Chương V Thông tư 07/2017/TT-BLĐTBXH: Tổ chức thực hiện
Số hiệu: | 07/2017/TT-BLĐTBXH | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | Người ký: | Doãn Mậu Diệp |
Ngày ban hành: | 10/03/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2017 |
Ngày công báo: | 27/03/2017 | Số công báo: | Từ số 207 đến số 208 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương, Giáo dục | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thông tư 07/2017/TT-BLĐTBXH quy định chế độ làm việc của nhà giáo giảng dạy trong các trường cao đẳng, trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở giáo dục đại học, doanh nghiệp có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp công lập, tư thục, có vốn đầu tư nước ngoài.
1. Nhiệm vụ và chế độ làm việc của nhà giáo dạy trình độ cao đẳng, trung cấp
- Thông tư số 07/2017 quy định thời giờ làm việc của nhà giáo dạy trình độ cao đẳng, trung cấp là 44 tuần/năm theo chế độ làm việc 40 giờ/tuần, trong đó:
+ Giảng dạy và giáo dục học viên, học sinh, sinh viên là 32 tuần với nhà giáo dạy cao đẳng và 36 tuần với nhà giáo dạy trung cấp.
+ Học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao, nghiên cứu khoa học là 08 tuần đối với nhà giáo dạy cao đẳng và 04 tuần đối với nhà giáo dạy trung cấp.
+ Thực tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn: 04 tuần đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng, trung cấp.
- Thông tư 07/TT-BLĐTBXH quy định định mức giờ giảng của nhà giáo trong một năm học như sau:
+ Từ 380 đến 450 giờ chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng;
+ Từ 430 đến 510 giờ chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ trung cấp.
- Bên cạnh đó, định mức giờ giảng của nhà giáo dạy các môn học chung trong một năm học là 450 giờ chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng; 510 giờ chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ trung cấp.
- Ngoài ra, theo Thông tư số 07 thì nhà giáo dạy trình độ cao đẳng, trung cấp phải đảm bảo các nhiệm vụ trong công tác giảng dạy, coi thi, kiểm tra đánh giá kết quả; hướng dẫn, đánh giá chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp và các công tác khác.
2. Nhiệm vụ và chế độ làm việc của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp
- Tương tự thì thời gian làm việc của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp theo Thông tư 07/2017 là 46 tuần/năm theo chế độ làm việc 40 giờ/tuần. Trong đó:
+ 42 tuần thực hiện công tác giảng dạy và giáo dục học viên, học sinh;
+ 02 tuần học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao; dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy; tham gia các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ;
+ 02 tuần thực tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn.
- Thông tư số 07/2017/BLĐTBXH quy định định mức giờ giảng của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp trong một năm học là từ 500 đến 580 giờ chuẩn.
3. Chế độ dạy thêm giờ, giảm giờ giảng và quy đổi các hoạt động chuyên môn khác ra giờ chuẩn
- Theo Thông tư 07/BLĐTBXH, nhà giáo, công chức, viên chức quản lý và viên chức các phòng, ban, tổ chuyên môn, nghiệp vụ tham gia giảng có số giờ giảng vượt định mức quy định thì được tính là dạy thêm giờ.
- Bên cạnh đó, một số nhà giáo làm công tác quản lý như cố vấn học tập, chủ nhiệm lớp, phụ trách thư viện, trưởng khoa, trưởng bộ môn và nhà giáo làm công tác Đảng, đoàn thể sẽ được giảm định mức giờ giảng theo quy định.
Thông tư 07/2017/TT-BLĐTBXH quy định chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp có hiệu lực ngày 01/7/2017.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Hướng dẫn, thanh tra và kiểm tra việc thực hiện các quy định tại Thông tư này.
Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện quy định tại Thông tư này đối với các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý.
1. Trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện các quy định tại Thông tư này.
2. Thanh tra, kiểm tra, đánh giá, tổng hợp, báo cáo định kỳ, đột xuất việc thực hiện chế độ làm việc đối với nhà giáo của các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
1. Quy định chi tiết chế độ làm việc của nhà giáo tại cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Thông tư này.
2. Xây dựng kế hoạch giảng dạy, nghiên cứu khoa học, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, thực tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn để nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp.
Article 12. Responsibilities of General Department of Vocational Education
Instruct and inspect the implementation of regulations of this Circular.
Article 13. Responsibilities of Ministries, ministerial-level agencies; Governmental agencies, People’s Committees of provinces and central-affiliated cities
Direct, instruct, and inspect the implementation of this Circular by vocational education institutions within their scope of management.
Article 14. Responsibilities of Services of Labor, War Invalids and Social Affairs
1. Request People’s Committees of provinces and central-affiliated cities to promulgate documents on guidelines for implementation of this Circular.
2. Inspect, assess, consolidate, and send regular and irregular reports on implementation of working regime applicable to teachers of vocational education institutions under management of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities.
Article 15. Responsibilities of vocational education institutions
1. Provide guidelines for working regime applicable to teachers of vocational education institutions prescribed hereof.
2. Formulate plans for teaching, research work, study, training in professional knowledge/skills, probation at enterprises or specialized agencies for the purpose of improving quality and work efficiency of vocational education teachers.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực