Thông tư 152/2016/TT-BTC quản lý sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp dưới 3 tháng
Số hiệu: | 152/2016/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Huỳnh Quang Hải |
Ngày ban hành: | 17/10/2016 | Ngày hiệu lực: | 04/12/2016 |
Ngày công báo: | 27/11/2016 | Số công báo: | Từ số 1209 đến số 1210 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước, Giáo dục | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thông tư 152/2016/TT-BTC về hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng quy định việc quản lý, sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng ban hành ngày 17/10/2016.
1. Điều kiện người học được hỗ trợ đào tạo sơ cấp, dưới 3 tháng theo Thông tư số 152/2016
2. Nội dung và mức hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng theo Thông tư 152/2016
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 152/2016/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 17 tháng 10 năm 2016 |
QUY ĐỊNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG KINH PHÍ HỖ TRỢ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP VÀ ĐÀO TẠO DƯỚI 3 THÁNG
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng (sau đây gọi là Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg);
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Thực hiện Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
Thực hiện Quyết định số 1100/QĐ-TTg ngày 21 tháng 6 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng.
1. Thông tư này quy định quản lý, sử dụng kinh phí từ nguồn vốn sự nghiệp của ngân sách nhà nước để hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng.
2. Thông tư này không điều chỉnh đối với các nguồn kinh phí sau:
a) Nguồn tài trợ, viện trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, trừ trường hợp nhà tài trợ hoặc đại diện có thẩm quyền của nhà tài trợ và Bộ Tài chính chưa có thỏa thuận về mức chi thì áp dụng mức chi quy định tại Thông tư này;
b) Nguồn kinh phí hỗ trợ đào tạo lao động phổ thông là người dân tộc thiểu số cư trú hợp pháp trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, khu vực miền núi, vùng đặc biệt khó khăn làm việc trong các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm, thủy sản do Nhà nước làm chủ sở hữu; Ban quản lý rừng đặc dụng, Ban quản lý rừng phòng hộ; hợp tác xã, các doanh nghiệp ngoài Nhà nước: thực hiện theo quy định tại Thông tư số 52/2013/TT-BTC ngày 03 tháng 5 năm 2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn hỗ trợ tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số tại khu vực miền núi, vùng đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 42/2012/QĐ-TTg ngày 08 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có);
c) Nguồn kinh phí hỗ trợ đào tạo ngư dân học các nghề vận hành tàu vỏ thép, tàu vỏ vật liệu mới, kỹ thuật khai thác, bảo quản sản phẩm theo công nghệ mới đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 400 CV trở lên: thực hiện theo quy định tại Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản, Nghị định số 89/2015/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP, Thông tư số 117/2014/TT-BTC ngày 21 tháng 8 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP và các văn bản bổ sung, sửa đổi (nếu có);
1. Đối tượng được hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng theo quy định tại Điều 2 Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg.
2. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý và sử dụng nguồn vốn sự nghiệp từ ngân sách nhà nước để thực hiện đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng.
Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Lao động nữ bị mất việc làm là lao động nữ đã có việc làm (làm việc theo hợp đồng lao động, hợp đồng bao tiêu sản phẩm; làm việc cho các tổ chức, cá nhân không có hợp đồng lao động; tự tạo việc làm trên địa bàn xã) nay không có việc làm, đang tìm kiếm việc làm, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận trong đơn đăng ký học nghề.
2. Người đã được hỗ trợ đào tạo nhưng bị mất việc làm do nguyên nhân khách quan là người đã được hỗ trợ đào tạo, làm đúng nghề đã học nhưng bị mất việc làm trong các trường hợp sau:
a) Người làm việc cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân theo hợp đồng lao động, hợp đồng bao tiêu sản phẩm đã hết hạn, đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động hoặc bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng bao tiêu sản phẩm do thay đổi công nghệ; sáp nhập, chia tách, giải thể; thiên tai, hỏa hoạn hoặc các nguyên nhân khác;
b) Người làm việc cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân không có hợp đồng lao động nay không được tiếp tục làm việc nữa do thay đổi công nghệ; sáp nhập, chia tách, giải thể; thiên tai, hỏa hoạn hoặc các nguyên nhân khác;
c) Người tự tạo việc làm trên địa bàn xã không còn tiếp tục làm công việc cũ do thay đổi quy hoạch sản xuất, thiên tai, hỏa hoạn hoặc các nguyên nhân khác.
3. Ngày thực học được hỗ trợ tiền ăn là ngày học mà học viên tham gia đầy đủ thời gian học được ghi trong thời khóa biểu, kế hoạch đào tạo của lớp học.
1. Trong độ tuổi lao động (nữ từ đủ 15-55 tuổi; nam từ đủ 15-60 tuổi), có nhu cầu học nghề, có trình độ học vấn; trường hợp học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động thì phải đủ 14 tuổi; những người không biết đọc, viết có thể tham gia học những nghề phù hợp thông qua hình thức kèm cặp, truyền nghề và phải đủ sức khoẻ phù hợp với ngành nghề cần học.
2. Có phương án tự tạo việc làm sau học nghề đảm bảo tính khả thi theo xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc được đơn vị sử dụng lao động cam kết tuyển dụng hoặc có đơn vị cam kết bao tiêu sản phẩm sau học nghề.
3. Đối với lao động nông thôn: Người lao động có hộ khẩu thường trú tại xã, người lao động có hộ khẩu thường trú tại phường, thị trấn đang trực tiếp làm nông nghiệp hoặc thuộc hộ gia đình có đất nông nghiệp bị thu hồi.
4. Đối với người khuyết tật: Có giấy xác nhận khuyết tật hoặc thẻ xác nhận là người khuyết tật hoặc sổ lĩnh trợ cấp hàng tháng.
5. Đối với lao động bị mất việc làm
a) Trường hợp làm việc theo hợp đồng có một trong các giấy tờ sau: Quyết định thôi việc, buộc thôi việc; quyết định sa thải; thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc; hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
b) Trường hợp làm việc không theo hợp đồng: Giấy xác nhận của người sử dụng lao động;
c) Trường hợp tự tạo việc làm: Giấy đăng ký kinh doanh còn hiệu lực hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã (trong trường hợp không có giấy đăng ký kinh doanh).
6. Đối với người đã được hỗ trợ đào tạo nhưng bị mất việc làm thì ngoài các giấy tờ nêu tại Khoản 5 Điều này cần bổ sung thêm chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa đào tạo trước đó.
7. Đối với người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh: Quyết định thu hồi đất còn trong thời hạn được hỗ trợ quy định tại Điều 4 Quyết định số 63/2015/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất (sau đây gọi là Quyết định số 63/2015/QĐ-TTg).
Kinh phí thực hiện chính sách gồm ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, kinh phí hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và các nguồn hợp pháp khác.
a) Kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới bổ sung có mục tiêu cho các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách để thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng cho đối tượng là lao động nông thôn, người khuyết tật khu vực thành thị;
b) Bố trí kinh phí trong dự toán chi thường xuyên của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam để thực hiện đào tạo trình độ sơ cấp và dưới 03 tháng cho phụ nữ khu vực thành thị.
2. Ngân sách địa phương
a) Các địa phương tự cân đối được ngân sách bảo đảm toàn bộ kinh phí để thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng theo Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg;
b) Các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách chủ động bố trí ngân sách địa phương để cùng với ngân sách trung ương hỗ trợ triển khai có hiệu quả chính sách đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng theo Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg;
c) Ngoài nguồn kinh phí bố trí trực tiếp thực hiện chính sách này, các địa phương có trách nhiệm sắp xếp, cân đối thêm từ các nguồn kinh phí đào tạo thường xuyên, các chương trình, dự án khác trên địa bàn để tổ chức đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng cho phụ nữ, lao động nông thôn, người khuyết tật.
3. Các Bộ, ngành, địa phương huy động thêm nguồn lực của các tổ chức quốc tế, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, cá nhân và cộng đồng để thực hiện chính sách hỗ trợ.
1. Đối với nguồn kinh phí bố trí trong dự toán chi thường xuyên: quy trình lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật.
2. Đối với nguồn kinh phí bố trí trong dự toán chi Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới: thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và quy định về quản lý, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.
3. Các đơn vị trực tiếp sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng có trách nhiệm quản lý, sử dụng kinh phí đúng mục đích, đúng đối tượng và hiệu quả.
1. Hỗ trợ chi phí đào tạo
a) Người khuyết tật theo quy định của Luật Người khuyết tật và các văn bản hướng dẫn Luật: tối đa 06 triệu đồng/người/khóa học;
b) Người thuộc hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; người thuộc hộ nghèo ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ: tối đa 4 triệu đồng/người/khóa học;
c) Người dân tộc thiểu số, người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh theo quy định tại Quyết định số 63/2015/QĐ-TTg; lao động nữ bị mất việc làm, ngư dân: tối đa 03 triệu đồng/người/khóa học;
d) Người thuộc hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ: tối đa 2,5 triệu đồng/người/khóa học;
đ) Người học là phụ nữ, lao động nông thôn khác không thuộc các đối tượng quy định tại các Điểm a, b, c, d Khoản này: tối đa 02 triệu đồng/người/khóa học;
e) Trường hợp người học đồng thời thuộc các đối tượng nêu tại các Điểm a, b, c, d, đ Khoản này thì chỉ được hưởng một mức hỗ trợ chi phí đào tạo cao nhất;
g) Ngoài đối tượng quy định tại các Điểm a, b, c, d và đ Khoản này, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tùy theo điều kiện, khả năng của ngân sách địa phương bố trí và huy động các nguồn kinh phí hợp pháp khác để hỗ trợ thêm cho các đối tượng khác (bao gồm cả đối tượng thuộc hộ nghèo theo chuẩn nghèo của địa phương) có nhu cầu học nghề.
2. Hỗ trợ tiền ăn, đi lại
a) Đối tượng được hỗ trợ: người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm tham gia học các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng;
b) Mức hỗ trợ tiền ăn: 30.000 đồng/người/ngày thực học;
c) Mức hỗ trợ tiền đi lại: 200.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 15km trở lên;
Riêng đối với người khuyết tật và người học cư trú ở xã, thôn, bản thuộc vùng khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ: mức hỗ trợ tiền đi lại 300.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 5 km trở lên;
d) Ngoài những đối tượng được hỗ trợ tiền ăn, đi lại nêu trên, các Bộ, ngành, địa phương, cơ sở đào tạo tùy điều kiện và khả năng, huy động thêm các nguồn kinh phí khác để hỗ trợ thêm tiền ăn, tiền đi lại cho người học trong thời gian đào tạo.
3. Mỗi người chỉ được hỗ trợ đào tạo một lần theo chính sách hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước, những người trước đây đã được hỗ trợ đào tạo theo các chính sách hiện hành khác của Nhà nước thì không được tiếp tục hỗ trợ đào tạo theo chính sách quy định tại Thông tư này. Trường hợp người đã được hỗ trợ đào tạo nhưng bị mất việc làm do nguyên nhân khách quan thì Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định tiếp tục hỗ trợ đào tạo để chuyển đổi việc làm theo chính sách quy định tại Thông tư này nhưng tối đa không quá 03 lần/người.
1. Trường hợp người học đăng ký học tại các cơ sở đào tạo là đơn vị sự nghiệp công lập của Nhà nước đủ điều kiện hoạt động giáo dục nghề nghiệp:
a) Hỗ trợ thông qua hình thức giao nhiệm vụ giữa cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện chính sách và cơ sở đào tạo công lập trực thuộc. Việc lập dự toán, phân bổ dự toán, quyết toán kinh phí giao nhiệm vụ thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật;
b) Hỗ trợ thông qua hình thức đặt hàng giữa cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện chính sách và cơ sở đào tạo công lập không phải là đơn vị trực thuộc cơ quan được giao nhiệm vụ theo quy định tại Chương III Thông tư này.
2. Trường hợp người học đăng ký học tại các cơ sở đào tạo ngoài công lập đủ điều kiện hoạt động giáo dục nghề nghiệp: hỗ trợ thông qua hình thức đặt hàng giữa cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện chính sách và cơ sở đào tạo ngoài công lập theo quy định tại Chương III Thông tư này;
Riêng đối với trường hợp người học là người khuyết tật, cơ quan được giao nhiệm vụ thực hiện chính sách ký hợp đồng đào tạo với các cơ sở đào tạo hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh có Đề án tổ chức dạy nghề gắn với việc làm cho người khuyết tật (đào tạo nghề nghiệp theo hình thức truyền nghề, vừa học vừa làm).
3. Cơ sở đào tạo hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh (sau đây gọi tắt là cơ sở đào tạo) nhận hồ sơ của người học, xem xét các điều kiện nhập học, tổ chức đào tạo; đồng thời căn cứ kinh phí thực hiện nhiệm vụ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng có trách nhiệm thanh toán tiền ăn, đi lại cho người học theo quy định tại Điều 5 Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg hoặc mức hỗ trợ bổ sung theo quyết định của địa phương (nếu có). Trường hợp người lao động tự ý nghỉ học, bỏ học hoặc buộc thôi học, cơ sở đào tạo hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh quyết toán kinh phí hỗ trợ học nghề theo số lượng học viên và thời gian thực tế tham gia học nghề, thực hiện giảm trừ các chi phí trực tiếp cho học viên như: nguyên, nhiên, vật liệu học nghề, tiền ăn trong thời gian học sinh nghỉ học và tiền đi lại (lượt về).
1. Việc đặt hàng đào tạo thực hiện thông qua hợp đồng đặt hàng với các cơ sở đào tạo do cơ quan có thẩm quyền quyết định lựa chọn theo quy định hiện hành về đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước.
2. Đối với hợp đồng đặt hàng do Bộ, cơ quan trung ương thực hiện: Đơn giá đặt hàng đào tạo do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan khác thuộc trung ương (cơ quan được phân bổ dự toán ngân sách để thực hiện nhiệm vụ đặt hàng đào tạo) quy định sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Tài chính và được xác định trên cơ sở định mức kinh tế-kỹ thuật, định mức chi phí theo quy định hiện hành do cơ quan có thẩm quyền ban hành; thời gian triển khai, hoàn thành; khối lượng, chất lượng đào tạo. Trường hợp các Bộ, cơ quan trung ương triển khai đào tạo tại các địa phương đã ban hành đơn giá đặt hàng đào tạo thì có thể lựa chọn áp dụng theo đơn giá của địa phương đó.
3. Đối với hợp đồng đặt hàng do địa phương thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xác định đối tượng có nhu cầu đào tạo trình độ sơ cấp và dưới 03 tháng để xác định chỉ tiêu đặt hàng hàng năm trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch đặt hàng. Đơn giá đặt hàng đào tạo cho từng nghề được xác định trên cơ sở định mức kinh tế-kỹ thuật, định mức chi phí cấp quốc gia hoặc định mức kinh tế-kỹ thuật, định mức chi phí do địa phương ban hành (trong trường hợp chưa có định mức kinh tế-kỹ thuật, định mức chi phí cấp quốc gia hoặc khi cần cụ thể hóa định mức kinh tế-kỹ thuật, định mức chi phí cấp quốc gia) phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
4. Đối với các trường hợp chưa ban hành được định mức kinh tế-kỹ thuật, định mức chi phí làm cơ sở ban hành đơn giá đặt hàng, các cơ quan, đơn vị căn cứ hướng dẫn tại Điều 10 Thông tư này để xây dựng đơn giá đặt hàng đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng cho từng nghề trong danh mục nghề đào tạo phù hợp với chương trình và thời gian đào tạo.
5. Đối với những nghề có đơn giá đặt hàng đào tạo thực tế lớn hơn mức hỗ trợ tối đa quy định tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư này, các địa phương, cơ sở đào tạo chủ động sử dụng nguồn kinh phí của ngân sách địa phương, hỗ trợ của doanh nghiệp và nguồn tài trợ hợp pháp khác để bảo đảm chi phí đào tạo.
Các cơ quan, đơn vị căn cứ nội dung, mức chi sau để xây dựng đơn giá đặt hàng đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả:
1. Chi tuyển sinh, khai giảng, bế giảng, cấp chứng chỉ;
2. Chi mua tài liệu, văn phòng phẩm, giáo trình, học liệu đào tạo;
3. Chi thù lao giáo viên, người dạy nghề tham gia đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng:
a) Giáo viên cơ hữu đang làm việc tại các cơ sở đào tạo: Áp dụng mức tiền lương và các phụ cấp theo lương của giảng viên, giáo viên hiện đang hưởng;
b) Người dạy nghề là cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp, trung tâm khuyến công, các trung tâm khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; nông dân sản xuất giỏi cấp huyện trở lên: Áp dụng mức chi cho giảng viên, báo cáo viên là cán bộ, công chức, viên chức công tác tại các đơn vị cấp huyện và tương đương theo quy định hiện hành;
c) Người dạy nghề là tiến sĩ khoa học, tiến sĩ trong lĩnh vực nông nghiệp, khai thác thủy sản, nghệ nhân cấp tỉnh trở lên: Áp dụng mức chi đối với giảng viên, báo cáo viên là cấp Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Vụ trưởng và Phó Vụ trưởng thuộc Bộ, Viện trưởng và Phó Viện trưởng thuộc Bộ; Cục trưởng, Phó Cục trưởng và các chức danh tương đương; Phó giáo sư; tiến sĩ; giảng viên chính theo quy định hiện hành.
4. Phụ cấp lưu động cho giáo viên, người dạy nghề, cán bộ quản lý đào tạo thường xuyên phải xuống thôn, bản, phum, sóc thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ 15 ngày trở lên trong tháng. Mức phụ cấp là 0,2 lần mức lương cơ sở theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Mục II Thông tư số 06/2005/TT-BNV ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp lưu động đối với cán bộ, công chức, viên chức.
5. Chi mua nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ hoạt động đào tạo.
6. Thuê lớp học, thuê thiết bị giảng dạy chuyên dụng (nếu có).
7. Thuê phương tiện vận chuyển thiết bị giảng dạy đối với trường hợp đào tạo lưu động.
8. Trích khấu hao tài sản cố định phục vụ lớp học theo quy định tại Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
9. Chỉnh sửa, biên soạn lại chương trình, giáo trình (nếu có).
10. Chi phí khác.
11. Chi cho công tác quản lý lớp học không quá 5% tổng số kinh phí cho lớp đào tạo, bao gồm: Chi công tác phí cho cán bộ quản lý lớp; chi kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả, chất lượng đào tạo; chi văn phòng phẩm, cước bưu chính và các khoản chi khác để phục vụ quản lý lớp học (nếu có).
Việc tạm ứng hợp đồng được thỏa thuận cụ thể tại hợp đồng đặt hàng đào tạo, đảm bảo mức tạm ứng và hồ sơ tạm ứng như sau:
1. Mức tạm ứng hợp đồng
a) Tạm ứng lần đầu ngay sau khi ký hợp đồng bằng 50% giá trị hợp đồng.
b) Tạm ứng lần hai áp dụng cho các khóa đào tạo từ 03 tháng trở lên khi cơ sở đào tạo đã thực hiện tối thiểu 30% thời gian khóa đào tạo. Mức tạm ứng lần hai theo khối lượng và giá trị thực tế thực hiện, nhưng tối đa mức tạm ứng cả hai lần không quá 80% giá trị hợp đồng và không vượt quá dự toán năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho khoản chi đó.
2. Đối với tạm ứng lần hai, cơ sở đào tạo cần gửi: văn bản đề nghị tạm ứng lần hai; quyết định mở lớp, kèm theo danh sách học viên; chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo từng lớp học; danh sách học viên thuộc diện được hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã (nếu có) và báo cáo tiến độ thực hiện hợp đồng.
1. Sau khi kết thúc lớp học, cơ sở đào tạo có văn bản gửi cơ quan, đơn vị đặt hàng đào tạo đề nghị thanh lý hợp đồng, kèm theo các tài liệu sau:
a) Báo cáo kết quả thực hiện hợp đồng;
b) Quyết định công nhận tốt nghiệp, danh sách học viên được cấp chứng chỉ;
c) Bảng kê danh sách học viên có việc làm sau học nghề: danh sách học viên được doanh nghiệp tuyển dụng có xác nhận của doanh nghiệp; danh sách học viên được doanh nghiệp nhận bao tiêu sản phẩm có xác nhận của doanh nghiệp cam kết bao tiêu sản phẩm; danh sách học viên tự tạo việc làm từ nghề đào tạo tại địa phương có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã đối với các trường hợp thành lập tổ, nhóm sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp hoặc làm nghề đã được học tại địa phương;
d) Bảng tổng hợp thanh quyết toán các nội dung chi cho lớp học;
đ) Các chứng từ chi tiêu có liên quan đến chi phí tổ chức đào tạo, hỗ trợ tiền ăn, đi lại có chữ ký nhận tiền của học viên (để đối chiếu, cơ sở trực tiếp đào tạo lưu giữ theo quy định hiện hành).
2. Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ tài liệu của cơ sở đào tạo theo quy định tại Khoản 1 Điều này, cơ quan, đơn vị đặt hàng đào tạo có trách nhiệm nghiệm thu, thanh lý hợp đồng đào tạo, chuyển số kinh phí còn phải thanh toán theo biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng đào tạo cho cơ sở đào tạo.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 04/12/2016.
Nội dung và mức hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng quy định tại Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
2. Thông tư này bãi bỏ các quy định liên quan đến hỗ trợ đào tạo nghề sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều 4 và Điểm 7.1, 7.2 Khoản 7 Điều 6 Thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30 tháng 7 năm 2010 của Bộ Tài chính - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” ban hành theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ; Điểm 3.2, Khoản 3 Điều 4 Thông tư liên tịch số 48/2013/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 26 tháng 4 năm 2013 của Bộ Tài chính - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012-2020.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
MINISTRY OF FINANCE |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No:152/2016/TT-BTC |
Hanoi, October 17, 2016 |
MANAGEMENT AND ALLOCATION OF SUBSIDIES TO BASIC TRAINING AND UNDER-03-MONTH TRAINING COURSES
Pursuant to the Government’s Decree No.60/2003/ND-CP dated June 06, 2003 detailing and guiding implementation of the Law on State Budget;
Pursuant to the Decision No.46/2015/QD-TTg on policies on support for basic training and short-term training courses dated September 28, 2015 by the Prime Minister (hereinafter referred to as “Decision No.46/2015/QD-TTg);
Pursuant to the Government's Decree No. 215/2013/ND-CP dated December 23, 2013 defining the functions, tasks, entitlements and organizational structure of the Ministry of Finance;
Implement the Decision No 1600/QD-TTg dated August 16, 2016 by the Prime Minister on approval for National Target Program for New Rural Development for the period of 2016 – 2020;
Implement the Decision No.1100/QD-TTg dated June 21, 2016 by the Prime Minister on approval for implementation of the Plan for Implementation of UN Convention on the Rights of persons with Disabilities;
At request of the Director of the Department of Finance for administrative and public services;
The Minister of Finance hereby issues this Circular stipulates regulations on management and allocation of subsidies for basic training and under-03-month training courses.
1. This Circular specifies regulations on management and allocation of subsidies for basic and under-03-month training courses from public sector capital budget which is a part of the State budget.
2. This Circular does not apply to the following sources of finance:
a) Sponsorships, financial assistance and aids from domestic and overseas entities, except where a sponsor or sponsor’s authorized representative and the Ministry of Finance have yet to reach an agreement on allocation of such sources of finance;
b) Training subsidies for manual workers who are ethnics legally residing in the central highlands, mountainous area, severely disadvantaged areas and work for state-owned single-member limited liability companies specialized in agriculture, forestry and fisheries; Management Boards of specialized forests and protective forests; cooperatives and enterprises not owned by the State. Such training subsidies shall be managed and allocated in accordance with Circular No.52/2013/TT-BTC dated May 03, 2013 by the Ministry of Finance on guideline for assisting employees and organizations that hire ethnics who reside in mountainous or severely-disadvantaged areas under the Decision No.42/2012/QD-TTg dated October 08, 2012 by the Prime Minister and replacement, supplement or adjustment documents (if any).
c) Subsidies for provision of training courses in operation of steel ships and ships made of new materials whose total main engine capacity of at least 400 CV, fishing techniques and food preservation by applying new technology fisherman. Such subsidies shall be managed and allocated in accordance with the Government's Decree No.67/2014/ND-CP on fishery development policies dated July 07, 2014, Government's Decree No. 89/2015/ND-CP dated October 07, 2015 on amendment and supplement to a number of Articles of the Government's Decree No.67/2014/ND-CP, Circular No.117/2014/TT-BTC dated August 21, 2014 by the Ministry of Finance guiding a number of Articles of the Decree No.67/2014/ND-CP and amended and supplemented documents (if any);
Article 2. Subject of application
1. Beneficiaries of training subsidies for basic and under-03-month training courses stipulated in Article 2 of the Decision No.46/2015/QD-TTg.
2. Entities participating in management and allocation of public sector capital budgets from the State budget for provision of basic and under-03-month training courses.
For the purpose of this Circular, terms herein shall be construed as follows:
1. Unemployed women refers to a female worker who got a job in the past (whether or not under an employment contract, exclusivity agreement or self-employed within the commune) but now become unemployed and is seeking for a job, certified in the application for vocational training by the People’s Committee of the commune.
2. Worker receiving a training subsidy but becoming unemployed due to objective factors refers to a worker who completed a subsidized training course and got a job which is relevant to his/her major but now becomes unemployed. To be specific:
a) Workers who work for enterprises, organizations or employers under the employment contracts or exclusivity agreements which expired; or fulfilled their obligations to the employment contract or have the employment contract or exclusivity agreement terminated due to technology renovation, company acquisition, total/partial division, dissolution, Acts of God, conflagration or other occurrences;
b) Workers who worked without employment contracts for enterprises, organizations or employers and face redundancy due to technology renovation, company acquisition, total/partial division, dissolution, Acts of God, conflagration or other occurrences;
c) Self-employed workers in communes who no longer keep their jobs due to changes in production lines, Acts of God, conflagration or other events;
3. Actual school day on which meals are subsidized refers to a school day when a trainee attends whole classes as specified in the training schedule.
Article 4. Requirements for grant of training subsidy
1. People who are in the working age (15-55 years of age for female and 15-60 years of age for male) would like to take vocational training courses; in case of apprenticeship, apprentices shall be at least 14 years old. The illiterate may join suitable training courses by mentoring which suitable with their health status.
2. Trainees have feasible self-employment plans certified by the People’s Committee of the commune or employer or enter into exclusivity agreements with other parties.
3. For rural workers: Workers who took up permanent residence in communes, wards or town directly work in agriculture or those have their agricultural land withdrawn.
4. For the disabled: A disability certificate or monthly allowance record is required.
5. For unemployed workers
a) For those working under employment contracts, one of the following documents is required: a resignation/layoff decision, a written notice of contract termination; expired /finished employment contract;
b) For those working without employment contracts: A certificate of employment issued by the employer is required;
c) For self-employed workers: A business registration certificate which remains valid or a certificate issued by the People’s Committees of the commune in case of absence of the business registration certificate is required.
6. For those receiving training subsidy: in addition to the documents mentioned in clause 5 hereof, a certificate of completion of the training course is required.
7. For those whose agricultural land is withdrawn: A decision on withdrawal of land in the period of subsidy as stipulated in Article 4 of the Decision No.63/2015/QD-TTg dated December 10, 2015 by the Prime Minister on assistance policies on vocational training and job search for workers whose land is withdrawn (hereinafter referred to as “Decision No.63/2015/QD-TTg).
It shall be funded from the central and local government budgets, enterprises, organizations and individuals and other lawful sources of finance.
1. Central government budget
a) The budget for National Target Program for New Rural Development shall be allocated for basic training and under-03-month training courses provided for rural workers and the disabled in urban areas where the local government is unable to finance;
b) Basic training and under-03-month training courses provided for urban women shall be funded from the regular budget of the Vietnamese Women’s Association.
2. Local government budget
a) Local governments shall allocate their budget for implementation of the assistance policies on basic training and under-03-month training courses under the Decision No.46/2015/QD-TTg;
b) A local government that is unable to fully fund basic training and under-03-month training courses shall proactively arrange capital and cooperate with central governments to assist in implementing assistance policies on basic training and under-03-month training courses under the Decision No.46/2015/QD-TTg;
c) In addition to direct sources for finance as mentioned above, local governments shall mobilize capital from regular training budget or other projects within the locality to provide basic training and under-03-month training courses for women, rural workers and the disabled.
3. Regulatory authorities shall mobilize sources of finance from international organizations, vocational training facilities; enterprises, individuals and the community for implement the assistance policy.
Article 6. Regulations on subsidy estimation, management, allocation and settlement
1. For subsidies from regular expenditure budget: the procedure for estimation, management, allocation and settlement shall conform to the Law on the State budget and other guidance.
2. For subsidies from the expenditure budget of the National Target Program for New Rural Development: relevant regulations of the Law on the State Budget, Law on Public Investment and regulations on management and implementation of the National Target Program shall apply.
3. Entities directly allocated funding for basic training and under-03-month training course shall effectively manage and spend the funding in the right manner.
Article 7.Elements of subsidies and amount of subsidies
1. Training subsidies
a) Disabled persons stipulated in the Law on Persons with Disability and its guidance: maximum 06 million dong/ person/ course;
b) Poor ethnics, poor households of severely-disadvantaged communes under regulations by the Prime Minister: maximum 04 million dong/person/course;
c) Ethnics, beneficiaries of preferential policies for persons who contributed to the national revolution under the Ordinance on preferential policies for persons who contributed to the national revolution, those whose agricultural or commercial land is withdrawn and poor households by the Prime Minister as prescribed in the Decision No.63/2015/QD-TTg, fishermen and unemployed women: maximum 03 million dong/person/course;
d) For near poor households stipulated by the Prime Minister: maximum 2.5 million dong/person/course;
dd) For women and rural workers other than those specified in point a, b, c and d of this clause: maximum 02 million dong/person/course;
e) For those who concurrently fall into more than one category in point a, b, c, d and dd of this clause, the highest subsidy shall apply;
g) In addition to subjects specified in point a, b, c, d and dd of this clause, People’s Committees of provinces should arrange and mobilize lawful source of funds for other entities ( including members of poor families according to poverty line of the province) who desire to take such training courses according to the local government budget.
2. Meal and travel subsidies
a) Beneficiaries: Beneficiaries of preferential policies for those who contributed to the national revolution, persons with disabilities, ethnics, poor or near poor persons and those whose agricultural or commercial land is withdrawn and unemployed women taking basic training and under-03-month training courses;
b) Amount of meal subsidy: 30,000 dong/person/actual school day;
c) Amount of travel subsidy: 200,000 dong/person/course if the training location is at least 15 km distant from the residence;
For the disabled and residents of disadvantaged areas or severely disadvantaged areas under regulations by the Prime Minister: 300,000 dong/person/course if the training location is at least 5 km distant from the residence
d) In addition to these above-mentioned meal and travel subsidies, regulatory authorities and training facilities, according to the ability and reality, should mobilize other lawful source of funds for trainees' meals and travel during the training courses.
3. Each trainee shall be entitled to receive training subsidy from the State budget only once. Those who had been granted a training subsidy under other State's regulations shall not be offered any additional training subsidy under this Circular. In case a worker who was granted a training subsidy but become unemployed due to objective factors, the People’s Committee of the province shall consider giving an additional training subsidy to no more than 03 persons at a time under provisions hereof
Article 8. Forms of training subsidies
1. For those who register training courses at State's public service providers that are eligible for provision of vocational training:
a) The training subsidy is provided under form of assignment between the authority that is designated to implement the policy (hereinafter referred to as “implementing authority”) and its affiliated public training facility. Subsidies estimation, allocation and finalization shall be conducted in accordance with the Law on the State budget and its guidance documents;
b) The training subsidy is provided under form of order placement between the implementing authority and public training facilities other than its affiliates as stipulated in chapter III hereof.
2. In case the trainees register training courses at non-public training facilities that are eligible for vocational training: The training subsidy is provided under form of order placement between the implementing authority and non-public training facilities as stipulated in chapter III hereof;
For trainees who are the disabled, the implementing shall enter into training contracts with training facilities or enterprises that conduct schemes for vocational training and job search for the disabled (by mentoring or learning-by-doing).
3. Training facilities or enterprises shall take delivery of applications, verify admission conditions and provide training courses; and reimburse all trainee’s expenses for traveling and meals, according to the training budget for basic training and under-03-month training courses, in accordance with Article 5 of the Decision No.46/2015/QD-TTg or grant additional subsidies under decision of the local government (if any) In case a trainee plays truant, quit or forcibly expelled from a training facility, that training facility shall finalize training subsidies according to the number of trainers and actual school days and relieve direct costs such as costs of materials, travel (one-way) and meal expenses
REGULATIONS ON TRAINING ORDER PLACEMENT
Article 9. Unit price for training order
1. Training order shall be placed under form of a training contract between order parties and training facilities designated by the competent authority under current regulations on order placement for public services funded by the State budget.
2. For training contracts implemented by Ministries or central authorities: The unit price shall be set by the Ministers, heads of ministerial-level agencies and other central authorities (hereinafter referred to as “regulatory authority”) after the Ministry of Finance gives written opinions and shall be determined according to pricing, economic-technical norms prescribed in the current regulations issued by the competent authority, starting date and duration of training course, workload and quality. Where the regulatory authority providing training courses whose training unit price has set, such unit price may apply.
3. For training contract implemented by local governments: The Departments of Labor, War Invalids and Social Affairs shall identify subjects wishing to take basic training and under-03 month training courses to determine annual training quota and submit it to the People’s Committee of the province for approval for training plan. Training unit price for specific majors shall be determined according to the national or local pricing, economic-technical norms (where the national norms have yet to be introduced or it is deemed necessary to specify the national norm) and the reality.
4. In case the pricing, economic –technical norms have yet to be introduced for determination of training unit price, the unit price for basic training and under-03-month training courses by specific major shall be estimated in accordance with Article 10 hereof.
5. For majors whose training unit price is much greater than the maximum subsidy prescribed in clause 1 Article 7 hereof, the local government, training facility shall proactively allocate local government budget, enterprises’ budgets and mobilize other lawful sources of finance for such training courses.
Article 10. Estimation of training unit price in case of absence of pricing, economic-technical norms
In order to estimate training unit price economically and effectively, the following expenditures shall be taken into due account:
1. Expenditures for admission, opening and closing ceremonies, grant of certificates;
2. Costs of training documents, office stationery, syllabus, etc.
3. Salaries paid to teachers and trainers:
a) For tenured teachers working for training facilities: the current pay rate and allowances paid to teachers, lecturers shall apply;
b) For trainers who are engineers, technicians and skilled workers of enterprises, industrial, forestry, fishery, agricultural extension centers; and “nông dân sản xuất giỏi cấp huyện trở lên (skilled farmers certified by district-level government or higher)”: the pay rate and allowances for teachers, reporters who are officials of district-level organizations or the equivalent under current regulations of laws shall apply;
c) For trainers who acquire doctor of science degrees, doctor of philosophy degrees in agriculture or fisheries studies, skilled artisans or craftsman at district level or higher: the pay rate for teachers, lecturers who hold the titles of Deputy President of People's Council of province, director or deputy director of Ministries, Rector or Deputy Rector of Ministries, Director, deputy Directors of Departments and the equivalent; Associate Professor, Doctor and principal teachers shall apply under the current of laws
4. Travel allowances for teachers, trainers, managers who frequently go on business trips to severely disadvantaged areas for 15 days per month or more. The travel allowance shall be equal to 0.2 times as much as the basic pay rate prescribed in point a clause 2 Section II of the Circular No.06/2005/TT-BNV dated January 05, 2005 by the Ministry of Home Affairs providing guideline for traveling allowances for officials.
5. Costs of materials, fuels for training.
6. Rents for classrooms and dedicated teaching equipment (if any).
7. Freight charges for transport of teaching equipment.
8. Fixed asset depreciation for classes under Circular No.45/2013/TT-BTC dated April 25, 2013 by the Ministry of Finance providing guidelines for management, allocation and depreciation of fixed assets.
9. Revision to training documents (if any).
10. Other expenses.
11. Costs of management which are not exceeding 5% of the total budget, including business trips of managers, inspection, investigation and assessment of training quality; office stationery, postal services and others (if any).
Article 11. Training contract advances
1. Amount of advances
a) The first advance shall be equal to 50% of the contract value and shall be made immediately after the contract is signed.
b) The second advance shall apply to 03-month training courses or longer that has taken place for at least 30% of the course duration. The second advance shall be determined according to the actual value and workload but the two advances shall not exceed 80% of the contract value and that in the annual estimation approved by the competent authority
2. Concerning the second advance, the training facility shall submit a written request for second advance payment, decision on opening of the training course; curriculum and training plan; a list of trainees who benefit from meal and travel subsidies certified by the People’s Committee of the commune (if any) and contract progress report.
Article 12. Finalization of training contracts
1. After completion of a training course, the training facility shall submit the ordering party a written request for finalization of the training contract and:
a) A contract performance report;
b) Decisions on graduation recognition and a list of trainees obtaining the certificate of completion of training course;
c) A list of employed trainees after completion of the training course: a list of trainees employed by enterprises; a list of trainees entering into exclusivity agreements certified by enterprises; a list of self-employed trainees certified by the people’s Committee of communes for those establishing production groups, cooperatives, enterprises or those taking up occupations which are relevant to their majors in the commune;
d) A consolidated financial statement concerning expenditures for training courses;
dd) Documents related to training expenditures, financial meal and travel subsidies certified with trainee’s signature for collation (the training facility shall keep such documents in accordance with current regulations).
2. Within 15 working days from the date of receipt of full documents from the training facility under clause 1 of this Article, the ordering party shall consider accepting and finalizing training contract and settle payables under the acceptance and finalization record.
1. This Circular enters into force from December 04, 2016.
Elements and amount of subsidies for basic training courses and under-03 month training courses stipulated in the Decision No.46/2015/QD-TTg shall apply from January 01, 2016.
2. This Circular replaces relevant provisions of subsidies for basic and under-03 month training courses stipulated in clauses 2, 3 and 5 Article 5 and point 7.1 and 7.2 clause 7 Article 6 of the Joint-Circular No.112/2010/TTLT-BTC-BLDTBXH dated July 30, 2010 by the Ministry of Finance and Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs providing guideline for management and allocation of subsidies for project for vocational training for rural labor force by 2020 under the Decision No.1956/QD-TTg dated November 27, 2009 by the Prime Minister; point 3.2, clause 3 Article 4 of the Joint-Circular No.48/2013/TTLT-BTC-BLDTBXH dated April 26, 2013 by the Ministry of Finance and Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs on management and allocation of subsidies for the disability assistance project in period of 2012-2020.
Any issue arising in connection to implementation of this Circular should be promptly reported to the Ministry of Finance. /.
|
PP. MINISTER |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực