Chương I Thông tư 04/2019/TT-BKHCN: Quy định chung
Số hiệu: | 04/2019/TT-BKHCN | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ | Người ký: | Phạm Công Tạc |
Ngày ban hành: | 26/06/2019 | Ngày hiệu lực: | 15/09/2019 |
Ngày công báo: | 16/08/2019 | Số công báo: | Từ số 621 đến số 622 |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Bảo đảm an toàn trong phòng thí nghiệm có sử dụng hóa chất
Ngày 26/6/2019, Bộ KH&CN ban hành Thông tư 04/2019/TT-BKHCN quy định về sử dụng hóa chất để thực hiện thí nghiệm, nghiên cứu khoa học.
Theo đó, để bảo đảm an toàn thì phòng thí nghiệm có sử dụng hóa chất phải được trang bị các trang thiết bị an toàn, bảo hộ lao động theo quy định chung gồm:
- Phương tiện, thiết bị, dụng cụ ứng phó sự cố hóa chất;
- Hộp thuốc sơ cứu;
- Trang thiết bị bảo vệ cá nhân cần thiết cho người làm thí nghiệm phù hợp với tính chất công việc nghiên cứu, thí nghiệm;
- Các loại thùng đựng chất thải được phân loại và có dấu hiệu bên ngoài để dễ nhận biết;
- Nội quy an toàn lao động trong phòng thí nghiệm, hướng dẫn sử dụng các thiết bị thí nghiệm, hướng dẫn sử dụng an toàn hóa chất theo các nhóm hóa chất nguy hiểm;
- Phiếu an toàn hóa chất cung cấp những thông tin chi tiết về các hóa chất độc hại, nguy hiểm từ nhà sản xuất, nhà nhập khẩu và phân phối.
Ngoài ra, tại phòng thí nghiệm sử dụng hóa chất nguy hiểm phải được trang bị trang thiết bị an toàn phù hợp theo đặc tính nguy hiểm của hóa chất.
Mỗi phòng thí nghiệm tùy theo tính chất chuyên môn ban hành quy định riêng bảo đảm an toàn cho người, tài sản và môi trường trong quá trình sử dụng, bảo quản hóa chất nguy hiểm.
Thông tư 04/2019/TT-BKHCN có hiệu lực kể từ ngày 15/9/2019.
Văn bản tiếng việt
Thông tư này quy định chi tiết Điều 33 Luật hóa chất ngày 21 tháng 11 năm 2007 liên quan đến sử dụng hóa chất để thực hiện thí nghiệm, nghiên cứu khoa học (sau đây viết tắt là Luật hóa chất), bao gồm:
a) Trang thiết bị an toàn và trang thiết bị bảo hộ lao động, bảo đảm an toàn sử dụng hóa chất để thực hiện thí nghiệm, nghiên cứu khoa học;
b) Ghi nhãn dụng cụ chứa hóa chất trong phòng thí nghiệm và kho chứa;
c) Hồ sơ theo dõi hóa chất trong phòng thí nghiệm; Phiếu an toàn hóa chất;
d) Trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở thí nghiệm và người trực tiếp sử dụng hóa chất để thực hiện thí nghiệm, nghiên cứu khoa học.
1. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân sử dụng hóa chất và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc sử dụng hóa chất để thực hiện thí nghiệm, nghiên cứu khoa học.
2. Thông tư này không áp dụng đối với tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật hóa chất ngày 21 tháng 11 năm 2007.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cơ sở thí nghiệm, nghiên cứu khoa học là cơ quan, tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật, có chức năng thí nghiệm, nghiên cứu khoa học;
2. Người đứng đầu cơ sở thí nghiệm, nghiên cứu khoa học là người đại diện theo quy định của pháp luật của cơ sở thí nghiệm, nghiên cứu khoa học;
3. Người trực tiếp sử dụng hóa chất là người tiến hành các hoạt động thí nghiệm, nghiên cứu khoa học có sử dụng hóa chất;
4. Phòng thí nghiệm là nơi thực hiện các thí nghiệm, thử nghiệm, xét nghiệm (gọi chung là thí nghiệm) phục vụ cho mục đích phân tích, đánh giá, nghiên cứu khoa học;
5. Dụng cụ chứa hóa chất bao gồm các loại téc, thùng, bình, chai, lọ, cốc, ống đong, ống nghiệm,...dùng để chứa hóa chất hoặc sử dụng làm thí nghiệm, nghiên cứu khoa học có sử dụng hóa chất;
6. Ghi nhãn dụng cụ chứa hóa chất là việc ghi một hoặc một số nội dung cơ bản, cần thiết về hóa chất, tính chất gây nguy hiểm của hóa chất đó trên dụng cụ chứa để cung cấp thông tin cho người sử dụng;
7. Hóa chất thải là hóa chất đã qua sử dụng không đáp ứng yêu cầu, chỉ tiêu kỹ thuật cho thực hiện thí nghiệm, nghiên cứu khoa học phải loại bỏ hoặc hóa chất đã quá hạn.
1. Tổ chức, cá nhân sử dụng hóa chất để thực hiện thí nghiệm, nghiên cứu khoa học phải chấp hành các quy định về quản lý hóa chất tại Luật hóa chất và Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất (sau đây viết tắt là Nghị định số 113/2017/NĐ-CP).
2. Tổ chức, cá nhân sử dụng hóa chất cấm thuộc “Danh mục hóa chất cấm” để thực hiện thí nghiệm, nghiên cứu khoa học phải thực hiện quy định tại Điều 19 Luật hóa chất.
This Circular elaborates Article 33 of the Law on Chemicals dated November 21, 2007 relating the use of chemicals for scientifc experiments and research (hereinafter referred to as “the Law on Chemicals"). To be specific:
a) Safety equipment and personal protective equipment, guarantee of safe use of chemicals for scientifc experiments and research;
b) Labelling of chemical containers in laboratories and storage;
c) Records of chemicals in the laboratories; Material Safety Data Sheet;
d) Responsibilities of heads of experiment facilities and direct chemical users for scientific experiments and research.
1. This Circular applies to the regulatory authorities, organizations and persons using chemicals and other organizations and persons involved in the use of chemicals for the scientific experiments and research.
2. This Circular does not apply to the organizations and persons conducting activities specified in Clause 2 Article 3 of the Law on Chemicals dated November 21, 2007.
Article 3. Term interpretation
In this Decree, the terms below are construed as follows:
1. “Scientific experiment, research facility” refers to an agency or organizations established as per law, whose functions are to conduct scientific experiments, research.
2. “Head of scientific experiment, research facility” refers to the legal representative of the scientific experiment, research facility;
3. “Direct chemical user” refers to the person conducting scientific experiments and research involving the use of chemicals;
4. “Laboratory” refers to the location where the experiments, tests, examinations (hereinafter referred to as “experiments”) are conducted to serve scientific analysis, assessment and research purposes;
5. “Chemical containers” include many types of textainters, boxes, bottles, flasks, glasses, measuring tubes, test tubes, etc. that are used to contain chemicals or conduct the scientific experiments and research involving the use of chemicals;
6. “Labelling the chemical containers” refers to the activities of specifying one piece or some basic, necessary information about the chemicals, the danger levels of the chemicals on the container to furnish the user with such information;
7. “Chemical wastes” refer to the used chemicals that fail to meet the technical requirements and standards for the scientific experiments and research and thus must be disposed of or the expired chemicals.
Article 4. General provisions of use of chemicals for scientific experiments and research
1. The organizations and persons using chemicals for the scientific experiments and research must comply with the regulations and law regarding chemical management specified in the Law on Chemicals and Decree No. 113/2017/ND-CP dated October 09, 2017 of the Government on elaboration to a number of Articles of the Law on Chemicals (hereinafter referred to as "Decree No. 113/2017/ND-CP”).
2. The organizations and persons using banned chemicals specified in the “List of banned chemicals” to conduct the scientific experiments and research must comply with the provisions under Article 19 of the Law on Chemicals.