Chương I Thông tư 10/2014/TT-BTC: Quy định chung
Số hiệu: | 10/2014/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 17/01/2014 | Ngày hiệu lực: | 02/03/2014 |
Ngày công báo: | 11/02/2014 | Số công báo: | Từ số 201 đến số 202 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Vi phạm hành chính, Tài chính nhà nước | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
05/12/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Không xử phạt nếu khai báo sớm khi mất hóa đơn
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 10/2014/TT-BTC hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn.
Theo đó, mức phạt đối với hành vi không khai báo đúng quy định việc mất hóa đơn trước khi thông báo phát hành được hướng dẫn cụ thể như sau:
- Không xử phạt nếu khai báo với cơ quan thuế trong vòng 5 ngày kể từ ngày xảy ra việc mất, cháy, hỏng hoá đơn.
- Phạt cảnh cáo nếu khai báo với cơ quan thuế từ ngày thứ 6 đến hết ngày thứ 10 kể từ ngày xảy ra việc mất, cháy, hỏng hoá đơn và có tình tiết giảm nhẹ; trường hợp không có tình tiết giảm nhẹ thì xử phạt 6 triệu đồng.
- Phạt tiền từ 6 – 18 triệu đồng nếu khai báo với cơ quan thuế sau ngày thứ 10 kể từ ngày xảy ra việc mất, cháy, hỏng hoá đơn.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 02/03/2014.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Thông tư này hướng dẫn chi tiết về các hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn, hình thức xử phạt, mức phạt tiền, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn quy định tại Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí và hóa đơn.
Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng sau đây:
1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa đơn.
2. Tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
1. Mọi hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh. Mọi hậu quả do vi phạm hành chính về hóa đơn gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.
2. Việc xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn được tiến hành nhanh chóng, kịp thời, công khai, minh bạch, khách quan, đúng thẩm quyền, đảm bảo công bằng, đúng quy định của pháp luật.
3. Việc xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm, tình tiết giảm nhẹ và tình tiết tăng nặng.
4. Tổ chức, cá nhân chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn khi có hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn do pháp luật quy định.
5. Một hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn chỉ bị xử phạt một lần.
6. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi đó.
7. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn hoặc vi phạm hành chính về hóa đơn nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm.
8. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn có trách nhiệm chứng minh hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn của tổ chức, cá nhân. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính về hóa đơn.
9. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định tại Thông tư này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức. Mức phạt tiền đối với cá nhân bằng ½ (một phần hai) mức phạt tiền đối với tổ chức. Đối với người nộp thuế là hộ gia đình thì áp dụng mức phạt tiền như đối với cá nhân.
10. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn bao gồm:
a) Phạt cảnh cáo, áp dụng đối với hành vi vi phạm về hóa đơn không gây hậu quả nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ.
b) Phạt tiền, mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức thực hiện hành vi vi phạm về hóa đơn là 50 triệu đồng;
Ngoài các hình thức xử phạt nêu trên, một số hành vi vi phạm về hóa đơn quy định tại các Điều 6, 7, 8, 9, 10, 11 Thông tư này còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả.
Khi phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định về hóa đơn, mức phạt cụ thể đối với một hành vi không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ là mức trung bình của khung tiền phạt quy định đối với hành vi đó. Mức trung bình của khung tiền phạt được xác định bằng cách chia đôi tổng số của mức tối thiểu và mức tối đa.
Trường hợp có một tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ thì áp dụng mức trung bình tăng thêm hoặc mức trung bình giảm bớt. Mức trung bình tăng thêm được xác định bằng cách chia đôi tổng số của mức tối đa và mức trung bình. Mức trung bình giảm bớt được xác định bằng cách chia đôi tổng số của mức tối thiểu và mức trung bình.
Trường hợp có từ hai tình tiết tăng nặng trở lên thì áp dụng mức tối đa của khung phạt tiền. Trường hợp có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên thì áp dụng mức tối thiểu của khung tiền phạt.
Trường hợp vừa có tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ thì bù trừ theo nguyên tắc một tình tiết tăng nặng trừ cho một tình tiết giảm nhẹ.
11. Trường hợp các hành vi vi phạm về hóa đơn dẫn đến hành vi khai sai làm thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, được hoàn hoặc dẫn đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế thì xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn theo hướng dẫn tại Thông tư này và xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo quy định.
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa đơn là 01 năm.
Đối với hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn dẫn đến trốn thuế, gian lận thuế, nộp chậm tiền thuế, khai thiếu nghĩa vụ thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về thuế là 5 năm.
2. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn quy định tại khoản 1 Điều này được tính như sau:
Đối với vi phạm hành chính về hóa đơn đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
Đối với vi phạm hành chính về hóa đơn đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm.
3. Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn đối với cá nhân do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến thì thời hiệu được áp dụng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.
4. Trong thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
5. Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn
Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn theo hình thức phạt tiền (là ngày thực hiện xong các nghĩa vụ, yêu cầu ghi trong quyết định xử phạt hoặc từ ngày quyết định xử phạt được cưỡng chế thi hành) hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.
Article 1. Scope of regulation
This Circular details acts of administrative violations of invoices, forms and rates of sanctions, remedial measures for every single act of administrative violation on invoice as regulated under Decree No.109/ND-CP dated September 24, 2013 of the Government stipulating the sanctioning of administrative violations in the field of management on prices, charges, fees and invoices.
Article 2. Subjects of application
This Circular applies to the following subjects:
1. Organizations and individuals that have acts of administrative violations in the field of invoices.
2. Organizations and individuals that have competence in sanctioning of administrative violations of invoices in accordance with legal provisions.
3. Other relevant organizations and individuals.
Article 3. Sanctioning principals and forms of administrative violations on invoices
1. All administrative violations on invoices are detected, timely prevented and must be strictly handled. All consequences of the administrative violations of invoices caused must be overcome in compliance with legal provisions.
2. The handling of administrative violations on invoices will be conducted quickly, timely, publicly, frankly, unprejudiced, complied with competence, ensured the fairness and complied with legal provisions.
3. The handling of administrative violations on invoices must be based on characteristics, levels, consequences of violations, violators, mitigating circumstances and aggravating circumstances.
4. Organizations and individuals will only be sanctioned against their administrative violations on invoices when having acts of administrative violations on invoices as prescribed.
5. An act of administrative violation on invoice will be sanctioned only once.
6. Many persons concurrently commit an act of administrative violation on invoice then each violator will be sanctioned against such act.
7. One person commits many acts of administrative violations on invoices or commits administrative violations on invoices many times will be sanctioned against each act of violation.
8. Competent persons in sanctioning of administrative violations on invoices will be responsible for proving acts of administrative violations on invoices of organizations and individuals. Sanctioned organizations and individuals have their rights to prove that they do not commit administrative violations themselves or through their legal representatives.
9. For the same act of violation on invoice, the rate of fine for an organization will be twofold rate of fine for an individual.
Rates of fines applied to acts of violations as regulated under this Circular are rates of fines for organizations. Rates of fines for individuals will be 1/2 (a half) rates of fines for organizations. For tax payers that are households, rates of fines for individuals will be applied.
10. Forms of sanctions of administrative violations on invoices will comprise:
a) A warning will be applied to acts of violations on invoices which do not cause serious consequences, with mitigating circumstances.
b) A fine, the maximum fine for organizations committing acts of violations on invoices is 50 million dong;
In addition to above-mentioned forms of sanctions, a number of acts of violations on invoices prescribed in Articles 6, 7, 8, 9, 10 and 11 of this Circular, additional forms of sanctions and remedial measures will also be applied.
When imposing fines on acts of violations pertaining to invoices, the specific rate of fine for an act without aggravating circumstance or mitigating circumstance will be the average rate of the fine frame prescribed for such acts. The average rate of the fine frame will be defined by dividing the total of the minimum rate and the maximum rate into halves.
Where there is an aggravating or mitigating circumstance, the increased average rate or the reduced average rate will be applied. The increased average rate will be defined by dividing the total of maximum rate and minimum rate into halves. The reduced average rate will be defined by dividing the total of minimum rate and average rate into halves.
Where there are two aggravating circumstances or more, the maximum rate of the fine frame will be applied. Where there are two mitigating circumstances or more, the minimum rate of the fine frame will be applied.
Where there are aggravating circumstances and mitigating circumstances then the compensation will be based on the principle that one aggravating circumstance minus one mitigating circumstance.
11. Where acts of violations on invoices lead to acts of falsified declarations causing a lack of payable tax amounts or increases of deductible, refundable tax amounts or lead to acts of tax evasion or tax fraud then the sanctioning of administrative violations on invoices will comply with guidance under this Circular and the sanctioning of administrative violations on taxation as prescribed.
Article 4. Mitigating circumstances and aggravating circumstances
Mitigating circumstances and aggravating circumstances will comply with provisions under Article 9 and Article 10 of the Law on handling of administrative violations.
Article 5. Statute of limitations for sanctioning
1. The statute of limitations for sanctioning administrative violations in the field of invoices shall be one year.
. For administrative violations on invoices causing tax evasion, tax fraud, late payment of tax, failing to declare tax obligations then statute of limitations for sanctioning in accordance with legal provisions on tax is 5 years.
2. Time for calculating the statute of limitations for sanctioning administrative violations on invoices prescribed in clause 1 of this Article will be counted as follows:
For administrative violations on invoices with expired statute of limitations will be calculated from the time of terminating acts of violations;
For administrative violations on invoices which are being conducted then the statute of limitations will be calculated from the time of discovering acts of violations.
3. Where the sanctioning of administrative violations on invoices against individuals are given by agencies conducting legal proceedings then the statute of limitations will be applied in compliance with clause 1 and clause 2 of this Article. Time for agencies conducting legal proceedings to carry out the acceptance and the consideration will be counted into the statute of limitations for sanctioning administrative violations.
4. Within the time limit prescribed in clause 1 and clause 2 of this Article, organizations and individuals that intentionally evade or obstruct the sanctioning then the statute of limitations for sanctioning administrative violations on invoices will be counted again from the date of termination of the acts of evading or obstructing the sanctioning.
5. The time limit shall not be deemed to be administratively sanctioned in term of invoices.
Organizations and individuals being imposed with administrative sanctions against invoices will be considered that administrative violations have not been sanctioned yet , if within 06 months from the date of completely serving warning decisions or 01 years from the date of completely serving the sanctioning decisions on administrative violations on invoices under the form of fines (dates of fulfilling the obligations and requirements stated in sanctioning decisions or dates that sanctioning decisions are enforced) or from the expired dates of the sanctioning decisions on administrative violations without recidivism.