Quyết định 18/2013/QĐ-TTg về cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 18/2013/QĐ-TTg | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 29/03/2013 | Ngày hiệu lực: | 15/05/2013 |
Ngày công báo: | 12/04/2013 | Số công báo: | Từ số 189 đến số 190 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/04/2015 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quản lý BVMT trong khai thác khoáng sản
Từ ngày 15/5, ngoài việc ký quỹ các đối tượng có khai thác khoáng sản sẽ phải lập thêm đề án cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định tại Quyết định 18/2013/QĐ-TTg.
Các trường hợp sau sẽ không phải lập đề án: khai thác vật liệu xây dựng thông thường hoặc tổ chức cá nhân đang khai thác khoáng sản đã có dự án cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ theo quy định.
Các đề án này sẽ phải có đầy đủ các nội dung theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Quyết định 18.
Việc lập dự toán chi phí cho đề án được hướng dẫn tại Phụ lục 2 ban hành kèm Quyết định.
Quyết định này thay thế Quyết định 71/2008/QĐ-TTg ngày 29/5/2008.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Quyết định này quy định chi tiết việc cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Quyết định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Cải tạo, phục hồi môi trường trong các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí, nước khoáng và nước nóng thiên nhiên không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quyết định này.
Trong Quyết định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản là hoạt động đưa môi trường, hệ sinh thái (đất, nước, không khí, cảnh quan thiên nhiên, thảm thực vật,...) tại khu vực khai thác khoáng sản và các khu vực bị ảnh hưởng do hoạt động khai thác khoáng sản về trạng thái môi trường gần với trạng thái môi trường ban đầu hoặc đạt được các tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn, môi trường và phục vụ các mục đích có lợi cho con người.
2. Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản là việc tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản nộp một khoản tiền vào Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc Quỹ bảo vệ môi trường của địa phương nơi khai thác khoáng sản (sau đây gọi chung là Quỹ bảo vệ môi trường) để đảm bảo công tác cải tạo, phục hồi môi trường.
3. Đề án cải tạo, phục hồi môi trường do tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản lập nhằm xác định phương án cải tạo, phục hồi môi trường và tổng số tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với khai thác khoáng sản trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (sau đây viết tắt là Đề án).
4. Khu vực khai thác liên mỏ là khu vực có từ 02 (hai) mỏ khai thác trở lên nằm kề nhau và có ảnh hưởng, tác động lẫn nhau.
1. Đảm bảo đưa môi trường, hệ sinh thái tại khu vực khai thác khoáng sản và khu vực bị ảnh hưởng của hoạt động khai thác về trạng thái môi trường gần với trạng thái môi trường ban đầu hoặc đạt được các tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn và môi trường, đảm bảo an toàn và phục vụ các mục đích có lợi cho con người theo quy định cụ thể tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định này.
2. Phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch khai thác khoáng sản; quy hoạch sử dụng đất và bảo vệ môi trường của địa phương.
3. Thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường ngay trong quá trình khai thác khoáng sản.
4. Phù hợp với phương án cải tạo, phục hồi môi trường do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) ban hành đối với các dự án khai thác khoáng sản nằm trong khu vực khai thác liên mỏ.
5. Đối với cải tạo phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản độc hại có chứa chất phóng xạ ngoài việc thực hiện theo Quyết định này còn phải thực hiện quy định của Luật năng lượng nguyên tử và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Mọi tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động khai thác khoáng sản phải lập Đề án trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt. Cụ thể gồm các đối tượng sau:
a) Tổ chức, cá nhân lập hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản.
b) Tổ chức, cá nhân đang khai thác khoáng sản nhưng chưa có Dự án cải tạo, phục hồi môi trường được phê duyệt theo quy định hoặc chưa ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường.
2. Các đối tượng sau phải lập Đề án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung (sau đây viết tắt là Đề án bổ sung):
a) Tổ chức, cá nhân đề nghị điều chỉnh nội dung Giấy phép khai thác khoáng sản về diện tích, độ sâu, công suất khai thác.
b) Tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản.
c) Tổ chức, cá nhân đề nghị thay đổi phương án cải tạo, phục hồi môi trường so với Đề án đã được phê duyệt.
3. Các trường hợp sau không phải lập Đề án:
a) Tổ chức, cá nhân đang khai thác khoáng sản đã có Dự án cải tạo, phục hồi môi trường được phê duyệt và đã ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường theo đúng quy định.
b) Tổ chức, cá nhân khai thác vật liệu xây dựng thông thường theo quy định tại khoản 2 Điều 64 của Luật Khoáng sản.
1. Thời điểm lập, trình thẩm định Đề án và Đề án bổ sung được quy định như sau:
a) Tổ chức, cá nhân quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 của Quyết định này lập Đề án, trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm định cùng với thời điểm trình thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định.
b) Tổ chức, cá nhân quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 của Quyết định này ngoài việc bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật, trong thời hạn không quá 02 (hai) năm kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành phải lập Đề án, trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.
c) Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 2 Điều 4 của Quyết định này phải lập, trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt Đề án bổ sung trước khi tiến hành khai thác khoáng sản hoặc được cấp phép thay đổi diện tích, độ sâu, công suất khai thác, gia hạn khai thác khoáng sản hoặc thay đổi phương án cải tạo, phục hồi môi trường so với Đề án đã được phê duyệt.
2. Hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt Đề án hoặc Đề án bổ sung được quy định như sau:
a) Hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt Đề án gồm:
- Văn bản đề nghị thẩm định, phê duyệt Đề án;
- 09 (chín) bản thuyết minh Đề án kèm theo các bản vẽ liên quan;
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc Đề án bảo vệ môi trường kèm theo bản sao Quyết định phê duyệt hoặc giấy xác nhận (nếu có);
- Dự án đầu tư khai thác khoáng sản kèm theo Quyết định phê duyệt dự án đầu tư, bản sao Giấy phép khai thác khoáng sản (nếu có).
b) Hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt Đề án bổ sung gồm:
- Văn bản đề nghị thẩm định, phê duyệt Đề án bổ sung;
- 09 (chín) bản thuyết minh Đề án bổ sung kèm theo các bản vẽ liên quan;
- Đề án, Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc Đề án bảo vệ môi trường kèm theo bản sao Quyết định phê duyệt hoặc giấy xác nhận;
- Dự án đầu tư khai thác khoáng sản kèm theo bản sao Quyết định phê duyệt dự án đầu tư, bản sao Giấy phép khai thác khoáng sản (nếu có).
3. Nội dung Đề án và Đề án bổ sung được quy định như sau:
a) Nội dung của Đề án gồm:
- Thông tin chung về dự án khai thác khoáng sản và căn cứ pháp lý xây dựng Đề án;
- Quy trình khai thác; đặc điểm địa hình, địa mạo; trữ lượng của mỏ; các hạng mục công trình đầu tư khai thác khoáng sản; hiện trạng môi trường, hệ sinh thái tại khu vực khai thác khoáng sản và khu vực xung quanh;
- Xây dựng và lựa chọn phương án cải tạo, phục hồi môi trường;
- Xây dựng, lập danh mục và tính toán khối lượng các hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường theo phương án cải tạo, phục hồi môi trường đã lựa chọn;
- Xây dựng kế hoạch thực hiện và chương trình giám sát trong thời gian cải tạo, phục hồi môi trường; chương trình kiểm tra, xác nhận hoàn thành công tác cải tạo, phục hồi môi trường;
- Kế hoạch duy tu bảo trì các công trình cải tạo, phục hồi môi trường;
- Khoản tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường và phương thức ký quỹ;
- Dự tính kinh phí đủ để tiến hành cải tạo, phục hồi môi trường tại thời điểm thực hiện từng hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường theo phương án cải tạo, phục hồi môi trường đã lựa chọn;
- Cam kết các chỉ tiêu về chất lượng môi trường, hệ sinh thái và chất lượng các công trình cải tạo, phục hồi môi trường sau khi kết thúc khai thác khoáng sản.
b) Nội dung của Đề án bổ sung gồm:
- Thông tin chung về dự án khai thác khoáng sản và căn cứ pháp lý xây dựng Đề án bổ sung;
- Mô tả và so sánh thực trạng khai thác khoáng sản; điều kiện tự nhiên, địa hình, địa mạo và hiện trạng môi trường, hệ sinh thái tại thời điểm lập Đề án bổ sung; so sánh thực trạng cảnh quan thiên nhiên, môi trường và hệ sinh thái với điều kiện tự nhiên, môi trường và hệ sinh thái khi chưa bắt đầu khai thác;
- Xây dựng và lựa chọn phương án cải tạo, phục hồi môi trường;
- Xây dựng, lập danh mục và tính toán khối lượng các hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung;
- Xây dựng kế hoạch thực hiện và chương trình giám sát trong thời gian cải tạo, phục hồi môi trường; chương trình kiểm tra, xác nhận hoàn thành công tác cải tạo, phục hồi môi trường;
- Kế hoạch duy tu bảo trì các công trình cải tạo, phục hồi môi trường;
- Khoản tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường và phương thức ký quỹ;
- Dự tính kinh phí đủ để tiến hành cải tạo, phục hồi môi trường tại thời điểm thực hiện từng hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường theo phương án cải tạo, phục hồi môi trường đã lựa chọn;
- Cam kết các chỉ tiêu về chất lượng môi trường, hệ sinh thái và chất lượng các công trình cải tạo, phục hồi môi trường sau khi kết thúc khai thác khoáng sản.
1. Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt Đề án quy định như sau:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định, phê duyệt Đề án của các dự án khai thác khoáng sản quy định tại điểm a khoản 2 Điều 18 của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường (sau đây viết tắt là Nghị định số 29/2011/NĐ-CP).
b) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức thẩm định, phê duyệt Đề án đối với các dự án quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 18 của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP.
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định, phê duyệt Đề án của các dự án khai thác khoáng sản quy định tại điểm d khoản 2 của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP.
d) Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định Đề án của các dự án khai thác khoáng sản trên địa bàn, trừ các dự án quy định tại các điểm a, điểm b, điểm c khoản này.
2. Cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt Đề án bổ sung là cơ quan thẩm định, phê duyệt Đề án.
3. Việc thẩm định Đề án hoặc Đề án bổ sung được thực hiện thông qua hội đồng thẩm định. Hội đồng thẩm định có chức năng, nhiệm vụ giúp cơ quan có thẩm quyền phê duyệt xem xét tính đúng đắn, hợp lệ về cơ sở pháp lý, phương án cải tạo, phục hồi môi trường, khoản tiền ký quỹ trong Đề án hoặc Đề án bổ sung.
4. Quy trình thẩm định như sau:
a) Đề án của tổ chức, cá nhân quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 của Quyết định này có dự án đầu tư khai thác khoáng sản thuộc đối tượng lập báo cáo đánh giá tác động môi trường thì thẩm định cùng với báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Nghị định số 29/2011/NĐ-CP.
b) Đề án của tổ chức, cá nhân quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 của Quyết định này có dự án khai thác khoáng sản thuộc đối tượng lập bản cam kết bảo vệ môi trường; Đề án hoặc Đề án bổ sung của tổ chức, cá nhân quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2 Điều 4 của Quyết định này được thẩm định như sau:
- Trong thời hạn 05 (năm) ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đề nghị thẩm định, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm định tiến hành rà soát, xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết để hoàn thiện hồ sơ;
- Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm định tổ chức họp Hội đồng thẩm định; thông báo bằng văn bản về kết quả thẩm định cho tổ chức, cá nhân biết; trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày tổ chức họp Hội đồng thẩm định, tổ chức, cá nhân phải chỉnh sửa, hoàn thiện Đề án hoặc Đề án bổ sung và gửi lại cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm định để xem xét, phê duyệt;
- Trong quá trình xem xét nội dung chỉnh sửa, hoàn thiện Đề án hoặc Đề án bổ sung theo kết quả họp hội đồng thẩm định, cơ quan thẩm định có thể thông báo bằng văn bản hoặc gửi văn bản điện tử cho tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản để yêu cầu tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung trong trường hợp Đề án hoặc Đề án bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu;
- Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày kể từ khi nhận được hồ sơ đã hoàn chỉnh, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ra quyết định phê duyệt Đề án hoặc Đề án bổ sung;
- Sau khi ban hành quyết định phê duyệt Đề án hoặc Đề án bổ sung, cơ quan phê duyệt phải chứng thực vào mặt sau trang phụ bìa; gửi cho tổ chức, cá nhân và các đơn vị liên quan.
5. Thời hạn thẩm định Đề án hoặc Đề án bổ sung như sau:
a) Đề án hoặc Đề án bổ sung thuộc thẩm quyền thẩm định của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, thời hạn thẩm định tối đa là 45 (bốn mươi lăm) ngày, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp dự án phức tạp về cải tạo, phục hồi môi trường, thời hạn thẩm định tối đa là 60 (sáu mươi) ngày.
b) Đề án hoặc Đề án bổ sung không thuộc thẩm quyền thẩm định của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, thời hạn thẩm định tối đa là 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ. Đối với những dự án phức tạp về cải tạo, phục hồi môi trường, thời hạn thẩm định là 45 (bốn mươi lăm) ngày.
c) Trong trường hợp cần thiết, cơ quan thẩm định kiểm tra thực địa trước khi tổ chức thẩm định. Thời gian khảo sát và thời gian hoàn chỉnh lại hồ sơ không tính vào thời gian thẩm định.
1. Mục đích của ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường là để đảm bảo tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản thực hiện việc cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật.
2. Nguyên tắc của việc ký quỹ:
a) Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải thực hiện ký quỹ tại Quỹ bảo vệ môi trường. Trong trường hợp địa phương nơi có hoạt động khai thác khoáng sản chưa có Quỹ bảo vệ môi trường thì tổ chức, cá nhân phải ký quỹ tại Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam.
b) Tiền ký quỹ được nộp, hoàn trả bằng tiền đồng Việt Nam.
c) Tiền ký quỹ được hưởng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn và được tính từ thời điểm ký quỹ.
d) Tổ chức, cá nhân chỉ được rút tiền lãi một lần sau khi có giấy xác nhận hoàn thành toàn bộ nội dung cải tạo, phục hồi môi trường.
1. Tổng số tiền ký quỹ bằng tổng kinh phí thực hiện của các hạng mục công trình cải tạo, phục hồi môi trường quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định này.
2. Kinh phí thực hiện từng hạng mục công trình cải tạo, phục hồi môi trường phải áp dụng đơn giá của địa phương tại thời điểm lập Đề án hoặc Đề án bổ sung. Trường hợp địa phương không có đơn giá, định mức thì áp dụng theo quy định của Bộ, ngành tương ứng hoặc theo địa phương cùng khu vực.
3. Thời gian ký quỹ được xác định như sau:
a) Đối với dự án đầu tư khai thác khoáng sản mới thì thời gian ký quỹ được xác định theo dự án đầu tư khai thác khoáng sản được phê duyệt.
b) Đối với các khu vực khai thác khoáng sản đã được cấp Giấy phép khai thác thì thời gian ký quỹ xác định theo thời hạn còn lại của Giấy phép khai thác khoáng sản.
c) Đối với trường hợp Giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn khai thác khác với thời gian đã tính trong Đề án hoặc Đề án bổ sung được phê duyệt thì tổ chức, cá nhân điều chỉnh nội dung và dự toán số tiền ký quỹ theo Giấy phép khai thác khoáng sản được cấp và gửi cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để xem xét, điều chỉnh.
1. Trường hợp Giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn dưới 03 (ba) năm phải thực hiện ký quỹ một lần. Mức tiền ký quỹ bằng 100% (một trăm phần trăm) số tiền được phê duyệt.
2. Trường hợp Giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn từ 03 (ba) năm trở lên thì được phép ký quỹ nhiều lần và theo quy định như sau:
a) Số tiền ký quỹ lần đầu:
- Đối với Giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn dưới 10 (mười) năm thì mức ký quỹ lần đầu bằng 25% (hai mươi lăm phần trăm) tổng số tiền ký quỹ;
- Đối với Giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn từ 10 (mười) năm đến dưới 20 (hai mươi) năm thì mức ký quỹ lần đầu bằng 20% (hai mươi phần trăm) tổng số tiền ký quỹ;
- Đối với Giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn từ 20 (hai mươi) năm trở lên thì mức ký quỹ lần đầu bằng 15% (mười lăm phần trăm) tổng số tiền ký quỹ.
b) Số tiền ký quỹ những lần sau được tính bằng tổng số tiền ký quỹ trừ đi số tiền ký quỹ lần đầu, chia đều cho các năm theo dự án đầu tư được phê duyệt hoặc thời gian còn lại theo Giấy phép khai thác khoáng sản.
3. Tổ chức, cá nhân có thể lựa chọn việc ký quỹ một lần cho toàn bộ số tiền ký quỹ.
1. Thời điểm thực hiện ký quỹ:
a) Tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản phải thực hiện ký quỹ lần đầu trước khi đưa mỏ vào khai thác 30 (ba mươi) ngày.
b) Trường hợp ký quỹ nhiều lần, việc ký quỹ từ lần thứ hai trở đi phải thực hiện trước ngày 30 tháng 01 của năm ký quỹ.
2. Hồ sơ ký quỹ gồm:
a) Văn bản đề nghị ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường của tổ chức, cá nhân.
b) Quyết định phê duyệt Đề án hoặc Đề án bổ sung.
3. Nguyên tắc hoàn trả tiền ký quỹ:
a) Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản đã nộp tiền ký quỹ theo quy định được hoàn trả một phần hoặc toàn bộ tiền ký quỹ.
b) Việc hoàn trả tiền đã ký quỹ được xác định theo khối lượng đã hoàn thành của từng hạng mục công trình theo từng giai đoạn của Đề án hoặc Đề án bổ sung đã được phê duyệt và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy xác nhận.
4. Hồ sơ đề nghị hoàn trả tiền ký quỹ gồm:
a) Văn bản đề nghị hoàn trả tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường.
b) Giấy xác nhận hoàn thành từng phần hoặc toàn bộ cải tạo, phục hồi môi trường.
5. Trong thời hạn 05 (năm) ngày, Quỹ bảo vệ môi trường hoàn trả tiền ký quỹ cho các tổ chức, cá nhân sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 4 Điều này.
1. Quỹ bảo vệ môi trường quản lý, sử dụng và hoàn trả tiền ký quỹ theo đúng quy định của pháp luật.
2. Trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản đã ký quỹ nhưng bị phá sản thì cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Đề án hoặc Đề án bổ sung có trách nhiệm sử dụng số tiền ký quỹ, bao gồm cả tiền lãi để thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường.
1. Tổ chức, cá nhân sau khi đã hoàn thành từng phần hoặc toàn bộ nội dung cải tạo, phục hồi môi trường theo Đề án hoặc Đề án bổ sung được phê duyệt thì lập Báo cáo hoàn thành cải tạo, phục hồi môi trường (sau đây viết tắt là Báo cáo), đề nghị cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận.
2. Nguyên tắc lập Báo cáo:
a) Đối với Giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn nhỏ hơn 03 (ba) năm thì lập Báo cáo và đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành cải tạo, phục hồi môi trường 01 (một) lần.
b) Đối với Giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn từ 03 (ba) năm trở lên thì có thể lập Báo cáo đề nghị kiểm tra, xác nhận khi hoàn thành từng hạng mục công trình theo Đề án hoặc Đề án bổ sung đã được phê duyệt.
c) Các công trình cải tạo, phục hồi môi trường phải đảm bảo các yêu cầu về số lượng, chất lượng theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn và thực hiện duy tu, bảo trì công trình theo Đề án hoặc Đề án bổ sung được phê duyệt.
3. Nội dung Báo cáo:
a) Cơ sở pháp lý lập Báo cáo.
b) Các hạng mục công trình cải tạo, phục hồi môi trường hoàn thành theo đúng yêu cầu đã được phê duyệt, kèm theo đánh giá về chất lượng công trình và chất lượng môi trường của đơn vị thẩm tra, giám sát có chức năng theo quy định.
c) Số tiền đề nghị được hoàn trả tương ứng với giá trị bằng tiền của các hạng mục công trình cải tạo, phục hồi môi trường đã tính trong Đề án hoặc Đề án bổ sung đã được phê duyệt.
d) Việc tham vấn ý kiến cộng đồng được thực hiện như việc tham vấn cộng đồng theo quy định tại Điều 15 của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP.
4. Hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành nội dung cải tạo, phục hồi môi trường bao gồm:
a) Văn bản đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành nội dung cải tạo, phục hồi môi trường.
b) 07 (bảy) Báo cáo hoàn thành nội dung cải tạo, phục hồi môi trường.
c) 07 (bảy) Báo cáo kết quả giám sát, kiểm tra chất lượng công trình và chất lượng môi trường của đơn vị tuần tra, giám sát.
d) 01 (một) bản sao Đề án hoặc Đề án bổ sung kèm theo quyết định phê duyệt.
1. Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận hoàn thành nội dung cải tạo, phục hồi môi trường là cơ quan phê duyệt Đề án hoặc Đề án bổ sung.
2. Giấy xác nhận hoàn thành toàn bộ nội dung cải tạo, phục hồi môi trường là cơ sở để tiến hành các thủ tục đóng cửa mỏ, bàn giao đất và các công trình cải tạo, phục hồi môi trường cho địa phương quản lý theo quy định.
3. Nguyên tắc, quy trình kiểm tra, xác nhận:
a) Việc xác nhận hoàn thành cải tạo, phục hồi môi trường thông qua hình thức kiểm tra thực tế có sự tham gia của các cơ quan liên quan.
b) Quy trình kiểm tra, xác nhận:
- Trong thời hạn 05 (năm) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền xem xét sự đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và thông báo để yêu cầu tổ chức, cá nhân sửa đổi, bổ sung nếu chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ;
- Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận thành lập Đoàn kiểm tra việc hoàn thành nội dung Đề án hoặc Đề án bổ sung. Thành phần Đoàn kiểm tra gồm: đại diện chính quyền địa phương, đại điện cơ quan quản lý tài nguyên và môi trường địa phương, cơ quan cấp giấy phép khai thác khoáng sản, Quỹ bảo vệ môi trường nơi tổ chức, cá nhân ký quỹ. Trường hợp cần thiết, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận mời thêm một số đơn vị liên quan, cơ quan tư vấn giám sát chất lượng môi trường và công trình cải tạo, phục hồi môi trường tham gia Đoàn kiểm tra;
- Sau khi có kết quả kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận thông báo bằng văn bản về kết quả kiểm tra cho tổ chức, cá nhân biết;
- Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày sau khi có thông báo bằng văn bản về kết quả kiểm tra hoặc sau khi nhận đủ hồ sơ hoàn chỉnh trong trường hợp phải bổ sung theo yêu cầu của Đoàn kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận ban hành giấy xác nhận hoàn thành cải tạo, phục hồi môi trường.
4. Nội dung kiểm tra:
a) Kiểm tra từng hạng mục công trình cải tạo, phục hồi môi trường so với Báo cáo và hồ sơ của tổ chức, cá nhân đã nộp.
b) Kiểm tra khối lượng, chất lượng; quá trình, kết quả duy tu, bảo trì các hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường so với các chỉ tiêu đã cam kết trong Đề án hoặc Đề án bổ sung, hồ sơ thiết kế khai thác, các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng.
1. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn triển khai, thanh tra, kiểm tra thực hiện Quyết định này.
2. Xây dựng và ban hành hoặc trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các hướng dẫn triển khai công tác cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản.
3. Thẩm định, phê duyệt Đề án hoặc Đề án bổ sung và kiểm tra, xác nhận hoàn thành nội dung cải tạo, phục hồi môi trường theo thẩm quyền.
4. Xây dựng và ban hành các hướng dẫn về bảo vệ môi trường, cải tạo và phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản, khu vực khai thác khoáng sản liên mỏ theo quy định.
5. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định các khu vực bị ảnh hưởng do khai thác khoáng sản độc hại có chứa chất phóng xạ; đánh giá ảnh hưởng do khai thác khoáng sản độc hại có chứa chất phóng xạ đến môi trường và con người.
6. Hàng năm, tiến hành thanh tra, kiểm tra công tác bảo vệ môi trường; cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ thuộc thẩm quyền.
1. Thẩm định, phê duyệt Đề án hoặc Đề án bổ sung và kiểm tra, xác nhận hoàn thành nội dung cải tạo, phục hồi môi trường theo thẩm quyền.
2. Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường của các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản theo thẩm quyền.
3. Xử lý vi phạm trong lĩnh vực cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường theo thẩm quyền.
4. Báo cáo về Bộ Tài nguyên và Môi trường tình hình thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trước ngày 31 tháng 12 hàng năm.
1. Thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, xác nhận hoàn thành nội dung cải tạo, phục hồi môi trường theo Đề án hoặc Đề án bổ sung thuộc thẩm quyền.
2. Ban hành quy hoạch sử dụng đất sau khai thác khoáng sản; phương án cải tạo, phục hồi môi trường khu vực khai thác liên mỏ trên địa bàn.
3. Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường của các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản theo thẩm quyền.
4. Báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường kết quả thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường; tình hình quản lý, sử dụng tiền ký quỹ và phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn trước ngày 30 tháng 11 hàng năm.
1. Tiếp nhận tiền ký quỹ của các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản.
2. Xác nhận đã ký quỹ cho tổ chức, cá nhân và gửi cho cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Đề án hoặc Đề án bổ sung, cơ quan quản lý nhà nước về môi trường địa phương.
3. Hoàn trả tiền ký quỹ và lãi suất tiền ký quỹ cho các tổ chức, cá nhân theo quy định.
4. Chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng tiền ký quỹ theo đúng quy định của pháp luật. Hàng năm, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường về tình hình quản lý, sử dụng, hoàn trả tiền ký quỹ.
5. Đôn đốc các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản ký quỹ đúng hạn. Kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm quy định về nộp tiền ký quỹ.
1. Lập, trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt Đề án hoặc Đề án bổ sung.
2. Thông báo nội dung Đề án hoặc Đề án bổ sung đã được phê duyệt cho cộng đồng dân cư thông qua Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã nơi khai thác khoáng sản để kiểm tra, giám sát.
3. Thực hiện đầy đủ các hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ theo đúng nội dung Đề án hoặc Đề án bổ sung đã được phê duyệt.
4. Nộp phí thẩm định, kiểm tra, xác nhận hoàn thành Đề án hoặc Đề án bổ sung theo quy định.
5. Báo cáo tình hình thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ về cơ quan phê duyệt Đề án hoặc Đề án bổ sung và cơ quan quản lý về bảo vệ môi trường tại địa phương trước ngày 30 tháng 11 hàng năm.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 5 năm 2013 và thay thế Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg ngày 29 tháng 5 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản.
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn và tổ chức thực hiện Quyết định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản, Quỹ bảo vệ môi trường và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: |
THỦ TƯỚNG |
YÊU CẦU VỀ PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 18/2013/QĐ-TTg ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản)
I. YÊU CẦU CHUNG CHO CÔNG TÁC CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
Tất cả các loại hình khai thác khoáng sản yêu cầu phải thực hiện các công tác cải tạo, phục hồi môi trường chung cho các hạng mục sau đây:
1. Khai trường khi kết thúc khai thác
a) Khai trường, công trình mỏ sau khi kết thúc khai thác để lại địa hình dạng hố mỏ
Trường hợp đáy mỏ khi kết thúc khai thác nằm trên mực nước ngầm: thực hiện lấp đầy đến mức địa hình xung quanh hoặc đến cao độ đảm bảo tiêu thoát hết nước mặt của khai trường khi hoàn thành cải tạo, phục hồi môi trường; cải tạo bờ mỏ trong tầng đất phủ, trong tầng đất, đá đảm bảo an toàn - kỹ thuật; xây dựng kè hoặc hạ cấp ở các đoạn bờ dốc có nguy cơ trượt lở; xây dựng hệ thống thoát nước; tiến hành trồng cây phủ xanh trên toàn bộ bề mặt đáy hố mỏ;
Trường hợp đáy mỏ khi kết thúc khai thác nằm dưới mực nước ngầm: thực hiện lấp đầy hoặc để lại thành hồ chứa nước phục vụ mục đích nuôi thủy sản, cấp nước sinh hoạt hoặc tưới tiêu; cải tạo bờ mỏ đảm bảo an toàn - kỹ thuật; xây dựng đê bao xung quanh, trồng cây xen dầy xung quanh; xây dựng hàng rào và biển báo nguy hiểm kiên cố đảm bảo ngăn súc vật và người, ghi rõ độ sâu của hố mỏ; xây dựng hệ thống thu gom nước xung quanh và hệ thống tiêu, thoát nước với môi trường bên ngoài; tái tạo hệ sinh thái, thảm thực vật và môi trường gần với trạng thái môi trường ban đầu;
b) Khai trường, công trình mỏ sau khi kết thúc khai thác để lại địa hình khác dạng hố mỏ
Thực hiện san gạt, tạo mặt bằng, phủ đất để trồng cây hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đất; xây dựng hệ thống thoát nước bề mặt; tái tạo hệ sinh thái, thảm thực vật và môi trường gần với trạng thái môi trường ban đầu.
c) Đưa khu vực kết thúc khai thác về trạng thái an toàn theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn khai thác mỏ hầm lò, lộ thiên và quy định của pháp luật về đóng cửa mỏ.
2. Bãi thải đất đá
Cải tạo bãi thải đảm bảo độ dốc mặt tầng, sườn tầng thải theo đúng quy định; xây dựng hệ thống kè chân bãi thải; hệ thống thu gom, xử lý nước tại các mặt tầng, chân tầng bãi thải; phủ đất và trồng cây trên bề mặt, mặt tầng và sườn tầng bãi thải.
3. Bãi thái quặng đuôi
a) Các bãi thải quặng đuôi dạng thô, rắn, dễ thoát nước
Tiến hành san gạt, tạo mặt bằng, phủ đất và trồng cây trên toàn bộ diện tích bãi thải; xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước trên bề mặt và dưới đáy bãi thải trước khi thải ra môi trường.
b) Các bãi thải quặng đuôi dạng mịn, khó thoát nước
Xây dựng hoặc gia cố đê, đập của bãi thải đảm bảo an toàn; củng cố hệ thống thu gom, ống thu nước thải quặng đuôi và xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường; xây dựng hàng rào kiên cố, trồng cây xen dày và lắp đặt biển báo nguy hiểm, ghi rõ độ sâu và trạng thái chất thải trong hồ.
4. Sân công nghiệp, khu vực phụ trợ phục vụ khai thác và làm giàu khoáng sản
Tháo dỡ các công trình, thiết bị (trừ các công trình, thiết bị bảo đảm an toàn mỏ, bảo vệ môi trường); xử lý ô nhiễm môi trường đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bảo vệ môi trường; san gạt, cải tạo mặt bằng và trồng cây trên toàn bộ diện tích (trừ trường hợp có nhu cầu sử dụng đất vào mục đích khác); xây dựng hệ thống thoát nước xung quanh; tái tạo hệ sinh thái, thảm thực vật và môi trường phù hợp với trạng thái môi trường ban đầu.
5. Khu vực xung quanh không thuộc diện tích được giao quản lý nhưng bị thiệt hại do các hoạt động khai thác, tuyển và làm giàu quặng
Tiến hành xử lý, khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường trong trường hợp hoạt động khai thác khoáng sản gây ô nhiễm, sự cố môi trường, ảnh hưởng đến khu vực môi trường và cộng đồng dân cư xung quanh.
II. CÁC YÊU CẦU CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG CỤ THỂ ĐỐI VỚI MỘT SỐ LOẠI HÌNH KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
Ngoài việc phải tuân thủ thực hiện các yêu cầu chung cho công tác cải tạo, phục hồi môi trường như Mục I của Phụ lục này, một số loại hình khai thác khoáng sản phải thực hiện bổ sung công tác cải tạo, phục hồi môi trường đảm bảo các yêu cầu như sau:
1. Đối với mỏ khai thác lộ thiên có nguy cơ tạo dòng thải axit; có phát sinh thành phần nguy hại
Tất cả các mỏ khai thác khoáng sản rắn có thành phần khoáng vật sulfua đều có nguy cơ phát sinh dòng thải axit;
Yêu cầu thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung: tiến hành phủ một lớp vật liệu có độ thẩm thấu thấp, lu lèn đạt độ thẩm thấu nhỏ hơn 1 x 10-6 cm/s hoặc sử dụng các biện pháp chống thấm đảm bảo an toàn trên toàn bộ diện tích bề mặt và đáy của khai trường, khu vực bãi thải và các khu vực phụ trợ khác; nước mưa; xây dựng hệ thống thu gom, xử lý chảy tràn, nước thải phát sinh tại khu vực khai thác và các khu vực liên quan khác phải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn trước khi thải ra môi trường;
Bãi thải được thiết kế theo quy định về chôn lấp chất thải nguy hại, có biện pháp thu gom nước trên bề mặt, dưới đáy bãi thải và xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn trước khi thải ra môi trường. Khi kết thúc đổ thải, tiến hành phủ lớp đất và trồng cây trên bề mặt theo quy định.
2. Đối với khai thác hầm lò
Yêu cầu thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường các đường lò và khu vực cửa lò như sau:
a) Đối với các khu vực khai thác trên bề mặt đất không có các công trình khai thác, xây dựng
San gạt, tạo mặt bằng những khu vực bị sụt lún, trồng cây tái tạo hệ sinh thái và môi trường gần với trạng thái môi trường ban đầu hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Trường hợp để lại các đường lò phải thực hiện chèn, lấp các cửa lò chính, cửa lò phụ,... theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn khai thác mỏ hầm lò;
b) Đối với các mỏ có công trình giếng chính, giếng phụ có mức đáy giếng thấp hơn mực nước ngầm thì ưu tiên chuyển đổi thành các công trình chứa và cấp nước phục vụ cấp nước sinh hoạt hoặc tưới tiêu.
c) Đối với những khu vực khai thác dưới những công trình khai thác, xây dựng cần bảo vệ
Yêu cầu cải tạo phục hồi môi trường bằng phương pháp chèn, lấp lò toàn phần đối với lò chợ, chèn lấp toàn bộ những đường lò còn lại sau khi kết thúc khai thác để đảm bảo duy trì các công trình trên mặt đất.
3. Đối với khai thác cát, sỏi, khoáng sản lòng sông và cát biển, ven biển
a) Xây dựng kè bờ khu vực khai thác và những khu vực bị ảnh hưởng có nguy cơ bị xói lở.
b) San gạt và nạo vét các khu vực bị bồi lắng do hoạt động khai thác; tái tạo hệ sinh thái và môi trường lòng sông và vùng ven biển phù hợp với trạng thái môi trường ban đầu.
c) Tháo dỡ các công trình trên bờ (trừ trường hợp chuyển đổi mục đích sử dụng), xử lý chất thải và các khu vực bị ô nhiễm đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường; tiến hành san gạt, tạo mặt bằng và phủ đất, trồng cây trên toàn bộ diện tích có công trình.
4. Khai thác khoáng sản có tính phóng xạ
Không chuyển đổi mục đích sử dụng đất hoặc trồng các loại cây lương thực cho đến khi phông phóng xạ trở về trạng thái giới hạn cho phép; tiến hành phủ một lớp vật liệu có độ thẩm thấu thấp, lu lèn đạt độ thẩm thấu nhỏ hơn 1 x 10-6cm/s hoặc sử dụng các biện pháp chống thấm đảm bảo an toàn trên toàn bộ diện tích bề mặt và đáy của khai trường, khu vực bãi thải và các khu vực phụ trợ khác; tháo dỡ, tẩy xạ các khu vực kho, khu vực chứa chất phóng xạ và thiết bị; phế thải, chất thải có tính chất phóng xạ phải được thu gom, xử lý theo đúng quy định về an toàn bức xạ và chất thải nguy hại. Nước thải phát sinh tại các khu vực khai thác và các khu vực liên quan khác phải được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn trước khi thải ra môi trường. Có biện pháp khoanh vùng, cắm biển báo khu vực không an toàn về phóng xạ.
Bãi thải được thiết kế theo quy định chôn lấp chất thải nguy hại, có biện pháp thu gom nước trên bề mặt, dưới đáy bãi thải và xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường.
Cải tạo, phục hồi môi trường các mỏ khoáng sản có tính chất phóng xạ thực hiện theo quy định của Luật năng lượng nguyên tử và các quy định khác có liên quan.
III. NHỮNG YÊU CẦU KHÁC
1. Lựa chọn loài cây, giống cây phù hợp với điều kiện sống ở địa phương, có giá trị kinh tế cao; tỷ lệ trồng dặm phải bằng 40%-50% mật độ cây trồng.
2. Trong quá trình khai thác phải bố trí khu vực lưu giữ lại lớp đất bóc, đất phủ để phục vụ công tác cải tạo, phục hồi môi trường. Đất bóc, đất phủ không được chứa các thành phần nguy hại, phóng xạ. Độ dày lớp đất phủ phải đảm bảo cho việc trồng cây theo đúng quy định.
3. Bãi thải phải được san gạt, cắt tầng đảm bảo an toàn kỹ thuật theo đúng thiết kế được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Độ cao của bãi thải không được cao hơn địa hình đồi núi tự nhiên gần nhất và không được cao hơn cốt cao địa hình tự nhiên ban đầu.
4. Việc phục hồi hệ sinh thái, thảm thực vật phải đảm bảo lựa chọn chủng loại, loài, giống và số lượng tương tự như đối với hệ sinh thái, thảm thực vật khi chưa tiến hành khai thác.
5. Thời gian duy tu, bảo trì công trình cải tạo, phục hồi môi trường xác định theo từng Đề án hoặc Đề án bổ sung, đảm bảo các yêu cầu về môi trường và an toàn kỹ thuật và được cơ quan có thẩm quyền xác nhận hoàn thành toàn bộ nội dung cải tạo, phục hồi môi trường.
PHƯƠNG PHÁP TÍNH DỰ TOÁN CHI PHÍ CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 18/2013/QĐ-TTg ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản)
Tùy thuộc vào phương án cải tạo, phục hồi môi trường được lựa chọn, tổng dự toán cải tạo, phục hồi môi trường (Mcp) bằng tổng các chi phí thực hiện các hạng mục chính dưới đây:
Mcp = Mkt + Mbt + Mcn + Mxq + Mhc + Mk
Trong đó:
Mkt: Chi phí cải tạo, phục hồi môi trường khai trường khai thác, bao gồm các chi phí: san lấp, củng cố bờ moong trong tầng đất phủ, trong tầng đất, đá; xây dựng kè hoặc đê bao, lập hàng rào, biển báo kiên cố xung quanh; trồng cây xung quanh và khu vực khai trường; xây dựng các công trình thoát nước, xử lý nước; san gạt, phủ đất màu; đối với mỏ khai thác hầm lò, chi phí lấp kín cửa đường lò, các lò nhánh (nếu cần thiết) theo quy phạm khai thác hầm lò; lu lèn chống thấm và xây dựng hệ thống ngăn ngừa, xử lý dòng thải axit mỏ đối với các mỏ khai thác khoáng vật sulfua và các mỏ có tính phóng xạ; tái tạo thảm thực vật, hệ sinh thái,...;
Mbt: Chi phí cải tạo, phục hồi môi trường khu vực bãi thải đất đá, bãi thải quặng đuôi, bao gồm các chi phí: san lấp mặt bằng, cắt tầng đảm bảo các yêu cầu an toàn; xây dựng đê, kè chân tầng để đảm bảo an toàn, tránh trượt lở chân bãi thải; xây dựng hệ thống thu gom nước trên mặt tầng và chân tầng; xử lý nước từ bãi thải trước khi xả ra môi trường; lu lèn, chống thấm và xây dựng hệ thống ngăn ngừa, xử lý dòng thải axit mỏ đối với các mỏ khai thác khoáng vật sulfua và các mỏ có tính phóng xạ; trồng cây trên mặt tầng, sườn tầng các bãi thải,...;
Mcn: Chi phí cải tạo, phục hồi môi trường mặt bằng sân công nghiệp, khu vực phân loại, làm giàu, khu vực phụ trợ, bao gồm các chi phí: tháo dỡ các công trình, thiết bị trên mặt bằng và vận chuyển đến nơi lưu chứa; xử lý chất thải và khu vực bị ô nhiễm; san gạt tạo mặt bằng, phủ đất màu, trồng cây; xây dựng hệ thống thu gom, thoát nước; tái tạo thảm thực vật, hệ sinh thái,...;
Mxq: Chi phí cải tạo, phục hồi môi trường khu vực ngoài biên giới mỏ nơi bị ảnh hưởng do hoạt động khai thác, bao gồm các chi phí: khắc phục suy thoái và phục hồi môi trường, nạo vét, khơi thông các dòng suối, sông; duy tu, bảo dưỡng các tuyến đường vận chuyển; trồng cây tái tạo lại hệ sinh thái, thảm thực vật tại các khu vực xung quanh mỏ,...;
Mhc: Chi phí hành chính phục vụ cho công tác cải tạo, phục hồi môi trường, chi phí thiết kế, thẩm định thiết kế; chi phí dự phòng do phát sinh khối lượng, do trượt giá; chi phí vận hành hệ thống xử lý nước thải; chi phí duy tu, bảo trì các công trình cải tạo, phục hồi môi trường sau khi kết thúc hoạt động cải tạo, phục hồi môi trường (được tính bằng 10% tổng chi phí cải tạo, phục hồi môi trường),...
Mk: Những khoản chi phí khác.
THE PRIME MINISTER |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 18/2013/QD-TTg |
Hanoi, March 29th 2013 |
ON ENVIRONMENTAL REMEDIATION AND ENVIRONMENTAL REMEDIATION DEPOSITS IN MINERAL EXTRACTION
Pursuant to the Law on Government organization dated December 25th 2001;
Pursuant to the Law on Environment protection dated November 29th 2005;
Pursuant to the Law on Mineral dated November 17th 2010;
At the request of the Minister of Natural Resources and Environment;
The Prime Minister issues a Decision on environmental remediation and environmental remediation deposits in mineral extraction,
Article 1. Scope of regulation and subjects of application
1. This decision deals with environmental remediation and environmental remediation deposits in mineral extraction within the territory of the Socialist Republic of Vietnam.
2. This decision is applicable to organizations and individuals licensed to extract mineral extraction and involved organizations and individuals within the territory of the Socialist Republic of Vietnam.
3. Environmental remediation in the exploration and extraction of petroleum, mineral water and natural hot water is not or by this Decision.
Article 2. Interpretation of terms
In this Decision, the terms below are construed as follows:
1. Environmental remediation in mineral extraction means restoring the environment, ecosystem (earth, water, natural landscape, vegetation, etc.) in mineral extraction areas and areas impacted by mineral extraction close to their initial condition, or to reach the standards and regulations on safety and environment, and to serve the purposes beneficial to humans. 2. Environmental remediation deposits in mineral extraction are payments to Vietnam Environment Protection Fund or local environment protection funds where minerals are extracted (hereinafter referred to as environment protection funds) to ensure environmental remediation.
3. The environmental remediation projects are made by organizations and individuals engaged in mineral extraction in order to determine plans for environmental remediation and amount of money paid to environmental remediation funds , and submit them to competent authorities for approval (hereinafter referred to as projects)
4. Joint-mining areas are areas that have at least 02 adjacent mines and affect one another.
Article 3. Requirements of environmental remediation
1. Ensure that the environment and ecosystems at mineral extraction areas and effected areas are restored close to their initial condition, or reach the standards and regulations on safety and environment, ensure the safety and serve the purposes beneficial to humans as prescribed in Appendix I to this Decision.
2. The environmental remediation is suitable for local socio-economic development plans, mineral extraction plans, land use and environment protection plans.
3. The environmental remediation is carried out during mineral extraction process.
4. The environmental remediation is suitable for the plans for environmental remediation made by People’s Committees of central-affiliated cities and provinces (hereinafter referred to as provincial People’s Committees) applicable to mineral extraction projects lies within joint-mining areas.
5. The environmental remediation in extraction of toxic minerals that contain radioactive materials must comply with the Law on Atomic Energy and relevant laws apart from complying with this Decision.
Article 4. Subjects of projects and supplementary projects
1. All organizations and individuals involved in mineral extraction shall make and submit plans to competent authorities for consideration and approval. In particular:
a) Organizations and individuals applying for Licenses for mineral extraction.
b) Organizations and individuals engaged in mineral extraction without approved plans for environmental remediation nor paying environmental remediation deposits.
2. The following subjects shall make supplementary environmental remediation projects (hereinafter referred to as supplementary projects):
a) Organizations and individuals requesting the adjustment of the Licenses for mineral extraction in terms of area, depth, and output.
b) Organizations and individuals applying for extension of Licenses for mineral extraction.
c) Organizations and individuals applying for changes in environmental remediation projects.
3. The projects are exempt in the following cases:
b) Organizations and individuals engaged in mineral extraction that have approved plans for environmental remediation or paid environmental remediation deposits as prescribed.
b) Organizations and individuals engaged in ordinary building material extraction as prescribed in Clause 2 Article 64 of the Law on Mineral.
Article 5. Process of making and submitting projects and supplementary projects
1. Time for making and submitting projects and supplementary projects:
a) Organizations and individuals prescribed in Point a Clause 1 Article 4 of this Decision shall make and submit projects to competent authorities for assessment together with the report on environmental impact assessment or the environment protection commitment as prescribed.
b) Organizations and individuals prescribed in Point b Clause 1 Article 4 of this Decision, apart from being penalized as prescribed by law, shall make and submit projects to competent authorities for assessment within 02 years from the effective date of this Decision.
c) Organizations and individuals prescribed Clause 2 Article 4 of this Decision shall make and submit supplementary projects to competent authorities for assessment before commencing the mineral extraction or being licensed to change the area, depth, output, or having the Licenses for mineral extraction extended, or changing the environmental remediation projects.
2. Dossier of application for the approval for a project or supplementary project:
a) The application for the approval for the project includes:
- The written request for the approval for the project;
- 09 descriptions of the project together with relevant drawings;
- The report on environmental impact assessment or environment protection commitment or registration of tax exemption standards or environment protection project together with the copy of the decision on approval or certificate (if any)
- Project of investment in mineral extraction together with the Decision to approve the project of investment, and the copy of the License for mineral extraction (if any).
b) The application for the approval for the supplementary project includes:
- The written request for the approval for the supplementary project;
- 09 descriptions of the supplementary project together with relevant drawings;
- The report on environmental impact assessment or environment protection commitment or registration of tax exemption standards or environment protection plan together with the copy of the decision on approval or certificate;
- Project of investment in mineral extraction together with the Decision to approve the project of investment and the copy of the License for mineral extraction (if any).
3. Contents of a project and supplementary project:
a) Project contents:
- Information about the mineral extraction project and legal basis for the plan;
- The extraction process, topographical and geomorphological characteristics; reserves of mines; mineral extraction works; condition of the environment and ecosystems in mineral extraction areas and the vicinity;
- Formulate and select an environmental remediation plan;
- Compile a list and calculate the volume of environmental remediation works according to the selected environmental remediation plan;
- Make an implementation and supervision program during the environmental remediation; a plan for inspecting and certifying the completion of environmental remediation;
- The plan for maintaining environmental remediation works:
- The amount of environmental remediation deposit and method of payment;
- Estimates of funding for each environmental remediation work according to the selected environmental remediation plan;
- Commitment on the standards of the environment, ecosystems, and quality of environmental remediation after the mineral extraction is done.
b) A supplementary project is composed of:
- General information about the mineral extraction project and legal basis for the supplementary project;
- Description and comparison of mineral extraction condition; natural conditions, topographical and geomorphological characteristics, and the ecosystems at the time of making the supplementary project; comparison the current natural landscape, the environment and ecosystems with those before the extraction;
- Formulate and select an environmental remediation plan;
- Compile a list and calculate the volume of supplementary environmental remediation works;
- Make an implementation and supervision program during the environmental remediation; a plan for inspecting and certifying the completion of environmental remediation;
- The plan for maintaining environmental remediation works:
- The amount of environmental remediation deposits and method of payment;
- Estimates of funding for each environmental remediation work according to the selected environmental remediation plan;
- Commitment on the standards of the environment, ecosystems, and quality of environmental remediation after the mineral extraction is done.
Article 6. Assessing and approving projects and supplementary projects
1. Authority to assess and approve projects:
a) The Ministry of Natural Resources and Environment shall assess and approve mineral extraction projects prescribed in Point a Clause 2 Article 18 of the Government's Decree No. 29/2011/ND-CP dated April 18th 2011 on strategic environmental assessment, environmental impact assessment, and environment protection commitment (hereinafter referred to as the Decree No. 29/2011/ND-CP).
b) Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies shall assess and approve the projects prescribed in Point b and Point c Clause 2 Article 18 of the Decree No. 29/2011/ND-CP.
c) Provincial People’s Committees shall assess and approve the plans of mineral extraction projects prescribed in Point d Clause 2 Article 18 of the Decree No. 29/2011/ND-CP.
d) The Service of Natural Resources and Environment shall approve plans of local mineral extraction projects, except for those in Point a, Point b, and Point c of this Clause.
2. The authorities competent to assess and approve supplementary projects are the authorities competent to approve projects.
3. The assessment of projects or supplementary projects shall be carried out by assessment councils. Assessment councils shall assist competent authorities in examining the correctness of the legal basis, environmental remediation plans, and amount of payments to funds in projects or supplementary projects..
4. Assessment process:
a) Projects made by the organizations and individuals prescribed in Point a Clause 1 Article 4 of this Decision that have projects of investment in mineral extraction of which environmental impact assessment reports are compulsory shall be assessed together with eh environmental impact assessment reports as prescribed in the Decree No. 29/2011/ND-CP.
b) Projects made by the organizations and individuals prescribed in Point a Clause 1 Article 4 of this Decision that have projects of investment in mineral extraction of environment protection commitments are compulsory; projects and supplementary projects of the organizations and individuals prescribed in Point b Clause 1 and Clause 2 Article 4 of this Decision shall be assessed as follows:
- Within 05 days from the day on which the dossier of application for approval is received, the competent authority shall examine the adequacy and validity of the dossier. If the dossier is not complete or valid, competent authority shall request in writing the applicant to complete the dossier;
- After the valid dossier is received, the competent authority shall convene the assessment council, notify the assessment result to the applicant; within 30 days from the day on which the assessment council is convened, the applicant shall revise and complement the project or supplementary project and send it back to the competent authority for consideration and approval;
- While the project or supplementary project is being complemented at the request of the assessment council, the assessing authority may send request the applicant in writing or by email to keep complementing the unsatisfactory project or supplementary project.
- Within 15 days from the day on which the dossier is received, the competent authority shall decide to approve the project or supplementary project;
- After making the decision to approve the project or supplementary project, the approving authority shall make a written certification on the overleaf of the cover page, and send it to the applicant and involved units.
5. Deadline for assessing projects and supplementary projects:
a) Projects or supplementary projects within the competence of Ministries, ministerial agencies, and Governmental agencies shall be assessed within 45 days from the day on which the complete and valid dossier is received. The complicated environmental remediation projects shall be assessed within 60 days.
b) Projects or supplementary projects outside the competence of Ministries, ministerial agencies, and Governmental agencies shall be assessed within 30 days from the day on which the complete and valid dossier is received. The complicated environmental remediation projects shall be assessed within 45 days.
c) Assessing authorities may carry out field inspections before the assessment where necessary. The periods of survey and dossier complementation are not included in assessment period.
ENVIRONMENTAL REMEDIATION DEPOSITS AND METHOD OF PAYMENT
Article 7. Purposes and principles of deposits
1. Environmental remediation deposits are to ensure the participation of all organizations and individuals engaged in mineral extraction in environmental remediation as prescribed by law.
2. Deposit payment principles:
a) Organizations and individuals engaged in mineral extraction shall pay deposits to environment protection funds. Organizations and individuals engaged in mineral extraction in localities without environment protection funds shall pay deposits to Vietnam Environment Protection Fund.
b) Deposits shall be paid and refunded in VND.
c) Deposits shall enjoy demand deposit interest rates from the payment time.
d) Interest shall be withdrawn only once after having the Certificate of environmental remediation completion.
Article 8. Calculation of deposits
1. The total deposit equals the total expenditures on environmental remediation works in Appendix II to this Decision.
2. The expenditure on each environmental remediation works shall apply local unit prices at the time of making the project or supplementary project. If a locality does not provide unit prices, those of corresponding Ministries or areas shall apply.
3. Deposit period:
a) For new projects of investment in mineral extraction, the deposit periods depend on approved projects of investment in mineral extraction.
b) For licensed mineral extraction areas, the deposit periods depend on the remaining validity period of Licenses for mineral extraction..
c) Where the extraction period of a License for mineral extraction is different from that in the approved project or supplementary project, the amount of deposit shall be adjusted according to the issued License for mineral extraction and send it to the approving authority for consideration and adjustment.
Article 9. Method of deposit payment
1. For Licenses for mineral extraction with validity periods shorter than 03 years, deposits shall be paid once. The deposit is 100% of the approved amount.
2. For Licenses for mineral extraction with validity periods of 03 years or longer, deposits shall be paid in instalments as follows:
a) First deposit:
- For Licenses for mineral extraction with validity periods shorter than 10 years, the first deposit is 25% of the total deposit;
- For Licenses for mineral extraction with validity periods from 10 years to shorter than 20 years, first deposit payments are 20% of the total deposit;
- For Licenses for mineral extraction with validity periods of 20 years or longer, the first deposit is 15% of the total deposit;
b) The second deposit payment onwards equals the total deposit minus the first deposit and divided by the number of years according to the approved project of investment or the remaining time according to the License for mineral extraction.
3. Organizations and individuals may pay a lump sum of deposit.
Article 10. Order and procedure for paying and refunding deposits
1. Time of deposit payment:
a) Organizations and individuals licensed to extract minerals shall make the first deposit payment 30 days before commencing the extraction.
b) Where deposits are paid by instalments, the second payment onwards shall be made before January 30th of the year.
2. The deposit dossier is composed of:
a) The written application for paying a environmental remediation deposit.
b) The decision to approve the project or supplementary project.
3. Deposit refund:
a) Organizations and individuals engaged in mineral extraction that paid deposits shall have part or the whole deposits refunded.
b) The refund of deposit depends on the completion of each work in each stage of the project or supplementary project approved and certified by competent authorities.
4. The application for deposit refund includes:
a) The written request for refund of the deposit paid to environmental remediation funds.
b) Written certification of completion of one or all environmental remediation works.
5. Within 05 days, environment protection funds shall refund the deposit after the complete and valid dossier prescribed in Clause 4 of this Article is received.
Article 11. Management and use of deposits
1. Environment protection funds shall manage, use, and refund deposits within the law.
2. Where an organization or individual engaged in mineral extraction is bankrupt, the authority competent to approve the project or supplementary project shall use the deposit, including interest, for environmental remediation.
CERTIFICATION OF COMPLETION OF ENVIRONMENTAL REMEDIATION
Article 12. Application for the certification of completion of environmental remediation
1. After one or all environmental remediation works are completed according to the approved project or supplementary project, a report on the completion of environmental remediation (hereinafter referred to as report) shall be made and send to a competent authority for certification.
2. Report making principles:
a) For Licenses for mineral extraction with validity periods shorter than 03 years, 01 report and request for the certification of environmental remediation completion shall be made.
a) For Licenses for mineral extraction with validity periods 03 years or longer, reports and requests for the certification of completion of each work shall be made according to the approved project or supplementary project.
c) The environmental remediation works must ensure the quality and quantity according to standards, and be maintained in accordance with the approved project or supplementary project.
3. Report contents:
a) Legal basis of the report.
b) Completed environmental remediation works in accordance with the requirements, enclosed with an assessment of work quality and environment quality carried by the supervising authority.
c) The amount refunded corresponds to the value in cash of environmental remediation works in the approved project or supplementary project.
d) Consultation with the community is done in accordance with Article 15 of the Decree No. 29/2011/ND-CP.
4. The application for the certification of completion of environmental remediation
a) The written request for the certification of completion of environmental remediation,
b) 07 reports on the completion of environmental remediation.
c) 07 reports on the work quality assessment and environment quality assessment made by the supervising authority.
d) 01 copy of the project or supplementary project enclosed with the decision to approve.
Article 13. Inspection and certification of completion of environmental remediation
1. The authority competent to inspect and certify the completion of environmental remediation is the authority that approved the project or supplementary project.
2. The certificate of environmental remediation completion is the basis for beginning the procedures for closing the mine, handing over land and environmental remediation works to the local government as prescribed.
3. Certification procedure:
a) The certification of environmental remediation completion is done by field inspection participated by involved organizations.
b) Inspection and certification procedure:
- Within 05 days from the day on which the dossier is received, the competent authority shall examine the adequacy and validity of the dossier and request the applicant to make supplementation if the dossier is not complete or valid;
- Within 30 days from the day on which the complete and valid dossier is received, the competent authority shall establish a Inspectorate to verify the completion of the project or supplementary project. The Inspectorate includes: representatives of the local government, representative of local Natural Resources and Environment Agency, the authority that issued the License for mineral extraction, environment protection fund to which the deposit is paid. The competent authority may invite some relevant units and agencies in charge of supervising environmental remediation work quality and environment quality to join the Inspectorate;
- After the inspection result is given, the competent authority shall send a written notification of the inspection result to the applicant;
- Within 15 days after the written notification of the inspection result is made of after the complete dossier is received in case supplementation must be made at the request of the Inspectorate, the competent authority shall issue the Certificate of environmental remediation completion.
4. Inspection contents:
a) Compare each environmental remediation works with the report submitted by the applicant.
b) Compare the volume, quality, and maintenance of environmental remediation works with the claims in the project or supplementary project, the design dossier, and applicable standards.
RESPONSIBILITIES OF GOVERNING AUTHORITIES AND UNITS
Article 14. Responsibilities of the Ministry of Natural Resources and Environment
1. Cooperate with other Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies, and provincial People’s Committees in providing guidance and inspecting the implementation of this Decision.
2. Formulate and issue legislative documents and instructions on environmental remediation and environmental remediation deposits in mineral extraction.
3. Grant approval for projects and supplementary projects, verify and certify the completion of environmental remediation within their competence.
4. Formulate and issue legislative documents on environment protection and environmental remediation in mineral extraction and joint-mining as prescribed.
5. Cooperate with other Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies, and provincial People’s Committees in identifying the areas impacted by the extraction of hazardous minerals that contain radioactive materials; assess the impact of extraction of hazardous minerals that contain radioactive materials on the environment and human.
6. Inspect the environment protection, environmental remediation, and deposit payment annually within their competence.
Article 15. Responsibilities of other Ministries, ministerial agencies, and Governmental agencies
1. Grant approval for projects and supplementary projects, verify and certify the completion of environmental remediation within their competence.
2. Provide instruction and inspect the environmental remediation and environmental remediation deposit payments of organizations and individuals engaged in mineral extraction within their competence.
3. Penalize violations against the laws on environmental remediation and environmental remediation deposit payment within their competence.
4. Report the environmental remediation result and environmental remediation deposit payment to the Ministry of Natural Resources and Environment before December 31st every year.
Article 16. Provincial People’s Committees
1. Grant approval, verify and certify the completion of environmental remediation according to project or supplementary project within their competence.
2. Make plans for land use after mineral extraction; plans for remediation or the environment in local joint-mining areas.
3. Provide instructions inspect the environmental remediation and environmental remediation deposit payments of organizations and individuals engaged in mineral extraction within their competence.
4. Report the environmental remediation result and environmental remediation deposit payment; the management and use of deposits and environment protection fees to the Ministry of Natural Resources and Environment before December 31st every year.
Article 17. Responsibilities of environment protection funds
1. Receive deposits from organizations and individuals engaged in mineral extraction.
2. Certify the deposits and request competent authorities to approve projects or supplementary projects.
3. Refund the deposits and pay interests on deposits to organizations and individuals as prescribed.
4. Take responsibility for the management and use of deposits in accordance with law. Report the management, use, and refund of deposits to provincial People’s Committees and the Ministry of Natural Resources and Environment every year.
5. Remind organizations and individuals engaged in mineral extraction to pays deposits punctually. Request competent authorities to penalize violations against regulations on deposit payment.
Article 18. Responsibilities of organizations and individuals engaged in mineral extraction.
1. Make and submit projects and supplementary projects to competent authorities for approval.
2. Provide the contents of approved projects and supplementary projects to the public via commune-level People’s Committees and Fatherland Front Committees.
3. Complete all environmental remediation works and pay deposits in accordance with approved projects and supplementary projects.
4. Pay fees for assessment, inspection, and certification of the completion of projects and supplementary projects as prescribed.
5. Report the environmental remediation results and environmental remediation deposit payment to the authorities that approved projects or supplementary projects and local environment protection agencies before December 31st every year.
This Decision takes effect on May 15th 2013 and supersedes the Decision No. 71/2008/QD-TTg dated May 29th 2008 of the Prime Minister on environmental remediation deposit payment in mineral extraction.
Article 20. Implementation organization
1. The Ministry of Natural Resources and Environment shall cooperate with other Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies, and provincial People’s Committees in providing guidance and organizing the implementation of this Decision.
2. Ministers, Heads of ministerial agencies, Heads of Governmental agencies, the Presidents of People’s Committees of central-affiliated cities and provinces, organizations and individuals engaged in mineral extraction, environment protection funds, organizations and individuals involved are responsible for the implementation of this Decision.
|
THE PRIME MINISTER |