Chương I: Thông tư 07/2020/TT-BGDĐT Quy định chung
Số hiệu: | 07/2022/TT-BGDĐT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo | Người ký: | Ngô Thị Minh |
Ngày ban hành: | 23/05/2022 | Ngày hiệu lực: | 08/07/2022 |
Ngày công báo: | 05/06/2022 | Số công báo: | Từ số 391 đến số 392 |
Lĩnh vực: | Giáo dục | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hình thức triển khai hỗ trợ khởi nghiệp ở cơ sở giáo dục đại học
Ngày 23/5/2022, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 07/2022/TT-BGDĐT về công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục.
Theo đó, hình thức triển khai hỗ trợ khởi nghiệp đối với cơ sở giáo dục đại học như sau:
- Tổ chức tuyên truyền về các hoạt động đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp cho sinh viên thông qua hoạt động đào tạo, hoạt động ngoại khóa, qua tài liệu và các phương tiện truyền thông.
- Xây dựng chương trình đào tạo, chuyên đề bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho sinh viên theo hướng bắt buộc hoặc tự chọn.
- Giáo dục, nâng cao nhận thức, truyền thụ tinh thần khởi nghiệp cho sinh viên thông qua triển khai “Tuần sinh hoạt công dân - Học sinh, sinh viên”.
- Tổ chức bồi dưỡng, đào tạo, rèn luyện nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ thông qua chương trình đào tạo, nghiên cứu tài liệu, hoạt động ngoại khóa, phương tiện công nghệ thông tin, hoạt động phối hợp với các đối tác.
- Hỗ trợ, tạo điều kiện thành lập các câu lạc bộ sinh viên nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp.
- Tổ chức thực hành, triển khai các dự án khởi nghiệp cho sinh viên thông qua hoạt động phối hợp với các đối tác;
Tổ chức cho sinh viên tham gia các cuộc thi, hội chợ, triển lãm trưng bày, giới thiệu thành tựu khoa học kỹ thuật, dự án khởi nghiệp.
Thông tư 07/2022/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 08/7/2022 và thay thế Quyết định 68/2008/QĐ-BGDĐT ngày 09/12/2008.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Thông tư này quy định về nhiệm vụ, hình thức triển khai và các điều kiện bảo đảm thực hiện công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục.
2. Thông tư này áp dụng đối với: các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và phổ thông có nhiều cấp học, trường chuyên biệt, cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục phổ thông); các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng sư phạm và các cơ sở giáo dục có đào tạo giáo viên (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục đại học); các tổ chức và cá nhân có liên quan.
Trong văn bản này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm trong các cơ sở giáo dục: Là các hoạt động nhằm hỗ trợ người học phát hiện khả năng, năng khiếu của bản thân để định hướng học tập, phát triển chuyên môn, nghề nghiệp, việc làm phù hợp với năng lực, sở thích, sở trường, sức khỏe.
2. Công tác hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục: Là các hoạt động nhằm giúp người học tích lũy kiến thức, kỹ năng để thúc đẩy tư duy đổi mới, sáng tạo hình thành các ý tưởng, giải pháp mới tạo giá trị cho bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội.
3. Đối tác: Là các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục, cơ sở sản xuất, tổ chức, cá nhân có mối quan hệ và hợp tác với cơ sở giáo dục để đầu tư, xây dựng, cải tạo công trình, cung cấp thiết bị, tài liệu, tổ chức đào tạo, hỗ trợ, phát triển dịch vụ phục vụ công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp.
1. Việc áp dụng Thông tư này bảo đảm phù hợp với nhận thức, trình độ và đáp ứng nhu cầu của người học đối với từng cấp học, trình độ đào tạo.
a) Đối với cấp tiểu học: Nội dung mang tính nhận biết.
b) Đối với cấp trung học cơ sở: Nội dung mang tính trải nghiệm.
c) Đối với cấp trung học phổ thông: Nội dung mang tính thực hành và định hướng về nghề nghiệp.
d) Đối với trình độ đào tạo đại học, cao đẳng sư phạm: Nội dung tập trung vào phát triển nghề nghiệp, việc làm.
2. Công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, huấn luyện khởi nghiệp được quy định tại Thông tư này phù hợp với chương trình giáo dục, đào tạo và không làm thay đổi khung thời gian năm học của các cơ sở giáo dục.
3. Khuyến khích xã hội hóa trong công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục theo đúng quy định của pháp luật.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope and regulated entities
1. This Circular prescribes tasks, forms of implementation, and conditions for career counseling and business startup support in education institutions.
2. This Circular applies to: primary schools, lower-secondary schools, upper-secondary schools, multi-level secondary schools, specialized schools, other education institutions providing formal education program (hereinafter referred to as “formal education institutions”); pedagogy universities, institutes, higher education institutions, colleges, and education institutions providing teacher training (hereinafter referred to as “higher education institutions”); relevant organizations and individuals.
Article 2. Definition
In this document, terms below are construed as follows:
1. “career counseling in education institutions” refers to activities conducted to help learners discover their potentials, talents in order to redirect their studying, specialty development, career, and occupation according to their capacity, hobbies, strengths, and health.
2. “business startup support in education institutions” refers to activities conducted to help learners accumulate knowledge and skills to promote creativity, form novel ideas, solutions to create values for themselves, families, community, and society.
3. “partner” refers to an agency, entity, enterprise, education institution, manufacturing facility, organization, or individual connecting and/or cooperating with an education institutions in investing, building, renovating structures, providing equipment, documents, organizing training, supporting and developing services serving career counseling and business startup support.
Article 3. Implementation rules
1. The application of this Circular must conform to awareness, education level, and demand of learners in each education level.
a) In primary schools: Aim for awareness of learners.
b) In lower-secondary schools: Aim for experiences of learners.
c) For upper-secondary schools: Aim for practice and career counseling for learners.
d) For pedagogy higher education and colleges: Aim for career, occupation development.
2. Training, knowledge and skill improvement, and startup training mentioned under this Circular must conform to education and training programs without changing time frames of school years of education institutions.
3. Encourage private sector involvement in career counseling and business startup support in education institutions in accordance with regulations and law.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực