Chương 3 Thông tư 04/2014/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân: Tổ chức thực hiện
Số hiệu: | 04/2014/TT-BLĐTBXH | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | Người ký: | Bùi Hồng Lĩnh |
Ngày ban hành: | 12/02/2014 | Ngày hiệu lực: | 15/04/2014 |
Ngày công báo: | 04/03/2014 | Số công báo: | Từ số 251 đến số 252 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/04/2023 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Mẫu sổ cấp phát phương tiện bảo vệ cá nhân mới
Vừa qua Bộ LĐTB&XH đã ban hành Thông tư 04/2014/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân. Theo đó có một số điểm đáng lưu ý:
Người sử dụng lao động có trách nhiệm lập sổ theo dõi việc cấp phát, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân theo mẫu quy định tại Phụ lục 03.
Sổ theo dõi được lập theo từng năm gồm: họ và tên người nhận, bộ phận, nơi làm việc, tên, loại,số lượng, ngày nhận, ghi chú.
Đặc biệt sổ theo dõi phải có chữ ký của người lao động để làm cơ sở đối chiếu khi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân.
Thông tư này có hiệu lực từ 15/4/2014.
Văn bản tiếng việt
1. Căn cứ vào quy định về trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân được ban hành tại Thông tư này và thời hạn sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân đã được quyết định, hàng năm, người sử dụng lao động tham khảo ý kiến của tổ chức công đoàn cơ sở hoặc người đại diện của người lao động để lập kế hoạch mua sắm (bao gồm cả dự phòng).
2. Hạch toán kinh phí về mua sắm, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân vào chi phí thường xuyên đối với các cơ quan hành chính, sự nghiệp, vào chi phí sản xuất kinh doanh của cơ sở sản xuất, kinh doanh.
3. Định kỳ báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương về tình hình thực hiện trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cùng với tình hình thực hiện công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động.
1. Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phổ biến Thông tư này tới các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh đóng trên địa bàn; đồng thời hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân trên địa bàn quản lý.
2. Định kỳ tổng hợp, báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình thực hiện Thông tư này cùng với tình hình thực hiện công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động của các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức đóng trên địa bàn.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổng hợp, đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành bổ sung Danh mục phương tiện bảo vệ cá nhân trang bị cho người lao động làm nghề, công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại và hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý.
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2014.
2. Quyết định số 1407/1997/QĐ-BLĐTBXH ngày 14 tháng 11 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành tiêu chuẩn trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho các nghề, công việc đặc thù của ngành Dự trữ quốc gia; Thông tư số 10/1998/TT-LĐTBXH ngày 28 tháng 5 năm 1998 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân; Quyết định số 68/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Danh mục trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động làm nghề, công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại và các văn bản khác có nội dung trái với quy định tại Thông tư này hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
3. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu và giải quyết./.
ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
Article 8. Responsibilities of the employer
1. Based on provisions of personal protective equipment promulgated in this Circular and the life time of personal protective equipment already been decided, the employer shall consult opinions of grassroots trade union or representatives of employees collective to set up an annual plan for purchasing personal protective equipment (including a reserve plan).
2. Expenditures for procuring, providing personal protective equipment shall be accounted into regular expenses for administrative agencies, non-business units, accounted into cost for production and business of the production and business establishments.
3. Periodically, reporting to the provincial Departments of Labor - Invalids and Social Affairs about implementation of personal protective equipment together with implementation of occupational safety and hygiene.
Article 9. Responsibilities of the provincial Departments of the Ministry of Labor - Invalids and Social Affairs
1. Assisting People's Committees in provinces and central-affiliated cities to disseminate this Circular to all enterprises, production and business establishments located in their localities; and instructing, urging, examining, inspecting implementation of regulations on personal protective equipment in localities managed by them.
2. Periodically, summing up and reporting to Ministry of Labor - Invalids and Social Affairs about implementation of this Circular together with implementation of occupational safety and hygiene by enterprises, agencies and organizations in their localities.
Article 10. Responsibilities of Ministries, Ministerial agencies, Governmental agencies, People’s Committees of provinces and central-affiliated cities
Ministries, Ministerial agencies, Governmental agencies, People’s Committees of provinces and central-affiliated cities shall sum up, propose the Ministry of Labor - Invalid and Social Affair to promulgate amendments to list of personal protective equipment for laborers doing occupations, works in contact with harmful, dangerous elements, and guide, direct, urge, check implementation of regulations on personal protective equipment at enterprises, agencies, organizations under their management.
1. This Circular takes effect on April 15, 2014.
2. Decision No. 1407/1997/QD-BLDTBXH dated November 14, 1997 of Minister of Labor - Invalids and Social Affairs on promulgating the personal protective equipment standard for special occupations, works of national serve sector; Circular No. 10/1998/TT-LDTBXH dated May 28, 1998, of the Ministry of Labor - Invalids and Social Affairs, guiding implementation of regulations on personal protective equipment; Decision No. 68/2008/QD-BLDTBXH dated December 29, 2008, of Minster of Labor - Invalids and Social Affairs, promulgating list of personal protective equipment for laborers doing occupations, works with harmful, dangerous elements and other documents which are contrary to this Circular cease to be effective on the effective date of this Circular.
3. In the course of implementation, any arising problems should be reported to the Ministry of Labor - Invalids and Social Affairs for study and settlement.