Chương II Thông tư 04/2019/TT-BKHCN: Quy định cụ thể
Số hiệu: | 04/2019/TT-BKHCN | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ | Người ký: | Phạm Công Tạc |
Ngày ban hành: | 26/06/2019 | Ngày hiệu lực: | 15/09/2019 |
Ngày công báo: | 16/08/2019 | Số công báo: | Từ số 621 đến số 622 |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Bảo đảm an toàn trong phòng thí nghiệm có sử dụng hóa chất
Ngày 26/6/2019, Bộ KH&CN ban hành Thông tư 04/2019/TT-BKHCN quy định về sử dụng hóa chất để thực hiện thí nghiệm, nghiên cứu khoa học.
Theo đó, để bảo đảm an toàn thì phòng thí nghiệm có sử dụng hóa chất phải được trang bị các trang thiết bị an toàn, bảo hộ lao động theo quy định chung gồm:
- Phương tiện, thiết bị, dụng cụ ứng phó sự cố hóa chất;
- Hộp thuốc sơ cứu;
- Trang thiết bị bảo vệ cá nhân cần thiết cho người làm thí nghiệm phù hợp với tính chất công việc nghiên cứu, thí nghiệm;
- Các loại thùng đựng chất thải được phân loại và có dấu hiệu bên ngoài để dễ nhận biết;
- Nội quy an toàn lao động trong phòng thí nghiệm, hướng dẫn sử dụng các thiết bị thí nghiệm, hướng dẫn sử dụng an toàn hóa chất theo các nhóm hóa chất nguy hiểm;
- Phiếu an toàn hóa chất cung cấp những thông tin chi tiết về các hóa chất độc hại, nguy hiểm từ nhà sản xuất, nhà nhập khẩu và phân phối.
Ngoài ra, tại phòng thí nghiệm sử dụng hóa chất nguy hiểm phải được trang bị trang thiết bị an toàn phù hợp theo đặc tính nguy hiểm của hóa chất.
Mỗi phòng thí nghiệm tùy theo tính chất chuyên môn ban hành quy định riêng bảo đảm an toàn cho người, tài sản và môi trường trong quá trình sử dụng, bảo quản hóa chất nguy hiểm.
Thông tư 04/2019/TT-BKHCN có hiệu lực kể từ ngày 15/9/2019.
Văn bản tiếng việt
1. Quy định chung về trang thiết bị an toàn và trang thiết bị bảo hộ lao động trong phòng thí nghiệm, gồm:
a) Phương tiện, thiết bị, dụng cụ ứng phó sự cố hóa chất;
b) Hộp thuốc sơ cứu;
c) Trang thiết bị bảo vệ cá nhân (Quần áo, giầy, mũ, kính bảo hộ, mặt nạ phòng độc, găng tay, khẩu trang...) cần thiết cho người làm thí nghiệm phù hợp với tính chất công việc nghiên cứu, thí nghiệm;
d) Các loại thùng đựng chất thải được phân loại và có dấu hiệu bên ngoài để dễ nhận biết;
đ) Nội quy an toàn lao động trong phòng thí nghiệm, hướng dẫn sử dụng các thiết bị thí nghiệm, hướng dẫn sử dụng an toàn hóa chất theo các nhóm hóa chất nguy hiểm;
e) Phiếu an toàn hóa chất cung cấp những thông tin chi tiết về các hóa chất độc hại, nguy hiểm từ nhà sản xuất, nhà nhập khẩu và phân phối.
2. Phòng thí nghiệm sử dụng hóa chất nguy hiểm phải được trang bị trang thiết bị an toàn phù hợp theo đặc tính nguy hiểm của hóa chất, cụ thể:
a) Khu vực sử dụng hóa chất dễ cháy, nổ có thiết bị giám sát, cảnh báo và bố trí thiết bị thông gió phù hợp;
b) Khu vực sử dụng hóa chất độc hại dễ bay hơi phải có tủ hút độc phù hợp, quạt thông gió hoặc hệ thống thiết bị thu gom, xử lý khí bảo đảm đáp ứng yêu cầu khí thải ra môi trường;
c) Khu vực sử dụng hóa chất ăn mòn, ôxy hóa mạnh được bố trí thiết kế riêng, có hệ thống thu gom, xử lý chất thải phù hợp, bảo đảm an toàn;
d) Các phòng thí nghiệm có sử dụng loại hóa chất có đặc tính nguy hiểm khác được trang bị trang thiết bị an toàn hoặc có giải pháp phù hợp để bảo đảm an toàn cho người và bảo vệ môi trường.
3. Trong phòng thí nghiệm phải bố trí khu vực để lưu giữ hóa chất đang sử dụng cho việc nghiên cứu, thí nghiệm bảo đảm an toàn.
4. Hóa chất nguy hiểm, hóa chất cấm dùng để thí nghiệm, nghiên cứu khoa học, phải được lưu giữ trong kho chứa riêng biệt, đáp ứng yêu cầu của kho chứa hóa chất theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 113/2017/NĐ-CP.
5. Bố trí trang thiết bị an toàn trong phòng thí nghiệm bảo đảm yêu cầu sau:
a) Tránh lối, cửa thoát hiểm. Lối thoát hiểm phải được chỉ dẫn rõ ràng bằng bảng, đèn báo và được thiết kế thuận lợi cho việc thoát hiểm, cứu hộ, cứu nạn trong trường hợp khẩn cấp;
b) Bố trí hệ thống thông gió, hệ thống cảnh báo sự cố, hệ thống chiếu sáng, hệ thống điện, hệ thống cấp, thu gom, xử lý chất thải đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các quy định về phòng chống cháy, nổ, ăn mòn, bảo vệ môi trường, an toàn và vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật;
c) Bố trí bảng nội quy về an toàn hóa chất, bảng hướng dẫn cụ thể về quy trình thao tác, biển báo nguy hiểm phù hợp với mức độ nguy hiểm của hóa chất ở nơi dễ thấy, dễ quan sát.
6. Mỗi phòng thí nghiệm tùy theo tính chất chuyên môn ban hành quy định riêng bảo đảm an toàn cho người, tài sản và môi trường trong quá trình sử dụng, bảo quản hóa chất nguy hiểm.
1. Hóa chất đóng thùng, đóng chai, bao gói nguyên đai, nguyên kiện tồn chứa trong kho chứa hóa chất và lưu giữ trong phòng thí nghiệm thực hiện ghi nhãn dụng cụ chứa hóa chất theo quy định tại khoản 3,4 Điều 27 Luật hóa chất.
2. Hóa chất mua lẻ, sử dụng lại, dồn lưu tồn chứa trong kho chứa hóa chất và hóa chất sử dụng trong phòng thí nghiệm sau khi phá, dỡ đai, kiện, sang chiết vào dụng cụ chứa hóa chất để thực hiện thí nghiệm thì trên dụng cụ chứa hóa chất phải ghi nhãn để cảnh báo, phân loại bảo đảm an toàn hóa chất cho người sử dụng.
a) Ghi nhãn trên dụng cụ chứa hóa chất trong kho chứa hóa chất bảo đảm các thông tin: tên hóa chất, công thức hóa học; biện pháp phòng ngừa để sử dụng an toàn; thời hạn sử dụng; hình đồ cảnh báo, từ cảnh báo, cảnh báo nguy cơ (nếu có).
b) Ghi nhãn trên dụng cụ chứa hóa chất sử dụng trong quá trình thực hiện thí nghiệm, nghiên cứu khoa học bảo đảm một hoặc một số thông tin sau:
- Tên hóa chất, công thức hóa học;
- Hàm lượng, nồng độ hoặc thành phần chính.
1. Phòng thí nghiệm lập hồ sơ theo dõi sử dụng hóa chất nguy hiểm và hóa chất cấm, bao gồm:
a) Sổ theo dõi sử dụng hóa chất nguy hiểm và hóa chất cấm;
b) Hồ sơ, tài liệu của từng loại hóa chất cấm dùng để thực hiện thí nghiệm, nghiên cứu khoa học (nếu có);
c) Phiếu an toàn hóa chất đối với các loại hóa chất độc hại, dễ gây nguy hiểm theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 113/2017/NĐ-CP.
2. Nội dung ghi chép trong sổ theo dõi sử dụng hóa chất nguy hiểm và hóa chất cấm cập nhật đầy đủ các thông tin gồm: tên khoa học, tên thương mại, công thức hóa học của hóa chất; số lượng, khối lượng hóa chất sử dụng, hóa chất thải; phân nhóm hóa chất nguy hiểm; thông tin liên quan đến sự cố hóa chất, an toàn hóa chất; những đặc tính, tác động phát sinh mới gây nguy hiểm của hóa chất.
3. Sổ theo dõi sử dụng hóa chất nguy hiểm và hóa chất cấm, phiếu an toàn hóa chất được lưu giữ thống nhất tại nơi quy định trong phòng thí nghiệm.
4. Thời gian lưu giữ hồ sơ ghi chép theo dõi tình hình sử dụng đối với hóa chất nguy hiểm ít nhất là ba năm, hóa chất cấm ít nhất là mười năm, kể từ ngày kết thúc sử dụng hóa chất đó.
5. Định kỳ hằng năm kiểm kê hóa chất, cập nhật theo dõi các hóa chất cũ, đã hết hạn sử dụng để có biện pháp xử lý bảo đảm an toàn.
1. Thực hiện quản lý hóa chất và quản lý an toàn hóa chất theo quy định của pháp luật.
2. Xây dựng, phê duyệt và ban hành nội quy, quy trình, hướng dẫn sử dụng hóa chất an toàn, phù hợp với quy định của pháp luật.
3. Xây dựng kho chứa hóa chất, phòng thí nghiệm đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất - kỹ thuật, phù hợp với tính chất đặc thù chuyên ngành, quy mô và đặc tính nguy hiểm của các loại hóa chất sử dụng.
4. Bố trí đầy đủ nguồn nhân lực, trang thiết bị an toàn, trang thiết bị bảo hộ lao động và phân công người theo dõi về an toàn hóa chất, quản lý, lưu giữ, xử lý sự cố hóa chất.
5. Bảo đảm các điều kiện an toàn cho con người và môi trường trong quá trình lưu giữ, sử dụng hóa chất để thực hiện thí nghiệm, nghiên cứu khoa học theo quy định của pháp luật.
6. Xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất theo quy định tại Luật hóa chất và Nghị định số 113/2017/NĐ-CP.
7. Tổ chức huấn luyện an toàn hóa chất hoặc cử người tham gia các khóa huấn luyện của các tổ chức huấn luyện an toàn hóa chất theo quy định tại Nghị định số 113/2017/NĐ-CP.
8. Tổ chức các hoạt động bảo đảm an toàn sử dụng hóa chất, bao gồm:
a) Phổ biến, hướng dẫn cho người sử dụng hóa chất nắm vững quy định về nội quy an toàn sử dụng hóa chất, quy trình thực hiện thí nghiệm, nghiên cứu khoa học và có kỹ năng đảm bảo xử lý an toàn những sự cố tại nơi làm việc;
b) Cung cấp và duy trì đầy đủ, phù hợp các trang thiết bị an toàn và trang thiết bị bảo hộ lao động để bảo đảm an toàn môi trường làm việc;
c) Bố trí các trang thiết bị an toàn gọn gàng, dễ thấy, dễ lấy và đầy đủ.
9. Quản lý, kiểm soát chặt chẽ, báo cáo chính xác, kịp thời về sử dụng hóa chất cấm cho cơ quan quản lý có thẩm quyền.
10. Lập hồ sơ theo dõi hóa chất và lưu giữ phiếu an toàn hóa chất theo quy định của pháp luật.
11. Thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn trang thiết bị an toàn theo quy định của pháp luật về đo lường.
12. Xử lý, thải bỏ hóa chất tồn dư, chất thải và dụng cụ chứa hóa chất thực hiện theo quy định tại Điều 35 Luật hóa chất.
1. Tuân thủ các quy định về quản lý an toàn hóa chất theo quy định của pháp luật và nội quy, quy trình, hướng dẫn sử dụng hóa chất của cơ sở thí nghiệm, nghiên cứu khoa học.
2. Đề xuất và thực hiện phương án lưu giữ hóa chất, sử dụng trang thiết bị an toàn, trang thiết bị bảo hộ lao động trong thí nghiệm, nghiên cứu bảo đảm an toàn.
3. Đề xuất và thực hiện phân nhóm, bố trí khu vực lưu giữ theo nhóm hóa chất nguy hiểm, dụng cụ chứa hóa chất để tiến hành thí nghiệm, nghiên cứu khoa học và treo biển báo nguy hiểm.
4. Quản lý, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng hóa chất bảo đảm an toàn theo quy định của cơ sở thí nghiệm, nghiên cứu khoa học. Riêng đối với danh mục hóa chất cấm phải quản lý nghiêm ngặt số lượng, khối lượng, sử dụng đúng mục đích trong thí nghiệm, nghiên cứu khoa học, bảo đảm tuyệt đối an toàn trong quá trình sử dụng.
5. Sử dụng các trang thiết bị an toàn, trang thiết bị bảo hộ lao động, dụng cụ chứa hóa chất phù hợp, đáp ứng các quy định, bảo đảm an toàn và sạch sẽ.
6. Phát hiện và báo cáo kịp thời cho người đứng đầu cơ sở thí nghiệm, nghiên cứu khoa học các hiện tượng không bình thường trong quá trình sử dụng hóa chất có nguy cơ gây nguy hiểm, mất an toàn hoặc sự cố hóa chất để có biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất kịp thời.
7. Thực hiện sắp xếp trang thiết bị an toàn, trang thiết bị bảo hộ lao động, dụng cụ chứa hóa chất và lưu giữ hóa chất theo quy định của cơ sở thí nghiệm, nghiên cứu khoa học.
8. Tham gia huấn luyện an toàn hóa chất do cơ sở thí nghiệm, nghiên cứu khoa học tổ chức (nếu có); nắm vững về nội quy, quy trình, hướng dẫn sử dụng hóa chất an toàn và các biện pháp bảo đảm an toàn lao động.
9. Đọc kỹ tài liệu, hiểu rõ quy trình trước khi thực hiện thí nghiệm và dự báo các sự cố có thể xảy ra để chủ động phòng tránh, đặc biệt đối với các loại hóa chất nguy hiểm, hóa chất mới.
10. Phân loại và lưu giữ, xử lý chất thải theo đúng quy định của cơ sở thí nghiệm, nghiên cứu khoa học.
11. Định kỳ rà soát, đề xuất việc xử lý hóa chất thải, dụng cụ chứa hóa chất bị bị hư hỏng.
12. Lập sổ theo dõi hóa chất sử dụng, hóa chất thải.
Article 5. Safety equipment and personal protective equipment used in laboratories
1. The general provisions on the safety equipment and personal protective equipment that are used in the laboratories, including:
a) The means, equipment and tools responding to the events of chemical hazards;
b) The first aid kit;
c) The personal protective equipment (clothes, boots, hats, goggles, respirators, gloves, masks, etc.) that is necessary for the persons conducting experiments suitable for the nature of the experiments, research.
d) The wastes containers which are classified and marked externally to distinguish;
dd) The occupational safety regulations within the laboratories, instructions on the use of experiment equipment, instructions on the safely use of chemicals classified as hazardous chemicals;
e) The Material Safety Data Sheet providing detailed information on the toxic and hazardous chemicals issued by the manufacturers, importers and distributors.
2. The laboratories using hazardous chemicals must be equipped with appropriate safety equipment according to the dangerous nature of the chemicals. To be specific:
a) The areas utilizing flammable or explosive chemicals must be installed with the monitoring, warning devices and appropriate ventilation equipment;
b) The areas utilizing toxic or volative chemicals must be installed with the appropriate laboratory fume hoods, ventilation fans or the air collection and treatment system satisfactory to the emission requirements;
c) The areas utilizing corrosive chemicals and strong oxidants must be separately designed and located, installed with the appropriate waste collection and treatment system to ensure safety;
d) The laboratories utilizing chemicals having other dangerous properties must be furnished with the safety equipment or have appropriate measures to ensure human safety and environmental protection.
3. With respect to the laboratories, must allocate areas to store the chemicals that are being used for the scientific experiments and research to ensure safety.
4. The hazardous chemicals, banned chemicals that are used for the scientific experiments and researched must be stored in separate storage satisfactory to the chemical storage requirements under Article 4 of Decree No. 113/2017/ND-CP.
5. Allocate safety equipment in the laboratories ensuring the following criteria:
a) Away from the emergency exits or doors. The escape routes must be clearly specified by panels, signalling lights and designed conveniently for the purposes of emergency exit, rescue or evacuation;
b) The ventilation systems, warning systems, lighting systems, electricity systems and wastes classification, collection and treatment systems must be installed in a manner satisfactory to the technical standards, regulations and regulations relating fire, explosive and corrosion prevention and fight, environmental protection and occupational safety and hygiene as per law.
c) The regulations regarding chemical safety, the specific guidelines regarding the procedures and danger signs meeting the danger levels of the chemicals must be posted and placed in visible spots.
6. Each laboratory, based on their specialized nature, shall promulgate regulations applicable to the respective laboratory to ensure safety for human, assets and environment during the use and storage of hazardous chemicals.
Article 6. Labelling of chemical containers in storage and laboratories
1. The chemicals that are boxed, bottled, packed with belts or packages to be stored in the storage and laboratories must have the respective chemical containers labelled as set forth under Clause 3, 4 Article 27 of the Law on Chemicals.
2. The chemicals that are bought retail, reused, stagnated in the storage and used in the laboratories after being detached, removed from the belts, packages or poured into the chemical containers for experiments must have their containers labelled to warn and classify to assure the users of chemical safety.
a) Label the chemical containers in the storage specifying the following information: the chemical names, the chemical formula; the precautions for safe use; the expiration date; the warning signs, warning words, risk warnings (if any).
b) Label the chemical containers during the scientific experiments and research guarateeing any of the following information:
- The chemical names, the chemical formula;
- The content, the concentration or the main component.
Article 7. Records of chemicals for scientific experiments and research
1. The laboratories shall prepare the records of the hazardous chemicals and banned chemicals. To be specific:
a) The tracking code for hazardous chemicals and banned chemicals;
b) The files and documents of each banned chemical used for the scientific experiments and research (if any);
c) The Material Safety Data Sheet with respect to the toxic chemicals and potentially dangerous chemicals as set forth under Article 24 of Decree No. 113/2017/ND-CP.
2. The details specified in the records of hazardous chemicals and banned chemicals shall fully include the following information: the chemical names, the trade names and the chemical formula of the respective chemicals; the quantity and amount of used chemicals and chemical wastes; classification of dangerous chemicals; information relating the chemical incidents, chemical safety; the newly formed properties and impacts of the chemicals that are potentially dangerous.
3. The tracking code for hazardous chemicals and banned chemicals, the Material Safety Data Sheet shall be archived in consolidation at a specific place in the laboratories.
4. With respect to the records of hazardous chemicals and banned chemicals, the record archive duration will be respectively at least 03 years and at least 10 years from the date on which the respective chemicals are used.
5. On a yearly basis, examine the chemicals, update on the old and expired chemicals to take safe disposal measures.
Article 8. Responsibilities of heads of scientific experiment, research facilities
The heads of the scientific experiment and research facilities shall:
1. implement chemical management and chemical safety management as per law.
2. develop, approve and issue the regulations, procedures and guidelines on the safe use of chemicals in accordance with regulations and law.
3. construct the chemical storage and laboratories satisfactory to the national technical standards and regulations, the technical facilitiy requirements, the specialized characteristics, the scalce and dangerous properties of the used chemicals.
4. fully allocate the personnel, safety equipment, the personal protective equipment and assign persons to monitor chemical safety, to manage, store and handle chemical incidents.
5. ensure safety conditions for human and environment during the storage and use of chemicals for the scientific experiments and research as per law.
6. develop the chemical incident response and prevention plans and measures as set forth under the Law on Chemicals and Decree No. 113/2017/ND-CP.
7. organize the training relating chemical safety or assign persons to participate in the training courses of the chemical safety course organizers as specified in Decree No. 113/2017/ND-CP.
8. organize the activities ensuring safe chemical use, including:
a) Publicized, instruct the chemical users to acknowledge the regulations on safe chemical use, the procedures for conducting the scientific experiments and research and the ability to safely handle incidents in their workplace;
b) Fully and appropriately provide and maintain the safety equipment and personal protective equipment to ensure a safe working environment;
c) Allocate the safety equipment neatly, visibly, accessibly and thoroughly.
9. strictly manage and control, accurately and promptly report on the use of banned chemicals to the competent regulatory agencies.
10. prepare the chemical records and archive the material Safety Data Sheet as per law.
11. examine and inspect the safety equipment according to measurement laws.
12. handle and dispose stagnated chemicals, wastes and chemical containers as set forth under Article 35 of the Law on Chemicals.
Article 9. Responsibilities of direct chemical users
The direct chemical users shall:
1. comply with the regulations on chemical safety management as per law and rules, procedures and guidelines on use of chemicals at the scientific experiment, research facilities.
2. propose and adopt the measures to store the chemicals, use the safety equipment and personal protective equipment in experiments and research to ensure safety.
3. propose and classify, allocate the storage areas for the hazardous chemicals, the chemical containers to conduct the scientific experiments and research, and put up warning signs.
4. stringently manage and control the use of chemicals to ensure safety according to the regulations of the scientific experiment, research facilities. Pay due attention to the list of banned chemicals, stringently manage the quantity, amount, correct use purposes in the scientific experiments, research and ensure safety during use.
5. use the safety equipment, the personal protective equipment and the chemical containers appropriately, satifying the regulations and ensuring safety and hygiene.
6. promptly detect and report to the head of the scientific experiment, research facilities any unsual events during the use of potentially dangerous chemicals to promptly adopt measures to prevent and respond to the chemical incidents.
7. arrange the safety equipment, the personal protective equipment, the chemical containers and store the chemicals in a manner satisfactory to the regulations of the scientific experiment, research facilities.
8. participate in the training for chemical safety organized by the scientific experiment, research facilities (if any); acknowledge the regulations, procedures and guidelines for safe use of chemicals and occupational safety measures.
9. carefully read the documents, fully understand the procedures before conducting the experiments and predict possible incidents to prevent in their parts, with particular respect to the hazardous or new chemicals.
10. classify, store and handle wastes according to the regulations of the scientific experiment, research facilities.
11. periodically inspect and propose the chemical waste disposal and the damaged chemical containers.
12. prepare the records of the chemicals and chemical wastes.