Chương 2 Thông tư 04/2014/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân: Nguyên tắc cấp phát, sử dụng, bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân
Số hiệu: | 04/2014/TT-BLĐTBXH | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | Người ký: | Bùi Hồng Lĩnh |
Ngày ban hành: | 12/02/2014 | Ngày hiệu lực: | 15/04/2014 |
Ngày công báo: | 04/03/2014 | Số công báo: | Từ số 251 đến số 252 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/04/2023 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Mẫu sổ cấp phát phương tiện bảo vệ cá nhân mới
Vừa qua Bộ LĐTB&XH đã ban hành Thông tư 04/2014/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân. Theo đó có một số điểm đáng lưu ý:
Người sử dụng lao động có trách nhiệm lập sổ theo dõi việc cấp phát, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân theo mẫu quy định tại Phụ lục 03.
Sổ theo dõi được lập theo từng năm gồm: họ và tên người nhận, bộ phận, nơi làm việc, tên, loại,số lượng, ngày nhận, ghi chú.
Đặc biệt sổ theo dõi phải có chữ ký của người lao động để làm cơ sở đối chiếu khi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân.
Thông tư này có hiệu lực từ 15/4/2014.
Văn bản tiếng việt
Người lao động trong khi làm việc chỉ cần tiếp xúc với một trong những yếu tố nguy hiểm, độc hại dưới đây thì được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân:
1. Tiếp xúc với yếu tố vật lý xấu;
2. Tiếp xúc với bụi và hóa chất độc hại;
3. Tiếp xúc với yếu tố sinh học độc hại, môi trường vệ sinh lao động xấu:
a) Vi rút, vi khuẩn độc hại gây bệnh, côn trùng có hại;
b) Phân, nước, rác, cống rãnh hôi thối;
c) Các yếu tố sinh học độc hại khác;
4. Làm việc với máy, thiết bị, công cụ lao động, làm việc ở vị trí mà tư thế lao động nguy hiểm dễ gây ra tai nạn lao động; làm việc trên cao; làm việc trong hầm lò, nơi thiếu dưỡng khí; làm việc trên sông nước, trong rừng hoặc điều kiện lao động nguy hiểm, độc hại khác.
1. Người sử dụng lao động phải thực hiện các biện pháp về công nghệ, thiết bị, kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động để loại trừ hoặc hạn chế tối đa các tác hại của yếu tố nguy hiểm, độc hại đến mức có thể được, cải thiện điều kiện lao động trước khi thực hiện biện pháp trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân.
2. Người sử dụng lao động thực hiện việc trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động theo danh mục tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này. Trong trường hợp các nghề, công việc chưa được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành mà xét thấy có yếu tố nguy hiểm, độc hại không bảo đảm an toàn sức khỏe cho người lao động thì người sử dụng lao động trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp với công việc đó, đồng thời phải báo cáo về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương hoặc Bộ, ngành chủ quản theo mẫu tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này để đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bổ sung vào danh mục.
3. Người sử dụng lao động căn cứ vào mức độ yêu cầu của từng nghề hoặc công việc cụ thể tại cơ sở của mình, tham khảo ý kiến của tổ chức công đoàn cơ sở hoặc người đại diện tập thể người lao động để quyết định thời hạn sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân cho phù hợp với tính chất công việc và chất lượng của phương tiện bảo vệ cá nhân.
4. Người sử dụng lao động phải lập sổ cấp phát, theo dõi việc trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân và phải có chữ ký của người lao động nhận phương tiện bảo vệ cá nhân theo mẫu tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Người lao động có quyền yêu cầu người sử dụng lao động bổ sung mới hoặc thay đổi loại phương tiện bảo vệ cá nhân quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này cho phù hợp với điều kiện thực tế. Người sử dụng lao động tham khảo ý kiến của tổ chức công đoàn cơ sở hoặc người đại diện tập thể người lao động trước khi quyết định.
6. Người đến thăm quan, học tập thì tùy theo yêu cầu cụ thể, người sử dụng lao động cấp phát các phương tiện bảo vệ cá nhân cần thiết để sử dụng trong thời gian thăm quan, học tập.
7. Nghiêm cấm người sử dụng lao động cấp phát tiền thay cho việc cấp phát phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động hoặc giao tiền cho người lao động tự đi mua.
1. Người sử dụng lao động phải tổ chức hướng dẫn người lao động sử dụng thành thạo các phương tiện bảo vệ cá nhân thích hợp và phải kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng.
2. Các phương tiện bảo vệ cá nhân chuyên dùng có yêu cầu kỹ thuật cao thì người sử dụng lao động (hoặc người được ủy quyền cấp phát) phải kiểm tra để bảo đảm chất lượng, quy cách trước khi cấp, đồng thời định kỳ kiểm tra trong quá trình sử dụng và ghi sổ theo dõi; không sử dụng các phương tiện không đạt yêu cầu kỹ thuật hoặc quá hạn sử dụng.
3. Người được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân phải sử dụng phương tiện đó theo đúng quy định trong khi làm việc. Nếu người lao động vi phạm thì tùy theo mức độ vi phạm phải chịu hình thức kỷ luật theo nội quy lao động của cơ sở mình hoặc theo quy định của pháp luật.
4. Người lao động không phải trả tiền về việc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân. Người sử dụng lao động có trách nhiệm trang bị lại cho người lao động phương tiện bảo vệ cá nhân khi bị mất, hư hỏng hoặc hết hạn sử dụng. Trường hợp bị mất, hư hỏng mà không có lý do chính đáng thì người lao động phải bồi thường theo quy định của nội quy lao động cơ sở. Khi hết thời hạn sử dụng hoặc khi chuyển làm công việc khác thì người lao động phải trả lại những phương tiện bảo vệ cá nhân nếu người sử dụng lao động yêu cầu nhưng phải ký bàn giao.
1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí nơi cất giữ, bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân theo hướng dẫn của nhà sản xuất, chế tạo phương tiện bảo vệ cá nhân. Người lao động có trách nhiệm giữ gìn phương tiện bảo vệ cá nhân được giao.
2. Các phương tiện bảo vệ cá nhân để sử dụng ở những nơi không đảm bảo vệ sinh, dễ gây nhiễm độc, nhiễm trùng, nhiễm phóng xạ thì sau khi sử dụng, người sử dụng lao động phải có các biện pháp làm sạch, khử độc, khử trùng, tẩy xạ bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn cho người lao động, môi trường xung quanh và phải định kỳ kiểm tra.
PRINCIPLES FOR PROVISION, USE AND MAINTENANCE OF PERSONAL PROTECTIVE EQUIPMENT
Article 4. Conditions for provision of personal protective equipment
Workers who during their work are in contact with one of the following dangerous and harmful elements shall be provided with personal protective equipment:
1. Contacting with disadvantageous physical elements;
2. Contacting with harmful chemicals and dust;
3. Contacting with harmful biological elements and disadvantageous working environment:
a) Harmful virus, bacteria (transmittal diseases), harmful insects;
b) Polluted dung, water, sewage;
c) Other harmful biological elements;
4. Working with machinery, equipment, working tools, or in positions with high risks of occupational accidents; working in the height, in mines, low-oxygen places; working on water, in forest or working in other dangerous and harmful working conditions.
Article 5. Principles for provision of personal protective equipment
1. The employers shall ensure to carry out technological, equipment, technical safety and occupational hygiene measures to eliminate or to reduce to minimum the damage of dangerous and harmful elements as less as possible and to improve working conditions before providing personal protective equipment.
2. The employers provide personal protective equipment for the employee in accordance with the list in Annex 1 promulgated together with this Circular. Where unsafe occupations having dangerous and harmful elements not ensuring health safety for employees are not covered yet in the list of the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs, the employers shall be temporally allowed to provide personal protective equipment to meet the requirements of such occupations, and they shall concurrently send reports to the provincial Departments of Labor - Invalids and Social Affairs, of Ministries, sectors directly managing them according to the set form in Annex 2 promulgated together with this Circular for supplement to list by the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs.
3. The employers, based on requirements of each job or each occupation in the workplace and taking into account the opinions of grassroots trade union or representatives of employees collective shall set up a life time of personal protective equipment to fit with nature of work and quality of used personal protective equipment.
4. The employers must make a book of providing and monitoring the personal protective equipment and this book must have signatures of employees received personal protective equipment according to form in Annex 3 promulgated together with this Circular.
5. Employees have right to request the employers for providing new equipment or changing kind of personal protective equipment specified in Annex 1 promulgated together with this Circular to be adequate with actual conditions. The employers shall consult opinions of grassroots trade union or representatives of employees collective before decision.
6. The employers shall, depend on specific requirements, provide necessary personal protective equipment for visitors or learners to use during visit and study.
7. All acts by employer to pay cash in hand for employee instead of providing personal protective equipment or to pay cash in hand and let employee to purchase personal protective equipment themselves are strictly prohibited.
Article 6. Principles for use of personal protective equipment
1. The employer shall instruct their workers how to smoothly use the adequate personal protective equipment and closely supervise their use.
2. As for the dedicated personnel protective devices that require technically high safety, the employer (or persons authorized for provision) shall check to ensure quality, standards of personal protective devices before distribution to the employee and periodically recheck personal protective equipment during use and make records into a logbook; not using equipment failing to satisfy technical requirements or expired.
3. Persons provided personal protective equipment must use that equipment in accordance with regulations during work. If employees violate regulations, depend on seriousness of violation, they must bear discipline in accordance with labor rules of their establishments or provisions of law.
4. Workers shall not pay for personal protective equipment. In case personal protective equipment is lost, damaged, or expired, the employer shall provide a substitute. In case of the loss or break- down without legitimate reasons, a worker shall pay in accordance with labor rules of establishments. When personal protective equipment run out of life time for using or when the employee moves to other occupations, the employee shall return personal protective equipment to the employer if required but they must sign for handing over.
Article 7. Principles for maintenance of personal protective equipment
1. The employer shall provide facility for storing and maintaining personal protective equipment according to the instructions of manufactures, or producer of such personal protective equipment. Workers shall keep the provided personal protective equipment.
2. As for personal protective devices used in polluted areas vulnerable by toxic substance, bacteria, radiation, after using, the employer shall carry out anti- contamination measures, bacteria sterilize, appropriate purging measures to meet the requirements of Hygiene and safety standards for employees, surrounding environment and shall check such equipment periodically.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực