Thông tư 13/2010/TT-NHNN tỷ lệ bảo đảm an toàn hoạt động tổ chức tín dụng
Số hiệu: | 13/2010/TT-NHNN | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Ngân hàng Nhà nước | Người ký: | Trần Minh Tuấn |
Ngày ban hành: | 20/05/2010 | Ngày hiệu lực: | 01/10/2010 |
Ngày công báo: | 06/06/2010 | Số công báo: | Từ số 261 đến số 262 |
Lĩnh vực: | Tiền tệ - Ngân hàng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/02/2015 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/2010/TT-NHNN |
Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2010 |
QUY ĐỊNH VỀ CÁC TỶ LỆ BẢO ĐẢM AN TOÀN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2003;
Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng năm 1997, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng như sau:
1. Tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là tổ chức tín dụng), trừ Ngân hàng Chính sách Xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam và quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, phải thường xuyên duy trì các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động quy định tại Thông tư này.
2. Các tỷ lệ bảo đảm an toàn quy định tại Thông tư này gồm:
a) Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu;
b) Giới hạn tín dụng;
c) Tỷ lệ khả năng chi trả;
d) Giới hạn góp vốn, mua cổ phần;
đ) Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động.
3. Căn cứ kết quả giám sát, kiểm tra, thanh tra hoạt động của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng đối với tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước có thể yêu cầu tổ chức tín dụng duy trì các tỷ lệ bảo đảm an toàn cao hơn các mức quy định tại Thông tư này.
Trong Thông tư này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Khoản phải đòi gồm các tài sản “Có” hình thành từ các khoản tiền gửi, cho vay, ứng trước, thấu chi, cho thuê tài chính, bao thanh toán, chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác và các khoản đầu tư chứng khoán.
2. Khách hàng là tổ chức, cá nhân có quan hệ tín dụng với tổ chức tín dụng. Một khách hàng là một tổ chức hoặc một cá nhân có quan hệ tín dụng với tổ chức tín dụng.
3. Nhóm khách hàng có liên quan bao gồm hai hoặc nhiều khách hàng có quan hệ tín dụng với tổ chức tín dụng, thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Công ty mẹ với công ty con và ngược lại; tổ chức tín dụng với công ty con của tổ chức tín dụng và ngược lại; các công ty con của cùng một công ty mẹ hoặc của cùng một tổ chức tín dụng với nhau; người quản lý, thành viên Ban kiểm soát của công ty mẹ hoặc của tổ chức tín dụng, cá nhân hoặc tổ chức có thẩm quyền bổ nhiệm những người này với công ty con và ngược lại;
b) Công ty hoặc tổ chức tín dụng với người quản lý, thành viên Ban kiểm soát của công ty hoặc tổ chức tín dụng đó hoặc với công ty, tổ chức có thẩm quyền bổ nhiệm những người đó và ngược lại;
c) Công ty hoặc tổ chức tín dụng với cá nhân, tổ chức sở hữu từ 5% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên tại công ty hoặc tổ chức tín dụng đó và ngược lại;
d) Người có quan hệ thân thuộc với nhau, bao gồm vợ, chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột của mình và vợ, chồng của những người này;
đ) Công ty hoặc tổ chức tín dụng với người có quan hệ thân thuộc theo quy định tại Điểm d Khoản này của người quản lý, thành viên Ban kiểm soát, thành viên góp vốn hoặc cổ đông sở hữu từ 5% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên của công ty hoặc tổ chức tín dụng đó và ngược lại;
e) Cá nhân được ủy quyền đại diện cho tổ chức, cá nhân quy định tại các Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm d và Điểm đ Khoản này với tổ chức, cá nhân ủy quyền, các cá nhân được ủy quyền đại diện phần vốn góp của cùng một tổ chức với nhau;
g) Nhóm cá nhân, tổ chức có khả năng chi phối việc ra quyết định, hoạt động của công ty hoặc tổ chức tín dụng thông qua Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng thành viên của công ty hoặc tổ chức tín dụng đó.
4. Công ty con của tổ chức tín dụng là doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập bằng vốn tự có do tổ chức tín dụng góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và:
4.1. Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác đó, trừ trường hợp quyền sở hữu không gắn liền với quyền kiểm soát doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác đó; hoặc
4.2. Sở hữu ít hơn 50% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác đó, nhưng:
a) Các cổ đông, thành viên khác thỏa thuận dành cho tổ chức tín dụng góp vốn, mua cổ phần hơn 50% quyền biểu quyết; hoặc
b) Tổ chức tín dụng có quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động theo quy chế thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng với doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác đó; hoặc
c) Tổ chức tín dụng có quyền bổ nhiệm hoặc bãi miễn đa số thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc cấp quản lý tương đương của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác đó; hoặc
d) Tổ chức tín dụng có quyền bỏ đa số phiếu tại các cuộc họp của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc cấp quản lý tương đương.
5. Công ty trực thuộc của tổ chức tín dụng là công ty con của tổ chức tín dụng, hoạt động trong lĩnh vực tài chính, bảo hiểm, ngân hàng và quản lý; khai thác, bán tài sản trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm tiền vay và tài sản mà Nhà nước giao cho tổ chức tín dụng xử lý thu hồi nợ.
6. Công ty liên doanh của tổ chức tín dụng là doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, được góp vốn thành lập trên cơ sở hợp đồng liên doanh giữa tổ chức tín dụng và các bên và được đồng sở hữu, kiểm soát bởi tổ chức tín dụng và các bên góp vốn.
7. Công ty liên kết của tổ chức tín dụng là doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác, có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập mà tổ chức tín dụng góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và đáp ứng tất cả các điều kiện sau:
a) Tổ chức tín dụng có quyền tham gia vào việc đưa ra các quyết định về chính sách tài chính và hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác đó nhưng không kiểm soát các chính sách đó;
b) Tổ chức tín dụng sở hữu từ 20% đến 50% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác đó;
c) Không phải là công ty con hoặc công ty liên doanh của tổ chức tín dụng.
8. Góp vốn, mua cổ phần là việc tổ chức tín dụng dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn cấu thành vốn điều lệ, mua cổ phần của các doanh nghiệp, của công ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết, tổ chức tín dụng khác, cấp vốn điều lệ cho các công ty trực thuộc của tổ chức tín dụng; góp vốn vào quỹ đầu tư, góp vốn thực hiện các dự án đầu tư; bao gồm cả việc ủy thác vốn cho các pháp nhân, tổ chức, doanh nghiệp khác thực hiện đầu tư theo các hình thức nêu trên.
9. Kinh doanh bất động sản là việc bỏ vốn đầu tư, tạo lập, mua, nhận chuyển nhượng, thuê, thuê mua bất động sản để bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua nhằm mục đích sinh lợi.
10. Các khoản đầu tư dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần nhằm nắm quyền kiểm soát doanh nghiệp bao gồm:
a) Các khoản đầu tư chiếm trên 50% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết của một doanh nghiệp, một tổ chức tín dụng khác;
b) Các khoản đầu tư với tỷ lệ sở hữu thấp hơn tỷ lệ quy định tại Điểm a Khoản này nhưng đủ để chi phối quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng thành viên.
11. Hợp đồng giao dịch lãi suất gồm các hợp đồng hoán đổi lãi suất, hợp đồng lãi suất kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn lãi suất, các hợp đồng giao dịch lãi suất khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
12. Hợp đồng giao dịch ngoại tệ gồm các hợp đồng hoán đổi ngoại tệ, hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn ngoại tệ, các hợp đồng giao dịch ngoại tệ khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
13. Lợi nhuận không chia là phần lợi nhuận được xác định qua kiểm toán của tổ chức kiểm toán độc lập sau khi đã nộp thuế và trích lập các quỹ theo quy định của pháp luật, được giữ lại để bổ sung vốn cho tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật. Lợi nhuận không chia của tổ chức tín dụng cổ phần phải được Đại hội cổ đông thông qua.
14. Lợi thế thương mại là phần chênh lệch lớn hơn giữa số tiền mua một tài sản tài chính và giá trị sổ sách kế toán của tài sản tài chính đó mà tổ chức tín dụng phải trả phát sinh từ việc sáp nhập doanh nghiệp có tính chất mua lại do tổ chức tín dụng thực hiện. Tài sản tài chính này được phản ánh đầy đủ trên bảng cân đối của tổ chức tín dụng.
15. OECD là tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (Organization for Economic Cooperation and Development).
16. Tổ chức tài chính quốc tế bao gồm: Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế (The International Bank for Reconstruction and Development – IBRD), Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ (Inter-American Development Bank – IADB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (Asian Development Bank – ADB), Ngân hàng Phát triển Châu phi (Africa Development Bank – AfDB), Ngân hàng Đầu tư Châu Âu (European Investment Bank – EIB), Ngân hàng tái thiết và Phát triển Châu âu (European Bank for Reconstruction and Development – EBRD).
Tổ chức tín dụng phải bảo đảm có hệ thống công nghệ thông tin được kết nối toàn hệ thống để:
1. Lưu giữ, truy cập, bổ sung cơ sở dữ liệu về khách hàng, thị trường, bảo đảm quản lý rủi ro theo các quy định nội bộ của tổ chức tín dụng.
2. Quản lý dòng tiền, thống kê, theo dõi các khoản mục vốn, tài sản, đảm bảo thực hiện các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động quy định tại Thông tư này.
3. Thực hiện chế độ báo cáo thống kê theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
1. Tổ chức tín dụng, trừ chi nhánh ngân hàng nước ngoài, phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% giữa vốn tự có so với tổng tài sản “Có” rủi ro của tổ chức tín dụng (tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ).
2. Tổ chức tín dụng phải thực hiện Báo cáo tài chính hợp nhất theo quy định của pháp luật, ngoài việc duy trì tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ quy định tại Khoản 1 Điều này, phải đồng thời duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% trên cơ sở hợp nhất vốn, tài sản của tổ chức tín dụng và công ty trực thuộc (tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất).
1. Tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ được xác định như sau:
Tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ = |
Vốn tự có |
Tổng tài sản “Có” rủi ro |
Trong đó:
- Vốn tự có là tổng vốn cấp 1 quy định tại Khoản 2 và vốn cấp 2 quy định tại Khoản 3, trừ đi các khoản phải trừ quy định tại Khoản 4 Điều này.
- Tổng tài sản “Có” rủi ro quy định tại Khoản 5 Điều này.
2. Vốn cấp 1 gồm tổng các khoản quy định tại Khoản 2.1 Điều này trừ đi các khoản phải trừ quy định tại Khoản 2.2 Điều này.
2.1. Các khoản để tính vốn cấp 1 gồm:
a) Vốn điều lệ (vốn đã được cấp, vốn đã góp);
b) Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ;
c) Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ;
d) Lợi nhuận không chia;
đ) Thặng dư cổ phần được tính vào vốn theo quy định của pháp luật, trừ đi phần dùng để mua cổ phiếu quỹ (nếu có).
2.2. Các khoản phải trừ khỏi vốn cấp 1 gồm:
a) Lợi thế thương mại;
b) Khoản lỗ kinh doanh, bao gồm các khoản lỗ lũy kế;
c) Các khoản góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng khác;
d) Các khoản góp vốn, mua cổ phần của công ty con;
đ) Phần góp vốn, mua cổ phần của một doanh nghiệp, một quỹ đầu tư, một dự án đầu tư vượt mức 10% tổng các khoản quy định tại Khoản 2.1 Điều này sau khi đã trừ các khoản phải trừ quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm d Khoản 2.2 Điều này.
e) Tổng các khoản góp vốn, mua cổ phần sau khi đã trừ phần vượt mức 10% quy định tại Điểm đ Khoản 2.2 Điều này vượt mức 40% của tổng các khoản quy định tại Khoản 2.1 Điều này sau khi đã trừ các khoản phải trừ quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c và Điểm d Khoản 2.2 Điều này, phần vượt mức đó sẽ bị trừ.
3. Vốn cấp 2 gồm tổng các khoản quy định tại Khoản 3.1 Điều này theo giới hạn quy định tại Khoản 3.2 Điều này.
3.1. Các khoản để tính vốn cấp 2 gồm:
a) 50% số dư có tài khoản đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của pháp luật;
b) 40% số dư có tài khoản đánh giá lại tài sản tài chính theo quy định của pháp luật;
c) Quỹ dự phòng tài chính;
d) Trái phiếu chuyển đổi do tổ chức tín dụng phát hành thỏa mãn các điều kiện sau:
(i) Có kỳ hạn ban đầu tối thiểu là 5 năm;
(ii) Không được đảm bảo bằng tài sản của chính tổ chức tín dụng;
(iii) Tổ chức tín dụng không được mua lại theo đề nghị của người sở hữu hoặc mua lại trên thị trường thứ cấp, hoặc tổ chức tín dụng chỉ được mua lại sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản với điều kiện việc mua lại không ảnh hưởng đến các tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định;
(iv) Tổ chức tín dụng được ngừng trả lãi và chuyển lãi lũy kế sang năm tiếp theo nếu việc trả lãi dẫn đến kết quả kinh doanh trong năm bị lỗ;
(v) Trong trường hợp thanh lý tổ chức tín dụng, người sở hữu trái phiếu chuyển đổi chỉ được thanh toán sau khi tổ chức tín dụng đã thanh toán cho tất cả các chủ nợ có bảo đảm và không có bảo đảm khác;
(vi) Việc điều chỉnh tăng lãi suất, kể cả việc điều chỉnh tăng phần lãi suất cộng thêm vào lãi suất tham chiếu chỉ được thực hiện sau 5 năm kể từ ngày phát hành và được điều chỉnh một (01) lần trong suốt thời hạn trước khi chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông.
đ) Các công cụ nợ khác thỏa mãn tất cả những điều kiện sau:
(i) Là khoản nợ mà trong mọi trường hợp, chủ nợ chỉ được thanh toán sau khi tổ chức tín dụng đã thanh toán cho tất cả các chủ nợ có bảo đảm và không có bảo đảm khác;
(ii) Có kỳ hạn ban đầu tối thiểu trên 10 năm;
(iii) Không được đảm bảo bằng tài sản của chính tổ chức tín dụng;
(iv) Tổ chức tín dụng được ngừng trả lãi và chuyển lãi lũy kế sang năm tiếp theo nếu việc trả lãi dẫn đến kết quả kinh doanh trong năm bị lỗ;
(v) Chủ nợ chỉ được tổ chức tín dụng trả nợ trước hạn sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản;
(vi) Việc điều chỉnh tăng lãi suất, kể cả việc điều chỉnh tăng phần lãi suất cộng thêm vào lãi suất tham chiếu chỉ được thực hiện sau 5 năm kể từ ngày ký kết hợp đồng và được điều chỉnh một (01) lần trong suốt thời hạn của khoản vay.
3.2. Giới hạn khi xác định vốn cấp 2:
a) Tổng giá trị các khoản quy định tại Điểm d và Điểm đ Khoản 3.1 Điều này tối đa bằng 50% giá trị vốn cấp 1.
b) Quỹ dự phòng tài chính tối đa bằng 1,25% tổng tài sản “Có” rủi ro quy định tại Khoản 5 Điều này.
c) Trong thời gian 5 năm cuối cùng trước khi đến hạn chuyển đổi, thanh toán, sau mỗi năm gần đến hạn chuyển đổi, thanh toán, giá trị các khoản quy định tại Điểm d và Điểm đ Khoản 3.1 Điều này phải khấu trừ 20% giá trị ban đầu.
d) Tổng giá trị vốn cấp 2 tối đa bằng 100% giá trị vốn cấp 1.
4. Các khoản phải trừ khi tính vốn tự có:
4.1. 100% số dư nợ tài khoản đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của pháp luật;
4.2. 100% số dư nợ tài khoản đánh giá lại tài sản tài chính theo quy định của pháp luật.
5. Tổng tài sản “Có” rủi ro là tổng giá trị tài sản “Có” xác định theo mức độ rủi ro và giá trị tài sản “Có” tương ứng của cam kết ngoại bảng xác định theo mức độ rủi ro.
Tài sản “Có” xác định theo mức độ rủi ro được tính bằng tích số của giá trị tài sản “Có” và hệ số rủi ro tương ứng của tài sản “Có” quy định tại Khoản 5.1, Khoản 5.2, Khoản 5.3, Khoản 5.4, Khoản 5.5 và Khoản 5.6 Điều này.
Tài sản “Có” tương ứng của cam kết ngoại bảng xác định theo mức độ rủi ro được tính bằng tích số giữa giá trị của cam kết ngoại bảng và hệ số chuyển đổi quy định tại Khoản 6.3 và hệ số rủi ro quy định tại Khoản 6.4 Điều này.
5.1. Tài sản “Có” có hệ số rủi ro bằng 0% gồm:
a) Tiền mặt;
b) Vàng;
c) Tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác;
d) Các khoản phải đòi bằng Đồng Việt Nam đối với Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước hoặc được Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước bảo lãnh;
đ) Các khoản chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá do chính tổ chức tín dụng phát hành;
e) Các khoản phải đòi bằng Đồng Việt Nam được bảo đảm bằng giấy tờ có giá do chính tổ chức tín dụng phát hành; Các khoản phải đòi được bảo đảm hoàn toàn bằng tiền mặt, sổ tiết kiệm, tiền ký quỹ, giấy tờ có giá do Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước phát hành;
g) Các khoản phải đòi đối với Chính phủ Trung ương, Ngân hàng Trung ương các nước thuộc OECD;
h) Các khoản phải đòi được bảo đảm bằng chứng khoán của Chính phủ Trung ương các nước thuộc OECD hoặc được bảo lãnh thanh toán bởi Chính phủ Trung ương các nước thuộc OECD.
5.2. Tài sản “Có” có hệ số rủi ro bằng 20% gồm:
a) Các khoản phải đòi đối với tổ chức tín dụng khác ở trong nước và nước ngoài, bao gồm các khoản phải đòi bằng ngoại tệ;
b) Các khoản phải đòi đối với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các khoản phải đòi bằng ngoại tệ đối với Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước;
c) Các khoản phải đòi bằng ngoại tệ được bảo đảm bằng giấy tờ có giá do chính tổ chức tín dụng phát hành. Các khoản phải đòi được bảo đảm bằng giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng khác thành lập tại Việt Nam phát hành;
d) Các khoản phải đòi đối với tổ chức tài chính nhà nước; các khoản phải đòi được bảo đảm bằng giấy tờ có giá do các tổ chức tài chính nhà nước phát hành;
đ) Kim loại quý (trừ vàng), đá quý;
e) Các khoản phải đòi đối với các tổ chức tài chính quốc tế và các khoản phải đòi được các tổ chức này bảo lãnh thanh toán hoặc được bảo đảm bằng chứng khoán do các tổ chức này phát hành;
g) Các khoản phải đòi đối với các ngân hàng được thành lập ở các nước thuộc OECD và các khoản phải đòi được bảo lãnh thanh toán bởi các ngân hàng này;
h) Các khoản phải đòi đối với các công ty chứng khoán được thành lập ở các nước thuộc OECD có tuân thủ những thỏa thuận quản lý và giám sát về vốn trên cơ sở rủi ro và những khoản phải đòi được các công ty này bảo lãnh thanh toán;
i) Các khoản phải đòi đối với các ngân hàng được thành lập ngoài các nước thuộc OECD, có thời hạn còn lại dưới 1 năm và các khoản phải đòi có thời hạn còn lại dưới 1 năm được các ngân hàng này bảo lãnh thanh toán.
5.3. Tài sản “Có” có hệ số rủi ro bằng 50% gồm:
a) Các khoản đầu tư dự án theo hợp đồng của công ty tài chính theo quy định về tổ chức và hoạt động của công ty tài chính;
b) Các khoản phải đòi có bảo đảm toàn bộ bằng nhà ở, quyền sử dụng đất, nhà ở gắn với quyền sử dụng đất của bên vay hoặc những tài sản này được bên vay cho thuê nhưng bên thuê đồng ý cho bên cho thuê dùng làm tài sản thế chấp trong thời gian thuê.
5.4. Tài sản “Có” có hệ số rủi ro bằng 100% gồm:
a) Các khoản góp vốn, mua cổ phần, trừ các khoản góp vốn, mua cổ phần vào công ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết, các khoản phải trừ khỏi vốn cấp 1 quy định tại Điểm c, Điểm d, Điểm đ và Điểm e Khoản 2.2 Điều này;
b) Các khoản phải đòi đối với các ngân hàng được thành lập ở các nước không thuộc OECD, có thời hạn còn lại từ 1 năm trở lên, và các khoản phải đòi có thời hạn còn lại từ 1 năm trở lên được các ngân hàng này bảo lãnh thanh toán;
c) Các khoản phải đòi đối với chính quyền trung ương của các nước không thuộc OECD, trừ trường hợp cho vay bằng đồng bản tệ và nguồn cho vay cũng bằng đồng bản tệ của các nước đó.
d) Các khoản đầu tư máy móc, thiết bị, tài sản cố định và bất động sản khác theo quy định của pháp luật.
đ) Các khoản phải đòi khác ngoài các khoản phải đòi quy định tại Khoản 5.1, Khoản 5.2, Khoản 5.3, Khoản 5.4, Khoản 5.5 và Khoản 5.6 Điều này.
5.5. Tài sản “Có” có hệ số rủi ro bằng 150% gồm các khoản cho vay các công ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết của tổ chức tín dụng, trừ các khoản phải đòi quy định tại Khoản 5.6 Điều này.
5.6. Tài sản “Có” có hệ số rủi ro bằng 250% gồm:
a) Các khoản cho vay để đầu tư chứng khoán;
b) Các khoản cho vay các công ty chứng khoán;
c) Các khoản cho vay nhằm mục đích kinh doanh bất động sản.
6. Tài sản “Có” tương ứng của cam kết ngoại bảng tính theo mức độ rủi ro được xác định theo nguyên tắc và thứ tự như sau:
6.1. Chuyển giá trị các cam kết ngoại bảng thành giá trị tài sản “Có” tương ứng theo hệ số chuyển đổi quyết định tại Khoản 6.3 Điều này.
6.2. Nhân giá trị tài sản “Có” tương ứng của từng cam kết ngoại bảng với hệ số rủi ro tương ứng quy định tại Khoản 6.4 Điều này.
6.3. Hệ số chuyển đổi của các cam kết ngoại bảng:
a) Cam kết ngoại bảng có hệ số chuyển đổi 100% gồm các cam kết không thể hủy ngang, thay thế hình thức cấp tín dụng trực tiếp, nhưng có mức độ rủi ro như cấp tín dụng trực tiếp, gồm:
(i) Bảo lãnh vay;
(ii) Bảo lãnh thanh toán;
(iii) Các khoản xác nhận thư tín dụng; Thư tín dụng dự phòng bảo lãnh tài chính cho các khoản cho vay, phát hành chứng khoán; Các khoản chấp nhận thanh toán bao gồm các khoản chấp nhận thanh toán dưới hình thức ký hậu, trừ các khoản chấp nhận thanh toán hối phiếu quy định tại Điểm c.(ii) Khoản 6.3 Điều này.
b) Cam kết ngoại bảng có hệ số chuyển đổi 50% gồm các cam kết không thể hủy ngang đối với trách nhiệm trả thay của tổ chức tín dụng, gồm:
(i) Bảo lãnh thực hiện hợp đồng;
(ii) Bảo lãnh dự thầu;
(iii) Bảo lãnh khác;
(iv) Thư tín dụng dự phòng ngoài thư tín dụng quy định tại Điểm a.(iii) Khoản 6.3 Điều này;
(v) Các cam kết khác có thời hạn ban đầu từ 1 năm trở lên.
c) Cam kết ngoại bảng có hệ số chuyển đổi 20% gồm các cam kết liên quan đến thương mại, gồm:
(i) Thư tín dụng không hủy ngang;
(ii) Chấp nhận thanh toán hối phiếu thương mại ngắn hạn, có bảo đảm bằng hàng hóa;
(iii) Bảo lãnh giao hàng;
(iv) Các cam kết khác liên quan đến thương mại.
d) Các cam kết ngoại bảng có hệ số chuyển đổi 0%, gồm:
(i) Thư tín dụng có thể hủy ngang;
(ii) Các cam kết có thể hủy ngang vô điều kiện khác.
đ) Hệ số chuyển đổi của các hợp đồng giao dịch lãi suất:
(i) Có kỳ hạn ban đầu dưới 1 năm: 0,5%
(ii) Có kỳ hạn ban đầu từ 1 năm đến dưới 2 năm: 1,0%
(iii) Có kỳ hạn ban đầu từ 2 năm trở lên: 1,0% cho phần kỳ hạn dưới 2 năm cộng thêm (+) 1,0% cho mỗi năm tiếp theo.
e) Hệ số chuyển đổi của các hợp đồng giao dịch ngoại tệ:
(i) Có kỳ hạn ban đầu dưới 1 năm: 2,0%
(ii) Có kỳ hạn ban đầu từ 1 năm đến dưới 2 năm: 5,0%
(iii) Có kỳ hạn ban đầu từ 2 năm trở lên: 5,0% cho phần kỳ hạn dưới 2 năm cộng thêm (+) 3,0% cho mỗi năm tiếp theo.
6.4. Hệ số rủi ro của giá trị tài sản “Có” tương ứng của từng cam kết ngoại bảng như sau:
a) Cam kết ngoại bảng được Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước bảo lãnh thanh toán hoặc được bảo đảm hoàn toàn bằng tiền mặt, sổ tiết kiệm, tiền ký quỹ, giấy tờ có giá do Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước phát hành: Hệ số rủi ro là 0%.
b) Cam kết ngoại bảng được bảo đảm bằng bất động sản: Hệ số rủi ro là 50%.
c) Các hợp đồng giao dịch lãi suất, hợp đồng giao dịch ngoại tệ và cam kết ngoại bảng khác: Hệ số rủi ro là 100%.
1. Tổ chức tín dụng phải thực hiện Báo cáo tài chính hợp nhất theo quy định của pháp luật căn cứ vào số liệu từ Báo cáo cân đối, Báo cáo tài chính, Báo cáo tài chính hợp nhất, các thông tin khác để duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu hợp nhất, như sau:
1.1. Đối tượng hợp nhất: gồm các công ty quy định tại Chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/4/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, trừ công ty bảo hiểm.
1.2. Tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất được xác định như sau:
Tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất = |
Vốn tự có hợp nhất |
Tổng tài sản “Có” rủi ro hợp nhất |
Trong đó:
- Vốn tự có được xác định bằng tổng vốn cấp 1 quy định tại Khoản 2 và vốn cấp 2 quy định tại Khoản 3 Điều này, trừ đi các khoản phải trừ quy định tại Khoản 4 Điều này.
- Tổng Tài sản “Có” rủi ro quy định tại Khoản 5 Điều này.
2. Vốn cấp 1 gồm tổng các khoản quy định tại Khoản 2.1 Điều này trừ đi các khoản phải trừ quy định tại Khoản 2.2 Điều này.
2.1. Các khoản để tính vốn cấp 1 gồm:
a) Các khoản quy định tại Khoản 2.1 Điều 5 Thông tư này;
b) Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong quá trình hợp nhất Báo cáo tài chính.
2.2. Các khoản phải trừ khỏi vốn cấp 1 gồm:
a) Các khoản quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2.2 Điều 5 Thông tư này;
b) Các khoản góp vốn, mua cổ phần trong tổ chức tín dụng khác;
c) Các khoản góp vốn, mua cổ phần của công ty con không thuộc đối tượng hợp nhất báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật;
d) Phần góp vốn, mua cổ phần một doanh nghiệp, một quỹ đầu tư, một dự án đầu tư vượt mức 10% tổng các khoản quy định tại Khoản 2.1 Điều này sau khi đã trừ đi các khoản phải trừ quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2.2 Điều này.
đ) Tổng các khoản góp vốn, mua cổ phần sau khi đã trừ phần vượt mức 10% quy định tại Điểm d Khoản 2.2 Điều này vượt mức 40% của tổng các khoản quy định tại Khoản 2.1 Điều này sau khi đã trừ các khoản phải trừ quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2.2 Điều này, phần vượt mức đó sẽ bị trừ.
3. Vốn cấp 2 gồm tổng các khoản quy định tại Khoản 3.1 Điều này tính theo giới hạn quy định tại Khoản 3.2 Điều này.
3.1. Các khoản để tính vốn cấp 2 gồm:
a) Các khoản quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm d và Điểm đ Khoản 3.1 Điều 5 Thông tư này;
b) Lợi ích của cổ đông thiểu số.
3.2. Giới hạn khi xác định vốn cấp 2:
a) Tổng giá trị các khoản quy định tại Điểm d và Điểm đ Khoản 3.1 Điều 5 Thông tư này tối đa bằng 50% giá trị vốn cấp 1.
b) Tổng quỹ dự phòng tài chính tối đa bằng 1,25% tổng tài sản “Có” rủi ro quy định tại Khoản 5 Điều này.
c) Trong thời gian 5 năm cuối cùng trước khi đến hạn chuyển đổi, thanh toán, sau mỗi năm gần đến hạn chuyển đổi, thanh toán, giá trị các khoản quy định tại Điểm d và Điểm đ Khoản 3.1 Điều 5 Thông tư này phải khấu trừ 20% giá trị ban đầu.
d) Tổng giá trị vốn cấp 2 tối đa bằng 100% giá trị vốn cấp 1.
4. Các khoản phải trừ khi tính vốn tự có: Các khoản quy định tại Khoản 4.1 và Khoản 4.2 Điều 5 Thông tư này.
5. Tổng tài sản “Có” rủi ro là tổng giá trị tài sản “Có”, trừ các khoản quy định tại Điểm b, Điểm c, Điểm d và Điểm đ Khoản 2.2 Điều này, xác định theo mức độ rủi ro và giá trị tài sản “Có” tương ứng của cam kết ngoại bảng xác định theo mức độ rủi ro.
Tài sản “Có” xác định theo mức độ rủi ro được tính bằng tích số của giá trị tài sản “Có” và hệ số rủi ro tương ứng của tài sản “Có” quy định tại Khoản 5.1, Khoản 5.2, Khoản 5.3, Khoản 5.4 và Khoản 5.5 Điều này.
Tài sản “Có” tương ứng của cam kết ngoại bảng xác định theo mức độ rủi ro được tính bằng tích số giữa giá trị của cam kết ngoại bảng và hệ số chuyển đổi quy định tại Khoản 6.3 và hệ số rủi ro quy định tại Khoản 6.4 Điều 5 Thông tư này.
5.1. Tài sản “Có” có hệ số rủi ro bằng 0% gồm các khoản quy định tại Khoản 5.1 Điều 5 Thông tư này.
5.2 Tài sản “Có” có hệ số rủi ro bằng 20% gồm các khoản quy định tại Khoản 5.2 Điều 5 Thông tư này.
5.3. Tài sản “Có” có hệ số rủi ro bằng 50% gồm các khoản quy định tại Khoản 5.3 Điều 5 Thông tư này.
5.4. Tài sản “Có” có hệ số rủi ro bằng 100% gồm:
a) Các khoản quy định tại các Điểm a, Điểm d Khoản 5.4 Điều 5 Thông tư này;
b) Các khoản phải đòi quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 5.4 Điều 5 Thông tư này;
c) Các khoản phải đòi khác ngoài các khoản phải đòi quy định tại Khoản 5.1, Khoản 5.2, Khoản 5.3, Khoản 5.4 và Khoản 5.5 Điều này.
5.5. Tài sản “Có” có hệ số rủi ro bằng 250% gồm khoản quy định tại Khoản 5.6 Điều 5 Thông tư này.
6. Tài sản “Có” tương ứng của cam kết ngoại bảng tính theo mức độ rủi ro được xác định theo nguyên tắc và thứ tự như sau:
6.1. Chuyển giá trị các cam kết ngoại bảng thành giá trị tài sản “Có” tương ứng theo hệ số chuyển đổi quy định tại Khoản 6.3 Điều 5 Thông tư này.
6.2. Nhân giá trị tài sản “Có” tương ứng của từng cam kết ngoại bảng với hệ số rủi ro tương ứng quy định tại Khoản 6.4 Điều 5 Thông tư này.
1. Tổ chức tín dụng căn cứ quy định tại Thông tư này, quy chế nội bộ về quản lý chất lượng tín dụng để xây dựng, ban hành quy định về các tiêu chí xác định một khách hàng và nhóm khách hàng có liên quan, chính sách tín dụng đối với khách hàng và các giới hạn tín dụng áp dụng đối với một khách hàng và nhóm khách hàng có liên quan, trong đó tối thiểu phải có các nội dung sau đây:
a) Tiêu chí cụ thể xác định một khách hàng, nhóm khách hàng có liên quan.
b) Giới hạn tín dụng đối với một khách hàng, nhóm khách hàng có liên quan.
c) Kế hoạch đa dạng hóa hoạt động tín dụng, phương pháp theo dõi và quản lý đối với các khoản cấp tín dụng ở mức từ 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng trở lên. Từng khoản cho vay hoặc bảo lãnh, cho thuê tài chính và tổng các khoản cho vay hoặc tổng các khoản bảo lãnh, tổng các khoản cho thuê tài chính vượt quá 10% vốn tự có của tổ chức tín dụng phải được Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc người được Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị ủy quyền thông qua theo phân cấp, ủy quyền quy định tại chính sách tín dụng nội bộ của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.
2. Quy định nội bộ về các tiêu chí xác định một khách hàng và nhóm khách hàng có liên quan, các giới hạn tín dụng áp dụng đối với một khách hàng và nhóm khách hàng có liên quan phải được sửa đổi, bổ sung phù hợp với nội dung sửa đổi, bổ sung các quy định nội bộ về quản lý chất lượng tín dụng, chính sách tín dụng đối với khách hàng khi hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được sửa đổi, bổ sung hàng năm.
3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung quy định nội bộ về các tiêu chí xác định môt khách hàng, nhóm khách hàng có liên quan và các giới hạn tín dụng áp dụng đối với một khách hàng, nhóm khách hàng có liên quan, tổ chức tín dụng phải gửi Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) để báo cáo.
1. Dư nợ cho vay của tổ chức tín dụng bao gồm dư nợ cho vay theo hợp đồng tín dụng; số dư nợ tổ chức tín dụng ủy thác cho tổ chức tín dụng khác cho vay; số dư các khoản tổ chức tín dụng đã trả thay do thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với khách hàng.
Tổng dư nợ cho vay của tổ chức tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng.
2. Tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có của tổ chức tín dụng, trong đó tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá tỷ lệ quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Tổng dư nợ cho vay của tổ chức tín dụng đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 50% vốn tự có của tổ chức tín dụng, trong đó tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá tỷ lệ quy định tại Khoản 1 Điều này.
4. Tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 60% vốn tự có của tổ chức tín dụng, trong đó tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh đối với một khách hàng không được vượt quá tỷ lệ quy định tại Khoản 2 Điều này.
5. Tổng dư nợ cho vay của chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng nước ngoài.
Tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh của chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có của ngân hàng nước ngoài.
Tổng dư nợ cho vay của chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 50% vốn tự có của ngân hàng nước ngoài, trong đó tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng nước ngoài.
Tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh của chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 60% vốn tự có của ngân hàng nước ngoài.
6. Tổ chức tín dụng không được cấp tín dụng không có bảo đảm, cấp tín dụng với những điều kiện ưu đãi cho các doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát và phải tuân thủ các hạn chế sau đây:
a) Tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với một doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát không được vượt quá 10% vốn tự có của tổ chức tín dụng.
b) Tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với các doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát không được vượt quá 20% vốn tự có của tổ chức tín dụng.
c) Tổ chức tín dụng được cấp tín dụng không có bảo đảm cho công ty trực thuộc là công ty cho thuê tài chính với mức tối đa không được vượt quá 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng nhưng phải đảm bảo các hạn chế quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này.
7. Tổ chức tín dụng không được cấp tín dụng cho công ty trực thuộc là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh chứng khoán.
8. Tổ chức tín dụng không được cho vay không có bảo đảm để đầu tư, kinh doanh chứng khoán.
9. Tổng dư nợ cho vay và chiết khấu giấy tờ có giá đối với tất cả khách hàng nhằm đầu tư, kinh doanh chứng khoán không vượt quá 20% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng.
10. Trường hợp nhu cầu vốn của một khách hàng vượt quá giới hạn cho vay quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 và Khoản 5 Điều này, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cấp tín dụng hợp vốn theo quy định của Ngân hàng nhà nước.
11. Trong trường hợp đặc biệt, để thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà khả năng hợp vốn của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa đáp ứng được yêu cầu vay vốn, thuê tài chính của một khách hàng thì Thủ tướng Chính phủ có thể quyết định cụ thể mức cho vay, cho thuê tài chính đối với từng trường hợp cụ thể.
1. Tổng dư nợ cho thuê tài chính đối với một khách hàng không được vượt quá 30% vốn tự có của công ty cho thuê tài chính.
2. Tổng dư nợ cho thuê tài chính đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 50% vốn tự có của công ty cho thuê tài chính, trong đó mức cho thuê tài chính đối với một khách hàng không được vượt quá tỷ lệ quy định tại Khoản 1 Điều này.
Các giới hạn quy định tại Điều 8 và Điều 9 Thông tư này không áp dụng đối với phần cho vay, bảo lãnh thuộc các trường hợp sau đây:
1. Cho vay từ nguồn vốn ủy thác của Chính phủ, của tổ chức, cá nhân hoặc trường hợp khách hàng vay là tổ chức tín dụng khác; các khoản vay cho đối với Chính phủ Việt Nam.
2. Cho vay, bảo lãnh có thời hạn dưới 1 năm đối với các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam.
3. Cho vay, bảo lãnh có bảo đảm toàn bộ bằng trái phiếu Chính phủ Việt Nam hoặc trái phiếu do Chính phủ các nước thuộc OECD phát hành.
4. Cho vay, bảo lãnh có bảo đảm toàn bộ bằng tiền gửi, kể cả tiền gửi tiết kiệm, tiền ký quỹ tại tổ chức tín dụng.
5. Cho vay, bảo lãnh có bảo đảm toàn bộ bằng giấy tờ có giá do chính tổ chức tín dụng phát hành.
6. Cho vay, cho thuê tài chính đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể mức cho vay, cho thuê tài chính đối với một khách hàng.
7. Cho vay và bảo lãnh đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.
8. Cho thuê tài chính bằng nguồn vốn ủy thác của Chính phủ, tổ chức hoặc khách hàng thuê là tổ chức tín dụng khác, nhưng không phải là tổ chức tín dụng mà công ty cho thuê tài chính là công ty trực thuộc.
1. Tổ chức tín dụng phải thành lập một bộ phận quản lý tài sản “Nợ”, tài sản “Có” (từ cấp phòng hoặc tương đương trở lên), để theo dõi và quản lý khả năng chi trả hàng ngày. Bộ phận quản lý tài sản “Nợ”, tài sản “Có” do Tổng Giám đốc (Giám đốc) hoặc Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc) được ủy quyền phụ trách.
2. Tổ chức tín dụng phải xây dựng và ban hành quy định nội bộ về quản lý khả năng chi trả đối với Đồng Việt Nam, đồng Euro, đồng Bảng Anh và đồng đô la Mỹ (bao gồm đồng đô la mỹ và các ngoại tệ khác còn lại được quy đổi sang đồng đô la Mỹ theo tỷ giá liên ngân hàng cuối mỗi ngày), trong đó tối thiểu phải có các nội dung sau:
2.1. Việc phân cấp, ủy quyền, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của các bộ phận, cá nhân có liên quan trong việc quản lý tài sản “Nợ”, tài sản “Có” và việc bảo đảm duy trì tỷ lệ khả năng chi trả.
2.2. Quy trình thống kê, xây dựng, quản lý theo dõi kỳ hạn đối với tài sản “Nợ” và tài sản “Có”. Hệ thống đo lường, đánh giá và báo cáo về khả năng chi trả, khả năng thanh khoản và hệ thống cảnh báo sớm về rủi ro thiếu hụt tạm thời khả năng chi trả và các giải pháp xử lý.
2.3. Các phương án xử lý, bảo đảm khả năng chi trả, khả năng thanh khoản trong trường hợp xảy ra thiếu hụt tạm thời khả năng chi trả, cũng như trong trường hợp khủng hoảng về thanh khoản.
2.4. Kế hoạch và biện pháp tăng cường nắm giữ các giấy tờ có giá có khả năng thanh khoản cao.
2.5. Việc xây dựng mô hình đánh giá và thử nghiệm khả năng chi trả, thanh khoản (Stress-testing). Mô hình đánh giá và thử nghiệm khả năng chi trả, thanh khoản phải có các tình huống để phân tích (scenario analysis) về khả năng chi trả, tính thanh khoản, trong đó phải đảm bảo:
a) Phân tích tình huống tối thiểu gồm hai trường hợp sau:
- Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng diễn ra bình thường;
- Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng khi gặp khó khăn về khả năng chi trả, thanh khoản.
b) Phân tích tình huống phải thể hiện được các nội dung sau:
- Khả năng thực hiện các nghĩa vụ và cam kết hàng ngày;
- Các biện pháp xử lý để tổ chức tín dụng có đủ khả năng chi trả tối thiểu bảy (07) ngày trong trường hợp gặp khó khăn về khả năng chi trả, thanh khoản.
3. Quy định nội bộ về quản lý khả năng chi trả phải được Hội đồng quản trị thông qua và phải được rà soát, xem xét sửa đổi, bổ sung tối thiểu 6 tháng một lần hoặc theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng).
Đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quy định nội bộ về quản lý khả năng chi trả, khả năng thanh khoản được ngân hàng nước ngoài phê duyệt.
4. Tổ chức tín dụng phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng);
4.1. Quy định nội bộ về quản lý khả năng chi trả và các nội dung sửa đổi, bổ sung quy định nội bộ về quản lý khả năng chi trả trong thời hạn 5 ngày sau khi được ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung;
4.2. Ngay sau khi phát sinh rủi ro về khả năng chi trả, khả năng thanh khoản và các biện pháp xử lý.
Cuối mỗi ngày, tổ chức tín dụng phải xác định và có các biện pháp để đảm bảo các tỷ lệ về khả năng chi trả cho ngày hôm sau như sau:
1. Tỷ lệ tối thiểu bằng 15% giữa tổng tài sản “Có” thanh toán ngay và tổng Nợ phải trả.
1.1. Tổng tài sản “Có” thanh toán ngay bao gồm:
a) Số dư tiền mặt, giá trị sổ sách của vàng tại quỹ;
b) Số dư tiền gửi, giá trị sổ sách của vàng gửi tại Ngân hàng Nhà nước (trừ tiền gửi dự trữ bắt buộc);
c) Phần chênh lệch dương giữa số dư tiền gửi không kỳ hạn, giá trị sổ sách của vàng gửi không kỳ hạn gửi tại các tổ chức tín dụng khác, trừ Ngân hàng Chính sách Xã hội và số dư tiền gửi không kỳ hạn, giá trị sổ sách của vàng gửi không kỳ hạn của các tổ chức tín dụng khác gửi tại tổ chức tín dụng;
d) Phần chênh lệch dương giữa số dư tiền gửi có kỳ hạn, giá trị sổ sách của vàng gửi có kỳ hạn đến hạn thanh toán gửi tại các tổ chức tín dụng khác, trừ Ngân hàng Chính sách Xã hội và số dư tiền gửi có kỳ hạn, giá trị sổ sách của vàng có kỳ hạn đến hạn thanh toán của các tổ chức tín dụng khác gửi tại tổ chức tín dụng;
đ) Giá trị sổ sách của các loại trái phiếu, công trái do Chính phủ Việt Nam, chính phủ hoặc ngân hàng trung ương các nước thuộc OECD phát hành hoặc được Chính phủ Việt Nam, chính phủ hoặc ngân hàng trung ương các nước thuộc OECD bảo lãnh thanh toán;
e) Giá trị sổ sách của tín phiếu Kho Bạc, tín phiếu do Ngân hàng Nhà nước phát hành;
g) Giá trị sổ sách của trái phiếu do chính quyền địa phương, công ty đầu tư tài chính địa phương, Ngân hàng Phát triển Việt Nam phát hành;
h) Giá trị sổ sách của các chứng khoán được niêm yết trên các Sở giao dịch chứng khoán tại Việt Nam, nhưng tối đa không vượt quá 5% tổng Nợ phải trả;
i) Giá trị sổ sách của các loại chứng khoán, giấy tờ có giá khác được Ngân hàng Nhà nước chấp nhận cho tái chiết khấu hoặc lưu ký, giao dịch thực hiện nghiệp vụ thị trường tiền tệ.
1.2. Tổng Nợ phải trả được xác định bằng số dư trên khoản mục Tổng nợ phải trả.
2. Tỷ lệ tối thiểu bằng 1 giữa tổng tài sản “Có” đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau và tổng tài sản “Nợ” đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau đối với đồng Việt Nam, đồng Euro, đồng Bảng Anh và đồng đô la Mỹ (bao gồm đồng đô la Mỹ và các ngoại tệ khác còn lại được quy đổi sang đô la Mỹ theo tỷ giá liên ngân hàng cuối mỗi ngày).
2.1. Tài sản “Có” đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau bao gồm:
a) Số dư tiền mặt tại quỹ cuối ngày hôm trước;
b) Giá trị sổ sách của vàng cuối ngày hôm trước, kể cả vàng gửi tại Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng khác;
c) Số dư tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước (trừ tiền gửi dự trữ bắt buộc), tiền gửi không kỳ hạn tại tổ chức tín dụng khác cuối ngày hôm trước;
d) Số dư tiền gửi có kỳ hạn tại tổ chức tín dụng khác đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau;
đ) 95% giá trị các loại chứng khoán do Chính phủ Việt Nam, chính phủ các nước thuộc OECD phát hành hoặc được Chính phủ Việt Nam, chính phủ các nước thuộc OECD bảo lãnh thanh toán nắm giữ đến cuối ngày hôm trước;
e) 90% giá trị các loại chứng khoán do tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán, các ngân hàng của các nước thuộc OECD phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán nắm giữ đến cuối ngày hôm trước;
g) 85% giá trị các loại chứng khoán khác được niêm yết nắm giữ đến cuối ngày hôm trước;
h) 80% số dư các khoản cho vay có bảo đảm, cho thuê tài chính, trừ nợ xấu, đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo, kể từ ngày hôm sau;
i) 75% số dư các khoản cho vay không có bảo đảm, trừ nợ xấu, đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo, kể từ ngày hôm sau.
2.2. Tài sản “Nợ” đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau bao gồm:
a) Số dư tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức tín dụng khác cuối ngày hôm trước;
b) Số dư tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức tín dụng khác, tổ chức, cá nhân đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo, kể từ ngày hôm sau;
c) 15% số dư bình quân tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức (trừ tiền gửi của tổ chức tín dụng khác), cá nhân trong thời gian 30 ngày liền kề trước kể từ ngày hôm trước. Tổ chức tín dụng phải xác định số dư bình quân này để làm cơ sở tính toán;
d) Số dư tiền vay từ Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo, kể từ ngày hôm sau;
đ) Số dư tiền vay từ các tổ chức tín dụng khác đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo, kể từ ngày hôm sau;
e) Số dư giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng phát hành đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo, kể từ ngày hôm sau;
g) Giá trị các cam kết cho vay không hủy ngang đối với khách hàng đến hạn thực hiện trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau;
h) Giá trị các cam kết bảo lãnh vay vốn đối với khách hàng đến hạn thực hiện trong 7 ngày tiếp theo, kể từ ngày hôm sau;
i) Giá trị các cam kết bảo lãnh thanh toán, trừ phần giá trị được bảo đảm bằng tiền, đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo, kể từ ngày hôm sau;
k) Các khoản tiền lãi, phí đến hạn phải trả vào từng ngày trong 7 ngày tiếp theo, kể từ ngày hôm sau.
1. Tổ chức tín dụng căn cứ quy định tại Điều 12 và Phụ lục số 02 đính kèm Thông tư này xây dựng bảng theo dõi, quản lý kỳ hạn thanh toán của tài sản “Có” và kỳ hạn phải trả của tài sản “Nợ” của từng ngày trong khoảng thời gian 30 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau để hỗ trợ cho việc quản lý khả năng chi trả.
2. Bảng theo dõi, quản lý kỳ hạn thanh toán quy định tại Khoản 1 Điều này phải đảm bảo các yêu cầu sau:
2.1. Phải đảm bảo hàng ngày theo dõi được trước toàn bộ tài sản “Có” đến hạn thanh toán của từng ngày trong thời gian 30 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau và tài sản “Nợ” đến hạn thanh toán của từng ngày trong thời gian 30 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau.
2.2. Tài sản “Có” và tài sản “Nợ” đến hạn thanh toán, đến hạn thực hiện tại từng ngày cụ thể được xác định căn cứ vào thời gian đến hạn quy định tại các hợp đồng tín dụng, hợp đồng tiền vay, tiền gửi, các cam kết và bảo lãnh.
1. Trên cơ sở kết quả bảng theo dõi, quản lý kỳ hạn thanh toán và tính toán các tỷ lệ về khả năng chi trả, trường hợp cuối mỗi ngày không đảm bảo các tỷ lệ quy định tại Điều 12 Thông tư này, tổ chức tín dụng phải có các biện pháp xử lý, kể cả việc vay từ tổ chức tín dụng khác để hỗ trợ khả năng chi trả, đảm bảo đáp ứng các tỷ lệ về khả năng chi trả cho ngày hôm sau theo quy định; đồng thời báo cáo ngay Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) về các biện pháp xử lý.
2. Sau khi đã áp dụng các biện pháp xử lý quy định tại Khoản 1 Điều này, tổ chức tín dụng tiếp tục gặp khó khăn hoặc có rủi ro về khả năng chi trả, ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản, tổ chức tín dụng phải báo cáo ngay Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) theo quy định tại Khoản 4.2 Điều 11 Thông tư này. Ngân hàng Nhà nước được áp dụng các biện pháp cần thiết để xử lý đối với tổ chức tín dụng gặp khó khăn và có rủi ro về khả năng chi trả, khả năng thanh khoản.
3. Tổ chức tín dụng chỉ được cam kết cho vay hỗ trợ khả năng chi trả, khả năng thanh khoản đối với tổ chức tín dụng khác khi tổ chức tín dụng đã đảm bảo các tỷ lệ về khả năng chi trả quy định tại Điều 12 Thông tư này.
4. Tổ chức tín dụng thiếu hụt tạm thời các tỷ lệ về khả năng chi trả quy định tại Điều 12 Thông tư này không được cam kết cho vay tổ chức tín dụng khác trên thị trường liên ngân hàng.
5. Tổ chức tín dụng gặp khó khăn trong việc thực hiện các tỷ lệ về khả năng chi trả và được Ngân hàng Nhà nước áp dụng các biện pháp cần thiết để xử lý theo quy định tại khoản 2 Điều này, kể cả việc cho vay tái chiết khấu, thì không được tham gia thị trường liên ngân hàng.
1. Mức góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng trong một doanh nghiệp, quỹ đầu tư, dự án đầu tư, tổ chức tín dụng khác không được vượt quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp, quỹ đầu tư, dự án đầu tư, tổ chức tín dụng khác đó, trừ trường hợp góp vốn, mua cổ phần thành lập công ty trực thuộc theo quy định của pháp luật.
Tổng mức góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng và các công ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết của tổ chức tín dụng trong cùng một doanh nghiệp, quỹ đầu tư, dự án đầu tư, tổ chức tín dụng khác không được vượt quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp, quỹ đầu tư, dự án đầu tư, tổ chức tín dụng khác đó.
2. Tổng mức góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng:
a) Trong tất cả công ty trực thuộc tối đa không quá 25% vốn điều lệ và quỹ dự trữ của tổ chức tín dụng.
b) Trong tất cả các doanh nghiệp, quỹ đầu tư, dự án đầu tư, tổ chức tín dụng khác và góp vốn, mua cổ phần của công ty trực thuộc của tổ chức tín dụng không được vượt quá 40% vốn điều lệ và quỹ dự trữ của tổ chức tín dụng, trong đó tổng mức góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng vào các công ty trực thuộc không được vượt quá tỷ lệ quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này.
3. Tổ chức tín dụng góp vốn, mua cổ phần vượt quá tỷ lệ quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận trước bằng văn bản và đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Tổ chức tín dụng chấp hành đầy đủ các quy định khác về bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng, có tỷ lệ nợ xấu (NPL) từ 3% trở xuống và hoạt động kinh doanh có lãi liên tục trong ba (03) năm liền kề trước đó.
b) Là khoản góp vốn, mua cổ phần vào các tổ chức tín dụng khác nhằm hỗ trợ tài chính cho tổ chức tín dụng gặp khó khăn về tài chính, có nguy cơ mất khả năng thanh toán, ảnh hưởng đến an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng.
Tổ chức tín dụng đã góp vốn, mua cổ phần vượt các mức quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 16 Thông tư này thì phải có các giải pháp để xử lý, không được tiếp tục góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp, quỹ đầu tư, dự án đầu tư, tổ chức tín dụng khác, cấp vốn điều lệ thành lập công ty trực thuộc cho đến khi tuân thủ các tỷ lệ quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 16 Thông tư này.
Giải pháp xử lý của tổ chức tín dụng đối với tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần vượt quy định tại Điều 16 Thông tư này phải được Hội đồng quản trị thông qua và gửi báo cáo Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng).
1. Tổ chức tín dụng chỉ được sử dụng nguồn vốn huy động để cấp tín dụng với điều kiện trước và sau khi cấp tín dụng đều đảm bảo tỷ lệ về khả năng chi trả và các tỷ lệ bảo đảm an toàn khác quy định tại Thông tư này và không được vượt quá tỷ lệ dưới đây:
1.1. Đối với ngân hàng: 80%
1.2. Đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng: 85%
2. Cấp tín dụng quy định tại Khoản 1 Điều này bao gồm các hình thức cho vay, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh, chiết khấu giấy tờ có giá và công cụ chuyển nhượng.
3. Nguồn vốn huy động quy định tại Khoản 1 Điều này bao gồm:
3.1. Tiền gửi của cá nhân dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn;
3.2. Tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức (trừ Kho bạc Nhà nước), bao gồm cả tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức tín dụng khác và chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
3.3. Tiền vay của tổ chức trong nước (trừ Kho bạc, tiền vay của tổ chức tín dụng khác trong nước) và tiền vay của tổ chức tín dụng nước ngoài;
3.4. Vốn huy động từ tổ chức, cá nhân dưới hình thức phát hành giấy tờ có giá.
Tổ chức tín dụng báo cáo thực hiện quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về Chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các tổ chức tín dụng.
Tổ chức tín dụng, cá nhân có liên quan vi phạm các quy định tại Thông tư này, tùy theo tính chất và hành vi vi phạm, sẽ bị xử lý theo một trong các hình thức sau:
1. Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
2. Hạn chế tín dụng, hạn chế mở rộng mạng lưới, nội dung hoạt động;
3. Đình chỉ có thời hạn hoặc không có thời hạn việc thực hiện một hoặc một số hoạt động nghiệp vụ liên quan đến hành vi vi phạm;
4. Đề nghị truy cứu trách nhiệm theo quy định của pháp luật ngoài các hình thức xử phạt quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
1. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có trách nhiệm:
1.1. Giám sát, kiểm tra, thanh tra kết quả thực hiện các tỷ lệ bảo đảm an toàn quy định tại Thông tư này;
1.2. Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 Thông tư này và trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước các hình thức xử lý theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều 20 Thông tư này;
1.3. Phối hợp với Vụ Tín dụng, Vụ Dự báo, Thống kê Tiền tệ trong việc thực hiện các quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
2. Vụ Tín dụng có trách nhiệm:
2.1. Phối hợp với Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trong việc xử lý các tỷ lệ về khả năng chi trả của tổ chức tín dụng;
2.2. Xử lý đối với tổ chức tín dụng gặp khó khăn về thanh khoản quy định tại Khoản 2 và Khoản 5 Điều 14 Thông tư này.
3. Vụ Dự báo, Thống kê Tiền tệ căn cứ quy định tại Thông tư này xây dựng trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành các quy định về báo cáo thống kê việc thực hiện các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.
4. Vụ Tài chính – Kế toán căn cứ quy định tại Thông tư này xây dựng, trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành văn bản hướng dẫn cách xác định vốn tự có đối với tổ chức tín dụng và chế độ hạch toán kế toán có liên quan theo quy định của pháp luật.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2010 và thay thế Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19 tháng 4 năm 2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, Quyết định số 03/2007/QĐ-NHNN ngày 19 tháng 01 năm 2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19 tháng 4 năm 2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Quyết định số 34/2008/QĐ-NHNN ngày 05 tháng 12 năm 2008 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Khoản 1 và Khoản 2 Điều 4 Quyết định số 03/2008/QĐ-NHNN ngày 01 tháng 02 năm 2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư và kinh doanh chứng khoán.
2. Việc sửa đổi, bổ sung và thay thế Thông tư này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
3. Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Quản trị và Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Nơi nhận: |
KT. THỐNG ĐỐC |
BẢNG HƯỚNG DẪN XÁC ĐỊNH TỶ LỆ AN TOÀN VỐN RIÊNG LẺ VÀ HỢP NHẤT
Đơn vị: triệu đồng
Mã số |
KHOẢN MỤC |
Số liệu kế toán |
|
Riêng lẻ |
Hợp nhất |
||
|
VỐN CẤP 1 |
|
|
(1) |
Vốn điều lệ (vốn đã được cấp, vốn đã góp) |
|
|
(2) |
Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ |
|
|
(3) |
Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ |
|
|
(4) |
Lợi nhuận không chia |
|
|
(5) |
Thặng dư cổ phần được tính vào vốn theo quy định của pháp luật, trừ đi phần dùng để mua cổ phiếu quỹ (nếu có) |
|
|
(6) |
Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong quá trình hợp nhất báo cáo tài chính |
|
|
|
Các khoản mục phải giảm trừ |
|
|
(7) |
Lợi thế thương mại |
|
|
(8) |
Khoản lỗ kinh doanh, bao gồm các khoản lỗ lũy kế |
|
|
(9) |
Các khoản góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng khác |
|
|
(10) |
Các khoản góp vốn, mua cổ phần của công ty con |
|
|
(11) |
Các khoản góp vốn, mua cổ phần của các công ty con không thuộc đối tượng hợp nhất báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật |
|
|
(A1) |
Vốn cấp 1 trước các khoản giảm trừ bổ sung |
=Σ1÷5 - Σ7÷10 |
=Σ1÷6 - Σ7÷9 |
(12) |
Phần góp vốn, mua cổ phần của một doanh nghiệp, một quỹ đầu tư, một dự án đầu tư vượt mức 10% so với (A1) |
|
|
(13) |
Phần vượt mức 40% so với (A1) của tổng các khoản góp vốn, mua cổ phần sau khi đã trừ khoản (12) |
|
|
(A) |
Vốn cấp 1 |
= (A1) - (12) - (13) |
=(A1)-(11)-(12)-(13) |
|
VỐN CẤP 2 |
|
|
(14) |
50% số dư có tài khoản đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của pháp luật |
|
|
(15) |
40% số dư có tài khoản đánh giá lại tài sản tài chính theo quy định của pháp luật |
|
|
(16) |
Quỹ dự phòng tài chính |
|
|
(17) |
Trái phiếu chuyển đổi do tổ chức tín dụng phát hành thỏa mãn các điều kiện quy định tại Khoản 3.1 (d) Điều 5 Thông tư này |
|
|
(18) |
Công cụ nợ khác thỏa mãn tất cả các điều kiện quy định tại Khoản 3.1 (đ) Điều 5 Thông tư này |
|
|
(19) |
Lợi ích của cổ đông thiểu số |
|
|
|
Các khoản mục phải giảm trừ |
|
|
(20) |
Phần giá trị chênh lệch dương của tổng khoản mục (17) và (18) so với 50% A |
|
|
(21) |
Phần giá trị chênh lệch dương của quỹ dự phòng tài chính so với 1,25% của tổng (E) và (F) |
|
|
(22) |
Mỗi năm trong thời gian 5 năm cuối cùng trước khi đến hạn chuyển đổi, khấu trừ thêm 20% giá trị ban đầu của các công cụ nợ khác tại khoản mục (17) |
|
|
(23) |
Mỗi năm trong thời gian 5 năm cuối cùng trước khi đến hạn thanh toán, khấu trừ thêm 20% giá trị ban đầu của các công cụ nợ khác tại khoản mục (18) |
|
|
(B1) |
Vốn cấp 2 trước giảm trừ bổ sung |
=Σ14÷18 - Σ20÷23 |
=Σ14÷19 - Σ20÷23 |
(24) |
Phần giá trị chênh lệch dương của B1 so với A |
|
|
(B) |
Vốn cấp 2 |
= (B1) - (24) |
= (B1) - (24) |
|
Các khoản mục phải giảm trừ |
|
|
(25) |
100% số dư nợ tài khoản đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của pháp luật |
|
|
(26) |
100% số dư nợ tài khoản đánh giá lại tài sản tài chính theo quy định của pháp luật |
|
|
(D) |
VỐN TỰ CÓ |
= (A)+(B)-(25)-(26) |
= (A)+(B)-(25)-(26) |
Mã số |
KHOẢN MỤC |
Số liệu kế toán |
Hệ số rủi ro |
Giá trị tài sản “Có” rủi ro quy đổi |
||
Riêng lẻ |
Hợp nhất |
Riêng lẻ |
Hợp nhất |
|||
|
|
[1] |
[2] |
[3] |
[4] = [1] x [3] |
[5] = [2] x [3] |
|
Giá trị tài sản có rủi ro nội bảng |
|
|
|
|
|
(27) |
Tiền mặt |
|
|
0% |
|
|
(28) |
Vàng |
|
|
0% |
|
|
(29) |
Tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác |
|
|
0% |
|
|
(30) |
Các khoản phải đòi bằng Đồng Việt Nam đối với Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, hoặc được Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bảo lãnh |
|
|
0% |
|
|
(31) |
Các khoản chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá do chính tổ chức tín dụng phát hành |
|
|
0% |
|
|
(32) |
Các khoản phải đòi bằng Đồng Việt Nam được bảo đảm bằng giấy tờ có giá do chính tổ chức tín dụng phát hành; Các khoản phải đòi được bảo đảm hoàn toàn bằng tiền mặt, sổ tiết kiệm, tiền ký quỹ, giấy tờ có giá do Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước phát hành |
|
|
0% |
|
|
(33) |
Các khoản phải đòi đối với Chính phủ Trung ương, Ngân hàng Trung ương các nước thuộc OECD |
|
|
0% |
|
|
(34) |
Các khoản phải đòi được bảo đảm bằng chứng khoán của Chính phủ Trung ương các nước thuộc OECD hoặc được bảo lãnh thanh toán bởi Chính phủ Trung ương các nước thuộc OECD |
|
|
0% |
|
|
(E) |
Nhóm tài sản “Có” có hệ số rủi ro 0% |
|
|
|
= Σ27 ÷ 34 |
= Σ27 ÷ 34 |
(35) |
Các khoản phải đòi đối với tổ chức tín dụng khác ở trong nước và nước ngoài, bao gồm cả các khoản phải đòi bằng ngoại tệ |
|
|
20% |
|
|
(36) |
Các khoản phải đòi đối với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các khoản phải đòi bằng ngoại tệ đối với Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước |
|
|
20% |
|
|
(37) |
Các khoản phải đòi bằng ngoại tệ được bảo đảm bằng giấy tờ có giá do chính tổ chức tín dụng phát hành. Các khoản phải đòi được bảo đảm bằng giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng khác thành lập tại Việt Nam phát hành |
|
|
20% |
|
|
(38) |
Các khoản phải đòi đối với tổ chức tài chính nhà nước (Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Kho bạc Nhà nước); các khoản phải đòi được bảo đảm bằng giấy tờ có giá do các tổ chức tài chính nhà nước phát hành |
|
|
20% |
|
|
(39) |
Kim loại quý (trừ vàng), đá quý |
|
|
20% |
|
|
(40) |
Các khoản phải đòi đối với các tổ chức tài chính quốc tế và các khoản phải đòi được các tổ chức này bảo lãnh thanh toán hoặc được bảo đảm bằng chứng khoán do các tổ chức này phát hành |
|
|
20% |
|
|
(41) |
Các khoản phải đòi đối với các ngân hàng được thành lập ở các nước thuộc OECD và các khoản phải đòi được bảo lãnh thanh toán bởi các ngân hàng này |
|
|
20% |
|
|
(42) |
Các khoản phải đòi đối với các công ty chứng khoán được thành lập ở các nước thuộc OECD có tuân thủ những thỏa thuận quản lý và giám sát về vốn trên cơ sở rủi ro và những khoản phải đòi được các công ty này bảo lãnh thanh toán |
|
|
20% |
|
|
(43) |
Các khoản phải đòi đối với các ngân hàng được thành lập ngoài các nước thuộc OECD, có thời hạn còn lại dưới 1 năm và các khoản phải đòi có thời hạn còn lại dưới 1 năm được các ngân hàng này bảo lãnh thanh toán |
|
|
20% |
|
|
(E2) |
Nhóm tài sản “Có” có hệ số rủi ro 20% |
|
|
|
= Σ35 ÷ 43 |
= Σ35 ÷ 43 |
(44) |
Các khoản đầu tư dự án theo hợp đồng của công ty tài chính theo quy định về tổ chức và hoạt động của công ty tài chính |
|
|
50% |
|
|
(45) |
Các khoản phải đòi có bảo đảm toàn bộ bằng nhà ở, quyền sử dụng đất, nhà ở gắn với quyền sử dụng đất của bên vay hoặc những tài sản này được bên vay cho thuê nhưng bên thuê đồng ý cho bên cho thuê dùng làm tài sản thế chấp trong thời gian thuê. |
|
|
50% |
|
|
(E3) |
Nhóm tài sản “Có” có hệ số rủi ro 50% |
|
|
|
= Σ44 ÷ 45 |
= Σ44 ÷ 45 |
(46) |
Các khoản góp vốn, mua cổ phần |
|
|
100% |
|
|
(47) |
Các khoản phải đòi đối với các ngân hàng được thành lập ở các nước không thuộc OECD, có thời hạn còn lại từ 1 năm trở lên, và các khoản phải đòi có thời hạn còn lại từ 1 năm trở lên được các ngân hàng này bảo lãnh thanh toán |
|
|
100% |
|
|
(48) |
Các khoản phải đòi đối với chính quyền trung ương của các nước không thuộc OECD, trừ trường hợp cho vay bằng đồng bản tệ và nguồn cho vay cũng bằng đồng bản tệ của các nước đó |
|
|
100% |
|
|
(49) |
Các khoản đầu tư máy móc, thiết bị, tài sản cố định và bất động sản khác theo quy định của pháp luật |
|
|
100% |
|
|
(50) |
Các khoản phải đòi khác ngoài các khoản phải đòi quy định trong bảng này |
|
|
100% |
|
|
(E4) |
Nhóm tài sản “Có” có hệ số rủi ro 100% |
|
|
|
= Σ46÷50 - (9) -(10)-(12)-(13) |
= Σ46÷50-(9) -(12)-(13) |
(51) |
Các khoản cho vay các công ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết của tổ chức tín dụng, trừ các khoản mục (53), (54), (55) |
|
|
150% |
|
|
(E5) |
Nhóm tài sản “Có” có hệ số rủi ro 150% |
|
|
|
= 51 |
|
(52) |
Các khoản cho vay để đầu tư chứng khoán |
|
|
250% |
|
|
(53) |
Các khoản cho vay các công ty chứng khoán |
|
|
250% |
|
|
(54) |
Các khoản cho vay nhằm mục đích kinh doanh bất động sản |
|
|
250% |
|
|
(E6) |
Nhóm tài sản “Có” có hệ số rủi ro 250% |
|
|
|
= Σ51 ÷ 54 |
= Σ51 ÷ 54 |
(E) |
Tổng tài sản “Có” rủi ro nội bảng |
|
|
|
= ΣE1 ÷ E6 |
= ΣE1 ÷ E6 |
Mã số |
KHOẢN MỤC |
Số liệu kế toán |
Hệ số chuyển đổi |
Hình thức bảo đảm |
Hệ số rủi ro (theo quy định tại Khoản 6.4 Điều 5) |
Giá trị TCS rủi ro nội bảng tương ứng |
||
Riêng lẻ |
Hợp nhất |
Riêng lẻ |
Hợp nhất |
|||||
|
|
[1] |
[2] |
[3] |
[4] |
[5] |
[6] = [1] x [3] x [5] |
[7] = [2] x [3] x [5] |
|
Giá trị tài sản có rủi ro quy đổi của các cam kết ngoại bảng |
|
|
|
|
|
|
|
(55) |
Bảo lãnh vay |
|
|
100% |
|
|
|
|
(56) |
Bảo lãnh thanh toán |
|
|
100% |
|
|
|
|
(57) |
Các khoản xác nhận thư tín dụng; Thư tín dụng dự phòng bảo lãnh tài chính cho các khoản cho vay, phát hành chứng khoán; Các khoản chấp nhận thanh toán bao gồm các khoản chấp nhận thanh toán dưới hình thức ký hậu, trừ các khoản chấp nhận thanh toán hối phiếu tại mục (64) |
|
|
100% |
|
|
|
|
(58) |
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng |
|
|
50% |
|
|
|
|
(59) |
Bảo lãnh dự thầu |
|
|
50% |
|
|
|
|
(60) |
Bảo lãnh khác |
|
|
50% |
|
|
|
|
(61) |
Thư tín dụng dự phòng ngoài thư tín dụng quy định tại mục (57) |
|
|
50% |
|
|
|
|
(62) |
Các cam kết khác có thời hạn ban đầu từ 1 năm trở lên |
|
|
50% |
|
|
|
|
(63) |
Thư tín dụng không hủy ngang |
|
|
20% |
|
|
|
|
(64) |
Chấp nhận thanh toán hối phiếu thương mại ngắn hạn, có bảo đảm bằng hàng hóa |
|
|
20% |
|
|
|
|
(65) |
Bảo lãnh giao hàng |
|
|
20% |
|
|
|
|
(66) |
Các cam kết khác liên quan đến thương mại |
|
|
20% |
|
|
|
|
(67) |
Thư tín dụng có thể hủy ngang |
|
|
0% |
|
|
|
|
(68) |
Các cam kết có thể hủy ngang vô điều kiện khác |
|
|
0% |
|
|
|
|
(69) |
Các hợp đồng giao dịch lãi suất có kỳ hạn ban đầu dưới 1 năm |
|
|
0,5% |
|
100% |
|
|
(70) |
Các hợp đồng giao dịch lãi suất có kỳ hạn ban đầu từ 1 năm đến dưới 2 năm |
|
|
1% |
|
100% |
|
|
(71) |
Các hợp đồng giao dịch lãi suất có kỳ hạn ban đầu từ 2 năm trở lên (cộng thêm (+) 1,0% cho mỗi năm kể từ năm thứ 3) |
|
|
1% |
|
100% |
|
|
(72) |
Hợp đồng giao dịch ngoại tệ có kỳ hạn ban đầu dưới 1 năm |
|
|
2% |
|
100% |
|
|
(73) |
Hợp đồng giao dịch ngoại tệ có kỳ hạn ban đầu từ 1 năm đến dưới 2 năm |
|
|
5% |
|
100% |
|
|
(74) |
Hợp đồng giao dịch ngoại tệ có kỳ hạn ban đầu từ 2 năm trở lên (cộng thêm (+) 3,0% cho mỗi năm kể từ năm thứ 3) |
|
|
5% |
|
100% |
|
|
(F) |
Tổng tài sản “Có” rủi ro của các cam kết ngoại bảng |
=Σ55÷74 |
=Σ55 ÷ 74 |
|
|
|
= Σ55 ÷ 74 |
= Σ55 ÷ 74 |
Ghi chú:
1. Các mục bôi đen là mục không phát sinh số liệu
2. Số liệu kế toán hợp nhất là số liệu kế toán theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư này.
BẢNG THEO DÕI CÁC TỶ LỆ KHẢ NĂNG CHI TRẢ
Tên TCTD |
|
||||||||||||
|
Khoản mục |
Tỷ lệ xác định luồng tiền |
Số dư theo sổ sách |
Số dư để xác định kỳ hạn thanh toán |
Thời gian đến hạn |
Căn cứ xác định thời gian đến hạn |
|||||||
|
Ngày tiếp theo (ngày 1) |
Từ ngày 2 đến ngày thứ 7 |
Từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 30 |
Từ ngày thứ 30 đến ngày thứ 180 |
Từ ngày thứ 180 đến ngày thứ 360 |
Trên 360 ngày |
|||||||
|
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
|||
|
I. Tài sản “Có” đến hạn thanh toán |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
|
1. Tiền mặt tại quỹ |
100% |
|
|
|
Không điền vào đây |
Số dư cuối ngày hôm trước |
||||||
|
2. Vàng, bao gồm cả vàng gửi tại Ngân hàng Nhà nước |
100% |
|
|
|
|
Số dư cuối ngày hôm trước |
||||||
|
3. Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước (trừ tiền gửi dự trữ bắt buộc) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
|
3.1. Không kỳ hạn |
100% |
|
|
|
Không điền vào đây |
Số dư cuối ngày hôm trước |
||||||
|
3.2. Có kỳ hạn |
100% |
|
|
|
|
|
|
|
|
Theo kỳ hạn trên hợp đồng tiền gửi |
||
|
4. Tiền, vàng gửi, cho vay tại các tổ chức tín dụng khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
|
4.1. Không kỳ hạn |
100% |
|
|
|
Không điền vào đây |
Số dư cuối ngày hôm trước |
||||||
|
4.2. Có kỳ hạn |
100% |
|
|
|
|
|
|
|
|
Theo kỳ hạn trên hợp đồng tiền gửi |
||
|
4.3. Cho vay |
100% |
|
|
|
|
|
|
|
|
Theo kỳ hạn trên hợp đồng vay |
||
|
5. Các loại chứng khoán do Chính phủ Việt Nam, chính phủ các nước thuộc OECD phát hành hoặc được Chính phủ Việt Nam, chính phủ các nước thuộc OECD bảo lãnh thanh toán |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
|
5.1. Chứng khoán nợ |
95% |
|
|
|
|
|
|
|
|
Theo kỳ hạn trên chứng khoán nợ |
||
|
5.2. Chứng khoán vốn |
95% |
|
|
|
Không điền vào đây |
Số dư cuối ngày hôm trước |
||||||
|
6. Các loại chứng khoán do tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
|
6.1. Chứng khoán nợ |
90% |
|
|
|
|
|
|
|
|
Theo kỳ hạn trên chứng khoán nợ |
||
|
6.2. Chứng khoán vốn |
90% |
|
|
|
Không điền vào đây |
Số dư cuối ngày hôm trước |
||||||
|
7. Các loại chứng khoán khác được niêm yết |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
|
7.1. Chứng khoán nợ |
85% |
|
|
|
|
|
|
|
|
Theo kỳ hạn trên chứng khoán nợ |
||
|
7.2. Chứng khoán vốn |
85% |
|
|
|
Không điền vào đây |
Số dư cuối ngày hôm trước |
||||||
|
8. Các khoản cho vay không có bảo đảm, trừ nợ xấu, đến hạn thanh toán |
75% |
|
|
|
|
|
|
|
|
Theo kỳ hạn trên hợp đồng vay |
||
|
9. Các khoản cho vay có bảo đảm, cho thuê tài chính, trừ nợ xấu, đến hạn thanh toán |
80% |
|
|
|
|
|
|
|
|
Theo kỳ hạn trên hợp đồng vay |
||
|
Tổng cộng tài sản “Có” |
A |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
|
II. Tài sản “Nợ” đến hạn thanh toán |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
|
1. Tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức tín dụng khác |
100% |
|
|
|
Không điền vào đây |
Số dư cuối ngày hôm trước |
||||||
|
2. Tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức tín dụng khác, tổ chức, cá nhân |
100% |
|
|
|
|
|
|
|
|
Theo kỳ hạn trên hợp đồng tiền gửi |
||
|
3. Tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức (trừ tiền gửi của tổ chức tín dụng khác), cá nhân |
15% |
|
|
|
Không điền vào đây |
15% số dư bình quân trong thời gian 30 ngày liền kề trước kể từ ngày hôm trước |
||||||
|
4. Tiền vay từ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước |
100% |
|
|
|
|
|
|
|
|
Theo kỳ hạn trên hợp đồng vay |
||
|
5. Tiền vay từ các tổ chức tín dụng khác |
100% |
|
|
|
|
|
|
|
|
Theo kỳ hạn trên hợp đồng vay |
||
|
6. Giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng phát hành |
100% |
|
|
|
|
|
|
|
|
Theo kỳ hạn trên giấy tờ có giá |
||
|
7. Các khoản tiền lãi, phí phải trả |
100% |
|
|
|
|
|
|
|
|
Theo kỳ hạn của khoản tiền lãi, phí phải trả |
||
|
8. Cam kết cho vay không hủy ngang đối với khách hàng |
100% |
|
|
|
|
|
|
|
|
Theo kỳ hạn trên cam kết cho vay không hủy ngang |
||
|
9. Cam kết bảo lãnh vay vốn đối với khách hàng |
100% |
|
|
|
|
|
|
|
|
Đánh giá từng ngày theo tình hình thực tế |
||
|
10. Các cam kết bảo lãnh thanh toán, trừ phần giá trị được bảo đảm bằng tiền |
100% |
|
|
|
|
|
|
|
|
Đánh giá từng ngày theo tình hình thực tế |
||
|
Tổng cộng tài sản “Nợ” |
B |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
|
Trạng thái thanh khoản của thang đáo hạn |
= A - B |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
|
Tỷ lệ khả năng chi trả theo kỳ hạn (07 ngày) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
|
Giới hạn quy định |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||
THE STATE BANK OF VIETNAM |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 13/2010/TT-NHNN |
Hanoi, May 20, 2010 |
STIPULATING PRUDENTIAL RATIOS IN OPERATIONS OF CREDIT INSTITUTIONS
Pursuant to the 1997 Law on the State Bank of Vietnam and the 2003 Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on the State Bank of Vietnam;
Pursuant to the 1997 Law on Credit Institutions and the 2004 Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Credit Institutions;
Pursuant to the Government's Decree No. 96/ 2008/ND-CP of August 26, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the State Bank of Vietnam;
The State Bank of Vietnam ( below referred to as the State Bank) stipulates prudential ratios in operations of credit institutions as follows:
Article 1. Subjects and scope of application
1. Credit institutions operating in Vietnam (below referred to as credit institutions for short), excluding the Social Policy Bank, the Vietnam Development Bank and grassroots people's credit funds, shall constantly maintain prudential ratios stipulated in this Circular in their operations.
2. Prudential ratios stipulated in this Circular include:
a/ Capital adequacy ratio;
b/ Credit limits;
c/ Solvency ratio;
d/ Limits on capital contribution and share purchase;
e/ Ratio of granted credit to mobilized capital.
3. On the basis of results of supervision, inspection and examination of credit institutions by the Banking Inspection and Supervision Agency, the Stale Bank may request credit institutions to maintain prudential ratios higher than the levels stipulated in this Circular.
Article 2. Interpretation of terms
In this Circular, the terms below arc construed as follows:
1. Receivables include assets formed from deposits, loans, advances, overdrafts, financial leasing amounts, factoring, discounts and re- discounts of negotiable instruments and other valuable papers, and securities investments.
2. Client means an organization or individual having credit relations with a credit institution. A single client is an organization or individual having credit relations with a credit institution.
3. Group of related clients consists of two or more clients having a credit relation with a credit institution, falling into one of the following cases:
a/ Parent company and its subsidiary company and vice versa: credit institution and its subsidiary company and vice versa; subsidiaries of the same parent company or credit institution; manager, member of the Control Board of parent company or credit institution, individual or organization competent to appoint such persons and subsidiary company, and vice versa:
b/ Company or credit institution and its manager or member of its Control Board or company or organization competent to appoint such person, and vice versa:
c/ Company or credit institution and individual or organization owning 5'% or more of charter capital or voting shares in the company or credit institution, and vice versa;
d/ Close relatives, including wife, husband, father, adoptive father, mother, adoptive mother, child, adopted child, blood sibling and wife or husband thereof;
e/ Company or credit institution and close relatives defined at Point d of this Clause of manager, member of Control Board, capital-contributing member or shareholder owning 5% or more of charter capital or voting shares of the company or credit institution, and vice versa:
f/ Individual authorized to be representative of an organization or individual defined at Point a. b. c. d or e of this Clause and authorizing organization or individual: individuals authorized to be representatives for contributed capital portions of the same organization:
g/ Group of individuals or organizations capable of controlling the decision making and operation of a company or credit institution through its Shareholders General Meeting or Members Council.
4. Subsidiary company of a credit institution means an enterprise or another credit institution that has the legal person status, practice independent accounting with own capital contributed or purchased as shares by the credit institution under regulations of the State Bank, which:
4.1 Possesses over 50% of charter capital or voting shares of the enterprise or other credit institution, except the case in which the ownership right is not associated with the right to control the enterprise or other credit institution; or
4.2 Possesses under 50% of charter capital or voting shares of the enterprise or other credit institution, but:
a/ Other shareholders or members agree to allow (he capital-contributing or share-purchasing credit institution to have over 50% of the voting right: or
b/ The credit institution has the right to control financial and operational policies under a regulation agreed between the credit institution and the enterprise or other credit institution: or
c/ The credit institution has the right to appoint or dismiss a majority of members of the Board of Directors or Members* Council or an equivalent management body of the enterprise or other credit institution; or
d/ The credit institution has the right to cast a majority vote at meetings of the Board of Directors or Member's Council or an equivalent body.
5. Affiliated company of a credit institution means a subsidiary of a credit institution operating in the fields of finance, insurance, banking and management, exploitation and sale of assets in the course of handling assets used as loan security and assets assigned by the State to the credit institution for debt recovery.
6. Joint-venture company of a credit institution means an enterprise or another credit institution that has the legal person status, practice independent accounting and is established from capital contributed on the basis of a joint-venture contract by the credit institution and other parties and jointly owned and controlled by the credit institution and these parties.
7. Associated company of a credit institution means an enterprise or another credit institution that has the legal person status and practice independent accounting and is established from capital contributed by the credit institution or has its shares purchased by the credit institution under regulations of the State Bank, and fully meets the following conditions:
a/ The credit institution has the right to participate in making decisions on financial and operational policies of the enterprise or other credit institution but does not control such policies;
b/ The credit institution owns between 20% and 50% of charter capital or voting shares of the enterprise or other credit institution:
c/ The associated company is not a subsidiary or joint-venture company of the credit institution.
8. Capital contribution, share purchase means the use by a credit institution of its charter capital and reserve fund for contribution to the charter capital or purchase of shares of enterprises, subsidiary companies, joint-venture companies, associated companies or other credit institutions; for allocation of charter capital to its affiliated companies; and for contribution to investment funds and executing investment projects: including entrustment of capital to other legal entities, organizations or enterprises for making investments in the above forms.
9. Real estate business means the use of capital for investing in, creating, purchasing, receiving the transfer of. leasing or hire-purchasing real estate for sale, transfer, lease, sub-lease or hire-purchase for profits.
10. Investments in the form of capital contribution and share purchase in order to acquire the right to control an enterprise include:
a/ Investments accounting for over 50% of charter capital or voting shares of another enterprise or credit institution;
b/ Investments accounting for a proportion lower than the level stipulated at Point a of this Clause but sufficient for controlling decisions of the Shareholders General Meeting or Members' Council.
11. Interest rate transaction contract means an interest rate swap contract, termed interest rate contract, interest rate option contract or another interest rate transaction contract stipulated by the State Bank.
12. Foreign currency transaction contract means a foreign currency swap contract, term foreign currency contract, futures contract, foreign currency option contract or another foreign contract transaction contract stipulated by the State Bank.
13. Retained earning means the portion of earning determined through audit by an independent audit organizations after payment of all taxes and appropriation for various funds under law and retained for addition to capital of a credit institution under law. Retained earnings of a joint-stock credit institution must be adopted by its Shareholders General Meeting.
14. Goodwill means the positive difference between the amount paid for the purchase of a financial asset and the book value of such asset by a credit institution arising from the merger of an enterprise of redemption nature conducted by the credit institution. Such financial assets must be fully reflected on the balance sheets of credit institutions.
15. OECD stands for the Organization for Economic Cooperation and Development.
International financial institutions include the International Bank for Reconstruction and Development (IBRD), the Inter-American Development Bank (IADB). the Asian Development Bank (ADB). the Africa Development Bank (AfDB). the European Investment Bank (EIB) and the European Bank for Reconstruction and Development (EBRD).
Article 3. Information technology
A credit institution must have a fully connected information technology system to:
1. Store, access and supplement a database on customers and market, assuring risk management under internal regulations of the credit institution.
2. Manage the cash flow, make statistics on and monitor capital and asset items, assuring the maintenance of prudential ratios in its operations stipulated by this Circular.
3. Implement the State Bank's regulations on reporting and statistics.
Section I. CAPITAL ADEQUACY RATIO
Article 4. Capital adequacy ratio
1. Credit institutions, excluding foreign bank branches, shall maintain a capital adequacy ratio of 9% between their own capital and their total risk-weighted assets (individual capital adequacy ratio).
2. Credit institutions shall make consolidated financial statements under law. In addition to maintaining an individual capital adequacy ratio stipulated in Clause 1 of this Article, they shall concurrently maintain a capital adequacy ratio of 9% on the basis of consolidation of capital and assets of their own and their affiliated companies (consolidated capital adequacy ratio).
Article 5. Individual capital adequacy ratios of credit institutions
1. An individual capital adequacy ratio shall be determined as follows:
Individual capital adequacy ratio |
= |
Own capital |
Total risk-weighted assets |
In which:
- Own capital is the total of tier-1 capital stipulated in Clause 2 and tier-2 capital stipulated in Clause 3, minus deductibles stipulated in Clause 4 of this Article.
- Total risk-weighted assets are stipulated in Clause 5 of this Article.
2. Tier-1 capital includes is the aggregate of amounts specified in Clause 2.1 of this Article minus deductibles specified in Clause 2.2 of this Article.
2.1. Amounts constituting tier-1 capital include:
a/ Charter capital (already allocated capital, contributed capital):
b/ The charter capital supplementation reserve fund:
c/ The operation development investment fund;
d/ Retained earnings:
e/ Surplus shares permitted to be accounted as capital under law. minus the portion used for purchasing treasury stocks (if any).
2.2. Deductibles from tier-1 capital include:
a/ Goodwill;
b/ Business losses, including cumulated losses;
c/ Amounts contributed as capital to or used to purchase shares of other credit institutions;
d/Amounts contributed as capital to or used to purchase shares of subsidiary companies;
e/ Amounts contributed as capital to or used to purchase shares of an enterprise, an investment fund or an investment project exceeding 10% of the aggregate of amounts specified in Clause 2.1 of this Article after subtracting deductibles specified at Points a. b, c and d. Clause 2.2 of this Article:
f/ The aggregate of amounts contributed as capital and used to purchase shares after subtracting the amount in excess of the 10% limit stipulated at Point e. Clause 2.2 of this Article which is higher than 40% of the aggregate of amounts specified in Clause 2.1 of this Article after subtracting deductibles specified at Points a, b. c and d. Clause 2.2 of this Article: the amount in excess of this level shall be subtracted.
3. Tier-2 capital is the aggregate of amounts specified in Clause 3.1 of this Article within the limits stipulated in Clause 3.2 of this Article.
3.1. Amounts constituting tier-2 capital include:
a/ 50% of the credit balance of the account of fixed assets re-valuated under law;
b/ 40% of the credit balance of the account of financial assets re-valuated under law:
c/ The financial reserve fund:
d/ Convertible bonds issued by the credit institution meeting the following conditions:
(i) Having an original maturity of at least 5 years;
(ii) Not being secured with assets of the credit institution concerned:
(iii) The credit institution may not redeem them at their owners" request or on the secondary market or may redeem them only when it is so approved in writing by the State Bank on the condition that such redemption does not affect the prescribed prudential ratios;
(iv) The credit institution may stop paying interests thereon and carrying forward cumulated interests to the subsequent year if the interest payment will result in business losses in the year;
(v) In case the credit institution is liquidated, owners of convertible bonds may receive payments only after the credit institution has made payments to all other secured or unsecured creditors;
(vi) Interest rates, including those added to reference ones, may be increased only after 5 years from the date of issuance and only once throughout the period before conversion into common stocks.
e/ Other debt instruments fully meeting the following conditions:
(i) Being debts whose creditors may. in all circumstances, receive payments only after the credit institution has made payments to all other secured or unsecured creditors;
(ii) Having an original maturity of at least over 10 years;
(iii) Not being secured with assets of the credit institution concerned;
(iv) The credit institution may stop paying interests thereon and carry forward cumulated interests thereon to the subsequent year if the interest payment will result in business losses in the year;
(v) Creditors may be paid their debts immature by credit institutions only after it is so approved in writing by the .State Bank:
(vi) Interest rates, including those added to reference ones, may be increased only after 5 years as from the date of signing of contracts and only once throughout the term of loans.
3.2. Limits for determining tier-2 capital:
a/ The maximum total value of amounts stated at Points d and e. Clause 3.1 of this Article is equal to 50% of the value of tier-1 capital.
b/ The maximum financial reserve fund is equal to 1.25% of total risk-weighted assets stipulated in Clause 5 of this Article.
c/ During the last 5 years before becoming mature for conversion or payment, the value of amounts specified at Point d and e. Clause 3.1. of this Article must be annually deducted by 20% of their initial value.
d/ The maximum total value of tier-2 capital is equal to 100% of the value of tier-1 capital.
4. Deductibles from own capital:
4.1.100% of the debit balance of the account of fixed assets re-valuated under law;
4.2. 100% of the debit balance of the account of financial assets re-valuated under law.
5. Total risk-weighted assets are the total value of assets determined based on the extent of risk and the value of corresponding assets of off- balance-sheet commitments determined based on the extent of risk.
Assets determined based on the extend of risk shall be calculated by multiplying the value of assets by the corresponding risk co-efficient of assets stipulated in Clauses 5.1, 5.2. 5.3, 5.4. 5.5 and 5.6 of this Article.
Corresponding assets on off-balance-sheet commitments determined based on the extent of risk shall be calculated by multiplying the value of off-balance-sheet commitments and a conversion co-efficient stipulated in Clause 6.3 and a risk co-efficient stipulated in Clause 6.4 of this Article.
5.1. Assets with a 0% risk co-efficient include:
a/ Cash;
b/ Gold;
c/ Deposits at the Social Policy Bank under regulations on credit for the poor and other policy beneficiaries;
d/ Vietnam-dong receivables from or guaranteed by the Vietnamese Government or the State Bank;
e/ Discounts and re-discounts of valuable papers issued by the credit institution itself;
f/ Vietnam-dong receivables secured with valuable papers issued by the credit institution itself; receivables fully secured with cash, savings books, escrow deposits and valuable papers issued by the Government or the State Bank;
g/ Receivables from central governments or central banks of OECD member states;
h/ Receivables secured with securities of central governments of OECD member states or receivables the payment of which is guaranteed by central governments of OECD member states.
5.2. Assets with a 20% risk co-efficient include:
a/ Receivables from other credit institutions at home and abroad, including foreign-currency ones:
b/ Receivables from provincial-level People's Committees: foreign-currency receivables from the Vietnamese Government or the State Bank;
c/ Foreign-currency receivables secured with valuable papers issued by the credit institution itself. Receivables secured with valuable papers issued by other credit institutions established in Vietnam:
d/ Receivables from state financial institutions; receivables secured with valuable papers issued by state financial institutions;
e/ Precious metals (except gold), gems:
f/ Receivables from international financial institutions and receivables the payment of which is guaranteed by these institutions or which are secured with securities issued by these institutions;
g/ Receivables from banks established in OECD member states and receivables the payment of which is guaranteed by these banks:
h/ Receivables from securities companies established in OECD member states which comply with agreements on risk-based capital management and supervision and receivables of which the payment is guaranteed by these companies;
i/ Receivables from banks established in countries outside OECD which have a residual maturity of under one year and receivables with a residual maturity of under one year guaranteed by these banks.
5.3. Assets with a 50% risk co-efficient include:
a/ Investments in projects under contracts of financial companies under regulations on the organization and operation of financial companies:
b/ Receivables wholly secured with houses, land use rights or houses attached with land use rights of borrowers or with those assets which have been leased by borrowers but are allowed by their lessees to be used by lessors as mortgages during the lease term.
5.4. Assets with a 100% risk coefficient include:
a/ Contributed capital amounts or purchased shares, excluding those of subsidiary companies, joint-venture companies, associated companies and deductibles from tier-1 capital stipulated at Points c. d. e and f. Clause 2.2 of this Article:
b/ Receivables from banks established in countries outside OECD which have a residual maturity of one year or longer, and receivables with a residual maturity of one year or longer of which the payment is guaranteed by these banks:
c/ Receivables from central governments of countries outside OECD. excluding those in their national currencies and from sources also in their national currencies.
d/ Investments in machines, equipment, fixed assets and other real estate under law.
e/ Receivables other than those specified in Clauses 5.1, 5.2. 5.3. 5.4. 5.5 and 5.6 of this Article.
5.5. Assets with a 150% risk co-efficient include loans granted to subsidiary, joint-venture and associated companies of the credit institution, excluding receivables specified in Clause 5.6 of this Article.
5.6. Assets with a 250% risk co-efficient include:
a/ Loans granted for securities investment:
b/ Loans granted to securities companies;
c/ Loans granted for real estate business purposes.
6. Corresponding assets of off-balance-sheet commitments shall be calculated based on the extent of risk on the following principles and order:
6.1. Convert the value of off-balance-sheets commitments into the value of corresponding assets using a conversion coefficient specified in Clause 6.3 of this Article.
6.2. Multiply the value of corresponding assets of each off-balance-sheet commitment by a corresponding risk co-efficient specified in Clause 6.4 of this Article.
6.3. Conversion coefficients of off-balance-sheet commitments:
a/ Off-balance-sheet commitments with a 100% conversion coefficient include irrevocable commitments replacing the direct grant of credit but having an extent of risk equal to the direct grant of credit, including:
(i) Loan guarantee;
(ii) Payment guarantee;
(iii) Amounts certified by letter of credit: letters of credit to provide financial guarantee for granted loans and issued securities; amounts with accepted payment, including amounts with accepted payment in the form of endorsement, except amounts of which payment in drafts has been accepted under Point c (ii). Clause 6.3 of this Article.
b/ Off-balance-sheet commitments with a 50% conversion co-efficient include irrevocable commitments with regard to the responsibility of the credit institution to make payment on behalf of debtors, including:
(i) Contract performance guarantee;
(ii) Bidding guarantee:
(iii) Other guarantees;
(iv) Standby letters of credit other than letters of credit specified at Point a (iii). Clause 6.3 of this Article:
(v) Other commitments with an original maturity of one year or longer.
c/ Off-balance-sheet commitments with a 20% conversion coefficient include commercial commitments, including:
(i) Irrevocable letters of credit:
(ii) Acceptances of payment of short-term bills of exchange secured with merchandise:
(iii) Merchandise delivery guarantee;
(iv) Other related commercial commitments.
d/ Off-balance-sheet commitments with a 0% conversion coefficient include:
(i) Revocable letters of credit; (ii) Other unconditional revocable letters of credit;
e/ Conversion coefficients of interest rate transaction contracts:
(i) Having an original term of under 1 year: 0.5%
(ii) Having an original term of between 1 year and under 2 years: 1 %
(iii) Having an original term of 2 years or longer: 1% for the duration of under 2 years plus (+) 1% for each additional year.
f/ Conversion co-efficients of foreign-currency transaction contracts:
(i) Having an original term of under 1 year: 2 %
(ii) Having an original term of between 1 year and under 2 years: 5 %
(iii) Having an original term of 2 years or longer: 5% for the duration of under 2 years plus (+) 3 % for each additional year.
6.4. Risk coefficients of the value of assets corresponding to each off-balance-sheet commitment are as follows:
a/ Off-balance-sheet commitments the payment of which is guaranteed by the Vietnamese Government or Stale Bank or wholly guaranteed with cash, saving books, escrow deposits or valuable papers issued by the Vietnamese Government or State Bank: 0%;
b/ Off-balance-sheet commitments secured with real estate: 50%;
c/ Interest-rate transaction contracts, foreign-currency transaction contracts and other off-balance-sheet commitments: 100%.
Article 6. Consolidated capital adequacy ratios
1. Credit institution shall make consolidated financial statements under law based on balance sheets, financial statements, consolidated financial statements and other information to maintain their consolidated capital adequacy ratios, as follows:
Subjects of consolidation are companies stated in the Regime of financial statements applicable to credit institution issued together with the State Bank Governor's Decision No. 16/ 2007/QD-NHNN of April 18. 2007. excluding insurance companies.
A consolidated capital adequacy ratio shall be determined as follows:
Consolidated capital adequacy ratio |
= |
Consolidated own capital |
Consolidated total risk-weighted assets |
In which:
- Own capital shall be determined to be the total of tier-1 capital stipulated in Clause 2 and tier-2 capital stipulated in Clause 3 of this Article, minus deductibles specified in Clause 4 of this Article.
- Total risk-weighted assets shall be determined under Clause 5 of this Article.
2. Tier-1 capital is the aggregate of amounts specified in Clause 2.1 of this Article minus deductibles specified in Clause 2.2 of this Article.
2.1. Amounts constituting tier-1 capital include:
a/ Amounts specified in Clause 2.1. Article 5 of this Circular;
b/ Exchange rate differences arising in the course of consolidating financial statements.
2.2. Deductibles from tier-1 capital include:
a/ Amounts specified at Points a and b. Clause 2.2. Article 5 of this Circular;
b/ Amounts contributed as capital to and purchased shares of other credit institutions;
c/ Amounts contributed as capital to and purchased shares of subsidiary companies not subject to consolidation of financial statements under law:
d/ Portion of amounts contributed as capital to and used to purchase shares of an enterprise, an investment fund or an investment project exceeding 10% of the aggregate of amounts specified in Clause 2.1 of this Article, after subtracting deductibles specified at Points a and b. Clause 2.2 of this Article;
e/ The aggregate of amounts contributed as capital to or used to purchase shares after subtracting the portion exceeding the 10% level specified at Point d. Clause 2.2 of this Article, which exceeds 40% of the aggregate of amounts specified in Clause 2.1 of this Article after subtracting deductibles specified at Points a and b. Clause 2.2 of this Article; the amount in excess of this level shall be subtracted.
3. Tier-2 capital is the total of amounts specified in Clause 3.1. of this Article subject to the limits specified in Clause 3.2 of this Article.
3.1. Amounts constituting tier-2 capital include:
a/ Amounts specified at Points a. b. c, d and e. Clause 3.1. Article 5 of this Circular:
b/ Benefits of minority shareholders.
3.2. Limits for determining ticr-2 capital:
a/ The total value of amounts specified at Points d and e. Clause 3.1.. Article 5 of this Circular is equal to 50% at most of the value of tier-1 capital.
b/ The total financial reserve fund is equal to 1.25% at most of total risk-weighted assets specified in Clause 5 of this Article.
c/ During the last 5 years before the conversion or payment becomes due. the value of amounts specified at Points d and e. Clause 3.1.Article 5 of this Circular shall be annually deducted by 20% of the initial value.
d/ The total value of tier-2 capital is 100% at most of the value of tier-1 capital.
4. Deductibles upon calculation of own capital: Amounts specified in Clauses 4.1 and 4.2. Article 5 of this Circular.
5. Total risk-weighted assets is the total value of assets minus amounts specified at Points b, c, d and e. Clause 2.2 of this Article and determined based on the extent of risk and the value of corresponding assets of off-balance-sheet commitments determined based on the extent of risk.
Assets determined based on the extent of risk shall be calculated by multiplying the value of assets by the corresponding risk coefficient of assets specified in Clauses 5.1. 5.2. 5.3. 5.4 and 5.5 of this Article.
Corresponding assets of off-balance-sheet commitments determined based on the extent of risk shall be calculated by multiplying the value of off-balance-sheet commitments by a conversion coefficient specified in Clause 6.3 and a risk coefficient specified in Clause 6.4. Article 5 of this Circular.
5.1. Assets with a 0% risk coefficient include amounts specified in Clause 5.1. Article 5 of this Circular.
5.2. Assets with a 20% risk coefficient include amounts specified in Clause 5.2, Article 5 of this Circular.
5.3 Assets with a 50% risk coefficient include amounts specified in Clause 5.3. Article 5 of this Circular.
5.4 Assets with a 100% risk coefficient include:
a/ Amounts specified at Points a and d. Clause 5.4, Article 5 of this Circular;
b/ Receivables specified at Points b and c. Clause 5.4. Article 5 of this Circular;
c/ Receivables other than those specified in Clauses 5.1. 5.2. 5.3, 5.4 and 5.5 of this Article.
5.5. Assets with a 250% risk coefficient include amounts specified in Clause 5.6. Article 5 of this Circular.
6. Corresponding assets of off-balance-sheet commitments shall be calculated based on the extent of risk on the following principle and order:
6.1 Converting the value of off-balance-sheet commitments into the value of corresponding assets using a conversion coefficient specified in Clause 6.3. Article 5 of this Circular.
6.2 Multiplying the value of corresponding assets of each off-balance-sheet commitment by the corresponding risk coefficient specified in Clause 6.4. Article 5 of this Circular.
Article 7. Identification of a single client and a group of related clients
1. In pursuance to this Circular and their internal regulations on credit quality management, credit institutions shall formulate and promulgate regulations on criteria for determining a single client and groups of related clients, credit policies applicable to clients and credit limits applicable to a single client and groups of related clients, which must contain at least the following contents:
a/ Specific criteria for determining a single client and a group of related clients.
b/ Credit limits applicable to a single client and a group of related clients.
c/ Plan for diversifying credit activities, methods of monitoring and managing credits worth 5% or more of own capital of the credit institution. Each lent, guaranteed or financial-leased amount and the total of lent amounts or the total of guaranteed amounts and the total of financial-leased amounts in excess of 10% of own capital of the credit institution is subject to approval of its Board of Directors or Chairman of the Board of Directors or a person authorized by the former according to the delegation and authorization of powers provided in the internal credit policy of the credit institution towards its clients.
2. Internal regulations on criteria for identifying a single client and a group of related clients, credit limits applicable to a single client and a group of related clients must be amended and supplemented in accordance with amendments and supplements to internal regulations on management of credit quality and credit policies towards clients when the internal credit rating system is annually revised.
3. Within 15 days from the date of issuing or revising internal regulations on criteria for identifying a single client and a group of related clients and credit limits applicable to a single client and a group of related clients, a credit institution shall send them to the -State Bank (the Banking Inspection and Supervision Agency) for reporting.
Article 8. Limits on loans, guarantees and discounts of valuable papers
1. The outstanding debts of a credit institution include outstanding debts under credit contracts, outstanding debts of loans lent by another credit institution under the entrustment of the credit institution and outstanding debts of amounts paid by the credit institution to perform its guaranty obligation for its clients.
The total outstanding debts of a credit institution for a single client must not exceed 15% of its own capital.
2. The total outstanding debts and guarantee amounts of a credit institution for a single client must not exceed 25% of its own capital, in which the total outstanding debts for a single client must not exceed the percentage specified in Clause 1 of this Article.
3. The total outstanding debts of a credit institution for a group of related clients must not exceed 50% of its own capital, in which the total outstanding debts for a single client must not exceed the percentage specified in Clause 1 of this Article.
4. The total outstanding debts and outstanding guarantee amounts of a credit institution for a group of related clients must not exceed 60% of its own capital, in which the total outstanding debts and outstanding guarantee amounts for a single client must not exceed the percentage specified in Clause 2 of this Article.
5. The total outstanding debts of a foreign bank branch for a single client must not exceed 15% of own capital of the foreign bank.
The total outstanding debts and guarantee amounts of a foreign bank branch for a single client must not exceed 25% of own capital of the foreign bank.
The total outstanding debts of a foreign bank branch for a group of related clients must not exceed 50% of own capital of the foreign bank, in which the total outstanding debts for a single client must not exceed 15% of own capital of the foreign bank
The total outstanding debt and guarantee amounts of a foreign bank branch for a group of related clients must not exceed 60% of own capital of the foreign bank.
6. A credit institution may not grant unsecured credits and credits under preferential conditions to enterprises which the credit institution holds the right to control, and shall comply with the following restrictions:
a/ The total outstanding debts and guarantee amounts of a credit institution for an enterprise which the credit institution has the right lo control must not exceed 10%' of own capital of the credit institution.
b/ The total outstanding debts and guarantee amounts of a credit institution for more than one enterprise which the credit institution has the right to control must not exceed 20% of own capital of the credit institution;
c/ A credit institution may grant unsecured credit to its affiliated financial leasing companies equal to 5% at most of its own capital provided that it ensures the limits specified at Points a and b of this Clause.
7. A credit institution may not grant credit to its affiliated companies being securities trading businesses.
8. A credit institution may not provide unsecured loans for securities investment and trading.
9. The total outstanding debts and discounts of valuable papers for all clients for securities investment and trading must not exceed 20% of the credit institution.
10. In case the capital need of a single client exceeds the loan limits specified in Clauses 1. 2. 3. 4 and 5 of this Article, credit institutions and foreign bank branches may provide syndicated credit under regulations of the State Bank.
11. In special cases, in order to perform socio economic tasks, if capital syndication abilities of credit institutions and foreign bank branches fail to meet loan or financial lease requirements of a single client, the Prime Minister may decide on specific loan or financial lease levels on a case-by-case basis.
Article 9. Limits on financial leasing
1. The total outstanding financial leasing debts for a single client must not exceed 30% of own capital of the financial leasing company.
2. The total outstanding financial leasing debts for a group of related clients must not exceed 50% of own capital of the financial leasing company, in which the financial leasing amount for a single client must not exceed the ratio stipulated in Clause 1 of this Article 1.
Article 10. Cases of non-application
The limits specified in Articles 8 and 9 of this Circular do not apply to loans and guarantee amounts in the following cases:
1. Loans sourced from capital entrusted by the Government, organizations and individuals or in case borrowers are other credit institutions; loans granted to the Vietnamese Government.
2. Loans and guarantees with a maturity of under I year granted to other credit institutions operating in Vietnam.
3. Loans and guaranteed wholly secured with Vietnamese Government bonds or bonds issued by governments of OECD member states.
4. Loans and guarantees fully secured with deposits, including savings and escrow deposits, at the credit institution.
5. Loans and guarantees fully secured with valuable papers issued by the credit institution itself.
6. Loans and financial leasing amounts with specific levels decided by the Prime Minister for a single client.
7. Loans and guarantees approved in writing by the State Bank.
8. Financial leasing amounts sourced from capital entrusted by the Government or organizations or to lessees being other credit institutions to which the financial leasing company is affiliated.
Article 11. Management of solvency
1. Credit institutions shall set up a unit (at the sectional or higher level) to manage liabilities and assets for monitoring and managing their day-to-day solvency. This unit shall be placed under the charge of the Director General (Director) or an authorized Deputy Director General (Deputy Director).
2. Credit institutions shall formulate and issue internal regulations on solvency management with regard to Vietnam dong. euro. British pound
and US dollar (including the US dollar and other foreign currencies converted into the US dollar at the interbank exchange rate at the end of each day) which must contain at least the following contents:
2.1. Authorization, decentralization, functions, tasks and powers of related units and individuals in the management of liabilities and assets and the assurance of solvency ratios.
2.2. Processes of making statistics, formulation, management and monitoring of maturities of liabilities and assets . System of measurement, assessment and reporting on solvency and liquidity and system of early warning on temporary solvency inadequacies and solutions.
2.3. Solutions to ensure solvency and liquidity in case of temporary solvency inadequacies or liquidity crises.
2.4. Plans and measures to increase the holding of valuable papers of high liquidity.
2.5. Formulation of a model for assessing and experimenting solvency and liquidity (stress- testing model). This model must have scenarios for solvency and liquidity analyses, which must ensure:
a/Analysis of minimum scenarios including the following two cases:
- Cash flow from business operations of the credit institution is normal;
- Cash flow from business operations of the credit institution has solvency and liquidity difficulties.
b/ Analysis of scenarios must reflect the following details:
- Ability to fulfill day-to-day obligations and commitments:
- Solutions to be taken so that the credit institution has solvency for at least seven (7) days in case it has solvency and liquidity difficulties.
3. Internal regulations on solvency management must be adopted by the Board of Directors and be reviewed, amended and/or supplemented at least once every six months or upon request of the State Bank (the Banking Inspection and Supervision Agency).
For foreign bank branches, their internal regulations on solvency and liquidity management must be approved by their foreign banks.
4. Credit institutions shall report to the State Bank (the Banking Inspection and Supervision Agency) on:
4.1. Their internal regulations on solvency management and amendments and supplements thereto within 5 days after promulgation or amendment and supplement.
4.2 Solvency or liquidity risks and solutions thereto immediately after they arise.
At the end of each day. a credit institution shall determine and take measures for ensuring its solvency ratios for the subsequent day as follows:
1. The minimum ratio of 15% between total assets payable on demand and total liabilities.
1.1. Total assets payable on demand:
a/ Cash balance, book value of gold in the fund:
b/ Cash balance and book value of gold deposited at the State Bank (excluding compulsory reserve deposits);
c/ Positive difference between the balance of demand cash deposits and the book value of demand gold deposits at other credit institutions excluding the Social Policy Bank and the balance of demand cash deposits and the book value of demand gold deposits of other credit institutions at the credit institution concerned;
d/ Positive difference between the balance of time cash deposits and the book value of time gold deposits which will become mature at other credit institutions, excluding the Social Policy Bank and the balance of time cash deposits and the book value of time gold deposits which will become due of other credit institutions at the credit institution concerned;
e/ The book value of bonds or public bonds issued or the payment of which is guaranteed by the Vietnamese Government, governments or central banks of OECD member states;
f/ The book value of treasury bills and bills issued by the State Bank;
g/ The book value of bonds issued by local administrations, local financial investment companies and the Vietnam Development Bank;
h/ The book value of securities listed on Vietnam-based stock exchanges which must not exceed 5% of payable debts;
i/ The book value of other securities and valuable papers accepted by the State Bank for rediscount or depositing and transaction in monetary market operations.
1.2. Total payable debts shall be determined based on the balance on the total payable debts item.
2. The minimum ratio of I between total assets which will become due in 7 subsequent days counting from the following day and total liabilities which will become due in 7 subsequent days counting from the following day for Vietnam dong. euro. British pound and US dollar (including the US dollar and other remaining foreign currencies converted into the US dollar at the interbank exchange rate at the end of each day).
2.1. Assets which will become due in 7 subsequent days counting from the following day include:
a/ The cash balance of the fund at the end of the previous day;
b/ The book value of gold at the end of the previous day. including gold deposited at the State Bank and other credit institutions;
c/ The balance of deposits at the State Bank (excluding compulsory reserve deposits) and demand deposits at other credit institutions at the end of the previous day;
d/The balance of time deposits at other credit institutions which will become due in 7 subsequent days from the following day.
e/ 95% of securities issued or the payment of which is guaranteed and held by the Vietnamese Government and governments of OECD member states at the end of the previous day;
f/ 90% of the value of securities issued or the payment of which is guaranteed and held by credit institutions operating in Vietnam or by banks of OCED member states at the end of the previous day:
g/ 85% of the value of other securities listed and held at the end of the previous day;
h/ 80% of outstanding secured loans and financial leasing amounts, excluding non-performing loans, which will become due in 7 subsequent days counting from the following day;
i/ 75% of outstanding unsecured loans, excluding non-performing loans, which will become due in 7 subsequent days counting from the following day.
2.2. Liabilities which will become due in 7 subsequent days counting from the following day:
a/ The balance of demand deposits of other credit institutions at the end of the previous day;
b/The balance of time deposits of other credit institutions, organizations and individuals which will become due in 7 subsequent days counting from the following day;
c/ 15% of the average balance of demand deposits of organizations (excluding deposits of other credit institutions) and individuals during 30 preceding days counting from the previous day. The credit institution shall determine this average balance as a basis for calculation;
d/ Outstanding loans borrowed from the Government and the State Bank which will become due in 7 subsequent days counting from the following day;
e/ Outstanding loans borrowed from other credit institutions which will become due in 7 subsequent days counting from the following day;
f/ Outstanding valuable papers issued by the credit institution which will become due in 7 subsequent days counting from the following day;
g/ The value of irrevocable lending commitments to clients which will become due for realization in 7 subsequent days counting from the following day;
h/ The value of borrowing guarantee commitments for clients which will become due for realization in 7 subsequent days counting from the following day;
i/ The value of payment guarantee commitments, excluding the valued guaranteed with cash, which will become due for realization in 7 subsequent days counting from the following day;
j/ Interests and charges which will be come due each day in 7 subsequent days counting from the following day.
Article 13. Table of monitoring and management of solvency ratios
1. Credit institutions shall in pursuance to Article 12 of and Appendix No. 02 to this Circular (not printed herein) formulate a table of monitoring and management of maturities of assets and liabilities of each day within 30 subsequent days counting from the following day to support solvency management work.
2. The table of monitoring management of maturities mentioned in Clause 1 of this Article must ensure the following requirements:
2.1. Daily monitoring of all assets which will become due every day within 30 subsequent days counting from the following days and liabilities which will become due every day within 30 subsequent days counting from the following day.
2.2. Assets and liabilities which become due on each given day shall be determined based on the time of maturity stated in credit contracts. loan contracts, deposit contracts, commitments and guarantees.
Article 14. Realization of solvency ratios
1. On the basis of results of the table of monitoring and management of maturities and calculation of solvency ratios, in case at the end of a day it cannot assure the ratios stipulated in Article 12 of this Circular, a credit institution shall take handling measures, including borrowing from other credit institutions, to support its solvency, ensure the solvency ratios for the following day according to regulations; and concurrently immediately report these measures to the State Bank (the Banking Inspection and Supervision Agency).
2. After having taken all handling measures mentioned in Clause I of this Article, if a credit institution continues meeting solvency difficulties or risks, affecting its liquidity, it shall immediately report this to the State Bank (the Banking Inspection and Supervision Agency) under Clause 4.2. Article 11 of this Circular. The State Bank shall apply necessary measures to the credit institution.
3. A credit institution may commit to lending in support of the solvency and liquidity of another credit institution when it has assured all of its solvency ratios stipulated in Article 12 of this Circular.
4. A credit institution that has temporary inadequacies in the solvency ratios stipulated in Article 12 of this Circular may not commit to provide loans to another credit institution on the interbank market.
5. A credit institution that meets with difficulties in realizing the solvency ratios and to which the State Bank is applying necessary handling measures under Clause 2 of this Article, including rediscount lending, may not participate in the interbank market.
Section 4. LIMITS ON CAPITAL CONTRIBUTION, SHARE PURCHASE
Article 15. Sources of capital for capital contribution and share purchase
Credit institutions may only use their charter capital and reserve funds for capital contribution and share purchase under this Circular.
Article 16. Limits on capital contribution and share purchase
1. The level of capital contribution and share purchase of a credit institution with respect to an enterprise, an investment fund, an investment project or another credit institution must not exceed 11% of the charter capital of the latter, except the case of founding an affiliated company under law.
The total capital contribution and share purchase of a credit institution and its subsidiaries, joint-venture companies and associated companies in a single enterprise, investment fund, investment project or another credit institution must not exceed 11%; of the charter capital of the latter.
2. Total capital contribution and share purchase of a credit institution:
a/ in all of its affiliated companies must not exceed 25% of its charter capital and reserve fund;
b/ in all enterprises, investment funds, investment projects or other credit institutions and in its affiliated companies must not exceed 4()%< of its charter capital and reserve fund, in which the total capital contribution and share purchase of the credit institution in its affiliated companies must not exceed the percentage specified at Point a. Clause 2 of this Article.
3. Credit institutions that contribute capital and purchase shares higher than the percentages specified at Points 1 and 2 of this Article shall obtain written prior approval of the State Bank and must fully meet the following conditions:
a/ It has fully observed other regulations on assurance of prudential banking operations, have a ratio of non-performing loans (NPL) of 3% and have run profitable operations for three consecutive previous years.
b/ Such capital contributed to and shared purchased from another credit institution that meets financial difficulties and faces the risk of insolvency, affecting the safety of the credit institution system, aims lo provide financial support for this credit institution.
Article 17. Transitional provisions
Credit institutions that have made capital contributions to or purchased shares in excess of the levels stipulated in Clauses 1 and 2. Article 16 of this Circular shall work out appropriate solutions, are not allowed to continue contributing capital to or purchasing shares of enterprises, investment funds, investment projects and other credit institutions and allocating charter capital for establishing affiliated companies unless they comply with the ratios specified in Clauses 1 and 2. Article 16 of this Circular.
Solutions taken by credit institutions to reduce the ratios of contributed capital and purchased shares to or below the levels specified Article 16 of this Circular must be adopted by their Boards of Directors and reported to the State Bank (the Banking Inspection and Supervision Agency).
Section 5. RATIO OF GRANTED CREDITS TO MOBILIZED CAPITAL
Article 18. Ratio of granted credit to mobilized capital
1. Credit institutions may only use mobilized capital for granting credit on the condition that before and after the grant of credits they assure the solvency ratio and other prudential ratios stipulated in this Circular and the following maximum credit ratio:
1.1. Banks: 80%
1.2. Non-bank credit institutions: 85%.
2. Grant of credit mentioned in Clause 1 of this Article includes lending, financial leasing factoring, guarantee and discount of valuable papers and negotiable instruments.
3. Mobilized capital mentioned in Clause 1 of this Article includes:
3.1. Demand deposits and time deposits of individuals;
3.2. Time deposits of organizations (excluding State Treasuries), including also those of other credit institutions and foreign bank branches:
3.3. Loans provided by domestic organizations (excluding State Treasuries and loans provided by other domestic credit institutions) and loans provided by foreign credit institutions:
3.4. Capital mobilized from organizations and individuals through issuing valuable papers.
REPORTING INSPECTION. HANDLING OF VIOLATIONS
Credit institutions shall report on their implementation of the provisions on prudential ratios according to current State Bank regulations on the reporting and statistical regime applicable to credit institutions.
Article 20. Inspection, handling of violations
Credit institutions and individuals that violate the provisions of this Circular shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be handled in any of the following forms:
1. Administrative sanctioning under law.
2. Restriction from the grant of credit and expansion of networks and contents of operation:
3. Suspension or termination of one or some of operations related to their violations:
4. Proposed examination for penal liability under law. in addition to the sanctions specified in Clauses 1, 2 and 3 of this Article.
Article 21. Organization of implementation
1. The Banking Inspection and Supervision Agency shall:
1.1. Supervise, examine and inspect results of assurance of prudential ratios stipulated in this Circular;
1.2. Sanction administrative violations under Clause 1, Article 20 of this Circular and submit to the Governor of the State Bank sanctions under Clauses 2. 3 and 4. Article 20 of this Circular;
1.3 Coordinate with the Credit Department and the Forecast and Monetary Statistics Department in implementing Clauses 2 and 3 of this Article.
2. The Credit Department shall:
2.1. Coordinate with the Banking Inspection and Supervision Agency in handling solvency ratios of credit institutions;
2.2 Deal with credit institutions meeting liquidity difficulties specified in Clauses 2 and 5. Article 14 of this Circular.
3. The Forecast and Monetary Statistics Department shall in pursuance to this Circular formulate and submit to the Governor of the State Bank for promulgation regulations on statistics reports on die implementation of prudential ratios in banking operations of credit institutions.
4. The Finance and Accounting Department shall in pursuance to this Circular formulate and submit to the Governor of the State Bank for promulgation documents guiding the identification of own capital for credit institutions and the relevant accounting regime in accordance with law.
1. This Circular takes effect on October 1, 2010, and replaces the State Bank Governor's Decision No. 457/2005/QD-NHNN of April 19, 2005. promulgating the Regulation on prudential ratios in operations of credit institutions; Decision No. 03/2007/QDNHNN of January 19, 2007. amending and supplementing a number of articles of the Regulation on prudential ratios in operations of credit institutions promulgated together with the State Bank Governor's Decision No. 457/2005/QD-NHNN of April 19, 2005; Decision No. 34/2008/QD-NHNN of December 5, 2008. amending and supplementing a number of articles of the Regulation on prudential ratios in operations of credit institutions promulgated together with the State Bank Governor's Decision No. 457/2005/QD-NHNN of April 19; 2005; and Clauses 1 and 2. Article 4 of the State Bank Governor's Decision No. 03/2008/QD-NHNN of February 1, 2008, on the provision of loans and discount of valuable papers for securities investment and trading.
2. Amendment, supplementation and replacement of this Circular shall be decided by the State Bank Governor.
3. The Chief of the Office, the Chief Banking Inspection and Supervision Inspector, heads of units within the State Bank, directors of State Bank branches in provinces and centrally run cities, and Chairmen of Boards of Directors and Directors General (Directors) of credit institutions shall implement this Circular.-
|
FOR THE STATE BANK GOVERNOR |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực