Chương III Thông tư 152/2016/TT-BTC: Quy định về đặt hàng đào tạo
Số hiệu: | 152/2016/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Huỳnh Quang Hải |
Ngày ban hành: | 17/10/2016 | Ngày hiệu lực: | 04/12/2016 |
Ngày công báo: | 27/11/2016 | Số công báo: | Từ số 1209 đến số 1210 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước, Giáo dục | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thông tư 152/2016/TT-BTC về hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng quy định việc quản lý, sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng ban hành ngày 17/10/2016.
1. Điều kiện người học được hỗ trợ đào tạo sơ cấp, dưới 3 tháng theo Thông tư số 152/2016
2. Nội dung và mức hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng theo Thông tư 152/2016
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Việc đặt hàng đào tạo thực hiện thông qua hợp đồng đặt hàng với các cơ sở đào tạo do cơ quan có thẩm quyền quyết định lựa chọn theo quy định hiện hành về đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước.
2. Đối với hợp đồng đặt hàng do Bộ, cơ quan trung ương thực hiện: Đơn giá đặt hàng đào tạo do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan khác thuộc trung ương (cơ quan được phân bổ dự toán ngân sách để thực hiện nhiệm vụ đặt hàng đào tạo) quy định sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Tài chính và được xác định trên cơ sở định mức kinh tế-kỹ thuật, định mức chi phí theo quy định hiện hành do cơ quan có thẩm quyền ban hành; thời gian triển khai, hoàn thành; khối lượng, chất lượng đào tạo. Trường hợp các Bộ, cơ quan trung ương triển khai đào tạo tại các địa phương đã ban hành đơn giá đặt hàng đào tạo thì có thể lựa chọn áp dụng theo đơn giá của địa phương đó.
3. Đối với hợp đồng đặt hàng do địa phương thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xác định đối tượng có nhu cầu đào tạo trình độ sơ cấp và dưới 03 tháng để xác định chỉ tiêu đặt hàng hàng năm trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch đặt hàng. Đơn giá đặt hàng đào tạo cho từng nghề được xác định trên cơ sở định mức kinh tế-kỹ thuật, định mức chi phí cấp quốc gia hoặc định mức kinh tế-kỹ thuật, định mức chi phí do địa phương ban hành (trong trường hợp chưa có định mức kinh tế-kỹ thuật, định mức chi phí cấp quốc gia hoặc khi cần cụ thể hóa định mức kinh tế-kỹ thuật, định mức chi phí cấp quốc gia) phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
4. Đối với các trường hợp chưa ban hành được định mức kinh tế-kỹ thuật, định mức chi phí làm cơ sở ban hành đơn giá đặt hàng, các cơ quan, đơn vị căn cứ hướng dẫn tại Điều 10 Thông tư này để xây dựng đơn giá đặt hàng đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng cho từng nghề trong danh mục nghề đào tạo phù hợp với chương trình và thời gian đào tạo.
5. Đối với những nghề có đơn giá đặt hàng đào tạo thực tế lớn hơn mức hỗ trợ tối đa quy định tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư này, các địa phương, cơ sở đào tạo chủ động sử dụng nguồn kinh phí của ngân sách địa phương, hỗ trợ của doanh nghiệp và nguồn tài trợ hợp pháp khác để bảo đảm chi phí đào tạo.
Các cơ quan, đơn vị căn cứ nội dung, mức chi sau để xây dựng đơn giá đặt hàng đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả:
1. Chi tuyển sinh, khai giảng, bế giảng, cấp chứng chỉ;
2. Chi mua tài liệu, văn phòng phẩm, giáo trình, học liệu đào tạo;
3. Chi thù lao giáo viên, người dạy nghề tham gia đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng:
a) Giáo viên cơ hữu đang làm việc tại các cơ sở đào tạo: Áp dụng mức tiền lương và các phụ cấp theo lương của giảng viên, giáo viên hiện đang hưởng;
b) Người dạy nghề là cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp, trung tâm khuyến công, các trung tâm khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; nông dân sản xuất giỏi cấp huyện trở lên: Áp dụng mức chi cho giảng viên, báo cáo viên là cán bộ, công chức, viên chức công tác tại các đơn vị cấp huyện và tương đương theo quy định hiện hành;
c) Người dạy nghề là tiến sĩ khoa học, tiến sĩ trong lĩnh vực nông nghiệp, khai thác thủy sản, nghệ nhân cấp tỉnh trở lên: Áp dụng mức chi đối với giảng viên, báo cáo viên là cấp Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Vụ trưởng và Phó Vụ trưởng thuộc Bộ, Viện trưởng và Phó Viện trưởng thuộc Bộ; Cục trưởng, Phó Cục trưởng và các chức danh tương đương; Phó giáo sư; tiến sĩ; giảng viên chính theo quy định hiện hành.
4. Phụ cấp lưu động cho giáo viên, người dạy nghề, cán bộ quản lý đào tạo thường xuyên phải xuống thôn, bản, phum, sóc thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ 15 ngày trở lên trong tháng. Mức phụ cấp là 0,2 lần mức lương cơ sở theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Mục II Thông tư số 06/2005/TT-BNV ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp lưu động đối với cán bộ, công chức, viên chức.
5. Chi mua nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ hoạt động đào tạo.
6. Thuê lớp học, thuê thiết bị giảng dạy chuyên dụng (nếu có).
7. Thuê phương tiện vận chuyển thiết bị giảng dạy đối với trường hợp đào tạo lưu động.
8. Trích khấu hao tài sản cố định phục vụ lớp học theo quy định tại Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
9. Chỉnh sửa, biên soạn lại chương trình, giáo trình (nếu có).
10. Chi phí khác.
11. Chi cho công tác quản lý lớp học không quá 5% tổng số kinh phí cho lớp đào tạo, bao gồm: Chi công tác phí cho cán bộ quản lý lớp; chi kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả, chất lượng đào tạo; chi văn phòng phẩm, cước bưu chính và các khoản chi khác để phục vụ quản lý lớp học (nếu có).
Việc tạm ứng hợp đồng được thỏa thuận cụ thể tại hợp đồng đặt hàng đào tạo, đảm bảo mức tạm ứng và hồ sơ tạm ứng như sau:
1. Mức tạm ứng hợp đồng
a) Tạm ứng lần đầu ngay sau khi ký hợp đồng bằng 50% giá trị hợp đồng.
b) Tạm ứng lần hai áp dụng cho các khóa đào tạo từ 03 tháng trở lên khi cơ sở đào tạo đã thực hiện tối thiểu 30% thời gian khóa đào tạo. Mức tạm ứng lần hai theo khối lượng và giá trị thực tế thực hiện, nhưng tối đa mức tạm ứng cả hai lần không quá 80% giá trị hợp đồng và không vượt quá dự toán năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho khoản chi đó.
2. Đối với tạm ứng lần hai, cơ sở đào tạo cần gửi: văn bản đề nghị tạm ứng lần hai; quyết định mở lớp, kèm theo danh sách học viên; chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo từng lớp học; danh sách học viên thuộc diện được hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã (nếu có) và báo cáo tiến độ thực hiện hợp đồng.
1. Sau khi kết thúc lớp học, cơ sở đào tạo có văn bản gửi cơ quan, đơn vị đặt hàng đào tạo đề nghị thanh lý hợp đồng, kèm theo các tài liệu sau:
a) Báo cáo kết quả thực hiện hợp đồng;
b) Quyết định công nhận tốt nghiệp, danh sách học viên được cấp chứng chỉ;
c) Bảng kê danh sách học viên có việc làm sau học nghề: danh sách học viên được doanh nghiệp tuyển dụng có xác nhận của doanh nghiệp; danh sách học viên được doanh nghiệp nhận bao tiêu sản phẩm có xác nhận của doanh nghiệp cam kết bao tiêu sản phẩm; danh sách học viên tự tạo việc làm từ nghề đào tạo tại địa phương có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã đối với các trường hợp thành lập tổ, nhóm sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp hoặc làm nghề đã được học tại địa phương;
d) Bảng tổng hợp thanh quyết toán các nội dung chi cho lớp học;
đ) Các chứng từ chi tiêu có liên quan đến chi phí tổ chức đào tạo, hỗ trợ tiền ăn, đi lại có chữ ký nhận tiền của học viên (để đối chiếu, cơ sở trực tiếp đào tạo lưu giữ theo quy định hiện hành).
2. Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ tài liệu của cơ sở đào tạo theo quy định tại Khoản 1 Điều này, cơ quan, đơn vị đặt hàng đào tạo có trách nhiệm nghiệm thu, thanh lý hợp đồng đào tạo, chuyển số kinh phí còn phải thanh toán theo biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng đào tạo cho cơ sở đào tạo.
REGULATIONS ON TRAINING ORDER PLACEMENT
Article 9. Unit price for training order
1. Training order shall be placed under form of a training contract between order parties and training facilities designated by the competent authority under current regulations on order placement for public services funded by the State budget.
2. For training contracts implemented by Ministries or central authorities: The unit price shall be set by the Ministers, heads of ministerial-level agencies and other central authorities (hereinafter referred to as “regulatory authority”) after the Ministry of Finance gives written opinions and shall be determined according to pricing, economic-technical norms prescribed in the current regulations issued by the competent authority, starting date and duration of training course, workload and quality. Where the regulatory authority providing training courses whose training unit price has set, such unit price may apply.
3. For training contract implemented by local governments: The Departments of Labor, War Invalids and Social Affairs shall identify subjects wishing to take basic training and under-03 month training courses to determine annual training quota and submit it to the People’s Committee of the province for approval for training plan. Training unit price for specific majors shall be determined according to the national or local pricing, economic-technical norms (where the national norms have yet to be introduced or it is deemed necessary to specify the national norm) and the reality.
4. In case the pricing, economic –technical norms have yet to be introduced for determination of training unit price, the unit price for basic training and under-03-month training courses by specific major shall be estimated in accordance with Article 10 hereof.
5. For majors whose training unit price is much greater than the maximum subsidy prescribed in clause 1 Article 7 hereof, the local government, training facility shall proactively allocate local government budget, enterprises’ budgets and mobilize other lawful sources of finance for such training courses.
Article 10. Estimation of training unit price in case of absence of pricing, economic-technical norms
In order to estimate training unit price economically and effectively, the following expenditures shall be taken into due account:
1. Expenditures for admission, opening and closing ceremonies, grant of certificates;
2. Costs of training documents, office stationery, syllabus, etc.
3. Salaries paid to teachers and trainers:
a) For tenured teachers working for training facilities: the current pay rate and allowances paid to teachers, lecturers shall apply;
b) For trainers who are engineers, technicians and skilled workers of enterprises, industrial, forestry, fishery, agricultural extension centers; and “nông dân sản xuất giỏi cấp huyện trở lên (skilled farmers certified by district-level government or higher)”: the pay rate and allowances for teachers, reporters who are officials of district-level organizations or the equivalent under current regulations of laws shall apply;
c) For trainers who acquire doctor of science degrees, doctor of philosophy degrees in agriculture or fisheries studies, skilled artisans or craftsman at district level or higher: the pay rate for teachers, lecturers who hold the titles of Deputy President of People's Council of province, director or deputy director of Ministries, Rector or Deputy Rector of Ministries, Director, deputy Directors of Departments and the equivalent; Associate Professor, Doctor and principal teachers shall apply under the current of laws
4. Travel allowances for teachers, trainers, managers who frequently go on business trips to severely disadvantaged areas for 15 days per month or more. The travel allowance shall be equal to 0.2 times as much as the basic pay rate prescribed in point a clause 2 Section II of the Circular No.06/2005/TT-BNV dated January 05, 2005 by the Ministry of Home Affairs providing guideline for traveling allowances for officials.
5. Costs of materials, fuels for training.
6. Rents for classrooms and dedicated teaching equipment (if any).
7. Freight charges for transport of teaching equipment.
8. Fixed asset depreciation for classes under Circular No.45/2013/TT-BTC dated April 25, 2013 by the Ministry of Finance providing guidelines for management, allocation and depreciation of fixed assets.
9. Revision to training documents (if any).
10. Other expenses.
11. Costs of management which are not exceeding 5% of the total budget, including business trips of managers, inspection, investigation and assessment of training quality; office stationery, postal services and others (if any).
Article 11. Training contract advances
1. Amount of advances
a) The first advance shall be equal to 50% of the contract value and shall be made immediately after the contract is signed.
b) The second advance shall apply to 03-month training courses or longer that has taken place for at least 30% of the course duration. The second advance shall be determined according to the actual value and workload but the two advances shall not exceed 80% of the contract value and that in the annual estimation approved by the competent authority
2. Concerning the second advance, the training facility shall submit a written request for second advance payment, decision on opening of the training course; curriculum and training plan; a list of trainees who benefit from meal and travel subsidies certified by the People’s Committee of the commune (if any) and contract progress report.
Article 12. Finalization of training contracts
1. After completion of a training course, the training facility shall submit the ordering party a written request for finalization of the training contract and:
a) A contract performance report;
b) Decisions on graduation recognition and a list of trainees obtaining the certificate of completion of training course;
c) A list of employed trainees after completion of the training course: a list of trainees employed by enterprises; a list of trainees entering into exclusivity agreements certified by enterprises; a list of self-employed trainees certified by the people’s Committee of communes for those establishing production groups, cooperatives, enterprises or those taking up occupations which are relevant to their majors in the commune;
d) A consolidated financial statement concerning expenditures for training courses;
dd) Documents related to training expenditures, financial meal and travel subsidies certified with trainee’s signature for collation (the training facility shall keep such documents in accordance with current regulations).
2. Within 15 working days from the date of receipt of full documents from the training facility under clause 1 of this Article, the ordering party shall consider accepting and finalizing training contract and settle payables under the acceptance and finalization record.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực