Chương II Thông tư 05/2021/TT-TTCP: Tiếp nhận, phân loại và xử lý đơn
Số hiệu: | 05/2021/TT-TTCP | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Thanh tra Chính phủ | Người ký: | Đoàn Hồng Phong |
Ngày ban hành: | 01/10/2021 | Ngày hiệu lực: | 15/11/2021 |
Ngày công báo: | 29/10/2021 | Số công báo: | Từ số 921 đến số 922 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Yêu cầu với đơn khiếu nại, tố cáo đủ điều kiện xử lý
Ngày 01/10/2021, Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành Thông tư 05/2021/TT-TTCP quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh.
Theo đó, đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh đủ điều kiện xử lý là đơn đáp ứng các yêu cầu sau đây:
- Đơn dùng chữ viết là tiếng Việt. Trường hợp đơn được viết bằng tiếng nước ngoài thì phải kèm bản dịch được công chứng;
Đơn được ghi rõ ngày, tháng, năm viết đơn; họ, tên, địa chỉ của người viết đơn; có chữ ký hoặc điểm chỉ của người viết đơn;
- Đơn khiếu nại ghi rõ tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu của người khiếu nại;
- Đơn tố cáo ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị tố cáo; hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo; cách thức liên hệ với người tố cáo và các thông tin khác có liên quan;
- Đơn kiến nghị, phản ánh ghi rõ nội dung kiến nghị, phản ánh;
- Đơn không rõ họ tên, địa chỉ của người gửi đơn nhưng:
+ Có nội dung tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật và nêu rõ người có hành vi vi phạm pháp luật, có tài liệu, chứng cứ cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật;
+ Có cơ sở để thẩm tra, xác minh theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật Tố cáo. (Nội dung mới bổ sung)
Thông tư 05/2021/TT-TTCP có hiệu lực từ ngày 15/11/2021 và thay thế Thông tư 07/2014/TT-TTCP ngày 31/10/2014.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Đơn được tiếp nhận để phân loại và xử lý từ các nguồn sau đây:
1. Đơn được gửi qua dịch vụ bưu chính;
2. Đơn được gửi đến Trụ sở tiếp công dân, Ban tiếp công dân, địa điểm tiếp công dân, bộ phận tiếp nhận đơn hoặc qua hộp thư góp ý của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
3. Đơn do Đại biểu Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đại biểu Hội đồng nhân dân, các ban của Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, cơ quan báo chí và cơ quan, tổ chức, đơn vị khác chuyển đến theo quy định của pháp luật;
4. Đơn do lãnh đạo Đảng, Nhà nước và lãnh đạo các cơ quan Đảng chuyển đến.
1. Việc phân loại đơn căn cứ vào nội dung trình bày trong đơn, mục đích, yêu cầu của người viết đơn, không phụ thuộc vào tiêu đề của đơn.
Đơn được phân loại như sau:
a) Đơn khiếu nại;
b) Đơn tố cáo;
c) Đơn kiến nghị, phản ánh;
d) Đơn có nhiều nội dung khác nhau.
2. Phân loại theo điều kiện xử lý, bao gồm đơn đủ điều kiện xử lý, đơn không đủ điều kiện xử lý.
a) Đơn đủ điều kiện xử lý là đơn đáp ứng các yêu cầu sau đây:
- Đơn dùng chữ viết là tiếng Việt. Trường hợp đơn được viết bằng tiếng nước ngoài thì phải kèm bản dịch được công chứng; Đơn được ghi rõ ngày, tháng, năm viết đơn; họ, tên, địa chỉ của người viết đơn; có chữ ký hoặc điểm chỉ của người viết đơn;
- Đơn khiếu nại ghi rõ tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu của người khiếu nại;
- Đơn tố cáo ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị tố cáo; hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo; cách thức liên hệ với người tố cáo và các thông tin khác có liên quan;
- Đơn kiến nghị, phản ánh ghi rõ nội dung kiến nghị, phản ánh;
- Đơn không rõ họ tên, địa chỉ của người gửi đơn nhưng có nội dung tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật và nêu rõ người có hành vi vi phạm pháp luật, có tài liệu, chứng cứ cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật và có cơ sở để thẩm tra, xác minh theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật Tố cáo.
b) Đơn không đủ điều kiện xử lý bao gồm:
- Đơn không đáp ứng các yêu cầu tại điểm a khoản 2 Điều này;
- Đơn được gửi cho nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong đó có cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc người có thẩm quyền giải quyết;
- Đơn đã được hướng dẫn theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư này;
- Đơn có nội dung chống đối đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đơn có nội dung chia rẽ đoàn kết dân tộc, tôn giáo; đơn có lời lẽ thô tục, bôi nhọ, xúc phạm danh dự, uy tín của cá nhân, cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Đơn rách nát, chữ viết bị tẩy xóa, không rõ, không thể đọc được.
3. Phân loại đơn thuộc thẩm quyền và đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.
4. Phân loại đơn theo số lượng người khiếu nại, người tố cáo, người kiến nghị, phản ánh.
a) Đơn có họ, tên, chữ ký của một người;
b) Đơn có họ, tên, chữ ký của 02 người trở lên.
5. Phân loại theo thẩm quyền giải quyết.
a) Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan hành chính nhà nước, gồm: Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp và cơ quan, tổ chức trực thuộc Ủy ban nhân dân các cấp hoặc của cơ quan hành chính khác;
b) Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban và các cơ quan khác của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan của Hội đồng nhân dân các cấp;
c) Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan tiến hành tố tụng, thi hành án;
d) Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của Kiểm toán Nhà nước;
đ) Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; tổ chức tôn giáo;
e) Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước;
g) Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác.
ACKNOWLEDGEMENT OF RECEIPT, SORTING, PROCESSING AND HANDLING OF STATEMENTS
Article 5. Acknowledgement of receipt of statements
Statements shall be sorted out and processed after being received from the following sources:
1. Statements sent by post;
2. Statements sent to citizen reception offices, departments, venues or clerical departments or suggestion mailboxes of business or regulatory institutions;
3. Statements referred to by National Assembly deputies, National Assembly delegations, agencies of the National Assembly and the Standing Committee of the National Assembly, People's Council deputies, committees of the People's Councils, Vietnam Fatherland Front Committees and their member organizations, press agencies and other agencies, organizations and units according to the provisions of law;
4. Statements referred to by leaderships of the Party, State and Party agencies.
Article 6. Sorting of statements
1. Sorting statements out by their contents, purposes and requirements of signers of these statements, but not by the titles of these statements.
Each statement may be classified into the followings:
a) Statement of complaint;
b) Statement of accusation;
c) Statement of petition or grievance;
d) Mixed-purpose statement.
2. Sorting statements out by processing and handling requirements into those qualified or unqualified for processing and handling.
a) A statement is qualified for processing and handling when it meets the following requirements:
- It is written in Vietnamese. If a statement is written in a foreign language, a notarized translation must be sought; the statement must clearly specify the day, month and year on which the statement is composed; the full name and address of the signer; the signer’s signature or fingerprint;
- The statement of complaint needs to clarify the full name and address of the authority, entity or person who is the subject of complaint; subject matters of, reasons for the complaint, documents involved in subject matters of the complaint and requirements of the person making complaint;
- The statement of accusation needs to clarify the full name and address of the person making accusation; alleged acts of violation against laws; approaches for contact with the person making accusation and other relevant information;
- The statement of petition or grievance needs to clarify subject matters of petition or grievance;
- The statement without the full name and address of the person submitting the statement needs to have subject matters of accusation regarding an act of violation against law and provide clear information about the violator, specific documents or proof pertaining to offences against laws and bases for examination or investigation in accordance with clause 2 of Article 25 in the Law on Accusation.
b) A statement is unqualified for processing and handling when it falls into the following situations:
- It does not satisfy the requirements set out in point a of clause 2 of this Article;
- It is filed, submitted to multiple authorities, organizations, units or persons, including those having competence in handling it;
- It receives instructions given in clause 1 of Article 8 herein;
- It represents protest against policies and guidelines of the Party, policies and laws of the State; provokes division between the people and religions; contains offensive, slanderous and defamatory words insulting the honor and reputation of individuals, agencies, organizations and units;
- It is torn or ruined with erased, blurred or illegible texts.
3. Sorting statements out by jurisdiction of heads of business or regulatory authorities.
4. Sorting statements out by the number of persons making complaints, accusations, representations or grievances.
a) Each statement must have full name and signature of a person;
b) Each statement must have full name and signature of at least 02 persons.
5. Sorting statements out by jurisdiction.
a) Statements falling under the jurisdiction of state administrative agencies, including: Government, Prime Minister, Ministries, Ministerial-level agencies, Governmental bodies, People's Committees at all levels, entities or organizations directly controlled by People's Committees at all levels or other administrative authorities;
b) Statements falling under the jurisdiction of the National Assembly, National Assembly’s Standing Committee, Ethnic Council, Committees and other organs of the National Assembly, agencies subordinate to the National Assembly’s Standing Committee, People's Councils at all levels and agencies of the People's Councils at all levels;
c) Statements falling under the jurisdiction of agencies implementing procedures or law enforcement agencies;
d) Statements falling under the State Audit Office’s jurisdiction;
dd) Statements falling under jurisdiction of political organizations, political-social organizations, political-social-professional organizations, social organizations, socio-professional organizations; religious organizations;
e) Statements falling under jurisdiction of public service units and state enterprises;
g) Statements under jurisdiction of other entities, organizations and units
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực