Số hiệu: | 15/2012/TT-BNV | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Nội vụ | Người ký: | Trần Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 25/12/2012 | Ngày hiệu lực: | 15/02/2013 |
Ngày công báo: | 28/02/2013 | Số công báo: | Từ số 129 đến số 130 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương, Bộ máy hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/10/2023 |
Người từ đủ 15 tuổi nếu được sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật sẽ được dự tuyển viên chức trong một số lĩnh vực hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao.
Nội dung này được nêu trong Thông tư 15/2012/TT-BNV hướng dẫn việc tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức.
Người trúng tuyển phải có thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc trong lĩnh vực, ngành cần tuyển tối thiểu là 12 tháng mới được xét miễn tập sự.
Thông tư này áp dụng từ ngày 15/2/2013, sửa đổi thông tư 130/2005/TT-BNV và thay thế các Thông tư: 10/2004/TT-BNV, 04/2007/TT-BNV, 02/2008/TT-BNV.
1. Viên chức được cử đi đào tạo ở trong nước và ngoài nước phải đền bù chi phí đào tạo theo quy định tại Khoản 4 Điều 36 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP.
2. Các trường hợp viên chức không phải đền bù chi phí đào tạo:
a) Viên chức không hoàn thành khóa học do ốm đau phải điều trị, có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;
b) Viên chức chưa phục vụ đủ thời gian theo cam kết phải thuyên chuyển công tác được cơ quan có thẩm quyền đồng ý;
c) Đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng đối với viên chức khi đơn vị buộc phải thu hẹp quy mô, không còn vị trí việc làm hoặc chấm dứt hoạt động theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
1. Chi phí đền bù bao gồm học phí và tất cả các khoản chi khác phục vụ cho khóa học, không tính lương và các khoản phụ cấp nếu có.
2. Cách tính chi phí đền bù:
a) Đối với trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 36 Nghị định 29/2012/NĐ-CP, viên chức phải đền bù 100% chi phí đào tạo;
b) Đối với trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 36 Nghị định 29/2012/NĐ-CP, viên chức phải đền bù 50% chi phí của khóa học;
c) Đối với các trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều 36 Nghị định 29/2012/NĐ-CP, chi phí đền bù được tính theo công thức sau:
S = (F / T1) x (T1 - T2)
Trong đó:
- S là chi phí đền bù;
- F là tổng chi phí của khóa học;
- T1 là thời gian yêu cầu phải phục vụ sau khi đã hoàn thành khóa học (hoặc các khóa học) được tính bằng số tháng làm tròn;
- T2 là thời gian đã phục vụ sau đào tạo được tính bằng số tháng làm tròn.
1. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình đối với mức đền bù chi phí đào tạo của viên chức theo quy định.
2. Thu hồi tiền đền bù chi phí đào tạo
a) Chậm nhất trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định về việc đền bù chi phí đào tạo của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập, viên chức phải đền bù chi phí đào tạo có trách nhiệm nộp trả đầy đủ khoản tiền phải đền bù cho đơn vị sự nghiệp công lập.
b) Số tiền đền bù chi phí đào tạo của viên chức phải được đơn vị sự nghiệp công lập thu nộp vào tài khoản của đơn vị tại Kho bạc nhà nước và theo dõi, quản lý, sử dụng theo đúng quy định của pháp luật.
c) Trường hợp viên chức phải đền bù chi phí đào tạo không thực hiện trách nhiệm đền bù thì cơ quan, đơn vị ban hành quyết định đền bù không giải quyết các chế độ, chính sách và có quyền khởi kiện theo quy định pháp luật
Article 16. Reimbursement of training expenses
1. Each public employee sent to training in Vietnam and abroad must reimburse training expenses as prescribed in Clause 4 Article 36 of Decree No. 29/2012/ND-CP.
2. Each public employee shall be exempt from reimbursing training expenses in the following cases:
a) The public employee fails to complete his/her training course due to sickness certified by a competent health facility;
b) The public employee who has not worked for a given period as committed must follow an order to move to another position with the consent of the competent authority;
c) The public service provider unilaterally terminates the labor contract concluded with the employee in case the provider is forced to contracts its size, but the position or shuts downs according to a decision of a competent authority.
Article 17. Training expenses and determination of reimbursed training expenses
1. The reimbursed expenses shall include tuition fees and other expenses serving the training course, excluding salary and other allowances (if any).
2. Determination of reimbursed expenses:
a) Regarding the case prescribed in Point a Clause 4 Article 36 of Decree No. 29/2012/ND-CP, the public employee must reimburse 100% of training expenses;
b) Regarding the case prescribed in Point b Clause 4 Article 36 of Decree No. 29/2012/ND-CP, the public employee must reimburse 50% of training expenses;
c) Regarding the cases prescribed in Point c Clause 4 Article 36 of Decree No. 29/2012/ND-CP, reimbursed training expenses equals:
S = (F / T1) x (T1 - T2)
Where:
- S is reimbursed training expenses;
- F is total expenses of the training course;
- T1 is the number of months required for compulsory work after the training course(s);
- T2 is the number of months over which the employee has been performed the compulsory work after training.
Article 18. Decisions on payment and recovery of reimbursed training expenses
1. The head of each public service provider shall decide and take responsibility for the decision on the levels of reimbursed training expenses incurred by public employees as prescribed.
2. Recovery of reimbursed training expenses
a) Within 30 days, from the date on which the decision on reimbursement of training expenses issued by the head of the public service provider is received, the public employee must pay the full reimbursement to the public service provider.
b) The reimbursement amount shall be transferred to the account of the public service provider at a State Treasury for monitoring and use in accordance with regulations of law.
c) If the public employee fails to pay the reimbursement, the public service provider shall not provide other benefits for him/her and may take legal proceedings as prescribed.