Chương 3: Thông tư 03/2013/TT-NHNN quy định về hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân có liên quan
Số hiệu: | 03/2013/TT-NHNN | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Ngân hàng Nhà nước | Người ký: | Đặng Thanh Bình |
Ngày ban hành: | 28/01/2013 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2013 |
Ngày công báo: | 16/02/2013 | Số công báo: | Từ số 107 đến số 108 |
Lĩnh vực: | Tiền tệ - Ngân hàng | Tình trạng: |
Còn hiệu lực
31/12/2024 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hạn chế khai thác thông tin tín dụng
Chỉ được cung cấp thông tin về các khoản nợ đã được xử lý bằng dự phòng rủi ro cho Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật.
Đó là một trong những hạn chế trong việc khai thác thông tin tín dụng được quy định tại Thông tư 03/2013/TT-NHNN.
Đối với thông tin tiêu cực về khách hàng thì chỉ được sử dụng để tạo lập sản phẩm thông tin tín dụng trong tối đa 05 năm kể từ ngày kết thúc thông tin tiêu cực.
Tổ chức, cá nhân vi phạm tùy theo tính chất, mức độ sẽ bị hạn chế một phần, tạm dừng trong một thời gian hoặc ngừng vĩnh viễn quyền khai thác dịch vụ thông tin tín dụng.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 1/7/2013 và thay thế Quyết định 51/2007/QĐ-NHNN ngày 31/12/2007.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Xây dựng và hướng dẫn hệ thống mã số, chỉ tiêu thông tin, mẫu tệp dữ liệu báo cáo, cách thức truyền tin; cấp quyền truy cập hệ thống cho người sử dụng.
2. Thu nhận, xử lý, lưu giữ, bảo mật thông tin tín dụng về khách hàng vay từ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tự nguyện và cá nhân.
3. Đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện cung cấp thông tin tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Điều 7, 8 Thông tư này.
4. Phối hợp với các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước tạo lập và cung cấp kịp thời sản phẩm thông tin tín dụng để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước.
5. Công khai thông tin về nguyên tắc, phạm vi sử dụng dịch vụ thông tin tín dụng, quy trình khai thác và sử dụng dịch vụ thông tin tín dụng, mức phí sử dụng dịch vụ thông tin tín dụng cho người sử dụng.
6. Hỗ trợ đào tạo cán bộ về nghiệp vụ thông tin tín dụng cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tổ chức tự nguyện khi có nhu cầu.
7. Ký kết hợp đồng và thu phí sử dụng dịch vụ thông tin tín dụng đối với các đơn vị sử dụng, người sử dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và CIC.
8. Quyết định mức thu dịch vụ trên nguyên tắc bảo đảm bù đắp đủ chi phí hoạt động.
9. Hạn chế hoặc từ chối cung cấp sản phẩm, dịch vụ thông tin tín dụng cho tổ chức, cá nhân không tuân thủ quy định tại Thông tư này và các cam kết khác với CIC.
10. Ban hành tiêu chí và tổ chức thực hiện việc đánh giá chất lượng cung cấp thông tin tín dụng; áp dụng các biện pháp khuyến khích đối với tổ chức, cá nhân thực hiện tốt hoạt động thông tin tín dụng; đề xuất việc xử lý vi phạm quy định về hoạt động thông tin tín dụng.
11. Tổ chức lấy ý kiến đánh giá của đơn vị sử dụng, người sử dụng về chất lượng dịch vụ thông tin tín dụng tối thiểu một năm một lần.
1. Các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình được khai thác sản phẩm thông tin tín dụng phục vụ hoạt động quản lý nhà nước theo quy định tại Thông tư này.
2. Trách nhiệm phối hợp với CIC
a) Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng
- Cung cấp cho CIC các thông tin sau: danh sách tổ chức tín dụng, chi nhánh, đơn vị trực thuộc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập, giải thể, phá sản, mua bán, sáp nhập; cổ đông hoặc thành viên sáng lập, cổ đông lớn của tổ chức tín dụng; vốn tự có của tổ chức tín dụng và các thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
- Chủ trì và phối hợp với CIC thực hiện thanh tra, kiểm tra hoạt động thông tin tín dụng tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
b) Vụ Dự báo, thống kê tiền tệ cung cấp cho CIC số liệu thống kê về hoạt động tín dụng của ngành;
c) Vụ Quản lý Ngoại hối cung cấp cho CIC số liệu về tình hình vay, trả nợ nước ngoài của tổ chức, cá nhân trong nước theo thẩm quyền;
d) Vụ Tín dụng cung cấp cho CIC các trường hợp được cho vay vượt quy định của Ngân hàng Nhà nước;
e) Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cung cấp cho CIC số liệu về tình hình vay, trả nợ nước ngoài của các tổ chức, cá nhân trong nước; phối hợp với CIC trong việc thực hiện hoạt động thông tin tín dụng trên địa bàn.
1. Cung cấp và chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ, kịp thời của thông tin tín dụng theo quy định tại Điều 7, 8 Thông tư này và hướng dẫn của CIC.
2. Xây dựng, thiết lập hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu tạo lập dữ liệu, kiểm soát dữ liệu cung cấp cho CIC; ban hành các quy định nội bộ và quản lý hệ thống chỉ tiêu thông tin tín dụng trong toàn hệ thống.
3. Khai thác, sử dụng dịch vụ thông tin tín dụng theo quy định tại Điều 11 Thông tư này và hướng dẫn của CIC.
4. Kiểm tra, xác minh, điều chỉnh dữ liệu sai sót theo yêu cầu của CIC, khách hàng vay hoặc khi phát hiện sai sót.
5. Thanh toán đầy đủ, kịp thời phí khai thác dịch vụ thông tin tín dụng theo thỏa thuận tại hợp đồng.
6. Cử cán bộ, nhân viên tham gia các khóa đào tạo nghiệp vụ thông tin tín dụng do CIC tổ chức hoặc phối hợp tổ chức.
1. Cung cấp và chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ, kịp thời của thông tin tín dụng theo quy định của pháp luật và các cam kết với CIC.
2. Kiểm tra, xác minh, điều chỉnh dữ liệu sai sót theo yêu cầu của CIC, khách hàng vay hoặc khi phát hiện sai sót.
3. Khai thác, sử dụng dịch vụ thông tin tín dụng theo quy định tại Điều 10, 11 Thông tư này và các cam kết với CIC.
4. Thanh toán đầy đủ, kịp thời phí khai thác dịch vụ thông tin tín dụng theo thỏa thuận tại hợp đồng.
5. Cử cán bộ, nhân viên tham gia các khóa đào tạo nghiệp vụ thông tin tín dụng do CIC tổ chức hoặc phối hợp tổ chức.
1. Khai thác miễn phí thông tin tín dụng về bản thân một lần trong một năm, bao gồm các chỉ tiêu thông tin tín dụng tại điểm a, c, d và e khoản 1 Điều 7 Thông tư này.
2. Sử dụng các sản phẩm thông tin tín dụng khác về bản thân theo hướng dẫn của CIC.
3. Yêu cầu CIC, tổ chức tín dụng, tổ chức khác có liên quan xem xét, điều chỉnh dữ liệu thông tin tín dụng về bản thân nếu phát hiện có sai sót.
4. Khiếu nại khi phát hiện thông tin tín dụng của mình có sai sót theo quy định tại Điều 18 Thông tư này.
5. Khách hàng vay có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin tín dụng cho CIC hoặc tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác có liên quan trong quá trình xử lý khiếu nại.
6. Thanh toán đầy đủ, kịp thời phí khai thác dịch vụ thông tin tín dụng theo quy định của CIC.
Chapter 3.
RIGHTS AND OBLIGATIONS OF RELEVANT ORGANIZATIONS, INDIVIDUALS
Article 12. Rights and obligations of the Credit Information Center
1. To formulate and guide system of code number, information norm, form of report data files, method of information transmission, and to issue right to access into system for users.
2. To gather, handle, save and keep in secret credit information of borrowers from credit institutions, foreign banks’ branches, voluntary organizations and individuals.
3. To urge, examine, supervise implementation of supply of credit information of credit institutions, foreign banks’ branches as prescribed in Article 7, 8 of this Circular.
4. To coordinate with units of the State bank in setting up and timely supply of credit information products in order to meet requirements on state management.
5. To publicize information on principles, scope of credit information service use, process of credit information service use, levels of charge for credit information service use to users.
6. To support training officers in credit information activity for credit institutions, foreign banks’ branches, and voluntary organizations as required.
7. To sign contracts and collect charges of credit information service use applicable with units and users as prescribed by the State bank and the CIC.
8. To decide collection levels of services in principle of assurance of covering sufficiently for operation cost.
9. To restrain or refuse supply of credit information products, services for organizations, individuals who fail to abide by provisions in this Circular and other commitments with the CIC.
10. To issue norms and organize implementation of assessment of credit information supply quality, to apply measures to encourage organizations, individuals in good implementation of credit information activity; to propose handling of violations in credit information activity.
11. To consult units, users on credit information service quality at least one year once.
Article 13. Rights and obligations of relevant units of the State bank
1. Relevant units of the State bank shall, within their functions and duties, be entitled to use credit information products in service for state management activity as prescribed in this Circular.
2. Duty to coordinate with the CIC
a) The Banking inspection and supervision agency
- To supply for the CIC the following information: List of credit institutions, branches, affiliated units of credit institutions, foreign banks’ branches which are established, dissolved, go in bankrupt, purchased, merged; shareholders or founder members, major shareholders of credit institutions; own capital of credit institutions and information related to credit activity of credit institutions, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
- To assume the prime responsibility for, and coordinate with the CIC in inspection, examination of credit information activity in credit institutions, foreign banks’ branches.
b) Department of Monetary statistics and Forecast shall supply statistical data on credit activity of sector for the CIC;
c) Department of Foreign Exchange Control shall, under its competence, supply data of foreign loans and repayment of organizations, individuals domestic for the CIC;
d) Credit Department shall supply cases of loans falling beyond regulation of the State bank for the CIC;
e) The State bank’s branches in central-affiliated cities and provinces shall supply data of foreign loans and repayment of organizations, individuals domestic for the CIC; coordinate with the CIC in implementation of local credit information activity.
Article 14. Rights and obligations of Credit institutions, foreign banks’ branches
1. To supply and take responsibility for exactness, sufficiency, timeliness of credit information as prescribed in Article 7, 8 of this Circular and guides of the CIC.
2. To supply and set up a information technology system which meet requirement on setting up data, controlling data to supply for the CIC; to issue internal regulations and manage system of credit information norms in whole system.
3. To use credit information services as prescribed in Article 11 of this Circular and guides of the CIC;
4. To examine, verify, adjust mistaken data at the request of the CIC, borrowers or upon detecting mistakes.
5. To pay full and timely charges of credit information service use as agreement in contract.
6. To appoint officers joining courses of training credit information which are organized or coordinated to organize by the CIC.
Article 15. Rights and obligations of voluntary organizations joining the credit information system
1. To supply and take responsibility for exactness, sufficiency, timeliness of credit information as prescribed by law and commitments with the CIC.
2. To examine, verify, adjust mistaken data at the request of the CIC, borrowers or upon detecting mistakes.
3. To use credit information services as prescribed in Articles 10, 11 of this Circular and commitments with the CIC;
4. To pay full and timely charges of credit information service use as agreement in contract.
5. To appoint officers joining courses of training credit information which are organized or coordinated to organize by the CIC.
Article 16. Rights and obligations of borrowers
1. To use on free their credit information once in year, including credit information norms specified in points a, c, d and e clause 1 Article 7 this Circular.
2. To use other credit information products of themselves under guides of the CIC;
3. To request the CIC, credit institutions, other relevant organizations for consideration and adjustment of their credit information if detecting mistakes.
4. To complaint when detecting mistakes in their credit information as prescribed in Article 18 of this Circular.
5. Borrowers have obligation to supply fully and honestly credit information to the CIC or credit institutions or other relevant organizations during handling of their complaint.
6. To pay full and timely charges of credit information service use as prescribed by the CIC.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực