Chương III Thông tư 09/2017/TT-BCT: Huấn luyện, bồi dưỡng, sát hạch nghiệp vụ kiểm định
Số hiệu: | 09/2017/TT-BCT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Công thương | Người ký: | Trần Tuấn Anh |
Ngày ban hành: | 13/07/2017 | Ngày hiệu lực: | 31/08/2017 |
Ngày công báo: | 01/08/2017 | Số công báo: | Từ số 553 đến số 554 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Huấn luyện, sát hạch lần đầu áp dụng đối với cá nhân đáp ứng tiêu chuẩn kiểm định viên quy định tại Điều 7 của Thông tư này.
2. Huấn luyện, sát hạch lại áp dụng đối với Kiểm định viên có chứng chỉ đã hết hạn hoặc Kiểm định viên bị thu hồi chứng chỉ.
3. Bồi dưỡng áp dụng đối với kiểm định viên đã được cấp chứng chỉ sau 30 tháng kể từ thời điểm cấp chứng chỉ.
1. Nội dung huấn luyện
a) Lý thuyết chung
- Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan công tác an toàn, vệ sinh lao động và hoạt động kiểm định;
- Tổng quan về hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, tiêu chuẩn quốc gia có liên quan đến hoạt động kiểm định;
- Tổng quan về hệ thống quy trình kiểm định;
- Tổng quan về các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, phương tiện, dụng cụ phục vụ công tác kiểm định;
- Phương pháp đánh giá rủi ro, biện pháp an toàn liên quan đến hoạt động kiểm định.
b) Lý thuyết chuyên ngành và thực hành kiểm định đối với thiết bị nhóm A, B, C, D, E, G và I
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia áp dụng;
- Phân loại, nguyên lý cấu tạo, đặc tính cơ bản;
- Yêu cầu về thiết bị đo kiểm và an toàn;
- Yêu cầu về kỹ thuật an toàn trong thiết kế, chế tạo, lắp đặt, thử nghiệm, sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa đối tượng kiểm định;
- Các yếu tố nguy hiểm đặc trưng của đối tượng được kiểm định và các sự cố thường gặp đối với đối tượng kiểm định;
- Các tính toán liên quan đến việc đánh giá an toàn trong quá trình kiểm định máy, thiết bị;
- Kỹ thuật đánh giá chất lượng mối hàn;
- Kỹ thuật kiểm tra không phá hủy;
- Quy trình kiểm định và tổ chức thực hiện công tác kiểm định đối với đối tượng kiểm định;
- Hướng dẫn sử dụng dụng cụ, thiết bị kiểm định;
- Huấn luyện thực hành liên quan đến kỹ năng, nghiệp vụ kiểm định từng đối tượng cụ thể (tại hiện trường hoặc trên phần mềm, mô hình mô phỏng).
c) Lý thuyết chuyên ngành và thực hành kiểm định đối với nhóm thiết bị H
Như quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và:
- Môi trường khí cháy và bụi nổ: Đặc điểm, phân loại vùng nguy hiểm;
- Kiểm tra, bảo trì, sửa chữa và lắp đặt các thiết bị điện trong môi trường khí nổ.
2. Nội dung bồi dưỡng
a) Cập nhật các quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia và các quy định mới liên quan đến nội dung huấn luyện tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Hướng dẫn sử dụng dụng cụ, thiết bị kiểm định mới trang bị;
c) Quy trình kiểm định và tổ chức thực hiện công tác kiểm định đối với đối tượng kiểm định.
3. Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng
Căn cứ vào đối tượng huấn luyện, bồi dưỡng tổ chức huấn Luyện nghiệp vụ kiểm định xây dựng nội dung chi tiết và thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nhưng không ít hơn 06 ngày đối với huấn luyện, không ít hơn 02 ngày đối với bồi dưỡng.
1. Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định phải đáp ứng yêu cầu sau đây:
a) Có đủ thiết bị, dụng cụ phù hợp với đối tượng kiểm định theo quy định tại Điều 4 của Thông tư này;
b) Có đủ tài liệu kỹ thuật phù hợp với đối tượng kiểm định theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này;
c) Có giảng viên với chuyên ngành phù hợp với quy định tại Điều 7 của Thông tư này và có kinh nghiệm liên quan đến hoạt động kiểm định tối thiểu 05 năm.
2. Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận hoàn thành khóa huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động cho đối tượng huấn luyện, bồi dưỡng theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 và 5 của Thông tư này.
1. Hội đồng sát hạch thực hiện sát hạch nghiệp vụ kiểm định viên.
2. Hội đồng sát hạch có ít nhất 05 thành viên, có trách nhiệm như sau:
a) Xây dựng đề sát hạch và đáp án theo thang điểm 100;
b) Tổ chức sát hạch lý thuyết và thực hành;
c) Chấm điểm và đánh giá kết quả sát hạch;
d) Tổng hợp kết quả sát hạch.
3. Nội dung sát hạch
Nội dung sát hạch phù hợp với đối tượng kiểm định theo quy định tại khoản 1 Điều 11 của Thông tư này.
4. Hình thức sát hạch
a) Sát hạch lý thuyết theo hình thức viết và vấn đáp;
b) Sát hạch thực hành được thực hiện trực tiếp trên đối tượng kiểm định hoặc trên phần mềm, mô hình mô phỏng.
5. Kết quả sát hạch đạt yêu cầu khi điểm sát hạch lý thuyết đạt từ 80 điểm trở lên và điểm thực hành đạt từ 75 điểm trở lên.
6. Cá nhân có kết quả sát hạch đạt yêu cầu được xem xét cấp Chứng chỉ theo quy định tại Điều 9 của Thông tư này.
PROVISION OF TRAINING COURSES, REFRESHER COURSES AND EXAMINATIONS ON OCCUPATIONAL SAFTEY INSPECTION
Article 10. Form of providing training courses, refresher courses and examinations
1. First training courses and examinations shall apply to inspectors satisfying standards specified in Article 7 herein.
2. Re-training courses and re-examinations shall apply to inspectors having their certificates expired or revoked.
3. Refresher courses shall apply to inspectors whose certificates have been granted for 30 months from the date of their issuance.
Article 11. Programs and period of training and refresher courses
1. Training programs
a) General theory
- System of legislative documents relevant to occupational safety and hygiene and inspection thereof;
- Overview on the national technical regulation system on safety and national standards relevant to inspection thereof;
- Overview on the system of occupational safety inspection;
- Overview on machines and equipment to which strict occupational safety requirements are applied and vehicles and tools used for inspection thereof;
- Methods of risk assessment and safety measures related to the inspection.
b) Specialized theory and practice in inspection of group A, B, C, D, E, G and I equipment
- Applied national technical regulations and national standards;
- Classification, structure principals and basic particularities;
- Requirements for measurement equipment and safety;
- Requirements for safety techniques in design, manufacture, installment, test, use, maintenance and repair of inspected objects;
- Specific dangerous elements of inspected objects and incidents frequently happening to inspected objects;
- Calculation related to safety assessment while carrying out inspections of machines and equipment;
- How to assess the quality of welds;
- How to inspect without destruction;
- Inspection process and carrying out inspections of inspected objects;
- Instructions on how to use inspected equipment;
- Practice in skills and profession related to inspection of each object (through inspection visits, software or simulated models).
c) Specialized theory and practice in inspection of group H equipment
As specified in Point b Clause 1 this Article and:
- Flammable gas and explosive dust atmosphere: Characteristics and classification of danger zones;
- Check, maintain, repair and install electrical equipment in explosive gas atmosphere.
2. Refresher programs
a) Update regulations prescribed in national technical regulations, national standards and new regulations related to training programs stated in Point a Clause 1 this Article;
b) Instructions on how to use newly inspected equipment;
c) Inspection process and carrying out inspections of inspected objects.
3. Period of training and refresher courses
According to entities provided with training and refresher courses, the occupational safety training center shall develop detailed programs and period of training and refresher courses with at least 6 days for a training course and at least 2 days for a refresher course.
Article 12. Provision of training and refresher courses
1. Provision of training and refresher courses in occupational safety inspection shall satisfy the following requirements:
a) There is adequate equipment suitable for inspected objects specified in Article 4 herein;
b) There are adequate technical documents suitable for inspected objects specified in Article 5 herein;
c) Trainers shall have appropriate expertise according to provisions of Article 7 herein and at least 5-year experience of inspecting activities.
2. The occupational safety training center shall grant the certificate of training in occupational safety inspection to entities provided with training or refresher courses according to the specimens specified in Appendix 4 and Appendix 5 attached hereto.
Article 13. Organization of examinations
1. The examination of inspectors shall be set by an examination board.
2. The examination board shall have at least 5 members and take responsibility for:
a) Developing tests and scripts on the scale of 100;
b) Organizing theory and practice tests;
c) Giving scores and assessing examination results;
d) Gathering examination results.
3. Contents of examinations
Contents of examinations shall be suitable for inspected objects according to provisions of Clause 1 Article 11 herein.
4. Form of taking examinations
a) Theory tests including writing and oral tests;
b) Practice tests taken on inspected objects, through software or simulated models.
5. In order to pass the examination, an examinee shall reach at least 80 points for the theory test and at least 75 points for the practice test.
6. The examinee after passing the examination shall be considered granting the certificate of inspector according to provisions of Article 9 herein.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực