Thông tư 05/2009/TT-BTC hướng dẫn về thủ tục hải quan, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo Nghị quyết 30/2008/NQ-CP do Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 05/2009/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 31/01/2009 | Ngày hiệu lực: | 27/02/2009 |
Ngày công báo: | 01/02/2009 | Số công báo: | Từ số 105 đến số 106 |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu, Thuế - Phí - Lệ Phí | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
04/06/2009 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/2009/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 13 tháng 01 năm 2009 |
HƯỚNG DẪN MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN, THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU VÀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU THEO NGHỊ QUYẾT SỐ 30/2008/NQ-CP NGÀY 11/12/2008 CỦA CHÍNH PHỦ
Căn cứ Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an ninh xã hội ;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về cải cách thủ tục hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an ninh xã hội như sau:
Thông tư này hướng dẫn một số nội dung về cải cách thủ tục hải quan, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế bảo đảm an ninh xã hội.
2. Tiêu chí xác định chủ hàng chấp hành tốt pháp luật về hải quan:
Chủ hàng chấp hành tốt pháp luật về hải quan là người đáp ứng các điều kiện:
2.1. Có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu trong thời gian 365 ngày tính đến ngày đăng ký tờ khai hải quan cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu được cơ quan hải quan xác định là:
a) Không bị xử lý về hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới;
b) Không bị xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận thuế;
c) Không bị xử lý về các hành vi vi phạm khác (bao gồm cả hành vi khai sai dẫn đến thiếu số thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được miễn, giảm, hoàn) với mức phạt tiền thuộc thẩm quyền xử phạt của Cục trưởng Cục hải quan theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính; Hoặc không bị xử phạt quá 3 lần với mức phạt tiền thuộc thẩm quyền của Chi cục trưởng Chi cục hải quan.
2.2. Không còn nợ thuế quá hạn quá 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan;
2.3. Thực hiện nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
3. Tiêu chí xác định người nộp thuế đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a khoản 4 điều 42 Luật quản lý thuế:
Người nộp thuế đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a khoản 4 điều 42 Luật quản lý thuế là người:
a) Chấp hành tốt pháp luật hải quan nêu tại điểm 2;
b) Không còn nợ tiền thuế quá hạn, không còn nợ tiền phạt chậm nộp thuế tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
4. Tiêu chí xác định chủ hàng nhiều lần vi phạm pháp luật về hải quan:
Chủ hàng nhiều lần vi phạm pháp luật về hải quan là người xuất khẩu, nhập khẩu trong thời gian 365 ngày tính đến ngày đăng ký tờ khai hải quan cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu, đã 2 lần bị xử lý về hành vi gian lận, trốn thuế hoặc về các hành vi vi phạm khác (bao gồm cả hành vi khai sai dẫn đến thiếu số thuế phải nộp hoặc số thuế được miễn, giảm, hoàn) với mức phạt tiền thuộc thẩm quyền xử phạt của Cục trưởng Cục hải quan theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của chủ hàng đã nhiều lần vi phạm pháp luật về hải quan bị áp dụng mức độ kiểm tra quy định tại điểm b khoản 2 Điều 11 Nghị định 154/2005/NĐ-CP.
5. Thời hạn nộp thuế đối với vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để trực tiếp sản xuất hàng hóa xuất khẩu:
5.1. Thời hạn nộp thuế đối với vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để trực tiếp sản xuất hàng hóa xuất khẩu (bao gồm cả hàng hoá thuộc danh mục hàng tiêu dùng do Bộ Công thương công bố nhưng là vật tư, nguyên liệu để trực tiếp sản xuất hàng hóa xuất khẩu) của người nộp thuế thuộc đối tượng chấp hành tốt pháp luật hải quan và không còn nợ tiền thuế quá hạn, không còn nợ tiền phạt chậm nộp thuế tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan là 275 (hai trăm bảy mươi lăm) ngày, kể từ ngày đăng ký Tờ khai hải quan.
5.2. Trường hợp đặc biệt do chu kỳ sản xuất, dự trữ vật tư, nguyên liệu phải kéo dài hơn 275 ngày như đóng tàu, sản xuất sản phẩm cơ khí, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ hải sản, ngọc trai; chế biến các loại nông sản thu hoạch theo mùa vụ, thì thời hạn nộp thuế được kéo dài hơn 275 ngày. Thời gian được kéo dài tối đa không quá thời hạn phải giao hàng ghi trên hợp đồng xuất khẩu sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đề nghị kéo dài thời hạn nộp thuế hoặc không quá chu kỳ sản xuất sản phẩm.
5.3. Để được áp dụng thời hạn nộp thuế dài hơn 275 ngày, ngoài hồ sơ hải quan, người khai hải quan, người nộp thuế phải nộp cho cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan các giấy tờ sau đây:
a) Công văn đề nghị áp dụng thời hạn nộp thuế dài hơn 275 ngày đối với từng trường hợp cụ thể, phù hợp với thực tế của việc dự trữ nguyên liệu, vật tư; trong đó nêu rõ lý do, số tiền thuế đề nghị, thời hạn đề nghị được kéo dài, mô tả quy trình, thời gian sản xuất: 01 bản chính;
b) Giấy tờ chứng minh việc kéo dài thời hạn giao hàng trên hợp đồng xuất khẩu sản phẩm nếu hàng hóa thuộc đối tượng được kéo dài thời hạn nộp thuế dài hơn 275 ngày có nguyên nhân do thời hạn giao hàng trên hợp đồng xuất khẩu sản phẩm phải kéo dài hơn: nộp 01 bản sao có xác nhận sao y bản chính của giám đốc doanh nghiệp.
5.4. Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu tiếp nhận, kiểm tra sơ bộ hồ sơ và xử lý như sau:
a) Trường hợp hồ sơ đầy đủ, đúng đối tượng thì báo cáo Cục Hải quan có văn bản cho kéo dài thời hạn nộp thuế hơn 275 ngày. Trường hợp không đủ điều kiện để áp dụng thời hạn nộp thuế dài hơn 275 ngày thì có văn bản chính thức thông báo cho người nộp thuế biết.
b) Trường hợp cần kiểm tra xác định thực tế chu kỳ sản xuất, dự trữ vật tư, nguyên liệu thì Cục Hải quan địa phương phối hợp với cơ quan thuế, cơ quan có liên quan kiểm tra. Việc kiểm tra phải lập thành biên bản trong đó nêu rõ chu kỳ sản xuất sản phẩm từ nguyên liệu, vật tư đề nghị kéo dài thời hạn nộp thuế.
6. Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu được áp dụng thời hạn nộp thuế hướng dẫn tại điểm 5 Thông tư này bao gồm:
6.1. Nguyên liệu, bán thành phẩm, linh kiện, cụm linh kiện trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất để cấu thành sản phẩm xuất khẩu;
6.2. Nguyên liệu, vật tư trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm xuất khẩu nhưng không trực tiếp chuyển hoá thành sản phẩm hoặc không cấu thành thực thể sản phẩm;
6.3. Sản phẩm hoàn chỉnh do doanh nghiệp nhập khẩu để gắn vào sản phẩm xuất khẩu, đóng chung với sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu hoặc đóng chung với sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư mua trong nước thành mặt hàng đồng bộ để xuất khẩu ra nước ngoài;
6.4. Vật tư làm bao bì hoặc bao bì để đóng gói sản phẩm xuất khẩu;
6.5. Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để bảo hành, sửa chữa, tái chế sản phẩm xuất khẩu;
6.6. Hàng mẫu nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu sau khi hoàn thành hợp đồng phải tái xuất trả lại khách hàng nước ngoài.
7. Về định mức; tỷ lệ phế liệu, phế phẩm:
Định mức nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để xem xét hoàn thuế, không thu thuế nhập khẩu là định mức thực tế sử dụng để sản xuất sản phẩm thực tế xuất khẩu bao gồm cả phần tỷ lệ phế liệu, phế phẩm nằm trong định mức tiêu hao thu được trong quá trình sản xuất hàng hóa xuất khẩu từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu.
7.1. Phần tỷ lệ phế liệu, phế phẩm nằm trong định mức tiêu hao thu được trong quá trình sản xuất hàng hóa xuất khẩu từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu không phải chịu thuế nhập khẩu. Trường hợp còn giá trị thương mại, người nộp thuế bán, tiêu thụ phần phế liệu, phế phẩm này trên thị trường thì cũng không phải chịu thuế nhập khẩu nhưng phải kê khai, nộp các loại thuế khác như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp theo đúng quy định.
7.2. Giám đốc doanh nghiệp tự khai và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc nhập khẩu, sử dụng nguyên liệu vật tư nhập khẩu sản xuất hàng hoá xuất khẩu và định mức thực tế sử dụng sản xuất sản phẩm bao gồm cả phần tỷ lệ phế liệu, phế phẩm nằm trong định mức tiêu hao thu được trong quá trình sản xuất hàng hóa xuất khẩu khi kê khai định mức sử dụng nguyên liệu với cơ quan hải quan. Trường hợp không thực hiện kê khai hoặc kê khai không đúng thì ngoài việc phải nộp đủ tiền thuế theo số lượng và mức thuế suất thuế nhập khẩu của nguyên liệu, vật tư khi nhập khẩu, người nộp thuế còn bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.
7.3. Định mức sử dụng nguyên vật liệu do doanh nghiệp xây dựng phải được thông báo bằng văn bản với cơ quan Hải quan trước khi làm thủ tục xuất khẩu lô hàng đầu tiên của mã sản phẩm.
7.4. Việc xây dựng, kê khai định mức thực hiện theo hướng dẫn hiện hành tại Thông tư số 112/2005/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, Thông tư số 59/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
7.5. Đối với phế liệu, phế phẩm nằm trong định mức sử dụng, định mức tiêu hao và tỷ lệ hao hụt của loại hình gia công đáp ứng các qui định tại Điều 31 Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/1/2006 của Chính Phủ, được thoả thuận trong hợp đồng gia công và thông báo bằng văn bản với cơ quan hải quan theo hướng dẫn tại Thông tư số 116/2008/TT-BTC ngày 4/12/2008 của Bộ Tài chính cũng được xử lý tương tự về thuế nhập khẩu như phế liệu, phế phẩm của loại hình nhập nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng xuất khẩu hướng dẫn tại điểm 7.1 này.
8. Về việc nộp tiền thuế theo trình tự:
8.1. Thứ tự thanh toán tiền thuế thực hiện theo quy định tại Điều 45 Luật quản lý thuế.
8.2. Trường hợp tại thời điểm đăng ký tờ khai nhập khẩu, nếu người nộp thuế có nợ tiền thuế quá hạn nhưng chưa quá hạn quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn phải nộp xong thuế, thì được thông quan hàng hoá với các điều kiện sau:
a) Người nộp thuế có văn bản cam kết với cơ quan hải quan sẽ nộp xong tiền thuế nợ quá hạn theo theo từng tháng với Cục hải quan nơi còn nợ thuế theo tỷ lệ mỗi lần nộp tối thiểu bằng 20% số tiền thuế nợ quá hạn đó nhưng không dưới 200 triệu đồng/một lần nộp.
b) Số tiền thuế đăng ký nộp theo kế hoạch phải được tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng bảo lãnh. Việc bảo lãnh thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 59/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
c) Người nộp thuế phải nộp thuế trước khi nhận hàng cho số tiền thuế phát sinh của tờ khai đang làm thủ tục hải quan.
8.3. Trong thời gian được chậm nộp theo kế hoạch đã đăng ký với cơ quan hải quan, số tiền thuế đăng ký nộp theo kế hoạch vẫn phải nộp phạt chậm nộp theo đúng quy định nhưng tạm thời chưa phải áp dụng các biện pháp cưỡng chế quy định tại Điều 93 Luật quản lý thuế.
8.4. Người nộp thuế có trách nhiệm nộp đủ số tiền thuế, tiền phạt chậm nộp theo đúng kế hoạch đã cam kết. Trường hợp vi phạm cam kết, cơ quan hải quan sẽ yêu cầu phải nộp thuế theo đúng trình tự quy định tại Luật quản lý thuế.
Hồ sơ, thủ tục hoàn thuế đối với các trường hợp thuộc đối tượng hoàn thuế thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 59/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Riêng tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và chứng từ thanh toán qua ngân hàng trong bộ hồ sơ đề nghị hoàn thuế được thực hiện như sau:
9.1. Về tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu: người nộp thuế nộp 01 bản chính. Cơ quan hải quan nơi làm thủ tục kiểm tra thanh khoản số tiền thuế được hoàn thuế, không thu thuế và đóng dấu hàng hóa được xét hoàn thuế, không thu thuế lên bản gốc tờ khai hải quan do người người nộp thuế nộp, sao lại tờ khai hải quan gốc đã thanh khoản, hoàn thuế để trả lại tờ khai hải quan gốc cho người nộp thuế và lưu bản sao tờ khai vào bộ hồ sơ hoàn thuế lưu tại đơn vị.
9.2. Về chứng từ thanh toán qua ngân hàng:
9.2.1. Đối với các trường hợp phải nộp chứng từ thanh toán qua ngân hàng, hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước kiểm tra sau nhưng khi nộp hồ sơ thanh khoản, hoàn thuế doanh nghiệp chưa xuất trình được chứng từ thanh toán qua ngân hàng, thì cơ quan hải quan có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thuế nơi quản lý người nộp thuế thực hiện kiểm tra sổ sách, chứng từ kế toán, phiếu nhập/xuất kho, thẻ kho; trường hợp cần thiết thì thực hiện kiểm tra, xác minh, đối chiếu thêm các giao dịch kinh doanh của người nộp thuế với các tổ chức, cá nhân có liên quan.
9.2.2. Việc kiểm tra phải thực hiện xong trong thời hạn tối đa không quá 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ. Kết quả kiểm tra xác định hàng hoá đã thực tái xuất khẩu, mọi chứng từ liên quan phù hợp thì xử lý thanh khoản, hoàn thuế cho doanh nghiệp.
9.2.3. Trong thời gian chờ kiểm tra xác định, người nộp thuế được áp dụng thời hạn nộp thuế của người nộp thuế đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a khoản 4 điều 42 Luật quản lý thuế và tạm thời chưa áp dụng các biện pháp cưỡng chế quy định tại Điều 93 Luật quản lý thuế nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
a) Người nộp thuế chỉ còn nợ tiền thuế của số nguyên liệu, vật tư nhập khẩu sản xuất hàng hoá xuất khẩu đã nộp hồ sơ thanh khoản, hoàn thuế cho cơ quan hải quan nhưng còn thiếu chứng từ thanh toán qua ngân hàng;
b) Người nộp thuế có văn bản cam kết thực hiện quyết định cuối cùng của cơ quan hải quan.
9.2.4. Trường hợp kết quả kiểm tra, xác minh, đối chiếu các giao dịch kinh doanh có liên quan xác định hàng hoá không được thanh khoản, hoàn thuế, không thu thuế, người nộp thuế sẽ không được áp dụng thời hạn nộp thuế của người nộp thuế đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a khoản 4 điều 42 Luật quản lý thuế và bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo đúng quy định tại Điều 93 Luật quản lý thuế
10.1. Cá nhân, tổ chức thực hiện tốt các quy định về quản lý hải quan được khen thưởng theo chế độ chung của Nhà nước.
10.2. Cá nhân, tổ chức có hành vi vô ý hoặc cố ý vi phạm các quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ, hành vi vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
10.3. Công chức hải quan khi tiến hành thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan có hành vi sách nhiễu, gây phiền hà làm ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thì tuỳ theo tính, chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
11.1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 (bốn lăm ) ngày kể từ ngày ký và áp dụng với các tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đăng ký với cơ quan hải quan từ ngày 01 tháng 01 năm 2009, thay thế các nội dung có liên quan tại Thông tư số 112/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005, Thông tư số 59/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính và các văn bản khác của Bộ Tài chính trái với hướng dẫn tại Thông tư này.
11.2. Cơ quan hải quan nơi có thẩm quyền thực hiện thủ tục hải quan, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu nhập khẩu theo đúng quy định hiện hành và hướng dẫn tại Thông tư này. Trường hợp có vướng mắc, báo cáo cụ thể về Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) để được hướng dẫn.
11.3. Quá trình thực hiện, nếu các văn bản liên quan đề cập tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản mới được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
THE MINISTRY OF FINANCE |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 05/2009/TT-BTC |
Hanoi, January 13, 2009 |
CIRCULAR
GUIDING CUSTOMS PROCEDURES, IMPORT TAX AND EXPORT TAX AND TAX ADMINISTRATION WITH RESPECT TO IMPORTS AND EXPORTS UNDER THE GOVERNMENT’S RESOLUTION NO. 30/2008/NQ-CP DATED DECEMBER 11, 2008
Pursuant to the Government’s Resolution No. 30/2008/NQ-CP dated December 11, 2008, on urgent measures to curb economic decline, maintain economic growth and assure social security;
Pursuant to the Government’s Decree No.118/2008/ND-CP dated November 27, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;
The Ministry of Finance guides simplified customs procedures; import tax and export tax and tax administration with respect to imports and exports under the Governments Resolution No. 30/2008/NQ-CP dated December 11, 2008, on urgent measures to curb economic decline, maintain economic growth and assure social security, as follows
1. Scope of application:
This Circular guides simplified customs procedures; import tax and export tax and tax administration with respect to imports and exports under the Government’s Resolution No. 30/2008/NQ-CP dated December 11, 2008,on urgent measures to curb economic decline, maintain economic growth and assure social security.
2. Criteria for determining goods owners with a good record of customs law observance
A goods owner with a good record of customs law observance is a person who meets the following conditions:
2.1. If carrying out import or export activities within 365 days counting from the date of registration of a customs declaration for an imported or exported goods lot, he/she has been determined by the customs office as:
a/ Having not yet been handled for cross-border smuggling or illegal transportation of goods;
b/ Having not yet been handled for tax evasion or fraud;
c/ Having not et been handled for other illegal acts (including false declaration resulting in a lower payable tax amount or a higher tax amount eligible for reduction, exemption or refund) subject to a fine falling under the sanctioning competence of directors of provincial-level Customs Departments as stipulated in the Ordinance on Handing of Administrative Violations; or having been sanctioned not more than thrice with a fine falling under the competence of directors of district-level Customs Sub-departments.
2.2. Owing no tax debts overdue for more than 90 days, counting from the deadline for tax payment, at the time of registration of the customs declaration;
2.3. Paying value-added tax by the credit method.
3. Criteria for determining taxpayers meeting the conditions specified at Point a, Clause 4, Article 42 of the Tax Administration Law:
A taxpayer meeting the conditions specified at Point a, Clause 4, Article 42 of the Tax Administration Law, is a person who:
a/ Has a good record of customs law observance as prescribed at Point 2;
b/ Owes no overdue tax debts and fines for late tax payment at the time of registration of the customs declaration.
4. Criteria for determining goods owners who have repeatedly violated the customs law:
A goods owner who has repeatedly violated the customs law is an importer or exporter who, within 365 days counting from the date of registration of a customs declaration for an imported or exported goods lot, has been twice handled for tax fraud or evasion or other violations (including false declaration resulting in a lower payable tax amount or a higher tax amount eligible for reduction, exemption or refund) subject to a fine falling under the sanctioning competence of directors of provincial-level Customs Departments as stipulated in the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
Imported or exported goods of a good owner who has repeatedly violated the customs law are subject to inspection at the level specified at Point b, Clause 2, Article 11 of Decree No. 154/2005/ND-CP.
5. Tax payment time limit for supplies and raw materials imported directly for export production:
5.1. For taxpayers who have a good record of customs law observance and owe no overdue tax debts and fines for late tax payment at the time of registration of the customs declaration, the tax payment time limit for supplies and raw materials imported directly for the production of exports (including goods on the list of consumer goods notified by the Ministry of Industry and Trade but directly used for export production) is 275 (two hundred seventy five) days, counting from the date of registration of the customs declaration.
5.2. In special cases in which the cycle of production or the storage duration of supplies and raw materials lasts for more than 275 days, such as shipbuilding, mechanical product manufacture, animal raising, aquaculture, pearl oyster culture; processing of farm produce harvested in seasonal crops, the tax payment time limit may be longer than 275 days. The extended time must not last beyond the delivery deadline indicated in the contracts on export of products produced from imported raw materials and supplies for which extension of the tax payment time limit is requested, or beyond the cycle of production.
5-3. To obtain permission for the application of a tax payment time limit of more than 275 days, in addition to the customs dossier, a customs declarant or taxpayer shall submit to customs office registering the customs declaration the following papers:
a/ A written request (01 original) for application of a tax payment time limit of more than 275 days to each specific case suitable to the storage duration of raw materials and supplies, specifying the reason, the proposed tax amount and extended time, the production process and time;
b/ Papers evidencing the extension of the goods delivery deadline indicated in the export contract, if the goods are eligible for extension of the tax payment time limit to more than 275 days because the goods delivery deadline indicated in the export contract needs to be extended: To submit 01 copy certified by the enterprise director.
5.4. The district-level Customs Sub-department with which the import customs declaration is registered shall receive and examine the dossier and process the case as follows:
a/ If the dossier is complete and the taxpayer is qualified, it shall report the case to the Customs Department for written permission to extend the tax payment time limit to more than 275 days. If the taxpayer is unqualified, it shall notify in writing the taxpayer thereof.
b/ If it is necessary to examine the actual cycle of production or storage duration of supplies and raw materials, the local Customs Department shall collaborate with the tax office and other concerned agencies in conducting examination. A written record on the examination must be made, indicating the cycle of production for which extension of the tax payment limit is requested.
6. Raw materials and supplies imported for export production eligible for the tax payment time limit guided at Point 5 of this Circular include:
6.1. Raw materials, semi-finished products, details and assemblies directly used in the production process to constitute the exports;
6.2. Raw materials and supplies directly used in the export production process but neither transformed into nor constituting the products;
6.3. Finished products imported by enterprises for attachment to or packaging together with products for export produced from imported raw materials supplies or for packaging together with products for export produced from locally procured raw materials and supplies into complete goods items for export;
6.4. Packing materials or packages of products for export;
6.5. Raw materials and supplies imported for warranty, repair and reprocessing of products for export;
6.6. Sample goods imported for the production of goods for export which must be re-exported to foreign customers after completion of contracts.
7. Consumption norm and proportion of scraps and discarded products:
Consumption norm of imported raw materials and supplies serving as a basis for consideration of import tax refund or non-collection is the actual quantity used for the production of products actually exported, including the proportion of scraps and discarded products within the consumption norm recovered in the process of production of exports from imported raw materials and supplies.
7.1. The proportion of scraps and discarded products within the consumption norm recovered in the process of production of exports from imported raw materials and supplies is not liable to import tax. If they are still of some commercial value and are sold by taxpayers on the market, then they are not liable to import tax but are liable to value-added tax and enterprise income tax according to regulations.
7.2. When declaring consumption norms of raw materials to customs offices, enterprise directors shall declare and take responsibility before law for the importation and use of raw materials and supplies for the production of exports and their actual consumption norms in production, including the proportion of scraps and discarded products within the consumption norm recovered in the process of production of exports. If failing to make such declaration or making untruthful declaration, taxpayers shall fully pay import tax on the quantities of imported raw materials and supplies at the prescribed tax rate and be administratively sanctioned according to regulations.
7.3. Consumption norms of raw materials and supplies shall be formulated by enterprises and notified in writing to customs offices before carrying out procedures for exporting the first lot of products concerned.
7.4. The formulation and declaration of norms comply with the Finance Ministry's Circular No.112/2005/TT-BTC guiding customs procedures, inspection and supervision, and Circular No. 59/2007/TT-BTC dated June 14, 2007, guiding import tax, export tax and tax administration with respect to imports and exports.
7.5. For scraps and discarded products within the use norm, consumption norm and wastage rate of processed goods in accordance with Article 31 of the Government's Decree No. 12/2006/ND-CP dated January 23, 2006, and agreed upon in processing contracts and notified in writing to customs offices under the Finance Ministry's Circular No. 116/2008/TT-BTC dated December 4, 2008, their import tax is similar to that applicable to scraps and discarded products in the case of importation of raw materials and supplies for export production stated at this Point 7.l.
8. Regarding tax payment in order:
8.1. The order of tax payment is defined in Article 45 of the Tax Administration Law.
8.2. If at the time of registration of the import customs declaration a taxpayer owes some tax debt which is overdue for less than 90 days from the deadline for full tax payment, he/she may have his/her goods released on the following conditions:
a/ The taxpayer has a written commitment to completely pay the overdue tax debt to the Customs Department to which he/she owes the tax debt at least 20% of such tax debt on a monthly basis, which must not below VND 200 million/payment.
b/ The tax amount registered for payment according to plan must be guaranteed by a credit institution or another organization operating under the Law on Credit Institutions. Such guarantee must comply with the Finance Ministry’s Circular No. 59/2007/TT-BTC dated June 14, 2007, guiding import tax, export tax and tax administration with respect to imports and exports.
c/ The tax payer shall, before receiving goods, pay the tax amount for the declaration being processed by the customs office.
8.3. While being allowed to pay tax later than the plan already registered with the customs office, the taxpayer shall still pay a fine for late payment according to regulations for the tax amount registered to be paid according to the plan but are not subject to coercive measures specified in Article 93 of the Tax Administration Law.
8.4. The taxpayer shall fully pay the tax amount and a fine for late payment as committed. If he/she breaches his/her commitment, the customs office shall order him/her to pay tax in the order prescribed by the Tax Administration Law.
9. Tax refund dossiers and procedures:
Tax refund dossiers and procedures applicable to cases eligible for tax refund comply with the Finance Ministry's Circular No. 59/2007/TT-BTC dated June 14, 2007, guiding import tax, export tax and tax administration with respect to import and exports. Particularly for import and export customs declarations and via-bank payment documents in the dossier of request for tax refund, they are guided as follows:
9.1. Import and export customs declarations: The taxpayer shall submit 01 original. The customs office carrying out customs procedures shall examine the liquidity of the tax amount eligible for refund or non-collection and append the stamp of goods eligible for tax refund or non-collection on the original customs declaration submitted by the taxpayer, duplicate the original customs declaration for which the tax has been already liquidated or refunded before returning it to the taxpayer and filing the copy in the tax refund dossier kept at the customs office.
9.2. Via-bank payment documents:
9.2.l. In case an enterprise is required to submit via-bank payment documents and its dossier is eligible for tax refund prior to examination, if, upon submitting a dossier for tax liquidation or refund, the enterprise cannot produce via-bank payment document, the customs office shall collaborate with the tax agency managing the taxpayer in checking accounting books and documents, warehousing/ex-warehousing bills and warehouse cards and, when necessary, shall additionally examine, verify and compare them against the taxpayer’s business transactions with related organizations and individuals.
9.2.2. The examination must be completed within 15 days after the receipt of a dossier. If examination results show that the goods have been actually exported and all related documents are proper, tax liquidation or refund shall be permitted for enterprises.
9.2.3. Pending the availability of examination results, the taxpayer may apply the tax payment time applicable to those satisfying the conditions specified at Point a, Clause 4, Article 42 of the Tax Administration Law, and is temporarily not subject to coercive measures specified in Article 93 of the Tax Administration Law provided:
a/ The taxpayer only owes the tax on raw materials and supplies imported for export production and has submitted to the customs office a tax liquidation or refund dossier lacking via-bank payment documents;
b/ The taxpayer has made a written commitment to comply with the customs office's final decision.
9.2.4. If examination, verification and comparison results show that the goods are ineligible for tax liquidation, refund or non-collection, the taxpayer will be disallowed to apply the tax payment time limit applicable to those satisfying the conditions specified at Point a, Clause 4, Article 42 of the Tax Administration Law, and will be subject to coercive measures specified in Article 93 of the Tax Administration Law.
10. Commendation and discipline:
10.1. Individuals and organizations that properly observe regulations on customs management will be commended and rewarded according to the State's general regulations.
10.2. Individuals and organizations that unintentionally or intentionally violate regulations on customs procedures, inspection and supervision shall, depending on the nature and seriousness of violation, be administratively sanctioned or examined for penal liability in accordance with law.
10.3. Customs officers carrying out customs procedures or conducting customs inspection and supervision who commit acts of harassment badly affecting import and export activities shall, depending on the nature and seriousness of violation, be disciplined or examined for penal liability; and, if causing damage, shall pay compensations therefor in accordance with law.
11. Organization of implementation:
11.1. This Circular takes effect 45 (forty five) days from the date of its signing, applies to import and export customs declarations registered with customs offices on and after January 1, 2009, and replaces relevant provisions of the Finance Ministry's Circular No. 112/2005/TT-BTC dated December 15, 2005, Circular No. 59/2007/TT/BTC and other documents contrary to this Circular.
11.2. Competent customs offices shall carry out customs procedures, apply import tax and export taxes and perform tax administration with respect to imports and exports strictly according to current documents and this Circular. They shall report specifically any arising problems to the Ministry of Finance (the General Department of Customs) for guidance.
11.3. In the course of implementation, if documents referred to in this Circular are amended, supplemented or replaced, the amended, supplemented or new documents will apply.
|
FOR THE MINISTER OF FINANCE |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực