Quyết định 60/2015/QĐ-TTg về cơ chế quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 60/2015/QĐ-TTg | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 27/11/2015 | Ngày hiệu lực: | 15/01/2016 |
Ngày công báo: | 10/12/2015 | Số công báo: | Từ số 1181 đến số 1182 |
Lĩnh vực: | Bảo hiểm, Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quyết định 60/2015/QĐ-TTg về cơ chế quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; chi phí quản lý BHXH, BHYT, BHTN được ban hành ngày 27/11/2015.
1. Quy định chung cơ chế tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
- Quyết định số 60 quy định cơ quan bảo hiểm xã hội thu tiền đóng, chi trả các chế độ BHXH, BHYT, BHTN; Bảo hiểm xã hội Việt Nam; cơ quan BHXH các cấp, trung tâm dịch vụ việc làm, tổ chức bảo hiểm thất nghiệp trực thuộc Bộ Lao động mở tài khoản tiền gửi không kỳ hạn để phản ánh các khoản thu, chi BHXH, BHYT, BHTN.
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam mở tài khoản tiền gửi không kỳ hạn và duy trì trên tài khoản này số dư thường xuyên tương đương với mức chi bình quân 1,5 tháng theo tổng dự toán chi các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được giao hàng năm để bảo đảm thanh khoản.
2. Cơ chế quản lý tài chính về BHXH, BHYT, BHTN
- Theo Quyết định 60/2015, BHXH Việt Nam thực hiện nhiệm vụ chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH cho người thụ hưởng thuộc đối tượng do NSNN đảm bảo, được Nhà nước cấp chi phí chi trả bằng 0,78% tổng số tiền chi trả các chế độ BHXH. Mức chi cụ thể của từng tỉnh, thành phố do Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam quy định; trong đó, mức chi cho tổ chức làm đại lý chi trả bằng 63% mức chi do Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam quy định.
- Quyết định số 60/2015 của Thủ tướng quy định khi nhận được tiền đóng của người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội trực tiếp quản lý người tham gia thực hiện như sau:
+ Thu tiền đóng BHXH, bảo hiểm y tế, BHTN, kể cả tiền lãi chậm đóng đối với NLĐ đủ điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc để kịp thời giải quyết chế độ bảo hiểm theo quy định;
+ Số tiền còn lại, theo Quyết định 60/2015/QĐ-TTg, hạch toán thu theo thứ tự sau đây:
Thu đủ số tiền phải đóng BHYT và tiền lãi chậm đóng;
Thu đủ số tiền phải đóng BHTN và tiền lãi chậm đóng;
Thu tiền đóng BHXH và tiền lãi chậm đóng.
3. Chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được Quyết định số 60/2015/TTg xác định như sau:
- Chi thường xuyên của cơ quan bảo hiểm xã hội các cấp được xác định theo số lượng người làm việc trên cơ sở vị trí việc làm và cơ cấu công chức, viên chức theo ngạch và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN;
- Chi thường xuyên đặc thù về tổ chức thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và chi không thường xuyên được xác định trên cơ sở nhiệm vụ được giao và mức chi theo chế độ quy định;
Quyết định 60 quy định về cơ chế tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp có hiệu lực từ ngày 15/01/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 60/2015/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2015 |
QUYẾT ĐỊNH
CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội ngày 20 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Việc làm ngày 16 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật Bảo hiểm y tế ngày 14 tháng 11 năm 2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế ngày 13 tháng 6 năm 2014;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định cơ chế quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
1. Quyết định này quy định cơ chế quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
2. Đối tượng áp dụng bao gồm:
a) Các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an (sau đây gọi chung là cơ quan bảo hiểm xã hội);
b) Trung tâm dịch vụ việc làm, tổ chức bảo hiểm thất nghiệp trực thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được giao thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ, giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp và các nhiệm vụ liên quan về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp;
c) Tổ chức, cá nhân liên quan đến cơ chế quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
1. Cơ quan bảo hiểm xã hội các cấp được giao dự toán thu, chi theo quy định tại Quyết định này được mở tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại có chất lượng hoạt động tốt theo xếp loại tín nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để phản ánh các khoản thu, chi như sau:
a) Cơ quan bảo hiểm xã hội thu tiền đóng, chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp mở tài khoản tiền gửi không kỳ hạn để phản ánh riêng các khoản thu và mở tài khoản tiền gửi không kỳ hạn để phản ánh riêng việc chi trả các chế độ bảo hiểm. Tiền lãi phát sinh trên các tài khoản này chuyển về Bảo hiểm xã hội Việt Nam để sử dụng theo quy định của pháp luật về đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp;
b) Bảo hiểm xã hội Việt Nam mở tài khoản tiền gửi không kỳ hạn để phản ánh các khoản thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Tiền lãi phát sinh trên tài khoản này được sử dụng theo quy định của pháp luật về đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp;
c) Cơ quan bảo hiểm xã hội các cấp, trung tâm dịch vụ việc làm, tổ chức bảo hiểm thất nghiệp trực thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội mở tài khoản tiền gửi không kỳ hạn để phản ánh các khoản thu, chi về chi phí quản lý và các quỹ của đơn vị. Tiền lãi phát sinh trên tài khoản này được sử dụng bổ sung nguồn chi phí quản lý và các quỹ của đơn vị.
2. Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định số lượng tài khoản tiền gửi, nơi mở tài khoản tiền gửi, định mức số dư tài khoản tiền gửi, thẩm quyền sử dụng tài khoản tiền gửi không kỳ hạn quy định tại điểm a Khoản 1 Điều này áp dụng đối với các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam và quy định đối với Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an sau khi có ý kiến thống nhất của các tổ chức bảo hiểm xã hội này.
Ngoài việc mở tài khoản tiền gửi phản ánh các khoản thu, chi theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 2 Quyết định này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam mở tài khoản tiền gửi không kỳ hạn và duy trì trên tài khoản này số dư thường xuyên tương đương với mức chi bình quân 1,5 tháng theo tổng dự toán chi các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được giao hàng năm để bảo đảm thanh khoản và chỉ được sử dụng trong trường hợp các nguồn thu theo tiến độ nhưng chưa được tập trung kịp thời. Tiền lãi phát sinh trên tài khoản này được sử dụng theo quy định của pháp luật về đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
1. Nguồn tài chính do Bảo hiểm xã hội Việt Nam quản lý bao gồm:
a) Quỹ bảo hiểm xã hội, bao gồm cả khoản kinh phí ngân sách nhà nước cấp hằng năm để chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người thụ hưởng thuộc đối tượng do ngân sách nhà nước đảm bảo;
b) Quỹ bảo hiểm y tế;
c) Quỹ bảo hiểm thất nghiệp;
d) Các nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật.
2. Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện nhiệm vụ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người thụ hưởng thuộc đối tượng do ngân sách nhà nước đảm bảo, được Nhà nước cấp chi phí chi trả bằng 0,78% tổng số tiền chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội (trừ khoản chi trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động, chi đóng bảo hiểm y tế). Mức chi cụ thể của từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định; trong đó, mức chi cho tổ chức làm đại lý chi trả bằng 63% mức chi do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định.
1. Hằng năm, cùng thời gian quy định về lập dự toán ngân sách nhà nước, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổng hợp dự toán thu, chi của các cơ quan, đơn vị liên quan, trình Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông qua và báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, bao gồm:
a) Thu, chi bảo hiểm xã hội;
b) Thu, chi bảo hiểm y tế;
c) Thu, chi bảo hiểm thất nghiệp;
d) Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp;
đ) Kế hoạch đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ quyết định giao dự toán thu, chi cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Đối với dự toán chi lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người thụ hưởng thuộc đối tượng do ngân sách nhà nước đảm bảo, Bộ Tài chính tổng hợp vào dự toán chi ngân sách nhà nước, trình cấp thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định giao dự toán của Thủ tướng Chính phủ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm thực hiện xong việc giao dự toán cho các đơn vị trực thuộc, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Trường hợp Nhà nước ban hành chính sách, chế độ làm thay đổi dự toán đã được Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét điều chỉnh dự toán cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam tương ứng với mức điều chỉnh theo chế độ mới và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.
4. Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành mẫu biểu và hướng dẫn quy trình lập dự toán thu, chi quy định tại Khoản 1 Điều này để thống nhất thực hiện.
1. Cơ quan bảo hiểm xã hội thu tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của các đối tượng và chuyển về Bảo hiểm xã hội Việt Nam để quản lý theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Đối với số thu bảo hiểm y tế của các đối tượng do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an có trách nhiệm quản lý, sử dụng cho việc khám bệnh, chữa bệnh cho người tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
2. Khi nhận được tiền đóng của người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội trực tiếp quản lý người tham gia thực hiện như sau:
a) Thu tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kể cả tiền lãi chậm đóng theo quy định tại Khoản 3 Điều này đối với người lao động đủ điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc để kịp thời giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật (nếu có);
b) Số tiền còn lại, hạch toán thu theo thứ tự sau đây:
- Thu đủ số tiền phải đóng bảo hiểm y tế và tiền lãi chậm đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này (nếu có);
- Thu đủ số tiền phải đóng bảo hiểm thất nghiệp và tiền lãi chậm đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này (nếu có);
- Thu tiền đóng bảo hiểm xã hội và tiền lãi chậm đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này (nếu có).
3. Việc thu tiền lãi chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thực hiện như sau:
a) Trường hợp chậm đóng bảo hiểm y tế từ 30 ngày trở lên, số tiền lãi phải thu bằng 02 lần mức lãi suất thị trường liên ngân hàng kỳ hạn 9 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố trên Cổng Thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng. Trường hợp lãi suất liên ngân hàng năm trước liền kề không có kỳ hạn 9 tháng thì áp dụng theo mức lãi suất của kỳ hạn liền trước kỳ hạn 9 tháng;
b) Trường hợp trốn đóng, chậm đóng, chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp từ 30 ngày trở lên, số tiền lãi phải thu bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng;
c) Trong thời hạn 15 ngày đầu của tháng 01 hằng năm, Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải có văn bản thông báo mức lãi suất bình quân theo tháng trên cơ sở mức lãi suất bình quân quy định tại điểm a và b Khoản này gửi cơ quan bảo hiểm xã hội trực thuộc, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an để thống nhất thực hiện.
4. Số tiền lãi chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thu được, cơ quan bảo hiểm xã hội các cấp, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an quyết toán riêng với Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổng hợp và thực hiện như sau:
a) Tiền lãi chậm đóng bảo hiểm xã hội được bổ sung vào quỹ hưu trí, tử tuất thuộc quỹ bảo hiểm xã hội;
b) Tiền lãi chậm đóng bảo hiểm y tế được bổ sung vào quỹ dự phòng bảo hiểm y tế để điều tiết chung;
c) Tiền lãi chậm đóng bảo hiểm thất nghiệp được bổ sung vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
5. Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm chuyển đủ và kịp thời nhu cầu kinh phí cho các đơn vị trực thuộc, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tạm ứng, thanh toán, chi trả các chế độ cho người thụ hưởng và chi phí quản lý.
1. Quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm y tế, quỹ bảo hiểm thất nghiệp được quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch, hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần và cân đối thu, chi theo từng quỹ tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
2. Số quyết toán thu tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp là số tiền thực thu, gồm: số tiền đóng của người tham gia, số tiền ngân sách nhà nước đóng, hỗ trợ mức đóng và số tiền lãi chậm đóng (nếu có).
3. Cơ quan bảo hiểm xã hội các cấp, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an, trung tâm dịch vụ việc làm, tổ chức bảo hiểm thất nghiệp trực thuộc Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội phải thực hiện công tác kế toán, thống kê theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê; lập và gửi báo cáo quyết toán cho cơ quan có thẩm quyền để xét duyệt, thẩm định theo quy định.
4. Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm xét duyệt, thẩm định và thông báo quyết toán năm cho các đơn vị trực thuộc; thẩm định và thông báo quyết toán năm cho Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; tổng hợp và lập báo cáo quyết toán năm trình Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông qua, gửi Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
5. Bộ Tài chính thẩm định quyết toán năm và thông báo kết quả thẩm định quyết toán năm cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam đối với khoản kinh phí ngân sách nhà nước cấp chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người thụ hưởng thuộc đối tượng do ngân sách nhà nước đảm bảo.
1. Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều 9 Quyết định này và xác định như sau:
a) Chi thường xuyên của cơ quan bảo hiểm xã hội các cấp được xác định theo số lượng người làm việc trên cơ sở vị trí việc làm và cơ cấu công chức, viên chức theo ngạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về công chức, viên chức và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước theo quy định của cấp có thẩm quyền;
b) Chi thường xuyên đặc thù về tổ chức thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và chi không thường xuyên được xác định trên cơ sở nhiệm vụ được giao và mức chi theo chế độ quy định;
c) Đối với Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an: Chi thường xuyên bộ máy do ngân sách Bộ Quốc phòng, Bộ Công an bảo đảm. Chi thường xuyên cho lao động hợp đồng do thủ trưởng đơn vị thực hiện giao kết hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật và chi thực hiện các nhiệm vụ về quản lý, tổ chức thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an theo quy định tại Quyết định này do Bảo hiểm xã hội Việt Nam bảo đảm.
2. Nguồn kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp như sau:
a) Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội được trích từ tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội;
b) Chi phí quản lý bảo hiểm y tế được trích từ khoản 10% số tiền đóng bảo hiểm y tế dành cho quỹ dự phòng và chi phí quản lý quỹ bảo hiểm y tế;
c) Chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp được trích từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Mức trích cụ thể từ các nguồn quy định tại Khoản này thực hiện theo quy định tại Quyết định khác của Thủ tướng Chính phủ.
3. Ngoài mức chi phí quản lý được giao theo Khoản 2 Điều này, cơ quan bảo hiểm xã hội, trung tâm dịch vụ việc làm, tổ chức bảo hiểm thất nghiệp trực thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội còn được sử dụng các nguồn kinh phí sau để thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều 9 Quyết định này:
a) Tiền lãi phát sinh trên tài khoản tiền gửi chi phí quản lý theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 2 Quyết định này;
b) Hỗ trợ của ngân sách nhà nước để thực hiện nhiệm vụ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao (nếu có);
c) Hỗ trợ của tổ chức, cá nhân ở trong nước và nước ngoài;
d) Các khoản thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
4. Chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp của các trung tâm dịch vụ việc làm được giao thực hiện các nhiệm vụ về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp, được hạch toán vào nguồn thu sự nghiệp của đơn vị và tự chủ sử dụng theo quy định của pháp luật về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.
1. Chi tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, phát triển bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thì thực hiện theo phương thức ký hợp đồng thực hiện công việc chuyên môn, trong đó thỏa thuận mức chi, yêu cầu về khối lượng công việc, nội dung công việc và thời gian thực hiện.
2. Chi tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định của pháp luật về chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Chi cải cách thủ tục hành chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, gồm:
a) Chi xây dựng và vận hành giao dịch điện tử thực hiện thủ tục đăng ký tham gia, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp;
b) Chi áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2008 đối với toàn bộ hoạt động liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp:
c) Chi xây dựng và ban hành mẫu hồ sơ, quy trình nghiệp vụ về tổ chức thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp: Mức chi thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
4. Chi công tác quản lý người tham gia, người thụ hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, gồm:
a) Chi hỗ trợ cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn để thực hiện lập danh sách tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn (gồm: chi phí in ấn, phô tô tài liệu, biểu mẫu và chi thù lao cho người lập danh sách). Mức chi cụ thể hằng năm do Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông báo trên cơ sở mức dự toán được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; việc quản lý và sử dụng khoản kinh phí này do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn quyết định;
b) Chi phí làm sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế: Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành quy trình làm sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế; nội dung và mức chi thực hiện theo chế độ chi tiêu hiện hành;
c) Chi phí bảo quản, lưu trữ hồ sơ của người tham gia, người thụ hưởng;
d) Đối với công chức, viên chức thường xuyên phải đi đến đơn vị sử dụng lao động, khu dân cư để xác minh, đối chiếu danh sách người tham gia, người thụ hưởng, đi đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để giám định bảo hiểm y tế mà tự túc bằng phương tiện cá nhân và không thuộc phạm vi thanh toán chế độ công tác phí theo quy định, thì được hỗ trợ theo phương thức khoán tiền tự túc phương tiện (gồm tiền nhiên liệu, khấu hao xe và chi phí gửi xe) tối đa không quá 01 lần mức lương cơ sở/người/tháng. Mức khoán cụ thể do thủ trưởng đơn vị quyết định trong phạm vi nguồn chi phí quản lý được sử dụng.
5. Chi công tác tổ chức thu, chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, gồm:
a) Chi phí thu bảo hiểm xã hội tự nguyện, thu bảo hiểm y tế của người tham gia theo hộ gia đình, của học sinh, sinh viên đang theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (gồm: chi đào tạo, tập huấn, thù lao cho đại lý thu). Mức chi bằng 7% số tiền đóng của người tham gia, trừ số thu do ngân sách nhà nước, tổ chức, cá nhân hỗ trợ.
Mức chi cụ thể đối với từng nhóm đối tượng tham gia và của từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương; trong đó, mức chi thù lao cho tổ chức làm đại lý thu bằng 75% mức chi do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định;
b) Chi phí chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp từ quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp bằng 0,78% số tiền chi trả từ các quỹ thành phần: Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất (trừ các khoản chi: Phí khám giám định; dưỡng sức, phục hồi sức khỏe; hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc; đóng bảo hiểm y tế) và chi trợ cấp thất nghiệp. Mức chi cụ thể của từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và mức chi cho tổ chức làm đại lý chi trả thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Quyết định này;
c) Chi phí chuyển tiền trả cho Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại;
d) Chi phí in ấn, phô tô tài liệu, biểu mẫu, thông báo, báo cáo;
đ) Chi trang phục y tế theo quy định của Bộ Y tế cho giám định viên bảo hiểm y tế làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, định mức 02 bộ/người/năm;
e) Chi hỗ trợ cước phí điện thoại cho một số chức danh và vị trí công tác trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam, ngoài đối tượng được trang bị điện thoại cố định tại nhà riêng, trang bị điện thoại di động theo quy định của pháp luật, tối đa không quá 250.000 đồng/người/tháng. Mức hỗ trợ cụ thể và đối tượng hỗ trợ do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quyết định trong phạm vi nguồn chi phí quản lý được sử dụng;
g) Chi các hoạt động phối hợp tổ chức thu, chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, gồm: Hỗ trợ công tác phối hợp chỉ đạo, chế độ công tác phí, làm đêm, thêm giờ, chi phí xăng xe hoặc thuê phương tiện phục vụ công tác tổ chức thu, chi trả các chế độ.
6. Chi công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, gồm:
a) Chi trang phục thanh tra, chế độ bồi dưỡng đối với người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ do Nhà nước quy định;
b) Chi hỗ trợ động viên, khuyến khích tập thể, cá nhân ngoài ngành Bảo hiểm xã hội phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và đôn đốc thu hồi đối với các trường hợp trốn đóng, chậm đóng, chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp: Mức hỗ trợ đối với cá nhân không quá 03 lần mức lương cơ sở/lần và đối với tập thể không quá 15 lần mức lương cơ sở/lần; số lần hỗ trợ trong một năm không quá 04 lần;
c) Chi phí phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và các hoạt động phối hợp trong thanh tra, kiểm tra, giám sát gồm: Hỗ trợ công tác phối hợp chỉ đạo, chế độ công tác phí, làm đêm, thêm giờ, chi phí xăng xe hoặc thuê phương tiện phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát.
7. Chi hoạt động của Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo quy định của cấp có thẩm quyền.
8. Chi mua sắm hiện đại hóa hệ thống quản lý, gồm:
a) Chi mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc và phục vụ công tác: Thực hiện theo quy định của pháp luật về mua sắm tài sản công;
b) Chi ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp: Thực hiện theo quy định của pháp luật về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước;
c) Chi sửa chữa lớn trang thiết bị, phương tiện làm việc, trụ sở làm việc và giao dịch, kho lưu trữ.
9. Chi đầu tư phát triển, gồm: Đầu tư xây dựng trụ sở làm việc và giao dịch, kho lưu trữ, trung tâm ứng dụng công nghệ thông tin; đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư phát triển thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về xây dựng.
10. Chi hoạt động bộ máy của cơ quan bảo hiểm xã hội các cấp, gồm:
a) Chi thường xuyên, gồm:
- Chi tiền lương, tiền công, phụ cấp lương và các khoản đóng góp theo lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn) theo chế độ do Nhà nước quy định;
- Chi quản lý hành chính: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định của Mục lục Ngân sách nhà nước và chế độ chi tiêu tài chính hiện hành đối với cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp;
- Chi bảo đảm hoạt động của tổ chức Đảng, đoàn thể và chế độ đối với cán bộ tự vệ theo chế độ quy định.
b) Chi không thường xuyên, gồm:
- Chi nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Thực hiện theo quy định của pháp luật về chế độ chi tiêu đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ;
- Chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo chương trình của Nhà nước (không bao gồm các khoản chi quy định tại Khoản 2 Điều này): Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước;
- Chi đóng niên liễm cho các tổ chức quốc tế (nếu có);
- Chi thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ do Nhà nước quy định;
- Chi hỗ trợ công tác điều động, luân chuyển, biệt phái cán bộ, công chức, viên chức trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo chế độ quy định;
- Chi phí thuê mướn; chi phí thực hiện hợp đồng thuê khoán công việc hoặc hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật về lao động đối với những công việc không cần thiết bố trí biên chế thường xuyên;
- Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
11. Đối với các hoạt động mua sắm hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ mua sắm thường xuyên thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
1. Khuyến khích cơ quan bảo hiểm xã hội các cấp sắp xếp lao động, tinh giản biên chế, tiết kiệm kinh phí trên cơ sở bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao. Trong phạm vi nguồn chi phí quản lý được sử dụng (trừ kinh phí bố trí để thực hiện các nhiệm vụ chi quy định tại khoản 8, khoản 9 và điểm b khoản 10 Điều 9 Quyết định này), cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện các biện pháp tiết kiệm kinh phí, số kinh phí tiết kiệm được sử dụng như sau:
a) Trích tối thiểu 5% để lập quỹ phát triển hoạt động của đơn vị để bổ sung kinh phí mua sắm, sửa chữa tài sản cố định, cải cách thủ tục hành chính, đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực công tác cho cán bộ, công chức, viên chức;
b) Trích lập quỹ bổ sung thu nhập tối đa không quá 01 lần quỹ tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp, trừ phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ để chi bổ sung thu nhập cho công chức, viên chức và người lao động trong năm và dự phòng chi bổ sung thu nhập năm sau trong trường hợp nguồn thu nhập bị giảm do những nguyên nhân khách quan. Việc chi bổ sung thu nhập theo nguyên tắc phải gắn với hiệu quả, kết quả công việc của từng người;
c) Trích lập quỹ khen thưởng, phúc lợi tối đa không quá 03 tháng tiền lương và thu nhập thực tế trong năm để:
- Thưởng định kỳ, đột xuất cho tập thể, cá nhân trong đơn vị theo hiệu quả công việc và thành tích đóng góp ngoài chế độ khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng; thưởng cho tập thể, cá nhân ngoài đơn vị có thành tích đóng góp vào hoạt động tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của đơn vị. Mức thưởng do thủ trưởng đơn vị quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị;
- Xây dựng, sửa chữa các công trình phúc lợi; chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể của người lao động trong đơn vị; trợ cấp khó khăn đột xuất cho công chức, viên chức và người lao động, kể cả trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức; chi hỗ trợ cho người thực hiện chính sách tinh giản biên chế.
2. Mức trích cụ thể của các quỹ quy định tại Khoản 1 Điều này tùy thuộc vào số kinh phí tiết kiệm trong năm và việc sử dụng các quỹ do thủ trưởng đơn vị quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ và phải công khai trong đơn vị.
3. Kinh phí bố trí cho các nhiệm vụ trong năm đến cuối năm chưa sử dụng được chuyển nguồn sang năm sau tiếp tục sử dụng, không được coi là kinh phí tiết kiệm để trích lập các quỹ theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
Toàn bộ số dư quỹ dự phòng rủi ro trong công tác chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 6 Quyết định số 04/2011/QĐ-TTg ngày 20 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ, sau khi bù đắp cho số tiền bị thiếu hụt trong công tác chi trả do nguyên nhân khách quan đến cuối năm 2015 (nếu có), số còn lại, Bảo hiểm xã hội Việt Nam sử dụng bổ sung vào quỹ bổ sung thu nhập của Ngành.
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 01 năm 2016 và áp dụng từ năm ngân sách năm 2016.
2. Quyết định số 04/2011/QĐ-TTg ngày 20 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Quyết định số 51/2013/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi một số điểm của Quyết định số 04/2011/QĐ-TTg ngày 20 tháng 01 năm 2011 hết hiệu lực kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành.
1. Bộ trưởng Bộ Tài chính căn cứ nội dung chi, mức chi quy định tại Điều 9 và 10 Quyết định này hướng dẫn thực hiện cho phù hợp với tổ chức hoạt động của Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an, trung tâm dịch vụ việc làm, tổ chức bảo hiểm thất nghiệp trực thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và hướng dẫn những nội dung cần thiết khác của Quyết định này để đáp ứng yêu cầu của quản lý nhà nước.
2. Các Bộ trưởng: Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế; Chủ tịch Hội đồng quản lý, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
THỦ TƯỚNG |
THE PRIME MINISTER |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 60/2015/QD-TTg |
Hanoi, November 27, 2015 |
DECISION
FINANCIAL MANAGEMENT MECHANISM IN SOCIAL, HEALTH AND UNEMPLOYMENT INSURANCE AND ADMINISTRATIVE EXPENSES
Pursuant to the Law on Government organization dated December 25, 2001;
Pursuant to Law on Social insurance dated November 20, 2014;
Pursuant to Law on Employment dated November 16, 2013;
Pursuant to the Law on Health insurance dated November 14, 2008 and the Law on Amendments to a number of articles of the Law on Health insurance dated June 13, 2014;
At the request of the Minister of Finance,
The Prime Minister promulgates the Decision on financial management mechanism in social, health and unemployment insurance and administrative expenses.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope and regulated entities
1. This Decision stipulates financial management mechanism in social, health and unemployment insurance and administrative expenses.
2. This Decision applies to:
a) Units affiliated to Vietnam Social Security, social insurance agencies affiliated to the Ministry of Defence, the Ministry of Public Security (hereinafter referred to as “social insurance agencies”);
b) Employment service centers, unemployment insurance units affiliated to the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs which are tasked with receiving and settling applications for unemployment insurance benefits, and performing other duties related to unemployment insurance according to the Law on Unemployment Insurance;
c) Other relevant organizations and/or individuals.
Article 2. Opening accounts
1. Social insurance agencies at all levels allocated with receipts and expenditures estimates under this Decision may open deposit accounts with the State Treasuries, commercial banks of great credibility according to credit rating by the State Bank of Vietnam to reflect receipts and expenditures as follows:
a) Social insurance agencies collecting insurance premiums, paying social, health and unemployment insurance benefits shall open demand deposit accounts to reflect receipts from insurance premiums and expenditures for insurance benefits separately. Interests from these accounts shall be transferred to Vietnam Social Security according to regulations on investment from social, health and unemployment insurance funds;
b) Vietnam Social Security shall open a demand deposit account to reflect receipts and expenditures related to social, health and unemployment insurance. Interests from these accounts shall be used according to regulations on investment from social, health and unemployment insurance funds;
c) Social insurance agencies at all levels, employment service centers, unemployment insurance organizations affiliated to the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs shall open demand deposit accounts to reflect receipts and expenditures related to administrative expenses and the unit’s funds. Interests from these accounts shall be used as a supplement to administrative expenses and the unit’s funds.
2. General director of Vietnam Social Security shall prescribe the number of deposit accounts, where to open deposit accounts, limits of deposit balances, authority to use demand deposit accounts as prescribed in Point a, Clause 1 of this Article for the units affiliated to Vietnam Social Security, social insurance agencies affiliated to the Ministry of Defence, the Ministry of Public Security after receiving agreement from these social insurance organizations.
Article 3. Liquidity
In addition to the deposit account to reflect receipts and expenditures as prescribed in Point b, Clause 1, Article 2 herein, Vietnam Social Security shall open a demand deposit account and maintain thereon a permanent balance equivalent to an average level of expenditure for one and a half month according to the total expenditures estimate annually allocated for social, health and unemployment insurance to assure liquidity and provision against a possible shortage of funds. Interests from these accounts shall be used according to regulations on investment from social, health and unemployment insurance funds.
Chapter II
FINANCIAL MANAGEMENT MECHANSIM
Article 4. Financial resources
1. Financial resources under the management of Vietnam Social Security include:
a) Social insurance funds, including annual state budget funds to pay for pensions and social insurance benefits to beneficiaries who are covered by state budget;
b) Health insurance funds;
c) Unemployment insurance funds;
d) Other financial resources according to laws.
2. Vietnam Social Security shall make payment of pensions, social insurance benefits to beneficiaries covered by state budget and be allocated 0.78% of the total expenditures for insurance benefits by state budget (except expenses for examination and evaluation of functional impairments, health insurance). Specific level of expenditure for individual provinces, central-affiliated cities shall be prescribed by general director of Vietnam Social Security; in which remunerations for the paying agents (agents that carry out the payment of insurance benefits) equal 63% of the level of expenditure prescribed by general director of Vietnam Social Security.
Article 5. Formulation and allocation of receipts and expenditures estimates
1. Annually, along with the formulation of state budget estimates as prescribed, Vietnam Social Security shall compile receipts and expenditures estimates from relevant agencies and units and make a review report to management board of Vietnam Social Security for approval and reporting to the Ministry of Finance, Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs, Ministry of Health, including:
a) Social insurance receipts and expenditures;
b) Health insurance receipts and expenditures;
c) Unemployment insurance receipts and expenditures;
d) Administrative expenses in social, health and unemployment insurance;
dd) Investment plans to preserve and develop social, health and unemployment insurance funds.
The Ministry of Finance shall preside over and cooperate with the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs, Ministry of Health, Ministry of Planning and Investment in preparing and submitting a review report on receipts and expenses estimates to the Prime Minister for decision and transfer to Vietnam Social Security. Regarding the estimate of expenditures on pensions and social insurance benefits to beneficiaries guaranteed by state budget, the Ministry of Finance shall include it in the state budget spending estimate and make submission to competent authorities for decision according to the Law on State Budget.
2. Within 15 days since receipt of the decision on estimate allocation from the Prime Minister, Vietnam Social Security shall carry out allocation of estimates to social insurance agencies at all levels, the units affiliated to the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs.
3. If the State promulgates any policy or regime that changes the estimate allocated by the Prime Minister, the Minister of Finance shall consider adjustments to the estimate allocated to Vietnam Social Security in proportion to the level under new policy or regime and make the report to the Prime Minister.
4. The Minister of Finance shall promulgate forms and instruct the formulation of receipts and expenditures estimates prescribed in Clause 1 of this Article.
Article 6. Gathering, management and use of receipts
1. Social insurance agencies shall collect social, health and unemployment insurance premiums from policy holders and transfer it to Vietnam Social Security for management as instructed by Vietnam Social Security.
The social insurance agencies affiliated to the Ministry of Defence and the Ministry of Public Security shall manage and use health insurance premiums from policy holders under the management of the Ministry of National Defense, Ministry of Public Security for medical examination and treatment for the policy holders according to laws.
2. Regarding premiums from employers, social insurance agencies responsible for direct management of policy holders shall take following steps:
a) Collect social, health and unemployment insurance premiums including interests on delayed premiums as prescribed in Clause 3 of this Article from employees who are eligible for social insurance benefits or subject to termination of employment contracts to settle social and unemployment benefits in a timely manner for employees according to laws (if any);
b) The remaining shall be collected as follows:
- Collect all health insurance premiums and interests on delayed premiums according to Point a, Clause 3 of this Article (if any);
- Collect all unemployment insurance premiums and interests on delayed premiums according to Point b, Clause 3 of this Article (if any);
- Collect all social insurance premiums and interests on delayed premiums according to Point b, Clause 3 of this Article (if any);
3. Interests on delayed social, health and unemployment insurance premiums shall be collected as follows:
a) If the payment of health insurance premiums delays from 30 days and over, the interests thereon to be collected shall be twice interbank nine-month term interest rates from last year published by the State bank of Vietnam. If the interbank nine-month interest rates are not available, interest rates of the term preceding the nine-month term shall be applied;
b) In case of evasion, delay or appropriation of social and unemployment insurance premiums, benefits from 30 days and over, the interests thereon to be collected shall be twice the last year’s average interest rate on investments of social, unemployment insurance funds;
c) Within the first 15 days of January annually, Vietnam Social Security shall issue a written notice of average monthly interest rates based on the average interest rate prescribed in Points a and b, this Clause to affiliated social insurance agencies, the Ministry of Defence' Social Security and Ministry of Public Security's Social Security for implementation.
4. The collected interests on delayed social, health and unemployment insurance premiums shall be made in a separate balance sheet between social insurance agencies at all levels and Vietnam Social Security and be reviewed and managed by Vietnam Social Security as follows:
a) The interests on delayed social insurance premiums shall be added to pension and survivorship funds under the social insurance funds.
b) The interests on delayed health insurance premiums shall be added to health insurance provision funds for general management;
c) The interests on delayed unemployment insurance premiums shall be added to unemployment insurance funds.
5. Vietnam Social Security shall be responsible for transferring adequate funds in a timely manner to social insurance agencies at all levels, the units affiliated to the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs for advancing and paying insurance benefits and administrative expenses.
Article 7. Accounting and balance sheets
1. Social, health and unemployment insurance funds shall be managed and used according to laws on social, health and unemployment insurance; managed in a unified and transparent way, independently accounted and financially balanced according to component funds by Vietnam Social Security.
2. The receipts from social, health and unemployment insurance premiums in a balance sheet are the actual receipts that include premiums from policy holders, state subsidies and interests on delayed premiums (if any).
3. Social insurance agencies at all levels, employment service centers and unemployment insurance units affiliated to the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs shall perform accounting and statistical tasks according to laws on accounting and statistics; formulate and submit balance sheets to competent agencies for approval and assessment as prescribed.
4. Vietnam Social Security shall be responsible for assessing and sending annual balance sheets to social insurance agencies at all levels, the units affiliated to the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs; formulating and submitting annual balance sheets to management board of Vietnam Social Security for approval and reporting to the Ministry of Finance, the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs, the Ministry of Health, Ministry of Planning and Investment.
5. The Ministry of Finance shall assess annual balance sheets of state subsidies for payment of pensions and social insurance benefits to beneficiaries covered by the state budget and inform the result to Vietnam Social Security.
Chapter III
ADMINISTRATIVE EXPENSES
Article 8. Level of expenditure and sources of funds
1. Social, health and unemployment insurance administrative expenses shall be used to implement the duties prescribed in Article 9 herein and determined as follows:
a) Recurring expenses for social insurance agencies at all levels are determined based on the number of staff, job positions, and ranks of officials and civil servants approved by competent agencies according to laws on officials and civil servants and norms for allocation of state budget for recurring expenses according to regulation by competent authorities;
b) Special recurring expenses for organizations performing social, health and unemployment insurance and non-recurring expenses are determined based on assigned duties and levels of expenditure under the regimes as prescribed;
c) For social insurance agencies affiliated to the Ministry of National Defense, Ministry of Public Security: Recurring expenses for operation of the apparatus guaranteed by the Ministry of Defence, Ministry of Public Security. Recurring expenses for contracted employees, management, conduct and implementation of social, health and unemployment insurance within the Ministry of Defence, Ministry of Public Security as prescribed herein, guaranteed by Vietnam Social Security.
2. Sources of funds to cover social, health and unemployment insurance administrative expenses:
a) Social insurance administrative expenses are taken from the profits made in the investment of social insurance funds;
b) Health insurance administrative expenses shall be taken from 10% of the health insurance premiums reserved for provision funds and administrative expenses of health insurance funds;
c) Unemployment insurance administrative expenses shall be taken from unemployment insurance funds.
Specific amount taken from the sources prescribed in this Clauses shall be conformable with other decisions made by the Prime Minister.
3. In addition to the level of expenditure as prescribed in Clause 2 of this Article, the social insurance agencies, employment service centers and unemployment insurance units affiliated to the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs shall use following sources to perform the duties prescribed in Article 9 herein:
a) Interests from deposit accounts of administrative expenses as prescribed in Point c, Clause, Article 2 herein;
b) State subsidies for implementation of the duties assigned by competent state agencies (if any);
c) Grants and aids by organizations and/or individuals at home and abroad;
d) Other sources according to laws.
4. Unemployment insurance administrative expenses by employment service centers tasked with performing unemployment insurance according to laws on unemployment insurance shall be recorded in the units’ revenues and used within their autonomy according to laws on autonomy mechanism of public service providers.
Article 9. Subject matters and levels of expenditure
1. Propagating and disseminating policies and laws on social, health and unemployment insurance: Level of expenses is prescribed in the regulations on management, use and statement of funds for dissemination and education about laws.
Any social insurance agency that wishes to cooperate with some organization in propagating and developing social, health and unemployment insurance must execute a contract under which the level of expenditure, quantity of work, subject matters of work and implementation period should be specified.
2. Expenses for professional training in social, health and unemployment insurance: Level of expenditure is prescribed in the regulations on expenses for business trips, organization of conferences by regulatory agencies and public service providers.
3. Expenses for administrative procedure reforms regarding social, health and unemployment insurance:
a) Expenses for establishment and operation of an electronic transaction system to facilitate procedures for registration of social, health and unemployment insurance;
b) Expenses for application and maintenance of TCVN ISO 9001:2008 quality control system for all activities related to settlement of administrative procedures in social, health and unemployment insurance:
c) Expenses for establishment and promulgation of specimen dossiers and business process in the conduct of social, health and unemployment insurance: Level of expenditure is prescribed in the regulations on the formulation of legislative documents.
4. Expenses for the management of policy holders and beneficiaries of social, health and unemployment insurance including:
a) Expenses for supporting People’s committees of communes, wards and townships in preparing the list of health insurance policy holders in the administrative division (including: expenses for printing and copying documents, forms and remunerations for those who make the list). Annual specific level of expenditure shall be published by Vietnam Social Security based on the estimates approved by the Prime Minister; the management and use of this funding shall be decided by presidents of People's committees of communes, wards and townships;
b) Expenses for production of social insurance books, health insurance cards: General director of Vietnam Social Security shall promulgate the process of producing social insurance books, health insurance cards; level of expenditure is conformable with current spending regime;
c) Expenses for preservation and storage of records of policy holders and beneficiaries;
d) Expenses for petrol, vehicle depreciation and parking (no more than one month of base salary/person) to officials and civil servants who are not entitled to business trip expenses as prescribed but regularly travel to employers or residential areas for verifying and checking lists of policy holders and beneficiaries, or to medical facilities for appraisal of health insurance using their own vehicles. Specific piece rate shall be decided by heads of the units within availability of administrative funds.
5. Expenses for collection of premiums and payment of social, health and unemployment insurance benefits including:
a) Expenses for collection of voluntary social insurance premiums and health insurance premiums from policy holders by household, students who are learning at educational institutions under national education system (including expenses for training and remunerations for collecting agents (agents that collect premiums)). Level of expenditure equals 7% of the premiums from policy holders excluding grants from state, organizations and/or individuals.
Specific level of expenditure for individual categories of policy holders and individual provinces, central-affiliated cities shall be prescribed by general director of Vietnam Social Security in accordance with actual conditions of localities in which remunerations for the collecting agents equal 75% of the level of expenditure prescribed by general director of Vietnam Social Security;
b) Expenses for carrying out the payment of pensions, social and unemployment insurance benefits from social and unemployment insurance funds equal 0.78% of the expenditure from component funds such as labor accident fund, occupational disease fund, pension and survivorship insurance fund (excluding expenses for medical examination and appraisal, convalescence, support and prevention, sharing of risks of labor accident, occupational diseases, assistance with occupational changes to people returning to work after recovery from labor accidents, occupational diseases, payment of health premiums). Specific level of expenditure for individual provinces, central-affiliated cities and the paying agents is prescribed in Clause 2, Article 4 herein;
c) Expenses for transferring money to the State Treasuries, commercial banks;
d) Expenses for printing and copying documents, forms, notices and reports;
dd) Expenses for medical clothes for health insurance examiners working in medical facilities (two sets/person/year) as prescribed by the Ministry of Health;
e) Expenses for phone charges to a number of job positions in Vietnam Social Security excluding those who are equipped with mobile phones or fixed line telephones at home according to laws (no more than VND 250,000/person/month at a maximum). Specific level of support and persons entitled to receive support shall be decided by general director of Vietnam Social Security within availability of administrative funds;
g) Expenses for activities of coordinating collection of premiums, payment of social, health and unemployment insurance benefits including: Coordination activities, business trips, night work, working overtime, vehicle petrol or rents serving the collection of premiums and payment of insurance benefits.
6. Expenses for investigation, inspection and monitoring including:
a) Expenses for inspector's clothes, remunerations for persons tasked with inspecting payment of social, health and unemployment insurance premiums according to the regimes as prescribed;
b) Expenses as an encouragement to collectives and individuals outside social security sector for their cooperation in inspecting, supervising and speeding up the recovery of evaded, delayed or appropriated insurance premiums. Level of support is no more than three times a month of base salary for individuals and no more than 15 times a month of base salary for collectives; Supporting is limited to four times a year;
c) Expenses for serving investigation, inspection, monitoring and coordination activities including: Support for coordination activities, expenses for business trips, night work, working overtime, vehicle petrol or rents serving the investigation, inspection and monitoring.
7. Expenses for activities undertaken by management board of Vietnam Social Security according to regulation by competent authorities.
8. Expenses for procurements to modernize management system including:
a) Expenses for procurement of equipment and facilities to serve business: Prescribed in the regulations on procurement of public assets;
b) Expenses for application of information technology to social, health and unemployment insurance management: Prescribed in the regulations on application of information technology to activities undertaken by regulatory agencies;
c) Expenses for major repairs to equipment and facilities serving business, head offices, storage.
9. Expenses for development investment: Expenses for investment and construction of head offices, storage, information technology application centers; investment in upgrading facilities, training institutions for staff, officials and civil servants working in social security sector. The management and use of development investment funds are prescribed in the regulations on public investment and construction.
10. Expenses for operation of the apparatus of social insurance agencies at all level including:
a) Recurring expenses:
- Expenses for salaries, allowances and other contributions along with salaries (social, health and unemployment insurance, trade union funds) according to the regime as prescribed;
- Expenses for administrative management: Subject matters and level of expenditure are prescribed in the state budget’s table of contents and current financial spending regimes for administrative agencies and public service providers;
- Expenses for maintaining operation of Party organizations, unions and benefits for self-defense staff as prescribed.
b) Non-recurring expenses:
- Expenses for grassroots-level scientific research: Prescribed in the regulations on spending regime for science and technology tasks;
- Expenses for training staff, officials and civil servants according to the state’s program (excluding expenses prescribed in Clause 2 of this Article): Subject matters and level of expenditure are prescribed in the regulations on management and use of funds for training officials and civil servants;
- Expenses for payment of annual membership dues to international organizations (if any);
- Expenses for streamlining personnel as prescribed;
- Expenses for supporting appointment, rotation or sending on secondment staff, officials and civil servants in social security sector as prescribed;
- Expenses for hiring labor, execution of contracts for piecework or employment contracts according to the regulations on labor regarding works which do not necessarily require permanent personnel;
- Other expenses as prescribed.
11. Procurement of goods, services belonging to the list of permanently procured goods and services shall be prescribed in the regulations on bidding.
Article 10. Economical use of funds
1. Social insurance agencies at all levels are encouraged to re-structure, streamline personnel and economize on funds while being able to accomplish the assigned duties. Within availability of administrative funds (excluding funds for performing the duties as prescribed in Clauses 8, 9 and Point b, Clause 10, Article 9 herein), the social insurance agencies shall take measures to economize on the funds and the money saved shall be used as follows:
a) Set aside at least 5% of the saved money to establish operation development funds for procurement, repairs to fixed assets, administrative procedure reforms and training for officials and civil servants;
b) Establish funds to supplement income of officials and civil servants and contracted employees in the year provide for any shortage of receipts in the following year. Supplementing income must be based on performance of individuals;
c) Establish welfare funds (no more than three months of salary and income in the year) to:
- Reward collectives and individuals regularly or irregularly for their performance and contributions in addition to commendation regimes as prescribed in the regulations on emulation and commendation; reward collectives and individuals outside the units for their contribution to implementation of social, health and unemployment insurance policies of the units. Level of rewards shall be decided by head of the unit according to internal spending regulations;
- Construct and repair welfare works; cover welfare costs for employees in the unit; support officials and civil servants and employees who face unexpected difficulties including pensioners or cases of resignation due to loss of strength; support people laid off under personnel streamlining process.
2. Specific amount taken from the funds prescribed in Clause 1 of this Article shall be subject to the amount saved in the year and use of the funds shall be decided by head of the unit according to the unit’s internal spending regimes.
3. The funds for implementation of the duties in the year remaining un-used shall be transferred to the following year and not be treated as saved funds for the establishment of the funds prescribed in Clause 1 of this Article.
Chapter IV
IMPLEMENTATION
Article 11. Transitional provisions
All the balance in the fund of provision for payment of pensions, social and unemployment insurance benefits as prescribed in Point a, Clause 2, Article 6 of the Prime Minister’s Decision No. 04/2011/QD-TTg dated January 20, 2011 after compensation for the shortage to the end of 2015 (if any) has been made shall be used by Vietnam Social Security as a supplement to the income supplementing fund of the sector.
Article 12. Effect
1. This Decision takes effect as of January 15, 2016 and is applicable as of the fiscal year 2016.
2. The Prime Minister’s Decision No. 04/2011/QD-TTg dated January 20, 2011 on financial management of Vietnam Social Security and Decision No. 51/2013/QD-TTg dated August 16, 2013 amending a number of articles of the Decision No. 04/2011/QD-TTg shall expire since this Decision takes effect.
Article 13. Responsibility
1. The Minister of Finance, in reliance on the subject matters and levels of expenditure prescribed in Article 9 and 10 herein, shall provide instructions on the implementation of this Decision to meet requirements of state administration.
2. The Minister of Finance, Minster of Labor, Invalids and Social Affairs, Minister of Health; president of the management board, general director of Vietnam Social Security and heads of relevant agencies shall be responsible for executing this Decision./.
|
THE PRIME MINISTER |