Chương I Thông tư 15/2023/TT-NHNN: Quy định chung
Số hiệu: | 15/2023/TT-NHNN | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Ngân hàng Nhà nước | Người ký: | Phạm Tiến Dũng |
Ngày ban hành: | 05/12/2023 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2025 |
Ngày công báo: | 08/12/2023 | Số công báo: | Từ số 1291 đến số 1292 |
Lĩnh vực: | Tiền tệ - Ngân hàng | Tình trạng: | Chưa có hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hệ thống chỉ tiêu thông tin tín dụng cấp cho CIC từ ngày 01/01/2025
Ngày 05/12/2023, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 15/2023/TT-NHNN quy định về hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Hệ thống chỉ tiêu thông tin tín dụng cấp cho CIC từ ngày 01/01/2025
Tổ chức tín dụng cung cấp cho Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) toàn bộ Hệ thống chỉ tiêu thông tin tín dụng theo Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ, bao gồm các nhóm chỉ tiêu sau:
- Thông tin định danh về khách hàng vay;
- Thông tin về người có liên quan của khách hàng vay (đang được cấp tín dụng tại tổ chức tín dụng cấp tín dụng cho khách hàng vay);
- Thông tin về cho vay và các hoạt động cấp tín dụng khác, không bao gồm nhóm chỉ tiêu:
+ Thông tin về thẻ tín dụng;
+ Thông tin mua và ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp (không bao gồm tổ chức tín dụng);
- Thông tin về thẻ tín dụng;
- Thông tin mua và ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp (không bao gồm tổ chức tín dụng);
- Thông tin về biện pháp bảo đảm cấp tín dụng;
- Thông tin về hoạt động xử lý nợ xấu nội bảng;
- Thông tin ngoại bảng;
- Báo cáo tài chính năm (theo báo cáo tài chính đã nộp cho cơ quan Thuế hoặc báo cáo tài chính đã được kiểm toán) của khách hàng vay là doanh nghiệp.
Quyền và nghĩa vụ của CIC trong hoạt động thông tin tín dụng
- Đầu mối xây dựng, trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định về Hệ thống chỉ tiêu thông tin tín dụng.
- Đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc cung cấp thông tin tín dụng của tổ chức tín dụng và việc thực hiện hoạt động thông tin tín dụng của tổ chức tự nguyện theo hợp đồng ký kết với CIC.
- Công khai các nguyên tắc, phạm vi sử dụng dịch vụ thông tin tín dụng, quy trình khai thác và sử dụng dịch vụ thông tin tín dụng, giá dịch vụ thông tin tín dụng.
- Tạo lập sản phẩm thông tin tín dụng để cung cấp theo đề nghị của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước.
- Hỗ trợ đào tạo cán bộ về nghiệp vụ thông tin tín dụng theo nhu cầu của tổ chức tín dụng, tổ chức tự nguyện.
- Tổ chức cung cấp dịch vụ thông tin tín dụng theo mô hình đơn vị sự nghiệp công lập và thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo quy định của Chính phủ.
- Ban hành tiêu chí và tổ chức thực hiện việc đánh giá chất lượng cung cấp thông tin tín dụng cho CIC; áp dụng các biện pháp khuyến khích đổi với tổ chức, cá nhân thực hiện tốt hoạt động thông tin tín dụng; đề xuất các đơn vị chức năng xử lý vi phạm quy định về hoạt động thông tin tín dụng.
- Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật.
Xem chi tiết tại Thông tư 15/2023/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Thông tư này quy định về hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) do Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (sau đây gọi là CIC) làm đầu mối tổ chức, thực hiện.
1. Vụ, Cục, đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (sau đây gọi chung là đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước).
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi chung là tổ chức tín dụng).
3. Tổ chức tự nguyện tham gia hoạt động thông tin tín dụng (sau đây gọi chung là tổ chức tự nguyện).
4. Khách hàng vay.
5. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động thông tin tín dụng.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (sau đây gọi là hoạt động thông tin tín dụng) là hoạt động thu thập, trao đổi, xử lý, lưu giữ, bảo mật thông tin tín dụng, tạo lập sản phẩm thông tin tín dụng và cung cấp dịch vụ thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước.
2. Thông tin tín dụng là tập hợp các dữ liệu liên quan khoản cấp tín dụng của khách hàng vay tại tổ chức tín dụng, khoản nợ của khách hàng vay do tổ chức tự nguyện tham gia hoạt động thông tin tín dụng quản lý.
3. Khách hàng vay là tổ chức (không bao gồm tổ chức tín dụng), cá nhân được tổ chức tín dụng cấp tín dụng hoặc có nghĩa vụ trả nợ tại tổ chức tự nguyện tham gia hoạt động thông tin tín dụng.
4. Người có liên quan của khách hàng vay là tổ chức, cá nhân có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với khách hàng vay của tổ chức tín dụng theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng, các quy định của Ngân hàng Nhà nước về giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng.
5. Sản phẩm thông tin tín dụng là báo cáo tín dụng, báo cáo chấm điểm, xếp hạng tín dụng hoặc các sản phẩm khác do CIC tạo lập trên cơ sở thông tin thu thập được theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.
6. Dịch vụ thông tin tín dụng là dịch vụ cung cấp sản phẩm thông tin tín dụng và các tiện ích khác của CIC.
7. Cơ sở dữ liệu thông tin tín dụng quốc gia là tập hợp các thông tin tín dụng, sản phẩm thông tin tín dụng được thu thập, xử lý, lưu giữ, khai thác sử dụng trên hệ thống thông tin của CIC.
8. Tổ chức tự nguyện là tổ chức có hợp đồng trao đổi thông tin với CIC trên nguyên tắc tự nguyện cam kết cung cấp thông tin tín dụng và sử dụng dịch vụ thông tin tín dụng, bao gồm:
a) Quỹ đầu tư phát triển, quỹ hỗ trợ phát triển, quỹ bảo vệ môi trường, quỹ bảo lãnh tín dụng, tổ chức thực hiện chương trình, dự án tài chính vi mô;
b) Doanh nghiệp có chức năng mua bán nợ, công ty quản lý nợ và khai thác tài sản;
c) Tổ chức cung cấp dịch vụ cho vay, bảo hiểm bảo lãnh, cho thuê tài sản, mua hàng trả chậm, trả dần, cầm đồ có điều kiện về lãi suất, thời hạn, tiền thuê, biện pháp bảo đảm nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
9. Thông tin tiêu cực về khách hàng vay là thông tin tín dụng về nợ xấu, vi phạm nghĩa vụ thanh toán và các thông tin bất lợi khác ảnh hưởng đến kết quả đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng vay (bao gồm thông tin phá sản, vi phạm hành chính và các bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật đối với khách hàng vay.
10. Tổ chức thông tin tín dụng nước ngoài là tổ chức được thành lập và hoạt động theo pháp luật nước ngoài về thông tin tín dụng.
Hoạt động thông tin tín dụng nhằm tạo lập Cơ sở dữ liệu thông tin tín dụng quốc gia để:
1. Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng.
2. Hỗ trợ tổ chức tín dụng, tổ chức tự nguyện trong hoạt động kinh doanh.
3. Hỗ trợ khách hàng vay tiếp cận nguồn vốn tín dụng đáp ứng nhu cầu đời sống, kinh tế, xã hội theo quy định của pháp luật.
4. Hỗ trợ tổ chức khác tiếp cận thông tin tín dụng theo quy định của pháp luật.
1. Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân và các quy định pháp luật khác có liên quan.
2. Đảm bảo tính khách quan và không ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân có liên quan.
3. Đảm bảo chính xác, trung thực, đầy đủ, kịp thời đối với thông tin tín dụng cung cấp cho CIC quy định tại Điều 8, Điều 9, Điều 10 Thông tư này.
CIC, tổ chức tín dụng, tổ chức tự nguyện, tổ chức khác được cung cấp thông tin tín dụng phải:
1. Có biện pháp bảo vệ thông tin tín dụng để chống lại mất mát, truy cập, sử dụng hoặc tiết lộ trái phép.
2. Có giải pháp khôi phục dữ liệu trong trường hợp dữ liệu bị lỗi, bị mất, bị hỏng và phương án khôi phục hoạt động sau khi dữ liệu bị lỗi, bị mất, bị hỏng.
3. Đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin tín dụng theo quy định tại Thông tư này và các quy định khác của pháp luật về an toàn, bảo mật thông tin.
1. Thu thập, cung cấp, trao đổi, sử dụng trái phép các thông tin thuộc phạm vi, danh mục bí mật nhà nước.
2. Cố ý làm sai lệch nội dung thông tin tín dụng, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân liên quan.
3. Trao đổi, cung cấp thông tin tín dụng sai đối tượng hoặc cho bên thứ ba trái quy định của pháp luật.
4. Lợi dụng các hoạt động thông tin tín dụng để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
5. Cản trở hoạt động thu thập và khai thác thông tin tín dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
This Circular provides for credit information-related activities of SBV organized and implemented by the Vietnam National Credit Information Center (hereinafter referred to as "CIC").
1. Departments, Divisions, and units under the organizational structure of SBV, SBV branches in provinces, centrally affiliated cities, and asset management single-member limited liability companies of Vietnamese credit institutions (hereinafter referred to as “SBV units”).
2. Credit institutions and foreign bank branches (hereinafter referred to as “credit institutions”).
3. Organizations voluntarily participate in credit information-related activities (hereinafter referred to as “voluntary organizations”).
4. Borrowers.
5. Other organizations and individuals involved in credit information-related activities.
Article 3. Interpretation of terms
For the purpose of this Circular, the following terms shall be construed as follows:
1. Credit information-related activities of SBV (hereinafter referred to as “credit information-related activities”) refer to the collection, exchange, handling, archiving, and confidentiality of credit information, establishment of credit information products, and provision of credit information services of SBV.
2. Credit information refers to the collection of data concerning credit extended to borrowers at credit institutions and debts of borrowers managed by voluntary organizations.
3. Borrower refers to an organization (excluding credit institutions) and/or individual to whom credit is extended by a credit institution or is obligated to pay debts at a voluntary organization.
4. Related person of borrower refers to an organization and/or individual having a direct or indirect relationship with a borrower of a credit institution according to the Law on Credit Institutions and regulations of SBV on limits and prudential ratios of credit institutions.
5. Credit information product refers to a credit report, scoring report, credit ranking, or other products established by CIC based on the collected information according to Article 8 of this Circular.
6. Credit information services are services of provision of credit information products and other utilities of CIC.
7. National Credit Information Database refers to the collection of credit information and credit information products collected, handled, retained, and used on the information system of CIC.
8. Voluntary organizations refer to organizations with information exchange contracts with CIC on the principle of voluntary declaration of credit information provision and credit information service use, including:
a) Development investment funds, development support funds, environmental protection funds, credit guarantee funds, and organizations implementing programs and projects on microfinance;
b) Debt trading enterprises and debt management and asset utilization companies;
c) Providers of services of loans, guarantee insurance, asset lease, deferred-payment procurement, installment-payment procurement, pawnbrokers with conditions for interests, terms, rental, and obligation security according to laws.
9. Negative information on borrowers refers to information on bad debts, violations of payment obligations, and other disadvantaged information affecting the results of the assessment of the solvency of borrowers (including information on bankruptcy, administrative violations, and Courts’ judgments and decisions legally effective to borrowers).
10. Foreign credit information organizations are organizations established and operated under foreign credit information laws.
Article 4. Purposes of credit information-related activities
Credit information-related activities aim to establish the National Credit Information Database to:
1. Enable SBV to carry out the state management of fields of banking and currencies.
2. Assist credit institutions and voluntary organizations in their business operations.
3. Assist borrowers in accessing capital sources meeting their life-related, economic, and social needs as prescribed by laws.
4. Assist other organizations in accessing credit information as prescribed by laws.
Article 5. Principles of credit-information related activities
1. Comply with personal data protection laws and relevant laws.
2. Ensure objectivity and prevent any impact on legitimate rights and benefits of relevant organizations and individuals.
3. Ensure accuracy, truthfulness, adequacy, and timeliness of credit information provided for CIC as prescribed in Articles 8, 9, and 10 of this Circular.
Article 6. Credit information safety and confidentiality
CIC, credit institutions, voluntary organizations, and other organizations providing credit information shall:
1. Adopt measures to protect credit information to prevent loss and illegal access, use, or disclosure.
2. Adopt measures to restore data in case of error, loss, or damage and measures to restore operations after the occurrence of the mentioned case.
3. Ensure safety and confidentiality of credit information according to this Circular and information safety and confidentiality laws.
Article 7. Forbidden acts in credit information-related activities
1. Illegally collecting, providing, exchanging, and using information subject to the scope and list of state secrets.
2. Deliberately falsifying credit information, affecting legitimate rights and benefits of relevant organizations and individuals.
3. Exchanging and providing information for incorrect subjects or third parties contrary to laws.
4. Taking advantage of credit information-related activities to infringe on the benefits of the State and legitimate rights and benefits of organizations and individuals.
5. Obstructing the collection and utilization of legal credit information of organizations and individuals.
Tình trạng hiệu lực: Chưa có hiệu lực