Số hiệu: | 04/2014/TT-BLĐTBXH | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | Người ký: | Bùi Hồng Lĩnh |
Ngày ban hành: | 12/02/2014 | Ngày hiệu lực: | 15/04/2014 |
Ngày công báo: | 04/03/2014 | Số công báo: | Từ số 251 đến số 252 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/04/2023 |
Mẫu sổ cấp phát phương tiện bảo vệ cá nhân mới
Vừa qua Bộ LĐTB&XH đã ban hành Thông tư 04/2014/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân. Theo đó có một số điểm đáng lưu ý:
Người sử dụng lao động có trách nhiệm lập sổ theo dõi việc cấp phát, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân theo mẫu quy định tại Phụ lục 03.
Sổ theo dõi được lập theo từng năm gồm: họ và tên người nhận, bộ phận, nơi làm việc, tên, loại,số lượng, ngày nhận, ghi chú.
Đặc biệt sổ theo dõi phải có chữ ký của người lao động để làm cơ sở đối chiếu khi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân.
Thông tư này có hiệu lực từ 15/4/2014.
Thông tư này hướng dẫn việc thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân; Danh mục phương tiện bảo vệ cá nhân trang bị cho người lao động làm nghề, công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại.
1. Người sử dụng lao động trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã; cá nhân có sử dụng lao động, bao gồm:
a) Các cơ quan hành chính; đơn vị sự nghiệp; lực lượng vũ trang (bao gồm cả lực lượng làm công tác cơ yếu);
b) Các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác;
c) Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế;
d) Hợp tác xã;
đ) Các cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế có trụ sở đóng trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
e) Các tổ chức, cá nhân khác có sử dụng lao động.
2. Công chức, viên chức, người lao động làm việc trong môi trường có yếu tố nguy hiểm, độc hại kể cả cán bộ quản lý thường xuyên đi thanh tra, kiểm tra, giám sát hiện trường, cán bộ nghiên cứu, giáo viên giảng dạy, sinh viên thực tập, học sinh học nghề hoặc người thử việc trong các doanh nghiệp, cơ quan, hợp tác xã, tổ chức, cá nhân có sử dụng lao động nêu tại khoản 1 Điều này.
1. Phương tiện bảo vệ cá nhân là những dụng cụ, phương tiện cần thiết mà người lao động phải được trang bị để sử dụng trong khi làm việc hoặc thực hiện nhiệm vụ để bảo vệ cơ thể khỏi tác động của các yếu tố nguy hiểm, độc hại phát sinh trong quá trình lao động, khi các giải pháp công nghệ, thiết bị, kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc chưa thể loại trừ hết.
2. Phương tiện bảo vệ cá nhân bao gồm:
a) Phương tiện bảo vệ đầu;
b) Phương tiện bảo vệ mắt, mặt;
c) Phương tiện bảo vệ thính giác;
d) Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp;
đ) Phương tiện bảo vệ tay, chân;
e) Phương tiện bảo vệ thân thể;
g) Phương tiện chống ngã cao;
h) Phương tiện chống điện giật, điện từ trường;
i) Phương tiện chống chết đuối;
k) Các loại phương tiện bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động khác.
3. Phương tiện bảo vệ cá nhân trang bị cho người lao động phải phù hợp với việc ngăn ngừa có hiệu quả các tác hại của các yếu tố nguy hiểm, độc hại trong môi trường lao động, dễ dàng trong sử dụng, bảo quản và không gây tác hại khác.
4. Các phương tiện bảo vệ cá nhân phải đảm bảo chất lượng, quy cách theo quy chuẩn, tiêu chuẩn và các quy định khác của nhà nước.
Article 1. Scope of regulation
This Circular guides the implementation of regulations on personal protective equipment; list of personal protective equipment for laborers doing occupations, works in contact with harmful, dangerous elements.
Article 2. Subjects of application
1. The employers in enterprises, agencies, organizations, cooperatives; individuals using laborers, including:
a) Administrative agencies; non-business units; armed forces (including forces doing cipher work);
b) Political organizations, socio-political organizations, socio-professional organizations, other social organizations;
c) Enterprises of all economic sectors;
d) Cooperatives;
dd) Agencies, foreign organizations, international organizations locate head office on territory of the Socialist Republic of Vietnam;
e) Other organizations and individuals using laborers.
2. Civil servants, public employees, employees working in environment with harmful, dangerous elements including managers regularly going for inspection, examination and supervision on the field, research officers, teachers, internships, apprentices or laborers on probationary in enterprises, agencies, cooperatives, organizations and individuals using laborers state at Clause 1 this Article.
Article 3. Personal protective equipment
1. Personal protective equipment are necessary tools and means provided to worker during their work or performing their duties in order to protect bodies from impact of harmful, dangerous elements arising during their work, when dangerous, harmful elements are not be able to eliminated entirely by technological solutions, equipment, technical safety and labor hygiene measures at the working place.
2. Personal protective equipment includes:
a) Head protective devices;
b) Eye and face protective devices;
c) Hearing protective devices;
d) Respiratory protective devices;
dd) Hand and foot protective devices;
e) Body protective devices;
g) Protective devices preventing of falling from height;
h) Protective devices preventing of electric shock, electromagnetic field;
i) Protective devices preventing down;
k) Other devices ensuring occupational safety and health.
3. Personal protective equipment provided for employees should be adequate to prevent effectively the effective of harmful, dangerous elements of working environment but convenient and easily for use and maintenance and should not create other harmful elements.
4. Personal protective devices must satisfy the quality, specification in accordance with regulations, standards and other provisions of the State.