Chương I Thông tư 08/2010/TT-BYT: Những quy định chung
Số hiệu: | 08/2010/TT-BYT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Y tế | Người ký: | Cao Minh Quang |
Ngày ban hành: | 26/04/2010 | Ngày hiệu lực: | 27/10/2010 |
Ngày công báo: | 12/05/2010 | Số công báo: | Từ số 218 đến số 219 |
Lĩnh vực: | Y tế | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/11/2022 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Thông tư này hướng dẫn việc báo cáo số liệu nghiên cứu sinh khả dụng/ tương đương sinh học trong đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam.
Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có các hoạt động liên quan đến đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam.
1. Thuốc phát minh (Innovator pharmaceutical product): là thuốc được cấp phép lưu hành đầu tiên, trên cơ sở đã có đầy đủ các số liệu về chất lượng, an toàn và hiệu quả.
2. Thuốc generic (Generic product): là một thuốc thành phẩm nhằm thay thế một thuốc phát minh được sản xuất không có giấy phép nhượng quyền của công ty phát minh và được đưa ra thị trường sau khi bằng phát minh và các độc quyền đã hết hạn.
3. Thuốc đối chứng (Comparator product): là thuốc mà thuốc generic sẽ được dùng để thay thế nó trong điều trị. Thông thường, thuốc đối chứng là thuốc phát minh với các số liệu về hiệu quả, an toàn và chất lượng đã được thiết lập.
4. Tương đương bào chế (Pharmaceutical equivalence): những thuốc được coi là tương đương bào chế nếu chúng có chứa cùng loại dược chất với cùng hàm lượng trong cùng dạng bào chế, có cùng đường dùng và đạt cùng một mức tiêu chuẩn chất lượng.
5. Thế phẩm bào chế (Pharmaceutical alternatives): Những thuốc được coi là thế phẩm bào chế nếu chúng có chứa cùng loại dược chất nhưng khác nhau về dạng hoá học của dược chất (base, muối hay ester...) hay khác nhau về hàm lượng hoặc dạng bào chế.
6. Sinh khả dụng (Bioavailability): là đặc tính biểu thị tốc độ và mức độ hấp thu của một dược chất hoặc nhóm chất có tác dụng vào tuần hoàn chung và sẵn có ở nơi tác động. Cũng có thể hiểu sinh khả dụng biểu thị mức độ và tốc độ của dược chất hoặc chất có tác dụng được giải phóng ra khỏi dạng bào chế và sẵn có ở tuần hoàn chung.
7. Tương đương sinh học (Bioequivalence): hai thuốc được coi là tương đương sinh học nếu chúng là những thuốc tương đương bào chế hay là thế phẩm bào chế, và sinh khả dụng của chúng sau khi dùng cùng một mức liều trong cùng điều kiện thử nghiệm là tương tự nhau dẫn đến hiệu quả điều trị của chúng về cơ bản được coi là sẽ tương đương nhau.
8. Dạng bào chế quy ước (Conventional dosage form): là dạng bào chế sử dụng những tá dược và kỹ thuật bào chế kinh điển, không có chủ ý thay đổi tốc độ phóng thích dược chất ra khỏi dạng bào chế.
9. Dạng bào chế phóng thích biến đổi (Modified release dosage form): là dạng bào chế sử dụng một số tá dược và/ hoặc kỹ thuật bào chế khác với dạng bào chế quy ước nhằm tạo ra tốc độ phóng thích dược chất khác với dạng bào chế quy ước. Nó bao gồm các dạng bào chế phóng thích muộn, kéo dài, theo nhịp, cấp tốc...
10. Dạng bào chế phóng thích kéo dài (Extended release, Sustained release dosage form): là dạng bào chế phóng thích biến đổi có tốc độ phóng thích dược chất được thay đổi theo hướng kéo dài tác dụng của thuốc để làm giảm tần suất sử dụng thuốc so với dạng bào chế quy ước của cùng dược chất đó.
11. Dạng bào chế phóng thích muộn (Delayed release dosage form): là dạng bào chế phóng thích biến đổi mà sự phóng thích dược chất bị trì hoãn trong một khoảng thời gian nhất định sau khi dùng thuốc và sau đó lại phóng thích bình thường như ở dạng bào chế quy ước. Dạng bào chế bao tan trong ruột thuộc loại này.
12. Thuốc đã được phê duyệt: Trong phạm vi Thông tư này, thuốc đã được phê duyệt được hiểu là thuốc phát minh hoặc thuốc generic với đầy đủ các số liệu nghiên cứu sinh khả dụng/ tương đương sinh học đạt yêu cầu đã được cấp số đăng ký lưu hành.
1. Nghiên cứu phải được thiết kế và thực hiện theo các quy định trong Hướng dẫn nghiên cứu sinh khả dụng/ tương đương sinh học ASEAN hoặc các hướng dẫn tương đương của các tổ chức khác (như của tổ chức y tế thế giới (WHO), hội nghị quốc tế về hòa hợp (ICH), cơ quan quản lý dược thực phẩm Mỹ (US FDA)). Đối với các nghiên cứu được thực hiện tại Việt Nam, trước khi tiến hành nghiên cứu, đề cương nghiên cứu phải được thẩm định và phê duyệt tại cơ quan kỹ thuật chuyên ngành do Bộ Y tế ủy quyền.
2. Nghiên cứu phải được tiến hành tại các đơn vị thử nghiệm đã được cơ quan có thẩm quyền tại nước sở tại đánh giá và công nhận, và phải được thực hiện tuân theo các nguyên tắc về thực hành tốt lâm sàng (GCP) và thực hành tốt phòng thí nghiệm (GLP) theo quy định của Việt Nam hoặc các quy định khác tương đương. Cơ sở đăng ký phải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các bằng chứng có giá trị pháp lý về việc nghiên cứu đã được tiến hành đáp ứng các yêu cầu nêu trên.
3. Báo cáo số liệu nghiên cứu sinh khả dụng/ tương đương sinh học phải bao gồm đầy đủ các nội dung quy định trong Biểu mẫu báo cáo- Hướng dẫn nghiên cứu sinh khả dụng/ tương đương sinh học ASEAN.
1. Đối với các thuốc generic ở dạng bào chế quy ước có tác dụng toàn thân, chứa các dược chất nằm trong Danh mục các dược chất yêu cầu báo cáo số liệu nghiên cứu tương đương sinh học khi đăng ký thuốc (Phụ lục 2): Thuốc đối chứng sử dụng trong nghiên cứu được quy định kèm theo trong Danh mục.
Trong trường hợp nghiên cứu đã sử dụng thuốc đối chứng là thuốc phát minh nhưng không phải thuốc phát minh đang lưu hành tại Việt Nam được quy định trong Danh mục, cơ sở đăng ký cần cung cấp các số liệu chứng minh khả năng thay thế lẫn nhau (tương đương độ hoà tan hoặc tương đương sinh học) giữa thuốc phát minh đã sử dụng trong nghiên cứu và thuốc phát minh đang lưu hành tại Việt Nam.
2. Đối với các thuốc generic có sự phối hợp một số dược chất trong đó có dược chất nằm trong Danh mục các dược chất yêu cầu báo cáo số liệu nghiên cứu tương đương sinh học khi đăng ký thuốc (Phụ lục 2): Thuốc đối chứng sử dụng trong nghiên cứu phải là thuốc phát minh có sự phối hợp tương tự về thành phần dược chất và tỷ lệ phối hợp giữa các thành phần hoặc là thuốc đối chứng đơn thành phần tương ứng quy định kèm theo trong Danh mục.
3. Đối với các thuốc generic ở dạng bào chế phóng thích biến đổi: Thuốc đối chứng sử dụng trong nghiên cứu phải được lựa chọn theo các nguyên tắc nêu tại Phụ lục 1 của Thông tư này.
4. Cơ sở đăng ký thuốc phải có trách nhiệm chứng minh thuốc đối chứng do mình lựa chọn để thử nghiệm đáp ứng các nguyên tắc theo quy định, phải cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về nước xuất xứ cũng như số lô sản xuất và hạn dùng của thuốc đối chứng đã sử dụng trong nghiên cứu.
Các dược chất được lựa chọn để đưa vào Danh mục phải đáp ứng một hoặc một số các nguyên tắc ưu tiên sau:
1. Có trong các thuốc thuộc Danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định số 05/2008/QĐ-BYT ngày 01/02/2008 và thuộc một trong các nhóm tác dụng dược lý được ưu tiên sau:
a) Các thuốc tim mạch- huyết áp;
b) Các thuốc chống co giật, chống động kinh;
c) Các thuốc hạ đường huyết;
d) Các thuốc kháng sinh;
đ) Các thuốc tác dụng trên đường tiêu hoá làm giảm tiết acid dịch vị;
e) Các thuốc chống rối loạn tâm thần ;
f) Các thuốc kháng viêm (không steroid và steroid);
g) Các thuốc kháng virus.
2. Có trong các thuốc thuộc danh mục các thuốc được sử dụng trong các chương trình quốc gia (thuốc lao, thuốc sốt rét, thuốc kháng HIV, thuốc tránh thai...).
3. Có khoảng điều trị hẹp và/ hoặc có vấn đề về sinh khả dụng.
This Circular guides the report of bioavailability/bioequivalence study data in drugs circulation registration in Vietnam.
Article 2. Subjects of application
This Circular applies to domestic and foreign agencies, organizations, and individuals whose activities are related to the circulation registration of drugs in Vietnam.
Article 3. Interpretation of terms
1. Invention drug (Innovator pharmaceutical product) means the drug licensed for the first circulation, on the basis of full data on quality, safety, and efficiency.
2. Generic drug (generic product) means a finished drug in order to replace an invention drug produced without concession license of the invention company and marketed after the patent and the monopolies have expired their term.
3. Control drug (Comparator product) means drug that generic drug will be used to replace it in therapy. Normally, the control drug is an invention drug with data on effectiveness, safety, and quality which have been established.
4. Dosage equivalence (Pharmaceutical equivalence): the drugs are considered as dosage equivalence if they contain the same pharmaceutical substance with the same content in the same dosage form, same usage and reaching the same level of quality standards.
5. The made substitutes (Pharmaceutical alternatives): The drugs are considered as made substitutes if they contain the same type of pharmaceutical substance but different from chemical forms of the pharmaceutical substance (base, salt or ester ...) or different from content or dosage forms.
6. Bioavailability means the characteristic indicates the speed and extent of absorption of a pharmaceutical substance or group of substances with effects on general circulation and is available in place of impact. It is also possible to understand that the bioavailability indicates the extent and speed of the pharmaceutical substance or substance that are released from the dosage form and is available in general circulation.
7. Bioequivalence (Bioequivalence): Two drugs are considered as bioequivalence if they are pharmaceutical equivalence drug or pharmaceutical alternatives, and their bioavailability after taking the same dose in the same conditions of test is similar so their treatment effect is considered to be basically equivalent to each other.
8. Conventional dosage forms: a dosage form using exipients and classical preparation technique, without intention to change the release speed of pharmaceutical substance out of dosage forms.
9. Modified release dosage forms (Modified release dosage form): means the dosage form to use some excipients and/or preparation techniques different from conventional dosage forms to create pharmaceutical substance release speed different from the form conventional dosage. It includes accelerated, rhythm, stretching, delayed release dosage form...
10. Extended-release dosage form (extended release, sustained release dosage form): means a form of modified release dosage with a speed of pharmaceutical substance release which is changed by the direction of the prolonged effects of the drug to reduce the frequency of use of drugs compared with conventional dosage forms of the same pharmaceutical substance.
11. Delayed release dosage forms (Delayed release dosage form): means a modified release dosage forms that pharmaceutical substance is delayed for a certain period of time after treatment and then released as normal in conventional dosage forms. Package dosage form dissolved in the intestine is of this type.
12. Approved drugs: Within the scope of this Circular, the drugs which have been approved means invention drug or generic drug with sufficient data of bioavailability/bioequivalence study meeting requirements and granted circulation registration numbers.
Article 4. Regulations for the study of bioavailability/bioequivalence
1. The study must be designed and implemented in accordance with provisions in the guideline to study bioavailability/bioequivalence of ASEAN or the equivalent guidance of the other organizations (such as the World Health organization (WHO) , international Conference on harmony (ICH), the U.S. Food Drug Administration (U.S. FDA)). For the studies conducted in Vietnam, before the study, research scheme must be evaluated and approved by specialized technical agencies authorized by the Ministry of Health.
2. The study must be conducted at the unit of testing that has been assessed and accredited by a competent agency in the home country, and must be done in accordance with the principles of good clinical practice (GCP) and good laboratory practice (GLP) according to regulations of Vietnam or other similar regulations. The registered establishments shall have to provide valid sufficient evidence on the study which was conducted to meet the above requirements.
3. The report of bioavailability/bioequivalence study data must include the full contents specified in the form of report –of bioavailability/bioequivalence study guidance of ASEAN.
Article 5. Regulations for the use of control drugs in the study of compared bioequivalence / bioavailability for drug registration
1. For generic drugs in conventional dosage forms which effect the whole body, containing the pharmaceutical substance on the list of drugs required to report bioequivalence study data as registering drug (Annex 2): control drug used in the study is prescribed together with the list.
In case the studies used control drug as invention drug but not invention drug being circulated in Vietnam is specified in the list, the registration establishments required to provide the data demonstrated the ability to replace each other (solubility equivalence or bioequivalence) between the invention drug which has been used in research and invention drug which are being circulated in Vietnam.
2. For generic drugs with a combination of some pharmaceutical substances including the pharmaceutical substance on the list of the pharmaceutical substance required to report bioequivalence study data as registering drug (Annex 2): Control drug used in the study must be the invention drug with a similar coordination on ingredients of pharmaceutical substance and proportion of coordination between the ingredients or corresponding single ingredient control drug prescribed together in the list.
3. For generic drugs in the form of modified release dosage: Drug control used in the study must be selected according to the principles set out in Annex 1 of this Circular.
4. The drug registration establishments shall have to prove control drug which is selected by them for testing meeting the principles as prescribed, to provide accurate, adequate information on the country of origin as well as the production lot number and expiry date of the control drugs used in research.
Article 6. Principles of selection of pharmaceutical substance included in the list of pharmaceutical substance required to report bioequivalence study data as registering drug
The pharmaceutical substance selected for inclusion in the list must meet one or more of the following principles of priority:
1. Being in the drugs on the list of treatment medications primarily used in the medical facilities issued by the Ministry of Health together with the Decision No.05/2008/QD-BYT on 01/02/2008 and to be of one of the pharmacological effects groups of priority as follows:
a) The heart and blood pressure drugs;
b) The anticonvulsant, antiepileptic drugs;
c) The blood glucose lowering drugs;
d) The antibiotics;
đ) The drugs that effect on the gastrointestinal tract to reduce gastric acid secretion;
e) The anti-psychiatric disorder drugs;
f) The anti-inflammatory drugs (non-steroid and steroid);
g) The antiviral drugs.
2. Being in the drugs on the list of drugs used in the national program (tuberculosis drugs, antimalarials, anti-HIV medicines, birth control pills ...).
3. Having some narrow therapy and/or bioavailability problem.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực