Thông tư 05/2021/TT-TTCP quy định về quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh
Số hiệu: | 05/2021/TT-TTCP | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Thanh tra Chính phủ | Người ký: | Đoàn Hồng Phong |
Ngày ban hành: | 01/10/2021 | Ngày hiệu lực: | 15/11/2021 |
Ngày công báo: | 29/10/2021 | Số công báo: | Từ số 921 đến số 922 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Yêu cầu với đơn khiếu nại, tố cáo đủ điều kiện xử lý
Ngày 01/10/2021, Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành Thông tư 05/2021/TT-TTCP quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh.
Theo đó, đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh đủ điều kiện xử lý là đơn đáp ứng các yêu cầu sau đây:
- Đơn dùng chữ viết là tiếng Việt. Trường hợp đơn được viết bằng tiếng nước ngoài thì phải kèm bản dịch được công chứng;
Đơn được ghi rõ ngày, tháng, năm viết đơn; họ, tên, địa chỉ của người viết đơn; có chữ ký hoặc điểm chỉ của người viết đơn;
- Đơn khiếu nại ghi rõ tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu của người khiếu nại;
- Đơn tố cáo ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị tố cáo; hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo; cách thức liên hệ với người tố cáo và các thông tin khác có liên quan;
- Đơn kiến nghị, phản ánh ghi rõ nội dung kiến nghị, phản ánh;
- Đơn không rõ họ tên, địa chỉ của người gửi đơn nhưng:
+ Có nội dung tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật và nêu rõ người có hành vi vi phạm pháp luật, có tài liệu, chứng cứ cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật;
+ Có cơ sở để thẩm tra, xác minh theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật Tố cáo. (Nội dung mới bổ sung)
Thông tư 05/2021/TT-TTCP có hiệu lực từ ngày 15/11/2021 và thay thế Thông tư 07/2014/TT-TTCP ngày 31/10/2014.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
THANH TRA CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/2021/TT-TTCP |
Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2021 |
QUY ĐỊNH QUY TRÌNH XỬ LÝ ĐƠN KHIẾU NẠI, ĐƠN TỐ CÁO, ĐƠN KIẾN NGHỊ, PHẢN ÁNH
Căn cứ Luật Khiếu nại ngày 11 tháng 11 năm 2011;
Căn cứ Luật Tiếp công dân ngày 25 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật Tố cáo ngày 12 tháng 6 năm 2018;
Căn cứ Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiếp công dân;
Căn cứ Nghị định số 31/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo;
Căn cứ Nghị định số 124/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại;
Căn cứ Nghị định số 50/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ;
Theo đề nghị của Trưởng Ban tiếp công dân trung ương và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành Thông tư quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh.
Thông tư này quy định việc tiếp nhận, phân loại, xử lý đối với đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh (sau đây gọi chung là đơn).
Các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính được tiếp nhận, xử lý theo quy định của Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2008 của Chính phủ quy định về việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.
Thông tư này áp dụng đối với cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức, đơn vị) và người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc xử lý đơn và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
1. Việc xử lý đơn phải bảo đảm tuân thủ pháp luật; nhanh chóng, kịp thời; rõ ràng, thống nhất và tạo điều kiện thuận tiện cho công dân trong việc thực hiện các thủ tục về khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
2. Đơn phải được gửi, chuyển đến đúng cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.
Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đơn là văn bản có nội dung được trình bày dưới một hình thức theo quy định của pháp luật, gửi đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền để khiếu nại hoặc tố cáo hoặc kiến nghị, phản ánh.
2. Xử lý đơn là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền căn cứ vào nội dung vụ việc được trình bày trong đơn mà phân loại nhằm thụ lý giải quyết đơn thuộc thẩm quyền, hướng dẫn hoặc chuyển đơn đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
Đơn được tiếp nhận để phân loại và xử lý từ các nguồn sau đây:
1. Đơn được gửi qua dịch vụ bưu chính;
2. Đơn được gửi đến Trụ sở tiếp công dân, Ban tiếp công dân, địa điểm tiếp công dân, bộ phận tiếp nhận đơn hoặc qua hộp thư góp ý của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
3. Đơn do Đại biểu Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đại biểu Hội đồng nhân dân, các ban của Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, cơ quan báo chí và cơ quan, tổ chức, đơn vị khác chuyển đến theo quy định của pháp luật;
4. Đơn do lãnh đạo Đảng, Nhà nước và lãnh đạo các cơ quan Đảng chuyển đến.
1. Việc phân loại đơn căn cứ vào nội dung trình bày trong đơn, mục đích, yêu cầu của người viết đơn, không phụ thuộc vào tiêu đề của đơn.
Đơn được phân loại như sau:
a) Đơn khiếu nại;
b) Đơn tố cáo;
c) Đơn kiến nghị, phản ánh;
d) Đơn có nhiều nội dung khác nhau.
2. Phân loại theo điều kiện xử lý, bao gồm đơn đủ điều kiện xử lý, đơn không đủ điều kiện xử lý.
a) Đơn đủ điều kiện xử lý là đơn đáp ứng các yêu cầu sau đây:
- Đơn dùng chữ viết là tiếng Việt. Trường hợp đơn được viết bằng tiếng nước ngoài thì phải kèm bản dịch được công chứng; Đơn được ghi rõ ngày, tháng, năm viết đơn; họ, tên, địa chỉ của người viết đơn; có chữ ký hoặc điểm chỉ của người viết đơn;
- Đơn khiếu nại ghi rõ tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu của người khiếu nại;
- Đơn tố cáo ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị tố cáo; hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo; cách thức liên hệ với người tố cáo và các thông tin khác có liên quan;
- Đơn kiến nghị, phản ánh ghi rõ nội dung kiến nghị, phản ánh;
- Đơn không rõ họ tên, địa chỉ của người gửi đơn nhưng có nội dung tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật và nêu rõ người có hành vi vi phạm pháp luật, có tài liệu, chứng cứ cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật và có cơ sở để thẩm tra, xác minh theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật Tố cáo.
b) Đơn không đủ điều kiện xử lý bao gồm:
- Đơn không đáp ứng các yêu cầu tại điểm a khoản 2 Điều này;
- Đơn được gửi cho nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong đó có cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc người có thẩm quyền giải quyết;
- Đơn đã được hướng dẫn theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư này;
- Đơn có nội dung chống đối đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đơn có nội dung chia rẽ đoàn kết dân tộc, tôn giáo; đơn có lời lẽ thô tục, bôi nhọ, xúc phạm danh dự, uy tín của cá nhân, cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Đơn rách nát, chữ viết bị tẩy xóa, không rõ, không thể đọc được.
3. Phân loại đơn thuộc thẩm quyền và đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.
4. Phân loại đơn theo số lượng người khiếu nại, người tố cáo, người kiến nghị, phản ánh.
a) Đơn có họ, tên, chữ ký của một người;
b) Đơn có họ, tên, chữ ký của 02 người trở lên.
5. Phân loại theo thẩm quyền giải quyết.
a) Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan hành chính nhà nước, gồm: Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp và cơ quan, tổ chức trực thuộc Ủy ban nhân dân các cấp hoặc của cơ quan hành chính khác;
b) Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban và các cơ quan khác của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan của Hội đồng nhân dân các cấp;
c) Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan tiến hành tố tụng, thi hành án;
d) Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của Kiểm toán Nhà nước;
đ) Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; tổ chức tôn giáo;
e) Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước;
g) Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác.
1. Đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết và không thuộc một trong các trường hợp không được thụ lý giải quyết theo quy định tại Điều 11 Luật Khiếu nại thì người xử lý đơn đề xuất người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thụ lý để giải quyết theo quy định của pháp luật. Việc đề xuất thụ lý giải quyết được thực hiện theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết nhưng chưa đủ điều kiện thụ lý giải quyết thì hướng dẫn người khiếu nại bổ sung thông tin, tài liệu để thực hiện việc khiếu nại theo quy định của pháp luật. Việc hướng dẫn được thực hiện theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền của cấp dưới nhưng quá thời hạn giải quyết theo quy định của Luật Khiếu nại mà chưa được giải quyết thì người xử lý đơn báo cáo người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật.
1. Đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị mình thì người xử lý đơn hướng dẫn người khiếu nại gửi đơn đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền giải quyết. Việc hướng dẫn chỉ thực hiện một lần theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Đơn khiếu nại do lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban và cơ quan khác của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, Thành viên Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Trung ương, Ủy ban Kiểm tra trung ương và các ban đảng Trung ương, cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp chuyển đến thì người xử lý đơn trình người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và có văn bản phúc đáp.
3. Đơn khiếu nại do Ban tiếp công dân trung ương, các cơ quan của Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp ở cấp tỉnh, cấp huyện chuyển đến thì Ban tiếp công dân báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp để xin ý kiến chỉ đạo việc xử lý.
4. Đối với những vụ việc khiếu nại đông người, phức tạp, tồn đọng, kéo dài đã có quyết định giải quyết nhưng người khiếu nại có đơn gửi đến Thanh tra Chính phủ hoặc Trụ sở tiếp công dân trung ương thì Trưởng Ban tiếp công dân trung ương báo cáo Tổng Thanh tra Chính phủ giao cho các vụ, cục, đơn vị kiểm tra, báo cáo, đề xuất văn bản trả lời công dân hoặc trao đổi với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về hướng xử lý.
1. Đơn khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật theo quy định tại Điều 44 Luật Khiếu nại thì người xử lý đơn không thụ lý, không chuyển đơn mà hướng dẫn người khiếu nại khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính, trừ trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Đơn khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật nhưng qua nghiên cứu, xem xét phát hiện việc giải quyết khiếu nại vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 38 Nghị định số 124/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại thì người xử lý đơn phải báo cáo để người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị mình xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật.
Đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình mà có họ tên, chữ ký của nhiều người thì người xử lý đơn hướng dẫn cho một người khiếu nại có địa chỉ rõ ràng gửi đơn đến đúng cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền giải quyết. Việc hướng dẫn được thực hiện theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
Đơn khiếu nại có gửi kèm theo giấy tờ, tài liệu gốc thì người xử lý đơn trả lại cho người gửi đơn giấy tờ, tài liệu đó.
Trong trường hợp có căn cứ cho rằng việc thi hành quyết định hành chính sẽ gây ra hậu quả khó khắc phục thì người xử lý đơn phải kịp thời báo cáo để người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị xem xét, quyết định tạm đình chỉ hoặc kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính.
Sau khi nhận được báo cáo hoặc kiến nghị, người có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, quyết định việc tạm đình chỉ, chịu trách nhiệm về quyết định của mình và thông báo cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đã kiến nghị biết kết quả xử lý.
Đơn tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình và đủ điều kiện thụ lý theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật Tố cáo thì người xử lý đơn báo cáo người đứng đầu để thụ lý giải quyết theo quy định. Việc đề xuất thụ lý giải quyết được thực hiện theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Đơn tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình thì người xử lý đơn đề xuất với người đứng đầu chuyển đơn và các thông tin, tài liệu kèm theo (nếu có) đến cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật. Việc chuyển đơn tố cáo được thực hiện theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này. Việc chuyển đơn đến cơ quan có thẩm quyền chỉ thực hiện một lần đối với đơn tố cáo có cùng nội dung.
2. Đơn tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp dưới trực tiếp nhưng quá thời hạn theo quy định của Luật Tố cáo mà chưa được giải quyết thì người xử lý đơn đề xuất người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị ra văn bản yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp dưới trực tiếp báo cáo về quá trình giải quyết tố cáo, lý do chậm giải quyết, xác định trách nhiệm giải quyết tố cáo và phải báo cáo kết quả giải quyết.
Đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức thì người xử lý đơn phải kịp thời báo cáo, tham mưu, đề xuất để người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị áp dụng biện pháp cần thiết theo thẩm quyền hoặc thông báo cho cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền kịp thời áp dụng biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật.
1. Đơn tố cáo người giải quyết khiếu nại vi phạm về thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại thì không thụ lý đơn theo quy định của Luật Tố cáo. Trong trường hợp này, người xử lý đơn hướng dẫn người có đơn tiếp tục thực hiện việc khiếu nại hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Đối với đơn tố cáo mà người tố cáo cung cấp được thông tin, tài liệu, chứng cứ xác định người giải quyết khiếu nại có hành vi vi phạm một trong các điều cấm được quy định tại các khoản 1, 2 và 4 của Điều 6 Luật Khiếu nại thì thụ lý giải quyết theo quy định của Luật Tố cáo.
Khi nhận được thông tin có nội dung tố cáo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật Tố cáo thì người xử lý đơn báo cáo người có thẩm quyền để xem xét, quyết định việc thanh tra, kiểm tra hoặc chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để quyết định việc thanh tra, kiểm tra phục vụ cho công tác quản lý.
Trong quá trình xử lý đơn, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm giữ bí mật thông tin của người tố cáo, nội dung tố cáo theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người tố cáo đề nghị được bảo vệ thì người xử lý đơn báo cáo người đứng đầu xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.
1. Đơn kiến nghị, phản ánh về những nội dung thuộc trách nhiệm quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình thì người xử lý đơn báo cáo, đề xuất người đứng đầu giải quyết, trả lời theo quy định của pháp luật.
2. Đơn kiến nghị, phản ánh mà nội dung không thuộc trách nhiệm quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình thì người xử lý đơn báo cáo, đề xuất người đứng đầu quyết định việc chuyển đơn đến cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm giải quyết và thông báo cho người gửi đơn. Việc chuyển đơn kiến nghị, phản ánh được thực hiện theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này.
Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan tiến hành tố tụng, thi hành án thì người xử lý đơn hướng dẫn gửi đơn hoặc báo cáo, đề xuất người đứng đầu quyết định việc chuyển đơn đến cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết theo quy định của pháp luật.
Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp thì người xử lý đơn hướng dẫn gửi đơn hoặc báo cáo người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị quyết định việc chuyển đơn đến cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết theo quy định của pháp luật.
Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của Văn phòng Chủ tịch nước, Kiểm toán nhà nước và các cơ quan khác của Nhà nước thì người xử lý đơn hướng dẫn gửi đơn hoặc báo cáo người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị quyết định việc chuyển đơn đến cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết theo quy định của pháp luật.
Đơn có nội dung liên quan đến tổ chức, hoạt động của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị- xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức tôn giáo thì người xử lý đơn hướng dẫn gửi đơn hoặc báo cáo người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị quyết định việc chuyển đơn đến tổ chức có trách nhiệm giải quyết theo quy định của pháp luật và Điều lệ, Quy chế hoạt động của tổ chức đó.
Đơn liên quan đến tổ chức, hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập, của doanh nghiệp nhà nước và các đơn vị, tổ chức khác thì người xử lý đơn hướng dẫn gửi đơn hoặc chuyển đơn đến đơn vị, doanh nghiệp đó để giải quyết theo quy định của pháp luật.
Đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh về vụ việc phức tạp, tồn đọng, kéo dài, có sự tham gia của nhiều người; vụ việc có liên quan đến chính sách dân tộc, tôn giáo, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội thì người xử lý đơn phải báo cáo với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để kịp thời áp dụng các biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị với các cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Việc lưu đơn được thực hiện đối với các loại đơn sau đây:
a) Đơn không đủ điều kiện xử lý quy định tại điểm b khoản 2 Điều 6 của Thông tư này;
b) Đơn khiếu nại có quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật mà không thuộc trường hợp quy định tại Điều 38 Nghị định số 124/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại; đơn tố cáo đã có kết luận nội dung tố cáo và quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật mà người tố cáo không cung cấp được thông tin, tài liệu, chứng cứ mới.
2. Thời hạn lưu đơn quy định tại khoản 1 Điều này là 01 năm. Hết thời hạn nêu trên, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị xem xét, quyết định việc tiêu hủy đơn theo quy định của pháp luật.
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận, chuyển đơn có trách nhiệm vào sổ hoặc nhập thông tin vào hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định hoặc phần mềm xử lý đơn để tra cứu, quản lý, theo dõi. Việc lưu trữ, vào sổ theo dõi hoặc sao lưu dữ liệu trên máy tính, tra cứu thông tin được thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ, pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước và Danh mục bí mật Nhà nước thuộc lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị nhận đơn có trách nhiệm trả lời cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền đã chuyển đơn theo quy định của pháp luật và quy định của Thông tư này.
1. Ban tiếp công dân trung ương giúp Tổng Thanh tra Chính phủ theo dõi việc tiếp nhận, xử lý đơn gửi, chuyển đến Thanh tra Chính phủ; chủ trì phối hợp với các vụ, cục phụ trách địa bàn, lĩnh vực và các cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân trung ương kiểm tra, đôn đốc việc tiếp nhận, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
2. Ban tiếp công dân tỉnh, Ban tiếp công dân huyện có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thanh tra nhà nước giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp kiểm tra, đôn đốc việc tiếp nhận xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trên địa bàn, trong đó ưu tiên những vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, tồn đọng, kéo dài.
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp; các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an căn cứ quy định tại Thông tư này quy định việc xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh liên quan đến cơ quan, tổ chức, đơn vị trong lực lượng vũ trang nhân dân.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2021.
2. Thông tư số 07/2014/TT-TTCP ngày 31 tháng 10 năm 2014 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, đơn phản ánh hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực pháp luật.
3. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc có vấn đề mới phát sinh, đề nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan phản ánh kịp thời về Thanh tra Chính phủ để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc có vấn đề mới phát sinh, đề nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan phản ánh kịp thời về Thanh tra Chính phủ để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
|
TỔNG THANH TRA |
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2021/TT-TTCP ngày 01 tháng 10 năm 2021 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh)
Mẫu số 01 - Phiếu đề xuất thụ lý đơn
………………… (1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …./ĐX-....(3) |
………., ngày ... tháng ... năm ..…... |
PHIẾU ĐỀ XUẤT THỤ LÝ ĐƠN .....(4)
Kính gửi: .......(5)
Ngày .../.../....(2) nhận được đơn ……………………….. (4) của ông (bà) .......................(6)
Địa chỉ: .............................................................................................................................................
Nội dung đơn: ……………………………………….........................................................................(7)
Vụ việc đã được .................................... (8) giải quyết ngày …/…/…. (nếu có).
Sau khi xem xét nội dung đơn và căn cứ quy định của pháp luật, .... (2) đề xuất .........(5) thụ lý để giải quyết đơn của ông (bà) ....................................(6)
Phê duyệt của ...(5)
Ngày tháng năm... |
Lãnh đạo đơn vị đề xuất
(Ký, ghi rõ họ tên) |
Người đề xuất
(Ký, ghi rõ họ tên) |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp (nếu có).
(2) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị xử lý đơn.
(3) Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức, đơn vị xử lý đơn.
(4) Đơn khiếu nại hoặc đơn tố cáo.
(5) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết.
(6) Họ tên người khiếu nại hoặc người tố cáo.
(7) Trích yếu tóm tắt về nội dung đơn.
(8) Người có thẩm quyền đã giải quyết (nếu có).
……………. (1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: .../...(3)-… V/v Hướng dẫn gửi đơn khiếu nại |
………., ngày ... tháng ... năm ..…... |
PHIẾU HƯỚNG DẪN
Kính gửi: ..............(4)
Địa chỉ: ..........................................................................................................................................
Đơn có nội dung: ............................................................................................................(5)
Căn cứ Luật Khiếu nại, Nghị định số 124/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại, Thông tư số 05/2021/TT-TTCP ngày 01 tháng 10 năm 2021 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh, thì khiếu nại của ông (bà) thuộc thẩm quyền giải quyết của (6) đề nghị ông (bà) gửi đơn khiếu nại đến .................. (6) để được giải quyết theo thẩm quyền.
Nơi nhận: |
..........................(7) |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp (nếu có).
(2) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị xử lý đơn.
(3) Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức, đơn vị xử lý đơn.
(4) Họ tên của người khiếu nại.
(5) Tóm tắt nội dung khiếu nại.
(6) Cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết.
(7) Chức danh Thủ trưởng cơ quan, đơn vị gửi phiếu hướng dẫn.
Mẫu số 03- Phiếu chuyển đơn tố cáo
……………. (1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: .../...(3)-…(4) V/v chuyển đơn tố cáo |
………., ngày ... tháng ... năm ..…... |
PHIẾU CHUYỂN ĐƠN TỐ CÁO
Kính gửi: ..............(5)
Ngày ... tháng ... năm .............(2) .........................nhận được đơn tố cáo ghi ngày ... tháng ... năm ... của công dân về .................................... (6)
Căn cứ quy định của Luật Tố cáo, Nghị định số 31/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo, Thông tư số 05/2021/TT-TTCP ngày 01 tháng 10 năm 2021 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh, ……………………. (2) chuyển đơn của công dân ………… đến ……… (5) để xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật và thông báo kết quả đến .......................... (2)
Nơi nhận: |
……………….. (7) |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp (nếu có).
(2) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị ban hành văn bản chuyển đơn tố cáo.
(3) Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức, đơn vị ban hành văn bản chuyển đơn.
(4) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo văn bản chuyển đơn.
(5) Chức danh người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết tố cáo.
(6) Tóm tắt nội dung tố cáo.
(7) Chức vụ người có thẩm quyền ký văn bản chuyển đơn tố cáo.
Mẫu số 04- Phiếu chuyển kiến nghị, phản ánh
……………. (1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: .../...(3)-…(4) V/v chuyển đơn kiến nghị, phản ánh |
………., ngày ... tháng ... năm ..…... |
PHIẾU CHUYỂN ĐƠN KIẾN NGHỊ, PHẢN ÁNH
Kính gửi: .................................. (5)
Ngày ... tháng ... năm............... (2) nhận được đơn ghi ngày ... tháng ...năm…. của ……..(6)
Địa chỉ: ................................................................................................................................................
Đơn có nội dung: .............................................................................................................................(7)
Sau khi xem xét nội dung đơn, căn cứ Thông tư số 05/2021/TT-TTCP ngày 01 tháng 10 năm 2021 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh và quy định của pháp luật, ………………………….. (2) chuyển đơn của ............ (6) đến ..................(5) để được xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật và thông báo kết quả giải quyết đến ..................(2).
Nơi nhận: |
.............. (8) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp (nếu có).
(2) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị ban hành văn bản chuyển đơn kiến nghị, phản ánh.
(3) Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức, đơn vị ban hành văn bản chuyển đơn.
(4) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo văn bản chuyển đơn.
(5) Cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết.
(6) Họ tên người hoặc tên cơ quan, tổ chức, đơn vị có kiến nghị, phản ánh.
(7) Tóm tắt nội dung kiến nghị, phản ánh.
(8) Chức vụ người có thẩm quyền ký văn bản chuyển đơn.
Mẫu số 05- Phiếu hướng dẫn đơn có nhiều nội dung khác nhau
……………. (1) …………….. (2) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: .../HD-...(3) |
………., ngày ... tháng ... năm ..…... |
PHIẾU HƯỚNG DẪN
(Đơn có nhiều nội dung khác nhau)
Kính gửi: ………………..(4)
Ngày ... tháng ... năm ......................(2) nhận được đơn ghi ngày ... tháng ...năm ... của ...............(4).
Địa chỉ: ................................................................................................................................................
Sau khi xem xét nội dung đơn và thông tin, tài liệu kèm theo (nếu có), căn cứ quy định của pháp luật, đơn của ông (bà) thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan sau đây:
1. Nội dung ....................................(5) thuộc thẩm quyền giải quyết của ....................................(6)
2. ...................................................................................................................................
Vì vậy, đề nghị …………………. (4) viết tách các nội dung đơn như đã hướng dẫn gửi đến cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết theo quy định của pháp luật.
Nơi nhận: |
............ (7)
|
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp (nếu có).
(2) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị ban hành văn bản hướng dẫn.
(3) Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức, đơn vị ban hành văn bản hướng dẫn.
(4) Họ tên của người viết đơn.
(5) Trích yếu nội dung khiếu nại, tố cáo hoặc kiến nghị phản ánh.
(6) Chức danh thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết.
(7) Chức vụ người có thẩm quyền ký văn bản hướng dẫn.
GOVERNMENT INSPECTORATE |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 05/2021/TT-TTCP |
Hanoi, October 1, 2021 |
PRESCRIBING PROCEDURES FOR PROCESSING AND HANDLING OF COMPLAINTS, ACCUSATIONS, PETITIONS OR GRIEVANCES
Pursuant to the Law on Complaint dated November 11, 2011;
Pursuant to the Law on Reception of Citizens dated November 25, 2013;
Pursuant to the Law on Accusation dated June 12, 2018;
Pursuant to the Government's Decree No. 64/2014/ND-CP dated June 26, 2014, specifying the implementation of a number of articles of the Law on Reception of Citizens;
Pursuant to the Government's Decree No. 31/2019/ND-CP dated April 10, 2019 elaborating on certain articles and measures for enforcement of the Law on Allegation;
Pursuant to the Government's Decree No. 124/2020/ND-CP dated October 19, 2020 elaborating on certain articles and measures for enforcement of the Law on Complaint;
Pursuant to the Government's Decree No. 150/2018/ND-CP dated April 9, 2018, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Government Inspectorate;
Upon the request of the Head of the Central Committee on Reception of Citizens and the Director of the Department of Legal Affairs;
The Inspector General herein promulgates the Circular dealing with the procedures for processing and handling of complaints, accusations, petitions or grievances.
This Circular prescribes the acknowledgement of receipt, sorting, processing and handling of statements of complaint, accusation, petition or grievance (hereinafter referred to as statements).
Any petition or grievance of a person or entity concerning administrative regulations shall be received and processed or handled under the Government’s Decree No. 20/2008/ND-CP dated February 14, 2008, prescribing the acknowledgement of receipt, processing and handling of petitions and grievances of persons and entities concerning administrative regulations that are not covered herein.
Article 2. Subjects of application
This Circular applies to state administrative agencies, public service units, state enterprises (hereinafter referred to as business or regulatory institutions) and persons working for business or regulatory institutions who have competence in processing and handling statements, and involved entities, authorities or persons.
Article 3. Processing and handling principles
1. The process for handling statements must be legitimate; fast and timely; explicit, uniform and must enable citizens to carry out complaint, accusation, petition or grievance procedures.
2. Statements should be filed, submitted or referred to appropriate authorities, organizations, units or persons having competence in handling them.
For the purposes of this Circular, terms used herein shall be construed as follows:
1. Statement refers to a written document formatted under laws, submitted to authorities, organizations, units and persons having competence in order to air a complaint, allegation, petition or grievance.
2. Processing and handling a statement refers to an act of consulting a subject matter of the statement by a competent business or regulatory institution or person to sort it out with the aim of dealing with it under their jurisdiction, giving further instructions or referring it to another appropriate one for further handling purposes in accordance with laws.
ACKNOWLEDGEMENT OF RECEIPT, SORTING, PROCESSING AND HANDLING OF STATEMENTS
Article 5. Acknowledgement of receipt of statements
Statements shall be sorted out and processed after being received from the following sources:
1. Statements sent by post;
2. Statements sent to citizen reception offices, departments, venues or clerical departments or suggestion mailboxes of business or regulatory institutions;
3. Statements referred to by National Assembly deputies, National Assembly delegations, agencies of the National Assembly and the Standing Committee of the National Assembly, People's Council deputies, committees of the People's Councils, Vietnam Fatherland Front Committees and their member organizations, press agencies and other agencies, organizations and units according to the provisions of law;
4. Statements referred to by leaderships of the Party, State and Party agencies.
Article 6. Sorting of statements
1. Sorting statements out by their contents, purposes and requirements of signers of these statements, but not by the titles of these statements.
Each statement may be classified into the followings:
a) Statement of complaint;
b) Statement of accusation;
c) Statement of petition or grievance;
d) Mixed-purpose statement.
2. Sorting statements out by processing and handling requirements into those qualified or unqualified for processing and handling.
a) A statement is qualified for processing and handling when it meets the following requirements:
- It is written in Vietnamese. If a statement is written in a foreign language, a notarized translation must be sought; the statement must clearly specify the day, month and year on which the statement is composed; the full name and address of the signer; the signer’s signature or fingerprint;
- The statement of complaint needs to clarify the full name and address of the authority, entity or person who is the subject of complaint; subject matters of, reasons for the complaint, documents involved in subject matters of the complaint and requirements of the person making complaint;
- The statement of accusation needs to clarify the full name and address of the person making accusation; alleged acts of violation against laws; approaches for contact with the person making accusation and other relevant information;
- The statement of petition or grievance needs to clarify subject matters of petition or grievance;
- The statement without the full name and address of the person submitting the statement needs to have subject matters of accusation regarding an act of violation against law and provide clear information about the violator, specific documents or proof pertaining to offences against laws and bases for examination or investigation in accordance with clause 2 of Article 25 in the Law on Accusation.
b) A statement is unqualified for processing and handling when it falls into the following situations:
- It does not satisfy the requirements set out in point a of clause 2 of this Article;
- It is filed, submitted to multiple authorities, organizations, units or persons, including those having competence in handling it;
- It receives instructions given in clause 1 of Article 8 herein;
- It represents protest against policies and guidelines of the Party, policies and laws of the State; provokes division between the people and religions; contains offensive, slanderous and defamatory words insulting the honor and reputation of individuals, agencies, organizations and units;
- It is torn or ruined with erased, blurred or illegible texts.
3. Sorting statements out by jurisdiction of heads of business or regulatory authorities.
4. Sorting statements out by the number of persons making complaints, accusations, representations or grievances.
a) Each statement must have full name and signature of a person;
b) Each statement must have full name and signature of at least 02 persons.
5. Sorting statements out by jurisdiction.
a) Statements falling under the jurisdiction of state administrative agencies, including: Government, Prime Minister, Ministries, Ministerial-level agencies, Governmental bodies, People's Committees at all levels, entities or organizations directly controlled by People's Committees at all levels or other administrative authorities;
b) Statements falling under the jurisdiction of the National Assembly, National Assembly’s Standing Committee, Ethnic Council, Committees and other organs of the National Assembly, agencies subordinate to the National Assembly’s Standing Committee, People's Councils at all levels and agencies of the People's Councils at all levels;
c) Statements falling under the jurisdiction of agencies implementing procedures or law enforcement agencies;
d) Statements falling under the State Audit Office’s jurisdiction;
dd) Statements falling under jurisdiction of political organizations, political-social organizations, political-social-professional organizations, social organizations, socio-professional organizations; religious organizations;
e) Statements falling under jurisdiction of public service units and state enterprises;
g) Statements under jurisdiction of other entities, organizations and units.
Section 1. PROCESSING OF STATEMENTS OF COMPLAINT
Article 7. Processing of statements of complaint under jurisdiction
1. If a statement of complaint is under jurisdiction and does not fall into one of the cases of ineligibility for acceptance and handling under Article 11 in the Law on Complaint, the person processing and handling statements shall recommend the head of an authority, organization or unit to accept and deal with it under law. Recommendation for acceptance and handling of a statement shall be made by using the Form No. 01 annexed hereto.
2. If any statement of complaint is under jurisdiction but unqualified for acceptance and resolution, the person making complaint shall be instructed to provide further information and documents to make complaint in accordance with law. Instructions shall be given by using the Form No. 02 annexed to this Circular.
3. If any statement of complaint is under jurisdiction of the inferior and is still pending after expiration under the Law on Complaint, the person processing statements shall recommend the head of an authority, organization or unit to consider issuing his/her decision as per law.
Article 8. Processing of statements outside jurisdiction
1. If any statement of complaint falls outside jurisdiction of the head of an authority, organization or unit, the person processing statements should instruct the person making complaint to send it to another authority, organization, unit or person to have it handled or dealt with. Instructions shall be given once by using the Form No. 02 annexed to this Circular.
2. If any statement of complaint is referred to by leaders of the Party, the State, the Ethnic Council, Committees and other organs of the National Assembly, affiliates of the National Assembly’s Standing Committee, National Assembly delegates, National Assembly delegations, Government’s cabinet members, Chief Justice of the Supreme People's Court, Procurator General of the Supreme People's Procuracy, State Auditor General, Office of the President, Central Office, Central Inspection Committee and Central Party Committee, central organs of socio-political organizations, socio-political-professional organizations, the person processing statements shall submit it to the head of his/her host institution and reply in writing.
3. If a statement of complaint is referred to by the Central Citizen Reception Department, agencies of the People's Councils, delegates of the People's Councils, socio-political organizations, socio-political-professional organizations at the provincial or district level, the Citizen Reception Department shall report to the President of the same-level People’s Committee to seek his/her directives.
4. As for any subject matter of complaint which involves crowd, is complicated, backlogged or elongated, after receipt of the decision to handle such complaint, if the person making complaint file an appeal to the Government Inspectorate or the Central Citizen Reception Office, the head of the citizen reception department shall report to the Inspector General to assign relevant authorities, administrations or departments to examine, report on the case and draft a reply to the citizen or confer with the provincial People’s Committee about possible actions.
Article 9. Processing and handling of appeals against decisions to handle complaints already in legal effect
1. With respect to an appeal against the decision to handle a complaint already in legal effect under Article 44 in the Law on Complaint, the person processing statements shall neither handle them nor refer them, and shall provide instructions for the person filing the appeal to bring an administrative lawsuit to the People's Court having appropriate jurisdiction under laws on administrative proceedings, except as provided in clause 2 of this Article.
2. Concerning an appeal against the decision to handle a complaint that is already in legal effect, after being examined and reviewed, if that decision is in breach of law, harms the State interests, legitimate rights and benefits of the citizen, authority or organization prescribed in Article 38 in the Government's Decree No. 124/2020/ND-CP dated October 19, 2020, elaborating on several Articles and measures for implementation of the Law on Complaint, the person processing statements shall report to the head of his/her host institution to seek the head's decision issued under law.
Article 10. Processing of statements outside jurisdiction bearing full names and signatures of multiple persons
If any statement of complaint outside jurisdiction of his/her host institution bears multiple persons' full names and signatures, the person processing statements should instruct a person making complaint who has a particular address to send it to the correct institution having competence to handle it. Instructions shall be given by using the Form No. 02 annexed to this Circular.
Article 11. Processing and handling of original documents and records attached to statements of complaints
If a statement of complaint encloses original documents and records, the person processing statements should return them to the person making complaint.
Article 12. Processing and handling of appeals against administrative decisions likely to lead to hardly mitigated consequences
When it is established that enforcement of an administrative decision would cause hardly mitigated consequences, the person handling statements should promptly report to the head of his/her host institution to consider issuing the decision on temporary suspension or recommend the competent authority or person to temporarily suspend enforcement of the administrative decision.
After receipt of the report or recommendation, the competent person shall be responsible for considering issuance of the decision on temporary suspension, bear responsibility for his/her decision and inform the authority, organization or unit making recommendation of handling results.
Section 2. PROCESSING AND HANDLING OF STATEMENTS OF ACCUSATION
Article 13. Processing and handling of statements of accusation under jurisdiction
Concerning any statement of accusation under jurisdiction of his/her host institution, if it is qualified for acceptance and handling under clause 1 of Article 29 in the Law on Accusation, the person processing statements shall report to the head to accept and handle it in accordance with regulations. Recommendation for acceptance and handling of a statement shall be made by using the Form No. 01 annexed hereto.
Article 14. Processing and handling of statements of accusation outside jurisdiction
1. Concerning any statement of accusation outside jurisdiction of his/her host institution, the person processing statements shall recommend the head to refer the statement, enclosing information and documents (if any), to the authority, organization or unit having competence in handling it in accordance with law. The Form No. 03 annexed hereto shall be used in cases of referring statements. Referring statements to competent authorities shall be carried out only once with respect to those statements having the same subject matter.
2. Concerning any statement of accusation under jurisdiction of the directly supervised authority, organization or unit, if it is pending after expiration of the limitation period for handling of it under the Law on Accusation, the person processing statements shall recommend the head of his/her host institution to request the head of the directly supervised authority, organization or unit in writing to report on the process for handling of the accusation, reasons for belated handling, define responsibilities for handling the accusation and report on handling results.
Article 15. Processing and handling of statements of accusation against Party members
Statements of accusation against Party members violating the Party’s statutes, guidelines, resolutions, directives, regulations and conclusions of the Party shall be referred to competent authorities for their handling under the Party’s regulations.
Article 16. Processing and handling of statements of accusation against breaches of law leading to damage or likely to cause serious damage to the interests of the State, legitimate rights and benefits of individuals, authorities or organizations
If any statement of accusation against breach of law leads to damage or causes serious damage to the interests of the State, legitimate rights and benefits of an individual, authority or organization, the person processing statements should promptly provide the head of his/her host institution a report, counsel and proposal so that the head applies necessary measures under his/her jurisdiction or informs the competent authority, organization or unit to apply timely preventive measures prescribed in law.
Article 17. Processing and handling of statements of accusation against any breach of jurisdiction, processes and procedures for handling of complaints
1. The statement of accusation against any breach of jurisdiction, processes or procedures for handling of complaints committed by a person handling complaints shall not be accepted and handled under the Law on Accusation. In this case, the person processing that statement shall instruct the person filing such complaint to continue the complaint process or bring an administrative lawsuit to the Court having appropriate jurisdiction under law.
2. If any person making accusation provides information, documents or proof stating that the person handling the complaint commits violation against one of the prohibition clauses 1, 2 and 4 of Article 6 in the Law on Complaint, the statement of that accusation shall be accepted and handled under the Law on Accusation.
Article 18. Treatment of information containing accusation
Upon receipt of information containing accusation prescribed in clause 2 of Article 25 in the Law on Accusation, persons processing statements shall report such information to competent persons to request them to consider issuing decisions on examination or inspection or refer such information to the competent authority, organization or individual to seek their inspection or examination decisions for management purposes.
Article 19. Information security and protection of persons making accusations
In the course of processing and handling statements, authorities, organizations, units or persons shall be responsible for securing information of persons making accusations and subject matters of accusations under law.
In case where persons making accusations need any protection, persons processing statements of accusation shall request heads of their host entities to consider issuing decisions under law.
Section 3. PROCESSING AND HANDLING OF OTHER STATEMENTS
Article 20. Processing and handling of statements of petition or grievance
1. Statements of petition or grievance concerning subjects under jurisdiction of their host institutions, persons processing statements shall report to and recommend the heads thereof to handle and respond to such statements under law.
2. Statements of petition or grievance concerning subjects outside jurisdiction of their host institutions, persons processing statements shall report to and recommend the heads thereof to decide to refer them to other responsible authorities, organizations or units to handle them and inform the persons filing these statements. The Form No. 04 annexed hereto shall be used in cases of referring statements of petition or grievance.
Article 21. Processing and handling of mixed-purpose statements
If any statement contains complaint, accusation, petition or grievance, persons processing the statement shall instruct the person filing the statement to separate subject matters to refer them to appropriate competent authorities, organizations, units and persons. Instructions shall be given by using the Form No. 05 annexed to this Circular.
Article 22. Processing and handling of statements falling under jurisdiction of agencies implementing procedures or law enforcement agencies
Concerning statements under jurisdiction of agencies implementing procedures or law enforcement agencies, persons processing these statements shall provide instructions on how to submit these statements, or report to or recommend the heads of their host institutions to decide the referral thereof to competent authorities to seek their actions under law.
Article 23. Processing and handling of statements under jurisdiction of the National Assembly or People's Councils at all levels
Concerning statements under jurisdiction of the National Assembly or People’s Councils at all levels, persons processing these statements shall provide instructions on how to submit these statements, or report to or recommend the heads of their host institutions to decide the referral thereof to competent authorities to seek their actions under law.
Article 24. Processing and handling of statements under jurisdiction of other state regulatory authorities
Concerning statements under jurisdiction of the Office of the President, the State Audit or other state authorities, persons processing these statements shall provide instructions on how to submit these statements, or report to the heads of their host institutions to decide the referral thereof to competent authorities to seek their actions under law.
Article 25. Processing and handling of statements under jurisdiction of political organizations, political-social organizations, political organizations, social-professional organizations, social organizations, social-professional organizations and religious organizations
Concerning statements involving organization and operation of political organizations, political-social organizations, political organizations, social-professional organizations, social organizations, social-professional organizations and religious organizations, persons processing these statements shall provide instructions on how to submit these statements or report to the heads of their host institutions to decide the referral thereof to responsible organizations to seek their actions under law, their Charters or Operating Rules and Regulations.
Article 26. Processing and handling of statements under jurisdiction of public service units, state enterprises and other units or organizations
Concerning statements involving organization and operation of public service units, state enterprises and other entities or organizations, persons processing these statements shall provide instructions on how to submit these statements or refer these statements to those units or enterprises to seek their actions under law.
Article 27. Processing and handling statements of complaint, accusation, petition or grievance involving complicated matters
Statements of complaint, accusation, petition or grievance concerning matters that are complicated, backlogged, elongated or involve multiple persons; that involve policies on ethnicity, religion, public peace, social order and safety, persons processing statements shall report to the heads of their host institutions to promptly apply actions under jurisdiction or request competent authorities, organizations and units to apply actions under law.
MANAGEMENT, MONITORING, EXAMINATION AND ACCELERATION OF PROCESSING AND HANDLING OF COMPLAINTS, ACCUSATIONS, PETITIONS OR GRIEVANCES
Article 28. Storage of statements
1. The following statements shall be stored:
a) Statements do not satisfy conditions specified in point b of clause 2 of Article 6 herein;
b) Concerning statements of complaint obtaining decisions on handling of complaints already in effect, if they do not fall into the cases specified in Article 38 in the Government’s Decree No. 124/2020/ND-CP dated October 19, 2020, elaborating on several articles and measures for implementation of the Law on Complaint; concerning statements of accusation that have already obtained conclusions regarding subject matters of accusation and decisions on handling of accusations that have already been in legal effect, persons making accusations fail to provide any new information, document and proof.
2. The time limit for storage of statements subject to the provisions of clause 1 of this Article shall be 01 year. Upon expiration of the aforesaid time limit, heads of authorities, organizations or units shall consider issuing decisions on destruction of statements under law.
Article 29. Management and monitoring of statements
1. Authorities, organizations and units receiving and referring statements shall enter them into registers or input them into the National Database for reception of citizens, handling of complaints, accusations, petitions and grievances under regulations or software for processing of statements for searching, monitoring and management purposes. Storage and registration or backup of data on computers or information search shall be subject to laws on archival, laws on protection of state secrets and the List of state secrets within the scope of activities of investigation and handling of complaints, accusations and anti-corruption,
2. Authorities, organizations and units receiving statements shall answer authorities, organizations, units and persons having competence in referring statements under law and regulations of this Circular.
Article 30. Responsibilities for inspection and acceleration of handling of complaints, accusations, petitions or grievances of Citizen Reception Departments
1. The Central Citizen Reception Committee shall assist the Inspector General in monitoring the receipt, processing and handling statements sent or referred to the Government Inspectorate; take charge of cooperating with departments or administrations in charge of localities, fields and agencies or organizations participating in reception of citizens at central Citizen Reception Offices in examining and accelerating the receipt, processing of statements and handling of complaints, accusations, petitions and grievances.
2. Provincial or district citizen reception departments shall cooperate with state inspection agencies in assisting Presidents of the same-level People’s Committees in examining and pushing for the receipt and processing of statements, handling of complaints, accusations, petitions or grievances within localities under their authority with priority given to complaints or accusations that involve crowds, are complicated, backlogged or elongated.
Article 31. Implementation responsibilities
1. Ministers, Heads of Ministry-level agencies, Heads of Governmental bodies, Presidents of People’s Committees at all levels, other relevant entities, organizations and individuals shall be responsible for implementing this Circular.
2. The Minister of National Defense and the Minister of Public Security shall consult regulations laid down herein to process statements of complaint, accusation, petition or grievance involving authorities, organizations or units controlled by People’s armed forces.
1. This Circular shall enter into force as of November 15, 2021.
2. Circular No. 07/2014/TT-TTCP dated October 31, 2014 of the Government Inspectorate, adopting the procedures for processing and handling of statements of complaint, accusation, petition or grievance, shall be repealed as from the date of entry into force of this Circular.
3. In the course of implementation hereof, if there is any difficulty or issue that arises, relevant entities, organizations and persons are advised to send their timely feedbacks to the Government Inspectorate to seek their approval of any appropriate revision or modification./.
|
INSPECTOR GENERAL |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực