) Yêu cầu đối tượng được kiểm tra cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu, thông tin, bố trí thời gian làm việc và giải trình về những vấn đề thuộc phạm vi kiểm tra được phân công;
b) Kiểm tra, đối chiếu, xác minh các thông tin có liên quan ở trong và ngoài doanh nghiệp kiểm toán được kiểm tra trong quá trình thực hiện kiểm tra theo phân công của Trưởng Đoàn kiểm tra;
c) Đưa ra các kết luận, kiến nghị trong phạm vi được phân công kiểm tra;
d) Bảo lưu ý kiến của mình về kết quả kiểm tra trong trường hợp các ý kiến này khác với các kết luận, kiến nghị trong Báo cáo kết quả kiểm tra;
đ) Lập Biên bản vi phạm hành chính theo thẩm quyền quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
2. Nghĩa vụ của thành viên Đoàn kiểm tra:
a) Ký cam kết bằng văn bản về tính độc lập và bảo mật thông tin với đối tượng được kiểm tra theo quy định tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này đồng thời phải đảm bảo tuân thủ các cam kết đó;
b) Từ chối thực hiện kiểm tra nếu xét thấy không đảm bảo tính độc lập, không đủ năng lực chuyên môn, không đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 Thông tư này;
c) Thực hiện công việc theo phân công của Trưởng Đoàn kiểm tra một cách chính trực, khách quan, trung thực, vô tư, duy trì sự thận trọng nghề nghiệp;
d) Thu thập đầy đủ bằng chứng thích hợp để làm cơ sở hình thành kết luận kiểm tra về nội dung công việc theo phân công của Trưởng Đoàn kiểm tra. Báo cáo kịp thời với Trưởng Đoàn kiểm tra về các tồn tại, sai sót phát hiện qua kiểm tra;
đ) Không được chuyển giao nhiệm vụ cho người khác khi chưa được sự đồng ý của Trưởng Đoàn kiểm tra;
e) Tham gia các cuộc họp giữa Đoàn kiểm tra với đối tượng được kiểm tra về các vấn đề liên quan đến nội dung thuộc phạm vi được phân công kiểm tra;
g) Ký Báo cáo kết quả kiểm tra và các tài liệu khác có liên quan đến công việc đã thực hiện theo phân công của Trưởng Đoàn kiểm tra;
h) Không được tiết lộ thông tin về hồ sơ, tài liệu kiểm tra trừ trường hợp theo quy định của pháp luật;
i) Tuân thủ các quy định về kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán tại Thông tư này.
1. Quyền của Trưởng Đoàn kiểm tra:
Ngoài các quyền của thành viên Đoàn kiểm tra quy định tại Khoản 1 Điều 17 Thông tư này, Trưởng Đoàn kiểm tra còn có các quyền sau:
a) Phân công nhiệm vụ và điều phối công việc cho các thành viên Đoàn kiểm tra để thực hiện kế hoạch kiểm tra;
b) Yêu cầu đối tượng được kiểm tra bố trí nhân sự phối hợp làm việc theo kế hoạch kiểm tra;
c) Được kiến nghị với cơ quan kiểm tra về việc xử lý các sai phạm phát hiện qua kiểm tra.
2. Nghĩa vụ của Trưởng Đoàn kiểm tra:
Ngoài các nghĩa vụ của thành viên Đoàn kiểm tra quy định tại Khoản 2 Điều 17 Thông tư này, Trưởng Đoàn kiểm tra còn có các nghĩa vụ sau:
a) Tổ chức cuộc kiểm tra cho phù hợp với đối tượng được kiểm tra;
b) Chỉ đạo việc thu thập, kiểm tra, soát xét và xử lý tất cả các tài liệu liên quan, đảm bảo thu thập và lưu giữ đầy đủ bằng chứng thích hợp về các công việc Đoàn kiểm tra đã thực hiện làm cơ sở đưa ra kết luận kiểm tra;
c) Giám sát việc thực hiện công việc được phân công của các thành viên Đoàn kiểm tra, làm đầu mối trao đổi các vấn đề phát hiện trong quá trình kiểm tra với đối tượng được kiểm tra;
d) Báo cáo kịp thời với cơ quan kiểm tra khi có thông báo của doanh nghiệp kiểm toán được kiểm tra về việc Trưởng Đoàn kiểm tra hoặc thành viên Đoàn kiểm tra vi phạm tính độc lập hoặc khi có bất đồng giữa thành viên Đoàn kiểm tra với đối tượng được kiểm tra trong thời gian kiểm tra hoặc báo cáo khi có yêu cầu từ cơ quan kiểm tra;
đ) Lập, ký Báo cáo kết quả kiểm tra và chịu trách nhiệm tổng thể về tính trung thực, khách quan của kết quả kiểm tra.
1. Quy trình kiểm tra trực tiếp định kỳ chất lượng dịch vụ kiểm toán gồm 4 giai đoạn:
a) Giai đoạn chuẩn bị kiểm tra;
b) Giai đoạn thực hiện kiểm tra;
c) Giai đoạn kết thúc kiểm tra;
d) Giai đoạn sau kiểm tra.
Quy trình kiểm tra trực tiếp định kỳ chất lượng dịch vụ kiểm toán được quy định cụ thể tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Đối với các cuộc kiểm tra đột xuất chất lượng dịch vụ kiểm toán tại các doanh nghiệp kiểm toán quy định tại Khoản 2 Điều 13 Thông tư này được vận dụng quy trình kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này cho phù hợp với mục đích, yêu cầu từng cuộc kiểm tra.
1. Cơ quan kiểm tra chịu trách nhiệm xây dựng, ban hành và cập nhật các tài liệu hướng dẫn kiểm tra để phục vụ cho việc kiểm tra trực tiếp chất lượng dịch vụ kiểm toán tại các doanh nghiệp kiểm toán thuộc đối tượng kiểm tra của đơn vị mình.
2. Tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán phối hợp với cơ quan kiểm tra xây dựng, ban hành và cập nhật các tài liệu hướng dẫn kiểm tra trực tiếp chất lượng dịch vụ kiểm toán.
1. Lựa chọn chi nhánh để kiểm tra
Việc kiểm tra trực tiếp chất lượng dịch vụ kiểm toán thường được thực hiện tại trụ sở chính của doanh nghiệp kiểm toán. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp kiểm toán có nhiều chi nhánh, việc kiểm tra có thể thực hiện đối với một số chi nhánh theo lựa chọn của Đoàn kiểm tra.
Việc lựa chọn chi nhánh được kiểm tra phải đáp ứng mục tiêu là Đoàn kiểm tra có đủ cơ sở hợp lý để kết luận rằng liệu các chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán có được doanh nghiệp kiểm toán xây dựng, phổ biến và thực hiện thống nhất trong toàn doanh nghiệp hay không.
Việc lựa chọn chi nhánh để kiểm tra được quy định cụ thể trong các tài liệu hướng dẫn kiểm tra trực tiếp chất lượng dịch vụ kiểm toán do cơ quan kiểm tra ban hành.
2. Lựa chọn hồ sơ về các hợp đồng dịch vụ để kiểm tra
a) Việc lựa chọn các hồ sơ hợp đồng dịch vụ kiểm toán để kiểm tra phải đáp ứng mục tiêu là Đoàn kiểm tra có đủ cơ sở hợp lý để kết luận về chất lượng dịch vụ kiểm toán của doanh nghiệp kiểm toán được kiểm tra;
b) Hồ sơ về các hợp đồng dịch vụ được lựa chọn để kiểm tra phải bao gồm các dịch vụ kiểm toán, dịch vụ soát xét và các dịch vụ đảm bảo khác của doanh nghiệp kiểm toán được kiểm tra, trong đó tập trung vào các hợp đồng có mức độ rủi ro cao. Các yếu tố để đánh giá mức độ rủi ro của hợp đồng bao gồm: Quy mô, lĩnh vực, ngành nghề; mức độ đảm bảo của dịch vụ (kiểm toán, soát xét báo cáo tài chính, thông tin tài chính và các dịch vụ đảm bảo khác); nhóm thực hiện; các tranh chấp, kiện tụng; khách hàng được cung cấp nhiều loại dịch vụ cùng kỳ; khách hàng có phí dịch vụ lớn; khách hàng có giá phí dịch vụ quá cao hoặc quá thấp hoặc không phù hợp với quy mô; các rủi ro liên quan đến khách hàng và khách hàng đặc biệt; kết quả kiểm tra trước đây và các hợp đồng năm đầu tiên; các hợp đồng có báo cáo kiểm toán quá nhanh hoặc quá chậm so với kỳ kế toán năm;
c) Doanh nghiệp kiểm toán được kiểm tra phải cung cấp danh sách khách hàng theo từng loại hợp đồng kiểm toán, hợp đồng soát xét báo cáo tài chính, thông tin tài chính, hợp đồng dịch vụ đảm bảo khác. Hồ sơ về các hợp đồng dịch vụ được lựa chọn để kiểm tra phải chi tiết:
c1) Theo lĩnh vực hoạt động của khách hàng (như sản xuất, thương mại, ngân hàng, bảo hiểm);
c2) Theo loại hình doanh nghiệp, tổ chức và qui mô của khách hàng (Công ty cổ phần; công ty TNHH, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức đoàn thể xã hội, dự án quốc tế và tổ chức khác);
c3) Theo hình thức sở hữu vốn của khách hàng (Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp, tổ chức khác);
c4) Khách hàng là đơn vị có lợi ích công chúng và các doanh nghiệp, tổ chức khác;
c5) Kiểm toán viên hành nghề chịu trách nhiệm ký báo cáo kiểm toán, báo cáo dịch vụ soát xét hoặc báo cáo dịch vụ đảm bảo khác.
d) Đoàn kiểm tra có thể chọn một trong số các hồ sơ hợp đồng dịch vụ mà doanh nghiệp kiểm toán được kiểm tra đánh giá là chất lượng tốt. Ngoài các hồ sơ hợp đồng dịch vụ được lựa chọn để kiểm tra đầy đủ theo các yêu cầu kiểm tra, đoàn kiểm tra có thể chọn một số hồ sơ về hợp đồng dịch vụ để kiểm tra các vấn đề có nghi vấn;
đ) Trong một cuộc kiểm tra định kỳ, ít nhất phải có 3 hồ sơ về các hợp đồng dịch vụ được lựa chọn để kiểm tra. Mỗi hồ sơ về hợp đồng dịch vụ được lựa chọn để kiểm tra, doanh nghiệp kiểm toán phải cung cấp các tài liệu có liên quan như báo cáo tài chính được kiểm toán, báo cáo kiểm toán, hợp đồng dịch vụ theo quy định của chuẩn mực nghề nghiệp, pháp luật và các quy định có liên quan;
e) Các hồ sơ hợp đồng dịch vụ được lựa chọn để kiểm tra chỉ được thông báo cho doanh nghiệp kiểm toán được kiểm tra trong buổi đầu thực hiện kiểm tra. Trong thời gian kiểm tra, Đoàn kiểm tra có quyền chọn để kiểm tra bất kỳ hồ sơ về hợp đồng dịch vụ nào mà không phải thông báo trước cho doanh nghiệp kiểm toán được kiểm tra. Hồ sơ về các hợp đồng dịch vụ được lựa chọn phải thuộc phạm vi kiểm tra.
1. Tuỳ theo mức độ tuân thủ chuẩn mực nghề nghiệp, pháp luật và các quy định có liên quan thể hiện trong từng hồ sơ về hợp đồng dịch vụ kiểm toán và tổng hợp chung toàn doanh nghiệp kiểm toán được kiểm tra theo kết quả xếp loại của phần kiểm tra hệ thống, phần kiểm tra kỹ thuật và xét đoán chuyên môn, Đoàn kiểm tra phải đưa ra các kết luận như sau:
a) Kết luận về kết quả kiểm tra hệ thống phải được đánh giá theo một trong 4 loại ý kiến nhận xét sau đây:
a1) Loại 1: Hệ thống kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán tốt;
a2) Loại 2: Hệ thống kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán đạt yêu cầu;
a3) Loại 3: Hệ thống kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán không đạt yêu cầu;
a4) Loại 4: Hệ thống kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán yếu kém, có sai sót nghiêm trọng.
b) Kết luận về kết quả kiểm tra kỹ thuật phải được đánh giá theo một trong 4 loại ý kiến nhận xét sau đây:
b1) Loại 1: Chất lượng hồ sơ kiểm toán tốt;
b2) Loại 2: Chất lượng hồ sơ kiểm toán đạt yêu cầu;
b3) Loại 3: Chất lượng hồ sơ kiểm toán không đạt yêu cầu;
b4) Loại 4: Chất lượng hồ sơ kiểm toán yếu kém, có sai sót nghiêm trọng.
c) Kết luận chung về kết quả kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán của doanh nghiệp kiểm toán phải được đánh giá theo một trong 4 loại ý kiến nhận xét sau đây:
c1) Loại 1: Chất lượng dịch vụ kiểm toán tốt;
c2) Loại 2: Chất lượng dịch vụ kiểm toán đạt yêu cầu;
c3) Loại 3: Chất lượng dịch vụ kiểm toán không đạt yêu cầu;
c4) Loại 4: Chất lượng dịch vụ kiểm toán yếu kém, có sai sót nghiêm trọng.
2. Trường hợp doanh nghiệp kiểm toán được kiểm tra không cung cấp đầy đủ các hồ sơ, tài liệu theo yêu cầu của Đoàn kiểm tra thì kết quả kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán của doanh nghiệp kiểm toán chỉ được đánh giá loại 3 hoặc loại 4 theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này.
3. Kết luận về kết quả kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán không cung cấp cho doanh nghiệp kiểm toán bất kỳ sự đảm bảo nào về hệ thống kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán và chất lượng từng hợp đồng dịch vụ được kiểm tra của doanh nghiệp kiểm toán.
4. Cơ quan kiểm tra có trách nhiệm ban hành và cập nhật bộ tiêu chí đánh giá và xếp loại kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán áp dụng cho các doanh nghiệp kiểm toán thuộc đối tượng kiểm tra của đơn vị mình.
1. Khi có những vấn đề còn có ý kiến khác nhau về kết quả kiểm tra, trường hợp cần thiết, cơ quan kiểm tra có thể xin ý kiến tư vấn của các chuyên gia hoặc thành lập Hội đồng chuyên môn để xem xét lại kết quả kiểm tra.
2. Hội đồng chuyên môn bao gồm đại diện Bộ Tài chính hoặc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, đại diện Tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán và kiểm toán viên hành nghề huy động từ doanh nghiệp kiểm toán. Chủ tịch Hội đồng chuyên môn phải là Lãnh đạo cấp Vụ của Bộ Tài chính hoặc Lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Kiểm toán viên hành nghề huy động từ doanh nghiệp kiểm toán phải có kinh nghiệm tương đương với thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể hợp đồng dịch vụ. Thành viên Hội đồng chuyên môn phải đảm bảo tính độc lập với đối tượng được kiểm tra, Trưởng Đoàn kiểm tra và thành viên Đoàn kiểm tra có liên quan.
3. Doanh nghiệp kiểm toán được kiểm tra được quyền giải trình và cung cấp các thông tin cần thiết, làm cơ sở cho Hội đồng chuyên môn đưa ra kết luận chính thức về kết quả kiểm tra.
4. Căn cứ vào các tài liệu do Đoàn kiểm tra và doanh nghiệp kiểm toán được kiểm tra cung cấp, các thành viên của Hội đồng chuyên môn xem xét, thảo luận và đánh giá để đưa ra kết luận về từng vấn đề còn có ý kiến khác nhau.
1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký Báo cáo kết quả kiểm tra, các doanh nghiệp kiểm toán được kiểm tra phải gửi Báo cáo giải pháp khắc phục sai sót và thực hiện kiến nghị của Đoàn kiểm tra cho cơ quan kiểm tra. Trường hợp doanh nghiệp kiểm toán được kiểm tra là hội viên của Tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán, Báo cáo giải pháp khắc phục sai sót và thực hiện kiến nghị của Đoàn kiểm tra phải được đồng thời gửi cho Tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán.
Báo cáo giải pháp khắc phục sai sót và thực hiện kiến nghị của Đoàn kiểm tra là tài liệu tham chiếu khi kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán lần sau.
2. Cơ quan kiểm tra có trách nhiệm lập Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm tra và Báo cáo tổng hợp các sai phạm phát hiện qua kiểm tra trực tiếp định kỳ chất lượng dịch vụ kiểm toán của các đối tượng do đơn vị mình trực tiếp kiểm tra.
Mẫu Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm tra và Báo cáo tổng hợp các sai phạm phát hiện qua kiểm tra được quy định cụ thể trong các tài liệu hướng dẫn kiểm tra trực tiếp chất lượng dịch vụ kiểm toán.
1. Hồ sơ kiểm tra bao gồm: Danh sách doanh nghiệp kiểm toán được kiểm tra; Danh sách thành viên Đoàn kiểm tra; Quyết định kiểm tra; Các hồ sơ do Đoàn kiểm tra cung cấp; Quyết định thành lập Hội đồng chuyên môn; Quyết định xử lý sau kiểm tra và các tài liệu khác có liên quan.
2. Đoàn kiểm tra phải lưu vào hồ sơ kiểm tra đầy đủ các thông tin và bằng chứng thích hợp làm cơ sở cho việc hình thành kết luận kiểm tra về từng doanh nghiệp kiểm toán được kiểm tra gồm Báo cáo kết quả kiểm tra, Biên bản vi phạm hành chính (nếu có), các Bảng đánh giá hệ thống kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán và Bảng đánh giá từng hồ sơ về hợp đồng dịch vụ được lựa chọn để kiểm tra, các tài liệu làm việc do Đoàn kiểm tra lập, các tài liệu do đối tượng được kiểm tra cung cấp và các tài liệu liên quan khác.
Trưởng Đoàn kiểm tra phải bàn giao toàn bộ hồ sơ kiểm tra cho cơ quan kiểm tra ngay khi kết thúc cuộc kiểm tra tại từng doanh nghiệp kiểm toán.
3. Lưu trữ hồ sơ kiểm tra
Cơ quan kiểm tra phải có trách nhiệm đưa hồ sơ kiểm tra nhận bàn giao từ Trưởng Đoàn kiểm tra vào lưu trữ. Thời hạn lưu trữ hồ sơ kiểm tra thực hiện theo quy định của pháp luật đối với việc lưu trữ tài liệu của các cơ quan nhà nước.
1. Đối với doanh nghiệp kiểm toán
Doanh nghiệp kiểm toán có sai phạm nghiêm trọng về chuyên môn hoặc vi phạm chuẩn mực nghề nghiệp theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 27 Luật kiểm toán độc lập sẽ bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ kiểm toán trong thời gian từ 03 đến 06 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Có kết quả kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán xếp loại 3 “Chất lượng dịch vụ kiểm toán không đạt yêu cầu” qua hai lần kiểm tra liên tiếp;
b) Có kết quả kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán xếp loại 4 “Chất lượng dịch vụ kiểm toán yếu kém, có sai sót nghiêm trọng”.
2. Đối với kiểm toán viên hành nghề
Kiểm toán viên hành nghề có sai phạm về chất lượng dịch vụ kiểm toán sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán độc lập.
1. Trưởng Đoàn kiểm tra và thành viên Đoàn kiểm tra không được tham gia Đoàn kiểm tra ngay khi hành vi vi phạm bị phát hiện khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Có yêu cầu trái với đạo đức nghề nghiệp hoặc trái với quy định của pháp luật trong quá trình kiểm tra tại doanh nghiệp kiểm toán;
b) Không tuân thủ các nghĩa vụ của thành viên Đoàn kiểm tra và Trưởng Đoàn kiểm tra quy định tại Khoản 2 Điều 17 và Khoản 2 Điều 18 Thông tư này;
2. Trưởng Đoàn kiểm tra và thành viên Đoàn kiểm tra vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này tùy theo mức độ vi phạm có thể bị cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ ra quyết định xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan.
Báo cáo kết quả kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán được công khai trong phạm vi doanh nghiệp kiểm toán được kiểm tra và được tổng hợp trong Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm tra. Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm tra hàng năm sẽ được công bố trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán.
Section 1. AUDIT SERVICE QUALITY CONTROL
Article 4. Purposes of audit service quality control
1. Assessing the construction, dissemination and implementation of policies and internal quality control procedures by the auditing enterprises.
2. Assessing compliance with professional procedures, laws and regulations by the Auditing enterprises and certified auditors with respect to provision of auditing services .
3. Detecting, correcting and tackling at the right time faults detected during the tasks of audit service quality control.
4. Making a contribution towards the amendment, supplement and completion of legal document system on independent auditing and at the same time enhancing quality of auditing services.
Article 5. Audit service quality control
1. Inspecting the construction, promulgation and implementation of policies and internal quality control procedures by the auditing enterprises.
2. Inspecting performance of auditing service contracts fulfilled by the Auditing enterprises and certified auditors.
3. Inspecting compliance with other regulations of the law on independent audit and relevant laws, including:
a) Registration and maintenance of auditing service business conditions by the auditing enterprises;
b) Registration and maintenance of auditing service business conditions by certified auditors.
c) Execution of independent audits on public-interest entities.
d) Fulfillment of obligations by the auditing enterprises, certified auditors and others.
4. Monitoring of the exercising of the regulations of the law on independent audits and other relevant laws as stipulated in Paragraph 3 of this Article.
Article 6. Forms of audit service quality control
1. Monitoring audit service quality and the compliance with the law on independent audits;
a) Assessing annual report on self-inspection of audit service quality submitted to the Ministry of Finance and State Securities Commission by the auditing enterprises
b) Assessing quality of the auditing enterprises’ audit report through financial reports of the entities being subject to audits submitted to the Ministry of Finance and State Securities Commission and relevant agencies according to the regulation;
c) Assessing compliance by certified auditors and the auditing enterprises with the regulations on registration and maintenance of audit practicing conditions and auditing service business conditions respectively;
d) Carrying out monitoring through reports annually submitted to the Ministry of Finance and State Securities Commission by the auditing enterprises and other information collected during the management.
2. Carrying out direct inspection of audit service quality
a) Competent agencies (the Ministry of Finance and State Securities Commission) shall establish an Inspectorate conducting regular or unexpected Inspection into the auditing enterprises.
b) Inspecting signs of violation of audit service quality by the auditing enterprises and certified auditors;
c) Inspecting and verifying complaints, accusations concerning independent audits.
Article 7. Entities subject to audit service quality control
Entities being subject to audit service quality control include:
1. The auditing enterprises
2. Certified auditors
Article 8. Assignment and coordination in audit service quality control
1. The auditing enterprises and certified auditors shall be responsible for controlling their own audit service quality.
2. The Ministry of Finance shall be responsible for managing and organizing the implementation of audit service quality control.
3. State Securities Commission shall be responsible for controlling audit service quality for the auditing enterprises and certified auditors approved of performing auditing for securities related public-interest entities.
4. Occupational organizations in auditing are responsible for coordinating with the Ministry of Finance and State Securities Commission to carry out the implementation of audit service quality control.
Article 9. Responsibilities of entities for audit service quality control
1. Responsibilities of the auditing enterprises
a) Constructing and organizing the execution of policies and procedures of audit service quality control to ensure contracts of audit services are executed in accordance with professional ethics, laws and relevant regulations;
b) Annually, the auditing enterprises, according to the procedures of audit service quality control as stipulated in Article 19 of this Circular, professional ethics, laws and relevant regulations, shall carry out the self-inspection of audit service quality, make plans and take measures for overcoming shortcomings and mistakes detected during the inspection. When the self-inspection is completed, the auditing enterprises shall establish the report of audit service quality self-inspection according to the form stipulated in Addendum No. 2 issued and enclosed herewith;
c) Annually on May 31 at the latest, the auditing enterprises must submit the Report of audit service quality self-inspection to the Ministry of Finance. In case the Auditing enterprises are approved to carry out auditing for securities related public-interest entities, the Report of audit service quality self-inspection must be submitted to State Securities Commission simultaneously;
d) In addition to the submission of the Report of audit service quality self-inspection as mentioned above, the auditing enterprises are responsible for reporting on independent audits at the request of the Ministry of Finance or State Securities Commission (hereinafter referred to as the Inspection agency)
2. Responsibilities of the Ministry of Finance
a) Reviewing and assessing the Report of audit service quality self-inspection to monitor the compliance with procedures of professional ethics, laws and relevant regulations by the auditing enterprise and certified auditors.
b) Notifying the list of auditing enterprises being subject to direct inspection of audit service quality annually to State Securities Commission and Occupational Organizations in auditing;
c) Appointing certified auditors and experienced specialists to join the Inspectorate and establishing the Inspectorate at the auditing enterprises subject to inspection by the Ministry of Finance;
d) Constructing, issuing and updating inspection instructions for serving audit service quality control at the auditing enterprises subject to inspection by the Ministry of Finance.
đ) Making a decision about the inspection and organization of direct inspection at the Auditing enterprises, except auditing enterprises directly inspected by State Securities Commission;
ee) Establishing general report of inspection and general report of violations detected through regular direct inspections at the auditing enterprises subject to inspection by the Ministry of Finance;
g) Handling violations detected through audit service quality control by authority or transferring them to competent authorities for handling according to the law;
d) Following up, inspecting and monitoring the execution of post-inspection petitions submitted by the auditing enterprises and certified auditors subject to inspection by the Ministry of Finance;
i) Organizing exchanging, disseminating and learning experience through annual audit service quality control for the certified auditors and auditing enterprises subject to control of audit service quality by the Ministry of Finance.
3. Responsibilities of State Securities Commission
a) Reviewing and assessing the Report of audit service quality self-inspection to monitor compliance with professional ethics, laws and relevant regulations by the auditing enterprises and certified auditors who have been approved of performing auditing for securities related public-interest entities.
b) Proposing and submitting to the Ministry of Finance for approval the list of auditing enterprises approved of performing auditing for securities related public-interest entities and directly inspected of audit service;
c) Mobilizing certified auditors and experienced specialist to joint the Inspectorate and establishing Inspectorate at the auditing enterprises subject to inspection by State Securities Commission.
d) Constructing and updating inspection instructions for serving audit service quality control at the auditing enterprises subject to inspection by State Securities Commission; Organizing training in inspection for members of the Inspectorate appointed by State Securities Commission;
dd) Making a decision about inspection and organization of direct inspection at the Auditing enterprises approved of performing auditing for securities related public-interest entities based on the list of inspected auditing enterprises approved by the Ministry of Finance;
e) Making a general report of inspection and general report of violations detected through regular direct inspections at the auditing enterprises subject to inspection by State Securities Commission and making submission of these reports to the Ministry of Finance 15 days at the latest from the completion of direct inspection at the Auditing enterprises;
g) Taking actions against violations detected through inspection under authorities defined by the law on securities and securities market. In case the handling is beyond the defined authorities, the Ministry of Finance must be reported for handling;
h) Following up, inspecting and monitoring the execution of post-inspection petitions submitted by the auditing enterprises subject to inspection by State Securities Commission;
i) Exchanging, disseminating and drawing experience through annual audit service quality control for the certified auditors and auditing enterprises subject to control of audit service quality by the State Securities Commission.
4. Responsibilities of the Occupational organization in auditing
a) Appointing an appropriate experienced specialist to join the Inspectorate at the request of the Ministry of Finance and State Securities Commission;
b) Coordinating with the Inspection agency to construct and update instructional materials for direct inspection of audit service quality;
c) Coordinating with the Inspection agency to organize training in inspection for members of the Inspectorate;
d) Coordinating with the Inspection agency to organize exchanging, disseminating and drawing experience through annual audit service quality inspection for certified auditors and auditing enterprises;
dd) Carrying out audit service quality control for its own members under functions, duties and authorities of the Occupational organization in auditing;
e) Directing, following up, inspecting and monitoring the execution of post-inspection petitions submitted by entities subject to inspection and being membership of the Occupational organization in auditing.
Article 10. Cost of audit service quality control
1. Cost of audit service quality control is ensured by state budget as regulated.
2. Expenditures relating to audit service quality control include:
a) Business trip expenses for individuals joining the Inspectorate as officials and public servants of the Ministry of Finance and State Securities Commission are applied under the regulated regime.
Expenses for members of the Inspectorate as officials appointed from the Occupational organization, certified auditors appointed from the Auditing enterprises and others shall be paid by the Ministry of Finance (or State Securities Commission) and applied according to the regime applied to state officials and public servants;
b) Relevant expenses for members of professional council to provide consultancy to the Minister of Finance on handling of petitions for auditing report and auditing quality, results from audit service quality inspection;
c) Other actually generated expenses relating to audit service quality controlling activities approved by competent authorities under the regulation.
3. Preparation of cost estimation, execution and final settlement on expenses for audit service quality control shall be carried out in accordance with the Law on State Budge and documents guiding the law on state budget.
Section 2. DIRECT INSPECTION OF AUDIT SERVICE QUALITY
Article 11. Scope and requirement of direct inspection
1. Scope of regular direct inspection of audit service quality
a) Summarizing factors that affect audit service quality and components of the audit service quality control system according to the regulations of Vietnamese Standard on Quality Control (VSQC1);
b) Summarizing audit services provided by the Auditing enterprises;
c) Contracts of audit services chosen for inspection must function as audit dossiers with auditing reports issued within a period from the establishment of the auditing enterprise (for auditing enterprises subject to initial inspection) or from closest inspection to the time of inspection and at the same time can be used to assess quality of audit services performed by the Auditing enterprises and certified auditors;
d) Materials subject to inspection include those concerning construction, organization and implementation of policies, procedures of audit service quality control performed by the Auditing enterprises; auditing materials, documents; accounting documents; personnel related policies, Meeting minutes of Member Council, plans by Board of directors of the Auditing enterprises, other relevant materials and documents;
đ) Scope of inspection excludes issues not related to audit service quality and compliance with the law on independent audits, the law on securities of the Auditing enterprises and certified auditors.
2. Requirements of direct inspection of audit service quality
a) Complying with the regulations on independent audits and securities;
b) Ensuring independence of rights and interests of head and members of the Inspectorate from those of the entities subject to inspection;
c) Ensuring objectivity from organization and execution of inspection tasks to conclusion of the inspection;
d) Being implemented based on compliance with requirements of confidentiality under the law on independent audits, professional ethics and codes of conduct related;
đ) After every direct inspection at each auditing enterprise, the Inspectorate must establish the report of inspection. Assessment and conclusion of audit service quality inspection must be based on review, assessment and professional judgement from the Inspectorate’s members and must be specified in the report of inspection. Shortcomings and faults committed by entities subject to inspection as concluded must be accompanied by adequate papers as evidence.
Article 12. Rights and obligations of entities subject to direct inspection
1. Rights:
a) Sending a written notice to the Inspection agency, head of the Inspectorate upon any evidence that head or member of the Inspectorate has violated the independence;
b) Submitting explanations and petitions to the Inspection agency for variously commented issues stated in the conclusion by the Inspectorate.
2. Obligations:
a) Coordinating and creating favorable conditions for the Inspection Squa to perform the inspection;
b) Providing necessary materials and information related to the inspection according to Point d, Paragraph 1, Article 11 hereof in an adequate, opportune, accurate and honest manner.
c) Appointing certified auditors and relevant people to work with the Inspectorate;
d) Discussing with the Inspectorate state of the enterprise and providing explanations and information of the issues to the Inspectorate on request;
đ) Signing the report of inspection right after the inspection is completed;
e) Executing conclusions by the Inspectorate as well as carrying out remedies for shortcomings and mistakes detected during the inspection.
Article 13. Period of direct inspection
1. Regular inspection:
a) At least every three years with respect to auditing enterprises subject to the list approved of performing auditing for securities related public-interest entities;
b) At least every four years with respect to auditing enterprises subject to the list approved of performing auditing for other public-interest entities (excluding those approved of performing auditing for securities related public-interest entities);
c) At least every five years with respect to auditing enterprises being not subject to the list mentioned in Point a, Point b of this Paragraph;
d) In case results from regular direct inspection of audit service quality are concluded as third grade “Unsatisfactory service quality” or forth grade “poor service quality or a serious mistake committed”, the Auditing Enterprise shall be re-inspected right from one to two years later.
2. Unexpected inspection:
The Auditing enterprises may be subject to unexpected inspection in case:
a) There are signs of violation of audit service result or signs of serious violation of professional ethics, laws and relevant regulations during the operation and provision of audit services;
b) They provide an audit service contract which may result in high risk of auditing, replacing the audit service contract provided to the same client by alternative auditing enterprise without a proper season.
c) There are major disputes between capital contributing members or there is a major change in certified auditors of the Auditing enterprises which may have a considerable effect on audit service quality.
d) There is information of reflection and accusation against behavior of unhealthy competition to attract clients or to cause damages to the interests of other auditing enterprises.
3. Any auditing enterprise which has undergone unexpected inspection may be exempt from regular inspection in the same year or regular inspection may be combined with unexpected inspection for verify issues specified in Paragraph 2 of this Article.
Article 14. Time of direct inspection
1. Regular direct inspection of audit service quality at the auditing enterprises is done in third or forth quarter annually. In case there is some change versus the time mentioned above, the Ministry of Finance may give specific notification.
2. Time for a direct inspection of audit service quality is 07 (seven) working days at most. When prolonging time is found neccessary for an inspection due to a complicated issue, Head of the Inspectorate shall submit a written notice to the decision making agency for reviewing and giving a decision.
Article 15. Organization of the Inspectorate
1. The Inspection agency must establish an Inspectorate for direct inspection at the Auditing enterprises subject to control of audit service quality by the agency itself.
2. The composition of the Inspectorate includes head and its members. Number of members joining the Inspectorate depends on scale of an inspection. Members of the Inspectorate are appointed from the Ministry of Finance, State Securities Commission, Occupational organization in auditing and the Auditing enterprises.
3. Members and head of the Inspectorate must be qualified and experienced under Article 16 hereof;
4. Members and head of the Inspectorate shall not be permitted to take part in direct inspection at the auditing enterprises when they are subject to either of the following cases:
a) Being a founding member or a capital contributing member of the auditing enterprise subject to inspection;
b) Being a member of the Board of Directors of the auditing enterprise subject to inspection;
c) Having a direct or indirect significant relationship of convenience with entities subject to inspection;
d) Father, mother, wife, husband, children, brother, sister...(of their own or of their spouse’s) having a direct or indirect significant relationship of convenience with entities subject to inspection or being a member of the Board of Directors of the auditing enterprise subject to inspection;
đ) Once working for the auditing enterprise subject to inspection and the period from resignation to the establishiment of the auditing enterprise is not up to 24 months.
Article 16. Standards of members and head of the Inspectorate
1. The Inspectorate (except officials from the Ministry of Finance and State Securities Commission) must ensure the following standards:
a) Having auditor certificate and at least thirty six months of practical experience in auditing or three years of experience in joining the Inspectorate from being awarded the auditor certificate to the establishment of the Inspectorate. The auditing enterprise appointing the auditor to join the Inspectorate must obtain the satisfactory or higher results from audit service quality inspection in the latest inspection;
In case inspection is done at auditing enterprises approved of performing auditing at public-interest entities, members joining the Inspectorate must be a person from the Board of Directors of the auditing enterprise taking overall charge of service contracts or a person of equivalent level, having practical experience of at least 24 months in auditing or audit quality examination for public-interest entities from approval for performing auditing for public-interest entities by competent agencies to the establishment of the Inspectorate;
b) Having an understanding of professional ethics, laws and relevant regulations applied to kinds of inspected services and having practical experience in the areas, branches concerning service contracts of their inspection;
c) Having professional etiquette, independence, honesty, objectivity and a high sense of responsibility;
d) Having completed a training course in processes, procedures and inspection profession organized by the Inspection agency in which the compulsory period of training is 16 hours with respect to members joining the Inspectorate for the first time and 8 hours to members having years of experience joining the Inspectorate; Number of hours of training are added to the number of hours for annual updating of compulsory knowledge updating by certified auditors;
đ) Being free from any administrative penalties in accounting, independent audits, securities or disciplines of the Occupational organization in auditing for a period of most recent three years up to the establishment of the Inspectorate.
2. Head of the Inspectorate shall be arranged suitably for each inspection by the Inspection agency.
Article 17. Rights and obligations of the Inspectorate
1. Rights:
a) Asking entities subject to inspection to provide adequate, opportune materials, information, working time arrangement and explanations about the issues within assigned scope;
b) Examining, checking and verifying relevant information in and out of the auditing enterprise subject to inspection during the inspection as assigned by head of the Inspectorate;
c) Giving conclusions and petitions within assigned scope;
d) Sticking to its opinions about inspection results in case those opinions are contrary to conclusions and petitions stated in the Report of inspection;
đ) Establishing the minutes of administrative violations under authority of the law on administrative penalties.
2. Obligations:
a) Executing a written undertaking on independence and information confidentiality with the entities subject to inspection as stipulated in Addendum No. 03 issued and enclosed herewith, and at the same time ensuring full compliance with that undertaking.
b) Refusing inspection upon noticing that independence is not guaranteed, professional qualification and standard inadequate under Paragraph 1, Article 16 hereof;
c) Carrying out the tasks as assigned by head of the Inspectorate truthfully, objectively, impartially and maintaining professional prudence;
d) Collecting adequate and appropriate evidence as foundations to come to the conclusion on the tasks assigned by head of the Inspectorate; Reporting to head of the Inspectorate at the right time on shortcomings and faults detected through inspection;
đ) Having no permission to assign tasks to other people without the consent of head of the Inspectorate;
e) Taking part in meetings between the Inspectorate and entities subject to inspection on issues within assigned scope;
g) Signing the Report of inspection and other materials related to the performed tasks assigned by head of the Inspectorate;
h) Having no permission to disclose any information of the inspection dossier and materials except as stipulated in the regulations of the law;
i) Complying with regulations on audit service quality control set out in this Circular.
Article 18. Rights and obligations of head of the Inspectorate
1. Rights:
In addition to the rights as members of the Inspectorate as stipulated in Paragraph 1, Article 17 hereof, head of the Inspection has the following rights:
a) Assigning tasks and coordinating work among members of the Inspectorate to carry out the inspection plan;
b) Asking entities subject to inspection to arrange personnel for coordination according to the inspection plan;
c) Having permission to submit petition to the Inspection agency for handling violations detected through inspection;
2. Obligations:
In addition to the obligations as members of the Inspectorate as set out in Paragraph 2, Article 17 hereof, head of the Inspectorate has the following obligations:
a) Organizing the inspection in a way appropriate to the entities subject to inspection;
b) Directing collection, examination, inspection and handling of all relevant documents, ensuring collection and storage of adequate evidence of the tasks undertaken by the Inspection of squad as foundations to come to the conclusion on the inspection;
c) Monitoring the execution of the tasks assigned to members of the Inspectorate, acting as a contact for exchanging problems detected during the inspection with the entities subject to inspection;
d) Reporting to the Inspection agency at the right time upon notice from the auditing enterprise subject to inspection about the infringement of the independence by head or members of the Inspectorate or when there is a disagreement between members of the Inspectorate and entities subject to inspection during the inspection or upon request from the Inspection agency;
đ) Establishing and signing the Report of inspection and taking overall responsibility for honesty and objectivity of the inspection results.
Article 19. Procedures of direct inspection of audit service quality
1. Procedures of direct inspection include 4 stages:
a) Preparation;
b) Implementation;
c) Closing
d) Post-inspection
Procedures of direct inspection of audit service quality are specifically set out in Addendum No. 01 issued and enclosed herewith.
2. For unexpected inspections at the auditing enterprises as stipulated in Paragraph 2, Article 13 hereof, the procedures of inspection shall be applied as stipulated in Addendum No. 01 issued and enclosed herewith to suit the purposes and requirements of each inspection.
Article 20. Instructional materials for direct inspection
1. The Inspection agency shall be responsible for constructing, issuing and updating instructional materials used for direct inspection at the auditing enterprises within its authority of inspection.
2. Occupational organization and certified auditors shall coordinate with the Inspection agency to construct, issue and update instructional materials used for direct inspection.
Article 21. Choice of branch and service contract for direct inspection
1. Choice of branch
Direct inspection of audit service quality is normally carried out at headquarter of the auditing enterprises. However, with respect to auditing enterprises of multiple branches, inspection may be carried out at a branch of the Inspectorate’s choice.
Choice of branch for inspection must meet the target that the Inspectorate has adequate and appropriate foundations to conclude whether policies and procedures of audit service quality control have been constructed, disseminated and implemented unanimously across the enterprise by the auditing enterprise itself.
Choice of branch for inspection is particularly defined in the instructional materials for direct inspection issued by the Inspection agency.
2. Choice of dossiers of service contracts
a) Choice of dossiers of service contracts for inspection must meet the target whether the Inspectorate has adequate and appropriate foundations to conclude the quality of audit service performed by the auditing enterprise subject to inspection;
b) Dossiers of service contracts chosen for inspection must include audit services, audit examination services and other assurance services performed by the auditing enterprise subject to inspection in which contracts at high risks are focused. Factors for inspection of risks of the contract include: Scale, areas and branches; level of assurance of the services (auditing, financial report and information examination, and other assurance services); implementing group; disputes and lawsuits; clients provided with multiple services at the same period; clients charged considerable service fees; clients charged service fees, too high or too low, or inapproriate with the scale; risks related to clients and special clients; previous inspection results and contracts made in the first year; contracts with auditing reports being established too early or too late compared to the same accounting period in the year;
c) The auditing enterprise subject to inspection must provide the list of clients according to each type of contract of audit, contract of financial report and information examination, contract of assurance services. Dossiers of service contracts are chosen for inspection must be detailed in:
c) Clients’ operation areas (production, trading, banking, insurance);
c2) Forms of enterprises, organizations and scale of clients (Joint stock companies; liability limited companies, partnerships, private companies, cooperatives, civil service units, social associations, international project and other organizations);
c3) Forms of clients’ capital contribution (foreign-invested enterprises, state run enterprises and other enterprises and organizations);
c4) Clients being public-interest entities and other enterprises and organizations;
c5) Certified auditors who take responsibility for signing auditing report, examination service report and other assurance service report.
d) The Inspectorate may choose either of the dossiers of the service contract evaluated as good in quality by the auditing enterprise subject to inspection. In addition to the dossiers of the chosen service contracts that meet the requirements of the inspection, the Inspectorate may choose some dossiers of the service contract to inspect some issues in question;
đ) In a regular inspection, at least three dossiers of service contracts are chosen for inspection. For each dossier of the service contract chosen, the auditing enterprise must supply relevant documents such as audited financial report, auditing report, service contract according to regulations of professional ethics, laws and relevant regulations;
e) Dossiers of service contracts chosen for inspection are only notified to the auditing enterprise subject to inspection in the first day of inspection. During the inspection, the Inspectorate has the right to choose any dossier of service contract without prior notice to the auditing enterprise subject to inspection. Dossiers of the service contract chosen must be subject to scope of inspection.
Article 22. Inspection conclusions
1. Depending on level of compliance with professional ethics, laws and relevant regulations expressed in each dossier of service contract and general inspection of the entire auditing enterprise according to results from system, technical and professional inspections, the Inspectorate must bring about the following conclusions:
a) Conclusions on system inspection must be assessed according to either of the following comments:
a1) Comment 1: The system is good;
a2) Comment 2: The system is satisfactory;
a3) Comment 3: The system is unsatisfactory;
A4) Comment 4: The system is poor and has serious errors.
b) Conclusion on technical inspection must be assessed according to either of the following comments:
b1) Comment 1: Quality of dossier is good;
b2) Comment 2: Quality of dossier is satisfactory;
b3) Comment 3: Quality of dossier is unsatisfactory;
b4) Comment 4: Quality of dossier is poor, seriously mistaken.
c) General conclusion on audit quality service inspection must be assessed according to either of the following comments:
c1) Comment 1: Quality of service is good;
c2) Comment 2: Quality of service is satisfactory;
c3) Comment 3: Quality of service is unsatisfactory;
c4) Comment 4: Quality of service is poor, seriously mistaken.
2. In case the auditing enterprise subject to inspection fails to supply adequate documents and materials as required by the Inspectorate, the result from inspection shall be evaluated as Comment 3 or 4 as stipulated in Point c, Paragraph 1 of this Article.
3. Conclusions on service quality inspection shall not bring to the auditing enterprise any assurance about the audit service quality inspection system and quality of each service contract being inspected.
4. The Inspection agency is responsible for issuing and updating the assessment and grading criteria applied to auditing enterprises subject to its own inspection.
Article 23. Handling variously commented issues about inspection results
1. When there are variously commented issues about the inspection result, if neccessary, the Inspectin agency may consult specialists or establish a professional council to review the result.
2. A professional council consists of representatives from the Ministry of Finance and State Securities Commission, representatives from Occupational organization in auditing and certified auditors appointed from auditing enterprises. Chairman of a professional council must be a departmental level leader of the Ministry of Finance or leader of State Securities Commission. Certified auditors appointed from auditing enterprises must have experience similar to members of the Board of Directors taking overall charge of service contracts. Members of a professional council must ensure independence with entities subject to inspection, head and members of the Inspectorate.
3. Entities subject to inspection are entitled to explain and provide neccessary information as foundations for the professional council to come up with official conclusion on inspection result.
4. Based on the materials provided by the Inspectorate and auditing enterprises subject to inspection, members of the professional council shall carry out consideration, discussion and assessment to come up with the conclusion on each variously commented issue.
Article 24. Post-inspection actions
1. Within a period of 30 days since the signing of the Report of inspection, auditing enterprises subject to inspection must make a submission of the report on remedying of the faults and execution of the Inspectorate’s proposals to the Inspection agency. In case an auditing enterprise subject to inspection is a member of the Occupational organization in auditing, the report on remedying of the faults and execution of the Inspectorate’s proposals must be submitted simultaneously to the Occupational organization in auditing.
The report on remedying of the faults and execution of the Inspectorate’s proposals is a reference material used for the next inspection of audit service quality.
2. The Inspection agency is responsible for establishing a general report of inspection results and faults detected through regular direct inspection for the entities subject to its authority of inspection.
Forms of general report of inspection results and faults detected through inspection is specifically stipulated in instructional materials for direct inspection.
Article 25. Inspection dossier
1. Inspection dossier includes a list of auditing enterprises subject to inspection, a list of the Inspectorate’s members, inspection decision, dossiers provided by the Inspectorate, Professional council establishment decision, post-inspection punishment decision and other relevant documents.
2. The Inspectorate must input into its inspection dossier full information and appropriate evidence as foundations for the formation of inspection conclusion for each auditing enterprise including the report of inspection results, minutes of administrative violations (if any), audit service quality control system assessments, and assessements of individual dossier of service contracts chosen for inspection, work documents prepared by the Inspectorate, materials provided by entities subject to inspection and other relevant documents.
Head of the Inspectorate must hand the entire inspection dossier over to the Inspection agency right after the inspection at each auditing enterprise is completed.
3. Storage of inspection dossier
The Inspection agency shall be responsible for storing inspection dossier handed over by head of the Inspectorate. Time-limit of storage of inspection dossier is stipulated by the law on storage of materials and documents of state agencies.
Section 3. HANDLING VIOLATIONS IN AUDIT SERVICE QUALITY INSPECTION
Article 26. Handling violations in audit service quality inspection
1. For auditing enterprises:
Any auditing enterprise who makes a grave professional mistake or violates professional ethics as stipulated in Point c, Paragraph 1, Article 27 of the law on independent audits shall be suspended from audit service business from three to six months since the effective date of the punishment decision upon either of the following cases:
a) Result of service quality inspection is graded as Comment 3 “Quality of audit service is unsatisfactory” after two consecutive inspections;
b) Result of service quality inspection is graded as Comment 4 “ Quality of audit service is poor, seriously mistaken”.
2. For certified auditors
Any auditor who commits violations of service quality shall incur penalties according to the law on administrative penalties in independent audits.
Article 27. Handling violations committed by Inspectorate’s members
1. Head and members of the Inspectorate are not permitted to join the Inspectorate right after the behavior of violation is detected upon either of the following cases:
a) Having requests contrary to professional ethics or regulations of the law during the inspection at the auditing enterprises;
b) Failing to comply with obligations of members and head of the Inspectorate as stipulated in Paragraph 2, Article 17 and Paragraph 2, Article 18 hereof;
2. Head and members of the Inspectorate who violate the regulations of Paragraph 1 of this Article, depending on the seriousness of violations, shall incur penalties imposed by official management authorities according to relevant regulations.
Section 4. PUBLISHING RESULTS FROM REGULAR INSPECTION OF AUDIT SERVICE QUALITY
Article 28. Publishing results from regular inspection of audit service quality
Report of audit service inspection results being published within the auditing enterprise shall be inspected and summarized in general report of inspection results. Annual report of inspection results shall be published on the website of the Ministry of Finance, State Securities Commission and Occupational organization in auditing.