Chương IV Thông tư 06/2015/TT-BTP: Tổ chức và hoạt động công chứng
Số hiệu: | 06/2015/TT-BTP | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tư pháp | Người ký: | Nguyễn Thúy Hiền |
Ngày ban hành: | 15/06/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/08/2015 |
Ngày công báo: | 09/07/2015 | Số công báo: | Từ số 659 đến số 660 |
Lĩnh vực: | Dịch vụ pháp lý | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
26/03/2021 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ban hành nhiều biểu mẫu mới trong công chứng
Ngày 15/6 vừa qua, Bộ Tư pháp ban hành Thông tư 06/2015/TT-BTP quy định nhiều biểu mẫu mới trong hoạt động công chứng, như:
- Giấy đề nghị công nhận tương đương đào tạo nghề công chứng;
- Giấy đăng ký tham gia bồi dưỡng nghề công chứng;
- Đơn đề nghị miễn nhiệm công chứng viên;
- Quyết định cho phép sáp nhập văn phòng công chứng;
- Quyết định cho phép chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng;
- Quyết định cho phép chuyển đổi Văn phòng công chứng;
- Mẫu lời chứng của công chứng viên đối với hợp đồng, giao dịch;
- Mẫu lời chứng của công chứng viên đối với bản dịch;
Thông tư 06/2015/TT-BTP có hiệu lực từ ngày 01/08/2015, thay thế Thông tư 11/2011/TT-BTP và Quyết định 01/2008/QĐ-BTP .
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Văn phòng công chứng đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động theo quy định tại Điều 24 của Luật công chứng nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 (một) bộ hồ sơ đến Sở Tư pháp nơi Văn phòng công chứng đăng ký hoạt động.
Hồ sơ bao gồm giấy đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng, giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng (bản chính) và một hoặc một số giấy tờ sau đây tùy thuộc vào nội dung đăng ký hoạt động được đề nghị thay đổi:
a) Hồ sơ đăng ký hành nghề và cấp Thẻ cho công chứng viên được bổ sung cho Văn phòng công chứng theo quy định tại Điều 4 của Thông tư này; văn bản thỏa thuận về việc chấm dứt tư cách thành viên hợp danh của công chứng viên, văn bản thanh lý hợp đồng lao động với công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng; giấy tờ chứng minh công chứng viên của Văn phòng công chứng bị chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết trong trường hợp thay đổi danh sách công chứng viên;
b) Giấy tờ chứng minh công chứng viên dự kiến là Trưởng Văn phòng đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên trong trường hợp thay đổi Trưởng Văn phòng công chứng;
c) Giấy tờ chứng minh về trụ sở trong trường hợp thay đổi trụ sở của Văn phòng công chứng; trường hợp thay đổi trụ sở Văn phòng công chứng sang địa bàn cấp huyện khác thì phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều 24 của Luật công chứng;
2. Văn phòng công chứng nhận sáp nhập quy định tại Điều 14, Văn phòng công chứng được chuyển nhượng quy định tại Điều 15 của Nghị định số 29/2015/NĐ-CP ngày 15/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật công chứng nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động đến Sở Tư pháp nơi Văn phòng công chứng đã đăng ký hoạt động.
3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, Sở Tư pháp cấp lại giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng công chứng trong trường hợp thay đổi tên gọi, trụ sở hoặc Trưởng Văn phòng công chứng hoặc ghi nhận nội dung thay đổi vào giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng trong trường hợp thay đổi nội dung đăng ký hoạt động khác; trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1. Văn phòng công chứng do một công chứng viên thành lập chuyển đổi theo quy định tại khoản 1 Điều 79 của Luật công chứng nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 (một) bộ hồ sơ đến Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động.
Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
a) Giấy đề nghị chuyển đổi Văn phòng công chứng;
b) Báo cáo tình hình tài chính, tổ chức, hoạt động, hồ sơ công chứng hiện đang lưu trữ tại Văn phòng công chứng đề nghị chuyển đổi;
c) Quyết định bổ nhiệm công chứng viên của công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng đề nghị chuyển đổi (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu).
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều này, Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép chuyển đổi Văn phòng công chứng; trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép chuyển đổi Văn phòng công chứng; trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định cho phép chuyển đổi, Văn phòng công chứng chuyển đổi phải nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 (một) bộ hồ sơ đăng ký hoạt động đến Sở Tư pháp.
Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
a) Đơn đăng ký hoạt động;
b) Quyết định cho phép chuyển đổi Văn phòng công chứng (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu);
c) Giấy tờ chứng minh về trụ sở mới của Văn phòng công chứng chuyển đổi trong trường hợp Văn phòng công chứng thay đổi trụ sở.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng công chứng chuyển đổi; trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Sở Tư pháp có trách nhiệm cung cấp thông tin về nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng chuyển đổi theo quy định tại Điều 25 của Luật công chứng. Văn phòng công chứng chuyển đổi phải đăng báo về nội dung đăng ký hoạt động theo quy định tại Điều 26 của Luật công chứng.
6. Trong thời gian làm thủ tục chuyển đổi, Văn phòng công chứng đề nghị chuyển đổi được tiếp tục hoạt động cho đến khi Văn phòng công chứng chuyển đổi được cấp giấy đăng ký hoạt động. Văn phòng công chứng chuyển đổi kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và có trách nhiệm lưu trữ toàn bộ hồ sơ, tài liệu công chứng của Văn phòng công chứng đề nghị chuyển đổi.
1. Trong trường hợp Sở Tư pháp chỉ định tổ chức hành nghề công chứng tiếp nhận hồ sơ công chứng của Phòng công chứng bị giải thể hoặc Văn phòng công chứng chấm dứt hoạt động theo quy định tại khoản 5 Điều 64 của Luật công chứng thì thời hạn chỉ định chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày Phòng công chứng bị giải thể hoặc Văn phòng công chứng chấm dứt hoạt động.
2. Sau khi chỉ định tổ chức hành nghề công chứng tiếp nhận hồ sơ của Phòng công chứng bị giải thể hoặc Văn phòng công chứng chấm dứt hoạt động theo quy định tại khoản 1 Điều này, Sở Tư pháp xác định thời hạn bàn giao và tổ chức việc bàn giao hồ sơ công chứng. Việc bàn giao hồ sơ phải được lập thành biên bản, có chữ ký, đóng dấu của Sở Tư pháp và tổ chức hành nghề công chứng tiếp nhận hồ sơ.
1. Cộng tác viên phiên dịch của tổ chức hành nghề công chứng phải có đủ các tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 1 Điều 61 của Luật công chứng. Danh sách cộng tác viên phiên dịch của tổ chức hành nghề công chứng phải được thông báo bằng văn bản cho Sở Tư pháp nơi tổ chức hành nghề công chứng có trụ sở.
Trong trường hợp cộng tác viên phiên dịch đã đăng ký chữ ký mẫu tại tổ chức hành nghề công chứng mà mình làm cộng tác viên thì có thể ký trước vào bản dịch; công chứng viên phải đối chiếu chữ ký của cộng tác viên phiên dịch với chữ ký mẫu trước khi thực hiện việc công chứng.
2. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng:
a) Ký hợp đồng với cộng tác viên phiên dịch, trong đó xác định rõ trách nhiệm của cộng tác viên phiên dịch đối với nội dung, chất lượng bản dịch, thù lao, quyền và nghĩa vụ của các bên;
b) Trả thù lao phiên dịch theo thỏa thuận với cộng tác viên phiên dịch;
c) Niêm yết công khai danh sách cộng tác viên phiên dịch tại trụ sở của tổ chức mình;
d) Bồi thường thiệt hại và yêu cầu cộng tác viên phiên dịch bồi hoàn theo quy định tại Điều 38 của Luật công chứng;
đ) Các quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận với cộng tác viên phiên dịch hoặc theo quy định của pháp luật.
3. Quyền và nghĩa vụ của cộng tác viên phiên dịch
a) Nhận thù lao phiên dịch theo thỏa thuận với tổ chức hành nghề công chứng;
b) Chịu trách nhiệm về tính chính xác, phù hợp của nội dung bản dịch do mình thực hiện;
c) Hoàn trả số tiền mà tổ chức hành nghề công chứng đã bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra theo quy định tại Điều 38 của Luật công chứng;
d) Chấp hành các quy định của pháp luật về dịch thuật, nội quy làm việc của tổ chức hành nghề công chứng;
đ) Các quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận với tổ chức hành nghề công chứng hoặc theo quy định của pháp luật.
1. Lời chứng là bộ phận cấu thành của văn bản công chứng.
2. Mẫu lời chứng ban hành kèm theo Thông tư này bao gồm:
a) Lời chứng chung của công chứng viên đối với hợp đồng, giao dịch; Lời chứng của công chứng viên đối với hợp đồng ủy quyền trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng; Lời chứng của công chứng viên đối với di chúc; Lời chứng của công chứng viên đối với văn bản thỏa thuận phân chia di sản; Lời chứng của công chứng viên đối với văn bản khai nhận di sản; Lời chứng của công chứng viên đối với văn bản từ chối nhận di sản;
b) Lời chứng của công chứng viên đối với bản dịch.
3. Căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 46, khoản 3 Điều 61 của Luật công chứng và mẫu lời chứng ban hành kèm theo Thông tư này, công chứng viên ghi lời chứng phù hợp với từng hợp đồng, giao dịch cụ thể.
1. Sổ công chứng dùng để theo dõi, quản lý các việc công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng. Sổ công chứng được viết liên tiếp theo thứ tự từng trang không được bỏ trống, phải đóng dấu giáp lai từ trang đầu đến trang cuối sổ và thực hiện theo từng năm. Khi hết năm phải thực hiện khóa sổ và thống kê tổng số việc công chứng đã thực hiện trong năm; người đứng đầu tổ chức hành nghề công chứng xác nhận, ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu.
Sổ công chứng được lập theo mẫu, bao gồm sổ công chứng hợp đồng, giao dịch và sổ công chứng bản dịch.
2. Số công chứng là số thứ tự ghi trong sổ công chứng, kèm theo quyển số, năm thực hiện công chứng và ký hiệu loại việc công chứng (hợp đồng, giao dịch; bản dịch). Số thứ tự trong sổ công chứng phải ghi liên tục từ số 01 cho đến hết năm; trường hợp chưa hết năm mà sử dụng sang sổ khác thì phải lấy số thứ tự tiếp theo của sổ trước.
Số ghi trong văn bản công chứng là số tương ứng với số công chứng đã ghi trong sổ công chứng.
3. Trong trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã ứng dụng công nghệ thông tin vào việc công chứng thì phải bảo đảm đầy đủ nội dung theo mẫu sổ công chứng. Định kỳ hàng tháng, tổ chức hành nghề công chứng phải in và đóng thành sổ, đóng dấu giáp lai; đến hết ngày 31 tháng 12 hàng năm thì ghép chung thành 01 (một) sổ công chứng theo loại việc công chứng đã thực hiện trong 01 (một) năm. Việc lập sổ, ghi sổ công chứng và khóa sổ được thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
1. Tổ chức hành nghề công chứng phải lập, bảo quản và lưu trữ các loại sổ sau đây:
a) Sổ công chứng hợp đồng, giao dịch, sổ công chứng bản dịch quy định tại Điều 23 của Thông tư này;
b) Sổ theo dõi việc sử dụng lao động.
Sổ theo dõi việc sử dụng lao động phải ghi ngày mở sổ, ngày khóa sổ, được đóng dấu giáp lai từ trang đầu đến trang cuối;
c) Sổ văn thư, lưu trữ, sổ về kế toán, tài chính và các loại sổ khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Việc lập, bảo quản, lưu trữ các loại sổ theo quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ, thống kê, thuế, tài chính, pháp luật về công chứng và các quy định pháp luật khác có liên quan.
1. Định kỳ hàng năm, Sở Tư pháp có trách nhiệm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tổ chức và hoạt động công chứng tại địa phương.
Ngoài báo cáo định kỳ, Sở Tư pháp có trách nhiệm báo cáo về tổ chức và hoạt động công chứng tại địa phương theo yêu cầu của Bộ Tư pháp hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Định kỳ hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm báo cáo Bộ Tư pháp về tổ chức và hoạt động công chứng tại địa phương.
Ngoài báo cáo định kỳ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm báo cáo Bộ Tư pháp về việc thành lập, chuyển đổi, giải thể Phòng công chứng, cho phép thành lập, hợp nhất, sáp nhập, chuyển nhượng Văn phòng công chứng trên địa bàn theo quy định tại khoản 1 Điều 70 của Luật công chứng.
3. Báo cáo tổ chức và hoạt động công chứng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này gồm những nội dung chính sau đây:
a) Tình hình tổ chức và hoạt động công chứng tại địa phương;
b) Những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức và hoạt động công chứng;
c) Đánh giá công tác quản lý nhà nước đối với tổ chức và hoạt động công chứng tại địa phương; những đề xuất, kiến nghị và giải pháp nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước.
4. Kỳ báo cáo năm được tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 hàng năm.
1. Sở Tư pháp có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện kiểm tra về tổ chức và hoạt động công chứng tại địa phương theo định kỳ hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu của Bộ Tư pháp hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Cục Bổ trợ tư pháp có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp kiểm tra về tổ chức và hoạt động công chứng tại các địa phương.
3. Việc kiểm tra định kỳ phải được lập kế hoạch; thời gian và nội dung kiểm tra phải được thông báo bằng văn bản cho đối tượng kiểm tra chậm nhất là 10 ngày làm việc trước khi tiến hành kiểm tra.
1. Cục Bổ trợ tư pháp, Thanh tra Bộ có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện thanh tra về tổ chức và hoạt động công chứng.
2. Sở Tư pháp có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện thanh tra về tổ chức và hoạt động công chứng tại địa phương.
3. Việc thanh tra về tổ chức và hoạt động công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra, pháp luật về công chứng và các quy định pháp luật khác có liên quan.
ORGANIZATION AND OPERATION OF NOTARIZATION
Article 18. Procedures for change of registered activities of private notary office
1. Any private notary office that requests change of registered activities as prescribed in Article 24 of the Law on Notarization must submit one (01) set of documentation directly or by post to the Service of Justice where such private notary office registers operation.
The documentation includes a written request for change of registered activities of private notary office, certificate of private notary office registration (original) and one or some of the following papers depending on type of activity to be requested for change:
a) Registration documentation for notary practice and issuance of notary cards supplemented to private notary office as prescribed in Article 4 hereof; a written agreement on termination of partnership status of a notary; minutes of liquidation of employment contract with notaries working under contracts; papers proving that a notary of the notary office is dead or pronounced as dead by the Court in case change is made to the list of notaries.
b) Papers proving that a would-be head of the office has practiced notarization for more than two years in case change of head of private notary office is made;
c) Papers related to head office (of a private notary office) in case change of head office is made; in case head office is moved to an administration division at district level, a written approval of People’s committees of provinces must be obtained as prescribed in Clause 1, Article 24 of the Law on Notarization;
2. Private notary offices receiving merger as prescribed in Article 14, or private notary office eligible for transfer as prescribed in Article 15 of the Government’s Decree No. 29/2015/NĐ-CP dated March 15, 2015 providing instructions on the implementation of a number of articles of the Law on Notarization must make submission of one (01) set of request documentation for change of registered activities directly or by post to the Service of Justice where the private notary office registers operation.
3. Within seven working days since receipt of eligible documentation as prescribed in Clauses 1, 2 of this Article, the Service of Justice shall re-issue certificate of registration to the private notary office in case changes are made to names, head offices or head of private notary office, or record such changes on the certificate of registration in case changes are made to other activities; in case of rejection, a written notice must be issued with reasons specified.
Article 19. Conversion of private notary office established by one notary
1. Any private notary office that is established by one notary and needs to be converted as prescribed in Clause 1, Article 79 of the Law on Notarization must submit one (01) set of documentation directly or by post to the Service of Justice where such notary office registers operation.
The documentation includes:
a) Request form for conversion of private notary office;
b) Reports on finance, organization and operation, notarized documents currently filed in the private notary office making request for conversion;
c) Decision on appointment of notary by partners of a private notary office making request for conversion (certified true copy or copies accompanied by originals for comparison);
2. Within seven working days since receipt of eligible documentation as prescribed in Clause 1 of this Article, the Service of Justice shall make submission to People’s committees of provinces for consideration and decision on conversion of private notary office; in case of rejection, a written notice must be issued with reasons specified.
3. Within seven working days since receipt of a written request from the Service of Justice, People’s committees of provinces shall consider and approve conversion of private notary office; in case of rejection, a written notice must be issued with reasons specified.
4. Within seven working days since receipt of written approval for conversion, the private notary office must submit one (01) set of operation registration documentation directly or by post to the Service of Justice.
The documentation includes:
a) Registration form for operation;
b) Written approval for conversion of private notary office (certified true copy or copies accompanied by originals for comparison);
c) Papers concerning new head office (of converted private notary office) in case the private notary office changes its head office.
Within seven working days since receipt of eligible documentation, the Service of Justice shall issue certificate of registration to the converted private notary office; in case of rejection, a written notice must be issued with reasons specified.
5. The Service of Justice shall be responsible for making public announcement of registered activities of the converted private notary office as prescribed in Article 25 of the Law on Notarization. The converted private notary office must issue press release on registered activities as prescribed in Article 26 of the Law on Notarization.
6. During the preparation of procedures for conversion, the private notary office requesting conversion shall be permitted to operate until the converted notary office is granted certificate of registration. The converted private notary office shall inherit rights and obligations of the notary office requesting conversion, and be responsible for keeping all notarized documents thereof.
Article 20. Hand-over of notarized documents when notary practicing organization is dissolved or stops operation
1. In case the Service of Justice appoints a notary practicing organization to receive notarized documents from a notary office dissolved or stopping operation as prescribed in Clause 5, Article 64 of the Law on Notarization, the time limit of appointment is 30 days (at the latest) since the notary office is dissolved or private notary office stops operation.
2. After a notary practicing organization is appointed as prescribed in Clause 1 of this Article, the Service of Justice shall determine time limit for hand-over and organize hand-over of notarized documents. Hand-over of notarized documents must be made into a written record with signatures and stamps of the Service of Justice and notary practicing organization.
Article 21. Translator of notary practicing organization
1. Translator of notary practicing organization must meet standards as prescribed in Clause 1, Article 61 of the Law on Notarization. List of translators of notary practicing organization must be notified in writing to the Service of Justice where the notary practicing organization is headquartered.
In case a translator has registered specimen signature with a notary practicing organization for which he/she works as a freelance translator, such translator can sign his/her name on the translation in advance; the notary shall check signature of the translator against specimen signature before performing notarization.
2. Rights and obligations of notary practicing organization:
a) Sign a contract with freelance translator under which responsibilities of the translator for information, quality of the translation, fees; rights and obligations of each party must be specified;
b) Pay translation fee as agreed with the translator;
c) Publicly post the list of translators at its head office;
d) Compensate for losses and request refund from the translator as prescribed in Article 38 of the Law on Notarization;
dd) Other rights and obligations as agreed with the translator or according to the law provisions;
3. Rights and obligations of the translator:
a) Receive translation fee as agreed with the notary practicing organization;
b) Take responsibility for accuracy and conformity of information translated;
c) Refund the money compensated by the notary practicing organization for losses caused by his/her fault as prescribed in Article 38 of the Law on Notarization;
d) Comply with regulations of the laws on translation and regulations prescribed by the notary practicing organization;
dd) Other rights and obligations as agreed with the notary practicing organization or according to the law provisions;
1. Notary statement is an integral part of the notarized document.
2. Sample notary statements enclosed herewith include:
a) Common notary statements for contracts and transactions; notary statements for authorization contracts in case authorizer and the authorized can not be present at the notary practicing organization at the same time; notary statements for testaments; notary statements for written agreements on division of estate; notary statements for written declarations of received estate; notary statements for written refusal to receive estate;
b) Notary statements for the translation;
3. Based on provisions set out in Clause 1, Article 46, Clause 3, Article 61 of the Law on Notarization and sample notary statements enclosed herewith, the notary shall write his/her notary statements for each specific contract or transaction.
Article 23. Notary record books and numbers
1. Notary record books are used to monitor and manage notarial acts performed in notary practicing organization. Notary record books are written continuously in order of page without any page left blank, with a seal on the margin of each consecutive page (and performed on an annual basis). At the end of year, the notary record book is closed for making statistical report on notary work performed in the year; head of the notary practicing organization shall confirm, sign his/her name and affix a seal.
Notary record books are designed according to forms including notary record books for contracts, transactions and translation.
2. Notary numbers are ordinal numbers recorded in notary record books accompanied by book numbers, year of notary performance and signs of notary acts (contracts, transactions, translation) Ordinal numbers recorded in notary record books must be consecutively numbered from 01 till the end of year; if one notary record book is full before end of the year, another book shall be used with ordinal number in succession to the number of previous book.
Numbers recorded in notarized documents are the numbers corresponding to notary numbers recorded in notary record books.
3. Any notary practicing organization that applies information technology to notarization must ensure adequacy of information according to notary record book forms. Regularly on a monthly basis, the notary practicing organization must make it a book with a seal on the margin of each consecutive page; at the end of December 31 annually, combine them into one (01) notary record book by kind of notary work performed in a year. Formulation and recording of notary record books are instructed in accordance with Clauses 1, 2 of this Article.
Article 24. Formulation, management and use of notary record books in notarial activities
1. Notary practicing organizations must formulate, preserve and store the following record books:
a) Notary record books for contracts, transactions and translation as prescribed in Article 23 hereof;
b) Logbooks for use of labor
Logbooks for use of labor must contain dates of opening and closing book with a seal on the margin of each consecutive page;
c) Archives and records books, accounting and financial books and other record books according to the law provisions;
2. Formulation, preservation and storage of all kinds of record books as prescribed in Clause 1 of this Article are instructed in accordance with regulations of the Law on archives, statistics, taxes, finance; the Law on Notarization and other relevant law provisions.
Article 25. Reports on organization and operation of notarization
1. Annually, the Service of Justice shall be responsible for reporting organization and operation of notarization in the locality to People’s committees of provinces.
Apart from regular reports, the Service of Justice shall be also responsible for reporting organization and operation of notarization in the locality at the request of the Ministry of Justice or People’s committees of provinces.
2. Annually, People’s committees of provinces shall be responsible for reporting organization and operation of notarization in the locality to the Ministry of Justice.
Apart from regular reports, People’s committees of provinces shall be responsible for making the report to the Ministry of Justice on formulation, conversion and dissolution of notary offices, permission for establishment, consolidation, merger, transfer of private notary offices in the administrative division as prescribed in Clause 1, Article 70 of the Law on Notarization;
3. Reports on organization and operation of notarization as prescribed in Clauses 1, 2 of this Article include key information as follows:
a) Situations of organization and operation of notarization in locality:
b) Advantages, disadvantages, and difficulties during the organization and operation of notarization;
c) Assessment of state administration for organization and operation of notarization in the locality; proposals, petitions and solutions for increasing efficiency and effectiveness of state administration;
4. Annual reporting period starts from January 01 to end of December 31.
Article 26. Inspection of organization and operation of notarization
1. The Service of Justice shall be responsible for helping People’s committees of provinces carry out inspection of organization and operation of notarization in the locality on an annual basis or at the request of the Ministry of Justice or People’s committees of provinces.
2. Bureau of Judicial Affairs Support shall be responsible for helping the Ministry of Justice carry out inspection of organization and operation of notarization in localities.
3. Regular inspection must be planned; time and content of inspection must be notified in writing to entities subject to inspection 10 working days at the latest before inspection.
Article 27. Investigation into organization and operation of notarization
1. Bureau of Judicial Affairs Support, Ministerial Inspectorate shall be responsible for helping the Ministry of Justice carry out investigation into organization and operation of notarization.
2. The Service of Justice shall be responsible for helping People’s committees of provinces carry out investigation into organization and operation of notarization in the locality.
3. Investigation into organization and operation of notarization is instructed in accordance with the Law on Investigation, the Law on Notarization and other relevant law provisions.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực