Chương II Thông tư 07/2017/TT-BLĐTBXH: Nhiệm vụ và chế độ làm việc của nhà giáo dạy trình độ cao đẳng, trung cấp
Số hiệu: | 07/2017/TT-BLĐTBXH | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | Người ký: | Doãn Mậu Diệp |
Ngày ban hành: | 10/03/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2017 |
Ngày công báo: | 27/03/2017 | Số công báo: | Từ số 207 đến số 208 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương, Giáo dục | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thông tư 07/2017/TT-BLĐTBXH quy định chế độ làm việc của nhà giáo giảng dạy trong các trường cao đẳng, trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở giáo dục đại học, doanh nghiệp có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp công lập, tư thục, có vốn đầu tư nước ngoài.
1. Nhiệm vụ và chế độ làm việc của nhà giáo dạy trình độ cao đẳng, trung cấp
- Thông tư số 07/2017 quy định thời giờ làm việc của nhà giáo dạy trình độ cao đẳng, trung cấp là 44 tuần/năm theo chế độ làm việc 40 giờ/tuần, trong đó:
+ Giảng dạy và giáo dục học viên, học sinh, sinh viên là 32 tuần với nhà giáo dạy cao đẳng và 36 tuần với nhà giáo dạy trung cấp.
+ Học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao, nghiên cứu khoa học là 08 tuần đối với nhà giáo dạy cao đẳng và 04 tuần đối với nhà giáo dạy trung cấp.
+ Thực tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn: 04 tuần đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng, trung cấp.
- Thông tư 07/TT-BLĐTBXH quy định định mức giờ giảng của nhà giáo trong một năm học như sau:
+ Từ 380 đến 450 giờ chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng;
+ Từ 430 đến 510 giờ chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ trung cấp.
- Bên cạnh đó, định mức giờ giảng của nhà giáo dạy các môn học chung trong một năm học là 450 giờ chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng; 510 giờ chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ trung cấp.
- Ngoài ra, theo Thông tư số 07 thì nhà giáo dạy trình độ cao đẳng, trung cấp phải đảm bảo các nhiệm vụ trong công tác giảng dạy, coi thi, kiểm tra đánh giá kết quả; hướng dẫn, đánh giá chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp và các công tác khác.
2. Nhiệm vụ và chế độ làm việc của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp
- Tương tự thì thời gian làm việc của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp theo Thông tư 07/2017 là 46 tuần/năm theo chế độ làm việc 40 giờ/tuần. Trong đó:
+ 42 tuần thực hiện công tác giảng dạy và giáo dục học viên, học sinh;
+ 02 tuần học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao; dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy; tham gia các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ;
+ 02 tuần thực tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn.
- Thông tư số 07/2017/BLĐTBXH quy định định mức giờ giảng của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp trong một năm học là từ 500 đến 580 giờ chuẩn.
3. Chế độ dạy thêm giờ, giảm giờ giảng và quy đổi các hoạt động chuyên môn khác ra giờ chuẩn
- Theo Thông tư 07/BLĐTBXH, nhà giáo, công chức, viên chức quản lý và viên chức các phòng, ban, tổ chuyên môn, nghiệp vụ tham gia giảng có số giờ giảng vượt định mức quy định thì được tính là dạy thêm giờ.
- Bên cạnh đó, một số nhà giáo làm công tác quản lý như cố vấn học tập, chủ nhiệm lớp, phụ trách thư viện, trưởng khoa, trưởng bộ môn và nhà giáo làm công tác Đảng, đoàn thể sẽ được giảm định mức giờ giảng theo quy định.
Thông tư 07/2017/TT-BLĐTBXH quy định chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp có hiệu lực ngày 01/7/2017.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Công tác giảng dạy, bao gồm:
a) Chuẩn bị giảng dạy: Soạn giáo án, lập đề cương bài giảng, chuẩn bị tài liệu, trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy mô-đun, môn học được phân công giảng dạy;
b) Giảng dạy mô-đun, môn học được phân công theo kế hoạch và quy định của chương trình;
c) Đánh giá kết quả học tập của học viên, học sinh, sinh viên gồm: Soạn đề kiểm tra, coi kiểm tra, đánh giá kiểm tra định kỳ.
2. Coi thi, kiểm tra, đánh giá kết thúc mô-đun, môn học; chấm thi tuyển sinh; chấm thi tốt nghiệp; hướng dẫn, đánh giá chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp; đánh giá kết quả nghiên cứu của học viên, học sinh, sinh viên.
3. Hoàn thiện các biểu mẫu, sổ sách quản lý lớp học được bố trí, phân công giảng dạy theo quy định.
4. Hướng dẫn sinh viên làm chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp (nếu có); hướng dẫn thực tập, thực tập kết hợp với lao động sản xuất; luyện thi cho học viên, học sinh, sinh viên giỏi tham gia kỳ thi các cấp.
5. Biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy; góp ý kiến xây dựng chương trình, nội dung mô-đun, môn học được phân công giảng dạy.
6. Tham gia thiết kế, xây dựng phòng học chuyên môn; thiết kế, cải tiến, tự làm đồ dùng, trang thiết bị giáo dục nghề nghiệp.
7. Tổ chức các hoạt động giáo dục và rèn luyện học viên, học sinh, sinh viên.
8. Học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao; thực tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn; dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy.
9. Tham gia bồi dưỡng cho nhà giáo theo yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của trường, khoa, bộ môn.
10. Nghiên cứu khoa học; hướng dẫn học viên, học sinh, sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học; ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật hoặc sáng kiến, cải tiến kỹ thuật vào giảng dạy và thực tiễn sản xuất.
11. Tham gia sinh hoạt chuyên môn, nghiệp vụ, tham gia công tác quản lý đào tạo.
12. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Hiệu trưởng, giám đốc cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
1. Thời gian làm việc của nhà giáo dạy trình độ cao đẳng, trung cấp là 44 tuần/năm theo chế độ tuần làm việc 40 giờ, trong đó:
a) Thực hiện công tác giảng dạy và giáo dục học viên, học sinh, sinh viên: 32 tuần đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng; 36 tuần đối với nhà giáo dạy trình độ trung cấp;
b) Học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao, nghiên cứu khoa học: 08 tuần đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng; 04 tuần đối với nhà giáo dạy trình độ trung cấp;
c) Thực tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn: 04 tuần đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng, trung cấp;
d) Trường hợp nhà giáo sử dụng không hết thời gian để học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao, nghiên cứu khoa học theo quy định thì Hiệu trưởng, giám đốc quy đổi thời gian còn lại chuyển sang làm công tác giảng dạy hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng, giám đốc giao. Số giờ quy đổi được tính thêm vào định mức giờ giảng trong năm học của nhà giáo. Tính số giờ quy đổi theo tỷ lệ tương ứng giữa thời gian không sử dụng để học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao, nghiên cứu khoa học với thời gian thực hiện công tác giảng dạy và giáo dục học viên, học sinh, sinh viên được quy định tại điểm a khoản này. Trường hợp nhà giáo tham gia các khóa học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao vượt quá 04 tuần thì được giảm giờ theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 10 Thông tư này.
2. Thời gian nghỉ hằng năm của nhà giáo là 08 tuần, của viên chức quản lý có tham gia giảng dạy được quy định tại khoản 5 Điều 5 của Thông tư này là 06 tuần, bao gồm nghỉ hè, nghỉ Tết, nghỉ các ngày lễ, trong đó:
a) Thời gian nghỉ hè thay cho nghỉ phép hằng năm, được hưởng nguyên lương và phụ cấp (nếu có);
b) Các chế độ nghỉ khác thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành;
c) Căn cứ kế hoạch năm học và điều kiện cụ thể của từng cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, Hiệu trưởng, giám đốc bố trí cho nhà giáo nghỉ vào thời gian thích hợp.
1. Định mức giờ giảng của nhà giáo trong một năm học: Từ 380 đến 450 giờ chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng; từ 430 đến 510 giờ chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ trung cấp.
Hiệu trưởng, giám đốc căn cứ vào tình hình thực tế của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, đặc điểm của từng mô-đun, môn học, trình độ của nhà giáo để quyết định định mức giờ giảng cho phù hợp trong năm học.
2. Định mức giờ giảng của nhà giáo dạy các môn học chung trong một năm học là 450 giờ chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng; 510 giờ chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ trung cấp.
3. Định mức giờ giảng của nhà giáo dạy các môn văn hóa phổ thông trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định tại Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông.
4. Định mức giờ giảng của nhà giáo tham gia giảng dạy nhiều cấp trình độ trong một năm học được áp dụng theo định mức giờ giảng ở cấp trình độ cao nhất.
5. Định mức giờ giảng cho công chức, viên chức quản lý, viên chức các phòng, ban chuyên môn, nghiệp vụ có đủ tiêu chuẩn để tham gia giảng dạy nhằm nắm được nội dung, chương trình đào tạo và quá trình học tập của học viên, học sinh, sinh viên để nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo được quy định như sau:
a) Hiệu trưởng: 30 giờ chuẩn/năm;
b) Phó hiệu trưởng: 40 giờ chuẩn/năm;
c) Trưởng phòng và tương đương: 60 giờ chuẩn/năm;
d) Phó trưởng phòng và tương đương: 70 giờ chuẩn/năm;
đ) Viên chức các phòng, ban chuyên môn, nghiệp vụ về đào tạo; quản lý học viên, học sinh, sinh viên; khảo thí và bảo đảm chất lượng: 80 giờ chuẩn/năm.
6. Định mức giờ giảng đối với nhà giáo thuộc khoa Sư phạm trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp được tính như định mức giờ giảng của nhà giáo dạy trình độ cao đẳng.
7. Viên chức các phòng chuyên môn, nghiệp vụ khác đủ tiêu chuẩn để tham gia giảng dạy thì căn cứ vào khối lượng công việc, nhiệm vụ được giao, Hiệu trưởng, giám đốc cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp có thể ký hợp đồng giảng dạy nếu có nhu cầu.
DUTIES AND WORKING REGIME OF TEACHERS OF COLLEGE OR INTERMEDIATE LEVEL
1. Teaching, including:
a) Preparation: Developing lesson plans, drawing up syllabuses, prepare materials and equipment serving the teaching of modules or subjects as assigned;
b) Teaching modules or subjects as assigned in conformity with the given plan or program;
c) Assessment of students, including: Prepare tests, invigilate, and give marks of periodical tests.
2. Invigilate, give tests, and make assessment upon completion of modules or subjects; mark entrance exams; mark graduation exams; instruct and evaluate graduation theses; evaluate research findings of students.
3. Complete forms and documents on management of classes as assigned as prescribed.
4. Instruct students to do graduation theses (if any); instruct internship, internship in combination with work; coach excellent students for exams.
5. Compile textbooks and teaching materials; offer opinions about the program, contents of modules and subjects as assigned.
6. Design, build specialized classes; design, innovate, self-make vocational education equipment.
7. Engage students in educational activities and practices.
8. Study, participate in standardized training programs, advanced training programs; probation at specialized agencies; engage class observation and exchange teaching experience.
9. Participate in training courses for teachers as required by the institution, faculties in terms of teachers’ professional development.
10. Do scientific researches; instruct students to do scientific researches; apply advanced technology or technological innovation or initiatives to teaching and production reality.
11. Participate in professional activities and training management.
12. Perform other duties as required by Principals or Directors of vocational education institutions.
Article 4. Working time and annual rest period
1. Working time of teachers of college or intermediate level shall be 44 weeks per year according to 40-hour per week working regime, in which:
a) Teaching and educating students: 32 weeks in case of teachers of college level; 36 weeks in case of teachers of intermediate level; <0}
b) Study and participate in standardized training programs, advanced training programs, scientific researches: 08 weeks in case of teachers of college level; 04 weeks in case of teachers of intermediate level;
c) Probation at enterprises or specialized agencies: 04 weeks in case of teachers of college or intermediate level;
d) If a teacher does not use full of the given time to study or participate in a standardized training program, an advanced training program, or a scientific research as prescribed, the Principal or Director shall convert the remaining time into the time to be used for teaching or other duties assigned by himself/herself. The converted time shall be included in the teacher’s teaching hour norm in such academic year. The converted time shall be calculated equivalent the ratio of the time not to be used for study, standardized training program, advanced training program, or scientific research and the time to be used for teaching students prescribed in Point a hereof. If a teacher participates in a standardized training course or advanced training course lasting more than 04 weeks, he/she shall be eligible for teaching time reduction as prescribed in Point a Clause 4 Article 10 of this Circular.
2. Annual leave of a teacher is 08 weeks, of a managerial public employee cum teacher prescribed in Clause 5 Article 5 of this Circular is 06 weeks, including summer holiday, Tet holidays, and other holidays, in which:
a) Summer holiday shall be used instead of annual leave and the teacher shall be eligible for full pay and allowances (if any) during the summer holiday;
b) Other leave policies as prescribed by applicable regulations of law;
c) The Principal or Director of each vocational education institution shall, depending on its academic year plan and particular conditions, to give teacher leave in appropriate time.
Article 5. Teaching hour norms
1. Teaching hour norm of a teacher in an academic year: From 380 to 450 standard hours in case of teachers of college level; from 430 to 510 standard hours in case of teachers of intermediate level.
The Principal or Director of each vocational education institution shall, depending on its particular conditions and characteristics of each module or subject, teachers’ qualifications, to decide appropriate teaching hour norms in an academic year.
2. Teaching hour norm applicable to a teacher in charge of general subjects in an academic year is 450 standard hours in case of teachers of college level or 510 standard hours in case of teachers of intermediate level.
3. Teaching hour norm applicable to a teacher in charge of secondary level in a vocational education institution shall be consistent with Circular No. 28/2009/TT-BGDDT dated October 21, 2009 of the Minister of Education and Training on working regime for secondary teachers.
4. If a teacher teaches multiple levels in an academic year, his/her teaching hour norm at the highest level shall apply.
5. Teaching hour norms applicable to managerial officials and civil servants, public employees of professional departments that are qualified for teaching so as to understand training contents and programs and study progress of students for the purpose of improving the training management effectiveness, in particular:
a) Principal: 30 standard hours per year;
b) Vice Principal: 40 standard hours per year;
c) Department head and equivalent: 60 standard hours per year;
d) Department deputy head and equivalent: 70 standard hours per year;
dd) Pubic employees of professional departments in charge of training, management of students; examination and quality assurance: 80 standard hours per year.
6. Teaching hour norms applicable to a teacher in pedagogy faculty in a vocational education institution shall be equivalent to those applicable to a teacher of college level.
7. The Principal or Director of a vocational education institution shall, according to workload and duties assigned to a public employee in other professional departments that is qualified for teaching, enter into a contract of teaching with such public employee when it deemed necessary.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực