Chương III Thông tư 01/2018/TT-NHNN cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt: Điều khoản thi hành
Số hiệu: | 01/2018/TT-NHNN | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Ngân hàng Nhà nước | Người ký: | Nguyễn Thị Hồng |
Ngày ban hành: | 26/01/2018 | Ngày hiệu lực: | 29/01/2018 |
Ngày công báo: | 17/02/2018 | Số công báo: | Từ số 379 đến số 380 |
Lĩnh vực: | Tiền tệ - Ngân hàng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
27/10/2021 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thêm chủ thể cho vay đối với TCTD được kiểm soát đặc biệt
Ngày 26/01/2018, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 01/2018/TT-NHNN quy định về cho vay đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng (TCTD) được kiểm soát đặc biệt (KSĐB). Theo đó:
Chủ thể cho vay đặc biệt đối với TCTD được KSĐB đã thêm Bảo hiểm tiền gửi VN và Ngân hàng Hợp tác xã VN bên cạnh 2 chủ thể hiện tại là NHNN và các TCTD khác theo quy định tại Thông tư 62/2012/TT-NHNN .
Trong đó Bảo hiểm tiền gửi VN cho vay đặc biệt trong các trường hợp như:
- Hỗ trợ thanh khoản đối với TCTD có nguy cơ hoặc lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả đe dọa sự ổn định của hệ thống trong thời gian TCTD được KSĐB, bao gồm cả TCTD đang thực hiện phương án cơ cấu lại;
- Cho vay đặc biệt với lãi suất ưu đãi đến mức 0% để phục hồi đối với công ty tài chính, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô từ Quỹ dự phòng nghiệp vụ theo phương án phục hồi đã được phê duyệt…
Xem thêm các trường hợp cho vay đặc biệt còn lại tại Thông tư 01/2018/TT-NHNN (có hiệu lực kể từ ngày 29/01/2018).
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Thực hiện các trách nhiệm quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.
2. Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác cho bên cho vay các hồ sơ, tài liệu về việc vay đặc biệt. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, hợp pháp của các hồ sơ, tài liệu đã cung cấp.
3. Sử dụng khoản vay đặc biệt đúng mục đích, trả nợ vay đặc biệt theo quy định tại Thông tư này, phương án cơ cấu lại, phương án chuyển nhượng đã được phê duyệt, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, hợp đồng cho vay đặc biệt.
4. Định kỳ hằng tháng, trong vòng 05 ngày làm việc đầu tháng tiếp theo ngay sau tháng báo cáo hoặc khi cần thiết, có văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố (đối với trường hợp Ngân hàng Nhà nước cho vay đặc biệt), Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (đối với trường hợp Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cho vay đặc biệt), Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (đối với trường hợp Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam cho vay đặc biệt), tổ chức tín dụng cho vay (đối với trường hợp tổ chức tín dụng khác cho vay đặc biệt) về việc sử dụng khoản vay đặc biệt của bên đi vay cho đến khi khoản vay đặc biệt được sử dụng hết.
5. Thực hiện báo cáo khác theo yêu cầu của bên cho vay.
1. Thực hiện các trách nhiệm quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.
2. Xem xét, quyết định việc cho vay đặc biệt, gia hạn cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng theo quy định tại Thông tư này; báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) việc chấp thuận hoặc không chấp thuận cho vay đặc biệt, gia hạn cho vay đặc biệt.
3. Ban hành quy định nội bộ về cho vay đặc biệt, gia hạn cho vay đặc biệt, giải ngân khoản vay đặc biệt.
4. Giám sát việc sử dụng vốn vay đặc biệt của bên đi vay; đôn đốc, yêu cầu bên đi vay trả nợ vay đặc biệt theo quy định tại Thông tư này, phương án cơ cấu lại, phương án chuyển nhượng đã được phê duyệt, hợp đồng cho vay đặc biệt.
5. Định kỳ hằng tháng, trong vòng 07 ngày làm việc đầu tháng tiếp theo ngay sau tháng báo cáo hoặc khi cần thiết có văn bản báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước số liệu cho vay đặc biệt, đồng thời gửi Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Vụ Chính sách tiền tệ theo Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Thực hiện các trách nhiệm quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.
2. Giám sát việc sử dụng vốn vay đặc biệt; giám sát các khoản thu của bên đi vay để kiến nghị thu hồi nợ cho vay đặc biệt và đôn đốc, yêu cầu bên đi vay trả nợ vay đặc biệt.
3. Kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước các nội dung sau:
a) Việc thu nợ và biện pháp thu nợ khoản cho vay đặc biệt;
b) Việc cho vay đặc biệt, xử lý khoản cho vay đặc biệt (bao gồm cả biện pháp xử lý trong trường hợp bên đi vay không trả hết nợ đúng hạn), việc miễn, giảm lãi cho vay đặc biệt trong nội dung phương án cơ cấu lại, phương án chuyển nhượng để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Việc cho vay đặc biệt, xử lý khoản cho vay đặc biệt (bao gồm cả biện pháp xử lý trong trường hợp bên đi vay không trả hết nợ đúng hạn), việc miễn, giảm lãi cho vay đặc biệt để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định theo khoản 2 Điều 3 Luật số 17/2017/QH14;
d) Việc sửa đổi, bổ sung phương án cơ cấu lại, phương án chuyển nhượng trong trường hợp việc vay đặc biệt, trả nợ vay đặc biệt của tổ chức tín dụng dẫn đến phương án cơ cấu lại, phương án chuyển nhượng đã được phê duyệt bị thay đổi.
4. Kịp thời báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vấn đề phát sinh liên quan đến khoản cho vay đặc biệt và đề xuất biện pháp xử lý.
1. Vụ Chính sách tiền tệ
a) Đầu mối trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định cho vay đặc biệt, gia hạn cho vay đặc biệt theo quy định tại Thông tư này;
b) Tổng hợp số liệu cho vay đặc biệt phát sinh tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố (đối với trường hợp cho vay đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư này), Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (đối với trường hợp cho vay đặc biệt quy định tại điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 5 Thông tư này) để định kỳ hằng tháng báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
2. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng
a) Có ý kiến về việc cho vay đặc biệt, gia hạn cho vay đặc biệt theo quy định tại Thông tư này;
b) Đầu mối trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định đối với kiến nghị của Ban kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 3 Điều 22 Thông tư này;
c) Giám sát, thanh tra và xử lý vi phạm theo thẩm quyền đối với tổ chức tín dụng trong việc thực hiện các quy định tại Thông tư này.
3. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố
a) Có ý kiến về việc cho vay đặc biệt, gia hạn cho vay đặc biệt theo quy định tại Thông tư này;
b) Thực hiện ký hợp đồng cho vay đặc biệt có các nội dung cơ bản theo Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này, giải ngân, gia hạn, thu nợ cho vay đặc biệt theo quy định tại Thông tư này, văn bản của Ngân hàng Nhà nước về việc cho vay đặc biệt, gia hạn cho vay đặc biệt và các quy định của pháp luật có liên quan;
c) Căn cứ các nội dung chuyển khoản cho vay tái cấp vốn thành khoản cho vay đặc biệt quy định tại Quyết định kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng, hạch toán chuyển khoản cho vay tái cấp vốn thành khoản cho vay đặc biệt;
d) Thực hiện quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 13 Thông tư này; Phối hợp với Ban kiểm soát đặc biệt thực hiện quy định tại khoản 2 Điều 22 Thông tư này;
đ) Giám sát, thanh tra và xử lý vi phạm theo thẩm quyền đối với tổ chức tín dụng trong việc thực hiện các quy định tại Thông tư này.
e) Định kỳ hằng tháng, trong vòng 07 ngày làm việc đầu tháng tiếp theo ngay sau tháng báo cáo hoặc khi cần thiết có văn bản gửi Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Vụ Chính sách tiền tệ về số liệu cho vay đặc biệt theo Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước
a) Căn cứ các nội dung chuyển khoản cho vay tái cấp vốn thành khoản cho vay đặc biệt quy định tại Quyết định kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng, hạch toán chuyển khoản cho vay tái cấp vốn thành khoản cho vay đặc biệt;
b) Thực hiện quy định tại điểm b khoản 2 Điều 13 Thông tư này.
5. Vụ Tài chính – Kế toán: Hướng dẫn hạch toán kế toán liên quan đến việc cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, bao gồm cả việc chuyển dư nợ gốc, lãi khoản tái cấp vốn thành dư nợ cho vay đặc biệt.
1. Các khoản cho vay đặc biệt còn số dư đến ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành được tiếp tục thực hiện theo văn bản cho vay đặc biệt, gia hạn cho vay đặc biệt hoặc hợp đồng cho vay đặc biệt đã ký. Các văn bản cho vay đặc biệt, gia hạn cho vay đặc biệt, hợp đồng cho vay đặc biệt nêu trên được sửa đổi, bổ sung nếu nội dung sửa đổi, bổ sung phù hợp với quy định tại Thông tư này.
2. Đối với khoản vay đặc biệt của tổ chức tín dụng đã vay trước ngày Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 có hiệu lực thi hành, việc xem xét gia hạn thực hiện theo trình tự sau:
a) Tổ chức tín dụng có văn bản đề nghị gia hạn gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trước ngày đến hạn trả nợ tối thiểu 20 ngày làm việc;
b) Trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị gia hạn của tổ chức tín dụng theo quy định tại điểm a khoản này, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố phối hợp với Ban kiểm soát đặc biệt (nếu có) có ý kiến bằng văn bản gửi Vụ Chính sách tiền tệ về các nội dung theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Thông tư này, kèm theo văn bản đề nghị gia hạn của tổ chức tín dụng;
c) Sau khi nhận được các văn bản quy định tại điểm b khoản này, Vụ Chính sách tiền tệ gửi lấy ý kiến Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có ý kiến về các nội dung theo quy định tại khoản 5 Điều 16 Thông tư này, Vụ Chính sách tiền tệ tổng hợp, trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định việc gia hạn cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng.
3. Đối với hồ sơ đề nghị gia hạn vay đặc biệt tổ chức tín dụng đã gửi Ngân hàng Nhà nước trước ngày Thông tư này có hiệu lực, Ngân hàng Nhà nước xem xét gia hạn trên cơ sở hồ sơ đề nghị tổ chức tín dụng đã gửi theo trình tự Vụ Chính sách tiền tệ gửi lấy ý kiến Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có ý kiến về các nội dung theo quy định tại khoản 5 Điều 16 Thông tư này, Vụ Chính sách tiền tệ tổng hợp, trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định việc gia hạn cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 29 tháng 01 năm 2018.
2. Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, Thông tư số 06/2012/TT-NHNN ngày 16 tháng 3 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng hết hiệu lực thi hành.
3. Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước; Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố; Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam; Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này./.
Article 20. Responsibility of borrowers
Every borrower shall:
1. Comply with regulations herein and relevant laws.
2. Sufficiently, timely and accurately provide the lender with documents and papers related to special loans. Assume responsibility before the law for the accuracy and legality of documents and papers provided.
3. Use the special loan fund for stated purposes and repay the special loan in accordance with regulations herein, the restructuring plan or transfer plan approved, the Prime Minister’s decision and the special loan agreement.
4. Send report on the use of borrowed fund to the lender on a monthly basis within the first 05 working days of the month following the reporting month or unscheduled report where necessary until the loan fund is used up.
5. Prepare and submit other reports at the request of the lender.
Article 21. Responsibility of the Deposit Insurance of Vietnam, the Cooperative Bank of Vietnam and other lending credit institutions
1. Comply with regulations herein and relevant laws.
2. Consider making decisions on grant of special loans or extension of special loan terms to qualified credit institutions in compliance with regulations herein; submit reports to the SBV (via the Bank Supervision and Inspection Agency) on acceptance or refusal of applications for special loans.
3. Promulgate internal regulations on grant of special loans, extension of special loan terms and disbursement.
4. Supervise the use of special loan fund by borrowers; expedite and request borrowers to repay special loan debts in accordance with regulations herein, restructuring plans or transfer plans approved, and special loan agreements.
5. Submit reports on special loans granted to the SBV’s Governor, the Bank Supervision and Inspection Agency and the Financial Policy Department according to the form stated in the Appendix 04 enclosed herewith within the first 07 working days of the month following the reporting month or unscheduled reports thereof when necessary.
Article 22. Responsibility of special control board
1. Comply with regulations herein and relevant laws.
2. Supervise the use of borrowed fund; supervise revenues of the borrower so as to request for repayment of special loans, and expedite or request borrowers to repay special loan debts.
3. Make proposals to the SBV’s Governor concerning the following contents:
a) Debt recovery and methods for recovery of special loan debts;
b) Grant and settlement of special loans (including measures taken in case where a borrower fails to repay the loan debt in full on the agreed schedule), exemption and reduction of interests on special loans in the restructuring plan or the transfer plan submitted to competent authority for approval;
c) Grant and settlement of special loans (including measures taken in case where a borrower fails to repay the loan debt in full on the agreed schedule), exemption and reduction of interests on special loans for submission to the Prime Minister for making decision as prescribed in Clause 2 Article 3 of the Law No. 17/2017/QH14;
d) Adjustments to the restructuring plan or transfer plan in case where grant of special loan or repayment of special loan debts by a credit institution results in adjustments to the restructuring plan or transfer plan approved.
4. Timely submit reports to the SBV’s Government on any issues relating a special loan and recommended solutions.
Article 23. Responsibility of State Bank’s affiliates
1. The Financial Policy Department shall:
a) Take charge of requesting the SBV's Governor to consider and make decisions on grant of special loans or extension of special loan terms in accordance with regulations herein;
b) Aggregate amounts of special loans granted by each SBV’s local branch (for special loans granted as prescribed in Clause 1 Article 5 herein), the Deposit Insurance of Vietnam and the Cooperative Bank of Vietnam (for special loans granted as prescribed in Point b Clause 2 or Point b Clause 3 Article 5 herein) so as to submit monthly consolidated reports thereof to the SBV’s Governor.
2. Bank Supervision and Inspection Agency shall:
a) Give opinions about applications for grant of special loans or extension of special loan terms as prescribed herein;
b) Take charge of requesting the SBV’s Governor or competent authorities to consider and make decision on proposals of special control boards as prescribed in Clause 3 Article 22 herein;
c) Supervise and take actions against violations committed by credit institutions during the implementation of regulations herein.
3. SBV’s local branches shall:
a) Give opinions about applications for grant of special loans or extension of special loan terms as prescribed herein;
b) Carry out the conclusion of special loan agreements, which must include all contents as stated in the Appendix 03 enclosed herewith, disburse loan funds, extend loan terms and collect loan debts in accordance with regulations herein, the SBV’s decisions on grant of special loans or extension of special loan terms and relevant laws.
c) Based on the contents about conversion of a refinancing loan into a special loan in the Decision on special control of the credit institution, record the refinancing loans to be converted as special loans;
d) Comply with regulations in Point a, Point b Clause 2 Article 13 herein; cooperate with the special control board as prescribed in Clause 2 Article 22 herein;
dd) Supervise and take actions against violations committed by credit institutions during the implementation of regulations herein.
e) Submit reports on special loans made according to the Appendix 04 enclosed herewith to the Bank Supervision and Inspection Agency, and the Financial Policy Department on a monthly basis within the first 07 working days of the month following the reporting month or unscheduled reports when necessary.
4. SBV’s Operations Center shall:
a) Based on the contents about conversion of a refinancing loan into a special loan in the Decision on special control of the credit institution, record the refinancing loans to be converted as special loans;
b) Implement regulations in Point b Clause 2 Article 13 herein.
5. Department of Finance and Accounting shall instruct accounting relating special loans granted to credit institutions placed under special control, including conversion of principal and interest of refinancing loans to those of special loans.
1. Special loans which are not yet used up by the entry into force of this Circular shall be subject to documents on grant of special loans or extension of special loan terms or the signed special loan agreements. Any adjustments to these documents on grant of special loans or extension of special loan terms or special loan agreements must be conformable with regulations herein.
2. Extension of a special loan granted to a credit institution before the date of entry into force of the Law on credit institutions No. 47/2010/QH12 shall be performed as follows:
a) The credit institution shall send an application for extension of loan term to the SBV’s local branch at least 20 working days before the due date;
b) Within 05 working days from the receipt of the valid application for extension of loan term submitted by the credit institution as prescribed in Point a of this Clause, the SBV’s local branch shall cooperate with the special control board (if any) to give opinions in writing to the Financial Policy Department about the contents specified in Clause 3 Article 16 herein, accompanied by the credit institution’s application for extension of loan term;
c) After receiving written opinions as prescribed in Point b of this Clause, the Financial Policy Department shall ask for written opinions from the Bank Supervision and Inspection Agency about the contents specified in Clause 5 Article 16 herein. Then, the Financial Policy Department shall prepare and submit consolidated reports thereof to the SBV’s Governor for making decision on grant of extension of special loan term to the requesting credit institution.
3. With regard to applications for extension of special loan terms submitted by credit institutions to the SBV before the date of entry into force of this Circular, the SBV shall consider granting extension based on the application submitted by the credit institution according to the following procedures: The Financial Policy Department shall ask for written opinions from the Bank Supervision and Inspection Agency about the contents specified in Clause 5 Article 16 herein. Then, the Financial Policy Department shall prepare and submit consolidated reports thereof to the SBV’s Governor for making decision on grant of extension of special loan term to the requesting credit institution.
1. This Circular comes into force from January 29, 2018.
2. From the date of entry into force of this Circular, the Circular No. 06/2012/TT-NHNN dated March 16, 2012 of the Governor of the State Bank of Vietnam on grant of special loans to credit institutions shall be null and void.
3. Chief of the Ministry’s Office, the Head of the Bank Supervision and Inspection Agency, the Director of the Monetary Policy Department, Heads of units affiliated to the State Bank of Vietnam, Directors of branches of the State Bank of Vietnam in provinces and central-affiliated cities, Chairpersons of the Boards of Directors, Chairpersons of the Boards of Members and General Directors (Directors) of credit institutions shall implement this Circular./.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực