Chương III: Thông tư 13/2023/TT-BGDĐT Đánh giá tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục
Số hiệu: | 13/2023/TT-BGDĐT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo | Người ký: | Hoàng Minh Sơn |
Ngày ban hành: | 26/06/2023 | Ngày hiệu lực: | 11/08/2023 |
Ngày công báo: | 19/07/2023 | Số công báo: | Từ số 835 đến số 836 |
Lĩnh vực: | Giáo dục | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
05 tiêu chuẩn đánh giá tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục ĐH
Vừa qua, Bộ GDĐT ban hành Thông tư 13/2023/TT-BGDĐT quy định việc giám sát, đánh giá tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm.
05 tiêu chuẩn đánh giá tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục ĐH
Theo đó, quy định 05 tiêu chuẩn đánh giá tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục đại học như sau:
(1) Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý
Để đạt được tiêu chuẩn này, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục cần đạt 6 tiêu chí, đơn cử như:
- Duy trì điều kiện cho phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục.
- Xây dựng, ban hành văn bản nội bộ để tổ chức thực hiện việc quản lý kiểm định viên nhằm bảo đảm hoạt động độc lập, khách quan, trung thực và không xung đột lợi ích với các bên liên quan.
- Hằng năm, có tham gia và đóng góp tích cực với Bộ GDĐT trong việc xây dựng, bổ sung, hoàn thiện, thực thi chính sách phát triển giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm, chính sách về bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục...
(2) Tiêu chuẩn 2: Đội ngũ lãnh đạo, kiểm định viên, hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục
Để đạt được tiêu chuẩn này, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục cần đạt 5 tiêu chí, đơn cử như:
- Giám đốc, Phó Giám đốc bảo đảm tiêu chuẩn và thực hiện nhiệm vụ theo quy định.
- Hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục bảo đảm quy định về số lượng, thành phần, tiêu chuẩn của các thành viên và được định kỳ đánh giá.
- Có kiểm định viên làm việc toàn thời gian tham gia hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục với tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài...
(3) Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất, trang thiết bị
Để đạt được tiêu chuẩn này, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục cần đạt 3 tiêu chí, đơn cử như:
- Bảo đảm và phát triển về cơ sở vật chất cho hoạt động của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục theo lộ trình và sự phát triển của tổ chức.
- Xây dựng, vận hành trang thông tin điện tử để thực hiện công khai thông tin theo quy định...
(4) Tiêu chuẩn 4: Hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục
Để đạt được tiêu chuẩn này, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục cần đạt 7 tiêu chí, đơn cử như:
- Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục theo đúng đối tượng, phạm vi ghi trong giấy phép hoạt động và tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục, quy trình kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định.
- Cấp và thu hồi giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định.
- Thực hiện bồi dưỡng nâng cao năng lực, chuyên môn nghiệp vụ cho lãnh đạo, quản lý, nhân viên và kiểm định viên của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục...
(5) Tiêu chuẩn 5: Công khai, minh bạch hoạt động
Để đạt được tiêu chuẩn này, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục cần đạt 4 tiêu chí, đơn cử như:
- Công khai trên trang thông tin điện tử của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục: giấy phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục; sự hình thành và phát triển của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục...
- Công khai tài chính theo quy định của pháp luật...
Xem chi tiết các tiêu chuẩn tại Thông tư 13/2023/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 11/8/2023.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý
a) Tiêu chí 1.1: Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục bảo đảm việc duy trì điều kiện cho phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục;
b) Tiêu chí 1.2: Tầm nhìn, sứ mạng, chiến lược và văn hóa của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục được xây dựng, tổ chức thực hiện, đánh giá kết quả thực hiện và điều chỉnh phù hợp với mục tiêu phát triển của một pháp nhân với chức năng chính là kiểm định chất lượng giáo dục;
c) Tiêu chí 1.3: Xây dựng, ban hành các văn bản nội bộ để tổ chức, triển khai các hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục, gồm các văn bản về: tổ chức và hoạt động; chi tiêu nội bộ; chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thuộc tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; quản lý và sử dụng cán bộ, nhân viên; đánh giá, công nhận cơ sở giáo dục, chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn chất lượng;
d) Tiêu chí 1.4: Xây dựng, ban hành văn bản nội bộ để tổ chức thực hiện việc quản lý kiểm định viên nhằm bảo đảm hoạt động độc lập, khách quan, trung thực và không xung đột lợi ích với các bên liên quan, gồm: quy tắc đạo đức kiểm định viên; quy định về việc thực hiện đánh giá kiểm định viên; quy định về việc giải trình, giải quyết phản ánh, kiến nghị của công dân đối với kiểm định viên hoặc kết quả hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục;
đ) Tiêu chí 1.5: Thực hiện việc báo cáo gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo theo quy định; thực hiện việc cải tiến chất lượng của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục để đáp ứng yêu cầu và sự hài lòng của các bên liên quan;
e) Tiêu chí 1.6: Hằng năm, có tham gia và đóng góp tích cực với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc xây dựng, bổ sung, hoàn thiện, thực thi chính sách phát triển giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm, chính sách về bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục.
2. Tiêu chuẩn 2: Đội ngũ lãnh đạo, kiểm định viên, hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục
a) Tiêu chí 2.1: Giám đốc, Phó Giám đốc bảo đảm tiêu chuẩn và thực hiện nhiệm vụ theo quy định;
b) Tiêu chí 2.2: Hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục bảo đảm quy định về số lượng, thành phần, tiêu chuẩn của các thành viên và được định kỳ đánh giá;
c) Tiêu chí 2.3: Số lượng kiểm định viên phải được duy trì, phát triển đáp ứng yêu cầu về quy mô, phạm vi hoạt động và kế hoạch chiến lược của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục;
d) Tiêu chí 2.4: Kiểm định viên tham gia hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục với tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục bảo đảm thực hiện đúng quy định hiện hành đối với kiểm định viên, được tham gia các hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực và được tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục đánh giá thường xuyên theo quy định;
đ) Tiêu chí 2.5: Có kiểm định viên làm việc toàn thời gian tham gia hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục với tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài.
3. Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất, trang thiết bị
a) Tiêu chí 3.1: Bảo đảm và phát triển về cơ sở vật chất cho hoạt động của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục theo lộ trình và sự phát triển của tổ chức;
b) Tiêu chí 3.2: Xây dựng, vận hành trang thông tin điện tử để thực hiện công khai thông tin theo quy định;
c) Tiêu chí 3.3: Bảo đảm các điều kiện về hạ tầng kỹ thuật để thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục; thông tin, dữ liệu hoạt động được lưu trữ đầy đủ, khoa học và bảo mật thông tin.
4. Tiêu chuẩn 4: Hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục
a) Tiêu chí 4.1: Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục theo đúng đối tượng, phạm vi ghi trong giấy phép hoạt động và tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục, quy trình kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và các văn bản nội bộ của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục ban hành;
b) Tiêu chí 4.2: Đoàn đánh giá ngoài thực hiện nhiệm vụ và nguyên tắc làm việc theo quy định của pháp luật và văn bản nội bộ của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; bảo đảm chất lượng trong việc viết báo cáo đánh giá ngoài, đưa ra các nhận định chính xác về thực trạng, các khuyến nghị hữu ích và có giá trị đối với cơ sở giáo dục;
c) Tiêu chí 4.3: Hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục thực hiện nhiệm vụ và nguyên tắc làm việc theo quy định của pháp luật và văn bản nội bộ của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; bảo đảm độc lập, khách quan trong hoạt động thẩm định kết quả đánh giá; cung cấp các thông tin có giá trị cho các bên liên quan;
d) Tiêu chí 4.4: Cấp và thu hồi giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định;
đ) Tiêu chí 4.5: Thực hiện bồi dưỡng nâng cao năng lực, chuyên môn nghiệp vụ cho lãnh đạo, quản lý, nhân viên và kiểm định viên của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục;
e) Tiêu chí 4.6: Thực hiện việc bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên (nếu có) theo quy định; đánh giá kết quả thực hiện và điều chỉnh phù hợp với mục tiêu của chương trình bồi dưỡng;
g) Tiêu chí 4.7: Tham gia vào mạng lưới các tổ chức bảo đảm chất lượng quốc tế hoặc có thỏa thuận hợp tác quốc tế trong việc công nhận kết quả kiểm định chất lượng giáo dục.
5. Tiêu chuẩn 5: Công khai, minh bạch hoạt động
a) Tiêu chí 5.1: Công khai trên trang thông tin điện tử của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục: giấy phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục; sự hình thành và phát triển của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; tầm nhìn, sứ mạng và chiến lược phát triển; quy chế tổ chức và hoạt động; các hướng dẫn chi tiết do tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục ban hành để thực hiện công tác kiểm định chất lượng giáo dục;
b) Tiêu chí 5.2: Công khai trên trang thông tin điện tử của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục và cập nhật trên phần mềm quản lý hệ thống bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục đại học: cơ cấu tổ chức, danh sách Giám đốc, Phó Giám đốc, kiểm định viên làm việc toàn thời gian, viên chức, người lao động, danh sách hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục, danh sách kiểm định viên tham gia hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục, cơ sở vật chất;
c) Tiêu chí 5.3: Công khai trên trang thông tin điện tử của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục và cập nhật trên phần mềm quản lý hệ thống bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục đại học các hoạt động đánh giá, kết quả kiểm định chất lượng giáo dục;
d) Tiêu chí 5.4: Công khai tài chính theo quy định của pháp luật.
1. Chu kỳ đánh giá
a) Chu kỳ đánh giá tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục trong nước là 05 năm, được thực hiện trước khi giấy phép hoạt động của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hết thời hạn;
b) Chu kỳ đánh giá tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài hoạt động ở Việt Nam theo thời hạn ghi trên quyết định công nhận hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục ở Việt Nam.
2. Quy trình đánh giá
a) Tự đánh giá của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục;
b) Đánh giá tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
1. Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục thực hiện việc tự đánh giá khi tới kỳ đánh giá hoặc khi có văn bản yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục thực hiện việc tự đánh giá theo bộ tiêu chuẩn quy định tại Điều 8 của Thông tư này; hoàn thiện báo cáo tự đánh giá theo mẫu Phụ lục II kèm theo Thông tư này, gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo qua Cục Quản lý chất lượng.
1. Thành lập đoàn đánh giá
a) Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập đoàn đánh giá tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng;
b) Số lượng, thành phần: Đoàn đánh giá có 05 (năm) hoặc 07 (bảy) người; trưởng đoàn là lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng; phó trưởng đoàn (nếu có) là lãnh đạo đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; các thành viên đoàn đánh giá là công chức thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, kiểm định viên, người am hiểu về bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục từ cơ sở giáo dục;
c) Trong 05 năm gần nhất tính đến thời điểm quyết định thành lập đoàn đánh giá tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục: người làm việc cho tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục được đánh giá; người có quan hệ gia đình với người làm việc cho tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục được đánh giá; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan với tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục được đánh giá thì không được tham gia đoàn đánh giá.
2. Nguyên tắc hoạt động của đoàn đánh giá
a) Đoàn đánh giá hoạt động theo nguyên tắc tập trung, dân chủ; thực hiện nhiệm vụ theo phân công của trưởng đoàn;
b) Thành viên đoàn đánh giá có trách nhiệm tham gia đầy đủ các hoạt động của đoàn; thực hiện việc đánh giá bảo đảm trung thực, khách quan; trường hợp không tham gia được phải báo cáo và được sự đồng ý của trưởng đoàn.
3. Các bước thực hiện việc đánh giá
a) Trưởng đoàn đánh giá xây dựng kế hoạch đánh giá theo mẫu Phụ lục III kèm theo Thông tư này, trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt; trong quá trình thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch được phê duyệt, trưởng đoàn đánh giá sử dụng con dấu của Cục Quản lý chất lượng;
b) Họp đoàn đánh giá để triển khai kế hoạch đã được phê duyệt; trưởng đoàn đánh giá chuyển báo cáo tự đánh giá của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục và các hồ sơ liên quan cho các thành viên trong đoàn để nghiên cứu trước;
c) Đoàn đánh giá gửi quyết định, kế hoạch đánh giá cho tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục trước khi tiến hành đánh giá; lấy thông tin phản hồi, nhận xét về tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục từ các cơ sở giáo dục được tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục đánh giá;
d) Đoàn đánh giá làm việc trực tiếp hoặc qua hình thức trực tuyến (theo kế hoạch làm việc được phê duyệt) với tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục, tổ chức, cá nhân có liên quan; đoàn đánh giá lập biên bản làm việc theo mẫu Phụ lục IV kèm theo Thông tư này sau khi kết thúc việc đánh giá;
đ) Đoàn đánh giá xây dựng dự thảo báo cáo kết quả đánh giá theo mẫu Phụ lục V kèm theo Thông tư này, gửi dự thảo báo cáo kết quả đánh giá đến tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục để trao đổi ý kiến, hoàn thiện báo cáo kết quả đánh giá gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo qua Cục Quản lý chất lượng;
e) Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký thông báo kết quả đánh giá theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng hoặc giao cho Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng ký thừa lệnh thông báo kết quả đánh giá tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục theo mẫu Phụ lục VI kèm theo Thông tư này;
g) Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện việc tham vấn chuyên gia về nội dung chuyên môn đối với báo cáo kết quả đánh giá trước khi duyệt ký thông báo kết quả đánh giá tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.
4. Phương pháp đánh giá
a) Nghiên cứu hồ sơ và báo cáo tự đánh giá của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục;
b) Khảo sát thực tế, xác minh, thu thập thông tin để đánh giá theo các tiêu chuẩn được quy định tại Điều 8 của Thông tư này.
1. Đánh giá tiêu chí
a) Tiêu chí trong mỗi tiêu chuẩn được đánh giá ở mức đạt hoặc chưa đạt;
b) Tiêu chí được đánh giá ở mức đạt khi tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục đáp ứng được tất cả yêu cầu của tiêu chí.
2. Đánh giá tiêu chuẩn
a) Tiêu chuẩn được đánh giá ở mức đạt hoặc chưa đạt;
b) Tiêu chuẩn 1 được đánh giá ở mức đạt khi có các tiêu chí 1.1, 1.2, 1.3, 1.4 và 1.5 được đánh giá ở mức đạt; Tiêu chuẩn 2 được đánh giá ở mức đạt khi có các tiêu chí 2.1, 2.2, 2.3 và 2.4 được đánh giá ở mức đạt; Tiêu chuẩn 4 được đánh giá ở mức đạt khi có các tiêu chí 4.1, 4.2, 4.3, 4.4 và 4.5 được đánh giá ở mức đạt;
c) Tiêu chuẩn 3 và Tiêu chuẩn 5 được đánh giá ở mức đạt khi có toàn bộ các tiêu chí trong tiêu chuẩn được đánh giá ở mức đạt.
3. Đánh giá tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục
a) Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục được đánh giá ở một trong các mức: chưa đạt, đạt mức 1 hoặc đạt mức 2;
b) Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục được đánh giá ở mức chưa đạt khi có từ 01 (một) tiêu chuẩn trở lên đánh giá ở mức chưa đạt;
c) Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục được đánh giá đạt mức 1 khi có tất cả các tiêu chuẩn được đánh giá ở mức đạt, trong đó còn có tiêu chí được đánh giá ở mức chưa đạt;
d) Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục được đánh giá đạt mức 2 khi có tất cả các tiêu chí được đánh giá ở mức đạt.
1. Kết quả đánh giá và kiến nghị của đoàn đánh giá là cơ sở để Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét việc gia hạn giấy phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục cho tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định của Chính phủ; làm căn cứ để tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục xây dựng và thực hiện kế hoạch cải tiến nhằm phát triển tổ chức, nâng cao chất lượng trong hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục.
2. Trường hợp kết quả đánh giá tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục ở mức chưa đạt:
a) Ngay sau khi có thông báo kết quả đánh giá tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục ở mức chưa đạt, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục không thực hiện việc ký kết hợp đồng để thực hiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục cho đến khi có văn bản xác nhận đáp ứng đạt mức 1 trở lên của cơ quan có thẩm quyền;
b) Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục thực hiện việc cải tiến chất lượng để bảo đảm đạt mức 1 trở lên và gửi hồ sơ, báo cáo về Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Cục Quản lý chất lượng); trên cơ sở đó, Bộ trưởng quyết định thực hiện lại một số bước cần thiết quy định tại khoản 3 Điều 11 Thông tư này.
3. Kết quả đánh giá tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục được công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Chapter III
ASSESSMENT OF EDUCATION QUALITY ACCREDITATION ORGANIZATIONS
Article 8. Assessment standards
1. Standard 1: Organization and management
a) Criterion 1.1: Education quality accreditation organizations must ensure the maintenance of permitting conditions for education quality accreditation operations;
b) Criterion 1.2: Vision, mission, strategy, and culture of education quality accreditation organizations must be developed, implemented, assessed (regarding the implementation results), and adjusted in conformity with the development objectives of a juridical person with the primary function is education quality accreditation;
c) Criterion 1.3: Education quality accreditation organizations must develop and issue internal organizations to organize and implement their operations, including documents on organization and operations; internal expenses; functions and tasks of units under their management; management and use of officials and employees; assessment and recognition of educational establishments and training programs meeting the quality standards;
d) Criterion 1.4: Education quality accreditation organizations must develop and issue internal documents to implement the management of accreditors to ensure independent, objective, and honest operations, preventing conflicts of interest with related parties, including code of ethics of accreditors; Regulations on the assessment of accreditors; regulations on accountability, settlement of suggestions and feedback of citizens on accreditors or results of education quality accreditation operations;
dd) Criterion 1.5: Education quality accreditation organizations must prepare and submit reports to the Ministry of Education and Training of Vietnam as per regulation; enhance their quality to meet the requirements and satisfaction of related parties;
e) Criterion 1.6: Every year, education quality accreditation organizations must proactively contribute together with the Ministry of Education and Training of Vietnam to the development, supplement, completion, and implementation of policies on the development of higher education and pedagogical college training and policies on quality assurance and education quality accreditation.
2. Standard 2: Leaders, accreditors, and education quality accreditation councils
a) Criterion 2.1: Directors and Deputy Directors must ensure compliance with standards and implementation of tasks as per regulation;
b) Criterion 2.2: Education quality accreditation councils must ensure compliance with regulations on quantity, composition, and standards of their members and be subject to periodic assessment;
c) Criterion 2.3: The number of accreditors must be maintained and developed to meet the requirements for the scale, operational scope, and strategic plans of education quality accreditation organizations;
d) Criterion 2.4: Accreditors participating in education quality accreditation operations together with education quality accreditation organizations must ensure compliance with current regulations on accreditors, be enabled to participate in advanced training in capacity improvement, and be subject to the regular assessment performed by education quality accreditation organizations as per regulation;
dd) Criterion 2.5: Foreign education quality accreditation organizations must have full-time accreditors participating in their operations.
3. Standard 3: Physical facilities and equipment
a) Criterion 3.1: Education quality accreditation organizations must ensure and develop physical facilities for their operations according to their roadmaps and development;
b) Criterion 3.2: Education quality accreditation organizations must develop and operate their websites to disclose information as per regulation;
c) Criterion 3.3: Education quality accreditation organizations must ensure conditions for technical infrastructure to apply information and technology to education quality accreditation operations; operational information and data must be adequately and scientifically archived, ensuring information confidentiality.
4. Standard 4: Education quality accreditation operations
a) Criterion 4.1: Education quality accreditation organizations must ensure compliance with accreditation subjects and scope displayed in their operational licenses, standards on education quality assessment, education quality accreditation procedures stipulated by the Minister of Education and Training of Vietnam, and their internal documents;
b) Criterion 4.2: Assessment delegations must, aside from performing tasks and working principles as prescribed by laws and internal documents of education quality accreditation organizations, ensure the quality of the preparation of external reports and provide accurate judgments on actual situations and helpful and valuable recommendations for educational establishments;
c) Criterion 4.3: Education quality accreditation councils must perform tasks and working principles as prescribed by laws and internal documents of education quality accreditation organizations; ensure independence and objectivity in the review of assessment results; provide valuable information for related parties;
d) Criterion 4.4: Education quality accreditation organizations must issue and revoke certificates of education quality accreditation as per regulation;
dd) Criterion 4.5: Education quality accreditation organizations must provide advanced training in the improvement of capacity and specialty for their leaders, managers, employees, and accreditors;
e) Criterion 4.6: Education quality accreditation organizations must provide advanced training in accreditor practice (if any) as per regulation; assess the implementation results and make adjustments for conformity with the objectives of advanced training programs;
g) Criterion 4.7: Education quality accreditation organizations must participate in the network of international quality assurance organizations or have international agreements on the recognition of education quality accreditation results.
5. Standard 5: Operational publicity and transparency
a) Criterion 5.1: Education quality accreditation organizations must disclose the following information on their websites: licenses to perform education quality accreditation; their establishment and development; their vision, mission, and development strategy; their regulations on organization and operations; their detailed guidelines for the implementation of education quality accreditation;
b) Criterion 5.2: The following information must be disclosed on the websites of higher education assurance and accreditation of education quality accreditation organizations and updated on the software to manage the system: their organizational structure, lists of Directors, Deputy Directors, full-time accreditors, public employees, employees, lists of education quality accreditation councils, and lists of accreditors participating in the accreditation of education quality and physical facilities;
c) Criterion 5.3: Assessment operations and education quality accreditation results must be disclosed on the websites of education quality accreditation organizations and updated on the software to manage the system of higher education assurance and accreditation;
d) Criterion 5.4: Education quality accreditation organizations must disclose their finance as prescribed by laws.
Article 9. Assessment periods and procedures
1. Assessment period
a) An assessment period of a domestic education quality accreditation organization is 5 years, performed before the operational license of such organization expires;
b) An assessment period of a foreign education quality accreditation organization operating in Vietnam is displayed on the decision on recognition of education quality accreditation operations in Vietnam.
2. Assessment procedures
a) Self-assessment of education quality accreditation organizations;
b) Assessment of education quality accreditation organizations performed by the Ministry of Education and Training of Vietnam.
Article 10. Self-assessment of education quality accreditation organizations;
1. Education quality accreditation organizations shall perform self-assessment until the assessment period or upon written requests of the Ministry of Education and Training of Vietnam.
2. Education quality accreditation organizations shall perform self-assessment according to the standards prescribed in Article 8 hereof; prepare reports on self-assessment following the form prescribed in Appendix II enclosed hereof and submit them to the Ministry of Education and Training of Vietnam via the Quality Control Department.
Article 11. Assessment of the Ministry of Education and Training of Vietnam
1. Establishment of assessment delegations
a) The Minister of Education and Training of Vietnam shall decide the establishment of delegations to assess education quality accreditation organizations at the request of the Director of the Quality Control Department;
b) Quantity and composition: An assessment delegation shall have 5 or 7 members; the leader is the head of the Quality Control Department; the vice leader (if any) is the head of the relevant unit affiliated with the Ministry of Education and Training of Vietnam; other members are officials of the Ministry of Education and Training of Vietnam, accreditors, and persons knowledgeable about quality assurance and education quality accreditation from educational establishments;
c) Within the last 5 years up to the establishment of the assessment delegation: persons working for the education quality accreditation organization subject to assessment; relatives of persons working for the education quality accreditation organization subject to assessment; persons with rights and obligations related to the education quality accreditation organization subject to assessment shall not be permitted to join the assessment delegation.
2. Operational principles of assessment delegations
a) The assessment delegation shall operate on the principle of centralization and democracy; perform tasks assigned by its leader;
b) Members of the assessment delegation shall adequately participate in the operations of the delegation; ensure honest and objective assessment performance; in case they fail to participate in any operation, they must report to their leader for consent to their absence.
3. Steps to perform the assessment
a) The leader of the assessment delegation shall prepare an assessment plan following the form prescribed in Appendix III enclosed hereof and present it to the Minister of Education and Training of Vietnam for approval; during the implementation of tasks under the approved plan, the leader shall use the seal of the Quality Control Department;
b) Delegation meets shall be held to implement the approved plan; the leaders shall transfer self-assessment reports of the education quality accreditation organization and relevant documentation to other members for study in advance;
c) The assessment delegation shall send the assessment decision and plan to the education quality accreditation organization before beginning the assessment; collect feedback and comments on the education quality accreditation organization from other educational establishments that have been assessed by such organization;
d) The assessment delegation shall work in person or via online methods (according to the approved working plan) with the education quality accreditation organization and relevant organizations and individuals; the assessment delegation shall prepare a working minute following the form prescribed in Appendix IV enclosed hereof after the assessment;
dd) The assessment delegation shall develop a draft report on assessment results following the form prescribed in Appendix V enclosed hereof and send it to the education quality accreditation organization to exchange recommendations and complete the assessment report and send it to the Minister of Education and Training of Vietnam via the Quality Control Department;
e) The Minister of Education and Training of Vietnam shall sign the notification of assessment results at the request of the Director of the Quality Control Department or assign the Director of the Quality Control Department to sign the notification of assessment results on behalf of the Minister of Education and Training of Vietnam following the form prescribed in Appendix VI enclosed hereof;
g) In necessary cases, the Minister of Education and Training of Vietnam shall consult specialists about the professional contents of the reports on assessment results before signing the notification.
4. Assessment methods
a) Studying documents and self-assessment report of the education quality accreditation organization;
b) Performing practical surveys, verifying, and collecting information to assess based on standards prescribed in Article 8 hereof.
Article 12. Assessment levels for criteria, standards, and education quality accreditation organizations
1. Criteria assessment
a) Criteria in each standard are assessed as “passed” or “failed”;
b) Criteria are assessed as “passed” when the education quality accreditation organization meets every requirement of the criteria.
2. Standard assessment
a) Standards are assessed as “passed” or “failed”;
b) Standard 1 is assessed as “passed” when criteria 1.1, 1.2, 1.3, 1.4 and 1.5 are assessed as “passed”; Standard 2 is assessed as “passed” when criteria 2.1, 2.2, 2.3 and 2.4 are assessed as “passed”; Standard 4 is assessed as “passed” when criteria 4.1, 4.2, 4.3, 4.4 and 4.5 are assessed as “passed”;
c) Standard 3 and Standard 5 are assessed as “passed” when every criterion in the 2 standards is assessed as “passed”.
3. Assessment of education quality accreditation organizations
a) Education quality accreditation organizations are assessed as “passed”, “level 1 passed”, or “level 2 passed”;
b) Education quality accreditation organizations are assessed as “failed” when they have 1 or more standards assessed as “failed”;
c) Education quality accreditation organizations are assessed as “level 1 passed” when they have every standard assessed as “passed”, but there are criteria that are assessed as “failed”;
d) Education quality accreditation organizations are assessed as “level 2 passed” when every criterion is assessed as “passed”.
Article 13. Use of assessment results
1. Assessment results and suggestions of assessment delegations are the basis for the Minister of Education and Training of Vietnam to consider renewing licenses to perform education quality accreditation for education quality accreditation organizations according to regulations of the Government of Vietnam and are the basis for education quality accreditation organizations to develop and perform enhancement plans to develop their organizations and improve the quality of education quality accreditation.
2. If the education quality accreditation organization is assessed as “failed”:
a) Immediately after the notification of “failed” assessment results, the education quality accreditation organization shall not perform the conclusion of the contract for education quality accreditation until there is a document confirming that it has achieved “level 1 passed” from the competent authority;
b) Education quality accreditation organizations shall improve their quality to ensure that they achieve “level 1 passed” and submit applications and reports to the Ministry of Education and Training of Vietnam (via the Quality Control Department). The Minister of Education and Training shall, based on the submitted applications and reports, decide to re-perform specific necessary steps prescribed in Clause 3 Article 11 hereof.
3. Assessment results shall be disclosed on the Web Portal of the Ministry of Education and Training of Vietnam.