Chương II Thông tư 07/2012/TT-BNNPTNT: Đăng ký kiểm tra GMP
Số hiệu: | 07/2012/TT-BNNPTNT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Người ký: | Diệp Kỉnh Tần |
Ngày ban hành: | 13/02/2012 | Ngày hiệu lực: | 29/03/2012 |
Ngày công báo: | 09/03/2012 | Số công báo: | Từ số 247 đến số 248 |
Lĩnh vực: | Thể thao, Y tế | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
19/07/2016 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Siết chặt chất lượng, an toàn thuốc thú y
Thuốc thú y dưới dạng bột dùng để cho uống hoặc trộn thức ăn chỉ được lưu hành đến ngày 31/12/2013 nếu đến thời hạn 31/12/2012 mà dây chuyền sản xuất (SX) không có chứng chỉ thực hành tốt SX thuốc (GMP).
Đây là lộ trình được quy định tại Thông tư 07/2012/TT-BNNPTNN do Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn ban hành ngày 13/02/2012.
Đồng thời, để được cấp giấy chứng nhận GMP, cơ sở SX phải trải qua các hình thức kiểm tra như sau:
- Kiểm tra lần đầu: Áp dụng với các cơ sở lần đầu tiên đăng ký hoặc đã có GCN nhưng bị thu hồi. Mỗi cơ sở phải SX ít nhất 3 lô sản phẩm trên mỗi dây chuyền đăng ký kiểm tra. Ngoài việc cấp GCN cho những cơ sở đủ điều kiện, thông tư còn cho thời hạn 2 tháng để khắc phục, sữa chữa đối với những cơ sở về cơ bản đáp ứng tiêu chuẩn nhưng còn một số tồn tại, hạn chế.
- Kiểm tra đột xuất: Thực hiện khi cơ sở SX có dấu hiệu vi phạm nguyên tắc GMP hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước.
- Tái kiểm tra: Tiến hành khi cần gia hạn GCN GMP, hồ sơ đăng ký phải được nộp 3 tháng trước khi GCN hết hạn.
GCN thực hành tốt SX thuốc do Cục Thú y cấp và có thời hạn trong 02 năm.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 29/03/2012.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Kiểm tra lần đầu được thực hiện tại cơ sở sản xuất thuốc thú y lần đầu tiên đăng ký để được kiểm tra và chứng nhận GMP, hoặc cơ sở có Giấy chứng nhận GMP bị thu hồi có nhu cầu chứng nhận lại.
2. Kiểm tra đột xuất được thực hiện khi phát hiện cơ sở sản xuất thuốc thú y có dấu hiệu vi phạm nguyên tắc GMP hoặc khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước các cấp.
3. Tái kiểm tra GMP thực hiện khi Giấy chứng nhận GMP hết hạn.
1. Cục Thú y chịu trách nhiệm tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đăng ký kiểm tra GMP, thành lập đoàn kiểm tra, tiến hành kiểm tra và cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn GMP cho cơ sở sau khi kiểm tra đạt yêu cầu.
2. Thành phần đoàn kiểm tra GMP do Cục Trưởng Cục Thú y quyết định, gồm các chuyên gia có kinh nghiệm về GMP trong và ngoài ngành.
1. Cơ sở sản xuất thuốc thú y triển khai áp dụng GMP tiến hành sản xuất ít nhất 03 lô sản phẩm trên mỗi dây chuyền đăng ký kiểm tra; để tự kiểm tra, đánh giá theo nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP, chuẩn bị hồ sơ đăng ký kiểm tra “Thực hành tốt sản xuất thuốc”.
Cơ sở sản xuất nộp 03 bộ hồ sơ về Cục Thú y. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đăng ký kiểm tra GMP (Phụ lục 01);
b) Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập doanh nghiệp;
c) Sơ đồ tổ chức và nhân sự của cơ sở: Sơ đồ tổ chức phải thể hiện rõ tên, chức danh, trình độ chuyên môn kỹ thuật của các cán bộ phụ trách các bộ phận; quá trình công tác và kinh nghiệm trong lĩnh vực được phân công của các cán bộ phụ trách các bộ phận sản xuất, kiểm tra chất lượng, đảm bảo chất lượng, kho, cơ điện;
d) Sơ đồ vị trí và thiết kế của nhà máy (xưởng sản xuất, phòng kiểm nghiệm, kho), bao gồm: Sơ đồ mặt bằng tổng thể; Sơ đồ đường đi của công nhân; Sơ đồ đường đi của nguyên liệu, bao bì, bán thành phẩm, thành phẩm; Sơ đồ hệ thống xử lý nước, cấp nước phục vụ sản xuất; Sơ đồ hệ thống HVAC (phân bố AHU); Sơ đồ thể hiện các cấp độ sạch của nhà máy; Sơ đồ chênh lệnh áp suất, nhiệt độ, ẩm độ giữa các phòng, các khu vực; Sơ đồ hệ thống xử lý chất thải; Hệ thống phòng cháy chữa cháy;
đ) Chương trình, tài liệu đào tạo, đánh giá kết quả đào tạo GMP tại cơ sở;
e) Danh mục thiết bị hiện có của nhà máy bao gồm: thiết bị sản xuất, thiết bị bảo quản và thiết bị kiểm tra chất lượng thuốc (tên thiết bị, mã số, năm sản xuất, nước sản xuất và tình trạng của thiết bị);
g) Danh mục các SOP;
h) Danh mục các mặt hàng đang sản xuất hoặc dự kiến sản xuất (gồm tên thuốc, hoạt chất, dạng bào chế, quy cách đóng gói);
i) Giấy xác nhận, hoặc biên bản nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền nơi đặt cơ sở sản xuất;
k) Báo cáo đánh giá tác động môi trường được cơ quan quản lý nhà nước về môi trường phê duyệt;
l) Biên bản tự thanh tra GMP, nội dung bao gồm: ngày tháng tiến hành thanh tra; Thành phần đoàn thanh tra; Mục tiêu thanh tra; Tiến hành thanh tra; Đánh giá kết quả thanh tra: nêu rõ các yêu cầu đã đạt được và các tồn tại; Đề xuất: nêu rõ phương án, kế hoạch, biện pháp và thời gian cụ thể khắc phục những tồn tại của cơ sở;
m) Cơ sở mới thành lập, đăng ký kiểm tra GMP phải nộp thêm chứng chỉ hành nghề sản xuất của Chủ cơ sở hoặc người phụ trách kỹ thuật và chứng chỉ hành nghề kiểm nghiệm của người phụ trách phòng Kiểm tra chất lượng.
2. Hồ sơ đăng ký kiểm tra GMP phải có trang bìa và mục lục, được sắp xếp theo đúng trình tự của mục lục, có phân cách giữa các phần. Các phần phân cách phải được đánh số thứ tự để dễ tham khảo và có xác nhận của cơ sở đăng ký ở trang đầu tiên của mỗi phần trong toàn bộ hồ sơ. Các loại giấy đăng ký kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, giấy xác nhận hoặc biên bản nghiệm thu Phòng cháy chữa cháy, báo cáo đánh giá tác động môi trường gửi kèm trong hồ sơ đăng ký, có thể nộp một trong các loại sau:
- Bản chính;
- Bản sao hợp pháp (bản sao có công chứng, chứng thực);
- Bản sao chụp (photocopy) đồng thời phải xuất trình bản chính để kiểm tra trong trường hợp nộp trực tiếp.
3. Thời hạn giải quyết
a) Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đăng ký, Cục Thú y thẩm định hồ sơ, yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ không đạt yêu cầu.
b) Trong thời hạn 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục trưởng Cục Thú y ra quyết định thành lập Đoàn kiểm tra GMP, đồng thời thông báo lịch kiểm tra cho cơ sở và tiến hành kiểm tra.
c) Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Cục Thú y cấp giấy chứng nhận GMP cho cơ sở đạt yêu cầu hoặc trả lời bằng văn bản nếu cơ sở không đạt yêu cầu.
4. Quá trình kiểm tra
a) Các cơ sở khi được kiểm tra GMP phải tiến hành báo cáo bằng sơ đồ, biểu đồ và các số liệu ngắn gọn về tình hình hoạt động, công tác triển khai áp dụng nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP.
b) Khi kiểm tra GMP, các hoạt động phải đang được tiến hành.
c) Nội dung kiểm tra: toàn bộ các hoạt động của cơ sở sản xuất thuốc theo các nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP, theo hồ sơ đăng ký của cơ sở và các qui định chuyên môn hiện hành.
Nội dung kiểm tra được ghi vào Biên bản: 01 bản lưu tại cơ sở, 02 bản lưu tại Cục Thú y (Phụ lục 2).
Trong trường hợp cơ sở không nhất trí với các ý kiến của đoàn kiểm tra, các ý kiến của cơ sở được bảo lưu và ghi rõ trong biên bản.
5. Xử lý kết quả kiểm tra
a) Trên cơ sở Biên bản kiểm tra, trưởng đoàn kiểm tra đề nghị Cục trưởng cấp giấy chứng nhận GMP đối với cơ sở đáp ứng các nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP.
b) Đối với cơ sở về cơ bản đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP nhưng còn một số tồn tại và có thể khắc phục được trong thời gian ngắn. Đoàn kiểm tra yêu cầu cơ sở khắc phục, sửa chữa. Trong thời hạn 02 (hai) tháng kể từ ngày được kiểm tra, cơ sở phải khắc phục, sửa chữa và gửi báo cáo kết quả bằng văn bản về Cục Thú y. Trưởng Đoàn kiểm tra xem xét, đề nghị Cục trưởng Cục Thú y cấp giấy chứng nhận GMP cho cơ sở đáp ứng yêu cầu.
c) Đối với cơ sở chưa đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP phải tiến hành khắc phục, sửa chữa các tồn tại. Sau khi tự kiểm tra đánh giá, nếu đáp ứng tiêu chuẩn GMP cơ sở tiến hành làm lại hồ sơ đăng ký theo quy định.
1. 03 tháng trước khi giấy chứng nhận GMP hết hạn, cơ sở sản xuất phải chuẩn bị và gửi 03 bộ hồ sơ đăng ký tái kiểm tra GMP về Cục Thú y. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đăng ký tái kiểm tra GMP (Phụ lục 01);
b) Những thay đổi của cơ sở trong 02 năm triển khai GMP;
c) Báo cáo khắc phục các tồn tại trong kiểm tra lần trước;
d) Báo cáo về huấn luyện, đào tạo của cơ sở;
đ) Báo cáo hoạt động của cơ sở trong 02 năm;
e) Danh mục thiết bị hiện có của nhà máy;
g) Danh mục các mặt hàng đang sản xuất;
h) Danh mục các SOP;
i) Giấy xác nhận, hoặc biên bản nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền nơi đặt cơ sở sản xuất;
k) Báo cáo đánh giá tác động môi trường được cơ quan quản lý nhà nước về môi trường phê duyệt;
l) Biên bản tự thanh tra và đánh giá của cơ sở trong đợt tự thanh tra gần nhất (trong vòng 03 tháng) về triển khai GMP.
2. Hình thức hồ sơ, thời hạn giải quyết, quá trình kiểm tra, xử lý kết quả kiểm tra theo quy định tại khoản 2, 3, 4, 5 Điều 8 Thông tư này.
Giấy chứng nhận GMP có giá trị 02 năm kể từ ngày cấp.
1. Cơ sở được cấp giấy chứng nhận GMP có trách nhiệm duy trì điều kiện sản xuất của nhà máy theo đúng nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP trong suốt thời gian hiệu lực của giấy chứng nhận GMP.
2. Thu hồi Giấy chứng nhận GMP trong những trường hợp sau:
a) Kết quả kiểm tra đột xuất phát hiện cơ sở có vi phạm nguyên tắc GMP, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng sản phẩm thuốc.
b) Cơ sở từ chối kiểm tra khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu từ 02 (hai lần) trở lên.
3. Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận GMP được làm thành 02 (hai) bản: 01 (một) bản gửi cơ sở bị thu hồi và 01 (một) lưu tại cơ quan kiểm tra.
APPLICATION FOR GMP INSPECTION
1. First inspections shall be carried out at the manufacturing facilities that apply for GMP inspection and certification for the first time, or at the facilities that had their GMP certificates revoked and wish to obtain another one.
2. A surprise inspection shall be carried out when any manufacturer of veterinary drugs is suspected of violating GMP, or carried out at the request of a regulatory body.
3. A reinspection shall be carried out when a GMP certificate expires.
Article 7. Entitlements to inspect and issue certificates
1. Department Of Animal Health shall receive applications for GMP inspection, establish inspectorates, carry out inspections and issue GMP certificates to satisfactory facilities.
2. The composition of the inspectorate is decided by the Director of Department of Animal Health, which consists of experts experienced in GMP.
Article 8. First GMP inspection
1. The facility shall manufacture at least 03 batches of drugs on every production line that need inspecting and inspect it themselves according to GMP standards, then prepare an application for GMP inspection.
The applicant shall submit 03 packages of application to Department Of Animal Health, each of which consists of:
a) A written application for GMP inspection (Appendix 01);
b) A Certificate of Business registration or a license for establishment;
c) A diagram of organizational structure of the facility specifying the names, positions, and qualifications of the persons in charge of the departments, the work experience of the persons in charge of manufacturing division, quality control division, quality assurance division, storage division, and electromechanics division;
d) The floor plan of the factory (workshop, laboratory, warehouses), including the an overall floor plan, a map showing workers’ pathway, flow charts of ingredients, packages, semi-finished products, and finished products, a diagram of water treatment and supply system serving the manufacture; a HVAC diagram (AHU distribution); a diagram indicating the levels of cleanliness of the factory; a diagram of difference in pressures, temperatures, and humidity levels between the divisions and areas; a diagram of waste treatment system; and a diagram of the fire safety system;
dd) Training programs, training documents, and documents for assessment of GMP training at the facility;
e) A list of existing equipment of the factory, including equipment for drug manufacturing, preservation, quality control (specifying their names, codes, years of manufacture, country of origin, and their conditions);
g) A list of SOP;
h) A list of articles that are manufactured or intended to be manufactures (specifying their names, active ingredients, dosage forms, and packaging);
i) A certificate of record on inspection of fire safety issued by a local competent authority;
k) An environmental impact assessment report approved by a regulatory body in charge of environment;
l) A record on internal GMP inspection, specifying the date of inspection, composition of the inspectorate, purposes of the inspection, development of the inspection, assessment of inspection result, satisfied requirements and shortcomings, suggested plans, measures, and time for elimination of such shortcomings;
m) Any facility that have just been established and registered for GMP inspection must submit a practising certificate of the owner or the person in charge of technical issues, and a practising certificate of the person in charge of the quality inspection division.
2. The application for GMP inspection must have covers and a table of contents; the parts of the application must be separated. The separated parts must be numbered to facilitate reference. Every first page of each part must be certified by the facility. The certificate of business registration, practising certificates, certification of fire safety, and environmental impact assessment report that are enclosed in the application may be:
- Original copies;
- Notarized or authenticated copies;
- Photocopies enclosed with original copies for comparison if the application is submitted directly.
3. Deadline
Within 30 working days from the receipt of the application, Department Of Animal Health shall verify it, request adjustments or additions to the application if it is not satisfactory.
Within 60 days from the receipt of the valid application, the Director of Department of Animal Health shall issue a decision to establish a GMP inspectorate, notify the inspection date to the facility, and carry out the inspection.
c) Within 10 working days from the end of the inspection, Department Of Animal Health shall issue the GMP a certificate if the result is satisfactory, or make a written response if the result is not satisfactory.
4. Inspection contents
a) During the GMP inspection, the facility must submit reports in the form of diagrams, charts, and summarized data about their operation and the application for GMP standards.
b) During the GMP inspection, the operation of the facility must be in progress.
c) All activities of the manufacturing facility according to GMP standards, the application submitted, and current technical regulations shall be inspected.
The inspection contents shall be written on the record. 01 copy of the record is kept by the facility, 02 copies of it shall be kept a Department Of Animal Health (Appendix 2).
If the facility does not concur with the opinions of inspectorate, the dissenting opinions of the facility must be written in the inspection record.
5. Processing of inspection result
a) According to the inspection record, the chief of the inspectorate shall request the Director of the Department Of Animal Health to issue the GMP certificate to the facility that meet GMP standards.
b) If the facility basically meets the GMP standards but there are still some shortcomings that canbe eliminated in a short period of time: The inspectorate shall request the facility to eliminate the shortcomings. Within 02 months from the inspection date, the facility must eliminate the shortcomings and send a written report to Department Of Animal Health. The chief of the inspectorate shall consider the report and request the Director of Department Of Animal Health to issue the GMP certificate if the facility meets the requirements.
c) If GMP standards are not met, the facility must eliminate the shortcomings. After an internal inspection, if the GMP standards are satisfied, the facility shall file the application again.
1. 03 months before the GMP certificate expires, the manufacturing facility must make and send 03 packages of application for GMP reinspection to Department Of Animal Health, each of which consists of:
a) A written application for GMP reinspection (Appendix 01);
b) Changes of the facility over 02 years of applying GMP;
c) A report on elimination of the shortcomings found during the previous inspection;
d) A report on the training at the facility;
dd) A report on the operation of the facility over the last 02 years;
e) A list of current equipment of the factory;
g) A list of articles being manufactured;
h) A list of SOP;
i) A certificate of record on inspection of fire safety issued by a local competent authority;
k) An environmental impact assessment report approved by a regulatory body in charge of environment;
l) A record on the latest internal inspection (within 03 months) of adherence to GMP.
2. The format of documents and the deadline for response are similar to those in Clauses 2, 3, 4, and 5 Article 8 of this Circular.
Article 10. Effect of GMP certificates
Every GMP certificate is effective for 02 years from its date of issue.
Article 11. Revocation of GMP certificates
1. Every facility issued with the GMP certificate must sustain the manufacturing conditions in accordance with GMP throughout the effective period of the GMP certificate.
2. The GMP certificate shall be confiscated in the following cases:
a) A surprise inspection reveals that the facility is committing violations against GMP requirements during a surprise inspection, which seriously affect the quality of drugs.
b) The facility refuses the inspection after 02 requests are made by a competent authority.
3. The decision on revocation of GMP certificate shall be made into two copies, one of which is kept at that facility that has the certificate revoked, and the other is kept by the inspecting authority.