Số hiệu: | 10/2014/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 17/01/2014 | Ngày hiệu lực: | 02/03/2014 |
Ngày công báo: | 11/02/2014 | Số công báo: | Từ số 201 đến số 202 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Vi phạm hành chính, Tài chính nhà nước | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
05/12/2020 |
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 10/2014/TT-BTC hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn.
Theo đó, mức phạt đối với hành vi không khai báo đúng quy định việc mất hóa đơn trước khi thông báo phát hành được hướng dẫn cụ thể như sau:
- Không xử phạt nếu khai báo với cơ quan thuế trong vòng 5 ngày kể từ ngày xảy ra việc mất, cháy, hỏng hoá đơn.
- Phạt cảnh cáo nếu khai báo với cơ quan thuế từ ngày thứ 6 đến hết ngày thứ 10 kể từ ngày xảy ra việc mất, cháy, hỏng hoá đơn và có tình tiết giảm nhẹ; trường hợp không có tình tiết giảm nhẹ thì xử phạt 6 triệu đồng.
- Phạt tiền từ 6 – 18 triệu đồng nếu khai báo với cơ quan thuế sau ngày thứ 10 kể từ ngày xảy ra việc mất, cháy, hỏng hoá đơn.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 02/03/2014.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02 tháng 3 năm 2014.
2. Các quy định khác về xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn không hướng dẫn tại Thông tư này được thực hiện theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản quy định chi tiết liên quan.
3. Việc xử lý đối với hành vi vi phạm về hóa đơn đã xảy ra trước ngày Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ và Thông tư này có hiệu lực thi hành thì không áp dụng theo quy định tại Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 và Thông tư này, mà áp dụng các Nghị định quy định về xử lý vi phạm về hóa đơn có hiệu lực thi hành tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm đó.
Trường hợp mức xử phạt đối với cùng một hành vi quy định tại Nghị định số 109/2013/NĐ-CP và Thông tư này nhẹ hơn mức xử phạt quy định tại các Nghị định trước ngày Nghị định số 109/2013/NĐ-CP có hiệu lực thi hành thì áp dụng mức xử phạt theo quy định của Nghị định số 109/2013/NĐ-CP và Thông tư này, kể cả trường hợp hành vi vi phạm xảy ra trước ngày 109/2013/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, đã bị lập biên bản, nhưng cơ quan có thẩm quyền chưa ra quyết định xử lý hoặc đã ra quyết định xử lý nhưng đang trong thời hạn giải quyết khiếu nại thì được xem xét, ra quyết định xử lý theo mức xử phạt quy định tại Nghị định số 109/2013/NĐ-CP và Thông tư này.
1. Cơ quan thuế các cấp có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân kinh doanh, không kinh doanh và người mua hàng hóa, dịch vụ thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư này, kiểm tra và xử lý các vi phạm của tổ chức, cá nhân sử dụng hóa đơn đảm bảo thực hiện thống nhất trong toàn ngành, đúng quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến việc in, phát hành và sử dụng hóa đơn thực hiện đầy đủ các nội dung hướng dẫn tại Thông tư này.
3. Ban hành kèm theo Thông tư này Phụ lục mẫu lập biên bản, mẫu quyết định, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà có thể bổ sung thêm dòng vào các chỉ tiêu đảm bảo phản ảnh đủ nội dung của hành vi vi phạm trong quá trình lập biên bản và ra quyết định xử phạt.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết./.
1. This Circular will come into effect on 02 March 2014.
2. Other provisions on sanctioning administrative violations on invoices which are not guided under this Circular will comply with provisions under the Law on Handling of Administrative Violations and other relevant legal documents.
3. The handling of acts of violating provisions on invoices incurred before the effective dates of the Decree No. 109/2013/ND-CP dated 24 September 2013 of the Government and this Circular will not apply provisions of the Decree No.109/2013/ND-CP dated 24 September 2013 and this Circular, Decrees on handlings of violations on invoices which came into effects at the time of incurring such acts of violations will apply.
Where the sanctioning level for the same act as stipulated in the Decree No. 109/2013/ND-CP and this Circular is lower than the sanctioning level as prescribed in Decrees promulgated before the effective date of the Decree No. 109/2013/ND-CP and this Circular, including cases of acts of violations incurred before the effective date of the Decree No. 109/ND-CP, which have been recorded in writing, but the competent state agencies have not released the handling decisions yet or have released the handling decisions but during the period of handling complaints, such acts of violations are considered and released with the handling decisions according to sanctioning levels as regulated at the Decree No. 109/2013/ND-CP and this Circular.
Article 15. Obligations of Implementation
1. Competent tax authorities at all levels are responsible for disseminating, guiding organizations and individuals conducting business or not conducting business and buyers of goods and services to comply with guidance in this Circular, examine and handle violations of organizations and individuals to use invoices ensuring the uniform implementation across the sector, according to legal provisions.
2. Organizations and individuals conducting activities which are related to the printing, issuance and use of invoices will have to implement fully contents as guided in this Circular.
3. Promulgated together with this Circular are the Annex of samples for making records in writing and reports, depending on each specific case, lines may be added to make sure sufficient contents of acts of violations during the making of records and the release of the sanctioning decisions.
Any problem arising in the course of implementation should be reported to the Ministry of Finance by organizations and individuals for consideration and settlement./.