Thông tư 08/2017/TT-BLĐTBXH quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp
Số hiệu: | 08/2017/TT-BLĐTBXH | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | Người ký: | Doãn Mậu Diệp |
Ngày ban hành: | 10/03/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/05/2017 |
Ngày công báo: | 28/03/2017 | Số công báo: | Từ số 211 đến số 212 |
Lĩnh vực: | Giáo dục | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
25/06/2024 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thông tư 08/2017/TT-BXD quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp và hướng dẫn đánh giá, xếp loại nhà giáo giáo dục nghề nghiệp theo chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành ngày 10/03/2017.
1. Chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp
- Theo Thông tư số 08/2017, nhà giáo dạy trình độ sơ cấp phải đạt các chuẩn về chuyên môn; năng lực sư phạm và năng lực phát triển nghề nghiệp. Trong đó, về chuyên môn phải:
+ Có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề hoặc trung cấp trở lên với ngành nghề phù hợp; chứng chỉ nghề quốc gia bậc 01 hoặc chứng nhận bậc thợ 3/7, 2/6 hoặc chứng nhận nghệ nhân.
+ Nắm vững kiến thức của mô-đun, hiểu biết về thực tiễn nghề nghiệp và nắm vững kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động của nghề giảng dạy và các yêu cầu cụ thể khác.
+ Trình độ ngoại ngữ Bậc 1 (A1) theo khung ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
+ Đạt Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản.
- Ngoài ra, Thông tư 08/TT-BLĐTBXH quy định 9 tiêu chuẩn về năng lực sư phạm như trình độ nghiệp vụ sư phạm và thời gian tham gia giảng dạy; chuẩn bị, thực hiện hoạt động giảng dạy; kiểm tra, đánh giá kết quả học tập.
- Thông tư số 08 quy định 2 tiêu chuẩn về năng lực phát triển nghề nghiệp là học tập, bồi dưỡng nâng cao và phát triển năng lực cho người học.
2. Chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo dạy trình độ trung cấp
- Tiêu chuẩn trình độ chuyên môn đối với nhà giáo dạy lý thuyết trình độ trung cấp theo Thông tư 08/2017 là phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành hoặc đại học sư phạm chuyên ngành trở lên, phù hợp với ngành, nghề giảng dạy.
- Với nhà giáo dạy thực hành trình độ trung cấp phải có các chứng chỉ hành nghề phù hợp với ngành nghề giảng dạy như chứng chỉ kỹ năng nghề bậc 02 hoặc chứng nhận bậc thợ 4/7, 3/6 hoặc chứng nhận nghệ nhân ưu tú, thầy thuốc ưu tú.
- Thông tư số 08/2017/BLĐTBXH quy định nhà giáo dạy trung cấp phải có trình độ ngoại ngữ Bậc 2 (A2) và đạt Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản. Đồng thời, đáp ứng các tiêu chuẩn về năng lực sư phạm và năng lực phát triển nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học.
3. Chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo dạy trình độ cao đẳng
- Nhà giáo dạy lý thuyết trình độ cao đẳng phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành hoặc tốt nghiệp sư phạm chuyên ngành phù hợp. Với nhà giáo dạy thực hành và tích hợp trình độ cao đẳng phải có chứng chỉ kỹ năng nghề phù hợp với ngành, nghề giảng dạy.
- Bên cạnh đó, Thông tư 08 cũng quy định các tiêu chuẩn về năng lực sư phạm và năng lực phát triển nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học đối với nhà giáo trình độ cao đẳng.
Ngoài ra, tại Thông tư số 08/BLĐTBXH cũng quy định việc đánh giá, xếp loại đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp.
Thông tư 08/2017/TT-BLĐTBXH quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp có hiệu lực ngày 01/5/2017.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/2017/TT-BLĐTBXH |
Hà Nội, ngày 10 tháng 03 năm 2017 |
QUY ĐỊNH CHUẨN VỀ CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ CỦA NHÀ GIÁO GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 48/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục nghề nghiệp;
Theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp;
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp.
1. Có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề hoặc trung cấp trở lên, có chuyên ngành đào tạo phù hợp với nghề giảng dạy hoặc có một trong các chứng chỉ kỹ năng nghề phù hợp với nghề giảng dạy để dạy trình độ sơ cấp sau: Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 1 hoặc chứng nhận bậc thợ 3/7, 2/6 hoặc chứng nhận nghệ nhân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc tương đương trở lên.
2. Nắm vững kiến thức của mô-đun được phân công giảng dạy.
3. Có kiến thức về các mô-đun liên quan trong nghề.
4. Hiểu biết về thực tiễn nghề nghiệp và nắm vững kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động của nghề được phân công giảng dạy.
5. Thực hiện thành thạo các kỹ năng nghề quy định trong chương trình mô-đun được phân công giảng dạy.
6. Biết tổ chức lao động sản xuất, dịch vụ của nghề được phân công giảng dạy.
1. Có trình độ ngoại ngữ Bậc 1 (A1) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên.
2. Đọc và hiểu một số thuật ngữ chuyên ngành phục vụ công tác giảng dạy.
1. Có trình độ tin học đạt Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hoặc tương đương trở lên.
2. Sử dụng được phần mềm dạy học chuyên ngành để thiết kế bài giảng.
1. Có chứng chỉ sư phạm dạy nghề dạy trình độ sơ cấp nghề hoặc chứng chỉ bồi dưỡng sư phạm bậc 1 hoặc chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ sơ cấp hoặc tương đương trở lên.
2. Có thời gian tham gia giảng dạy ít nhất 6 tháng.
1. Lập được kế hoạch giảng dạy mô-đun được phân công trên cơ sở chương trình, kế hoạch đào tạo của cả khóa học.
2. Soạn giáo án theo quy định, thể hiện được các hoạt động dạy và học.
3. Lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp cho các bài học của chương trình mô-đun được phân công giảng dạy.
4. Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện dạy học, thiết bị, nguyên, nhiên, vật liệu thực hành cần thiết.
1. Tổ chức dạy học phù hợp với nghề đào tạo và với từng đối tượng người học; thực hiện đầy đủ kế hoạch giảng dạy, đúng chương trình, nội dung.
2. Thực hiện các giờ dạy lý thuyết, thực hành, tích hợp theo quy định.
3. Vận dụng một số phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực, chủ động học tập của người học.
4. Sử dụng thành thạo các phương tiện, thiết bị dạy học để nâng cao hiệu quả giảng dạy, đảm bảo chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
1. Lựa chọn và thiết kế các công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học phù hợp với mô-đun được phân công giảng dạy.
2. Thực hiện việc kiểm tra, đánh giá toàn diện, chính xác, mang tính giáo dục và đúng quy định; sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy và học.
1. Thực hiện đầy đủ các quy định về sử dụng biểu mẫu, sổ sách, hồ sơ dạy học.
2. Bảo quản, lưu trữ, sử dụng hồ sơ dạy học theo quy định.
1. Nắm được căn cứ, nguyên tắc, yêu cầu và quy trình xây dựng chương trình đào tạo trình độ sơ cấp.
2. Tham gia chỉnh lý chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo trình độ sơ cấp.
1. Thực hiện việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp, thái độ nghề nghiệp thông qua việc giảng dạy mô-đun theo kế hoạch đã xây dựng.
2. Đánh giá kết quả các mặt rèn luyện đạo đức của người học theo quy định một cách chính xác, công bằng và có tác dụng giáo dục.
. Quản lý được các thông tin liên quan đến người học.
2. Xây dựng môi trường giáo dục, học tập lành mạnh, thuận lợi, dân chủ, hợp tác.
1. Phối hợp với gia đình người học và cộng đồng động viên, hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện của người học.
2. Tham gia các hoạt động xã hội trong và ngoài cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
1. Thường xuyên tự học tập, bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp; tham gia hội giảng các cấp.
2. Tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề, công nghệ, phương pháp giảng dạy đáp ứng yêu cầu của giáo dục nghề nghiệp.
1. Hướng dẫn thực tập kết hợp với thực tiễn nghề nghiệp.
2. Tham gia bồi dưỡng nâng cao, luyện tay nghề cho học sinh giỏi các cấp.
1. Đối với nhà giáo dạy lý thuyết
a) Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành hoặc đại học sư phạm chuyên ngành trở lên, phù hợp với ngành, nghề giảng dạy;
b) Nắm vững kiến thức ngành, nghề được phân công giảng dạy;
c) Có kiến thức về các môn học, mô-đun liên quan trong ngành, nghề;
d) Hiểu biết về thực tiễn nghề nghiệp của ngành, nghề được phân công giảng dạy.
2. Đối với nhà giáo dạy thực hành
a) Có một trong các chứng chỉ kỹ năng nghề phù hợp với ngành, nghề giảng dạy để dạy thực hành trình độ trung cấp sau: Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia Bậc 2 hoặc chứng nhận bậc thợ 4/7, 3/6 hoặc chứng nhận nghệ nhân ưu tú, nghệ sĩ ưu tú, thầy thuốc ưu tú trở lên hoặc chứng chỉ kỹ năng thực hành nghề trình độ cao đẳng nghề hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng hoặc tương đương;
b) Thực hiện thành thạo các kỹ năng của ngành, nghề được phân công giảng dạy;
c) Tổ chức được các hoạt động lao động sản xuất, dịch vụ ngành, nghề được phân công giảng dạy;
d) Nắm vững kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động của ngành, nghề được phân công giảng dạy.
3. Đối với nhà giáo dạy tích hợp
a) Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành hoặc đại học sư phạm chuyên ngành trở lên, phù hợp với ngành, nghề giảng dạy và có một trong các chứng chỉ kỹ năng nghề phù hợp với ngành, nghề giảng dạy để dạy thực hành trình độ trung cấp sau: Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia Bậc 2 hoặc chứng nhận bậc thợ 4/7, 3/6 hoặc chứng nhận nghệ nhân ưu tú, nghệ sĩ ưu tú, thầy thuốc ưu tú trở lên hoặc chứng chỉ kỹ năng thực hành nghề trình độ cao đẳng nghề hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng hoặc tương đương;
b) Nắm vững kiến thức ngành, nghề được phân công giảng dạy;
c) Có kiến thức về môn học, mô-đun của ngành, nghề liên quan;
d) Hiểu biết về thực tiễn nghề nghiệp và kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động của ngành, nghề được phân công giảng dạy;
đ) Thực hiện thành thạo các kỹ năng của ngành, nghề được phân công giảng dạy;
e) Tổ chức được các hoạt động lao động sản xuất, dịch vụ ngành, nghề được phân công giảng dạy.
1. Có trình độ ngoại ngữ Bậc 2 (A2) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên.
2. Đọc và hiểu tài liệu chuyên ngành phục vụ công tác giảng dạy.
1. Có trình độ tin học đạt Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hoặc tương đương trở lên.
2. Sử dụng thành thạo phần mềm dạy học chuyên ngành để thiết kế bài giảng.
1. Có chứng chỉ sư phạm dạy nghề dạy trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề hoặc chứng chỉ bồi dưỡng sư phạm bậc 2 hoặc chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo viên trung cấp chuyên nghiệp hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành sư phạm hoặc chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ trung cấp hoặc tương đương trở lên.
2. Có thời gian tham gia giảng dạy ít nhất 12 tháng.
1. Lập được kế hoạch giảng dạy mô-đun, môn học được phân công trên cơ sở chương trình, kế hoạch đào tạo của cả khóa học.
2. Soạn giáo án theo quy định, thể hiện được các hoạt động dạy và học.
3. Lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp cho các bài học của chương trình môn học, mô-đun được phân công giảng dạy.
4. Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện dạy học, thiết bị, nguyên, nhiên, vật liệu thực hành cần thiết.
5. Tự làm một số thiết bị dạy học đơn giản để phục vụ giảng dạy.
6. Chủ trì hoặc tham gia thiết kế và bố trí trang thiết bị dạy học của phòng học chuyên môn phù hợp với chương trình của ngành, nghề được phân công giảng dạy.
1. Tổ chức dạy học phù hợp với ngành, nghề đào tạo và với từng đối tượng người học; thực hiện đầy đủ kế hoạch giảng dạy, đúng chương trình, nội dung.
2. Thực hiện các giờ dạy lý thuyết, thực hành, tích hợp theo quy định.
3. Vận dụng, kết hợp các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động học tập, rèn luyện năng lực tự học của người học.
4. Sử dụng thành thạo các phương tiện, thiết bị dạy học để nâng cao hiệu quả giảng dạy, đảm bảo chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
1. Lựa chọn và thiết kế các công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học phù hợp với môn học, mô-đun được phân công giảng dạy.
2. Thực hiện việc kiểm tra, đánh giá toàn diện, chính xác, mang tính giáo dục và đúng quy định; sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy và học.
1. Thực hiện đầy đủ các quy định về sử dụng biểu mẫu, sổ sách, hồ sơ dạy học.
2. Bảo quản, lưu trữ, sử dụng hồ sơ dạy học theo quy định.
1. Nắm được căn cứ, nguyên tắc, yêu cầu và quy trình xây dựng chương trình đào tạo trình độ trung cấp.
2. Chủ trì hoặc tham gia biên soạn, chỉnh lý chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo trình độ trung cấp.
1. Xây dựng được kế hoạch giáo dục người học thông qua giảng dạy và qua các hoạt động khác.
2. Thực hiện việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp, thái độ nghề nghiệp thông qua việc giảng dạy môn học, mô-đun theo kế hoạch đã xây dựng.
3. Vận dụng các hiểu biết về tâm lý, giáo dục vào thực hiện hoạt động giáo dục người học.
4. Đánh giá kết quả các mặt rèn luyện đạo đức của người học theo quy định một cách chính xác, công bằng và có tác dụng giáo dục.
1. Quản lý được các thông tin liên quan đến người học và sử dụng hiệu quả các thông tin vào giáo dục, dạy học, quản lý người học.
2. Xây dựng môi trường giáo dục, học tập lành mạnh, thuận lợi, dân chủ, hợp tác.
1. Phối hợp với gia đình người học và cộng đồng động viên, hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện của người học.
2. Tham gia các hoạt động xã hội trong và ngoài cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, xây dựng quan hệ giữa cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp nhằm phát triển cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, cộng đồng.
1. Thường xuyên dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, giáo dục với đồng nghiệp.
2. Tham gia hội giảng các cấp.
3. Thường xuyên tự học tập, bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.
4. Tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề, công nghệ, phương pháp giảng dạy đáp ứng yêu cầu của giáo dục nghề nghiệp.
1. Hướng dẫn thực tập kết hợp với thực tiễn nghề nghiệp.
2. Tham gia bồi dưỡng nâng cao, luyện tay nghề cho học sinh giỏi các cấp.
1. Có kiến thức, kỹ năng cơ bản về nghiên cứu khoa học và công nghệ.
2. Chủ trì hoặc tham gia đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trở lên.
1. Đối với nhà giáo dạy lý thuyết
a) Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành hoặc đại học sư phạm chuyên ngành trở lên, phù hợp với ngành, nghề giảng dạy;
b) Nắm vững kiến thức ngành, nghề được phân công giảng dạy;
c) Có kiến thức về ngành, nghề liên quan;
d) Hiểu biết về thực tiễn nghề nghiệp và những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới của ngành, nghề được phân công giảng dạy.
2. Đối với nhà giáo dạy thực hành
a) Có một trong các chứng chỉ kỹ năng nghề phù hợp với ngành, nghề giảng dạy để dạy thực hành trình độ cao đẳng sau: Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia Bậc 3 hoặc chứng nhận bậc thợ 5/7, 4/6 trở lên hoặc chứng nhận nghệ nhân nhân dân, nghệ sĩ nhân dân, thầy thuốc nhân dân hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc chứng chỉ kỹ năng thực hành nghề trình độ cao đẳng nghề hoặc tương đương;
b) Thực hiện thành thạo các kỹ năng của ngành, nghề được phân công giảng dạy;
c) Tổ chức thành thạo các hoạt động lao động sản xuất, dịch vụ ngành, nghề được phân công giảng dạy;
d) Nắm vững kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động của ngành, nghề được phân công giảng dạy.
3. Đối với nhà giáo dạy tích hợp
a) Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành hoặc đại học sư phạm chuyên ngành trở lên, phù hợp với ngành, nghề giảng dạy và có một trong các chứng chỉ kỹ năng nghề phù hợp với ngành, nghề giảng dạy để dạy thực hành trình độ cao đẳng sau: Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia Bậc 3 hoặc chứng nhận bậc thợ 5/7, 4/6 trở lên hoặc chứng nhận nghệ nhân nhân dân, nghệ sĩ nhân dân, thầy thuốc nhân dân hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc chứng chỉ kỹ năng thực hành nghề trình độ cao đẳng nghề hoặc tương đương;
b) Nắm vững kiến thức ngành, nghề được phân công giảng dạy;
c) Có kiến thức về ngành, nghề liên quan;
d) Hiểu biết về thực tiễn nghề nghiệp, tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới và kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động của ngành, nghề được phân công giảng dạy;
đ) Thực hiện thành thạo các kỹ năng của ngành, nghề được phân công giảng dạy;
e) Tổ chức thành thạo các hoạt động lao động sản xuất, dịch vụ ngành, nghề được phân công giảng dạy.
1. Có trình độ ngoại ngữ Bậc 2 (A2) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên.
2. Đọc và hiểu tài liệu chuyên ngành phục vụ công tác giảng dạy; mô tả được một số công việc cơ bản của ngành, nghề được phân công giảng dạy.
1. Có trình độ tin học đạt Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hoặc tương đương trở lên.
2. Sử dụng thành thạo phần mềm dạy học chuyên ngành để thiết kế bài giảng, tài liệu giảng dạy.
1. Có chứng chỉ sư phạm dạy nghề dạy trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề hoặc chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên đại học, cao đẳng hoặc bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành sư phạm hoặc chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ cao đẳng hoặc tương đương.
2. Có thời gian tham gia giảng dạy ít nhất 12 tháng.
1. Lập được kế hoạch giảng dạy môn học, mô-đun được phân công trên cơ sở chương trình, kế hoạch đào tạo của cả khóa học.
2. Soạn giáo án theo quy định, thể hiện được các hoạt động dạy và học.
3. Lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp cho các bài học của chương trình môn học, mô-đun được phân công giảng dạy.
4. Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện dạy học, thiết bị, nguyên, nhiên, vật liệu thực hành cần thiết.
5. Tự làm các thiết bị dạy học đơn giản để phục vụ giảng dạy.
6. Chủ trì hoặc tham gia thiết kế và bố trí trang thiết bị dạy học của phòng học chuyên môn phù hợp với chương trình của ngành, nghề được phân công giảng dạy.
1. Tổ chức dạy học phù hợp với ngành, nghề đào tạo và với từng đối tượng người học; thực hiện đầy đủ kế hoạch giảng dạy, đúng chương trình, nội dung.
2. Thực hiện các giờ dạy lý thuyết, thực hành, tích hợp theo quy định.
3. Vận dụng, kết hợp các phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực, sáng tạo, phát triển năng lực tự học của người học.
4. Sử dụng thành thạo các phương tiện, thiết bị dạy học để nâng cao hiệu quả giảng dạy, đảm bảo chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
1. Lựa chọn và thiết kế các công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học phù hợp với môn học, mô-đun được phân công giảng dạy.
2. Thực hiện việc kiểm tra, đánh giá toàn diện, chính xác, mang tính giáo dục và đúng quy định; sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy và học.
1. Thực hiện đầy đủ các quy định về sử dụng biểu mẫu, sổ sách, hồ sơ dạy học.
2. Bảo quản, lưu trữ, sử dụng hồ sơ dạy học theo quy định.
1. Nắm được căn cứ, nguyên tắc, yêu cầu và quy trình xây dựng chương trình đào tạo trình độ cao đẳng.
2. Chủ trì hoặc tham gia biên soạn, chỉnh lý chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo trình độ cao đẳng; chương trình bồi dưỡng nghề nghiệp.
1. Xây dựng được kế hoạch giáo dục người học thông qua giảng dạy và qua các hoạt động khác.
2. Thực hiện việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp, thái độ nghề nghiệp thông qua việc giảng dạy môn học, mô-đun theo kế hoạch đã xây dựng.
3. Vận dụng các hiểu biết về tâm lý, giáo dục vào thực hiện hoạt động giáo dục người học.
4. Đánh giá kết quả các mặt rèn luyện đạo đức của người học theo quy định một cách chính xác, công bằng và có tác dụng giáo dục.
1. Quản lý được các thông tin liên quan đến người học và sử dụng hiệu quả các thông tin vào giáo dục, dạy học, quản lý người học.
2. Xây dựng môi trường giáo dục, học tập lành mạnh, thuận lợi, dân chủ, hợp tác.
1. Phối hợp với gia đình người học và cộng đồng động viên, hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện của người học; góp phần huy động các nguồn lực xã hội xây dựng, phát triển cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
2. Tham gia các hoạt động xã hội trong và ngoài cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, xây dựng quan hệ giữa cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp nhằm phát triển cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, cộng đồng; xây dựng phong trào học nghề lập nghiệp trong xã hội.
1. Thường xuyên dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, giáo dục với đồng nghiệp; tham gia bồi dưỡng đồng nghiệp theo yêu cầu phát triển của phòng, khoa, tổ bộ môn.
2. Tham gia hội giảng các cấp.
3. Thường xuyên tự học tập, bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.
4. Tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề, công nghệ, phương pháp giảng dạy đáp ứng yêu cầu của giáo dục nghề nghiệp.
1. Hướng dẫn thực tập kết hợp với thực tiễn nghề nghiệp.
2. Tham gia bồi dưỡng nâng cao, luyện tay nghề cho học sinh, sinh viên giỏi các cấp.
1. Có kiến thức, kỹ năng cơ bản về nghiên cứu khoa học và công nghệ.
2. Chủ trì hoặc tham gia đề tài nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở trở lên.
1. Đối với nhà giáo dạy trình độ sơ cấp: Có 03 tiêu chí, 14 tiêu chuẩn, 36 chỉ số. Các chỉ số thể hiện bằng các khoản của các điều từ Điều 3 đến Điều 16 của Thông tư này.
2. Đối với nhà giáo dạy lý thuyết, thực hành trình độ trung cấp, cao đẳng: Có 03 tiêu chí, 15 tiêu chuẩn, 42 chỉ số. Các chỉ số thể hiện bằng các điểm của các khoản 1, 2 Điều 17; các điểm của các khoản 1, 2 Điều 32; các khoản của các điều từ Điều 18 đến Điều 31; các khoản của các điều từ Điều 33 đến Điều 46 của Thông tư này.
3. Đối với nhà giáo dạy tích hợp trình độ trung cấp, cao đẳng: Có 03 tiêu chí, 15 tiêu chuẩn, 44 chỉ số. Các chỉ số thể hiện bằng các điểm của khoản 3 Điều 17; khoản 3 Điều 32; các khoản của các điều từ Điều 18 đến Điều 31; các khoản của các điều từ Điều 33 đến Điều 46 của Thông tư này.
1. Điểm đánh giá tối đa của mỗi chỉ số là 2 điểm. Hiệu trưởng, Giám đốc cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quyết định việc cho điểm chi tiết từng chỉ số theo 3 mức: 0, 1, 2.
2. Điểm đánh giá tối đa của tiêu chuẩn là tổng số điểm đánh giá tối đa của các chỉ số có trong tiêu chuẩn.
3. Tổng số điểm đánh giá tối đa của nhà giáo là tổng số điểm đánh giá tối đa của các tiêu chuẩn đối với từng nhà giáo. Tổng số điểm đánh giá tối đa đối với nhà giáo dạy trình độ sơ cấp là 72 điểm; nhà giáo dạy lý thuyết hoặc thực hành trình độ trung cấp, cao đẳng là 84 điểm; nhà giáo dạy tích hợp trình độ trung cấp, cao đẳng là 88 điểm.
4. Công thức tính điểm đánh giá quy đổi theo thang điểm 100
Điểm quy đổi (lấy phần nguyên) = |
Tổng số điểm đánh giá đạt được x 100 |
Tổng số điểm đánh giá tối đa |
5. Nhà giáo tham gia giảng dạy nhiều cấp trình độ đào tạo thì được đánh giá, xếp loại theo chuẩn của nhà giáo giảng dạy ở cấp trình độ cao nhất.
1. Không đạt chuẩn
Nhà giáo không đạt chuẩn thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Điểm quy đổi dưới 50 điểm;
b) Điểm quy đổi từ 50 điểm trở lên nhưng điểm đánh giá của một trong các tiêu chuẩn đạt dưới 50% điểm đánh giá tối đa;
c) Điểm quy đổi từ 50 điểm trở lên nhưng điểm đánh giá của chỉ số quy định tại khoản 1 Điều 3; điểm a của các khoản 1, 2, 3 Điều 17; điểm a của các khoản 1, 2, 3 Điều 32 của Thông tư này (sau đây gọi là chỉ số thứ nhất của Tiêu chuẩn 1 Tiêu chí 1) hoặc chỉ số quy định tại khoản 1 Điều 6, khoản 1 Điều 20, khoản 1 Điều 35 (sau đây gọi là chỉ số thứ nhất của Tiêu chuẩn 1 Tiêu chí 2) không đạt điểm đánh giá tối đa.
2. Đạt chuẩn
a) Loại C: Điểm quy đổi đạt từ 50 điểm đến dưới 65 điểm và điểm đánh giá của từng tiêu chuẩn phải đạt từ 50% điểm đánh giá tối đa trở lên. Trong đó, điểm đánh giá của chỉ số thứ nhất của Tiêu chuẩn 1 Tiêu chí 1 và chỉ số thứ nhất của Tiêu chuẩn 1 Tiêu chí 2 đạt điểm đánh giá tối đa;
b) Loại B: Điểm quy đổi đạt từ 65 điểm đến dưới 80 điểm và điểm đánh giá của từng tiêu chuẩn phải đạt từ 50% điểm đánh giá tối đa trở lên. Trong đó, điểm đánh giá của chỉ số thứ nhất của Tiêu chuẩn 1 Tiêu chí 1 và chỉ số thứ nhất của Tiêu chuẩn 1 Tiêu chí 2 đạt điểm đánh giá tối đa;
c) Loại A: Điểm quy đổi đạt từ 80 điểm đến 100 điểm và điểm đánh giá của từng tiêu chuẩn phải đạt từ 50% điểm đánh giá tối đa trở lên. Trong đó, điểm đánh giá của chỉ số thứ nhất của Tiêu chuẩn 1 Tiêu chí 1 và chỉ số thứ nhất của Tiêu chuẩn 1 Tiêu chí 2 đạt điểm đánh giá tối đa.
1. Nhà giáo tự đánh giá, xếp loại (theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này).
2. Khoa, tổ bộ môn tổ chức đánh giá, xếp loại nhà giáo (theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này); báo cáo tổng hợp kết quả đánh giá, xếp loại nhà giáo cho Hiệu trưởng, Giám đốc cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp (theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này).
3. Hiệu trưởng, Giám đốc cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp tổ chức đánh giá, xếp loại nhà giáo ở cấp cơ sở (theo mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này).
1. Chỉ đạo, kiểm tra việc tổ chức thực hiện đánh giá, xếp loại nhà giáo trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo các quy định tại Thông tư này.
2. Tổng hợp kết quả đánh giá, xếp loại nhà giáo hàng năm. Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để chuẩn hóa và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
Chỉ đạo, kiểm tra việc tổ chức thực hiện đánh giá, xếp loại nhà giáo theo các quy định tại Thông tư này đối với cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý; gửi báo cáo tổng hợp kết quả đánh giá, xếp loại nhà giáo về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp) trước ngày 31/7 hàng năm (theo mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này); căn cứ kết quả đánh giá, xây dựng và phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để chuẩn hóa và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý.
1. Chỉ đạo, kiểm tra việc tổ chức thực hiện đánh giá, xếp loại nhà giáo trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý theo các quy định tại Thông tư này.
2. Tổng hợp kết quả đánh giá, xếp loại nhà giáo hàng năm (theo mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này) và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để chuẩn hóa và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt theo quy định
1. Thực hiện việc đánh giá, xếp loại nhà giáo hàng năm vào cuối năm học theo các quy định tại Thông tư này, đảm bảo tính trung thực, khách quan, toàn diện, khoa học, dân chủ và công bằng; phản ánh đúng năng lực dạy học và giáo dục của nhà giáo trong điều kiện cụ thể của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, địa phương.
2. Việc đánh giá, xếp loại nhà giáo phải căn cứ vào kết quả đạt được thông qua minh chứng phù hợp với tiêu chí, tiêu chuẩn được quy định tại Chương II của Thông tư này.
3. Báo cáo kết quả đánh giá, xếp loại nhà giáo cho cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (theo mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư này); căn cứ kết quả đánh giá, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để chuẩn hóa và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo trình cơ quan quản lý cấp trên phê duyệt.
4. Có cơ chế khuyến khích, động viên đối với các nhà giáo đạt chuẩn loại B trở lên.
Nhà giáo dạy thực hành hoặc dạy tích hợp trình độ trung cấp, cao đẳng mà chưa đáp ứng chuẩn về kỹ năng nghề quy định tại Thông tư này, phải hoàn thiện để đáp ứng quy định của Thông tư này trước ngày 31 tháng 12 năm 2019.
Các văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận trình độ kỹ năng nghề, nghiệp vụ sư phạm được công nhận tương đương với các văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận trình độ kỹ năng nghề, nghiệp vụ sư phạm quy định tại Thông tư này do Bộ chuyên ngành quy định sau khi có sự thống nhất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2017.
2. Thông tư số 30/2010/TT-BLĐTBXH ngày 29/9/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
3. Bãi bỏ Chương II Thông tư số 40/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ và chế độ làm việc của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp.
4. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để được hướng dẫn./.
1. Thông tư này quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp và hướng dẫn đánh giá, xếp loại nhà giáo giáo dục nghề nghiệp theo chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ.
2. Thông tư này áp dụng đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp đang giảng dạy trong trường cao đẳng, trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập, tư thục, có vốn đầu tư nước ngoài; cơ sở giáo dục đại học, doanh nghiệp có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp (sau đây gọi là cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp); cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan.
3. Chuẩn nhà giáo dạy các môn chung, môn văn hóa trung học phổ thông trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp áp dụng theo quy định tại Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông.
4. Thông tư này không áp dụng đối với các trường sư phạm và nhà giáo giảng dạy nhóm ngành đào tạo giáo viên thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp là hệ thống các yêu cầu cơ bản về năng lực nghề nghiệp mà nhà giáo cần đạt được nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục nghề nghiệp ở các cấp trình độ đào tạo.
2. Tiêu chí là những nội dung cụ thể của chuẩn, thể hiện năng lực của nhà giáo.
3. Tiêu chuẩn là những yêu cầu cụ thể của tiêu chí. Trong mỗi tiêu chuẩn có các chỉ số đánh giá.
4. Chỉ số là mức độ yêu cầu và điều kiện về một khía cạnh cụ thể của tiêu chuẩn.
5. Minh chứng là các tài liệu, tư liệu, sự vật, hiện tượng, nhân chứng được dẫn ra để xác nhận một cách khách quan mức độ đạt được của chỉ số.
6. Dạy tích hợp là vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành trong một bài học, học phần, môn học, mô-đun.
7. Trình độ trung cấp chuyên nghiệp là cấp trình độ đào tạo được quy định tại điểm C khoản 2 Điều 4 Luật Giáo dục năm 2005.
8. Trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề là các cấp trình độ đào tạo được quy định tại Điều 6 Luật Dạy nghề năm 2006.
9. Trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng là các cấp trình độ đào tạo được quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
THE MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 08/2017/TT-BLDTBXH |
Hanoi, March 10, 2017 |
ON STANDARDS IN QUALIFICATIONS OF VOCATIONAL EDUCATION TEACHERS
Pursuant to Law on vocational education dated November 27, 2014;
Pursuant to the Government's Decree No. 14/2017/ND-CP dated February 17, 2017 defining functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs;
Pursuant to the Government's Decree No. 48/2015/ND-CP dated May 15, 2015 on guidelines for Law on vocational education;
At the request of Director General of General Department of Vocational Education;
The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs promulgates a Circular on standards in qualifications of vocational education teachers.
Article 1. Scope and regulated entities
1. This Circular provides for standards in qualifications of vocational education teachers and guidelines for assessing and grading vocational education teachers according to qualification standards.
2. This Circular applies to teachers educating in public, private, or foreign-invested junior colleges, post-secondary schools, vocational education centers; and higher education institutions, enterprises that have registered for vocation education operation (hereinafter referred to as vocational education institutions); other agencies, organizations and individuals.
3. Standards of teachers educating common subjects, subjects of upper secondary schools in vocational education institutions shall be consistent with Circular No. 30/2009/TT-BGDDT dated October 22, 2009 of the Ministry of Education and Training on promulgation of Standards of teachers of lower secondary schools and upper secondary schools.
4. This Circular shall not apply to pedagogical institutions and teachers of pedagogy under scope of management of the Ministry of Education and Training.
Article 2. Interpretation of terms
For the purposes of this Circular, these terms below shall be construed as follows:
1. Standards in qualifications of vocational education teachers mean a system of basic requirements for professional ability that a teacher must satisfy to achieve the vocational education targets at training levels.
2. Criteria mean specific standards which reflect teachers' ability.
3. Standards mean specific requirements of criteria. A standard shall have evaluation indicators.
4. Indicator means the extent of requirement and condition for a specific aspect of a standard.
5. Evidence means documents, materials, things, phenomena, and witnesses are cited to objectively confirm the level of achievement of an indicator.
6. Integrated teaching means both theoretical teaching and practical teaching in a same lesson, unit, subject, or module.
7. Professional secondary level means a training level specified in Point c Clause 2 Article 4 of the Law on Education 2005.
8. Vocational elementary, intermediate, college level means training levels specified in Article 6 of the Law on Vocational training 2006.
9. Elementary, intermediate, college level mean training levels specified in Clause 1 Article 3 of Law on vocational education 2014.
STANDARDS IN QUALIFICATIONS OF VOCATIONAL EDUCATION TEACHERS
Section 1. STANDARDS IN QUALIFICATIONS OF TEACHERS OF ELEMENTARY LEVEL
Sub-Section 1. CRITERION 1 OF PROFESSIONAL ABILITY
Article 3. Standard 1 in Professional levels
1. Obtain at least a diploma of professional secondary school or vocational intermediate school in major appropriate to the vocation to be taught or obtain one of certificates of vocational skills in conformity with the vocation to be taught equivalent to elementary level as follows: at least national certificate of vocational skills level 1 or worker’s certification level 3/7, 2/6 or artisan certificate of province or central-affiliated city (hereinafter referred to as province).
2. Be familiar with knowledge of the module as assigned.
3. Have knowledge of modules relating to the vocation.
4. Have knowledge about vocation reality and be familiar with occupational safety and hygiene techniques of the vocation as assigned.
5. Demonstrate proficiency in vocational skills as established in the module as assigned.
6. Have knowledge about organizing operation of the vocation as assigned.
Article 4. Standard 2 in Foreign language levels
1. Attain at least foreign language level 1 (A1) as prescribed in Circular No. 01/2014/TT-BGDDT dated January 24, 2014 of the Ministry of Education and Training on promulgation of 6-level Vietnam's language proficiency framework or higher.
2. Read and comprehend a number of specialized terms serving the teaching activities.
Article 5. Standard 3 in Information technology levels
1. Attain at least information technology level meeting standards for basic information technology as prescribed in Circular No. 03/2014/TT-BTTTT dated March 11, 2014 of the Ministry of Information and Communications on standards for information technology or higher.
2. Use specialized teaching software to design lectures.
Sub-Section 2. CRITERION 2 OF PROFESSIONAL ABILITY
Article 6. Standard 1 in Pedagogical qualification and teaching time
1. Obtain a certificate of vocational pedagogy at elementary level or certificate of pedagogy level 1 or certificate of pedagogy at elementary level or higher.
2. Have at least 6-month teaching experience.
Article 7. Standard 2 in Teaching preparation
1. Prepare a plan for module teaching as assigned on the basis of the curriculum of the entire course.
2. Prepare lesson plans as prescribed which reflect teaching and studying activities.
3. Choose teaching methods suitable for lessons of the module curriculum as assigned.
4. Ensure the availability of teaching aids, equipment, practice materials deemed necessary.
Article 8. Standard 3 in Teaching
1. Initiate the teaching in line with the vocation and learners; implement the teaching plan and curriculum completely.
2. Conduct theoretical teaching, practical teaching, and integrated teaching as prescribed.
3. Apply teaching methods that facilitate the positive and proactive learning of the learner.
4. Master teaching aids to enhance the teaching effectiveness and ensure the quality of vocational education.
Article 9. Standard 4 in Examination and evaluation of students' performance
1. Choose and design tools serving the examination and evaluation of student’ performance in conformity with the module as assigned.
2. Conduct the examination and evaluation comprehensively, accurately, educationally in line with regulations; and use the results of examination and evaluation to adjust the teaching and learning activities.
Article 10. Standard 5 in Management of teaching documents
1. Comply with regulations on using forms, records, and teaching documents.
2. Store, archive, and use teaching documents as prescribed.
Article 11. Standard 6 in Formulating curricula, preparing textbooks and teaching materials
1. Understand bases, rules, requirements, and procedures for formulating curriculum of elementary level.
2. Correct and edit curriculum, textbooks, and teaching materials at elementary level.
Article 12. Standard 7 in Formulating plans and conducting educational activities
1. Educate professional ethics and attitude in conjunction with teaching the module as specified in the plan.
2. Evaluate learners’ ethic regulation as prescribed accurately, fairly and educationally.
Article 13. Standard 8 in Managing learners, creating educational environment
1. Manage information about learners.
2. Create healthy, favorable, democratic, and cooperative educational environment.
Article 14. Standard 9 in Social activities
1. Cooperate with learners’ families and the community in encouraging, supporting, and supervising the learners’ study and practice.
2. Participate in social activities inside and outside the vocational education institution.
Sub-Section 3. CRITERION 3 OF PROFESSIONAL DEVELOPMENT CAPACITY
Article 15. Standard 1 in Advanced study and training
1. Regularly self-study and improve professional qualifications, professional ethics; participate in teaching festivals.
2. Participate in advanced training courses, update knowledge, vocational skills, technology, teaching methods meeting the requirements of vocational education.
Article 16. Standard 2 in Developing learners’ vocational capacity
1. Instruct learners in probation combined with professional practice.
2. Provide best students with advanced training and workmanship practice.
Section 2. STANDARDS IN QUALIFICATIONS OF TEACHERS OF INTERMEDIATE LEVEL
Sub-Section 1. CRITERION 1 OF PROFESSIONAL ABILITY
Article 17. Standard 1 in Qualifications
1. For a theoretical teacher
a) Obtain at least a Bachelor’s Degree in specialized field or Bachelor’s in specialized pedagogy in line with the vocation as assigned;
b) Be familiar with the vocation as assigned;
c) Have knowledge of subjects, modules relating to the vocation;
d) Have knowledge about professional practice of the vocation as assigned.
2. For a practical teacher
a) Obtain one of certificates of vocational skills in line with the vocation as assigned for practical teaching at intermediate level as follows: at least a national certificate of vocational skills level 2, or a worker’s certification level 4/7, 3/6, or a certificate of meritorious artisan, meritorious artist, or meritorious doctor, or a certificate of vocational practice at vocational college level or vocational college's degree or junior college's degree or equivalent;
b) Demonstrate proficiency in the vocation as assigned;
c) Organize business operation relating to the vocation as assigned;
d) Be familiar with occupational safety and hygiene techniques of the vocation as assigned.
3. For an integrated teacher
a) Obtain at least a Bachelor’s Degree in specialized field or Bachelor’s in specialized pedagogy in line with the vocation as assigned and obtain one of certificates of vocational skills in line with the vocation for practical teaching at intermediate level as follows: at least a national certificate of vocational skills level 2, or a worker’s certification level 4/7, 3/6, or a certificate of meritorious artisan, meritorious artist, or meritorious doctor, or a certificate of vocational practice at vocational college level or vocational college's degree or junior college's degree or equivalent;
b) Be familiar with the vocation as assigned;
c) Have knowledge of subjects, modules relating to the vocation;
d) Have knowledge about vocation reality and be familiar with occupational safety and hygiene techniques of the vocation as assigned.
d) Demonstrate proficiency in the vocation as assigned;
e) Organize business operation relating to the vocation as assigned.
Article 18. Standard 2 in Foreign language levels
1. Attain foreign language level 2 (A2) as prescribed in Circular No. 01/2014/TT-BGDDT dated January 24, 2014 of the Ministry of Education and Training on promulgation of 6-level Vietnam's language proficiency framework or higher.
2. Read and comprehend specialized materials serving the teaching activities.
Article 19. Standard 3 in Information technology levels
1. Attain information technology level meeting standards for basic information technology as prescribed in Circular No. 03/2014/TT-BTTTT dated March 11, 2014 of the Ministry of Information and Communications on standards for information technology or higher.
2. Master specialized teaching software to design lectures.
Sub-Section 2. CRITERION 2 OF PROFESSIONAL ABILITY
Article 20. Standard 1 in Pedagogical qualification and teaching time
1. Obtain at least a certificate of vocational pedagogy at vocational intermediate level, vocational college level, or a certificate of pedagogy level 2 or a certificate of pedagogy of professional secondary school or junior college's degree in pedagogy major or a certificate of pedagogy at intermediate level.
2. Have at least 12-month teaching experience.
Article 21. Standard 2 in Teaching preparation
1. Prepare a plan for teaching of module or subject as assigned on the basis of the curriculum of the entire course.
2. Prepare lesson plans as prescribed which reflect teaching and studying activities.
3. Choose teaching methods suitable for lessons of the module or subject curriculum as assigned.
4. Ensure the availability of teaching aids, equipment, practice materials deemed necessary.
5. Self-make simple teaching aids.
6. Take charge, design, and arrange teaching aids of specialized classrooms in line with the curriculum of the vocation as assigned.
Article 22. Standard 3 in Teaching
1. Initiate the teaching in line with the vocation and learners; implement the teaching plan and curriculum completely.
2. Conduct theoretical teaching, practical teaching, and integrated teaching as prescribed.
3. Apply and combine teaching methods to promote the positive and proactive learning and self-study of learners.
4. Master teaching aids to enhance the teaching effectiveness and ensure the quality of vocational education.
Article 23. Standard 4 in Examination and evaluation of students' performance
1. Choose and design tools serving the examination and evaluation of student’ performance in conformity with the subject or module as assigned.
2. Conduct the examination and evaluation comprehensively, accurately, educationally in line with regulations; and use the results of examination and evaluation to adjust the teaching and learning activities.
Article 24. Standard 5 in Management of teaching documents
1. Comply with regulations on using forms, records, and teaching documents.
2. Store, archive, and use teaching documents as prescribed.
Article 25. Standard 6 in Formulating curricula, preparing textbooks and teaching materials
1. Understand bases, rules, requirements, and procedures for formulating curriculum of intermediate level.
2. Take charge or participate in correcting and editing curriculum, textbooks, and teaching materials at intermediate level.
Article 26. Standard 7 in Formulating plans and conducting educational activities
1. Formulate plans for educating learning through teaching and other activities.
2. Educate professional ethics and attitude in conjunction with teaching the subject or module as specified in the plan.
3. Apply knowledge about psychology and education to the educational activities.
4. Evaluate learners’ ethic regulation as prescribed accurately, fairly and educationally.
Article 27. Standard 8 in Managing learners, creating educational environment
1. Manage information about learners and use them effectively in education, teaching, and management of learners.
2. Create healthy, favorable, democratic, and cooperative educational environment.
Article 28. Standard 9 in Social activities
1. Cooperate with learners’ families and the community in encouraging, supporting, and supervising the learners’ study and practice.
2. Participate in social activities inside and outside the vocational education institution, build relationship between the vocational education institution and enterprises so as to develop the vocational education institution and the community.
Sub-Section 3. CRITERION 3 OF PROFESSIONAL DEVELOPMENT CAPACITY AND RESEARCH WORK
Article 29. Standard 1 in advanced study and training
1. Regularly engage class observation and exchange teaching experience with colleagues.
2. Participate in teaching festivals.
3. Regularly self study, improve professional qualifications and professional ethics.
4. Participate in advanced training courses, update knowledge, vocational skills, technology, teaching methods meeting the requirements of vocational education.
Article 30. Standard 2 in Developing learners’ vocational capacity
1. Instruct learners in probation combined with professional practice.
2. Provide best students with advanced training and workmanship practice.
Article 31. Standard 3 in Research work
1. Have basic knowledge and skills about research work.
2. Take charge or participate in research topic at least at grassroots level.
Section 3. STANDARDS IN QUALIFICATIONS OF TEACHERS OF COLLEGE LEVEL
Sub-Section 1. CRITERION 1 OF PROFESSIONAL ABILITY
Article 32. Standard 1 in Professional qualifications
1. For a theoretical teacher
a) Obtain at least a Bachelor’s Degree in specialized field or Bachelor’s in specialized pedagogy in line with the vocation as assigned;
b) Be familiar with the vocation as assigned;
c) Have knowledge of relevant vocations;
d) Have knowledge about professional practice and technology advance and new technology of the vocation as assigned.
2. For a practical teacher
a) Obtain one of certificates of vocational skills in line with the vocation as assigned for practical teaching at college level as follows: at least a national certificate of vocational skills level 3, or a worker’s certification level 5/7, 4/6, or a certificate of people’s artisan, people’s artist, or people’s doctor, or a vocation college's degree or certificate of vocational practice at vocational college level or equivalent;
b) Demonstrate proficiency in the vocation as assigned;
c) Master the organization of business operation relating to the vocation as assigned;
d) Be familiar with occupational safety and hygiene techniques of the vocation as assigned.
3. For an integrated teacher
a) Obtain at least a Bachelor’s Degree in specialized field or Bachelor’s in specialized pedagogy in line with the vocation as assigned and obtain one of certificates of vocational skills in line with the vocation for practical teaching at college level as follows: at least a national certificate of vocational skills level 3, or a worker’s certification level 5/7, 4/6, or a certificate of people’s artisan, people’s artist, or people’s doctor, or a vocation college's degree or certificate of vocational practice at vocational college level or equivalent;
b) Be familiar with the vocation as assigned;
c) Have knowledge of relevant vocations;
d) Have knowledge about vocation reality, technology advance, and new technology and be familiar with occupational safety and hygiene techniques of the vocation as assigned;
d) Demonstrate proficiency in the vocation as assigned;
e) Master the organization of business operation relating to the vocation as assigned.
Article 33. Standard 2 in Foreign language levels
1. Attain foreign language level 2 (A2) as prescribed in Circular No. 01/2014/TT-BGDDT dated January 24, 2014 of the Ministry of Education and Training on promulgation of 6-level Vietnam's language proficiency framework or higher.
2. Read and comprehend specialized materials serving the teaching; describe basic work of the vocation as assigned.
Article 34. Standard 3 in Information technology levels
1. Attain information technology level meeting standards for basic information technology as prescribed in Circular No. 03/2014/TT-BTTTT dated March 11, 2014 of the Ministry of Information and Communications on standards for information technology or higher.
2. Master specialized teaching software to design lectures and teaching materials.
Sub-Section 2. CRITERION 2 OF PROFESSIONAL ABILITY
Article 35. Standard 1 in Pedagogical qualification and teaching time
1. Obtain at least a certificate of vocational pedagogy at vocational intermediate level, vocational college level, or a certificate of pedagogy level 2 or a certificate of pedagogy for lecturers of universities, colleges or bachelor’s degree of pedagogy or a certificate of pedagogy at college level, or equivalent.
2. Have at least 12-month teaching experience.
Article 36. Standard 2 in Teaching preparation
1. Prepare a plan for teaching of module or subject as assigned on the basis of the curriculum of the entire course.
2. Prepare lesson plans as prescribed which reflect teaching and studying activities.
3. Choose teaching methods suitable for lessons of the module or subject curriculum as assigned.
4. Ensure the availability of teaching aids, equipment, practice materials deemed necessary.
5. Self-make simple teaching aids.
6. Take charge, design, and arrange teaching aids of specialized classrooms in line with the curriculum of the vocation as assigned.
Article 37. Standard 3 in Teaching
1. Initiate the teaching in line with the vocation and learners; implement the teaching plan and curriculum completely.
2. Conduct theoretical teaching, practical teaching, and integrated teaching as prescribed.
3. Apply and combine teaching methods to promote the positivity, creativity, and self-study capacity of learners.
4. Master teaching aids to enhance the teaching effectiveness and ensure the quality of vocational education.
Article 38. Standard 4 in Examination and evaluation of students' performance
1. Choose and design tools serving the examination and evaluation of student’ performance in conformity with the subject or module as assigned.
2. Conduct the examination and evaluation comprehensively, accurately, educationally in line with regulations; and use the results of examination and evaluation to adjust the teaching and learning activities.
Article 39. Standard 5 in Management of teaching documents
1. Comply with regulations on using forms, records, and teaching documents.
2. Store, archive, and use teaching documents as prescribed.
Article 40. Standard 6 in Formulating curricula, preparing textbooks and teaching materials
1. Understand bases, rules, requirements, and procedures for formulating curriculum of college level.
2. Take charge or participate in correcting and editing curriculum, textbooks, and teaching materials at college level; vocational training program.
Article 41. Standard 7 in Formulating plans and conducting educational activities
1. Formulate plans for educating learning through teaching and other activities.
2. Educate professional ethics and attitude in conjunction with teaching the subject or module as specified in the plan.
3. Apply knowledge about psychology and education to the educational activities.
4. Evaluate learners’ ethic regulation as prescribed accurately, fairly and educationally.
Article 42. Standard 8 in Managing learners, creating educational environment
1. Manage information about learners and use them effectively in education, teaching, and management of learners.
2. Create healthy, favorable, democratic, and cooperative educational environment.
Article 43. Standard 9 in Social activities
1. Cooperate with learners’ families and the community to encourage, support, and supervise the study and practice of learners; contribute social resources to build and develop the vocational education institutions.
2. Participate in social activities inside and outside the vocational education institution, build relationship between the vocational education institution and enterprises so as to develop the vocational education institution and the community; create movement of vocational learning and setting up business in the society.
Sub-Section 3. CRITERION 3 OF PROFESSIONAL DEVELOPMENT CAPACITY AND RESEARCH WORK
Article 44. Standard 1 in advanced study and training
1. Regularly engage class observation, exchange teaching experience with colleagues; participate in training of colleagues required by the development of the department, faculty, or subject group.
2. Participate in teaching festivals.
3. Regularly self study, improve professional qualifications and professional ethics.
4. Participate in advanced training courses, update knowledge, vocational skills, technology, teaching methods meeting the requirements of vocational education.
Article 45. Standard 2 in Developing learners’ vocational capacity
1. Instruct learners in probation combined with professional practice.
2. Provide best students with advanced training and workmanship practice.
Article 46. Standard 3 in Research work
1. Have basic knowledge and skills about research work.
2. Take charge or participate in research topic at least at grassroots level.
EVALUATING AND GRADING VOCATIONAL EDUCATION TEACHERS
Article 47. Bases for evaluating and grading teachers
1. For a teacher of elementary level: 03 criteria, 14 standards, 36 indicators. These indicators are specified in Clauses of Articles 3 through 16 of this Circular.
2. For a theoretical or practical teacher at intermediate level or college level: 03 criteria, 15 standards, 42 indicators. These indicators are specified in Points of Clauses 1, 2 Article 17; Points of Clauses 1, 2 Article 32; Clauses of Articles 18 through 31; Clauses of Articles 33 through 46 of this Circular.
3. For an integrated teacher at college or intermediate level: 03 criteria, 15 standards, 44 indicators. These indicators are specified in Clause 3 Article 17; Clause 3 Article 32; Clauses of Articles 18 through 31; Clauses of Articles 33 through 46 of this Circular.
1. Maximum evaluation score of each indicator is 2. The Principal or Director of the vocational education institution shall decide the specific score according to each indicator as follows: 0, 1, and 2.
2. Maximum evaluation score of a standard is total maximum score of indicators in such standard.
3. The total maximum score of a teacher is total maximum score of standards for him/her. The total maximum score for a teacher of elementary level is 72; for a theoretical teacher or practical teacher of intermediate or college level is 84; for an integrated teacher of intermediate or college level is 88.
4. Formula for converting evaluation score according to at the scale of 100
Converted score (integer only) = |
Total evaluation score x100 |
Total maximum evaluation score |
5. If a teacher educates multiple training levels, he/she shall be evaluated according to the standards at the highest level.
1. Non-qualified
A teacher is considered non-qualified if he/she is one of the following cases:
a) His/her converted score is under 50;
b) His/her converted score is at least 50 but the evaluation score of any of the standards accounts for under 50% of the maximum evaluation score;
c) His/her converted score is at least 50 but the evaluation score of the indicator prescribed in Clause 1 Article 3; Point a of Clauses 1, 2, 3 Article 17; Point a of Clauses 1, 2, 3 Article 32 of this Circular (hereinafter referred to as the first indicator of standard 1 criterion 1) or the indicator prescribed in Clause 1 Article 6, Clause 1 Article 20, Clause 1 Article 35 (hereinafter referred to as the first indicator of standard 1 criterion 2) does not reach the maximum evaluation score.
2. Qualified
a) Group C: The converted score is at least 50 but not exceeding 65 and the evaluation score of each standard shall account for at least 50% of the maximum evaluation score. Where, the evaluation score of the first indicator of standard 1 criterion 1 and the first indicator of standard 1 criterion 2 reaches the maximum evaluation score;
b) Group B: The converted score is at least 65 but not exceeding 80 and the evaluation score of each standard shall account for at least 50% of the maximum evaluation score. Where, the evaluation score of the first indicator of standard 1 criterion 1 and the first indicator of standard 1 criterion 2 reaches the maximum evaluation score;
c) Group A: The converted score is at least 80 to 100 and the evaluation score of each standard shall account for at least 50% of the maximum evaluation score. Where, the evaluation score of the first indicator of standard 1 criterion 1 and the first indicator of standard 1 criterion 2 reaches the maximum evaluation score.
Article 50. Procedures for evaluating and grading teachers
1. Each teacher shall make self evaluation and grading (using form No. 01 issued herewith).
2. The faculty or subject group shall conduct the evaluation and grading of teachers (using form No. 01 issued herewith); send consolidated report on the evaluation and grading of teachers to the Principal or Director of the vocational education institution (using form No. 02 issue herewith).
3. The Principal or Director of the vocational education institution shall conduct the evaluation and grading of teachers at the grassroots level (using form No. 03 issued herewith).
Article 51. Responsibilities of General Department of Vocational Education
1. Direct and inspect the implementation of evaluation and grading of teachers in vocational education institutions in accordance with this Circular.
2. Consolidate annual evaluation and grading of teachers, and then formulate plans for training to standardize and improve quality of the teaching staff in vocational education institutions.
Article 52. Responsibilities of Ministries, socio-political organizations, People’s Committees of provinces and central-affiliated cities
Direct and inspect the implementation of evaluation and grading of teachers prescribed in this Circular in vocational education institutions with their scope of management; send consolidated reports on evaluation and grading of teachers to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs (via General Department of Vocational Education) before every July 31(using form No. 04 issued herewith); standardize and improve the quality of teaching staff in vocational education institutions under their scope of management according to the evaluation, formulation and approval for plans for training.
Article 53. Responsibilities of Services of Labor, War Invalids and Social Affairs
1. Direct and inspect the implementation of evaluation and grading of teachers in vocational education institutions under its scope of management in accordance with this Circular.
2. Send annual consolidated reports on evaluation and grading of teachers (using form No. 04 issued herewith) to the People’s Committees of provinces and central-affiliated cities.
3. Formulate plans for training to standardize and improve the quality of teaching staff in vocational education institutions under its scope of management and submit them to the People’s Committees of provinces and central-affiliated cities for approval as prescribed.
Article 54. Responsibilities of vocational education institutions
1. Conduct annual evaluation and grading of teachers at the end of the academic year as prescribed in this Circular, ensure that such evaluation and grading is conducted in truthful, objective, comprehensive, scientific, democratic and fair manner, correctly reflect the teaching capacity of teachers in particular conditions of the vocational education institutions and localities.
2. The evaluation and grading of teachers shall be conducted in accordance with their actual performance through evidence in conformity with criteria and standards prescribed in Chapter II hereof.
3. Send reports on evaluation and grading of teachers to superior authorities (using form No. 05 issued herewith); standardize and improve the quality of teaching staff in vocational education institutions under their scope of management according to the evaluation, formulation and approval for plans for training.
4. Give incentives and encouragement for teachers attaining at least group B.
Article 55. Transitional regulations
Any practical or integrated teacher at intermediate or college level that has not satisfied the standards for vocational skills prescribed in this Circular must complete it to comply with this Circular before December 31, 2019.
Article 56. Recognition of equivalent certificates/degrees
Certificates/degrees/certification of vocational skills or pedagogy that are recognized to be equivalent to those prescribed in this Circular shall be specified by specialized Ministries with the consent of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.
1. This Circular comes into force from May 1, 2017.
2. Circular No. 30/2010/TT-BLDTBXH dated September 29, 2010 of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs on standards for teachers, vocational lecturers shall cease to be effective from the effective date of this Circular.
3. Chapter II of Circular No. 40/2015/TT-BLDTBXH dated October 20, 2015 of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs on standards for qualifications and working regime of teachers of elementary level shall be annulled.
4. Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs for consideration./.
|
PP. MINISTER |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực