Chương 2 Quyết định 18/2013/QĐ-TTg: Cải tạo, phục hồi môi trường
Số hiệu: | 18/2013/QĐ-TTg | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 29/03/2013 | Ngày hiệu lực: | 15/05/2013 |
Ngày công báo: | 12/04/2013 | Số công báo: | Từ số 189 đến số 190 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/04/2015 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quản lý BVMT trong khai thác khoáng sản
Từ ngày 15/5, ngoài việc ký quỹ các đối tượng có khai thác khoáng sản sẽ phải lập thêm đề án cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định tại Quyết định 18/2013/QĐ-TTg.
Các trường hợp sau sẽ không phải lập đề án: khai thác vật liệu xây dựng thông thường hoặc tổ chức cá nhân đang khai thác khoáng sản đã có dự án cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ theo quy định.
Các đề án này sẽ phải có đầy đủ các nội dung theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Quyết định 18.
Việc lập dự toán chi phí cho đề án được hướng dẫn tại Phụ lục 2 ban hành kèm Quyết định.
Quyết định này thay thế Quyết định 71/2008/QĐ-TTg ngày 29/5/2008.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Đảm bảo đưa môi trường, hệ sinh thái tại khu vực khai thác khoáng sản và khu vực bị ảnh hưởng của hoạt động khai thác về trạng thái môi trường gần với trạng thái môi trường ban đầu hoặc đạt được các tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn và môi trường, đảm bảo an toàn và phục vụ các mục đích có lợi cho con người theo quy định cụ thể tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định này.
2. Phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch khai thác khoáng sản; quy hoạch sử dụng đất và bảo vệ môi trường của địa phương.
3. Thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường ngay trong quá trình khai thác khoáng sản.
4. Phù hợp với phương án cải tạo, phục hồi môi trường do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) ban hành đối với các dự án khai thác khoáng sản nằm trong khu vực khai thác liên mỏ.
5. Đối với cải tạo phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản độc hại có chứa chất phóng xạ ngoài việc thực hiện theo Quyết định này còn phải thực hiện quy định của Luật năng lượng nguyên tử và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Mọi tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động khai thác khoáng sản phải lập Đề án trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt. Cụ thể gồm các đối tượng sau:
a) Tổ chức, cá nhân lập hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản.
b) Tổ chức, cá nhân đang khai thác khoáng sản nhưng chưa có Dự án cải tạo, phục hồi môi trường được phê duyệt theo quy định hoặc chưa ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường.
2. Các đối tượng sau phải lập Đề án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung (sau đây viết tắt là Đề án bổ sung):
a) Tổ chức, cá nhân đề nghị điều chỉnh nội dung Giấy phép khai thác khoáng sản về diện tích, độ sâu, công suất khai thác.
b) Tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản.
c) Tổ chức, cá nhân đề nghị thay đổi phương án cải tạo, phục hồi môi trường so với Đề án đã được phê duyệt.
3. Các trường hợp sau không phải lập Đề án:
a) Tổ chức, cá nhân đang khai thác khoáng sản đã có Dự án cải tạo, phục hồi môi trường được phê duyệt và đã ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường theo đúng quy định.
b) Tổ chức, cá nhân khai thác vật liệu xây dựng thông thường theo quy định tại khoản 2 Điều 64 của Luật Khoáng sản.
1. Thời điểm lập, trình thẩm định Đề án và Đề án bổ sung được quy định như sau:
a) Tổ chức, cá nhân quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 của Quyết định này lập Đề án, trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm định cùng với thời điểm trình thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định.
b) Tổ chức, cá nhân quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 của Quyết định này ngoài việc bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật, trong thời hạn không quá 02 (hai) năm kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành phải lập Đề án, trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.
c) Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 2 Điều 4 của Quyết định này phải lập, trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt Đề án bổ sung trước khi tiến hành khai thác khoáng sản hoặc được cấp phép thay đổi diện tích, độ sâu, công suất khai thác, gia hạn khai thác khoáng sản hoặc thay đổi phương án cải tạo, phục hồi môi trường so với Đề án đã được phê duyệt.
2. Hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt Đề án hoặc Đề án bổ sung được quy định như sau:
a) Hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt Đề án gồm:
- Văn bản đề nghị thẩm định, phê duyệt Đề án;
- 09 (chín) bản thuyết minh Đề án kèm theo các bản vẽ liên quan;
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc Đề án bảo vệ môi trường kèm theo bản sao Quyết định phê duyệt hoặc giấy xác nhận (nếu có);
- Dự án đầu tư khai thác khoáng sản kèm theo Quyết định phê duyệt dự án đầu tư, bản sao Giấy phép khai thác khoáng sản (nếu có).
b) Hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt Đề án bổ sung gồm:
- Văn bản đề nghị thẩm định, phê duyệt Đề án bổ sung;
- 09 (chín) bản thuyết minh Đề án bổ sung kèm theo các bản vẽ liên quan;
- Đề án, Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc Đề án bảo vệ môi trường kèm theo bản sao Quyết định phê duyệt hoặc giấy xác nhận;
- Dự án đầu tư khai thác khoáng sản kèm theo bản sao Quyết định phê duyệt dự án đầu tư, bản sao Giấy phép khai thác khoáng sản (nếu có).
3. Nội dung Đề án và Đề án bổ sung được quy định như sau:
a) Nội dung của Đề án gồm:
- Thông tin chung về dự án khai thác khoáng sản và căn cứ pháp lý xây dựng Đề án;
- Quy trình khai thác; đặc điểm địa hình, địa mạo; trữ lượng của mỏ; các hạng mục công trình đầu tư khai thác khoáng sản; hiện trạng môi trường, hệ sinh thái tại khu vực khai thác khoáng sản và khu vực xung quanh;
- Xây dựng và lựa chọn phương án cải tạo, phục hồi môi trường;
- Xây dựng, lập danh mục và tính toán khối lượng các hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường theo phương án cải tạo, phục hồi môi trường đã lựa chọn;
- Xây dựng kế hoạch thực hiện và chương trình giám sát trong thời gian cải tạo, phục hồi môi trường; chương trình kiểm tra, xác nhận hoàn thành công tác cải tạo, phục hồi môi trường;
- Kế hoạch duy tu bảo trì các công trình cải tạo, phục hồi môi trường;
- Khoản tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường và phương thức ký quỹ;
- Dự tính kinh phí đủ để tiến hành cải tạo, phục hồi môi trường tại thời điểm thực hiện từng hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường theo phương án cải tạo, phục hồi môi trường đã lựa chọn;
- Cam kết các chỉ tiêu về chất lượng môi trường, hệ sinh thái và chất lượng các công trình cải tạo, phục hồi môi trường sau khi kết thúc khai thác khoáng sản.
b) Nội dung của Đề án bổ sung gồm:
- Thông tin chung về dự án khai thác khoáng sản và căn cứ pháp lý xây dựng Đề án bổ sung;
- Mô tả và so sánh thực trạng khai thác khoáng sản; điều kiện tự nhiên, địa hình, địa mạo và hiện trạng môi trường, hệ sinh thái tại thời điểm lập Đề án bổ sung; so sánh thực trạng cảnh quan thiên nhiên, môi trường và hệ sinh thái với điều kiện tự nhiên, môi trường và hệ sinh thái khi chưa bắt đầu khai thác;
- Xây dựng và lựa chọn phương án cải tạo, phục hồi môi trường;
- Xây dựng, lập danh mục và tính toán khối lượng các hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung;
- Xây dựng kế hoạch thực hiện và chương trình giám sát trong thời gian cải tạo, phục hồi môi trường; chương trình kiểm tra, xác nhận hoàn thành công tác cải tạo, phục hồi môi trường;
- Kế hoạch duy tu bảo trì các công trình cải tạo, phục hồi môi trường;
- Khoản tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường và phương thức ký quỹ;
- Dự tính kinh phí đủ để tiến hành cải tạo, phục hồi môi trường tại thời điểm thực hiện từng hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường theo phương án cải tạo, phục hồi môi trường đã lựa chọn;
- Cam kết các chỉ tiêu về chất lượng môi trường, hệ sinh thái và chất lượng các công trình cải tạo, phục hồi môi trường sau khi kết thúc khai thác khoáng sản.
1. Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt Đề án quy định như sau:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định, phê duyệt Đề án của các dự án khai thác khoáng sản quy định tại điểm a khoản 2 Điều 18 của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường (sau đây viết tắt là Nghị định số 29/2011/NĐ-CP).
b) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức thẩm định, phê duyệt Đề án đối với các dự án quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 18 của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP.
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định, phê duyệt Đề án của các dự án khai thác khoáng sản quy định tại điểm d khoản 2 của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP.
d) Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định Đề án của các dự án khai thác khoáng sản trên địa bàn, trừ các dự án quy định tại các điểm a, điểm b, điểm c khoản này.
2. Cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt Đề án bổ sung là cơ quan thẩm định, phê duyệt Đề án.
3. Việc thẩm định Đề án hoặc Đề án bổ sung được thực hiện thông qua hội đồng thẩm định. Hội đồng thẩm định có chức năng, nhiệm vụ giúp cơ quan có thẩm quyền phê duyệt xem xét tính đúng đắn, hợp lệ về cơ sở pháp lý, phương án cải tạo, phục hồi môi trường, khoản tiền ký quỹ trong Đề án hoặc Đề án bổ sung.
4. Quy trình thẩm định như sau:
a) Đề án của tổ chức, cá nhân quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 của Quyết định này có dự án đầu tư khai thác khoáng sản thuộc đối tượng lập báo cáo đánh giá tác động môi trường thì thẩm định cùng với báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Nghị định số 29/2011/NĐ-CP.
b) Đề án của tổ chức, cá nhân quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 của Quyết định này có dự án khai thác khoáng sản thuộc đối tượng lập bản cam kết bảo vệ môi trường; Đề án hoặc Đề án bổ sung của tổ chức, cá nhân quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2 Điều 4 của Quyết định này được thẩm định như sau:
- Trong thời hạn 05 (năm) ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đề nghị thẩm định, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm định tiến hành rà soát, xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết để hoàn thiện hồ sơ;
- Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm định tổ chức họp Hội đồng thẩm định; thông báo bằng văn bản về kết quả thẩm định cho tổ chức, cá nhân biết; trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày tổ chức họp Hội đồng thẩm định, tổ chức, cá nhân phải chỉnh sửa, hoàn thiện Đề án hoặc Đề án bổ sung và gửi lại cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm định để xem xét, phê duyệt;
- Trong quá trình xem xét nội dung chỉnh sửa, hoàn thiện Đề án hoặc Đề án bổ sung theo kết quả họp hội đồng thẩm định, cơ quan thẩm định có thể thông báo bằng văn bản hoặc gửi văn bản điện tử cho tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản để yêu cầu tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung trong trường hợp Đề án hoặc Đề án bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu;
- Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày kể từ khi nhận được hồ sơ đã hoàn chỉnh, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ra quyết định phê duyệt Đề án hoặc Đề án bổ sung;
- Sau khi ban hành quyết định phê duyệt Đề án hoặc Đề án bổ sung, cơ quan phê duyệt phải chứng thực vào mặt sau trang phụ bìa; gửi cho tổ chức, cá nhân và các đơn vị liên quan.
5. Thời hạn thẩm định Đề án hoặc Đề án bổ sung như sau:
a) Đề án hoặc Đề án bổ sung thuộc thẩm quyền thẩm định của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, thời hạn thẩm định tối đa là 45 (bốn mươi lăm) ngày, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp dự án phức tạp về cải tạo, phục hồi môi trường, thời hạn thẩm định tối đa là 60 (sáu mươi) ngày.
b) Đề án hoặc Đề án bổ sung không thuộc thẩm quyền thẩm định của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, thời hạn thẩm định tối đa là 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ. Đối với những dự án phức tạp về cải tạo, phục hồi môi trường, thời hạn thẩm định là 45 (bốn mươi lăm) ngày.
c) Trong trường hợp cần thiết, cơ quan thẩm định kiểm tra thực địa trước khi tổ chức thẩm định. Thời gian khảo sát và thời gian hoàn chỉnh lại hồ sơ không tính vào thời gian thẩm định.
Article 3. Requirements of environmental remediation
1. Ensure that the environment and ecosystems at mineral extraction areas and effected areas are restored close to their initial condition, or reach the standards and regulations on safety and environment, ensure the safety and serve the purposes beneficial to humans as prescribed in Appendix I to this Decision.
2. The environmental remediation is suitable for local socio-economic development plans, mineral extraction plans, land use and environment protection plans.
3. The environmental remediation is carried out during mineral extraction process.
4. The environmental remediation is suitable for the plans for environmental remediation made by People’s Committees of central-affiliated cities and provinces (hereinafter referred to as provincial People’s Committees) applicable to mineral extraction projects lies within joint-mining areas.
5. The environmental remediation in extraction of toxic minerals that contain radioactive materials must comply with the Law on Atomic Energy and relevant laws apart from complying with this Decision.
Article 4. Subjects of projects and supplementary projects
1. All organizations and individuals involved in mineral extraction shall make and submit plans to competent authorities for consideration and approval. In particular:
a) Organizations and individuals applying for Licenses for mineral extraction.
b) Organizations and individuals engaged in mineral extraction without approved plans for environmental remediation nor paying environmental remediation deposits.
2. The following subjects shall make supplementary environmental remediation projects (hereinafter referred to as supplementary projects):
a) Organizations and individuals requesting the adjustment of the Licenses for mineral extraction in terms of area, depth, and output.
b) Organizations and individuals applying for extension of Licenses for mineral extraction.
c) Organizations and individuals applying for changes in environmental remediation projects.
3. The projects are exempt in the following cases:
b) Organizations and individuals engaged in mineral extraction that have approved plans for environmental remediation or paid environmental remediation deposits as prescribed.
b) Organizations and individuals engaged in ordinary building material extraction as prescribed in Clause 2 Article 64 of the Law on Mineral.
Article 5. Process of making and submitting projects and supplementary projects
1. Time for making and submitting projects and supplementary projects:
a) Organizations and individuals prescribed in Point a Clause 1 Article 4 of this Decision shall make and submit projects to competent authorities for assessment together with the report on environmental impact assessment or the environment protection commitment as prescribed.
b) Organizations and individuals prescribed in Point b Clause 1 Article 4 of this Decision, apart from being penalized as prescribed by law, shall make and submit projects to competent authorities for assessment within 02 years from the effective date of this Decision.
c) Organizations and individuals prescribed Clause 2 Article 4 of this Decision shall make and submit supplementary projects to competent authorities for assessment before commencing the mineral extraction or being licensed to change the area, depth, output, or having the Licenses for mineral extraction extended, or changing the environmental remediation projects.
2. Dossier of application for the approval for a project or supplementary project:
a) The application for the approval for the project includes:
- The written request for the approval for the project;
- 09 descriptions of the project together with relevant drawings;
- The report on environmental impact assessment or environment protection commitment or registration of tax exemption standards or environment protection project together with the copy of the decision on approval or certificate (if any)
- Project of investment in mineral extraction together with the Decision to approve the project of investment, and the copy of the License for mineral extraction (if any).
b) The application for the approval for the supplementary project includes:
- The written request for the approval for the supplementary project;
- 09 descriptions of the supplementary project together with relevant drawings;
- The report on environmental impact assessment or environment protection commitment or registration of tax exemption standards or environment protection plan together with the copy of the decision on approval or certificate;
- Project of investment in mineral extraction together with the Decision to approve the project of investment and the copy of the License for mineral extraction (if any).
3. Contents of a project and supplementary project:
a) Project contents:
- Information about the mineral extraction project and legal basis for the plan;
- The extraction process, topographical and geomorphological characteristics; reserves of mines; mineral extraction works; condition of the environment and ecosystems in mineral extraction areas and the vicinity;
- Formulate and select an environmental remediation plan;
- Compile a list and calculate the volume of environmental remediation works according to the selected environmental remediation plan;
- Make an implementation and supervision program during the environmental remediation; a plan for inspecting and certifying the completion of environmental remediation;
- The plan for maintaining environmental remediation works:
- The amount of environmental remediation deposit and method of payment;
- Estimates of funding for each environmental remediation work according to the selected environmental remediation plan;
- Commitment on the standards of the environment, ecosystems, and quality of environmental remediation after the mineral extraction is done.
b) A supplementary project is composed of:
- General information about the mineral extraction project and legal basis for the supplementary project;
- Description and comparison of mineral extraction condition; natural conditions, topographical and geomorphological characteristics, and the ecosystems at the time of making the supplementary project; comparison the current natural landscape, the environment and ecosystems with those before the extraction;
- Formulate and select an environmental remediation plan;
- Compile a list and calculate the volume of supplementary environmental remediation works;
- Make an implementation and supervision program during the environmental remediation; a plan for inspecting and certifying the completion of environmental remediation;
- The plan for maintaining environmental remediation works:
- The amount of environmental remediation deposits and method of payment;
- Estimates of funding for each environmental remediation work according to the selected environmental remediation plan;
- Commitment on the standards of the environment, ecosystems, and quality of environmental remediation after the mineral extraction is done.
Article 6. Assessing and approving projects and supplementary projects
1. Authority to assess and approve projects:
a) The Ministry of Natural Resources and Environment shall assess and approve mineral extraction projects prescribed in Point a Clause 2 Article 18 of the Government's Decree No. 29/2011/ND-CP dated April 18th 2011 on strategic environmental assessment, environmental impact assessment, and environment protection commitment (hereinafter referred to as the Decree No. 29/2011/ND-CP).
b) Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies shall assess and approve the projects prescribed in Point b and Point c Clause 2 Article 18 of the Decree No. 29/2011/ND-CP.
c) Provincial People’s Committees shall assess and approve the plans of mineral extraction projects prescribed in Point d Clause 2 Article 18 of the Decree No. 29/2011/ND-CP.
d) The Service of Natural Resources and Environment shall approve plans of local mineral extraction projects, except for those in Point a, Point b, and Point c of this Clause.
2. The authorities competent to assess and approve supplementary projects are the authorities competent to approve projects.
3. The assessment of projects or supplementary projects shall be carried out by assessment councils. Assessment councils shall assist competent authorities in examining the correctness of the legal basis, environmental remediation plans, and amount of payments to funds in projects or supplementary projects..
4. Assessment process:
a) Projects made by the organizations and individuals prescribed in Point a Clause 1 Article 4 of this Decision that have projects of investment in mineral extraction of which environmental impact assessment reports are compulsory shall be assessed together with eh environmental impact assessment reports as prescribed in the Decree No. 29/2011/ND-CP.
b) Projects made by the organizations and individuals prescribed in Point a Clause 1 Article 4 of this Decision that have projects of investment in mineral extraction of environment protection commitments are compulsory; projects and supplementary projects of the organizations and individuals prescribed in Point b Clause 1 and Clause 2 Article 4 of this Decision shall be assessed as follows:
- Within 05 days from the day on which the dossier of application for approval is received, the competent authority shall examine the adequacy and validity of the dossier. If the dossier is not complete or valid, competent authority shall request in writing the applicant to complete the dossier;
- After the valid dossier is received, the competent authority shall convene the assessment council, notify the assessment result to the applicant; within 30 days from the day on which the assessment council is convened, the applicant shall revise and complement the project or supplementary project and send it back to the competent authority for consideration and approval;
- While the project or supplementary project is being complemented at the request of the assessment council, the assessing authority may send request the applicant in writing or by email to keep complementing the unsatisfactory project or supplementary project.
- Within 15 days from the day on which the dossier is received, the competent authority shall decide to approve the project or supplementary project;
- After making the decision to approve the project or supplementary project, the approving authority shall make a written certification on the overleaf of the cover page, and send it to the applicant and involved units.
5. Deadline for assessing projects and supplementary projects:
a) Projects or supplementary projects within the competence of Ministries, ministerial agencies, and Governmental agencies shall be assessed within 45 days from the day on which the complete and valid dossier is received. The complicated environmental remediation projects shall be assessed within 60 days.
b) Projects or supplementary projects outside the competence of Ministries, ministerial agencies, and Governmental agencies shall be assessed within 30 days from the day on which the complete and valid dossier is received. The complicated environmental remediation projects shall be assessed within 45 days.
c) Assessing authorities may carry out field inspections before the assessment where necessary. The periods of survey and dossier complementation are not included in assessment period.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực