Thông tư số 07/2013/TT-BYT của Bộ Y tế: Quy định tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ của nhân viên y tế thôn, bản
Số hiệu: | 07/2013/TT-BYT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Y tế | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Tiến |
Ngày ban hành: | 08/03/2013 | Ngày hiệu lực: | 01/05/2013 |
Ngày công báo: | 29/03/2013 | Số công báo: | Từ số 177 đến số 178 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính, Thể thao, Y tế | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2024 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
BỘ Y TẾ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/2013/TT-BYT |
Hà Nội, ngày 08 tháng 3 năm 2013 |
QUY ĐỊNH TIÊU CHUẨN, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ THÔN, BẢN
Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 75/2009/QĐ-TTg ngày 11 tháng 5 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định chế độ phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế;
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ của nhân viên y tế thôn, bản.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định về tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ của nhân viên y tế thôn, bản, ấp, buôn, làng, phum, sóc (sau đây gọi là thôn, bản).
2. Nhân viên y tế thôn, bản bao gồm:
a) Nhân viên y tế thôn, bản làm công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu (sau đây gọi là nhân viên y tế thôn, bản);
b) Nhân viên y tế thôn bản làm công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em (sau đây gọi là cô đỡ thôn, bản) ở thôn, bản có nhiều người dân tộc thiểu số sinh sống, còn tồn tại phong tục, tập quán không đến khám thai, quản lý thai và đẻ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, có diện tích rộng, giao thông khó khăn, phức tạp, khả năng tiếp cận của người dân với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hạn chế (sau đây gọi là thôn, bản còn có khó khăn về công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em).
3. Nhân viên y tế tổ dân phố áp dụng tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Thông tư này.
4. Thông tư này không áp dụng đối với cộng tác viên của các chương trình y tế.
Điều 2. Tiêu chuẩn của nhân viên y tế thôn, bản
1. Về trình độ chuyên môn, đào tạo:
a) Nhân viên y tế thôn, bản làm công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu: Có trình độ chuyên môn về y từ sơ cấp trở lên hoặc đã hoàn thành khóa đào tạo có thời gian từ 3 tháng trở lên theo khung chương trình đào tạo nhân viên y tế thôn, bản của Bộ Y tế;
b) Cô đỡ thôn, bản: Đã hoàn thành khóa đào tạo có thời gian từ 6 tháng trở lên theo khung chương trình đào tạo cô đỡ thôn, bản của Bộ Y tế.
2. Đang sinh sống, làm việc ổn định tại thôn, bản; tự nguyện tham gia làm nhân viên y tế thôn, bản hoặc cô đỡ thôn, bản.
3. Có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình tham gia hoạt động xã hội, có khả năng vận động quần chúng và được cộng đồng tín nhiệm.
4. Có đủ sức khoẻ để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định.
Điều 3. Chức năng của nhân viên y tế thôn, bản
1. Nhân viên y tế thôn, bản làm công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu có chức năng tham gia chăm sóc sức khỏe ban đầu tại thôn, bản.
2. Cô đỡ thôn, bản có chức năng tham gia công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em tại thôn, bản.
Điều 4. Nhiệm vụ của nhân viên y tế thôn, bản
1. Nhiệm vụ của nhân viên y tế thôn, bản làm công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu:
a) Tuyên truyền, giáo dục sức khoẻ tại cộng đồng:
- Thực hiện tuyên truyền, phổ biến kiến thức bảo vệ sức khoẻ, vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm;
- Hướng dẫn một số biện pháp chăm sóc sức khoẻ ban đầu; phòng, chống dịch bệnh tại cộng đồng;
- Tuyên truyền, giáo dục người dân về phòng, chống HIV/AIDS;
- Vận động, cung cấp thông tin, tư vấn về công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình.
b) Tham gia thực hiện các hoạt động chuyên môn về y tế tại cộng đồng:
- Phát hiện, tham gia giám sát và báo cáo tình hình dịch, bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm, bệnh xã hội, bệnh truyền qua thực phẩm tại thôn, bản;
- Tham gia giám sát chất lượng nước dùng cho ăn uống, sinh hoạt; công trình vệ sinh hộ gia đình, nơi công cộng tại thôn, bản;
- Tham gia triển khai thực hiện các phong trào vệ sinh phòng bệnh, an toàn thực phẩm, nâng cao sức khỏe cộng đồng, xây dựng làng văn hóa sức khỏe.
c) Chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em và kế hoạch hoá gia đình:
- Tuyên truyền, vận động phụ nữ mang thai đến trạm y tế xã đăng ký quản lý thai, khám thai và đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để sinh đẻ; xử trí đẻ rơi cho phụ nữ có thai không kịp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để sinh đẻ;
- Hướng dẫn, theo dõi chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh tại nhà trong 06 tuần đầu sau khi sinh đẻ;
- Hướng dẫn một số biện pháp đơn giản về theo dõi, chăm sóc sức khoẻ trẻ em và phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 05 tuổi;
- Hướng dẫn thực hiện kế hoạch hoá gia đình, cung cấp và hướng dẫn sử dụng bao cao su, viên thuốc uống tránh thai theo quy định của Bộ Y tế.
d) Sơ cứu ban đầu và chăm sóc bệnh thông thường:
- Thực hiện sơ cứu ban đầu các cấp cứu và tai nạn;
- Chăm sóc một số bệnh thông thường tại cộng đồng;
- Tham gia hướng dẫn chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, người khuyết tật, người mắc bệnh xã hội, bệnh không lây nhiễm tại gia đình.
đ) Tham gia thực hiện các chương trình y tế tại thôn, bản.
e) Vận động, hướng dẫn nhân dân nuôi trồng và sử dụng thuốc nam tại gia đình để phòng và chữa một số chứng, bệnh thông thường.
g) Tham gia giao ban định kỳ với trạm y tế xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là trạm y tế xã); tham gia các khoá đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn do cơ quan y tế cấp trên tổ chức để nâng cao trình độ.
h) Quản lý và sử dụng hiệu quả Túi y tế thôn, bản.
i) Thực hiện ghi chép, báo cáo kịp thời, đầy đủ theo hướng dẫn của trạm y tế xã.
2. Nhiệm vụ của cô đỡ thôn, bản:
a) Tuyên truyền, vận động về chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em:
- Tư vấn về sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em dưới 05 tuổi;
- Tuyên truyền, vận động phụ nữ mang thai đến trạm y tế xã đăng ký quản lý thai, khám thai và đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để sinh đẻ, tiêm phòng uốn ván cho mẹ và tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin cho trẻ em trong độ tuổi;
- Hướng dẫn phụ nữ mang thai cách chăm sóc bản thân khi mang thai, sau khi sinh, nuôi con bằng sữa mẹ, cách cho trẻ ăn hợp lý.
b) Thực hiện chăm sóc sức khỏe bà mẹ khi mang thai:
- Quản lý thai nghén, phát hiện những trường hợp thai có nguy cơ cao và chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh kịp thời;
- Đỡ đẻ đường dưới ngôi chỏm cho phụ nữ mang thai khi chuyển dạ không đến hoặc không kịp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để sinh đẻ;
- Xử trí ban đầu các trường hợp xảy ra tai biến trong quá trình đẻ tại nhà và chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh kịp thời.
c) Định kỳ chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh sau đẻ tại nhà:
d) Hướng dẫn thực hiện kế hoạch hoá gia đình, cung cấp và hướng dẫn sử dụng bao cao su, viên thuốc uống tránh thai theo quy định của Bộ Y tế;
đ) Phối hợp tham gia thực hiện các chương trình y tế tại thôn, bản;
e) Tham gia giao ban định kỳ với trạm y tế xã; tham gia các khoá đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn do cơ quan y tế cấp trên tổ chức để nâng cao trình độ;
g) Quản lý và sử dụng hiệu quả Túi cô đỡ thôn, bản;
h) Thực hiện ghi chép, báo cáo kịp thời, đầy đủ theo hướng dẫn của trạm y tế xã.
Điều 5. Chế độ phụ cấp, phương tiện và phương thức làm việc
1. Chế độ phụ cấp của nhân viên y tế thôn, bản được thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước và trợ cấp thêm hằng tháng (nếu có) từ các nguồn kinh phí hợp pháp khác do cấp có thẩm quyền quy định.
2. Mỗi nhân viên y tế thôn, bản được trang bị các thiết bị, dụng cụ y tế theo danh mục do Bộ Y tế quy định.
3. Nhân viên y tế thôn, bản hoạt động theo chế độ không chuyên trách tại thôn, bản. Nhân viên y tế thôn, bản có trách nhiệm chủ động bố trí, sắp xếp thời gian để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Thông tư này.
1. Nhân viên y tế thôn, bản chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp và hướng dẫn về chuyên môn kỹ thuật của Trạm y tế xã.
2. Nhân viên y tế thôn, bản chịu sự quản lý, giám sát về hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp xã, Trưởng thôn, bản.
3. Nhân viên y tế thôn, bản có mối quan hệ phối hợp với các tổ chức quần chúng, đoàn thể tại thôn, bản.
4. Các nhân viên y tế thôn, bản cùng phối hợp thực hiện nhiệm vụ được phân công.
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2013.
2. Bãi bỏ Thông tư số 39/2010/TT-BYT ngày 10 tháng 9 năm 2010 của Bộ Y tế quy định tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ của nhân viên y tế thôn, bản kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
1. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai việc thực hiện Thông tư này tại địa phương.
2. Căn cứ vào đặc điểm, tình hình thực tế của địa phương, Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
a) Chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét quyết định:
- Số lượng, quy trình xét chọn, đơn vị quản lý, chi trả phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản trên cơ sở quy định của pháp luật;
- Danh sách những thôn bản còn có khó khăn về công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em cần bố trí 01 cô đỡ thôn, bản;
- Trường hợp thôn, bản được bố trí 01 nhân viên y tế thôn bản làm công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và 01 cô đỡ thôn, bản, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định nhân viên y tế thôn, bản làm công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu có thể không phải thực hiện nhiệm vụ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 4 của Thông tư này căn cứ vào nhu cầu thực tế của địa phương và hiệu quả hoạt động của nhân viên y tế thôn bản, cô đỡ thôn, bản.
b) Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo, đào tạo liên tục đối với nhân viên y tế thôn, bản theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này;
c) Chỉ đạo, hướng dẫn lồng ghép các hoạt động của nhân viên y tế thôn, bản với cộng tác viên các chương trình y tế nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của nhân viên y tế thôn, bản;
d) Tiếp tục sử dụng những người đang làm nhân viên y tế thôn, bản, cô đỡ thôn, bản nhưng chưa đủ tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này (nếu có) để bảo đảm ổn định mạng lưới y tế thôn, bản và có kế hoạch đào tạo chuẩn hóa về trình độ chuyên môn đối với những đối tượng này trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc có khó khăn, vướng mắc, cơ quan, tổ chức, cá nhân cần phản ánh kịp thời về Bộ Y tế để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền./.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
THE MINISTRY OF HEALTH |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 07/2013/TT-BYT |
Hanoi, March 08, 2013 |
DEFINING STANDARDS, FUNCTIONS AND TASKS OF VILLAGE HEALTH WORKERS
Pursuant to the Government’s Decree No.63/2012/NDD-CP dated August 31, 2012 defining functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Health;
Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 153/2006/QDD-TTg dated June 30, 2006 approving the master plan on development of Vietnam's healthcare system up to 2010 with a vision to 2020;
Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 75/2009/QDD-TTg dated May 11, 2009 on allowances for village health workers;
At the request of the Director General of the Department of Personnel and Organization, Director General of the Maternal and Child Health Department and Ministry of Health;
The Minister of Health promulgates the Circular defining standards, functions and tasks of village health workers.
Article 1. Scope and regulated entities
1. This Circular defines standards, functions and tasks of health workers of villages, mountain villages, hamlets, ethnic communities, etc. (hereinafter referred to as “village”).
2. Village health workers include:
a) Village health workers providing primary healthcare (hereinafter referred to as “village health workers”);
b) Village health workers providing maternal and child healthcare (hereinafter referred to as “village midwives”) in villages where there is a high population of ethnic minorities, refusal of pregnancy examination, pregnancy management and birth in healthcare establishments is still prevalent, exceptional socio-economic difficulties, difficult and complicated traffic, limited access to healthcare establishments and/or the villages encompassing a large area.
3. Health workers of neighborhoods to whom the standards, functions and tasks defined in this Circular apply.
4. This Circular is not applicable to collaborators of healthcare programs.
Article 2. Standards for village health workers
1. In terms of training and professional qualifications:
a) Village health workers providing primary healthcare shall have at least an elementary healthcare qualification or complete at least a 3-month training course in the training framework for village health workers of the Ministry of Health;
b) Village midwives shall complete at least a 6-month training course in the training framework for village midwives of the Ministry of Health.
2. Village health workers shall be living and having a stable job in villages; voluntarily working as village health workers or midwives.
3. Village health workers shall be responsible persons, enthusiastic in social activities, capable of persuading the people and trusted by local communities.
4. Village health workers shall be in good health to carry out their tasks.
Article 3. Functions of village health workers
1. Village health workers providing primary healthcare shall participate in provision of primary healthcare in villages.
2. Village midwives shall participate in provision of maternal and child healthcare in villages.
Article 4. Tasks of village health workers
1. The tasks of village health workers providing primary healthcare are:
a) Educating about health in local communities such as:
- Disseminating knowledge on health protection, environmental hygiene and food safety;
- Providing guidance on some primary healthcare measures; disease prevention and control in local communities;
- Educating people on HIV/AIDS prevention and control;
- Providing information and advice on population work - family planning.
b) Participating in specialized healthcare activities in local communities such as:
- Detecting, participating in monitoring and reporting status of epidemics, infectious diseases, non-communicable diseases, social diseases, diseases transmitted by food in villages;
- Participating in monitoring the quality of water used for consumption and daily activities; household and public hygienic constructions in villages;
- Participating in spreading movements of hygiene and disease prevention, food safety, community health improvement, building of health culture villages.
c) Providing maternal and child healthcare and family planning such as:
- Encouraging and persuading pregnant women to visit commune-level healthcare stations for pregnancy management registration, pregnancy examination and to give birth in healthcare establishments; providing help to births before arrival;
- Providing guidance, monitoring and providing homecare to mothers and their newborns within 06 weeks after birth;
- Providing guidance on some simple measures on monitoring and caring for children and preventing and controlling malnutrition of children under 05 years of age;
- Providing guidance on family planning, providing and instructing use of condoms, oral contraceptives as prescribed by the Ministry of Health.
d) Providing first-aid and healthcare for common diseases such as:
- Performing first-aid in case of emergencies and accidents;
- Providing healthcare for some common diseases in local communities;
- Providing guidance on healthcare of the elderly, disabled persons, persons with social diseases and non-communicable diseases in the home.
dd) Participating in implementation of healthcare programs in villages.
e) Encouraging and instructing the people to grow and use Vietnamese traditional herbs in the home to prevent and treat some common diseases.
g) Participating in periodical briefings with healthcare stations of communes, wards and towns (hereinafter referred to as “commune-level healthcare stations”); participating in specialized training and refresher courses organized by superior healthcare authorities to improve qualifications.
h) Managing and using medical bags of villages efficiently.
i) Recording and reporting promptly and fully as instructed by commune-level healthcare stations.
2. The tasks of village midwives are:
a) Providing information on maternal and child healthcare such as:
- Advising on reproductive health and family planning for women of reproductive age, malnutrition prevention for children under 05 years of age;
- Persuading and encouraging pregnant women to visit commune-level healthcare stations for pregnancy management registration, pregnancy examination and to visit healthcare establishments to give birth, administer tetanus vaccine for mothers and all required vaccines for children of suitable age;
- Providing guidance for pregnant women on self-care during pregnancy and after birth, breastfeeding and proper feeding for their children.
b) Providing healthcare to pregnant women such as:
- Recording morning sickness, detecting high-risk fetuses and promptly transferring to healthcare establishments;
- Delivering babies in the head-down position for mothers who do not or cannot arrive in time to give birth in healthcare establishments;
- Providing first-aid treatment in case of complications during homebirth and promptly transferring to healthcare establishments.
c) Providing periodical healthcare to mothers and newborns after homebirth;
d) Providing guidance on family planning, providing and instructing use of condoms, oral contraceptives as prescribed by the Ministry of Health;
dd) Cooperating in implementing healthcare programs in villages;
e) Participating in periodical briefings with commune-level healthcare stations; participating in specialized training and refresher courses organized by superior healthcare authorities to improve qualifications;
g) Managing and using midwife bags of villages efficiently;
h) Recording and reporting promptly and fully as instructed by commune-level healthcare stations.
Article 5. Allowances, equipment and methods of working
1. Allowances for village health workers shall be provided in accordance with applicable regulations of the State. There may be additional monthly allowances from other legal funding sources as prescribed by competent authorities.
2. Each village health worker shall be provided with medical equipment and tools on the list compiled by the Ministry of Health.
3. Village health workers shall work part-time in villages. Village health workers shall be responsible for proactively managing and arranging their schedules to ensure the fulfillment of the tasks prescribed in this Circular.
1. Village health workers work under the direct management and professional guidance of commune-level healthcare stations.
2. Village health workers’ operation shall be managed and supervised by commune-level People’s Committees and Heads of villages.
3. Village health workers are in a cooperative relationship with the people and organizations of the villages.
4. Village health workers shall cooperate with each other in performing their assigned tasks.
1. This Circular takes effect from May 01, 2013.
2. This Circular supersedes the Ministry of Health’s Circular No. 39/2010/TT-BYT dated September 10, 2010 defining standards, functions and tasks of village health workers starting from the date of its effect.
Article 8. Implementing organizations
1. People’s Committees of provinces and central-affiliated cities shall direct Departments of Health under their management to organize the implementation of this Circular in localities.
2. Based on the characteristics and status of each province, Departments of Health of provinces and central-affiliated cities shall be responsible for:
a) Taking charge in cooperating with relevant authorities in proposing to People’s Committees of provinces and central-affiliated cities in terms of:
- Quantity, selecting procedures, managing units, allowance payment for village health workers as prescribed by law;
- List of villages with difficulties in maternal and child healthcare and requiring 01 midwife for each of those villages;
- In case 01 health worker providing primary healthcare and 01 midwife are assigned to a village, the province-level People’s Committee shall decide whether the health worker providing primary healthcare has to fulfill the tasks prescribed in point c clause 1 Article 4 of this Circular based on actual demands of the locality and performance of the health worker and/or midwife.
b) Formulating and implementing plans for training and continuous training for village health workers as prescribed in clause 1 Article 2 of this Circular;
c) Directing and providing guidance on incorporating the activities of village health workers with collaborators of healthcare programs so as to improve the performance of village health workers;
d) Continuing to employ current village health workers and midwives who have not obtained the required professional qualifications as prescribed in clause 1 Article 2 of this Circular (if any) to ensure stability of the healthcare network of villages; preparing training plans for standardization of professional qualifications for these persons within 12 months starting from the date of effect of this Circular.
During the implementation of this Circular, any problem or difficulty that arises should be promptly reported to the Ministry of Health for ex officio consideration and/or resolution./.
|
MINISTER OF HEALTH |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực