Chương II Thông tư 04/2024/TT-BTNMT: Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước
Số hiệu: | 04/2024/TT-BTNMT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Người ký: | Lê Công Thành |
Ngày ban hành: | 16/05/2024 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2024 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Trình tự, hồ sơ đề nghị thẩm định, nghiệm thu kết quả hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước
Ngày 16/5/2024, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư 04/2024/TT-BTNMT quy định kiểm tra chấp hành pháp luật về tài nguyên nước và thẩm định, nghiệm thu kết quả hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước.
Trình tự, hồ sơ đề nghị thẩm định, nghiệm thu kết quả hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước
Theo đó, trình tự thẩm định, nghiệm thu kết quả hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước như sau:
- Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ thẩm định, nghiệm thu;
- Tiến hành thẩm định, nghiệm thu;
- Cơ quan thực hiện dự án bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định, gửi cơ quan tổ chức thẩm định, nghiệm thu để rà soát, nghiệm thu dự án.
Trường hợp hồ sơ chưa bổ sung, hoàn thiện, đảm bảo theo ý kiến thẩm định thì cơ quan tổ chức thẩm định, nghiệm thu gửi văn bản yêu cầu cơ quan chủ trì thực hiện dự án tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện để nghiệm thu kết quả, cơ quan tổ chức thẩm định, nghiệm thu ban hành biên bản theo Mẫu số 16 ban hành kèm Thông tư này.
- Cơ quan tổ chức thẩm định, nghiệm thu dự án gửi hồ sơ kết quả thẩm định, nghiệm thu đến cơ quan tổ chức thực hiện dự án điều tra cơ bản tài nguyên nước để chỉ đạo việc thẩm định, phê duyệt kết quả và quyết toán dự án hoàn thành, cơ quan chủ trì thực hiện dự án để thực hiện.
- Khảo sát, xác minh tại thực địa
- Trên cơ sở hồ sơ đề nghị thẩm định, nghiệm thu kết quả dự án, cơ quan tổ chức thẩm định, nghiệm thu quyết định thời gian thẩm định, nghiệm thu phải đảm bảo phù hợp với quy mô, tính chất dự án, với kế hoạch dự toán và tiến độ nghiệm thu quyết toán dự án theo quy định.
Hồ sơ đề nghị thẩm định, nghiệm thu kết quả hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước
Hồ sơ đề nghị thẩm định, nghiệm thu được gửi về các cơ quan tổ chức thẩm định, nghiệm thu theo thẩm quyền quy định tại Điều 21 Thông tư 04/2024/TT-BTNMT. Thành phần hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị thẩm định, nghiệm thu.
- Báo cáo thuyết minh tổng hợp kết quả dự án và báo cáo tóm tắt.
- Các sản phẩm khác theo đề cương phê duyệt.
- Các tài liệu khác kèm theo: đề cương dự án; các văn bản pháp lý liên quan đến việc chỉ đạo thực hiện, phê duyệt, điều chỉnh, bổ sung dự án; các văn bản, quyết định về giao, đặt hàng hoặc hợp đồng (nếu có);
Các văn bản phê duyệt, phê duyệt điều chỉnh dự toán hằng năm; các hồ sơ thi công, các biên bản thẩm định tại thực địa, biên bản kiểm tra (nếu có); hồ sơ nghiệm thu hằng năm, nghiệm thu các cấp (nếu có); các tư liệu, dữ liệu về ảnh chụp thực địa, các video, các sổ theo dõi và các tư liệu khác có liên quan.
Xem nội dung chi tiết tại Thông tư 04/2024/TT-BTNMT có hiệu lực từ ngày 01/7/2024.
Văn bản tiếng việt
1. Tuân thủ theo pháp luật; dân chủ, công khai, minh bạch, khách quan; đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục; kịp thời, chính xác.
2. Thực hiện theo kế hoạch kiểm tra; theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền hoặc khi phát hiện dấu hiệu vi phạm.
3. Có trọng tâm, trọng điểm, tránh chồng chéo, trùng lặp về phạm vi, thời gian và đối tượng với hoạt động thanh tra, kiểm tra cùng lĩnh vực; không làm cản trở hoạt động bình thường của đối tượng được kiểm tra.
1. Kiểm tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch kiểm tra đã được phê duyệt. Kế hoạch kiểm tra bao gồm kế hoạch kiểm tra của các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Xây dựng, Y tế và kế hoạch kiểm tra của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Kiểm tra đột xuất được tiến hành khi có một trong các căn cứ sau:
a) Có chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
b) Khi phát hiện tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật về tài nguyên nước qua thông tin, số liệu quan trắc, giám sát, báo cáo của tổ chức, cá nhân, gồm: thông tin, dữ liệu quan trắc, giám sát từ Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia; hệ thống theo dõi, vận hành hồ chứa của cơ quan quản lý; báo cáo định kỳ hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước của tổ chức, cá nhân; thông tin số liệu thu được trong quá trình thẩm định hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép khai thác tài nguyên nước, hành nghề khoan nước dưới đất, thăm dò nước dưới đất và hồ sơ kê khai, điều chỉnh tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước hoặc trong quá trình tiếp nhận kê khai, đăng ký khai thác, sử dụng tài nguyên nước và các nguồn thông tin khác của cơ quan quản lý có liên quan;
c) Khi phát hiện dấu hiệu vi phạm gây suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước; sụt, lún đất; gây lũ nhân tạo đột ngột, bất thường ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt của nhân dân;
d) Phản ánh, kiến nghị của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan, các phương tiện truyền thông, thông tin và các nguồn thông tin khác.
3. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại khoản 1 Điều này xác định nội dung kiểm tra trong kế hoạch kiểm tra hằng năm phù hợp với quy định của Luật Tài nguyên nước.
1. Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường (sau đây gọi tắt là Thanh tra Bộ) chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý tài nguyên nước xây dựng kế hoạch kiểm tra trong lĩnh vực tài nguyên nước, tổng hợp vào kế hoạch kiểm tra hằng năm của Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt.
Trên cơ sở kế hoạch kiểm tra đã được phê duyệt theo quy định tại khoản 1 Điều này, Thanh tra Bộ, Cục Quản lý tài nguyên nước thực hiện kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý kết quả kiểm tra. Khi có căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Thông tư này, việc tiến hành kiểm tra đột xuất được thực hiện như sau:
a) Đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm c khoản 2 Điều 6 của Thông tư này, căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, phân công của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thanh tra Bộ hoặc Cục Quản lý tài nguyên nước báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, quyết định việc thành lập đoàn kiểm tra đột xuất;
b) Đối với trường hợp quy định tại điểm b và điểm d khoản 2 Điều 6 của Thông tư này, Cục Quản lý tài nguyên nước xem xét, quyết định việc thành lập đoàn kiểm tra đột xuất và báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tùy thuộc vào mức độ của dấu hiệu vi phạm, để đảm bảo ngăn chặn kịp thời, giảm thiểu tác hại, hậu quả do hành vi vi phạm gây ra, Cục Quản lý tài nguyên nước gửi văn bản đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có đối tượng cần kiểm tra đột xuất, tổ chức thực hiện kiểm tra và báo cáo kết quả kiểm tra về Cục Quản lý tài nguyên nước.
2. Các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Xây dựng, Y tế trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
a) Căn cứ yêu cầu thực tế và nhu cầu quản lý, quyết định xây dựng nội dung kiểm tra về tài nguyên nước trong kế hoạch kiểm tra hằng năm của Bộ và gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp;
b) Chỉ đạo đơn vị trực thuộc tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước trên cơ sở kế hoạch kiểm tra đã được phê duyệt theo quy định; phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước trong phạm vi quản lý.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng và ban hành kế hoạch kiểm tra trên địa bàn tỉnh hoặc phân cấp, ủy quyền ban hành kế hoạch kiểm tra của đơn vị trực thuộc theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương; chỉ đạo thực hiện kiểm tra trên cơ sở kế hoạch kiểm tra đã được phê duyệt theo quy định và thực hiện kiểm tra đột xuất.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện kiểm tra theo kế hoạch được ban hành hoặc kiểm tra đột xuất; thực hiện kiểm tra đột xuất theo đề nghị Cục Quản lý tài nguyên nước và báo cáo kết quả về Cục Quản lý tài nguyên nước.
Hằng năm, khi tiến hành hoạt động kiểm tra theo quy định của Thông tư này, nếu phát hiện chồng chéo, trùng lặp, các cơ quan được giao kiểm tra phối hợp để xử lý theo quy định, bảo đảm một nội dung hoạt động của tổ chức, cá nhân chỉ là đối tượng của một cơ quan thanh tra hoặc cơ quan kiểm tra. Chồng chéo, trùng lặp được xử lý theo nguyên tắc sau đây:
1. Chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động kiểm tra với hoạt động thanh tra thì cơ quan thanh tra tiến hành thanh tra.
2. Chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động kiểm tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường với hoạt động kiểm tra của các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Xây dựng, Y tế và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức kiểm tra.
3. Chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động kiểm tra của các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Xây dựng, Y tế với hoạt động kiểm tra của địa phương thì các Bộ tổ chức kiểm tra.
Trình tự tiến hành một cuộc kiểm tra tương ứng với một quyết định kiểm tra được quy định như sau:
1. Chuẩn bị kiểm tra.
2. Tiến hành kiểm tra trực tiếp.
3. Kết thúc cuộc kiểm tra.
1. Thu thập, rà soát, làm rõ các thông tin của đối tượng được kiểm tra về tình hình hoạt động, địa điểm, việc chấp hành các quy định pháp luật về tài nguyên nước, tình hình thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền và việc thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra (nếu có).
2. Ban hành quyết định kiểm tra:
a) Căn cứ kế hoạch kiểm tra hoặc căn cứ vào các quy định tại khoản 2 Điều 6 của Thông tư này, người có thẩm quyền ra quyết định kiểm tra xem xét, ban hành quyết định kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước đối với một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân;
b) Quyết định kiểm tra gồm các nội dung chính sau: đối tượng được kiểm tra, nội dung kiểm tra; hình thức kiểm tra; thời hạn kiểm tra; thành phần đoàn kiểm tra; nhiệm vụ của đoàn kiểm tra. Quyết định kiểm tra theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Thời hạn kiểm tra đối với 01 cuộc kiểm tra được xác định trong quyết định kiểm tra nhưng không quá 10 ngày kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra.
3. Lập kế hoạch tiến hành kiểm tra:
a) Căn cứ quyết định kiểm tra, trưởng đoàn kiểm tra lập kế hoạch tiến hành kiểm tra, trình người ra quyết định kiểm tra phê duyệt trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày quyết định được ban hành đối với kiểm tra theo kế hoạch, không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày quyết định được ban hành đối với kiểm tra đột xuất;
b) Kế hoạch tiến hành kiểm tra theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này, gồm các nội dung sau: mục đích, yêu cầu, đối tượng được kiểm tra, nội dung kiểm tra, thời kỳ kiểm tra, thời hạn kiểm tra, địa điểm, phương pháp kiểm tra, tổ chức thực hiện kiểm tra.
4. Trưởng đoàn kiểm tra có văn bản yêu cầu đối tượng kiểm tra chuẩn bị báo cáo về nội dung kiểm tra theo đề cương gửi đoàn kiểm tra trước khi công bố quyết định kiểm tra. Đề cương yêu cầu đối tượng được kiểm tra báo cáo gồm các nội dung chính sau: các thông tin chung về đối tượng được kiểm tra; khái quát thông tin của công trình khai thác tài nguyên nước; thông tin về việc thực hiện các quy định của pháp luật về tài nguyên nước; khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị của đối tượng được kiểm tra; danh mục hồ sơ, tài liệu phục vụ kiểm tra.
5. Trưởng đoàn kiểm tra có văn bản thông báo việc công bố quyết định kiểm tra gửi đối tượng được kiểm tra.
1. Công bố quyết định kiểm tra:
a) Trong thời hạn không quá 15 ngày kể từ ngày ban hành quyết định kiểm tra, trưởng đoàn kiểm tra công bố quyết định kiểm tra đến đối tượng được kiểm tra. Trường hợp cần thiết, trưởng đoàn kiểm tra Ủy quyền cho phó trưởng đoàn hoặc thành viên đoàn công bố quyết định kiểm tra.
Đối với kiểm tra đột xuất, trường hợp phát hiện hành vi vi phạm cần phải tiến hành kiểm tra ngay thì việc công bố quyết định kiểm tra có thể được thực hiện sau khi lập biên bản vi phạm đối với đối tượng được kiểm tra;
b) Thành phần tham dự buổi công bố quyết định kiểm tra bao gồm: đoàn kiểm tra; đối tượng được kiểm tra; đại diện chính quyền địa phương (nếu cần). Trường hợp đối tượng được kiểm tra vắng mặt thì trưởng đoàn kiểm tra hoặc người được ủy quyền lập biên bản có xác nhận của đại diện chính quyền địa phương nơi kiểm tra và tiếp tục thực hiện cuộc kiểm tra;
c) Nội dung buổi công bố bao gồm: trưởng đoàn kiểm tra hoặc người được ủy quyền công bố quyết định kiểm tra; người đại diện theo pháp luật của đối tượng được kiểm tra báo cáo về những nội dung kiểm tra theo đề cương đoàn kiểm tra đã yêu cầu;
d) Việc công bố quyết định kiểm tra phải được lập thành biên bản, có chữ ký của đại điện đoàn kiểm tra và người đại diện theo pháp luật của đối tượng được kiểm tra. Biên bản theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này;
đ) Địa điểm công bố quyết định kiểm tra: tại nơi có công trình; tại trụ sở của đối tượng được kiểm tra; tại trụ sở cơ quan ban hành quyết định kiểm tra; địa điểm khác do trưởng đoàn kiểm tra quyết định kiểm tra quyết định.
2. Địa điểm, thời gian làm việc:
a) Đoàn kiểm tra làm việc tại địa điểm quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này;
b) Đoàn kiểm tra làm việc với đối tượng được kiểm tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong giờ hành chính. Trường hợp phải làm việc ngoài giờ hành chính thì trưởng đoàn kiểm tra quyết định về thời gian cụ thể sau khi đã trao đổi, thống nhất với đối tượng được kiểm tra và chịu trách nhiệm về quyết định của mình;
c) Địa điểm, thời gian làm việc của đoàn kiểm tra và việc thay đổi địa điểm, thời gian làm việc phải được thông báo trước đến đối tượng được kiểm tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
3. Kiểm tra trực tiếp:
a) Kiểm tra trực tiếp để khảo sát hiện trường tại nơi có công trình khai thác tài nguyên nước, nơi có dấu hiệu vi phạm, tại trụ sở của đối tượng được kiểm tra; thu thập hồ sơ, tài liệu, các mẫu vật (nếu có) liên quan đến nội dung kiểm tra;
b) Việc kiểm tra trực tiếp được lập thành biên bản kiểm tra hiện trường theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Kiểm tra xác minh, làm rõ thông tin, tài liệu, số liệu thông qua việc rà soát, đối chiếu các quy định, đánh giá việc thực hiện các quy định pháp luật về tài nguyên nước; giải trình trực tiếp và cung cấp tài liệu bổ sung; giải trình bằng văn bản và cung cấp tài liệu bổ sung.
Trong trường hợp cần kiểm tra, xác minh sự việc hoặc làm rõ những vấn đề liên quan đến sự việc thì trưởng đoàn kiểm tra có thể mời đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự việc hoặc người làm chứng khác.
5. Xử lý tồn tại, vi phạm qua kiểm tra:
a) Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên nước thì trưởng đoàn kiểm tra, thành viên đoàn kiểm tra phải yêu cầu đối tượng được kiểm tra, đối tượng có liên quan chấm dứt ngay việc vi phạm. Hành vi vi phạm phải được nêu trong biên bản làm việc để làm căn cứ xử lý vi phạm và được lập theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính thì trưởng đoàn kiểm tra phải lập biên bản làm việc để ghi nhận sự việc; chuyển ngay biên bản đến người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan (nếu có);
c) Đối với các trường hợp có tình tiết phức tạp, liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân, lĩnh vực có nguy cơ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vượt quá thẩm quyền, phạm vi của đoàn kiểm tra, trưởng đoàn kiểm tra xem xét báo cáo người ra quyết định kiểm tra để có biện pháp xử lý kịp thời; trường hợp cần thiết thì yêu cầu hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành thanh tra; nếu có dấu hiệu tội phạm thì kiến nghị chuyển hồ sơ vụ việc, tài liệu có liên quan đến cơ quan điều tra để xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật;
d) Kết quả kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước phải được cơ quan thực hiện kiểm tra cập nhật vào Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia theo quy định.
6. Kết thúc thời hạn kiểm tra trực tiếp, trưởng đoàn kiểm tra thông báo cho đối tượng được kiểm tra về việc kết thúc kiểm tra trực tiếp theo Mẫu số 07 ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Gia hạn thời gian kiểm tra khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
a) Cần bổ sung, mở rộng đối tượng, nội dung, phạm vi kiểm tra;
b) Nội dung kiểm tra phức tạp, cần thêm thời gian để xác minh, làm rõ thông tin;
c) Cần thêm thời gian để giám định các mẫu vật (nếu có) liên quan đến nội dung kiểm tra;
d) Phát sinh những lý do bất khả kháng.
2. Gia hạn thời gian kiểm tra được thực hiện 01 lần và thời gian gia hạn không quá 10 ngày. Quyết định gia hạn thời hạn kiểm tra theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Tạm dừng kiểm tra khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
a) Có sự thay đổi trưởng đoàn hoặc thay đổi từ 02 thành viên của đoàn kiểm tra;
b) Đối tượng được kiểm tra có sự thay đổi về tư cách pháp nhân, người đại diện theo pháp luật và đối tượng được kiểm tra có văn bản đề nghị tạm dừng cuộc kiểm tra; trong trường hợp này, thời hạn tạm dừng cuộc kiểm tra không quá 10 ngày kể từ ngày thông báo tạm dừng cuộc kiểm tra được ban hành.
2. Sau khi báo cáo với người ra quyết định kiểm tra, trưởng đoàn kiểm tra có thông báo đến đối tượng được kiểm tra về việc tạm dừng kiểm tra, hết thời hạn tạm dừng kiểm tra thì hoạt động kiểm tra tiếp tục được thực hiện.
Thông báo tạm dừng kiểm tra theo Mẫu số 08 ban hành kèm theo Thông tư này và phải được gửi đến đối tượng được kiểm tra và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Thời gian tạm dừng kiểm tra không được tính vào thời hạn kiểm tra.
Trong quá trình kiểm tra, người ra quyết định kiểm tra quyết định đình chỉ kiểm tra theo Mẫu số 09 ban hành kèm theo Thông tư này khi phát sinh một trong các trường hợp sau đây:
1. Đối tượng được kiểm tra không còn tồn tại.
2. Nội dung kiểm tra được cơ quan chức năng kết luận có thời kỳ thanh tra, kiểm tra trùng với thời kỳ kiểm tra tại quyết định kiểm tra.
3. Đối tượng được kiểm tra bị điều tra hình sự hoặc khởi tố hình sự.
4. Thủ trưởng cơ quan cấp trên có văn bản yêu cầu đình chỉ kiểm tra.
1. Chậm nhất là 10 ngày, kể từ ngày kết thúc kiểm tra trực tiếp, thành viên đoàn kiểm tra có trách nhiệm báo cáo với trưởng đoàn kiểm tra về kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao.
2. Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo của thành viên đoàn kiểm tra, trưởng đoàn kiểm tra xây dựng báo cáo kết quả kiểm tra của đoàn kiểm tra trình người ra quyết định kiểm tra. Báo cáo kết quả kiểm tra theo Mẫu số 10 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Chậm nhất 10 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo của trưởng đoàn kiểm tra, người ra quyết định kiểm tra chỉ đạo xây dựng dự thảo thông báo kết quả kiểm tra. Thời gian xây dựng dự thảo thông báo kết quả kiểm tra là 20 ngày kể từ ngày người ra quyết định kiểm tra giao xây dựng dự thảo thông báo kết quả kiểm tra. Thông báo kết quả kiểm tra phải nêu rõ ưu điểm, tồn tại trong việc chấp hành, tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến nội dung kiểm tra; kết quả xử lý tồn tại, vi phạm (nếu có); yêu cầu, kiến nghị đối với đối tượng được kiểm tra. Thông báo kết quả kiểm tra theo Mẫu số 11 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Người ra quyết định kiểm tra tổ chức lấy ý kiến về dự thảo thông báo kết quả kiểm tra bằng văn bản nếu cần thiết. Thời gian lấy ý kiến không được tính vào thời hạn kiểm tra.
5. Trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận được dự thảo thông báo kết quả kiểm tra, người ra quyết định kiểm tra ký ban hành thông báo kết quả kiểm tra.
1. Cơ quan ban hành thông báo kết quả kiểm tra có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện thông báo kết quả kiểm tra.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có đối tượng được kiểm tra có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện thông báo kết quả kiểm tra khi có đề nghị của cơ quan ban hành thông báo kết quả kiểm tra.
1. Trách nhiệm của các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Xây dựng, Y tế và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình chỉ đạo, tổ chức thực hiện kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước đảm bảo các quy định của Luật Tài nguyên nước và các quy định pháp luật có liên quan.
2. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện kiểm tra:
a) Căn cứ kế hoạch kiểm tra đã được phê duyệt, thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện kiểm tra xem xét đầy đủ căn cứ theo quy định của pháp luật khi ra quyết định kiểm tra; chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước pháp luật và lãnh đạo cấp trên. Người ra quyết định kiểm tra có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo đoàn kiểm tra thực hiện việc kiểm tra bảo đảm nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều 6 của Thông tư này, bảo đảm cuộc kiểm tra được thực hiện đúng pháp luật;
b) Trưởng đoàn kiểm tra, phó trưởng đoàn kiểm tra và thành viên đoàn kiểm tra phải thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao và nội dung quyết định kiểm tra; chấp hành đúng chế độ thông tin, báo cáo, không được cung cấp cho người không có trách nhiệm các thông tin, tài liệu liên quan đến các nội dung, hoạt động kiểm tra; chủ động đánh giá tình hình, kịp thời báo cáo đề xuất đối với những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện; không lợi dụng việc kiểm tra để vụ lợi, gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường hoặc xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng được kiểm tra; giải thích để đối tượng được kiểm tra hiểu đúng và chấp hành các quy định của pháp luật liên quan đến việc kiểm tra khi có yêu cầu.
1. Đối tượng được kiểm tra có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra; báo cáo, giải trình theo quy định của pháp luật; thực hiện yêu cầu, kiến nghị của đoàn kiểm tra và người có thẩm quyền ra quyết định kiểm tra theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến nội dung kiểm tra có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu theo yêu cầu của đoàn kiểm tra, người có thẩm quyền ra quyết định kiểm tra và có các quyền theo quy định của pháp luật có liên quan.
AUDIT OF COMPLIANCE WITH LAWS ON WATER RESOURCES
Section 1. PRINCIPLES AND FORMS OF AUDIT
1. Compliance with laws; democracy, openness, transparency, objectivity; proper authority and procedures; timeliness and accuracy.
2. Compliance with audit plans; adherence to directives of competent authorities or upon discovery of violations.
3. Focus and prioritization, prevention of overlap and repetition of scope, timeframe, and audited entities in the same field; minimizing disruption to normal operations of audited entities.
Article 6. Forms and details of audit
1. Scheduled audit is conducted according to the approved audit plan. Audit plans include audit plans of the Ministry of Natural Resources and Environment, Ministry of Agriculture and Rural Development, Ministry of Industry and Trade, Ministry of Construction, Ministry of Health and audit plans of Provincial People's Committees.
2. Unscheduled audit is conducted when there is one of the following grounds:
a) There is direction from a competent regulatory agency;
b) Upon discovery of indications of violations of the law on water resources through monitoring and supervision information, data, and reports of organizations or individuals, including: monitoring and supervision information, data from the national water resource information system, database; management authority’s reservoir monitoring and operation system; periodical reports on water resource exploitation and use of organizations or individuals; information and data obtained during the appraisal of applications for issuance, extension, adjustment, and re-issuance of licenses to exploit water resources, practice underground water drilling, explore underground water, and documents on declaration of or adjustment to water resource license fees, or in the process of receiving declarations, registration for exploitation and use of water resources, and other information sources from relevant management authorities;
c) Upon discovery of indications of violations that cause depletion, exhaustion, or pollution of water resources; land subsidence or collapse; sudden and unforeseen artificial floods that severely impact the people's production and living activities;
d) Reports and petitions from relevant agencies, organizations, individuals (hereinafter referred to as entities), media, and other information sources.
3. Within the scope of their duties and powers, the Ministries and Provincial People's Committees specified in Clause 1 of this Article shall determine audit matters in annual audit plans in accordance with the Law on Water Resources.
Section 2. DEVELOPMENT OF PLANS AND CONDUCT OF AUDITS
Article 7. Development of plans and conduct of audits
1. The Inspectorate of the Ministry of Natural Resources and Environment (hereinafter referred to as the Ministry Inspectorate) shall take charge and coordinate with the Department of Water Resources Management to develop an audit plan in the field of water resources and integrate it into the annual audit plan of the Ministry of Natural Resources and Environment, and then submit it to the Minister of Natural Resources and Environment for approval.
On the basis of the approved audit plan as prescribed in Clause 1 of this Article, the Ministry Inspectorate and Department of Water Resources Management shall audit compliance with the law on water resources; and then request competent authorities to take actions against audit results. When there is a ground as prescribed in Clause 2, Article 6 of this Circular, an unscheduled audit will be carried out as follows:
a) For a case specified in Points a and c, Clause 2, Article 6 of this Circular, based on the functions, tasks, powers, and assignments of the Minister of Natural Resources and Environment, the Ministry Inspectorate or the Department of Water Resources Management shall report it to the Ministry of Natural Resources and Environment to consider establishing an unscheduled audit team;
b) For a case specified in Points b and d, Clause 2, Article 6 of this Circular, the Department of Water Resources Management shall consider establishing an unscheduled audit team and report it to the Ministry of Natural Resources and Environment. Depending on the severity of the violation indication and to ensure timely prevention and minimize harm and consequences caused by the violation, the Department of Water Resources Management shall send a written request to the Department of Natural Resources and Environment of province where the audited entity of unscheduled audit is located to conduct a corresponding audit and report the audit results to the Department of Water Resources Management.
2. Ministry of Agriculture and Rural Development, Ministry of Industry and Trade, Ministry of Construction, and Ministry of Health, within the scope of their tasks and powers, shall:
a) Based on actual requirements and management needs, determine audit matters on water resources in the Ministry's annual audit plan and send it to the Ministry of Natural Resources and Environment for consolidation;
b) Direct affiliated units to conduct audit of compliance with the law on water resources on the basis of the approved audit plan according to regulations; coordinate with the Ministry of Natural Resources and Environment to audit compliance with laws on water resources within their scope of management.
3. The Provincial People's Committee shall develop and promulgate audit plans in the province or delegate the promulgation of audit plans to their affiliated units in accordance with the Law on Organization of Local Governments; direct the conduct of audits based on the approved audit plan according to regulations and conduct unscheduled audits.
4. The Department of Natural Resources and Environment conducts scheduled audits or unscheduled audits; conducts unscheduled audit sat the request of the Department of Water Resources Management and report the corresponding results to the Department of Water Resources Management.
Article 8. Review and addressing of overlap and duplication in audits
Every year, when conducting audit activities in accordance with this Circular, if overlap or duplication is detected, the audit agencies shall coordinate together to take actions according to regulations, ensuring that an operation of an organization or individual is only subject to an inspection agency or audit agency. Overlaps and duplications are addressed according to the following principles:
1. If there is overlap or duplication between audit activities and inspection activities, inspection agency shall conduct the inspection.
2. If there are overlaps and duplications between the audit activities of the Ministry of Natural Resources and Environment and the audit activities of the Ministry of Agriculture and Rural Development, Ministry of Industry and Trade, Ministry of Construction, Ministry of Health and Provincial People's Committees, the Ministry of Natural Resources and Environment shall conduct the audits.
3. If there are overlaps and duplications between the audit activities of the Ministry of Agriculture and Rural Development, Ministry of Industry and Trade, Ministry of Construction, Ministry of Health and the audit activities of local governments, the Ministries shall conduct the audits.
Section 3. CONDUCT OF AN AUDIT AND ACTIONS AGAINST AUDIT RESULTS
Article 9. Procedures for conducting an audit
The procedures of conducting an audit corresponding to an audit decision are specified as follows:
1. Prepare for the audit.
2. Conduct the audit visit.
3. Complete the audit.
Article 10. Preparation for an audit
1. Collect, review, and clarify information of the audited entity about their operations, location, compliance with legal regulations on water resources, and inspections and audits conducted by competent authorities and corresponding conclusions (if any).
2. Make an audit decision:
a) Based on the audit plan or Clause 2, Article 6 of this Circular, the person with authority to make the audit decision (hereinafter referred to as audit decision maker) shall review and make a decision to audit single or multiple entities’ compliance with the law on water resources;
b) The audit decision includes the following: b) The audit decision includes the following main contents: audited entity, audit matters; form of audit; audit duration; audit team composition; tasks of the audit team. The audit decision is made using Form No. 01 issued with this Circular;
c) The audit duration for one audit visit will be determined in the audit decision but must not exceed 10 days from the date of announcement of the audit decision.
3. Make an audit conduct plan:
a) Based on the audit decision, the audit team leader shall make an audit conduct plan and submit it to the audit decision maker for approval within no more than 5 working days from the date the decision is made for planned audit, no more than 3 working days from the date the decision is made for unscheduled audit;
b) The audit conduct plan is made using Form No. 03 issued with this Circular, including the following: purposes, requirements, audited entity, audit matters, audit period, audit duration, locations, audit methods, auditing entity.
4. The audit team leader shall issue a written request to the audited entity to prepare a report on the audit matters according to the outline and send it to the audit team before announcing the audit decision. The outline that the audited entity has to report includes the following main contents: general information about the audited entity; overview of information about the water resource exploitation work; information on the compliance of legal regulations on water resources; difficulties, problems, suggestions and recommendations of the audited entity; list of documents for audit.
5. The audit team leader shall send a written announcement of the audit decision to the audited entity.
Article 11. Conduct of an audit visit
1. Announcement of audit decision:
a) Within no more than 15 days from the date of issuance of the audit decision, the audit team leader shall announce the audit decision to the audited entity. Where necessary, the audit team leader shall authorize the deputy team leader or team member to announce the audit decision.
For unscheduled audits, in case a violation is detected that requires immediate audit, the announcement of the audit decision can be done after making a violation report against the audited entity;
b) Participants in the audit decision announcement include: the audit team; audited entity; local government representative (if necessary). the audit team leader or authorized person shall make a report with confirmation from the local government representative where the audit is conducted and keep conducting the audit;
c) The content of the announcement includes: the audit team leader or authorized person announces the audit decision; the legal representative of the audited entity reports on the audit matters according to the outline requested by the audit team;
d) The announcement of the audit decision must be made in writing, signed by the representative of the audit team and the legal representative of the audited entity. The report is made using Form No. 04 Appendix I issued with this Circular;
dd) Place of announcement of audit decision: at the place where the work is located; at the headquarters of the audited entity; at the headquarters of the audit decision maker; or at another location decided by the audit team leader.
2. Location and working time:
a) The audit team works at the location specified in Point dd, Clause 1 of this Article;
b) The audit team works with the audited entity, relevant entities during office hours. If it is required to work outside of office hours, the audit team leader will decide specific time after discussing and agreeing with the audited entity and taking responsibility for his or her decision;
c) The location and working time of the audit team and the change of location and working time must be notified in advance to the audited entity and relevant entities.
3. Audit visit:
a) Audit visit is conducted to survey the places where the water resource exploitation work is located, where there are signs of violations, or where the audited entity is headquartered; collect documents, and samples (if any) related to audit matters;
b) The audit visit is made into an on-site audit report using the Form No. 05 issued with this Circular.
4. Check, verify, and clarify information, documents and data through reviewing and comparing regulations and evaluating the compliance with legal regulations on water resources; direct explanation and provision of additional documents; explanation in writing and provision of additional documents.
In case it is necessary to audit, verify an incident, or clarify issues related to the incident, the audit team leader may invite a representative of the commune-level People's Committee where the incident occurred or other witnesses.
5. Address problems and violations through audit:
a) During the audit process, if a violation of the law on water resources is discovered, the audit team leader and audit team members must request the audited entity and related entities to immediately stop the violation. The violation must be documented in a report as a basis for further actions according to Form No. 06 issued with this Circular;
b) When detecting an administrative violation, the competent person shall make an administrative offense report in accordance with law on actions against administrative violations. In case the administrative violation does not fall within the authority to make an administrative offense report, the audit team leader must make a report on the violation, and then forward it to the competent person and relevant regulatory agencies (if any);
c) For cases with complicated circumstances, involving many organizations, individuals, and fields that are at risk of causing serious consequences or beyond the authority and scope of the audit team, the audit team leader shall consider report it to the audit decision maker to adopt remedial measures promptly; where necessary, request the competent authority to conduct an audit; if there is any signs of crime, they are recommended to transfer case files and related documents to the investigation agency for review and decision in accordance with law;
d) Results of audit of compliance with the law on water resources must be updated by the agency that conducted the audit into the national water resources database according to regulations.
6. At the end of the audit visit duration, the audit team leader shall notify the audited entity of the completion of the audit visit according to Form No. 07 issued with this Circular.
Article 12. Extension of audit duration
1. Extend the audit duration when one of the following cases occurs:
a) It is necessary to supplement and expand audited entities, audit matters, or scope of audit;
b) The audit matter is complex, requiring more time to verify and clarify information;
c) Additional time is needed to assess samples (if any) related to the audit matter;
d) Force majeure events arise.
2. The audit duration is extended once and the extension period must not exceed 10 days. The audit extension duration decision is made using Form No. 02 issued with this Circular.
Article 13. Temporary suspension of audit
1. Temporarily suspend an audit when one of the following cases occurs:
a) There is a replacement of the team leader or at least 2 members of the audit team;
b) The audited entity has a change in legal status or legal representative and the audited entity has a written request to temporarily suspend the audit; in this case, the temporary suspension duration of the audit shall not exceed 10 days from the date of suspension notice.
2. er reporting to the audit decision maker, the audit team leader shall notify the audited entity of the temporary suspension of audit. Once the audit suspension period expires, the audit activities will continue.
Notice of temporary suspension of audit will be made using Form No. 08 issued with this Circular and must be sent to the audited entity and relevant entities. The audit suspension period does not count towards the audit duration.
Article 14. Suspension of audit
During the audit process, the audit decision maker shall make an audit suspension decision according to Form No. 09 issued with this Circular when one of the following cases occurs:
1. The audited entity no longer exists.
2. The conclusion of the competent authority related to the audit matter indicates that the/audit period in the audit decision overlaps with the period that has been previously inspected/audited.
3. The audited entity is subject to criminal investigation or criminal prosecution.
4. The head of the superior agency issues a written request to suspend the audit.
Article 15. Completion of audit
1. No later than 10 days from the date of completion of the audit visit, audit team members are responsible for reporting to the audit team leader on the results of their performance of assigned tasks.
2. No later than 15 days from the date of receiving the audit team members’ report, the audit team leader shall prepare a report on the audit results of the audit team and submit it to the audit decision maker. The audit result report is made using Form No. 10 issued with this Circular.
3. later than 10 days from the date of receiving the report from the audit team leader, the audit decision maker shall direct formulation of a draft notice of audit results. The time to formulate a draft notice of audit results is 20 days from the date the audit decision maker assigns the formulation of the draft notice of audit results. The notice of audit results must clearly state the advantages and inadequacies in the compliance with legal regulations related to the audit matters; results of addressing existing inadequacies and violations (if any); recommendations for the audited entity. The audit result notification is made using Form No. 11 issued with this Circular.
4. The audit decision maker shall solicit comments on the draft notice of audit results in writing if necessary. The time for comments does not count towards the audit duration.
5. Within 15 days from the date of receipt of the draft notice of audit results, the audit decision maker shall sign and issue a notice of audit results.
Article 16. Oversight and facilitation of the corrective actions from notices of audit results
1. The agency that issued the audit result notice shall oversee, urge, and inspect the implementation of corrective actions from the audit result notice.
2. The Department of Natural Resources and Environment where the audited entity is located shall oversee, urge, and inspect the implementation of corrective actions from the audit result notice upon request of the agency that issued the audit result notice.
Section 4. RESPONSIBILITIES IN AUDIT OF COMPLIANCE WITH LAWS ON WATER RESOURCES
Article 17. Responsibilities of entities
1. Responsibilities of the Ministry of Natural Resources and Environment, Ministry of Agriculture and Rural Development, Ministry of Industry and Trade, Ministry of Construction, Ministry of Health and Provincial People's Committees: they shall, within the scope of their duties and powers, direct and lead the audits if relevant entities comply with laws on water resources as specified in the Law on Water Resources and relevant legal regulations.
2. Responsibilities of audit conducting entities:
a) Based on the approved audit plan, the head of the audit conducting agency shall fully consider the grounds in accordance with law when making an audit decision; take responsibility for their decisions before the law and superior leaders. The audit decision maker shall direct and lead the audit team to conduct the audit in compliance with the principles specified in Clause 1, Article 6 of this Circular, ensuring that the audit is conducted as per the law;
b) The audit team leader, deputy audit team leader and audit team members must properly perform their assigned responsibilities and tasks and the audit decision details; do not provide unauthorized persons with information and documents related to audit matters and activities; proactively evaluate the situation and promptly report and propose any problems that arise during the audit; do not take advantage of the audit for personal gain, affecting ordinary operations or violating the legitimate rights and interests of the audited entity; clearly explain the relevant legal provisions governing the audit process to ensure the audited entity's proper understanding and compliance.
Article 18. Responsibilities of audited entities, entities related to audit matters
1. The audited entity shall provide complete and timely information and documents related to the audit matters; report and explain in accordance with law; abide by requests and recommendations of the audit team and the audit decision maker in accordance with law.
2. Entities related to the audit matters shall promptly provide full information and documents at the request of the audit team or the audit decision maker and have the rights according to relevant laws.