Thông tư 06/2010/TT-BNNPTNT trình tự, thủ tục kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản
Số hiệu: | 06/2010/TT-BNNPTNT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Người ký: | Diệp Kỉnh Tần |
Ngày ban hành: | 02/02/2010 | Ngày hiệu lực: | 19/03/2010 |
Ngày công báo: | 21/02/2010 | Số công báo: | Từ số 99 đến số 100 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Xuất nhập khẩu, Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/08/2016 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Thông tư này quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch đối với thủy sản, sản phẩm thủy sản khi lưu thông trong nước, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam.
2. Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động sản xuất, kinh doanh và vận chuyển thủy sản, sản phẩm thủy sản trên lãnh thổ Việt Nam.
Một số từ ngữ trong Thông tư này được hiểu như sau:
1. Thủy sản: Là các loài động vật có giai đoạn hoặc cả vòng đời sống trong nước bao gồm các loài cá, giáp xác, thân mềm, da gai, hải miên, xoang tràng, lưỡng cư, giun, bò sát và động vật có vú sống dưới nước kể cả trứng giống, tinh trùng, phôi và ấu trùng của chúng.
2. Thủy sản giống: Là các loại thủy sản sử dụng để sản xuất giống, làm con giống cho nuôi thương phẩm hoặc nuôi làm cảnh bao gồm cả trứng giống, tinh trùng, phôi và ấu trùng của chúng.
3. Thủy sản thương phẩm: Là các loài thủy sản sử dụng để làm thực phẩm, nguyên liệu chế biến thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, thức ăn cho thủy sản hoặc sử dụng với mục đích khác.
4. Sản phẩm thủy sản: Bao gồm thủy sản đã chết ở dạng nguyên con, các loại sản phẩm khác có nguồn gốc từ thủy sản.
5. Nguyên liệu chế biến thực phẩm: Là các loại thủy sản, sản phẩm thủy sản được sử dụng làm nguyên liệu cho chế biến thực phẩm trước khi đưa ra tiêu thụ.
6. Cách ly kiểm dịch: Là việc nuôi giữ thủy sản cách ly hoàn toàn không cho tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với thủy sản khác trong một thời gian nhất định để kiểm dịch.
7. Nơi nuôi cách ly kiểm dịch: Bao gồm khu cách ly kiểm dịch; bể nuôi giữ tạm thời của các cơ sở kinh doanh; bể, ao ương con giống của cơ sở nuôi trồng, sản xuất, kinh doanh giống thủy sản được sử dụng để nuôi cách ly kiểm dịch.
8. Chủ hàng: Là chủ sở hữu thủy sản, sản phẩm thủy sản hoặc người quản lý, người đại diện, người áp tải, người vận chuyển, chăm sóc thủy sản, bảo quản sản phẩm thủy sản đại diện cho chủ sở hữu.
1. Thủy sản, sản phẩm thủy sản khi vận chuyển, lưu thông trong nước phải được kiểm dịch 1 lần tại nơi xuất phát trong các trường hợp sau:
a) Thủy sản giống;
b) Thủy sản thương phẩm, sản phẩm thủy sản đưa ra khỏi vùng có công bố dịch đối với loài đó của cơ quan có thẩm quyền;
c) Sản phẩm thủy sản dùng làm nguyên liệu để chế biến thức ăn chăn nuôi, thức ăn cho thủy sản.
2. Thủy sản, sản phẩm thủy sản xuất khẩu phải được kiểm dịch trong các trường hợp sau:
a) Điều ước Quốc tế, thỏa thuận song phương, đa phương mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia quy định phải kiểm dịch;
b) Theo yêu cầu của chủ hàng hoặc nước nhập khẩu;
3. Thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam phải được đăng ký kiểm dịch với Cục Thú y. Việc đăng ký kiểm dịch phải được thực hiện trước khi chủ hàng ký kết hợp đồng với nhà xuất khẩu.
4. Thủy sản giống nhập khẩu phải được nuôi cách ly kiểm dịch tại địa điểm đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y, được cơ quan thú y có thẩm quyền chấp thuận và giám sát trong thời gian cách ly kiểm dịch.
5. Thời gian cách ly để kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản tùy theo từng bệnh, từng loại thủy sản nhưng không quá 10 ngày. Nếu quá thời hạn nêu trên, cơ quan kiểm dịch động vật phải thông báo cho chủ hàng biết rõ lý do.
6. Các trường hợp lấy mẫu thủy sản, sản phẩm thủy sản để xét nghiệm bệnh, kiểm tra các chỉ tiêu vệ sinh thú y, theo hướng dẫn tại phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
Trường hợp thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập khẩu từ những nước có thỏa thuận công nhận lẫn nhau với Việt Nam thì không phải cách ly và lấy mẫu xét nghiệm các bệnh (trừ trường hợp phát hiện thủy sản có biểu hiện của bệnh), các chỉ tiêu vệ sinh thú y đã được công nhận lẫn nhau.
Các mẫu hồ sơ kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản theo quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này gồm:
1. Giấy khai báo kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản vận chuyển trong nước (mẫu 1);
2. Giấy khai báo kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu (mẫu 2);
3. Giấy đăng ký kiểm dịch (mẫu 3): Sử dụng đối với thủy sản, sản phẩm thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam phục vụ thông quan hàng hóa tại cửa khẩu (ban hành kèm theo Thông tư số 17/2003/TTLT/BTC-BNN&PTNT-BTS ngày 14/3/2003 giữa Bộ Tài chính – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Bộ Thủy sản);
4. Giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản vận chuyển trong nước
a) Mẫu 4a: Sử dụng trong trường hợp cơ quan kiểm dịch động vật không thực hiện việc ủy quyền kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển trong nước;
b) Mẫu 4b: Sử dụng trong trường hợp cơ quan kiểm dịch động vật thực hiện việc ủy quyền kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển trong nước theo Quyết định số 126/2008/QĐ-BNN ngày 30/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (sau đây gọi là Quyết định số 126) về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 86/2005/QĐ-BNN ngày 26/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (sau đây gọi là Quyết định số 86);
5. Giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản xuất khẩu (mẫu 5): Sử dụng đối với các trường hợp thủy sản, sản phẩm thủy sản không dùng làm thực phẩm; làm quà biếu, hàng xách tay, túi ngoại giao xuất khẩu sang các nước không có thỏa thuận với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam về mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản;
Trường hợp thủy sản, sản phẩm thủy sản xuất khẩu sang các nước có thỏa thuận với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam về mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản hoặc nước nhập khẩu có yêu cầu riêng về mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch thì sử dụng mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch đó.
6. Giấy vận chuyển thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập khẩu về nơi cách ly kiểm dịch (mẫu 6);
7. Giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập khẩu (mẫu 7);
8. Giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam (mẫu 8);
9. Các mẫu biên bản, mẫu quyết định xử lý, thông báo kết thúc thời gian cách ly kiểm dịch: Sử dụng các mẫu ban hành kèm theo Quyết định số 86.
. Các mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản do cơ quan kiểm dịch động vật phát hành được in bằng mực đen trên giấy in khổ A4, ở giữa có Logo kiểm dịch động vật in chìm, màu đen nhạt, đường kính 12 cm.
Riêng mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản xuất khẩu dùng làm thực phẩm do Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản phát hành phù hợp với yêu cầu của cơ quan thẩm quyền các nước nhập khẩu.
2. Giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản vận chuyển trong nước được đóng dấu “BẢN GỐC” hoặc “BẢN SAO” bằng mực dấu màu đỏ ở góc bên phải phía dưới “Mẫu:…” (Mẫu dấu theo quy định tại Quyết định số 86). Số lượng giấy chứng nhận kiểm dịch được phát hành như sau:
a) Bản gốc: 01 bản lưu tại cơ quan kiểm dịch động vật, 01 bản cấp cho chủ hàng;
b) Bản sao: căn cứ vào nơi giao hàng trong quá trình vận chuyển (nếu có) để cấp bản sao cho chủ hàng, mỗi nơi giao hàng chỉ cấp 01 bản sao.
3. Giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam được đóng dấu “ORIGINAL” hoặc “COPY” ở góc bên phải dưới “Mẫu: …”. Số lượng giấy chứng nhận kiểm dịch được phát hành như sau:
a) Giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu: 02 bản Original (01 bản lưu tại cơ quan kiểm dịch động vật, 01 bản cấp cho chủ hàng); 02 bản Copy cấp cho chủ hàng.
b) Giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam: 02 bản Original (01 bản lưu tại cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu nhập, 01 bản cấp cho chủ hàng); 02 bản Copy cấp cho chủ hàng (01 bản lưu tại cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu xuất, 01 bản nộp lại cho cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu nhập khi làm thủ tục kiểm dịch cho lô hàng tiếp theo).
4. Các cơ quan kiểm dịch động vật có thẩm quyền chịu trách nhiệm in ấn, sử dụng mẫu hồ sơ kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản theo đúng quy định hiện hành.
5. Nghiêm cấm việc in, phát hành và sử dụng mẫu hồ sơ trái với quy định tại Thông tư này.
1. Thời hạn giá trị sử dụng của Giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản vận chuyển trong nước được tính theo thời gian vận chuyển từ nơi xuất phát đến nơi đến cuối cùng.
2. Thời hạn giá trị sử dụng các Giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu có giá trị sử dụng không quá 60 ngày.
3. Thời hạn giá trị sử dụng của Giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam được tính theo thời gian tối đa cho phép lưu trú trên lãnh thổ Việt Nam.
1. Thẩm quyền kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản vận chuyển trong nước.
a) Trạm Thú y cấp huyện thực hiện kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản khi vận chuyển trong phạm vi tỉnh;
b) Chi cục Thú y cấp tỉnh thực hiện kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản khi vận chuyển ra ngoài tỉnh;
c) Việc ủy quyền cho kiểm dịch viên động vật thực hiện kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản vận chuyển trong nước thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Quyết định số 126.
2. Cơ quan kiểm dịch động vật thuộc Cục Thú y và Chi cục Thú y cấp tỉnh được Cục Thú y ủy quyền (sau đây gọi là cơ quan kiểm dịch động vật thuộc Cục Thú y) thực hiện kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản đối với:
a) Thủy sản, sản phẩm thủy sản xuất khẩu không dùng làm thực phẩm (làm giống, làm cảnh, làm thức ăn chăn nuôi, bệnh phẩm) hoặc làm quà biếu, quà tặng, hàng xách tay, túi ngoại giao theo yêu cầu của chủ hàng hoặc nước nhập khẩu;
b) Thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam.
3. Cơ quan kiểm tra chất lượng thuộc Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản thực hiện kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch đối với thủy sản, sản phẩm thủy sản xuất khẩu dùng làm thực phẩm.
1. Nơi nuôi cách ly kiểm dịch:
a) Địa điểm nơi cách ly kiểm dịch phải thuận lợi cho việc khoanh vùng, dập dịch khi có dịch bệnh xảy ra;
b) Bể nuôi, ao nuôi phải thuận lợi cho việc kiểm tra lâm sàng, lấy mẫu xét nghiệm bệnh;
c) Có bờ, tường bao để ngăn ngừa sự tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với thủy sản bên ngoài; giảm thiểu tác động của điều kiện môi trường đến thủy sản giống trong thời gian nuôi cách ly kiểm dịch;
d) Ao, bể nuôi được xử lý chống thấm, chống rò rỉ, chống tràn nước;
đ) Thuận tiện cho việc vệ sinh, khử trùng tiêu độc và phải được vệ sinh, khử trùng tiêu độc trước và sau mỗi đợt nuôi cách ly kiểm dịch;
2. Nước sử dụng trong thời gian nuôi cách ly kiểm dịch:
a) Có đủ nước dùng đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y;
b) Có hệ thống cấp, thoát nước riêng; không sử dụng nước nuôi từ các bể, ao nuôi khác.
3. Thức ăn sử dụng trong thời gian nuôi cách ly kiểm dịch:
a) Có đủ thức ăn đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, chất lượng và phù hợp cho từng loài thủy sản;
b) Có kho bảo quản thức ăn riêng biệt.
4. Có đủ thuốc thú y thủy sản, hóa chất, chế phẩm sinh học sử dụng trong thời gian nuôi cách ly kiểm dịch.
5. Trang thiết bị, dụng cụ:
a) Trang thiết bị, dụng cụ nuôi phải đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y;
b) Được vệ sinh, khử trùng tiêu độc trước và sau mỗi lần sử dụng;
c) Không sử dụng chung dụng cụ, thiết bị nuôi trong thời gian cách ly kiểm dịch.
6. Có hệ thống sổ sách ghi chép đầy đủ những thông tin về tình hình dịch bệnh, sử dụng thức ăn, thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học trong thời gian nuôi cách ly kiểm dịch.
7. Có biện pháp xử lý nước thải, chất thải bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh trước khi thải ra môi trường.
1. Chủ hàng phải khai báo kiểm dịch với Trạm Thú y khi vận chuyển trong phạm vi tỉnh hoặc Chi cục Thú y khi vận chuyển ra khỏi tỉnh. Thời gian khai báo kiểm dịch được quy định như sau:
a) Đối với thủy sản giống phải khai báo ít nhất 03 ngày trước khi xuất hàng;
b) Đối với thủy sản thương phẩm, sản phẩm thủy sản phải khai báo ít nhất 02 ngày trước khi xuất hàng.
2. Hồ sơ khai báo kiểm dịch gồm:
a) Giấy khai báo kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản vận chuyển trong nước (mẫu 1);
b) Bản sao giấy chứng nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh nơi xuất phát của thủy sản (nếu có);
c) Bản sao phiếu kết quả xét nghiệm bệnh thủy sản (nếu có);
d) Giấy phép của cơ quan Kiểm lâm đối với thủy sản, sản phẩm thủy sản thuộc những loài có trong Danh mục động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES.
3. Xác nhận khai báo kiểm dịch:
a) Ngay sau khi nhận được hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan kiểm dịch động vật kiểm tra nội dung khai báo và các giấy tờ có liên quan; nếu hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ thì hướng dẫn chủ hàng hoàn chỉnh hồ sơ theo đúng quy định;
b) Trong thời gian 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, căn cứ tình hình dịch bệnh thủy sản tại nơi xuất phát, cơ quan kiểm dịch động vật xác nhận khai báo kiểm dịch, thông báo địa điểm, thời gian tiến hành kiểm dịch và chuẩn bị các điều kiện để kiểm dịch.
1. Việc kiểm dịch được thực hiện ngay tại bể nuôi giữ tạm thời của các cơ sở kinh doanh; bể, ao ương con giống của cơ sở nuôi trồng, sản xuất, kinh doanh giống thủy sản.
2. Kiểm tra, giám sát trong thời gian kiểm dịch.
Trong thời gian 01 ngày làm việc, kể từ khi thủy sản được tập trung tại nơi quy định, cơ quan kiểm dịch động vật phải tiến hành kiểm dịch.
a) Kiểm tra số lượng, chủng loại, kích cỡ thủy sản theo hồ sơ khai báo kiểm dịch;
b) Kiểm tra triệu chứng lâm sàng
Trong thời gian kiểm dịch, nếu nghi thủy sản mắc bệnh truyền nhiễm, cơ quan kiểm dịch lấy mẫu xét nghiệm tác nhân gây bệnh (tập trung vào những cá thể nghi mắc bệnh) theo Danh mục đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản ban hành kèm theo Quyết định số 110/2008/QĐ-BNN ngày 12/11/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (sau đây gọi là Danh mục đối tượng kiểm dịch).
c) Lấy mẫu kiểm tra, xét nghiệm các bệnh thuộc Danh mục các bệnh thủy sản phải công bố dịch đối với các trường hợp: Thủy sản sử dụng để sản xuất giống; thủy sản không rõ nguồn gốc tại các cơ sở kinh doanh giống thủy sản.
Trong vòng 01 ngày làm việc, cơ quan kiểm dịch động vật phải gửi mẫu tới phòng xét nghiệm để kiểm tra các chỉ tiêu bệnh.
d) Đối với thủy sản xuất phát từ vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh thì không phải làm xét nghiệm đối với những bệnh đã được công nhận an toàn dịch bệnh.
3. Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc kể từ khi nhận mẫu, phòng xét nghiệm phải thông báo kết quả kiểm tra cho cơ quan kiểm dịch động vật.
Trường hợp xét nghiệm cho kết quả nghi ngờ, cơ quan kiểm dịch động vật phải thông báo cho chủ hàng biết để lấy mẫu kiểm tra lại. Trong thời gian không quá 02 ngày làm việc, phòng xét nghiệm phải thông báo kết quả kiểm tra cho cơ quan kiểm dịch động vật.
4. Trong thời gian 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ kết quả kiểm tra, nếu thủy sản đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật thực hiện:
a) Kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với phương tiện vận chuyển và các vật dụng kèm theo;
b) Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch (mẫu 4a hoặc 4b) đối với thủy sản giống đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y trong phạm vi 12 giờ trước khi vận chuyển.
Hồ sơ kiểm dịch cấp cho chủ hàng gồm: Giấy đăng ký kiểm dịch (bản giao cho chủ hàng), giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản vận chuyển trong nước, bản sao phiếu trả lời kết quả xét nghiệm (nếu có); bản sao giấy chứng nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh nơi xuất phát của thủy sản (nếu có) và các giấy tờ khác có liên quan.
c) Thực hiện hoặc giám sát việc vệ sinh, khử trùng tiêu độc đối với phương tiện vận chuyển và các vật dụng kèm theo ít nhất 06 giờ trước khi bốc xếp hàng để vận chuyển;
d) Kiểm dịch viên động vật thực hiện kiểm tra lâm sàng thủy sản trước khi bốc xếp hàng; kiểm tra, giám sát quá trình bốc xếp thủy sản lên phương tiện vận chuyển;
đ) Hướng dẫn chủ hàng vệ sinh, khử trùng tiêu độc nơi cách ly kiểm dịch, nơi bốc xếp thủy sản.
5. Đối với thủy sản giống được đánh bắt ngoài tự nhiên.
a) Chủ hàng phải khai báo kiểm dịch theo quy định tại điểm a, khoản 2 Điều 9 của Thông tư này với Trạm Thú y (trường hợp để nuôi tại địa phương) hoặc Chi cục Thú y (khi vận chuyển ra khỏi tỉnh).
b) Trường hợp để nuôi tại địa phương, cơ quan kiểm dịch động vật thực hiện việc kiểm dịch theo quy định tại điểm b, c khoản 2 Điều này. Sau khi thực hiện việc kiểm dịch, nếu thủy sản đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật cấp giấy chứng nhận kiểm dịch cho phép đưa vào sử dụng.
c) Trường hợp vận chuyển ra khỏi tỉnh, cơ quan kiểm dịch động vật thực hiện việc kiểm dịch theo quy định tại điểm b, c khoản 2, khoản 3, 4 Điều này.
6. Trường hợp thủy sản không đảm bảo các yêu cầu vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật không cấp giấy chứng nhận kiểm dịch và tiến hành xử lý theo quy định.
1. Thủy sản thu hoạch từ cơ sở nuôi không có dịch bệnh tại địa phương đang công bố dịch, thực hiện theo quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 10 của Thông tư này.
a) Kiểm tra triệu chứng lâm sàng;
b) Lấy mẫu ngẫu nhiên để xét nghiệm bệnh đang công bố dịch. Việc lấy mẫu để kiểm tra, xét nghiệm bệnh thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 2, khoản 3 Điều 10 của Thông tư này.
2. Thủy sản thu hoạch từ cơ sở nuôi có bệnh đang công bố dịch phải được chế biến (làm chín bằng nhiệt, hoặc tùy từng loại bệnh có yêu cầu cụ thể về phương pháp chế biến) trước khi đưa ra khỏi vùng có công bố dịch.
3. Sau khi kiểm dịch, nếu thủy sản đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 10 của Thông tư này.
4. Trường hợp thủy sản không đảm bảo các yêu cầu vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật không cấp giấy chứng nhận kiểm dịch và tiến hành xử lý theo quy định.
1. Việc kiểm dịch được thực hiện ngay tại cơ sở sơ chế, bảo quản của chủ hàng.
2. Kiểm tra, giám sát trong thời gian kiểm dịch.
Trong thời gian 01 ngày làm việc, kể từ khi sản phẩm thủy sản được tập trung tại nơi quy định, cơ quan kiểm dịch động vật phải tiến hành kiểm dịch.
a) Kiểm tra số lượng, chủng loại sản phẩm thủy sản theo hồ sơ khai báo của chủ hàng.
b) Kiểm tra việc thực hiện các quy định về việc chế biến thủy sản trước khi đưa ra khỏi vùng công bố dịch.
c) Kiểm tra tình trạng bao gói, bảo quản sản phẩm và kiểm tra cảm quan đối với sản phẩm thủy sản.
3. Trong thời gian 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ kết quả kiểm tra, nếu sản phẩm thủy sản đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật thực hiện:
a) Thực hiện theo quy định tại điểm a, c khoản 4 Điều 10 của Thông tư này;
b) Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch (mẫu 4a hoặc 4b) đối với thủy sản giống đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y trong phạm vi 12 giờ trước khi vận chuyển.
Hồ sơ kiểm dịch cấp cho chủ hàng gồm: Giấy đăng ký kiểm dịch (bản giao cho chủ hàng), giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản vận chuyển trong nước và các giấy tờ khác có liên quan (nếu có).
c) Kiểm tra, giám sát quá trình bốc xếp sản phẩm thủy sản lên phương tiện vận chuyển; niêm phong phương tiện vận chuyển; thực hiện hoặc giám sát việc vệ sinh, khử trùng tiêu độc nơi tập trung, bốc xếp hàng.
4. Trường hợp sản phẩm thủy sản không đảm bảo các yêu cầu vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật không cấp giấy chứng nhận kiểm dịch và tiến hành xử lý theo quy định.
1. Cơ quan kiểm dịch động vật tại địa phương nơi tiếp nhận lô hàng chỉ thực hiện kiểm dịch thủy sản giống tại nơi đến trong các trường hợp sau:
a) Lô hàng không có giấy chứng nhận kiểm dịch hoặc giấy chứng nhận kiểm dịch không hợp lệ;
b) Cơ quan kiểm dịch động vật phát hiện có sự đánh tráo hoặc lấy thêm thủy sản khi chưa được phép của cơ quan kiểm dịch động vật;
c) Cơ quan kiểm dịch động vật phát hiện hoặc nghi ngờ thủy sản mắc bệnh.
2. Đối với lô hàng phải kiểm dịch, cơ quan kiểm dịch động vật tiến hành lập biên bản, yêu cầu chủ hàng thực hiện cách ly lô hàng và lấy mẫu xét nghiệm các bệnh thuộc danh mục đối tượng kiểm dịch.
a) Trường hợp kết quả xét nghiệm đạt yêu cầu, cơ quan kiểm dịch cho phép lô hàng được đưa vào sử dụng.
b) Trường hợp kết quả xét nghiệm không đạt yêu cầu, cơ quan kiểm dịch động vật tiến hành các biện pháp xử lý theo quy định.
1. Chủ hàng phải làm hồ sơ khai báo với cơ quan có thẩm quyền kiểm dịch trước khi xuất hàng ít nhất 10 ngày (đối với thủy sản) hoặc 05 ngày (đối với sản phẩm thủy sản) theo quy định như sau:
a) Đối với thủy sản, sản phẩm thủy sản xuất khẩu không dùng làm thực phẩm: Khai báo tại cơ quan kiểm dịch động vật thuộc Cục Thú y;
b) Đối với thủy sản, sản phẩm thủy sản xuất khẩu dùng làm thực phẩm: Khai báo tại cơ quan kiểm tra chất lượng thuộc Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản.
2. Hồ sơ khai báo gồm:
a) Giấy khai báo kiểm dịch (mẫu 2);
b) Các tài liệu khác có liên quan theo quy định tại điểm b, c, d khoản 2 Điều 9 của Thông tư này;
c) Bản sao Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền nuôi trồng thủy sản đối với những loài có tên trong Danh mục các loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện hoặc Danh mục các loài thủy sản cấm xuất khẩu;
d) Bản sao Giấy phép của cơ quan CITES Việt Nam đối với thủy sản, sản phẩm thủy sản thuộc những loài có trong Danh mục động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES.
đ) Bản yêu cầu về các chỉ tiêu kiểm dịch của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu (nếu có);
e) Mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch theo yêu cầu của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu (nếu có);
3. Xác nhận khai báo kiểm dịch thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 9 của Thông tư này.
1. Kiểm dịch thủy sản xuất khẩu thực hiện theo quy định tại khoản 1, điểm a, b khoản 2, khoản 3, điểm a, c, d, đ khoản 4 Điều 10; khoản 1, 2 Điều 11 của Thông tư này.
2. Kiểm dịch sản phẩm thủy sản xuất khẩu thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2, điểm a, c khoản 3 Điều 12 của Thông tư này.
3. Lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu theo yêu cầu của nước nhập khẩu.
4. Trong thời gian 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ kết quả kiểm tra, nếu thủy sản, sản phẩm thủy sản đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản (mẫu 5 hoặc mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch phù hợp với yêu cầu của nước nhập khẩu).
5. Trường hợp chủ hàng hoặc nước nhập khẩu không yêu cầu phải kiểm dịch xuất khẩu: Chủ hàng phải thực hiện việc kiểm dịch vận chuyển trong nước theo quy định tại Điều 10, 11, 12 đối với thủy sản, sản phẩm thủy sản được quy định tại khoản 1 Điều 3 của Thông tư này.
6. Tại cửa khẩu xuất:
a) Chủ hàng phải khai báo kiểm dịch (mẫu 3) với cơ quan kiểm dịch động vật tại cửa khẩu xuất;
b) Cơ quan kiểm dịch động vật thực hiện kiểm tra hồ sơ kiểm dịch, số lượng, chủng loại, kích thước thủy sản, khối lượng sản phẩm thủy sản theo giấy chứng nhận kiểm dịch; tình trạng sức khỏe của thủy sản, thực trạng vệ sinh thú y đối với sản phẩm thủy sản;
Nếu hồ sơ kiểm dịch hợp lệ; thủy sản khỏe mạnh; sản phẩm thủy sản đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y, được bao gói, bảo quản theo quy định, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu hoàn tất thủ tục kiểm dịch để cơ quan Hải quan cửa khẩu làm thủ tục thông quan hàng hóa. Chỉ đổi giấy chứng nhận kiểm dịch do cơ quan kiểm dịch động vật thuộc Cục Thú y phát hành nếu chủ hàng hoặc nước nhập khẩu có yêu cầu;
c) Trường hợp phát hiện thủy sản mắc bệnh, nghi mắc bệnh truyền nhiễm; sản phẩm thủy sản không đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu cách ly lô hàng và thông báo cho cơ quan cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực hiện việc xử lý theo quy định;
d) Thực hiện hoặc giám sát việc vệ sinh, khử trùng tiêu độc đối với nơi bốc xếp, phương tiện vận chuyển, các chất độn, chất thải và các dụng cụ có liên quan sau khi vận chuyển.
1. Chủ hàng có nhu cầu nhập khẩu thủy sản, sản phẩm thủy sản phải đăng ký kiểm dịch nhập khẩu với Cục Thú y.
2. Hồ sơ đăng ký gồm:
a) Đơn đăng ký kiểm dịch nhập khẩu thủy sản, sản phẩm thủy sản (chủ hàng có thể dự trù kế hoạch nhập khẩu hàng hóa trong thời gian 03 tháng kể từ ngày làm đơn đăng ký kiểm dịch nhập khẩu);
b) Bản sao công chứng giấy đăng ký kinh doanh (đối với doanh nghiệp); Doanh nghiệp chỉ phải nộp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu hoặc sau khi thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh;
c) Mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch hoặc giấy chứng nhận chất lượng của nước xuất khẩu (theo yêu cầu);
d) Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền nuôi trồng thủy sản đối với những loài có trong Danh mục nhập khẩu có điều kiện hoặc chưa có tên trong Danh mục nhập khẩu thông thường;
đ) Giấy phép của cơ quan CITES Việt Nam đối với thủy sản, sản phẩm thủy sản thuộc những loài có trong Danh mục động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES.
e) Giấy chứng nhận vệ sinh thú y nơi nuôi cách ly kiểm dịch đối với thủy sản giống (nếu có);
f) Giấy chứng nhận HACCP hoặc tương đương của cơ sở chế biến tại nước xuất khẩu đối với sản phẩm thủy sản nhập khẩu sử dụng làm thực phẩm hoặc nguyên liệu chế biến thực phẩm;
g) Các tài liệu khác liên quan đến lô hàng nhập khẩu (theo yêu cầu của Cục Thú y đối với từng đối tượng cụ thể).
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, căn cứ tình hình dịch bệnh thủy sản của nước xuất khẩu và trong nước, Cục Thú y có trách nhiệm trả lời cho chủ hàng và hướng dẫn cơ quan có thẩm quyền kiểm tra vệ sinh thú y nơi cách ly kiểm dịch (đối với thủy sản giống); cơ quan kiểm dịch động vật kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập khẩu.
4. Sau khi được Cục Thú y chấp thuận, chủ hàng phải khai báo với cơ quan kiểm dịch động vật được Cục Thú y chỉ định trước khi hàng đến cửa khẩu ít nhất 08 ngày đối với thủy sản, 04 ngày đối với sản phẩm thủy sản để thực hiện việc kiểm dịch.
Hồ sơ khai báo kiểm dịch nhập khẩu gồm:
a) Giấy đăng ký kiểm dịch (mẫu 3); trong trường hợp cần thiết, cơ quan kiểm dịch động vật có thể yêu cầu chủ hàng khai báo thêm mẫu khai báo kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản xuất, nhập khẩu (mẫu 2);
b) Văn bản trả lời của Cục Thú y về việc kiểm dịch nhập khẩu thủy sản, sản phẩm thủy sản;
c) Bản sao giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản của nước xuất khẩu (nếu có);
Trong thời gian 01 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan kiểm dịch động vật thông báo cho chủ hàng địa điểm, thời gian kiểm dịch.
Cơ quan kiểm dịch động vật thực hiện:
1. Kiểm tra hồ sơ kiểm dịch nhập khẩu:
a) Hồ sơ kiểm dịch nhập khẩu theo quy định tại điểm a, b, d khoản 4 Điều 16 của Thông tư này;
b) Giấy chứng nhận kiểm dịch hoặc giấy chứng nhận chất lượng của nước xuất khẩu (bản gốc) nội dung phù hợp với chi tiết lô hàng (về chủng loại, số lượng, khối lượng, kích cỡ, bao gói).
2. Kiểm tra thực trạng hàng nhập; đối chiếu với giấy chứng nhận kiểm dịch hoặc giấy chứng nhận chất lượng của nước xuất khẩu về chủng loại, kích cỡ, số lượng, khối lượng, tình trạng bao gói, nhãn hàng hóa.
3. Kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y, khử trùng tiêu độc phương tiện vận chuyển; thực hiện hoặc giám sát chủ hàng xử lý chất thải, chất độn phát sinh trong quá trình vận chuyển hàng.
4. Nếu hàng nhập khẩu đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y, giấy chứng nhận kiểm dịch và các giấy tờ khác có liên quan hợp lệ thì cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện:
a) Cấp giấy vận chuyển thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập khẩu, về nơi cách ly kiểm dịch (mẫu 6) cho phép chủ hàng đưa hàng về nơi cách ly kiểm dịch (đối với trường hợp phải cách ly kiểm dịch) hoặc cơ sở nơi tiếp nhận lô hàng để thực hiện kiểm dịch, kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm;
b) Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập khẩu (mẫu 7) đối với các lô hàng không phải cách ly kiểm dịch, không phải lấy mẫu xét nghiệm bệnh và kiểm tra vệ sinh thú y;
Giấy vận chuyển thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập khẩu về nơi cách ly kiểm dịch (mẫu 6) hoặc giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập khẩu (mẫu 7) là cơ sở để cơ quan Hải quan cửa khẩu làm thủ tục thông quan hàng hóa.
5. Hướng dẫn chủ hàng những yêu cầu cần thiết trong quá trình vận chuyển hàng từ cửa khẩu đến nơi cách ly kiểm dịch.
6. Đối với thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập khẩu không làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập mà chuyển làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu hoặc điểm thông quan khác, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu nhập thực hiện:
a) Theo quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này;
b) Giám sát quá trình bốc xếp thủy sản, sản phẩm thủy sản lên phương tiện vận chuyển;
c) Niêm phong phương tiện vận chuyển thủy sản, sản phẩm thủy sản;
d) Thực hiện hoặc giám sát việc vệ sinh, khử trùng tiêu độc nơi tập trung bốc xếp thủy sản, sản phẩm thủy sản;
đ) Cấp giấy vận chuyển thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập khẩu về nơi cách ly kiểm dịch (mẫu 6) và thông báo những thông tin cần thiết về lô hàng cho cơ quan kiểm dịch động vật phụ trách cửa khẩu đến.
7. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập khẩu không đảm bảo các yêu cầu vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật thực hiện xử lý theo quy định.
1. Trong ngày nhập thủy sản vào nơi cách ly kiểm dịch, cơ quan kiểm dịch động vật thực hiện:
a) Hướng dẫn chủ hàng đưa thủy sản giống vào nơi cách ly kiểm dịch; vệ sinh, khử trùng tiêu độc phương tiện vận chuyển, các dụng cụ có liên quan, chất thải, nước thải trong quá trình vận chuyển;
b) Kiểm tra hồ sơ kiểm dịch đã được xác nhận tại cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu nhập;
c) Chuẩn bị phương tiện, dụng cụ để tiến hành kiểm dịch.
2. Chậm nhất sau 01 ngày làm việc, kể từ khi thủy sản được tập trung tại nơi quy định, cơ quan kiểm dịch động vật phải tiến hành kiểm dịch:
a) Kiểm tra số lượng, chủng loại, kích cỡ thủy sản theo hồ sơ kiểm dịch nhập khẩu;
b) Thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 10 của Thông tư này;
c) Trong vòng 01 ngày làm việc, cơ quan kiểm dịch động vật phải gửi mẫu tới phòng xét nghiệm để kiểm tra các chỉ tiêu bệnh. Việc trả lời kết quả kiểm tra, xét nghiệm bệnh thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 10 của Thông tư này.
3. Sau thời gian cách ly kiểm dịch, trong thời gian 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ kết quả kiểm tra, nếu thủy sản đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật thực hiện:
a) Thực hiện theo quy định tại điểm a, c, d, đ khoản 4 Điều 10 của Thông tư này;
b) Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản nhập khẩu (mẫu 7) cho phép đưa vào sản xuất, sử dụng trong phạm vi 12 giờ trước khi vận chuyển về nơi tiếp nhận;
c) Thông báo cho cơ quan thú y nơi tiếp nhận về tình hình dịch bệnh của thủy sản, kết quả xét nghiệm bệnh và các thông tin khác có liên quan.
4. Trường hợp thủy sản không đảm bảo các yêu cầu vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật không cấp giấy chứng nhận kiểm dịch và tiến hành xử lý theo quy định.
1. Tại cửa khẩu nhập: Sau khi kiểm tra, nếu hồ sơ kiểm dịch hợp lệ, thủy sản khỏe mạnh không có biểu hiện mắc bệnh truyền nhiễm, phương tiện vận chuyển, các vật dụng khác liên quan đảm bảo vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản nhập khẩu (mẫu 7) đối với các lô hàng không phải lấy mẫu xét nghiệm bệnh và kiểm tra vệ sinh thú y để chủ hàng hoàn tất thủ tục hải quan và đưa vào sử dụng.
2. Trường hợp thủy sản được đưa về nuôi nhốt tại nơi cách ly kiểm dịch hoặc cơ sở chế biến để kiểm dịch:
a) Thực hiện kiểm dịch theo quy định tại khoản 1, 2, 4 Điều 18 của Thông tư này;
b) Sau thời gian cách ly kiểm dịch, nếu thủy sản đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản nhập khẩu (mẫu 7) để chủ hàng hoàn tất thủ tục hải quan và đưa vào sử dụng.
3. Chỉ lấy mẫu xét nghiệm tác nhân gây bệnh nếu nghi ngờ thủy sản mắc bệnh (tập trung vào những cá thể nghi mắc bệnh) theo Danh mục đối tượng kiểm dịch.
Sản phẩm thủy sản theo quy định tại mục 1,3 phụ lục 1 của Thông tư này phải được kiểm dịch theo quy định như sau:
1. Việc kiểm dịch được thực hiện ngay tại cơ sở bảo quản của chủ hàng.
2. Kiểm tra, giám sát trong thời gian kiểm dịch.
Trong thời gian 01 ngày làm việc, kể từ khi sản phẩm thủy sản được tập trung tại nơi quy định, cơ quan kiểm dịch động vật phải tiến hành kiểm dịch.
a) Kiểm tra hồ sơ kiểm dịch sản phẩm thủy sản nhập khẩu.
b) Kiểm tra số lượng bao gói, khối lượng, chủng loại sản phẩm thủy sản theo hồ sơ kiểm dịch nhập khẩu.
c) Kiểm tra tình trạng bao gói, bảo quản sản phẩm; chỉ kiểm tra cảm quan đối với sản phẩm thủy sản không dùng để chế biến thực phẩm.
3. Lấy mẫu xét nghiệm bệnh, các chỉ tiêu vệ sinh thú y đối với các trường hợp theo hướng dẫn tại phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
Chỉ lấy mẫu xét nghiệm bệnh nếu nghi ngờ sản phẩm thủy sản mang mầm bệnh thuộc Danh mục đối tượng kiểm dịch. Việc lấy mẫu và trả lời kết quả xét nghiệm thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 18 của Thông tư này.
4. Trong thời gian 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ kết quả kiểm tra, hồ sơ kiểm dịch nhập khẩu hợp lệ phù hợp với lô hàng; sản phẩm thủy sản đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y; điều kiện bảo quản và các vật dụng liên quan đảm bảo vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật cấp giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm thủy sản nhập khẩu (mẫu 7) để chủ hàng hoàn tất thủ tục hải quan và cho phép đưa vào sử dụng.
5. Trường hợp sản phẩm thủy sản không đảm bảo các yêu cầu vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật không cấp giấy chứng nhận kiểm dịch và tiến hành xử lý theo quy định.
1. Chủ hàng có nhu cầu tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam thủy sản, sản phẩm thủy sản phải đăng ký kiểm dịch với Cục Thú y. Hồ sơ đăng ký gồm:
a) Các giấy tờ có liên quan theo quy định tại điểm a, b, đ khoản 2 Điều 16 của Thông tư này;
b) Hợp đồng mua và bán thủy sản, sản phẩm thủy sản hoặc các hợp đồng dịch vụ khác.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, căn cứ tình hình dịch bệnh thủy sản của nước xuất khẩu và trong nước, Cục Thú y có trách nhiệm trả lời cho chủ hàng và hướng dẫn cơ quan kiểm dịch động vật thực hiện kiểm dịch.
3. Sau khi được Cục Thú y chấp thuận, chủ hàng phải đăng ký với cơ quan kiểm dịch động vật được Cục Thú y chỉ định ít nhất 04 ngày trước khi hàng đến cửa khẩu;
Hồ sơ khai báo kiểm dịch gồm:
a) Giấy khai báo kiểm dịch (mẫu 3);
b) Văn bản trả lời của Cục Thú y về việc kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam;
c) Bản sao giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu (nếu có);
d) Bản copy giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam có xác nhận của cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu xuất đối với lô hàng trước.
Trong thời gian 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ kiểm dịch hợp lệ, cơ quan kiểm dịch động vật thông báo cho chủ hàng biết địa điểm, thời gian tiến hành kiểm dịch.
1. Kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản tạm xuất thực hiện theo quy định về kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản xuất khẩu;
2. Kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản tái nhập thực hiện theo quy định về kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập khẩu.
1. Tại cửa khẩu nhập, cơ quan kiểm dịch động vật thực hiện:
a) Kiểm tra hồ sơ kiểm dịch theo quy định tại điểm a, b, d, đ khoản 3 Điều 21 của Thông tư này; giấy chứng nhận kiểm dịch (bản gốc) của nước xuất khẩu hoặc giấy phép liên quan đến việc khai thác hải sản đối với những lô hàng đánh bắt trực tiếp từ ngư trường;
b) Thực hiện theo quy định tại khoản 2, 3, 7 Điều 17 của Thông tư này;
c) Nếu hồ sơ kiểm dịch hợp lệ; thủy sản, sản phẩm thủy sản đảm bảo các yêu cầu vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu chứng nhận kiểm dịch (mẫu 8) để chủ hàng làm thủ tục hải quan;
d) Giám sát quá trình bốc xếp thủy sản, sản phẩm thủy sản lên phương tiện vận chuyển;
đ) Niêm phong phương tiện vận chuyển thủy sản, sản phẩm thủy sản;
e) Thực hiện hoặc giám sát việc vệ sinh, khử trùng tiêu độc nơi tập trung bốc xếp thủy sản, sản phẩm thủy sản;
f) Hướng dẫn chủ hàng thực hiện các yêu cầu về vệ sinh thú y trong quá trình vận chuyển trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Trong quá trình vận chuyển trên lãnh thổ Việt Nam:
a) Chủ hàng phải thực hiện nghiêm túc các quy định của cơ quan kiểm dịch động vật trong quá trình vận chuyển thủy sản, sản phẩm thủy sản trên lãnh thổ Việt Nam;
b) Các phương tiện vận chuyển phải đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, không làm rơi vãi các chất thải trên đường vận chuyển;
c) Không được tự ý bốc dỡ hàng hoặc thay đổi phương tiện vận chuyển phải được sự chấp thuận của cơ quan hải quan và cơ quan kiểm dịch động vật;
d) Không được tự ý thay đổi lộ trình hoặc dừng lại tại các địa điểm không được quy định trước
Trường hợp phương tiện vận chuyển không đi đúng lộ trình hoặc đỗ, dừng không đúng địa điểm quy định, chủ hàng phải giữ nguyên hàng hóa trên phương tiện vận chuyển và báo cho cơ quan thú y nơi gần nhất. Sau khi cơ quan thú y thực hiện các biện pháp xử lý theo quy định thì mới được tiếp tục vận chuyển;
đ) Xác thủy sản, chất thải, nước thải, thức ăn thừa của thủy sản, bao bì đóng gói và các chất thải khác trong quá trình vận chuyển không được vứt xuống sân ga, bến cảng hoặc trên đường vận chuyển mà phải được xử lý tại các địa điểm theo hướng dẫn của cơ quan thú y có thẩm quyền.
3. Tại cửa khẩu xuất:
a) Cơ quan kiểm dịch động vật thực hiện theo quy định tại điểm a, c, d khoản 6 Điều 15 của Thông tư này;
b) Nếu hồ sơ kiểm dịch hợp lệ; thủy sản, sản phẩm thủy sản đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu xác nhận số hàng xuất khỏi Việt Nam (mẫu 8) để chủ hàng làm thủ tục hải quan và nộp lại cho cơ quan kiểm dịch cửa khẩu nhập khi nhập các lô hàng tiếp theo.
4. Trường hợp lô hàng được vận chuyển bằng công ten nơ hoặc phương tiện kín khác:
a) Nếu hồ sơ kiểm dịch hợp lệ, phương tiện vận chuyển đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y thì chứng nhận kiểm dịch và cho phép hàng qua cửa khẩu.
b) Trường hợp nghi ngờ thủy sản mắc bệnh, sản phẩm thủy sản không đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật phối hợp với cơ quan hải quan yêu cầu chủ hàng mở Công-ten-nơ hoặc dấu niêm phong với sự chứng kiến của chủ hàng để kiểm tra. Địa điểm mở Công-ten-nơ phải đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, thuận lợi cho việc bốc dỡ hàng hóa do cơ quan kiểm dịch động vật xác định;
c) Trường hợp thủy sản, sản phẩm thủy sản không đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật thực hiện việc xử lý theo quy định.
1. Trường hợp thủy sản, sản phẩm thủy sản chuyển cửa khẩu có gửi kho ngoại quan nhưng không vận chuyển trên lãnh thổ Việt Nam:
a) Thực hiện việc kiểm dịch theo quy định tại điểm a, c, e khoản 1 Điều 23 của Thông tư này;
b) Thực hiện việc kiểm dịch theo quy định tại khoản 2, 7 Điều 17 của Thông tư này;
c) Thực hiện việc giám sát quá trình bốc xếp thủy sản, sản phẩm thủy sản và trong thời gian lưu giữ tại kho ngoại quan;
d) Thực hiện hoặc giám sát việc vệ sinh, khử trùng tiêu độc nơi bốc xếp, kho bảo quản thủy sản, sản phẩm thủy sản;
2. Trường hợp thủy sản, sản phẩm thủy sản chuyển cửa khẩu có vận chuyển trên lãnh thổ Việt Nam, cơ quan kiểm dịch động vật thực hiện theo quy định tại Điều 23 của Thông tư này.
1. Chủ hàng phải làm hồ sơ đăng ký kiểm dịch với cơ quan kiểm dịch động vật theo quy định tại Điều 14 của Thông tư này;
2. Nội dung kiểm dịch được thực hiện như sau:
a) Đối với thủy sản: Kiểm tra lâm sàng; lấy mẫu xét nghiệm các bệnh theo yêu cầu của chủ hàng hoặc nước nhập khẩu;
b) Đối với sản phẩm thủy sản: Kiểm tra cảm quan, lấy mẫu xét nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh thú y theo yêu cầu của chủ hàng hoặc nước nhập khẩu;
c) Hướng dẫn chủ hàng thực hiện nhốt giữ thủy sản, bao gói sản phẩm thủy sản theo quy định, niêm phong hoặc đánh dấu hàng gửi và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch đối với thủy sản, sản phẩm thủy sản đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y;
d) Hướng dẫn chủ hàng xử lý đối với thủy sản, sản phẩm thủy sản không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y để xuất khẩu.
1. Khi nhập khẩu thủy sản, sản phẩm thủy sản không vì mục đích kinh doanh, chủ hàng phải đăng ký kiểm dịch nhập khẩu với cơ quan kiểm dịch động vật tại cửa khẩu.
2. Nội dung kiểm dịch được thực hiện như sau:
a) Kiểm tra hồ sơ kiểm dịch, giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu; đối chiếu với chủng loại, số lượng, khối lượng hàng thực nhập;
b) Kiểm tra thực trạng lô hàng; điều kiện nuôi nhốt thủy sản; bao gói, bảo quản sản phẩm thủy sản;
c) Trường hợp phát hiện loài thủy sản không có trong danh mục các loài thủy sản nhập khẩu thông thường, thủy sản mắc bệnh, sản phẩm thủy sản có biểu hiện biến chất thì xử lý tiêu hủy hoặc trả về nước xuất khẩu;
d) Sau khi kiểm tra, thủy sản khỏe mạnh, sản phẩm thủy sản đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y; được nhốt giữ, bao gói, bảo quản theo quy định, cơ quan kiểm dịch động vật cấp giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu (mẫu 7) để chủ hàng làm thủ tục hải quan, bưu điện.
3. Cấm mang theo người sản phẩm thủy sản ở dạng tươi sống.
1. Chủ hàng có yêu cầu gửi mẫu bệnh phẩm ra nước ngoài hoặc nhập khẩu vào Việt Nam phải đăng ký kiểm dịch với Cục Thú y. Hồ sơ đăng ký gồm:
a) Đơn đăng ký gửi, nhận mẫu bệnh phẩm;
b) Giấy phép của cơ quan CITES Việt Nam đối với mẫu bệnh phẩm có nguồn gốc từ thủy sản, sản phẩm thủy sản thuộc những loài có trong Danh mục động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Thú y có trách nhiệm trả lời cho chủ hàng và hướng dẫn cơ quan kiểm dịch động vật thực hiện kiểm dịch.
3. Sau khi được Cục Thú y chấp thuận, chủ hàng phải khai báo kiểm dịch với cơ quan kiểm dịch động vật được Cục Thú y chỉ định ít nhất 05 ngày trước khi nhận hoặc gửi mẫu bệnh phẩm.
4. Gửi mẫu bệnh phẩm.
Cơ quan kiểm dịch động vật thực hiện:
a) Kiểm tra văn bản chấp thuận của Cục Thú y và các giấy tờ khác có liên quan;
b) Giám sát việc lấy mẫu bệnh phẩm; bao gói, bảo quản mẫu bệnh phẩm đảm bảo không để đổ, vỡ, phát tán mầm bệnh trong quá trình vận chuyển;
c) Niêm phong dụng cụ chứa đựng bệnh phẩm trước khi vận chuyển;
d) Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu sau khi mẫu bệnh phẩm được bao gói, bảo quản đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y.
5. Nhận mẫu bệnh phẩm.
Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện:
a) Kiểm tra hồ sơ theo quy định tại điểm a, khoản 4 Điều này;
b) Kiểm tra thực trạng bao gói, bảo quản bệnh phẩm;
c) Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu sau khi kiểm tra hồ sơ hợp lệ, mẫu bệnh phẩm được bao gói, bảo quản đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y;
d) Trường hợp phát hiện bệnh phẩm nhập vào Việt Nam khi chưa được sự chấp thuận của Cục Thú y hoặc việc bao gói, bảo quản không đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y và có nguy cơ gây phát tán mầm bệnh, ô nhiễm môi trường, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu lập biên bản và tiêu hủy toàn bộ bệnh phẩm tại khu vực gần cửa khẩu.
a) Hướng dẫn các cơ quan kiểm dịch động vật thuộc Cục Thú y, Chi cục Thú y cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản theo quy định tại Thông tư này;
b) Hướng dẫn cụ thể thủ tục đăng ký kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam theo quy định tại Thông tư này.
2. Các cơ quan kiểm dịch động vật thuộc Cục Thú y
a) Tổ chức thực hiện kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam theo quy định tại Thông tư này.
b) Kiểm soát thủ tục kiểm dịch đối với tất cả các loại thủy sản, sản phẩm thủy sản tại các cửa khẩu, nhà ga, sân bay, bến cảng, bưu điện theo quy định của pháp luật Việt Nam, quy định của các tổ chức quốc tế hoặc các thỏa thuận song phương với các nước;
c) Trường hợp lô hàng thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập khẩu để chế biến trước khi đưa ra tiêu thụ thuộc diện đồng thời phải kiểm dịch và kiểm tra chất lượng, cơ quan kiểm dịch động vật thuộc Cục Thú y thông báo cho cơ quan kiểm tra chất lượng thuộc Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản để thực hiện đồng thời việc lấy mẫu để kiểm tra, chứng nhận kiểm dịch và kiểm tra, chứng nhận chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
Các lô hàng này, cơ quan Hải quan chỉ làm thủ tục thông quan hàng hóa khi có đủ 02 loại giấy: Giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan kiểm dịch động vật thuộc Cục Thú y và Giấy đăng ký kiểm tra, chứng nhận chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm có xác nhận của cơ quan kiểm tra chất lượng thuộc Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản;
d) Phối hợp với các cơ quan liên quan (Hải quan, Cảng vụ, Bộ đội Biên phòng, Công an, Quản lý thị trường, Bưu điện,…) trong việc thực hiện nhiệm vụ kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản.
3. Chi cục Thú y cấp tỉnh:
a) Tổ chức thực hiện kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản vận chuyển trong nước theo quy định tại Thông tư này và hướng dẫn của Cục Thú y;
b) Phối hợp với cơ quan kiểm dịch động vật thuộc Cục Thú y kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y nơi cách ly kiểm dịch thủy sản giống nhập khẩu.
4. Trách nhiệm của Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản và các cơ quan kiểm tra chất lượng thuộc Cục:
a) Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản có trách nhiệm hướng dẫn các cơ quan kiểm tra chất lượng thuộc Cục tổ chức thực hiện kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản xuất khẩu dùng làm thực phẩm theo quy định tại Thông tư này;
b) Các cơ quan kiểm tra chất lượng thuộc Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản có trách nhiệm tổ chức thực hiện kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản xuất khẩu dùng làm thực phẩm theo quy định tại Thông tư này; phối hợp với các cơ quan kiểm dịch động vật thuộc Cục Thú y để thực hiện đồng thời việc lấy mẫu kiểm tra, chứng nhận chất lượng an toàn thực phẩm đối với thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập khẩu để làm nguyên liệu chế biến thực phẩm.
a) Chấp hành các quy định của pháp luật về thú y và pháp luật khác có liên quan trong việc kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản.
b) Thanh toán các khoản phí và lệ phí kiểm dịch theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính và các khoản chi thực tế cho việc xử lý, tiêu hủy lô hàng không đạt yêu cầu theo quy định hiện hành.
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để nghiên cứu giải quyết./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
CÁC TRƯỜNG HỢP LẤY MẪU THỦY SẢN, SẢN PHẨM THỦY SẢN ĐỂ XÉT NGHIỆM BỆNH VÀ KIỂM TRA CÁC CHỈ TIÊU VỆ SINH THÚ Y
(Ban hành kèm theo Thông tư số 06/2010/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 02 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Thủy sản, sản phẩm thủy sản phải lấy mẫu xét nghiệm bệnh thuộc đối tượng kiểm dịch trong các trường hợp sau:
a) Thủy sản sống;
b) Sản phẩm thủy sản ở dạng nguyên con;
c) Sản phẩm thủy sản ở dạng tươi, sơ chế, bảo quản lạnh;
đ) Xương, mai, vỏ của động vật thủy sản chưa qua xử lý.
2. Thủy sản, sản phẩm thủy sản không phải lấy mẫu xét nghiệm bệnh đối với các trường hợp sau:
a) Thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập khẩu từ những nước có thỏa thuận công nhận lẫn nhau về kiểm tra, xét nghiệm các bệnh trong Danh mục đối tượng kiểm dịch;
b) Sản phẩm thủy sản đã bỏ nội tạng được xử lý nhiệt (luộc, hấp, chiên, sấy khô, …); ướp muối, phơi khô, hun khói hoặc bảo quản đông lạnh dưới -180C sau thời gian ít nhất 07 ngày (trong quá trình vận chuyển, nhiệt độ phải duy trì tối thiểu -180C);
c) Da thủy sản ở dạng khô, ướp muối;
d) Xương, mai, vỏ của động vật thủy sản đã qua xử lý;
đ) Bệnh phẩm,
3. Thủy sản, sản phẩm thủy sản phải lấy mẫu xét nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh thú y trong các trường hợp sau:
a) Thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập khẩu với mục đích sử dụng làm thực phẩm để tiêu thụ trực tiếp không qua chế biến;
b) Bột cá, bộ tôm, bột sò, dầu cá, mỡ cá và các sản phẩm từ thủy sản khác dùng làm nguyên liệu để chế biến thức ăn chăn nuôi, thức ăn cho thủy sản.
4. Thủy sản, sản phẩm thủy sản không phải lấy mẫu xét nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh thú y đối với các trường hợp sau:
a) Thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập khẩu từ những nước có thỏa thuận công nhận lẫn nhau về kiểm tra, xét nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh thú y;
b) Thủy sản, sản phẩm thủy sản sử dụng làm nguyên liệu chế biến thực phẩm;
c) Da thủy sản ở dạng khô, ướp muối;
d) Xương, mai, vỏ của động vật thủy sản chưa qua tinh chế;
đ) Bệnh phẩm.
5. Thủy sản, sản phẩm thủy sản tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam chỉ lấy mẫu xét nghiệm khi nghi ngờ thủy sản mắc bệnh, sản phẩm thủy sản có mang mầm bệnh trong Danh mục đối tượng kiểm dịch.
MẪU HỒ SƠ KIỂM DỊCH THỦY SẢN, SẢN PHẨM THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 06/2010/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 02 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
GIẤY KHAI BÁO KIỂM DỊCH THỦY SẢN, Số: …………../ĐK-KDTS |
Kính gửi: ………………………………………….................
Họ tên chủ hàng (hoặc người đại diện): ........................................................
Địa chỉ giao dịch: ........................................................................................
Điện thoại: ……………………….. Di động: …………………………… Fax: ......
Đề nghị được làm thủ tục kiểm dịch số hàng sau:
STT |
Tên thương mại |
Tên khoa học |
Kích thước cá thể/Dạng sản phẩm (*) |
Số lượng/Trọng lượng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số |
|
Mục đích sử dụng: ......................................................................................
Quy cách đóng gói/bảo quản: ………………………………………….. Số lượng bao gói: ......................................................................................................
Tên, địa chỉ cơ sở sản xuất, kinh doanh con giống/nuôi trồng/sơ chế/bảo quản ..........................................................................................................
...................................................................................................................
Điện thoại: ………………………………………… Fax: ....................................
Tên tổ chức, cá nhân nhận hàng: ................................................................
Địa chỉ: .......................................................................................................
Điện thoại: ………………………………………… Fax: ....................................
Nơi đến cuối cùng: ......................................................................................
Nơi giao hàng trong quá trình vận chuyển (nếu có):
1/ ………………………………………….. Số lượng: ………………. Trọng lượng: ........................................................................................................
2/ ………………………………………….. Số lượng: ………………. Trọng lượng: ........................................................................................................
3/ ………………………………………….. Số lượng: ………………. Trọng lượng: ........................................................................................................
Phương tiện vận chuyển: ............................................................................
Các giấy tờ liên quan kèm theo: ...................................................................
Địa điểm kiểm dịch: .....................................................................................
Thời gian kiểm dịch: ....................................................................................
Chúng tôi cam kết chấp hành đúng pháp luật thú y.
Ý KIẾN CỦA CƠ QUAN KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT |
Đăng ký tại ………………………………. |
KIỂM DỊCH VIÊN ĐỘNG VẬT |
|
- (*) Kích thước cá thể (đối với thủy sản giống)/Dạng sản phẩm (đối với sản phẩm thủy sản)
- Tờ khai được làm thành 02 bản: 01 bản do cơ quan kiểm dịch động vật giữ, 01 bản do chủ hàng hoặc người đại diện giữ;
- Cá nhân đăng ký không có con dấu, chỉ ký và ghi rõ họ tên;
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
GIẤY KHAI BÁO KIỂM DỊCH THỦY SẢN, Số: …………../ĐK-KDTS |
Kính gửi: ………………………………………….................
Họ tên chủ hàng (hoặc người đại diện): ........................................................
Địa chỉ giao dịch: ........................................................................................
Điện thoại: ……………………….. Fax: …………………………… Email: ..........
Đề nghị được làm kiểm dịch số hàng sau theo hình thức: £ Xuất khẩu £ Nhập khẩu
STT |
Tên thương mại |
Tên khoa học |
Kích thước cá thể/Dạng sản phẩm * |
Số lượng/Trọng lượng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số |
|
Quy cách đóng gói/bảo quản: ………………………………………….. Số lượng bao gói: ......................................................................................................
Tên, địa chỉ cơ sở sản xuất, kinh doanh con giống/nuôi trồng/sơ chế/chế biến: ...................................................................................................................
...................................................................................................................
Điện thoại: ……………………….. Fax: …………………………… Email: ..........
Mục đích sử dụng: |
£ Thực phẩm |
£ Làm giống |
|
£ Làm cảnh |
£ Nghiên cứu (Research) |
|
£ Khác: …………………………………………………………. |
Tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân xuất/nhập khẩu: ..............................................
...................................................................................................................
Điện thoại: ……………………….. Fax: …………………………… Email: ..........
Nước/địa phương xuất hàng: ……………………/………………… Cửa khẩu xuất: ..........................................................................................................
Nước/địa phương nhập hàng: …………..………/………………… Cửa khẩu nhập: .........................................................................................................
Phương tiện vận chuyển: ………………………. Nước quá cảnh (nếu có): ......
Điều kiện bảo quản hàng trong vận chuyển: .................................................
Hồ sơ giấy tờ liên quan đến lô hàng gồm: ....................................................
...................................................................................................................
Địa điểm cách ly kiểm dịch: .........................................................................
Chúng tôi cam kết chấp hành đúng pháp luật thú y.
Ý KIẾN CỦA CƠ QUAN KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT |
Đăng ký tại ………………………………. |
KIỂM DỊCH VIÊN ĐỘNG VẬT |
|
(*) Kích thước cá thể (đối với thủy sản giống)/Dạng sản phẩm (đối với sản phẩm thủy sản)
- Tờ khai được làm thành 02 bản: 01 bản do cơ quan kiểm dịch động vật giữ, 01 bản do chủ hàng hoặc người đại diện giữ;
- Cá nhân đăng ký không có con dấu, chỉ ký và ghi rõ họ tên;
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …………../ĐK-KDTS |
Kính gửi: …………………………………………(**)
Tên tổ chức, cá nhân đăng ký: ....................................................................
Địa chỉ: .......................................................................................................
Điện thoại: ……………………….. Fax: …………………………… Email: ..........
Đề nghị quý Cơ quan kiểm dịch lô hàng (***): ……….. (xuất khẩu, nhập khẩu)
1. Tên hàng/ Tên khoa học: .........................................................................
2. Nơi sản xuất: ..........................................................................................
3. Số lượng: ...............................................................................................
4. Kích cỡ cá thể (đối với hàng hóa là thủy sản) ...........................................
5. Trọng lượng tịnh: ....................................................................................
6. Trọng lượng cả bì: ..................................................................................
7. Loại bao bì: ............................................................................................
8. Số hợp đồng hoặc số chứng từ thanh toán (L/C, TTr …): ..........................
9. Tổ chức, cá nhân xuất khẩu: ....................................................................
10. Nước xuất khẩu: ...................................................................................
11. Cửa khẩu xuất: .....................................................................................
12. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu: .................................................................
13. Nước nhập khẩu: ..................................................................................
14. Phương tiện vận chuyển: .......................................................................
15. Cửa khẩu nhập: ....................................................................................
16. Mục đích sử dụng: ................................................................................
17. Giấy cho phép kiểm dịch nhập khẩu (nếu có): .........................................
18. Địa điểm kiểm dịch: ...............................................................................
19. Địa điểm nuôi trồng (nếu có): .................................................................
20. Thời gian kiểm dịch: ..............................................................................
21. Địa điểm giám sát (nếu có): ...................................................................
22. Thời gian giám sát: ................................................................................
23. Số bản giấy chứng nhận kiểm dịch cần cấp: ...........................................
Chúng tôi xin cam kết: bảo đảm nguyên trạng hàng hóa nhập khẩu, đưa về đúng địa điểm, đúng thời gian được đăng ký và chỉ đưa hàng hóa ra lưu thông sau khi được quý Cơ quan cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch (****).
|
TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐĂNG KÝ |
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT
Đồng ý đưa hàng hóa về địa điểm: ..............................................................
...................................................................................................................
để làm thủ tục kiểm dịch vào hồi …………. giờ, ngày ………. tháng …….. năm ...........................................................................................................
|
Vào sổ số …………., ngày … tháng … năm ……..
|
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN HẢI QUAN:
(Trong trường hợp lô hàng không được nhập khẩu)
Lô hàng không được nhập khẩu vào Việt Nam vì lý do ..................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
|
…………., ngày … tháng … năm …….. |
Giấy đăng ký được làm thành 03 bản;
(*) Đăng ký theo mẫu này được thể hiện trên 2 mặt của tờ giấy khổ A4;
(**) Tên Cơ quan Kiểm dịch;
(***) Phải có đầy đủ các tiêu chí theo đúng thứ tự và khai các tiêu chí thích hợp đối với lô hàng;
(****) Cam kết này chỉ ghi khi đăng ký kiểm dịch đối với hàng hóa nhập khẩu;
Lưu ý: Cá nhân đăng ký không có con dấu phải ghi rõ số Giấy Chứng minh nhân dân, ngày tháng và nơi cấp
TÊN CƠ QUAN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH THỦY SẢN,
SẢN PHẨM THỦY SẢN VẬN CHUYỂN TRONG NƯỚC
Số: …………./CN-KDTS
Họ tên chủ hàng (hoặc người đại diện): ........................................................
Địa chỉ giao dịch: ........................................................................................
Điện thoại: ……………………….. Di động: …………………………… Fax: ......
Vận chuyển số hàng sau:
STT |
Tên thương mại |
Tên khoa học |
Kích thước cá thể/Dạng sản phẩm (1) |
Số lượng/Trọng lượng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số |
|
Mục đích sử dụng: ......................................................................................
Quy cách đóng gói/bảo quản: ………………………………………….. Số lượng bao gói: ......................................................................................................
Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh con giống/nuôi trồng/sơ chế/bảo quản: ........
Địa chỉ: .......................................................................................................
Tên tổ chức, cá nhân nhận hàng: ................................................................
Địa chỉ: .......................................................................................................
Điện thoại: ……………………………Di động:………………….Fax: .................
Nơi đến cuối cùng: ......................................................................................
Nơi giao hàng trong quá trình vận chuyển (nếu có):
1/ ………………………………………….. Số lượng: ………………. Khối lượng: ...................................................................................................................
2/ ………………………………………….. Số lượng: ………………. Khối lượng: ...................................................................................................................
3/ ………………………………………….. Số lượng: ………………. Khối lượng: ...................................................................................................................
Phương tiện vận chuyển: ………………………. Ban kiểm soát.......................
CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH
Tôi, kiểm dịch viên động vật ký tên dưới đây chứng nhận:
1/ Số hàng trên có nguồn gốc từ vùng/cơ sở: ...............................................
...................................................................................................................
2/ Thủy sản không có triệu chứng lâm sàng của bệnh truyền nhiễm khi xuất phát/Sản phẩm thủy sản được lấy từ thủy sản khỏe mạnh, được sơ chế, bảo quản đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y theo quy định;
3/ Số hàng trên đã được lấy mẫu kiểm tra, xét nghiệm theo kết quả xét nghiệm số: ………/…….. ngày ……./…../200 … của …………………. (2) ………………… (gửi kèm bản sao, nếu có).
4/ Số hàng trên đáp ứng các yêu cầu sau: ...................................................
...................................................................................................................
5/ Phương tiện vận chuyển, các vật dụng khác có liên quan kèm theo đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y, đã được khử trùng tiêu độc bằng ……………………….. nồng độ .....................................................................
Giấy có giá trị đến ngày ……/……/………….. |
Cấp tại ………., ngày …../…../………. |
- (1): Kích thước cá thể (đối với thủy sản giống)/Dạng sản phẩm (đối với sản phẩm thủy sản)
- (2): Tên cơ quan trả lời kết quả xét nghiệm.
TÊN CƠ QUAN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
|
GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH THỦY SẢN, Số: …………./CN-KDTS |
|
Họ tên chủ hàng (hoặc người đại diện): ........................................................
Địa chỉ giao dịch: ........................................................................................
Điện thoại: ……………………….. Di động: …………………………… Fax: ......
Vận chuyển số hàng sau:
STT |
Tên thương mại |
Tên khoa học |
Kích thước cá thể/Dạng sản phẩm (1) |
Số lượng/Trọng lượng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Mục đích sử dụng: ......................................................................................
Quy cách đóng gói/bảo quản: ………………………………………….. Số lượng bao gói: ......................................................................................................
Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh con giống/nuôi trồng/sơ chế/bảo quản .........
Địa chỉ: .......................................................................................................
Tên tổ chức, cá nhân nhận hàng: ................................................................
Địa chỉ: .......................................................................................................
Điện thoại: ……………………………Di động:………………….Fax: .................
Nơi đến cuối cùng: ......................................................................................
Nơi giao hàng trong quá trình vận chuyển (nếu có):
1/ ………………………………………….. Số lượng: ………………. Trọng lượng: ........................................................................................................
2/ ………………………………………….. Số lượng: ………………. Trọng lượng: ........................................................................................................
3/ ………………………………………….. Số lượng: ………………. Trọng lượng: ........................................................................................................
Phương tiện vận chuyển: ………………………. Ban kiểm soát.......................
CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH
Tôi, kiểm dịch viên động vật ký tên dưới đây chứng nhận:
1/ Số hàng trên có nguồn gốc từ vùng/cơ sở: ...............................................
...................................................................................................................
2/ Thủy sản không có triệu chứng lâm sàng của bệnh truyền nhiễm khi xuất phát/Sản phẩm thủy sản được lấy từ thủy sản khỏe mạnh, được sơ chế, bảo quản đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y theo quy định;
3/ Số hàng trên đã được lấy mẫu kiểm tra, xét nghiệm theo kết quả xét nghiệm số: ………/…….. ngày ……./…../200 … của …………………. (2) ………………… (gửi kèm bản sao, nếu có).
4/ Số hàng trên đáp ứng các yêu cầu sau: ...................................................
...................................................................................................................
5/ Phương tiện vận chuyển, các vật dụng khác có liên quan kèm theo đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y, đã được khử trùng tiêu độc bằng ……………………….. nồng độ .....................................................................
Giấy có giá trị đến ngày ……/……/…………..
|
Cấp tại ………., ngày …../…../………. |
- (1) Kích thước cá thể (đối với thủy sản giống)/Dạng sản phẩm (đối với sản phẩm thủy sản)
- (2): Tên cơ quan trả lời kết quả xét nghiệm.
Form:
TÊN CƠ QUAN KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT |
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH
THỦY SẢN, SẢN PHẨM THỦY SẢN XUẤT KHẨU
AQUATIC ANIMAL, AQUATIC PRODUCTS HEALTH CERTIFICATE FOR EXPORT
Số: …………./CN-TSXK
Number:........................
Tên, địa chỉ người xuất hàng: |
……………………………………………………………….. ……………………………………………………………….. Tel: ……………… Fax: …………. Email: ……………….. |
||||||
Tên, địa chỉ người nhận hàng: |
……………………………………………………………….. ……………………………………………………………….. Tel: ……………… Fax: …………. Email: ……………….. |
||||||
STT |
Tên thương mại |
Tên khoa học |
Số lượng |
Trọng lượng |
|||
|
|
|
|
|
|||
|
|
|
|
|
|||
|
|
|
|
|
|||
|
|
|
|
|
|||
Mục đích sử dụng: |
£ Thực phẩm (Human consumption) |
£ Làm giống (Transplantation: Egg, Gametes etc) |
|||||
£ Làm cảnh (Ornamental) |
£ Nghiên cứu và thí nghiệm (Research & laboratory) |
||||||
£ Khác: (Other):…………………………………………………...................... |
|||||||
Quy cách đóng gói: …………………………… |
Số lượng bao gói: …………………………….. |
||||||
Nước/địa phương xuất hàng: ……./………….. |
Cửa khẩu xuất: …………………………………. |
||||||
Phương tiện vận chuyển: ……………………… |
Nước nhập hàng: ………………………………. |
||||||
CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH Tôi, kiểm dịch viên động vật ký tên dưới đây chứng nhận lô hàng trên đã được kiểm tra và không có bệnh theo quy định của Việt Nam. Tên bệnh (Diseae name): ………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………. |
|||||||
Giấy có giá trị đến: …/……/…………..
|
Giấy này làm tại ……….. ngày …../…../……….
|
||||||
Kiểm dịch viên động vật (Ký, ghi rõ họ tên) |
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
|
||||||
TÊN CƠ QUAN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
GIẤY VẬN CHUYỂN THỦY SẢN,
SẢN PHẨM THỦY SẢN VỀ NƠI CÁCH LY KIỂM DỊCH
Số: …………./CN-CLKDTS
Họ tên chủ hàng (hoặc người đại diện): ........................................................
Địa chỉ giao dịch: ........................................................................................
Điện thoại: ……………………….. Fax: …………………………… Email: ..........
Có nhập khẩu số thủy sản/sản phẩm thủy sản sau:
STT |
Tên thương mại |
Tên khoa học |
Kích thước cá thể/Dạng sản phẩm * |
Số lượng/Trọng lượng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số |
|
Mục đích sử dụng: ......................................................................................
Quy cách đóng gói/bảo quản: ………………………………………….. Số lượng bao gói: ......................................................................................................
Tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân xuất khẩu:.......................................................
...................................................................................................................
Vùng/nước xuất khẩu: …………………../……………. Nước quá cảnh: ...........
Cửa khẩu nhập vào Việt Nam: ………………………. Thời gian nhập: ……../……./.................................................................................................
Hồ sơ giấy tờ có liên quan: ..........................................................................
...................................................................................................................
CHỨNG NHẬN
Tôi kiểm dịch viên động vật ký tên dưới đây chứng nhận:
1. Lô hàng nhập khẩu có đầy đủ giấy tờ hợp lệ.
2. Thực trạng sức khỏe thủy sản/điều kiện vệ sinh thú y của sản phẩm thủy sản khi nhập khẩu: ......................................................................................
...................................................................................................................
3. Phương tiện vận chuyển, các vật dụng khác có liên quan kèm theo đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y, đã được khử trùng tiêu độc bằng ……………………. nồng độ .........................................................................
4. Được phép vận chuyển số hàng trên về nơi cách ly kiểm dịch tại: ..............
...................................................................................................................
YÊU CẦU KHI VẬN CHUYỂN
1. Số hàng trên phải được chuyển đến nơi cách ly kiểm dịch trước ngày …...../..…../…………… để cách ly kiểm dịch.
2. Chỉ được vận chuyển theo lộ trình: ..........................................................
...................................................................................................................
3. Nghiêm cấm vứt chất thải, rác thải, xác thủy sản trong quá trình vận chuyển.
4. Chỉ được phép đưa hàng về nơi cách ly kiểm dịch tại địa điểm nêu trên và đúng thời gian quy định để thực hiện cách ly kiểm dịch.
Giấy có giá trị đến ngày ……/……/………….. |
Cấp tại ………., ngày …../…../………. |
(*) Kích thước cá thể (đối với thủy sản giống)/Dạng sản phẩm (đối với sản phẩm thủy sản)
TÊN CƠ QUAN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH
THỦY SẢN, SẢN PHẨM THỦY SẢN NHẬP KHẨU
Số: …………./CN-TSNK
Họ tên chủ hàng (hoặc người đại diện): ........................................................
Địa chỉ giao dịch: ........................................................................................
Điện thoại: ……………………….. Di động …………………………… Fax: .......
Có nhập khẩu số thủy sản/sản phẩm thủy sản sau:
STT |
Tên thương mại |
Tên khoa học |
Kích thước cá thể/Dạng sản phẩm (1) |
Số lượng/Trọng lượng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số |
|
Mục đích sử dụng: ......................................................................................
Quy cách đóng gói/bảo quản: ………………………………………….. Số lượng bao gói: ......................................................................................................
Tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân xuất khẩu:.......................................................
...................................................................................................................
Vùng/nước xuất khẩu: …………………..……………. Nước quá cảnh: ............
Cửa khẩu nhập vào Việt Nam: ………………………. Thời gian nhập: ……../……./.................................................................................................
Hồ sơ giấy tờ có liên quan: ..........................................................................
...................................................................................................................
Địa điểm cách ly kiểm dịch: .........................................................................
……………………………… từ ngày ……../………/200 … đến ngày ………/………./200 .....................................................................................
CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH
Tôi, kiểm dịch viên động vật ký tên dưới đây chứng nhận số thủy sản/sản phẩm thủy trên:
1/ Có đầy đủ hồ sơ, giấy tờ hợp lệ khi nhập khẩu;
2/ Thủy sản không có triệu chứng lâm sàng của bệnh truyền nhiễm /Sản phẩm thủy sản không có biểu hiện biến đổi, mang mầm bệnh; được bao gói, bảo quản đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y theo quy định;
3/ Số hàng trên đã được lấy mẫu kiểm tra, xét nghiệm theo kết quả xét nghiệm số: ………/…….. ngày ……./…../200 … của …………………. (2) ………………… (gửi kèm bản sao, nếu có).
4/ Số hàng trên đáp ứng các yêu cầu sau: ...................................................
...................................................................................................................
5/ Phương tiện vận chuyển, các vật dụng khác có liên quan kèm theo đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y, đã được khử trùng tiêu độc bằng ……………………….. nồng độ .....................................................................
Giấy có giá trị đến ngày ……/……/………….. |
Cấp tại ………., ngày …../…../………. |
- (1): Kích thước cá thể (đối với thủy sản giống)/Dạng sản phẩm (đối với sản phẩm thủy sản)
- (2): Tên cơ quan trả lời kết quả xét nghiệm
Form:
TÊN CƠ QUAN KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT |
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH THỦY SẢN/SẢN PHẨM THỦY SẢN
TẠM NHẬP TÁI XUẤT, CHUYỂN CỬA KHẨU, QUÁ CẢNH LÃNH THỔ VIỆT NAM
Health certificate for temporality imported for re-export, transport of point, transit of aquatic animal/aquatic product through Viet Nam
Số: …………./CN-KDTSQC
Number:..........................
Tên, địa chỉ người xuất hàng:.......................................................................
Name and address of exporter:
...................................................................................................................
Tên, địa chỉ của chủ hàng (hoặc người đại diện): ..........................................
Name and address of owner of commodity or his representative:
...................................................................................................................
Tên, địa chỉ người nhận hàng cuối cùng: ......................................................
Name and address of final consignee:
...................................................................................................................
MÔ TẢ CHI TIẾT HÀNG
IDENTIFICATION OF THE ANIMAL/S
STT |
Tên thương mại |
Tên khoa học |
Số lượng |
Trọng lượng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số (Total) |
|
|
Quy cách đóng gói: …………………………… |
Số lượng bao gói: ………………………… |
Cửa khẩu nhập: ……………………..………….. |
Cửa khẩu xuất: …………………………………. |
Thời gian lưu lại trên lãnh thổ Việt Nam: Từ ……../…/…….. đến ……/…./………… |
CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH
HEALTH CERTIFICATE
Tôi, kiểm dịch viên động vật ký tên dưới đây chứng nhận:
I, the undersigned Quarantine officer, certifies that:
1/ Lô hàng trên đã hoàn thành đầy đủ giấy tờ khi nhập vào Việt Nam.
The commodities described above have been completed with all the documents when imported into Vietnam;
2/ Thủy sản khỏe mạnh, không có biểu hiện lâm sàng bệnh truyền nhiễm khi nhập vào Việt Nam/ Sản phẩm thủy sản được bao gói, bảo quản đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y;
The aquatic animal/s is/are healthy, showed no clinical sign of contagious diseases when imported into Vietnam/The aquatic product/s packaged and stored in accordance with Vet, sanitary requirement;
3/ Các chất thải, chất độn, các dụng cụ có liên quan đã được xử lý vệ sinh thú y theo quy định;
Accopanying bedding, waste and tools have been treated in accodance with regulation;
4/ Phương tiện vận chuyển đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y, đã được khử trùng tiêu độc và niêm phong theo quy định;
Transport means meet sanitary requirement and have been disinfected and sealed.
NHỮNG YÊU CẦU KHI VẬN CHUYỂN TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM
REQUIREMENTS DURING TRANSPORT IN VIETNAMESE TERRITORY
1/ Chỉ được phép vận chuyển theo lộ trình: ..................................................
Allowed itinerary:
...................................................................................................................
2. Nghiêm cấm vứt chất thải, xác thủy sản trong quá trình vận chuyển;
Disposal of waste and dead carcases during the transport is prohibited;
3/ Phải thông báo cho cơ quan Thú y nơi gần nhất khi phát hiện thấy thủy sản có biểu hiện mắc bệnh/sản phẩm thủy sản có biểu hiện hư hỏng;
Any sign aquatic animals disease/aquatic products decayed shall be reported to the nearest veterinary authority;
4. Thực hiện nghiêm túc các quy định của Pháp luật về thú y khi vận chuyển trên lãnh thổ Việt Nam.
Obey the stipulation of veterinary ordinance while in Vietnamese territory.
Giấy có giá trị đến: …/……/………….. |
Giấy này làm tại ……….. ngày …../…../………. |
Kiểm dịch viên động vật (Ký, ghi rõ họ tên) |
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
|
CHỨNG NHẬN CỦA CƠ QUAN KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT NƠI XUẤT
CERTIFICATION OF ANIMAL QUARANTINE ORGANIZATION AT POINT OF EXIT
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
Kiểm dịch viên động vật (Ký, ghi rõ họ tên) |
………………., ngày …./………./………… THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN |
THE MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 06/2010/TT-BNNPTNT |
Hanoi, February 02, 2010 |
STIPULATING THE ORDER OF AND PROCEDURES FOR QUARANTINING AQUATIC ANIMALS AND AQUATIC PRODUCTS
THE MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
Pursuant to the Government's Decree No. 01/2008/CP of January 3, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural Development; and Decree No. 75/2009/ND-CP of September 10, 2009, amending Article 3 of the Government's Decree No. 01/2008/ND-CP of January 3, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural Development;
Pursuant to the April 29, 2004 Ordinance on Animal Health;
Pursuant to the Government's Decree No. 33/2005/ND-CP of March 15, 2005, detailing the implementation of a number of articles of the Ordinance on Animal Health;
Pursuant to the Government's Decree No. 119/2008/ND-CP of November 28. 2008, amending and supplementing a number of articles of the Government's Decree No. 33/2005/ND-CP of March 15, 2005, detailing the implementation of a number of articles of the Ordinance on Animal Health;
The Ministry of Agriculture and Rural Development stipulates the order of and procedures for quarantining aquatic animals and aquatic products as follows:
Article 1. Scope of regulation and subjects of application
1. This Circular stipulates the order and procedures for quarantining aquatic animals and aquatic products domestically circulated, imported, exported, temporarily exported for re-export, temporarily imported for re-export, transferred through border gate and transited through Vietnam.
2. This Circular applies to Vietnamese organizations and individuals; and foreign organizations and individuals producing, trading in and transporting aquatic animals and products in Vietnamese territory.
Article 2. Interpretation of terms
Some terms used in this Circular are construed as follows:
1. Aquatic animals means animal species living part or the whole of their life in water, including fish, crustacean, mollusk, echinoderm, sponge, coelenterate, amphibian, worm, reptile and mammal living in water, including seed eggs, sperms, embryos and larvae thereof.
2. Breeding aquatic animals means aquatic animals used for breeding or as breeds for commercial raising or raising of ornamental animals, including also seed eggs, sperms, embryos and larvae thereof.
3. Commercial aquatic animals means aquatic animals used for human consumption, used as materials for processing food, livestock feeds or aquatic animal feeds or for other purposes.
4. Aquatic products include whole dead animals and other products originating from aquatic animals.
5. Food processing materials means aquatic animals and animal products used as materials for processing food for sale.
6. Quarantine isolation means the keeping of aquatic animals in cavity without direct or indirect contact with other aquatic animals for a given period for quarantine purposes.
7. Keeping places for quarantine isolation include quarantine isolation zones; temporary keeping tanks of trading establishments; breeding tanks or ponds of breeding animal raising, production and trading establishments, which are used for quarantine isolation.
8. Commodity owner means the owner of aquatic animals or aquatic products or person managing, representing, escorting, transporting or tending aquatic animals or preserving aquatic products on behalf of the owner.
Article 3. Principles on quarantining aquatic animals and aquatic products
1. Aquatic animals and aquatic products, when domestically transported or circulated, must be quarantined once at the place of departure in the following cases:
a/ Breeding aquatic animals;
b/ Commercial aquatic animals, aquatic products transported out of areas where an epidemic is announced for such species by competent agencies;
c/ Aquatic products used as materials for processing livestock feeds or aquatic animal feeds.
2. Aquatic animals and aquatic products, when exported, must be quarantined in the following cases:
a/ Treaties or bilateral or multilateral agreements to which Vietnam has signed or acceded contain provisions on quarantine;
b/ At the request of commodity owners or importing countries.
3. Aquatic animals and aquatic products imported, temporarily imported for re-export, temporarily exported for re-import, transferred through border gate or transited through Vietnam shall be registered for quarantine with the Department of Animal Health of Vietnam. Quarantine registration shall be made before commodity owners sign contracts with exporters.
4. Imported breeding aquatic animals shall be kept in quarantine isolation at places meeting veterinary hygiene requirements approved by competent veterinary agencies and be supervised by these agencies during the time of quarantine isolation.
5. The time of isolation for quarantine of aquatic animals and aquatic products does not exceed 10 days, depending on kind of disease and aquatic animal species. If this time limit is to be prolonged, animal quarantine agencies shall notify the prolongation and reasons therefor to commodity owners.
6. Cases in which samples of aquatic animals or aquatic products must be taken for disease test and examination of veterinary hygiene criteria are specified in Appendix 1 to this Circular.
Aquatic animals and aquatic products imported from countries having signed mutual recognition agreements with Vietnam are not subject to isolation and sampling for disease test (unless aquatic animals are detected to show signs of disease) and examination of veterinary hygiene indicators already mutually recognized.
Article 4. Forms of aquatic animal, aquatic product quarantine dossiers
Forms of aquatic animal, aquatic product quarantine dossiers provided in Appendix 2 to this Circular (not printed herein) include:
1. Paper of quarantine declaration for domestically transported aquatic animals, aquatic products (form 1);
2. Paper of quarantine declaration for exported, imported aquatic animals, aquatic products (form 2);
3. Quarantine registration paper (form 3): To be used for aquatic animals, aquatic products imported, temporarily imported for re-export, temporarily exported for re-import, transferred through border gate or transited through Vietnam for customs clearance at border gate (promulgated together with Circular No. 17/ 2003/TTLT/BTC-BNN&PTNT-BTS of March 14, 2003, of the Ministry of Finance, the Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Fisheries);
4. Health certificate for domestically transported aquatic animals, aquatic products:
a/ Form 4a: To be used in the case the animal quarantine agency does not authorize quarantine and issuance of health certificates for domestically transported aquatic animals, aquatic products;
b/ Form 4b: To be used in case the animal quarantine agency authorizes quarantine and issuance of health certificates for domestically transported aquatic animals, aquatic products under Decision No. 126/2008/QD-BNN of December 30, 2008, of the Minister of Agriculture and Rural Development (below referred to as Decision No. 126), amending and supplementing Decision No. 86/2005/QD-BNN of December 26, 2005, of the Minister of Agriculture and Rural Development (below referred to as Decision No. 86);
5. Aquatic animal, aquatic product health certificate for export (form 5): To be used for aquatic animals, aquatic products to be used for purposes other than human consumption; given as presents or packed in hand luggage or diplomatic bags for export into countries having no agreement with Vietnam's competent authorities on the form of aquatic animal, aquatic product health certificate;
For aquatic animals, aquatic products exported into countries having signed agreements with Vietnam's competent authorities on the form of aquatic animal, aquatic product health certificate or countries requiring a particular form of certificate, such form of certificate shall be used.
6 Paper for transportation of imported aquatic animals, aquatic products to a place of quarantine isolation (form 6);
7 Aquatic animal, aquatic product health certificate for import (form 7);
8. Health certificate for aquatic animals, aquatic products imported, temporarily imported for re-export, temporarily exported for re-import, transferred through border gate or transited through Vietnam (form 8);
9. Form of record, forms of settlement decision and notice of completion of the time of quarantine isolation: To use the forms issued together with Decision No. 86.
Article 5. Management and use of forms of aquatic animal, aquatic product quarantine dossiers
1. Forms of aquatic animal, aquatic product health certificates issued by animal quarantine agencies shall be printed black on A4-size paper with a light black animal quarantine logo of 12 cm in diameter in the center.
Particularly, the form of aquatic animal, aquatic product health certificate for export for human consumption shall be issued by the Agro-Forestry- Fisheries Quality Assurance Department in accordance with requirements of competent authorities of importing countries.
2. A health certificate for domestically transported aquatic animals, aquatic products shall be affixed with an "ORIGINAL" or a "COPY" stamp in red in the right corner below "Form:..." (the model stamp is issued under Decision No. 86). The number of health certificate copies to be issued is specified below:
a/ Original: 1 to be filed at the animal quarantine agency and 1 issued to the commodity owner;
b/ Copy: The number of copies to be issued to the commodity owner depends on the number of places of commodity delivery (if any) along the route of transportation, one copy per place of delivery.
3. A health certificate for aquatic animals, aquatic products imported, exported, temporarily imported for re-export, temporarily exported for re-import, transferred through border gate or transited through Vietnam shall be affixed with an "ORIGINAL" or a "COPY" stamp in red in the right comer below "Form:..." The number of health certificate copies to be issued is specified below:
a/ Aquatic animal, aquatic product health certificate for import or export: 2 originals (1 to be filed at the animal quarantine agency and 1 issued to commodity owner); and 2 copies issued to the commodity owner.
b/ Health certificate for aquatic animals, aquatic products temporarily imported for reexport, temporarily exported for re-import, transferred through border gate or transited through Vietnam: 2 originals (1 to be filed at the animal quarantine agency and 1 issued to commodity owner); and 2 copies issued to the commodity owner (1 to be filed at the animal quarantine agency at the border gate of exportation and 1 submitted to the animal quarantine agency at the border gate of importation when carrying out quarantine procedures for subsequent lots of commodities).
4. Competent animal quarantine agencies shall print and use forms of aquatic animal, aquatic product quarantine dossiers according to current regulations.
5. Printing, distribution and use of forms of dossiers in contravention of this Circular are strictly prohibited.
Article 6. Validity of aquatic animal, aquatic product health certificates
1. The validity of a health certificate for domestically transported aquatic animals, aquatic products is counted from the time of transport from the place of departure to the time of arrival at the final place of destination.
2. The validity of an aquatic animal, aquatic product health certificate for import or export does not exceed 60 days.
3. The validity of a health certificate for aquatic animals, aquatic products temporarily imported for re-export, transferred through border gate or transited through Vietnam is equal to the permitted duration of transport or storage in Vietnam.
Article 7. Competence to quarantine and issue health certificates for aquatic animals or aquatic products
1. Competence to quarantine and issue health certificates for domestically transported aquatic animals, aquatic products:
a/ District-level animal health stations may quarantine and issue health certificates for aquatic animals, aquatic products transported within their province;
b/ Provincial-level animal health departments may quarantine and issue health certificates for aquatic animals, aquatic products transported out of their provinces;
c/ Authorization of animal quarantine officers to quarantine and issue health certificates for domestically transported aquatic animals, aquatic products complies with Clause 2, Article 1 of Decision No. 126.
2. Animal quarantine agencies under the Department of Animal Health of Vietnam and provincial-level health animal departments authorized by the Department of Animal Health of Vietnam (below referred to as animal health agencies under the Department of Animal Health of Vietnam) may quarantine and issue health certificates for:
a/ Aquatic animals, aquatic products exported for purposes other than human consumption (for breeding, ornamental purposes or as animal feed or pathogenic swabs) or for giving as presents or gifts, being packed in hand luggage or diplomatic bags at the request of commodity owners or importing countries;
b/ Aquatic animals, aquatic products imported, temporarily imported for re-export, temporarily exported for re-export, transferred through border gate, stored in bonded warehouses or transited through Vietnam.
3. Quality control agencies under the Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance Department shall quarantine and issue health certificates for aquatic animals, aquatic products exported for human consumption.
Article 8. Veterinary hygiene requirements on places of quarantine isolation of aquatic animals
1. Keeping places for quarantine isolation:
a/ The locations of places of quarantine isolation must be convenient for zoning off and stamping out an epidemic when it occurs;
b/ Keeping ponds and tanks must be convenient for clinical test and sampling for disease test;
c/ Having fencing banks or walls to prevent direct or indirect contact with outside aquatic animals, reduce the impacts of environmental conditions on breeding aquatic animals during quarantine isolation;
d/ Keeping ponds and tanks are treated to prevent water permeation, leakage and overflow;
e/ Being convenient for cleaning, disinfection and cleaned and disinfected before and after each keeping.
2. Water used during the time of keeping for quarantine isolation:
a/ Having sufficient water up to veterinary hygiene standards;
b/ Having separate water supply and drainage systems; not reusing water from other keeping tanks and ponds.
3. Feeds used during the time of keeping for quarantine isolation:
a/ Having sufficient feeds up to veterinary hygiene and quality standards and suitable to each aquatic animal species;
b/ Having separate feed storehouses.
4. Having sufficient veterinary drugs for aquatic animals, chemicals and bio-products for use during the time of keeping for quarantine isolation.
5. Equipment and tools:
a/ Keeping equipment and tools must satisfy veterinary hygiene requirements;
b/ They must be cleaned and disinfected before and after use;
c/ Not to use common keeping equipment and tools during the time of keeping for quarantine isolation.
6. Having a system of books for fully recording information on the situation of epidemics, use of feeds, veterinary drugs, chemicals and bio-products during the time of keeping for quarantine isolation.
7. Taking measures for treating wastewater and wastes up to hygienic standards before being discharged into the environment.
ORDER AND PROCEDURES FOR QUARANTINING AQUATIC ANIMALS AND AQUATIC PRODUCTS
Section 1. QUARANTINE OF DOMESTICALLY TRANSPORTED AQUATIC ANIMALS AND AQUATIC PRODUCTS
Article 9. Quarantine declaration for domestically transported aquatic animals and aquatic products
1. Commodity owners shall make quarantine declaration to animal health stations when transporting aquatic animals or aquatic products within a province or to provincial-level animal health departments when transporting them out of a province. The time limit for quarantine declaration is provided as follows:
a/ For breeding aquatic animals, declaration must be made at least 3 days before delivery;
b/ For commercial aquatic animals or aquatic products, declaration must be made at least 2 days before delivery.
2. A quarantine declaration dossier comprises:
a/ Quarantine declaration for domestically transported aquatic animals or aquatic products (form 1);
b/ A copy of the certificate of the disease-free area or establishment from which aquatic animals depart (if any);
c/ A copy of the report on results of aquatic animal disease test (if any);
d/ The forest protection agency's permit for aquatic animals or aquatic products of species on the list of endangered, precious and rare wild fauna and flora prescribed by Vietnamese law or CITES appendices.
3. Certification of quarantine declaration:
a/ Immediately after receiving a dossier as required in Clause 2 of this Article, the animal quarantine agency shall check the declared contents and relevant papers; if the dossier is incomplete and invalid, it shall guide the commodity owner in completing the dossier according to regulations;
b/ Within 1 working day after receiving a valid dossier, taking into consideration the situation of aquatic animal epidemics in the place of departure, the animal quarantine agency shall certify the quarantine declaration, notify the place and time of quarantine and prepare quarantining conditions.
Article 10. Quarantine of breeding aquatic animals
1. Quarantine shall be conducted right at temporary keeping tanks of trading establishments; breeding tanks and ponds of aquatic animal breeding, production or trading establishments.
2. Inspection and supervision during quarantine
Within 1 working day from the time aquatic animals are gathered at a designated place, animal quarantine agencies shall quarantine them.
a/ Checking the quantities, categories and sizes of aquatic animals against quarantine declaration dossiers;
b/ Checking clinical symptoms;
During quarantine, if suspecting that aquatic animals suffer a contagious disease, the quarantine agency shall take samples for testing pathogenic agents (focusing on suspected sick individuals), using the list of aquatic animals and animal products subject to quarantine issued together with Decision No. 110/2008/QD-BNN of November 12. 2008. of the Ministry of Agriculture and Rural Development (below referred to as the list of quarantine objects).
c/ Taking samples for testing diseases on the list of aquatic animal diseases subject to epidemic notification in the following cases: aquatic animals used for breed production; aquatic animals of unclear origin at breeding aquatic animal trading establishments.
Within 1 working day. the animal quarantine agency shall send samples to a laboratory for disease test.
d/ For aquatic animals departing from disease-free areas or establishments, no test is required for diseases from which these areas or establishments are recognized to be free.
3. Within 3 working days after receiving samples, the laboratory shall notify test results to the animal quarantine agency.
If test results are doubtful, the animal quarantine agency shall notify the commodity owner thereof for re-sampling. Within 2 working days, the laboratory shall notify test results to the animal quarantine agency.
4. Within 1 working day after receiving complete test results, if aquatic animals satisfy all veterinary hygiene standards, the animal quarantine agency shall:
a/ Check veterinary hygiene conditions of means of transport and accompanying articles;
b/ Issue health certificates (form 4a or 4b) for breeding aquatic animals satisfying veterinary hygiene standards within 12 hours prior to transportation.
A quarantine dossier issued to a commodity owner comprises: Quarantine registration paper (the original handed to the commodity owner), health certificate for domestically transported aquatic animals or aquatic products, copy of the report on test results (if any); copy of the certificate of the disease-free area or establishment from which aquatic animals depart (if any), and other relevant papers.
c/ Supervise the cleaning and disinfection of means of transport and accompanying articles at least 6 hours before loading for transportation;
d/ Quarantine officers shall clinically test aquatic animals before loading; inspect and supervise the process of loading aquatic animals onto means of transport;
e/ Guide the commodity owner how to clean and disinfect places of quarantine isolation and places of loading of aquatic animals.
5. For breeding aquatic animals fished in the nature.
a/ The commodity owner shall make quarantine declaration under Point a, Clause 2, Article 9 of this Circular to the animal health station (if the animals are kept for raising in the locality) or to the provincial-level animal health department (if transported out of a province).
b/ If aquatic animals are kept for raising in the locality, the animal quarantine agency shall quarantine them under Points b and c. Clause 2 of this Article. After quarantining, if aquatic animals fully meet veterinary hygiene standards, the animal quarantine agency shall issue health certificates permitting the use of the animals.
c/ If aquatic animals are transported out of a province, the animal quarantine agency shall quarantine them under Points b and c, Clause 2, and Clauses 3 and 4 of this Article.
6. If aquatic animals fail to ensure veterinary hygiene requirements, the animal quarantine agency shall not issue health certificates and shall handle them according to regulations.
Article 11. Quarantine of commercial aquatic animals
1. Aquatic animals harvested from disease-free raising facilities in a locality where an epidemic is announced must comply with Clause 1 and Point a, Clause 2, Article 10 of this Circular.
a/ Checking clinical symptoms;
b/ Taking random samples for test of the announced epidemic. Sampling for disease test must comply with Point c, Clause 2; and Clause
3, Article 10 of this Circular.
2. Aquatic animals harvested from a disease-infected establishment in an area where an epidemic is announced must be processed (heated or otherwise processed depending on the type of disease) before they can be transported out of the area where the epidemic is announced.
3. After quarantine, if aquatic animals satisfy all veterinary hygiene requirements, the animal quarantine agency shall implement Clause 4, Article 10 of this Circular.
4. If aquatic animals fail to ensure veterinary hygiene requirements, the animal quarantine agency shall not grant health certificates and shall handle them under regulations.
Article 12. Quarantine of aquatic products
1. Aquatic products shall be quarantined right at preliminary processing and preservation facilities of their owners.
2. Inspection and supervision during quarantine
Within 1 working day after aquatic products are gathered at a designated place, the animal quarantine agency shall quarantine them.
a/ Check the quantities and categories of aquatic products against the commodity owner's declaration dossier.
b/ Check the observance of regulations on aquatic animal processing before transportation out of the area where an epidemic is announced.
c/ Check the packaging and preservation conditions of products and inspect the external appearance of aquatic products.
3. Within 1 working day after receiving complete checking results, if aquatic products satisfy all veterinary hygiene standards, the animal quarantine agency shall:
a/ Implement the provisions of Points a and c. Clause 4. Article 10 of this Circular:
b/ Issue a health certificate (form 4a or 4b) for breeding aquatic animals satisfying veterinary hygiene standards within 12 hours prior to transportation.
A quarantine dossier issued to a commodity owner comprises: Quarantine registration paper (the original handed to the commodity owner), health certificate for domestically transported aquatic animals or aquatic products, and other relevant papers (if any).
c/ Inspect and supervise the process of loading aquatic products onto means of transport; seal up means of transport; conduct or supervise the cleaning and disinfection of places where aquatic products are gathered and loaded.
4. If aquatic products fail to satisfy veterinary hygiene requirements, the animal quarantine agency shall not issue health certificates and shall handle them under regulations.
Article 13. Quarantine of breeding aquatic animals in receiving localities
1. The animal quarantine agency in the locality receiving the commodities shall only quarantine breeding aquatic animals in the place of arrival in the following cases:
a/ The commodities have no health certificate or an invalid one;
b/ It detects fraudulent swap or addition of aquatic animals without its permission;
c/ It detects or suspects sick aquatic animals.
2. For commodities subject to quarantine, the animal quarantine agency shall make a written record thereof, request the commodity owner to isolate the commodities take samples for test of diseases on the list of quarantine objects.
a/ If test results are satisfactory, the animal quarantine agency shall permit the commodities to be put into use.
b/ If test results are unsatisfactory, the animal quarantine agency shall take handling measures under regulations.
Section 2. QUARANTINE OF AQUATIC ANIMALS AND AQUATIC PRODUCTS FOR EXPORT
Article 14. Quarantine declaration of aquatic animals or aquatic products for export
1. A commodity owner shall make a dossier of declaration to a competent quarantine agency at least 10 or 5 days before export for aquatic animals or aquatic products respectively as follows:
a/ For aquatic animals or aquatic products to be exported not for human consumption: To make declaration to the animal quarantine agency under the Department of Animal Health of Vietnam;
b/ For aquatic animals or aquatic products to be exported for human consumption: To make declaration to the quality control agency under the Agro-Forestry and Fisheries Quality Assurance Department.
2. A declaration dossier comprises:
a/ The quarantine declaration paper (form 2):
b/ Other relevant documents specified at Points b, c and d, Clause 2, Article 9 of this Circular;
c/ A copy of the permit of the competent aquaculture agency for species on the list of aquatic animal species subject to conditional export or banned from export;
d/ A copy of the CITES Management Authority of Vietnam for aquatic animals and aquatic products of species on the list of endangered, precious and rare wild fauna and flora prescribed by Vietnamese law or in CITES appendices.
e/ A document on quarantine requirements, issued by a competent authority of the importing country (if any);
f/ The form of health certificate as requested by competent authorities of the importing country (if any).
3. Quarantine declarations shall be certified under Clause 3, Article 9 of this Circular.
Article 15. Quarantine of aquatic animals and aquatic products for export
1. Aquatic animals for export shall be quarantined under Clause 1; Points a and b, Clause 2; Clause 3; Points a, c, d and e, Clause 4, Article 10; and Clauses 1 and 2, Article 11, of this Circular.
2. Aquatic products for export shall be quarantined under Clauses 1 and 2; and Points a and c, Clause 3, Article 12, of this Circular.
3. Samples shall be taken and tested as required by the importing country.
4. Within 1 working day after receiving complete test results, if aquatic animals or aquatic products meet all veterinary hygiene standards, the animal quarantine agency shall issue health certificates for them (form 5 or the form of health certificate as required by the importing country).
5. In case the commodity owner or importing country does not require export quarantine, the commodity owner shall quarantine domestically transported aquatic animals or aquatic products under Articles 10, 11 and 12 for those specified in Clause 1, Article 3 of this Circular.
6. At the border gate of exportation:
a/ The commodity owner shall make quarantine declaration (form 3) to the animal quarantine agency at the border gate of exportation;
b/ The animal quarantine agency shall check the quarantine dossier, the quantities, categories and sizes of aquatic animals and the volume of aquatic products against the health certificate: the health status of aquatic animals or the veterinary hygiene conditions of aquatic products;
If the quarantine dossier is valid, aquatic animals are healthy; aquatic products meet all veterinary hygiene requirements and are packaged and preserved according to regulations, the border-gate animal quarantine agency shall complete quarantine procedures for the border-gate customs office to carry out customs clearance procedures. The health certificate issued by the animal quarantine agency under the Department of Animal Health of Vietnam may be changed only it is so requested by the commodity owner or the importing country;
c/ If detecting that aquatic animals are sick or suspect that they contract a contagious disease or that aquatic products fail to meet veterinary hygiene requirements, the aquatic animal agency of the border gate shall isolate the commodities and notify the agency issuing the health certificate for handling under regulations;
d/ Conducting or supervising the cleaning and disinfection of loading and unloading places, means of transport, beddings and wastes and related tools alter transportation.
Section 3. QUARANTINE OF AQUATIC ANIMALS AND AQUATIC PRODUCTS FOR IMPORT
Article 16. Quarantine registration and declaration of aquatic animals and aquatic products for import
1. A commodity owner wishing to import aquatic animals or aquatic products shall register for import quarantine with the Department of Animal Health of Vietnam.
2. A registration dossier comprises:
a/ An application for registration of quarantine of aquatic animals or aquatic products (commodity owners may plan the import of commodities for 03 months from the date of application);
b/ A notarized copy of the business registration certificate (for enterprises). Enterprises are only required to submit this copy for the first time of registration or after changing or adding business lines;
c/ The form of health certificate or quality certificate of the exporting country (as requested);
d/ The permit of a competent aquaculture agency for species on the list of those subject to conditional import or not yet included in the list of ordinary imports;
e/ The permit of the CITES Management Authority of Vietnam, for aquatic animals and aquatic products of species on the list of endangered, precious and rare species of wild fauna and flora prescribed by Vietnamese law or in CITES appendices;
f/ The veterinary hygiene certificate for the keeping place for quarantine isolation of breeding aquatic animals (if any);
g/ The HACCP certificate or equivalent of the processing facility in the exporting country for aquatic products imported for use as food or food materials;
h/ Other documents related to the imported commodities (at the request of the Department of Animal Health of Vietnam for each specific object).
3. Within 5 working days after receiving a valid dossier, based on the aquatic animal disease situation in Vietnam and the importing country, the Department of Animal Health of Vietnam shall reply the commodity owner and guide a competent agency in inspecting the veterinary hygiene of the place of isolation quarantine (for breeding aquatic animals) or an animal quarantine agency in quarantining aquatic animals and aquatic products for import.
4. After obtaining the approval of the Department of Animal Health of Vietnam, at least 8 days or 4 days before arrival at the border gate of aquatic animals or of aquatic products respectively, the commodity owner shall report to the animal quarantine agency designated by the Department of Animal Health of Vietnam for quarantine.
An import quarantine declaration dossier comprises:
a/ The quarantine registration paper (form 3); when necessary, the animal quarantine agency may request the commodity owner to additionally fill in the form of declaration for quarantine of aquatic animals, aquatic products for export or import (form 2);
b/ The written reply of the Department of Animal Health of Vietnam concerning the import quarantine of aquatic animals, aquatic products;
c/ A copy of the aquatic animal, aquatic product health certificate of the exporting country (if any);
Within 1 working day after receiving a valid dossier, the animal quarantine agency shall notify the commodity owner of the quarantine place and time.
Article 17. Quarantine of imported aquatic animals and aquatic products at border gates of importation
The animal quarantine agency shall:
1. Check the import quarantine dossier.
a/ The import quarantine dossier as specified at Points a. b and d, Clause 4, Article 16 of this Circular;
b/ The health certificate or quality certificate of the exporting country (original) compatible with the commodity details (category, quantity, weight, size and package).
2. Check the actual conditions of imported commodities; compare with the health certificate or quality certificate of the exporting country regarding category, quantity, weight, size, package and labeling.
3. Inspect veterinary hygiene conditions and disinfect means of transport; dispose of or supervise commodity owners in disposing of wastes and beddings generated in the course of transportation.
4. If imported commodities ensure veterinary hygiene requirements and their health certificates and other relevant papers are valid, the animal health agency shall:
a/ Issue a paper for transportation of imported aquatic animals or aquatic products to a place of quarantine isolation (form 6) permitting the commodity owner to transport the commodities to the place of quarantine isolation (for those to be isolated for quarantine) or to a facility which will receive the commodities for quarantine or food quality and safety inspection;
b/ Issue the aquatic animal, aquatic product health certificate for import (form 7) for commodities not subject to quarantine isolation and sampling for disease test and veterinary hygiene inspection;
The paper for transportation of imported aquatic animals or aquatic products to a place of quarantine isolation (form 6) and the aquatic animal, aquatic product health certificate for import (form 7) serve as a basis for border-gate customs officers to carry out customs clearance procedures.
5. Inform the commodity owner of necessary requirements in the course of transportation from the border gate to the place of quarantine isolation.
6. For imported aquatic animals or aquatic products which go through customs procedures at a border gate or a customs clearance point other than the border gate of importation, the border-gate animal quarantine agency shall:
a/ Implement the provisions of Clauses 1, 2 and 3 of this Article;
b/ Supervise the loading of aquatic animals or aquatic products onto means of transport;
c/ Seal up means of transport onto which aquatic animals or aquatic products are loaded;
d/ Clean and disinfect, or supervise the cleaning and disinfection of, the place where aquatic animals or aquatic products are gathered;
e/ Issue a paper for transportation of imported aquatic animals or aquatic products to a place of quarantine isolation (form 6) and notify necessary information on commodities to the animal quarantine agency at the border gate of arrival.
7. If the dossier is invalid and imported aquatic animals or aquatic products fail to satisfy veterinary hygiene requirements, the animal quarantine agency shall handle them under regulations.
Article 18. Quarantine of imported breeding aquatic animals in places of quarantine isolation
1. On the day aquatic animals arrive at the place of quarantine isolation, the animal quarantine agency shall:
a/ Guide the commodity owner in transporting breeding aquatic animals into the place of quarantine isolation; cleaning and disinfecting related means of transport and tools, wastes and wastewater during transportation;
b/ Check the quarantine dossier already certified by the animal quarantine agency of the border gate of importation;
c/ Prepare equipment and tools for quarantine.
2. At least 1 working day after aquatic animals are gathered at a designated place, the animal quarantine agency shall quarantine them:
a/ Check the quantities, categories and sizes of aquatic animals against the import quarantine dossier;
b/ Implement the provisions at Point b, Clause 2, Article 10 of this Circular;
c/ Within 1 working day, the animal quarantine agency shall send samples to a laboratory for disease test. Disease examination and test results shall be notified under Clause 3, Article 10 of this Circular.
3. After a period of quarantine isolation, within 1 working day after receiving complete testing results, if aquatic animals meet all veterinary hygiene standards, the animal quarantine agency shall:
a/ Implement the provisions of Points a, c, d and e, Clause 4, Article 10 of this Circular;
b/ Within 12 hours before transportation to the place of receipt, issue an aquatic animal health certificate for import (form 7) permitting the putting thereof into production or use;
c/ Notify the health animal agency of the place of receipt of the disease status of aquatic animals, disease testing results and other relevant information.
4. If aquatic animals fail to satisfy veterinary hygiene requirements, the animal quarantine agency shall not issue health certificates and shall handle them under regulations.
Article 19. Quarantine of imported aquatic animals used for other purposes
1. At the border gate of importation: After examination, if the quarantine dossier is valid, aquatic animals are healthy, contracting no contagious disease, and means of transport and other related tools ensure veterinary hygiene, the animal quarantine agency shall issue aquatic animal health certificates for import (form 7) for commodities not subject to sampling for disease test and veterinary hygiene inspection, so that commodity owners can complete customs procedures for and put aquatic animals into use.
2. In case aquatic animals are transported for enclosed raising in a place of quarantine isolation or in a processing facility for quarantine:
a/ They shall be quarantined under Clauses 1, 2 and 4, Article 18 of this Circular;
b/ After a period of quarantine isolation, if aquatic animals meet all veterinary hygiene standards, the animal quarantine agency shall issue aquatic animal health certificates for import (form 7) so that commodity owners can complete customs procedures for and put aquatic animals into use.
3. Samples shall be taken for pathogenic agent test if it is suspected that aquatic animals contract a disease (focusing on suspected sick individuals) on the list of quarantine objects.
Article 20. Quarantine of imported aquatic products
Aquatic products specified in Sections 1 and 3. Appendix 1 to this Circular, shall be quarantined as follows:
1. Quarantine shall be conducted right at the commodity owner's preservation facility.
2. Examination and supervision during the quarantine time.
Within 1 working day after aquatic products are gathered at a designated place, the animal quarantine agency shall quarantine them.
a/ Check the import quarantine dossier of aquatic products.
b/ Check the package quantities, weights and categories of aquatic animals against the import quarantine dossier;
c/ Examine the conditions of package and preservation of products; just check the external appearance of aquatic products not for human consumption.
3. Take samples for disease test and veterinary hygiene inspection for cases guided in Appendix 1 to this Circular.
Samples shall be taken for pathogenic agent test only if it is suspected that aquatic products carry germs on the list of quarantine objects. Sampling and notification of testing results comply with the provisions of Point c, Clause 2, Article 18 of this Circular.
4. Within 1 working day after receiving complete testing results, if the import quarantine dossier is valid and compatible with the commodities; aquatic products ensure veterinary hygiene requirements; and preservation conditions and related tools ensure veterinary hygiene, the animal quarantine agency shall issue aquatic product health certificates for import (form 7), so that commodity owners can complete customs procedures for and put aquatic products into use.
5. If aquatic products fail to satisfy veterinary hygiene requirements, the animal quarantine agency shall not issue health certificates and shall handle them under regulations.
Section 4. QUARANTINE OF AQUATIC ANIMALS, AQUATIC PRODUCTS TEMPORAXRILY IMPORTED FOR REEXPORT TEMPORARILY EXPORTED FOR RE-IMPORT, TRANSFERRED THROUGH BORDER GATE OR TRANSITED THROUGH VIETNAM
Article 21. Registration, declaration of aquatic animals, aquatic products temporarily imported for re-export, transferred through border gate or transited through Vietnam
1. A commodity owner wishing to temporarily import for re-export, transfer through border gate or through Vietnam aquatic animals or aquatic products shall register quarantine thereof with the Department of Animal Health of Vietnam. A registration dossier comprises:
a/ Relevant papers specified at Points a, b and e. Clause 2, Article 16 of this Circular;
b/ The aquatic animal, aquatic product purchase and sale contract or other service contracts.
2. Within 5 working days after receiving a valid dossier, based on the aquatic animal disease situation of Vietnam and the exporting country, the Department of Animal Health of Vietnam shall reply to the commodity owner and guide the animal quarantine agency in quarantining aquatic animals or aquatic products.
3. After obtaining the approval of the Department of Animal Health of Vietnam, at least
4 days before arrival at the border gate of aquatic animals or of aquatic products, the commodity owner shall register with the animal quarantine agency designated by the Department of Animal Health of Vietnam.
A quarantine declaration dossier comprises: a/ The quarantine declaration paper (form 3);
b/ The written reply of the Department of Animal Health of Vietnam concerning the quarantine of aquatic animals or aquatic products temporarily imported for re-export, transferred through border gate or transited through Vietnam;
c/ A copy of the health certificate issued by the exporting country (if any);
d/ A copy of the health certificate for aquatic animals, aquatic products temporarily imported for re-export, transferred through border gate or transited through Vietnam, containing the certification of the animal quarantine agency of the border gate of exportation for previous commodities.
Within 1 working day after receiving a valid quarantine dossier, the animal quarantine agency shall notify the commodity owner of the quarantine place and time.
Article 22. Quarantine of aquatic animals and aquatic products temporarily exported for re-import
1. Quarantine of temporarily exported aquatic animals or aquatic products complies with the provisions on quarantine of exported aquatic animals and aquatic products;
2. Quarantine of re-imported aquatic animals or aquatic products complies with the provisions on quarantine of imported aquatic animals and aquatic products.
Article 23. Quarantine of aquatic animals and aquatic products temporarily imported for re-export or transited through Vietnam
1. At the border gate of importation, the animal quarantine agency shall:
a/ Check the quarantine dossier under Points a. b, d and e, Clause 3, Article 21 of this Circular; the health certificate issued by the exporting country (original) or permit related to the fishing of marine animals for commodities directly fished from fishing grounds.
b/ Implement the provisions of Clauses 2, 3 and 7, Article 17 of this Circular:
c/ If the quarantine dossier is valid and aquatic animals or aquatic products ensure veterinary hygiene requirements, the border gate animal quarantine agency shall issue a health certificate (form 8) to the commodity owner for carrying out customs procedures;
d/ Supervise the loading of aquatic animals or aquatic products onto means of transport;
e/ Seal means of transport onto which aquatic animals, aquatic products are loaded;
f/ Clean and disinfect, or supervise the cleaning and disinfection of, the place where aquatic animals or aquatic products are gathered;
g/ Guide the commodity owner in complying with veterinary hygiene requirements in the course of transportation in Vietnamese territory.
2. In the course of transportation in Vietnamese territory:
a/ The commodity owner shall strictly observe rules of the animal quarantine agency in the course of transporting aquatic animals or aquatic products in Vietnamese territory;
b/ Means of transport must ensure veterinary hygiene requirements and drop no wastes en route;
c/ It is prohibited to unload commodities or change means of transport without consent of the customs and animal quarantine agencies;
d/ It is prohibited to change without permission the itinerary of transportation and stop in places not yet agreed in advance;
If means of transport deviate from the itinerary of transportation or do not park or stand in designated places, the commodity owner shall keep the commodities on board and notify the nearest animal health agency thereof. Only after the animal health agency takes handling measures according to regulations, may the commodities be further transported;
e/ It is prohibited to throw carcases of aquatic animals, wastes, wastewater and feed leftover, packages and other wastes generated during transportation in railway stations or ports or on the road, which must be disposed of in places as instructed by competent health animal agencies.
3. At the border gate of exportation:
a/ The animal quarantine agency shall follow the provisions of Points a, c and d, Clause 6, Article 15 of this Circular;
b/ If the quarantine dossier is valid and aquatic animals or aquatic products ensure veterinary hygiene requirements, the border gate animal quarantine agency shall issue a certificate of the volume of commodities exported from Vietnam (form 8) to the commodity owner for carrying out customs procedures and submitting to the quarantine agency of the border gate of importation upon importing subsequent commodity lots
4. In case commodities are transported in containers or on other closed means of transport:
a/ If the quarantine dossier is valid and aquatic animals or aquatic products ensure veterinary hygiene requirements, the animal quarantine agency shall issue a health certificate and permit the commodities pass the border gates;
b/ If suspecting that aquatic animals contract a contagious disease or aquatic products fail to ensure veterinary hygiene requirements, the animal quarantine agency shall collaborate with the customs office in ordering the commodity owner to open containers or opening their seals to the witness of the commodity owner for inspection. The place where containers are opened must ensure veterinary hygiene requirements and be convenient for commodity unloading and shall be determined by the animal quarantine agency;
c/ If aquatic products fail to satisfy veterinary hygiene requirements, the animal quarantine agency shall handle them under regulations.
Article 24. Quarantine of aquatic animals and aquatic products transferred through border gate
1. If aquatic animals, aquatic products transferred through border gate are stored in bonded warehouses but not transported in Vietnamese territory:
a/ They shall be quarantined under Points a, c, f, Clause 1, Article 23 of this Circular;
b/ They shall be quarantined under Clauses 2 and 7, Article 17 of this Circular;
c/ The loading and unloading of aquatic animals or aquatic products and storage thereof in bonded warehouses shall be supervised;
d/ Places of loading and preservation storehouses of aquatic products or aquatic animals shall be cleaned and disinfected under supervision.
2. In case aquatic animals or aquatic products transferred through border gate are transported in Vietnamese territory, the animal quarantine agency shall implement the provisions of Article 23 of this Circular.
Section 5. QUARANTINE OF AQUATIC ANIMALS, AQUATIC PRODUCTS SENT BY POST; CARRIED AS HAND LUGGAGE THROUGH BORDER GATE; RECEIPT AND SENDING OF PATHOGENIC SWABS
Article 25. Quarantine of aquatic animals and aquatic products exported as hand luggage or by post
1. The commodity owner shall submit a quarantine registration dossier to the animal quarantine agency under Article 14 of this Circular.
2.Contents of quarantine:
a/ For aquatic animals: Conducting clinical tests; taking samples for disease test at the request of the commodity owner or importing country;
b/ For aquatic products: Checking the external appearance, taking samples for testing veterinary hygiene criteria at the request of the commodity owner or importing country;
c/ Guiding the commodity owner in keeping aquatic animals in enclosed places, packaging aquatic products according to regulations, sealing or marking consigned commodities and issuing health certificates for aquatic animals or aquatic products meeting veterinary hygiene standards;
d/ Guiding the commodity owner in disposing of aquatic animals or aquatic products which fail to meet veterinary hygiene standards for export.
Article 26. Quarantine of aquatic animals and aquatic products imported as hand luggage or by post
1. When importing aquatic animals or aquatic products for non-commercial purposes, the commodity owner shall register import quarantine with the animal quarantine agency at the border gate.
2. Contents of quarantine:
a/ Checking the quarantine dossier, the health certificate issued by the exporting country, comparing with the categories, quantities and weights of actually imported commodities;
b/ Checking the actual conditions of commodities; enclosed raising conditions of aquatic animals or the packaging and preservation of aquatic products;
c/ If detecting an aquatic animal species not on the list of common aquatic animal species permitted for import, sick aquatic animals, aquatic products showing signs of decay, disposing of or returning them to the exporting country;
d/ If, through checking, aquatic animals are healthy and kept according to regulations; aquatic products meet all veterinary hygiene requirements and properly packaged and preserved, the animal quarantine agency shall issue a health certificate (form 7) for the commodity owner to carry out customs and post procedures.
3. It is prohibited to carry along as hand luggage fresh and live aquatic products.
Article 27. Receipt and sending of pathogenic swabs
1. A commodity owner wishing to send pathogenic swab abroad or import them into Vietnam shall register quarantine with the Department of Animal Health of Vietnam. A registration dossier comprises:
a/ An application for registration of sending and/or receipt of pathogenic swabs;
b/ A permit of the CITES Management Authority of Vietnam, for pathogenic swabs originated from aquatic animals or aquatic products of species on the list of endangered, precious and rare species of wild fauna and flora prescribed by Vietnamese law or in CITES appendices.
2. Within 5 working days after receiving a valid dossier, the Department of Animal Health of Vietnam shall issue a reply to the commodity owner and instruct the animal quarantine agency in quarantine.
3. After receiving the consent of the Department of Animal Health of Vietnam, the commodity owner shall make quarantine declaration with the animal quarantine agency designated by the Department of Animal Health of Vietnam at least 5 days before receiving or sending pathogenic swabs.
4. Sending of pathogenic swabs
The animal quarantine agency shall:
a/ Check the written consent of the Department of Animal Health of Vietnam and other related papers;
b/ Supervise the sampling of pathogenic swabs, and package and preservation of pathogenic swabs in order to prevent leakage and transmission thereof during transportation;
c/ Seal tools containing pathogenic swabs before transportation;
d/ Issue a health certificate after pathogenic swabs are packaged and preserved up to veterinary hygiene requirements.
5. Receipt of pathogenic swabs
a/ Check the dossier under Point a, Clause 4 of this Article;
b/ Check the actual conditions of packaging and preservation of pathogenic swabs;
c/ Issue a health certificate after finding that the dossier is valid and pathogenic swabs are packaged and preserved to meet veterinary hygiene requirements.
d/ If detecting pathogenic swabs imported into Vietnam without consent of the Department of Animal Health of Vietnam or the package and preservation thereof fail to meet veterinary hygiene requirements, posing the risk of causing widespread transmission of germs or environmental pollution, the border-gate animal quarantine agency shall make a written record thereof and dispose of all pathogenic swabs in a place near the border gate area.
Article 28. Organization of implementation
1. The Department of Animal Health of Vietnam shall:
a/ Guide animal quarantine agencies under the Department of Animal Health of Vietnam and provincial-level animal health departments in quarantining aquatic animals and aquatic products under this Circular;
b/ Give specific guidance on procedures for registering quarantine of aquatic animals and aquatic products imported, temporarily imported for re-export, temporarily exported for re-import, transferred through border gate, stored in bonded warehouses or transited through Vietnam under this Circular.
2. Animal quarantine agencies under the Department of Animal Health of Vietnam
a/ Quarantine aquatic animals and aquatic products imported, temporarily imported for re-export, temporarily exported for re-import, transferred through border gate, stored in bonded warehouses or transited through Vietnam under this Circular;
b/ Control quarantine procedures for all kinds of aquatic animals and aquatic product at border gates, railway stations, airports, ports and post offices under Vietnamese law, regulations of international organizations or bilateral agreements with foreign countries;
c/ For aquatic animals or aquatic products imported for processing before sale are subject to both quarantine and quality control, notify the quality control agency under the Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance Department for concurrently taking samples for quarantine inspection and certification and food quality, hygiene and safety inspection and certification.
For these commodities, the customs office may clear them from customs procedures only upon production of two kinds of papers: health certificate of an animal quarantine agency under the Department of Animal Health of Vietnam and paper of registration for food quality, hygiene and safety inspection and certification containing certification of a quality control agency under the Agro-Forestry- Fisheries Quality Assurance Department;
d/ Collaborate with related agencies (customs, port authority, border guard, police, market control and post) in quarantining aquatic animals and aquatic products.
3. Provincial-level animal health departments shall:
a/ Quarantine domestically transported aquatic animals and aquatic products under this Circular and the guidance of the Department of Animal Health of Vietnam;
b/ Collaborate with animal quarantine agencies under the Department of Animal Health of Vietnam in inspecting veterinary conditions of places of quarantine isolation of imported breeding aquatic animals.
4. The Agro-Forestry- Fisheries Quality Assurance Department and quality control agencies under the Department:
a/ The Agro-Forestry- Fisheries Quality Assurance Department shall guide quality control agencies under the Department in inspecting aquatic animals and aquatic products exported for human consumption under this Circular;
b/ Quality control agencies under the Agro-Forestry- Fisheries Quality Assurance Department shall quarantine aquatic animals and aquatic products exported for human consumption under this Circular; collaborate with animal quarantine agencies under the Department of Animal Health of Vietnam in concurrently taking samples for inspection and certification of food quality and safety for aquatic animals and aquatic products imported for use as food processing materials.
3. Commodity owners shall:
a/ Observe the law on health animals and other relevant laws on the quarantine of aquatic animals and aquatic products;
b/ Pay quarantine charges and fees under current regulations of the Ministry of Finance and expenses actually incurred for the disposal and treatment of commodities failing to meet current regulations.
This Circular takes effect 45 days from the date of its signing.
Any problems arising in the course of implementation should be reported to the
Ministry of Agriculture and Rural Development for study and settlement.
|
FOR THE MINISTER OF AGRICULTURE AND |
CASES IN WHICH SAMPLES OF AQUATIC ANIMALS AND AQUATIC PRODUCTS MUST BE TAKEN FOR DISEASE TEST AND EXAMINATION OF VETERINARY HYGIENE CRITERIA
(To Circular No. 06/20W/TT-BNNPTNN of February 2, 2010, of the Ministry of Agriculture and Rural Development)
1. Aquatic animals and aquatic products shall be sampled for testing diseases subject to quarantine in the following cases:
a/ Live aquatic animals;
b/ Whole aquatic products;
c/ Fresh, preliminarily processed or cold-preserved aquatic products;
d/ Unprocessed bones and shells of aquatic animals.
2. Aquatic animals and aquatic products may not be sampled for disease test in the following cases:
a/ Aquatic animals and aquatic products imported from countries with mutual recognition agreements on examination and test of diseases on the list of quarantine objects;
b/ Aquatic products without internal organs already thermally treated (boiled, steamed, fried, dried...); salted, sun-dried, smoked or cold-preserved under -18°C for at least 7 days (the temperature of at least - 18°C must be maintained during transportation);
c/ Dried or salted skins of aquatic animals;
d/ Processed bones and shells of aquatic animals;
e/ Pathogenic swabs.
3. Aquatic animals and aquatic products shall be sampled for testing veterinary hygiene criteria in the following cases:
a/ Aquatic animals, aquatic products imported for direct human consumption without processing;
b/ Fish, prawn and area powder, Fish oil, fish fat and other animal products used as materials for processing feeds for husbandry and aquaculture.
4. Aquatic animals and aquatic products may not be sampled for testing veterinary hygiene criteria in the following cases:
a/ Aquatic animals and aquatic products imported from countries with mutual recognition agreements on examination and test of veterinary hygiene criteria;
b/ Aquatic animals and aquatic products used as food processing materials;
c/ Dried or salted skins of aquatic animals;
d/ Processed bones and shells of aquatic animals;
e/ Pathogenic swabs.
5. Aquatic animals and aquatic products temporarily exported, transferred through border gate or transited through Vietnam may be sampled for testing only when it is suspected that aquatic animals contract diseases or aquatic products contain germs on the list of quarantine objects.-