Chương I: Thông tư 13/2023/TT-BGDĐT Quy định chung
Số hiệu: | 13/2023/TT-BGDĐT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo | Người ký: | Hoàng Minh Sơn |
Ngày ban hành: | 26/06/2023 | Ngày hiệu lực: | 11/08/2023 |
Ngày công báo: | 19/07/2023 | Số công báo: | Từ số 835 đến số 836 |
Lĩnh vực: | Giáo dục | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
05 tiêu chuẩn đánh giá tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục ĐH
Vừa qua, Bộ GDĐT ban hành Thông tư 13/2023/TT-BGDĐT quy định việc giám sát, đánh giá tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm.
05 tiêu chuẩn đánh giá tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục ĐH
Theo đó, quy định 05 tiêu chuẩn đánh giá tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục đại học như sau:
(1) Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý
Để đạt được tiêu chuẩn này, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục cần đạt 6 tiêu chí, đơn cử như:
- Duy trì điều kiện cho phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục.
- Xây dựng, ban hành văn bản nội bộ để tổ chức thực hiện việc quản lý kiểm định viên nhằm bảo đảm hoạt động độc lập, khách quan, trung thực và không xung đột lợi ích với các bên liên quan.
- Hằng năm, có tham gia và đóng góp tích cực với Bộ GDĐT trong việc xây dựng, bổ sung, hoàn thiện, thực thi chính sách phát triển giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm, chính sách về bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục...
(2) Tiêu chuẩn 2: Đội ngũ lãnh đạo, kiểm định viên, hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục
Để đạt được tiêu chuẩn này, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục cần đạt 5 tiêu chí, đơn cử như:
- Giám đốc, Phó Giám đốc bảo đảm tiêu chuẩn và thực hiện nhiệm vụ theo quy định.
- Hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục bảo đảm quy định về số lượng, thành phần, tiêu chuẩn của các thành viên và được định kỳ đánh giá.
- Có kiểm định viên làm việc toàn thời gian tham gia hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục với tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài...
(3) Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất, trang thiết bị
Để đạt được tiêu chuẩn này, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục cần đạt 3 tiêu chí, đơn cử như:
- Bảo đảm và phát triển về cơ sở vật chất cho hoạt động của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục theo lộ trình và sự phát triển của tổ chức.
- Xây dựng, vận hành trang thông tin điện tử để thực hiện công khai thông tin theo quy định...
(4) Tiêu chuẩn 4: Hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục
Để đạt được tiêu chuẩn này, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục cần đạt 7 tiêu chí, đơn cử như:
- Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục theo đúng đối tượng, phạm vi ghi trong giấy phép hoạt động và tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục, quy trình kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định.
- Cấp và thu hồi giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định.
- Thực hiện bồi dưỡng nâng cao năng lực, chuyên môn nghiệp vụ cho lãnh đạo, quản lý, nhân viên và kiểm định viên của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục...
(5) Tiêu chuẩn 5: Công khai, minh bạch hoạt động
Để đạt được tiêu chuẩn này, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục cần đạt 4 tiêu chí, đơn cử như:
- Công khai trên trang thông tin điện tử của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục: giấy phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục; sự hình thành và phát triển của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục...
- Công khai tài chính theo quy định của pháp luật...
Xem chi tiết các tiêu chuẩn tại Thông tư 13/2023/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 11/8/2023.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Thông tư này quy định việc giám sát, đánh giá tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm, bao gồm: mục đích, nguyên tắc của việc giám sát, đánh giá; nội dung, hoạt động, sử dụng kết quả giám sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo; tiêu chuẩn, chu kỳ, quy trình đánh giá; tự đánh giá của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; đánh giá, sử dụng kết quả đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Thông tư này áp dụng đối với:
a) Các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục hoặc công nhận hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục đối với cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm và chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, chương trình đào tạo ngành Giáo dục mầm non trình độ cao đẳng ở Việt Nam (sau đây gọi là tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục);
b) Các cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng có đào tạo ngành Giáo dục mầm non (sau đây gọi là cơ sở giáo dục) và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
3. Các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục trong nước chịu sự giám sát, đánh giá theo quy định tại Chương II, Chương III cùng các quy định khác có liên quan tại Thông tư này. Các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài chịu sự giám sát theo quy định tại Chương II cùng các quy định khác có liên quan tại Thông tư này; việc đánh giá tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục ở Việt Nam thực hiện trên cơ sở kết quả giám sát hằng năm cùng các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam.
Trong Thông tư này, một số từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Giám sát tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục là việc Bộ Giáo dục và Đào tạo theo dõi, xem xét thường xuyên việc tuân thủ quy định của pháp luật trong hoạt động của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.
2. Đánh giá tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục là việc Bộ Giáo dục và Đào tạo định kỳ xem xét, nhận định một cách có hệ thống về việc tuân thủ quy định của pháp luật và chất lượng trong hoạt động của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định tại Thông tư này.
1. Mục đích của giám sát
a) Phát hiện sớm và phòng ngừa sai phạm;
b) Giúp tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục kịp thời điều chỉnh hoạt động nhằm tuân thủ quy định của pháp luật;
c) Làm căn cứ cho việc đánh giá tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục và để khuyến nghị xây dựng, điều chỉnh chính sách về bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục.
2. Mục đích của đánh giá
a) Bảo đảm sự tuân thủ quy định pháp luật và thực hiện trách nhiệm giải trình của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục;
b) Làm căn cứ để tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục cải tiến, nâng cao chất lượng;
c) Làm căn cứ để cơ sở giáo dục lựa chọn tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục;
d) Làm căn cứ cho việc gia hạn giấy phép hoạt động hoặc công nhận hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục đối với tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.
1. Tuân thủ quy định của pháp luật.
2. Bảo đảm khách quan, trung thực, công khai, hiệu quả.
3. Bảo mật thông tin, không làm cản trở hoạt động bình thường của đối tượng chịu sự giám sát, đánh giá.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope and regulated entities
1. This Circular provides for the supervision and assessment of organizations accrediting the quality of higher education and pedagogical college training, including purposes and principles of the supervision and assessment; contents, operations, and the use of supervisory results of the Ministry of Education and Training of Vietnam; assessment standards, periods, and procedures; self-assessment of education quality accreditation organizations; assessment and use of assessment results of the Ministry of Education and Training of Vietnam.
2. This Circular applies to:
a) Education quality accreditation organizations permitted to perform their operations or have their operations recognized by the Minister of Education and Training of Vietnam regarding the education quality accreditation of higher education establishments, pedagogical colleges, training programs at all levels of higher education, college-level training program in preschool education in Vietnam (hereinafter referred to as “education quality accreditation organizations”);
b) Higher education establishments and colleges that have preschool education training majors (hereinafter referred to as “educational establishments”) and relevant organizations and individuals.
3. Domestic education quality accreditation organizations shall be subject to supervision and assessment according to regulations prescribed in Chapters II and III and other relevant regulations hereof. Foreign education quality accreditation organizations shall be subject to supervision according to regulations prescribed in Chapter II and relevant regulations hereof; the assessment of foreign education quality accreditation organizations in Vietnam shall be performed based on the annual supervision results and other relevant regulations of laws in Vietnam.
Article 2. Interpretation of terms
For the purpose of this Circular, the following terms shall be construed as follows:
1. “Supervision of education quality accreditation organizations” means the regular monitoring and consideration for compliance with regulations of laws in operations of education quality accreditation organizations performed by the Ministry of Education and Training of Vietnam.
2. “Assessment of education quality accreditation organizations” means the periodic consideration and judgment in a systematic manner on compliance with regulations of laws and quality in operations of education quality accreditation organizations performed by the Ministry of Education and Training of Vietnam according to this Circular.
Article 3. Supervision and assessment purposes
1. Supervision purposes:
a) To ensure early detection and prevention of violations;
b) To assist education quality accreditation organizations in the timely adjustment of their operations to ensure compliance with laws;
c) To serve as the basis for assessing education quality accreditation organizations and encourage the development and adjustments to policies on quality assurance and education quality accreditation.
2. Assessment purposes:
a) To ensure compliance with laws and carry out the accountability of education quality accreditation organizations;
b) To serve as the basis for education quality accreditation organizations to enhance and improve their quality;
c) To serve as the basis for educational establishments to select education quality accreditation organizations;
d) To serve as the basis for renewing operational licenses or recognizing education quality accreditation operations of education quality accreditation organizations.
Article 4. Supervision and assessment principles
1. Ensuring compliance with laws.
2. Ensuring objectivity, honesty, publicity, and efficiency.
3. Ensuring the confidentiality of information and not obstructing the normal operations of supervision and assessment subjects.